Chuyên đề Một số biện pháp góp phần nâng cao khả năng thắng thầu của công ty xây lắp vật tư kỹ thuật Tematco

Sau khi toàn bộ các tài liệu có liên quan đến hồ sơ dự thầu được hoàn tất, phòng kinh tế –kế hoạch - kỹ thuật chịu trách nhiệm hoàn thành và đóng gói hồ sơ dự thầu. Hồ sơ dự thầu được nộp gồm 3 bản trong đó: 1 bản gốc và 2 bản sao. Yêu cầu đặt ra đối với hồ sơ dự thầu là không bị tẩy xoá, phải có tên, địa chỉ của chủ đầu tư, nhà thầu, địa điểm nộp hồ sơ dự thầu,. Để đáp ứng một cách tốt nhất đối với hồ sơ dự thầu, công ty yêu cầu việc lập hồ sơ dự thầu phải được hoàn thành muộn nhất là 4 ngày so với ngày nộp hồ sơ dự thầu. Bởi lẽ nếu như cần phải điều chỉnh thì công ty vẫn kịp thời gian đảm bảo đúng tiến độ. Bên mời thầu sẽ công khai để xem xét tính hợp pháp của hồ sơ dự thầu và công bố 2 chỉ tiêu chính là giá cả và tiến độ thi công.

Trong thời gian chờ đánh giá hồ sơ dự thầu, nếu bên chủ đầu tư yêu cầu công ty (nhà thầu) giải thích những vấn đề trong hồ sơ dự thầu thì công ty sẽ nhanh chóng cử người hoặc gửi công văn đến để giải thích những vướng mắc nhằm tăng khả năng cạnh tranh của mình đồng thời giữ được uy tín với phía chủ đầu tư. Bên cạnh đó, trong thời gian này công ty còn có thể làm công tác Marketing nhằm tăng cường các mối quan hệ giữa công ty với chủ đầu tư, với cơ quan có thầm quyền quyết định đầu tư góp phần tăng khả năng thắng thầu của công ty.

 

doc37 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1373 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số biện pháp góp phần nâng cao khả năng thắng thầu của công ty xây lắp vật tư kỹ thuật Tematco, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cầu lao động, đào tạo phục vụ kịp thời cho nhu cầu sản xuất kinh doanh. *phòng thi công : chịu trách nhiệm trong việc xây dựng tiến độ thi công các công trình và hạng mục công trình, theo dõi và quản lý hồ sơ dự thầu, tình trạng máy móc thiết bị, sửa chữa và bảo dưỡng máy móc thiết bị của công ty. - Tổ chức tốt công tác thi công công trình, đảm bảo chất lượng theo yêu cầu thiết kế, bảo đảm tiến độ hợp lý, đảm bảo an ninh trật tự và an toàn xã hội tại công trường thi công, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả của công tác thi công các công trình 5-/ Cơ cấu tổ chức sản xuất Sản phẩm của công ty mang tính đơn chiếc, mỗi một công trình đòi hỏi phải sản xuất thi công trong những điều kiện khác nhau. Vì vậy việc tổ chức sản xuất của công ty thay đổi theo từng công trình cụ thể về cả cơ cấu và nguồn nhân lực. Tuy nhiên có thể khái quát một sơ đồ tổ chức công trường của công ty một cách khái quát nhất theo sơ đồ sau: Xí nghiệp xây lắp 2 Xí nghiệp xây lắp 3 Xí nghiệp xây lắp 5 Tổ xây dựng Tổ trắc địa Tổ điện nước Tổ hoàn thiện Quản lý chung phó giám đốc xây dựng (chỉ huy trưởng công tình) Xí nghiệp xây lắp 11 Xí nghiệp xây lắp 9 Xưởng bảo dưỡng thiết bị,xe máy Như vậy: cơ cấu tổ chức quản lý và sản xuất của công ty TEMATCO là tương đối gọn nhẹ và hợp lý. Sự phân công trách nhiệm và quyền hạn là khá rõ. Chính điều này có tác dụng tích cực trong hoạt động quản lý và sản xuất của công ty. Tuy nhiên có thể nhận thấy rằng: công ty chưa có một bộ phận nào chuyên trách về mảng đấu thầu, một bộ phận hết sức quan trọng đối với công ty. 6-/Những đặc điểm về năng lực sản xuất kinh doanh của công ty Để có thể tham gia đấu thầu và thắng thầu như trên đã nói co nhiều yêu cầu khác nhau phải đáp ứng ,nhưng ở đây em chỉ nêu một số mặt chủ yếu thể hiện năng lực của công ty trong đấu thầu và thắng thầu 6.1-/ Đặc điểm về lao động. Lao động trong ngành xây dựng cơ bản là nguồn gốc sáng tạo ra các công trình công nghiệp, dân dụng; là nhân tố cơ bản quyết định nhất của lực lượng sản xuất kinh doanh. Khác với các ngành khác, lao động trong ngành xây dựng mang tính không ổn định, thay đổi theo mùa vụ, phải làm việc ngoài trời và luôn thay đổi nơi làm việc. Vì vậy, trong công tác đấu thầu, lao động là một trong số các nhân tố quyết định doanh nghiệp có trúng thầu hay không. Bởi lẽ năng lực của nhà thầu được thể hiện một phần ở trình độ lao động. Tính đến ngày 1/2/2003, công ty TEMATCO có 266 cán bộ công nhân viên lao động quản lý 46 người chiếm17,29% và lao động trực tiếp là 220 chiếm 82,71% . Trong đó số cán bộ khoa học nghiệp vụ là 85 người, chiếm 31,95% (với 65 người đã qua đại học chiếm 76,47%) và số người đã qua đào tạo trung cấp, cao đẳng chiếm 23,52%. Số lao động nữ trong toàn công ty là 27 người chiếm 10,15% thấp hơn nhiều so với tỷ lệ lao động nữ chung của toàn ngành (gần 30%). Công ty đã cố gắng không tuyển lao động nữ vào làm những việc nặng nhọc. Lực lượng công nhân sản xuất của công ty là 181 người chiếm 68,05%. Số công nhân có bậc thợ cao từ bậc 4 trở lên chiếm hơn 21,05% trong tổng số công nhân sản xuất. Với cơ cấu lao động như vậy có thể thấy công ty có lực lượng lao động với chất lượng khá và cũng đã có sự chuyên môn hoá khá sâu về ngành nghề (xem biểu) tạo nên một ưu thế cho công ty khi tham gia dự thầu. Tuy nhiên công ty không chỉ dừng tại đó mà luôn chú trọng đến việc nâng cao trình độ năng lực của cán bộ công nhân viên để tạo điều kiện ngày càng thuận lợi hơn cho công ty giành thắng lợi khi tham dự thầu. Nhưng nên chăng ở đây đã thiếu đi hẳn một đội ngũ cán bộ rất quan trọng đó là đội ngũ kiến trúc sư, một đội ngũ rất quan trọng trong những công ty xây dựng và những cán bộ pháp chế để chuyên trách trong việc lập hồ sơ dự thầu điều này anh hưởng không nhỏ tới việc thắng thầu của công ty 6.2-/ Đặc điểm về máy móc thiết bị và cơ sở vật chất. Trong hồ sơ dự thầu các nhà thầu giới thiệu năng lực về thiết bị và xe máy thi công, nó chứng minh cho bên mời thầu về khả năng huy động nguồn lực về xe máy thi công bảo đảm thi công công trình đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư. Đây là nhân tố ảnh hưởng lớn đến thắng thầu khi tham gia dự thầu. Nguồn lực máy móc thiết bị và xe máy thi công của doanh nghiệp thể hiện thông qua tổng giá trị máy móc thiết bị và xe máy thi công hiện có của doanh nghiệp về số lượng, chủng loại máy móc thiết bị đó. Hơn nữa, năng lực về máy móc thiết bị của doanh nghiệp còn được thể hiện ở trình độ hiện đại của chúng, tức là máy móc thiết bị của doanh nghiệp sử dụng có hiện đại so với trình độ công nghệ hiện tại trong ngành xây dựng hay không. Chỉ tiêu này được thể hiện thông qua các thông số kỹ thuật về đặc tính sử dụng, công suất và phương pháp sản xuất của công nghệ, số năm sử dụng, quốc gia sản xuất, và giá trị còn lại của máy móc thiết bị. Bên cạnh đó, mức độ hợp lý hay đồng bộ của máy móc thiết bị hiện có của doanh nghiệp cũng phản ánh năng lực bố trí máy móc thiết bị của doanh nghiệp. Đó chính là tính đồng bộ trong sử dụng máy móc thiết bị với điều kiện đặc thù về địa lý, khí hậu, địa chất, tính chất công trình,là sự phù hợp giữa giá cả và chất lượng cho công nghệ đó sản xuất ra. Nhận thức được tầm quan trọng của nhân tố này ảnh hưởng đến khả năng thắng thầu của mình, công ty luôn chú trọng đến việc đầu tư hợp lý cho máy móc thiết bị. Hiện công ty có một số máy móc thiết bị thi công giá trị còn lại là 80-90% nhưng nhìn chung máy thiết bị của công ty phần lớn là những máy thi công thiết bị đã cũ và lạc hậu và chiếm phần lớn,giá trị còn lại chỉ 30-50% trong quá trình thi công các công trình ,công ty thường sử dụng số thiết bị xe máy sẵn có đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra một cách độc lập. Nhưng vì phần lớn thiết bị của công ty đã dược khấu hao trên 60-70% giá trị và lạc hậu nên đã ảnh hưởng lớn đến năng suất và hiệu quả hoạt động cũng như khả năng thắng thầu của công ty 7-/ Đặc điểm về vốn sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn kinh doanh của công ty được chia thành vốn cố định và vốn lưu động. Vốn cố định được sử dụng chủ yếu để mua sắm máy móc thiết bị. Còn với vốn lưu động, do giá trị sản phẩm xây dựng lớn, chu kỳ sản xuất xây dựng dài, phần xây dựng dở dang có giá trị lớn nên tỷ trọng của vốn lưu động trong vốn sản xuất là cao, đồng thời hiệu quả sử dụng của nó có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động chung của toàn công ty. Khi đánh giá hồ sơ dự thầu của các nhà thầu, chủ đầu tư rất quan tâm đến tình hình tài chính nói chung và đặc biệt quan tâm đến tình hình sử dụng và khả năng huy động vốn lưu động để thi công công trình. Chúng ta có thể xem xét khái quát đặc điểm về vốn và sử dụng vốn của công ty qua bảng sau: Bảng 4: Bảng cân đối Tài sản - nguồn vốn của công ty qua một số năm gần đây Tên tài sản Năm 2000 % 2001 % 2002 % 2003 % A.TổngsốTS có 27.423.621.362 100 31.512.392.273 100 37.109.678.903 100 39.787.189.925 100 I. TSLĐ 16.384.195.122 59,7 22.622.865.804 71,8 29.392.851.176 79,2 31.782.172.918 79,9 II. TSCĐ 11.039.426.240 40,3 8.889.526.969 28,2 7.717.327.727 20,8 7.605.017.007 20.1 B.TổngsốTS nợ 27.423.621.362 100 31.512.392.273 100 37.109.678.903 100 39.787.189.925 100 I. Nợ phải trả 20.609.234.880 75.2 22.049.931.996 70 27.776.581.837 74.8 29.187.176.582 73.4 II. N.vốn chủ sở hữu 6.814.186.982 24.8 9.462.460.283 30 9.333.097.066 25.2 10.600.013.343 26.6 1. N.vngân sách 6.572.069.259 100 9.317.027.589 100 9.317.027.889 100 9.782.782.197 100 1.1. quỹ 5.597.717.948 85.2 6.042.676.278 64.9 6.042.676.278 64.9 6.078.972.107 62.1 1.2. N.vốn khác 974.351.311 14.8 3.274.351.311 35.1 3.274.351.311 35.1 3.703.810.090 37.9 Qua bảng trên cho thấy, trong những năm vừa qua cho thấy quy mô tài chính của công ty là không lớn, tăng lên trong các năm.Tuy nhiên tỷ lệ tăng còn thấp (2003 so với 2002 tăng 7,2%). Vốn đầu tư vào tài sản lưu động là cao trong cơ cấu vốn sản xuất kinh doanh của công ty điều nàu cho thấy khả năng tận dụng vốn của công ty là không hợp lý (2001: 71,8%; 2002: 79,2%; 2003: 79,9%).Vốn cố địmh nhỏ thể hiện năng lực TSCĐ của côngty yếu Trong cơ cấu nguồn vốn, tỷ lệ nợ phải trả của công ty là quá cao(2001: 70%; 2002: 74,8%; 2003: 73,4%),trong khi vốn chủ sở hữu lại chiếm tỉ lệ nhỏ(2001: 30,%; 2002: 25,2%;2003: 26,6%), tương ứng tỷ lệ vốn nợ/vốn chủ sở hữu cũng lớn (lớn hơn 1). Chính vì vậy, công ty rất rễ gặp rủi ro khi có sự biến động về tài chính,và quan trọng hơn cả là năng lực tự chủ về tài chính của công ty là yếu và luôn trong trạng thái trả nợ (bị động) . Qua đây có thể khẳng định, tình hình tài chính của công ty là không khả quan. Đây là một bất lợi của công ty trong công tác tham dự thầu. II-/ Tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu của công ty TEMATCO trong thời gian vừa qua. 1-/ Kết quả của công tác đấu thầu trong một số năm vừa qua. Là một doanh nghiệp Nhà nước tuy nhiên công ty tematco mới chỉ thực sự chuyển sang hạch toán kinh tế độc lập kể từ năm 1993. Hơn nữa, công ty mới sát nhập thêm 1 số đội xây dựng của công ty xây dựng 18 kể từ năm 1995. Trong suốt những năm trước đó, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chủ yêú là thi công cơ giới. Các công trình và hạng mục công trình mà công ty thi công phần lớn là do được chỉ định thi công từ phía các chủ đầu tư. Chính vì vậy, có thể khẳng định rằng,công tác đấu thầu của công ty là quá yếu nếu không nói là kém. Chỉ từ đầu năm 1996, công ty mới từng bước tham gia vào quá trình cạnh tranh trực tiếp trên thị trường, khi mà chỉ bằng cách tham gia đấu thầu thì công mới có khả năng ký kết được hợp đồng xây dựng và thi công cơ giới. Điều này cũng phù hợp với thực tiễn khách quan từ cả hai phía: môi trường kinh doanh và công ty. Bởi vì phương thức đấu thầu chỉ được áp dụng một cách chuẩn mực tại Việt Nam kể từ khi “Quy chế đấu thầu” được ban hành kèm theo Nghị định 43/CP của Chính phủ vào ngày 16/7/1996. Đồng thời chỉ từ thời điểm đó công ty mới có năng lực tham gia đấu thầu các công trình xây dựng. Như vậy, nếu xét về mặt thời gian thì công tác đấu thầu mới được thực hiện tại công ty trong vòng hơn 3 năm gần đây. Cụ thể công ty đã tham gia đấu thầu và trúng thầu khoảng 19 công trình và hạng mục công trình, với tổng giá trị nhận thầu thực hiện là 15.195.620.000 VND. Nhìn chung, các công trình mà công ty thắng thầu nằm ở địa bàn của miền Bắc, giá trị công trình không lớn, thời gian thực hiện không kéo dài. Hơn nữa số lượng các công trình xây dựng còn chiếm tỷ lệ nhỏ mà phần lớn là tham gia thi công cơ giới của các công trình và hạng mục công trình hay chủ yếu là những phần thô. Chúng ta có thể thấy rõ hơn về vấn đề này qua phần “Đánh giá tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu của công ty TEMATCO” ở phần sau: 2-/ Quá trình thực hiện hợp đồng đấu thầu của công ty TEMATCO Công tác đấu thầu của công ty cũng như bất kỳ một doanh nghiệp nào trong ngành đều chịu ảnh hưởng không nhỏ của quá trình thực hiện. Nhận thức được tầm quan trọng của quá trình thực hiện đối với hoạt động đấu thầu cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung của toàn công ty nên ngoài việc coi trọng cải tiến cách thức tổ chức quản lý, ban lãnh đạo của công ty đã lựa chọn ra những cán bộ có năng lực và kinh nghiệm để giao nắm các trọng trách chủ yếu trong hoạt động đấu thầu. Về mặt trình tự, có thể phân chia quá trình thực hiện hoạt động đấu thầu của công ty thành các bước như đã khái quát trong phần 1 cụ thể là: - Thu thập, tìm kiếm các thông tin về công trình cần đấu thầu. - Tham gia sơ tuyển (nếu có). - Chuẩn bị và lập hồ sơ dự thầu. - Nộp hồ sơ dự thầu và tham gia mở thầu. - Ký kết hợp đồng thi công (nếu trúng thầu). *. Tham gia sơ tuyển (nếu có). Khi đã có quyết định về việc tham gia đấu thầu, công ty sẽ cử người để thực hiện theo dõi suốt quá trình đấu thầu và tiếp xúc với chủ đầu tư (thường là người của phòng kinh tế kế hoạch). Ngoài việc tìm hiểu các thông tin như thời gian bán hồ sơ mời thầu, các yêu cầu về sơ tuyển, việc tổ chức hội nghị tiền đấu thầu,... Công ty đồng thời kết hợp với việc Marketing, gây uy tín ban đầu với chủ đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tham gia dự thầu sau này của công ty. Nếu như chủ đầu tư yêu cầu sơ tuyển nhà thầu thì công ty thường chuẩn bị luôn hồ sơ dự thầu để nếu như chủ đầu tư yêu cầu thì công ty có thể đáp ứng ngay. Cạnh đó, công ty còn chuẩn bị những tài liệu cần thiết để giới thiệu năng lực và uy tín của mình một cách đầy đủ và chi tiết hơn. Có một thực tế trong bước công việc này là: do thời gian chuẩn bị cho bước sơ tuyển (từ khi có quyết định tham gia đấu thầu đến thời điểm sơ tuyển) thường là ngắn. Do vậy những thông tin về các đối thủ khác và thị trường thường chưa được nghiên cứu và xem xét chi tiết. Vì thế việc lập hồ sơ dự thầu ảnh hưởng không nhỏ đến tính cạnh tranh khi đưa ra các giải pháp về kỹ thuật, thi công và giá cả. Đây còn là một khó khăn của công ty hiện nay. 3-/ Chuẩn bị và nộp hồ sơ dự thầu. Trong qua trình tham gia đấu thầu xây lắp của công ty thì bước công việc chuẩn bị và nộp hồ sơ dự thầu là bước chủ yếu và phức tạp nhất. Trước khi lập hồ sơ dự thầu thì công ty tiến hành chuẩn bị. Công việc này cũng được công ty thực hiện một cách khá chu đáo với các phần việc như: làm rõ các nội dung yêu cầu trong hồ sơ dự thầu, khảo sát và thăm quan hiện trường (nếu xét thấy thực sự cần thiết). Phân công công việc cho các phòng ban, bộ phận trong việc lập hồ sơ dự thầu (thường là do phòng kinh tế - kế hoạch –kỹ thuật thực hiện). Chúng ta có thể thấy rõ nội dung của bước này theo từng nhóm công việc cụ thể sau: * Việc chuẩn bị các tài liệu thông tin chung: Các tài liệu thông tin chung như hồ sơ tư cách pháp nhân, giới thiệu về công ty, số liệu về máy móc thiết bị, nhân lực, tài chính, công nghệ sử dụng trong thi công, kinh nghiệm thi công và thành tích về chất lượng,... được phòng kinh tế –kế hoạch –kỹ thuật chuẩn bị trên cơ sở căn cứ vào đặc điểm, yêu cầu của từng công trình. * Việc lập giá dự thầu: Công việc này sẽ do các cán bộ phòng kinh tế - kế hoạch-kỹ thuật của công ty đảm nhiệm, cụ thể là: - Trên cơ sở bảng tiên lượng trong hồ sơ mời thầu của chủ đầu tư, phòng kinh tế - kế hoạch –kỹ thuật tiến hành xác định số lượng các loại công tác xây lắp (n) và khối lượng tương ứng của từng loại công tác xây lắp (Q1) cần thiết cho thi công công trình. Trong đơn giá này bao gồm các khoản mục chi phí sau: - Chi phí trực tiếp (Tj): bao gồm 3 loại chi phí: + Chi phí vật liệu (chính và phụ) (VLj): VLj = Qj x DVL + Chi phí nhân công trực tiếp (Ncj): Ncj = Qj x DNcj + Chi phí máy thi công (Mj) Mj = Qj x Dm x K Trong đó: - VLj , Ncj , Dmj là chi phí nguyên vật liệu, nhân công trong đơn giá xây dựng cơ bản của công tác xây lắp thứ j. K : là hệ số công xuất của máy thi công. Lãi dự kiến của công ty Lj chi phí chung (Cj) Lj = Tj + Cj + R Trong đó: - R tỷ lệ % lãi dự kiến tính theo giá xây lắp. - Thuế VAT (Thj) Thj = VATđầu ra - VATđầu vào Vậy: Giá dự thầu = Tj + Cj + Lj + Thj Khi tham gia dự thầu, để đảm bảo tính cạnh tranh của mình thì giá dự thầu phải phù hợp với giá xét thầu của chủ đầu tư. Thông thường giá xét thầu được chủ đầu tư đưa ra căn cứ vào giá dự toán xây lắp công trình mà chủ đầu tư tính toán dựa trên khối lượng công tác xây lắp và định mức sử dụng cũng như đơn giá do Nhà nước quy định. Chính vì vậy, trong quá trình tính giá dự thầu, công ty cũng phải căn cứ vào định mức do Nhà nước quy định như sau: - Mức chi phí NVL, nhân công và máy thi công được tính căn cứ vào định mức dự toán xây dựng cơ bản ban hành theo Quyết định số 1242/1998/QĐ-BXD-25/11/98 của Bộ trưởng Bộ xây dựng. - Đơn giá vật liệu lấy theo đơn giá định mức do UBND tỉnh (thành phố) ban hành (nếu có) hoặc theo thông báo giá của Liên sở Tài chính - xây dựng của địa phương nơi đặt công trình tại thời điểm tính giá và cân đối với khả năng tự cung ứng nguồn vật liệu của công ty có thể cung cấp được để đưa ra giá cạnh tranh nhất. - Đơn giá nhân công lấy theo bảng lương quy định của Nhà nước có điều chỉnh hệ số (nếu có). - Đơn giá ca máy thi công lấy theo bảng giá ca máy do Bộ xây dựng ban hành. - Chi phí chung: căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng công trình và trình độ quản lý của công ty. - Thuế suất được áp dụng tuỳ thuộc vào quy định chung của Nhà nước và mức lãi dự kiến của doanh nghiệp,... Hiện nay tỷ lệ thuế VAT được áp dụng là 5%. Trên cơ sở những căn cứ được nêu ở trên, các cán bộ của phòng kinh tế - kế hoạch –kỹ thuật sẽ lập đơn giá cho từng công tác cụ thể sau đó sẽ tổng hợp đơn giá dự thầu của công trình. Dưới đây là một ví dụ của việc tính giá công trình dự thầu của công ty để giúp chúng ta hiểu rõ hơn công việc này của công ty. Công trình: mở rộng trạm biến áp 110 Kv Yên Phu - Hà Nội - phần nhà điều khiển phân phối. Gói thầu: HN-4A.1A. * Nhận xét: Công việc tính giá dự thầu của công ty nhìn chung là hợp lý, phù hợp với đặc trưng của ngành xây dựng và các quy định của Nhà nước, đáp ứng cơ bản các yêu cầu đặt ra của chủ đầu tư trong công việc tính giá dự thầu. Tuy nhiên, trong quá trình tính giá công ty còn mắc phải một số hạn chế sau: - Việc lập giá chỉ do cán bộ của phòng kinh tế - kế hoạch-kỹ thuật tính toán trên cơ sở bản vẽ kỹ thuật, thi công yêu cầu của chủ đầu tư mà chưa thực sự kết hợp với các cán bộ giỏi về chuyên môn kỹ thuật có kiến thức về kinh tế tài chính. Nhìn chung, cán bộ lập giá dự thầu của công ty còn hạn chế về trình độ ,năng lực. Đây cũng là nhân tố ảnh hưởng không nhỏ trong việc tham gia dự thầu quốc tế trong tương lai của công ty. - Khi thực hiện giảm giá để cạnh tranh, công ty thường giảm tỷ lệ phân bổ chi phí chung cho công trình hoặc giảm tỷ lệ lãi dự kiến. Công ty chưa có nhiều phương án giá dự thầu được tính toán và chưa kết hợp với các đánh giá về môi trường bên ngoài như: các đối thủ cạnh tranh, các biến động về giá cả, các yếu tố đầu vào. Vì vậy, nhiều khi công ty thắng thầu công trình với giá bỏ thầu quá thấp gây ra lỗ. *Tuy công ty đã có những công thức tính rất cụ thể cho từng đối tượng.Nhưng công ty chưa tính đúng chi phí sản xuất trực tiếp,có chi phí chung và theo cách hiểu thông thường là chi phí quản lý doanh nghiệp trên chi phí sản xuất công ty mới tính,chưa có chi phí sản xuất chung,tính gộp chi phí sản xuất chung vào chi phí chung là chưa đúng vì như vậy là chưa tính được chi phí sản xuất trực tiếp để tính được gía công trình sản xuất,có chi phí sản xuất chung cùng với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp,chi phí nhân công trực tiếp và chi phí máy thi công mới có chi phí sản xuất cho một công trình.Nhưng cách tính của công ty chưa phản ánh được chi phí sản xuất của công trình để tính giá công trình sản xuất. * Về việc lập biện pháp thi công: Trên cơ sở các thông tin từ việc khảo sát thị trường và các yêu cầu kỹ thuật trong hồ sơ mời thầu, các cán bộ của phòng kinh tế-kế hoạch-kỹ thuật sẽ tiến hành kiểm tra lại thiết kế kỹ thuật mà bên mời thầu cung cấp, phát hiện kịp thời những bất hợp lý và đưa ra các giải pháp kỹ thuật để điều chỉnh, góp phần nâng cao uy tín của công ty đối với chủ đầu tư. Tuy quá trình lập biện pháp thi công, các cán bộ của phòng kinh tế-kế hoạch-kỹ thuật luôn cố gắng đưa ra giải pháp bố trí thi công hợp lý và có tính khả thi cao.Nhưng công ty cũng chưa có khả năng thiết kế lại bản vẽ thiết kế kỹ thuật với yêu cầu về kỹ thuật - mỹ thuật hợp lý hơn hoặc mang tính độc đáo để làm phương tiện cạnh tranh khi tham gia dự thầu. 4-/ Nộp hồ sơ dự thầu và tham gia mở thầu. Sau khi toàn bộ các tài liệu có liên quan đến hồ sơ dự thầu được hoàn tất, phòng kinh tế –kế hoạch - kỹ thuật chịu trách nhiệm hoàn thành và đóng gói hồ sơ dự thầu. Hồ sơ dự thầu được nộp gồm 3 bản trong đó: 1 bản gốc và 2 bản sao. Yêu cầu đặt ra đối với hồ sơ dự thầu là không bị tẩy xoá, phải có tên, địa chỉ của chủ đầu tư, nhà thầu, địa điểm nộp hồ sơ dự thầu,... Để đáp ứng một cách tốt nhất đối với hồ sơ dự thầu, công ty yêu cầu việc lập hồ sơ dự thầu phải được hoàn thành muộn nhất là 4 ngày so với ngày nộp hồ sơ dự thầu. Bởi lẽ nếu như cần phải điều chỉnh thì công ty vẫn kịp thời gian đảm bảo đúng tiến độ. Bên mời thầu sẽ công khai để xem xét tính hợp pháp của hồ sơ dự thầu và công bố 2 chỉ tiêu chính là giá cả và tiến độ thi công. Trong thời gian chờ đánh giá hồ sơ dự thầu, nếu bên chủ đầu tư yêu cầu công ty (nhà thầu) giải thích những vấn đề trong hồ sơ dự thầu thì công ty sẽ nhanh chóng cử người hoặc gửi công văn đến để giải thích những vướng mắc nhằm tăng khả năng cạnh tranh của mình đồng thời giữ được uy tín với phía chủ đầu tư. Bên cạnh đó, trong thời gian này công ty còn có thể làm công tác Marketing nhằm tăng cường các mối quan hệ giữa công ty với chủ đầu tư, với cơ quan có thầm quyền quyết định đầu tư góp phần tăng khả năng thắng thầu của công ty. Ngoài ra, khi sắp hết thời hạn có hiệu lực của hồ sơ dự thầu mà công ty đã nêu trong hồ sơ dự thầu thì công ty có thể gửi công văn yêu cầu chủ đầu tư cho biết thời gian có thể công bố kết quả trúng thầu và gia hạn thêm thời hạn của hồ sơ dự thầu nếu thấy cần thiết. 5-/ Ký kết hợp đồng giao nhận thầu: Sau khi nhận được thông báo trúng thầu, công ty sẽ gửi công văn tới chủ đầu tư để chấp nhận việc thực hiện thi công và thoả thuận ngày giờ, địa điểm cụ thể để tiến hành ký kết hợp đồng thi công. Tiến hành chuẩn bị xin bảo lãnh hợp đồng theo yêu cầu của chủ đầu tư và đôn đốc các bộ phận có liên quan rà soát lại kế hoạch huy động các nguồn lực cho thi công công trình, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đàm phán ký kết hợp đồng. Tiếp đó là giai đoạn thi công công trình. Đây là giai đoạn quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng công trình, ảnh hưởng đến tiến độ thi công, từ đó ảnh hưởng đến uy tín và khả năng thắng thầu của công ty. 6-/ Phân tích hoạt động đấu thầu ở công ty TEMATCO Để thấy rõ được những mặt được và chưa được trong hoạt động đấu thầu của công ty TEMATCO trong những năm vừa qua ta đi xem xét kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu của 2 công trình mà công ty đã tham gia dự thầu: - Công trình: cải tạo trường Trung học Cơ sở Đống Đa. - Công trình: 32-98 Trạm biến áp 110Kv Yên Phụ. Hạng mục: Nhà điều khiển và phân phối 22-6Kv. Đây là 2 công trình tương tự nhau về quy mô vốn đầu tư, thời gian tổ chức đấu thầu gần nhau (cách nhau 1 tháng): trong việc đánh giá hồ sơ dự thầu, các chủ đầu tư đều đã sử dụng phương pháp cho điểm. Khi dự thầu 2 công trình này, một công trình công ty đã thắng thầu và một công trình công ty đã không thắng thầu. * Công trình: Cải tạo trường THCS - Đống Đa. (Đống Đa - Hà Nội). - Công trình: cải tạo trường THCS Đống Đa (Đống Đa - Hà Nội) được tổ chức đấu thầu với sự tham gia của các nhà thầu sau: + Công ty TEMATCO + Công ty lắp máy điện nước (Tổng công ty XD Hà Nội). + VINACONEX 9. + Công ty xây dựng công trình văn hoá. Kết quả mở thầu cụ thể như sau: Đối với công trình này chủ đàu tư đưa ra mức dự toán la:1.150.000.000 và mức thời gian thi công là 105 ngày. Theo yêu cầu của bản thiết kế và chỉ dẫn kỹ thuật thi công, công trình này không đòi hỏi cao về mặt kỹ thuật, quy mô nhỏ. Thiết bị sử dụng chủ yếu là máy móc nhỏ, việc vận chuyển vật liệu khá thuận tiện. Vì vậy với loại công trình như vậy mặt kỹ thuật và kinh nghiệm không phải là quan trọng nhất mà vấn đề quan trọng hơn cả là giá cả và tiến độ thi công. - Về giá: điểm giá dự thầu tối đa được cho theo mức giá bỏ thầu thấp nhất trong các nhà thầu và cứ hơn 10 triệu đồng thì bị trừ 1 điểm (điểm tối đa là 25). - Về tiến độ thi công: nếu nhà thầu hoàn thành trước 10 ngày sẽ đạt được STT Nhà thầu Giá dự thầu (đ) Tiến độ (ngày) Bảo lãnh dự thầu Ghi chú 1 Công ty TEMATCO 1.190.000.000 102 20.000.000 Thắng thầu 2 Công ty lắp máy Điện nước 1.200.000.000 110 20.000.000 3 Vinaconex 9 1.110.000.000 111 20.000.000 4 Công ty XD công trình VH 1.210.000.000 105 20.000.000 điểm tối đa là 20, trước ít hơn 10 ngày đạt 16 điểm bằng tiến độ dự kiến đạt 12 điểm, chậm hơn dự kiến ít hơn 10 ngày đạt 10 điểm, chậm hơn dự kiến nhiều hơn 10 ngày thì không có điểm nào. Qua bảng đánh giá tổng hợp các nhà thầu trên ta có thể thấy được lý do thắng thẩu của công ty là: - Công ty đạt điểm tối đa về các chỉ tiêu: kỹ thuật chất lượng và kinh nghiệm quá khứ. - Tiến độ thi công của công ty chưa đạt được điểm tối đa nhưng vẫn cao nhất trong số các nhà thầu (trước thời gian dự kiến là 3 ngày - 16 điểm). Như vậy, mặc dù công ty thắng thầu công trình nêu trên song công ty còn tỏ ra còn có 1 số điểm hạn chế như: tiến độ thi công còn chưa thực sự nổi trội so với các nhà thầu khác. - Giá dự thầu của công ty đưa ra chưa phải là thấp nhất và còn cao hơn so với mức giá đưa ra của chủ đầu tư (1.150.000.000 đồng). Đây chính là điểm yếu của công ty và là lý do chính của việc không thắng thầu của công ty trong các công trình khác, đòi hỏi công ty phải giải quyết triệt để hơn để góp phần nâng cao thắng thầu của công ty trong quá trình tham dự thầu. * Công trình 32-98 Trạm biến áp 110 Kv - Yên Phụ Hạng mục: Nhà điều khiển và phân phối 22-6Kv Gói thầu này được tổ chức đấu thầu vào ngày 9/9/99 với sự tham gia của các nhà thầu sau: - Công ty TEMATCO - Công ty xây dựng công nghiệp 1. - Công ty lắp máy và xây dựng. - Công ty 4 Hà Nội. - Công ty xây lắp hoá chất. Kết quả mở th

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28694.doc
Tài liệu liên quan