Chuyên đề Một số biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm của dây chuyền lắp ráp xe máy tại công ty Lifan - Việt Nam

MỤC LỤC

Lời mở đầu 1

Chương I: Giới thiệu tổng quan về công ty LIFAN - Việt Nam 2

I. Quá trình hình thành và phát triển 2

1. Lịch sử ra đời 2

2. Các giai đoạn phát triển chủ yếu của công ty 2

2.1.Giai đoạn ổn định để đi vào sản xuất kinh doanh (2002 - 2003) 2

2.2. Giai đoạn hoàn thiện cơ cơ cấu tổ chức và cơ sở vật chất kỹ thuật 2

2.3.Giai đoạn mở rộng sản xuất và mở rộng mạng lưới tiêu thụ

(2004 - 2005) 3

II. Điều kiện kinh tế kỹ thuật của công ty 3

1. Đặc điểm mcơ cấu tổ chức của bộ máy quản lý của công ty 3

1.1. Chức năng nhiệm vụ của các vị trí lãnh đạo trong công ty 3

1.1.1. Tổng giám đốc 3

1.1.2. Phó tổng giám đốc kinh doanh 4

1.1.3. Phó tổng giám đốc quản lý hành chính 4

1.2.Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 5

2. Đặc điểm tổ chức sản xuất tại công ty Lifan - Việt Nam 7

2.1. Phân xưởng lắp ráp bộ phận điện 8

2.2. Phân xưởng lắp ráp xe máy 8

2.3. Phân xưởng sản xuất lắp ráp bộ phát điện 8

2.4. Một số vấn đề về tổ chức sản xuất tại công ty 9

3. Đặc điểm về công nghệ và cơ sở vật chất 9

4. Nguyên vật liệu 16

4.1. Đặc điểm lao động 16

4.2. Điều kiện lao động 16

5. Một số yêu cầu chất lượng xuất phát từ đặc điểm kinh tế kỹ thuật

của công ty 17

5.1. Yêu cầu về ý thức, trình độ, tay nghề của người lao động 17

5.1.1. Đối với cán bộ quản lý và kỹ thuật viên 17

5.1.2. Đối với công nhân trực tiếp sản xuất 18

5.2. Yêu cầu về máy móc, thiết bị 18

5.3. Yêu cầu đối với sản phẩm 19

5.4. Yêu cầu của hệ thống ISO 9001 - 2000 20

III. Chất lượng và vai trò của chất lượng sản phẩm 22

1. Các khái niệm, quan điểm về chất lượng sản phẩm 22

1.1. Theo quan điểm siêu việt 22

1.2. Chất lượng theo quan điểm từ phía sản phẩm 22

1.3. Chất lượng sản phẩm xuất phát từ phía nhà sản xuất 22

1.4. Chất lượng sản phẩm theo định hướng thị trường 23

1.5. Chất lượng sản phẩm theo ISO 23

2. Các nhân tố tác động đến chất lượng sản phẩm của một đơn vị 23

2.1. Các nhân tố môi trường bên ngoài (nhân tố khách quan) 24

2.1.1. Nhu cầu thị trường 24

2.1.2. Trình đọ tiến bộ của khoa học - công nghệ (KH - CN) 24

2.1.3. Hiệu lực của cơ chế chính sách, quản lý 24

2.1.4. Nhân tố kinh tế, văn hoá - xã hội 25

2.1.5. Tình hình phát triển kinh tế thế giới 25

2.2. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp (các nhân tố chủ quan) 26

2.2.1. Trình độ lao động trong doanh nghiệp 26

2.2.2. Trình độ máy móc - thiết bị công nghệ của doanh nghiệp 27

2.2.3. Chủng loại, chất lượng nguyên vật liệu chế biến 27

2.2.4. Trình độ tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất doanh nghiệp 28

3. Vai trò của chất lượng sản phẩm trong sản xuất kinh doanh hiện nay 29

3.1. Vai trò chất lượng sản phẩm đối với doanh nghiệp 29

3.2. Vai trò của chất lượng sản phẩm đối với người lao động 30

3.3. Vai trò chất lượng sản phẩm đối với người tiêu dùng 30

3.4. Vai trò chất lượng sản phẩm đối với xã hội 31

4. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng sản phẩm 31

4.1. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng sản phẩm 31

4.2. Nhóm chỉ tiêu có thể đo lường được (nhóm chỉ tiêu định hướng) 33

4.2.1. Tỷ lệ sai hỏng 33

4.2.2. Mức chất lượng 33

4.2.3. Hệ số phẩm cấp bình quân 33

4.2.4. Số lượng sản phẩm bị khách hàng trả lại 34

Chương II: Phân tích thực trạng chất lượng sản phẩm tại cong ty 34

I. Phântích thực trạng chất lượng sản phẩm tại công ty 34

1. Phân tích tình hình tiêu thụ củ công ty trong một số năm gần đây 34

2. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong

một số năm gần đây (2003 - 2004) 37

II. Phân tích thực trạng chất lượng sản phẩm của dây chuyền lắp ráp

qua một số chỉ tiêu chất lượng tại công ty 39

1. Phân tích tình hình sử dụng máy móc thiết bị 39

2. Phân tích chỉ tiêu tỷ lệ sai hỏng trong sản xuất tại Công ty 44

3. Phân tích chỉ tiêu hàng bán bị trả lại 47

4.Bảng 10 phân tích chỉ tiêu tỉ lệ nội địa hoá của công ty 49

Chương III: Các phương thức, biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động

sản xuất kinh doanh tại công ty 51

I. Phương hướng trong thời gian tới 51

1. Nâng cao chất lượng sản phẩm 51

2. Tăng cường công tác quản lý và phấn đấu hạ giá thành đơn vị sản phẩm 52

3. Mở rọng mạng lưới tiêu thụ, thực hiện chiến lượng mở rộng thị phần 52

II. Các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại

công ty Lifan - Việt Nam 53

1. Biện pháp 1, nghiên cứu nhu cầu khách hàng 53

1.1. ý nghĩa của biện pháp 53

1.2. Nội dung của biện pháp 54

13. Các bước thực hiện biện pháp 54

1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp 55

1.5. Hiệu quả của biện pháp 55

2. Biện pháp 2, tiêu chuẩn hoạt động, phụ tùng linh kiện và sản phẩm

cuối cùng của công ty 55

2.1. ý nghĩa của biện pháp 56

2.2. Nội dung của biện pháp 56

2.3. Các bước thực hiện biện pháp 57

2.4. Điều kiện thực hiện biện pháp 57

2.5. Hiệu quả của biện pháp 58

3. Biện pháp 3, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công nhân viên về

ý thức, trách nhiệm và nâng cao CLSP trong toàn công ty 58

3.1. ý nghĩa của biện pháp 58

3.2. Nội dung của biện pháp 59

3.3. Các bước thực hiện biện pháp 60

3.4. Điều kiện để thực hiện biện pháp 60

3.5. Hiệu quả của biện pháp 61

4. Biện pháp 4, tăng cường công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm 61

4.1. ý nghĩa của biện pháp 61

4.2. Nội dung của biện pháp 62

4.3. Các bước thực hiện biện pháp 63

4.4. Điều kiện thực hiện biện pháp 64

4.5. Hiệu quả của biện pháp 64

5. Biện pháp 5, Nâng cao hiệu quả về tác dụng của ISO 9001 - 2000 65

5.1. ý nghĩa của biện pháp 65

5.2. Nội dung của biện pháp 66

5.3. Các bước thực hiện biện pháp 66

5.4. Điều kiện thực hiện biện pháp 67

5.5. Hiệu quả của biện pháp 68

Kết luận 69

Danh mục tài liệu tham khảo 70

 

 

doc75 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1905 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm của dây chuyền lắp ráp xe máy tại công ty Lifan - Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trình vận chuyện do va đập, cọ sát… - Khí hậu: khí hậu có ảnh hưởng xấu đến rất nhiều loại sản phẩm đặc biệt là ngành thực phẩm. 3. Vai trò của chất lượng sản phẩm trong sản xuất kinh doanh hiện nay. 3.1. Vai trò chất lượng sản phẩm đối với doanh nghiệp. Trong môi trường phát triển kinh tế hội nhập ngày nay cạnh tranh trở thành một yếu tố mang tính quốc tế đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Khả năng cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp được thể hiện thông qua hai chiến lược cơ bản là phân biệt hóa sản phẩm và chi phí thấp. Chất lượng sản phẩm trở thành một trong những chiến lược quan trọng nhất làm tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Cùng với xu thế toàn cầu hóa, mở ra thị trường rộng lớn hơn nhưng cũng làm tăng thêm lượng cung trên thị trường. Từ đó người tiêu dùng cớ quyền lựa chọn nhà sản xuất, cung ứng một cách rộng rãi hơn. Yêu cầu về chất lượng của thị trường nước ngoài rất khắt khe, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ngoài cững rất lớn bởi chất lượng sản phẩm cao và chi phí sản xuất hợp lý. Tình hình đó đặt ra những thách thức to lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc tham gia thị trường thế giới. Cho nên chất lượng sản phẩm sẽ là yếu tố đầu tiên quan trọng nhất cho sự tham gia của các doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường quốc tế và nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. - Chất lượng sản phẩm sẽ là yếu tố đầu tiên quan trọng nhất cho sự tham gia của các doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường quốc tế và nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. - Chất lượng sản phẩm tạo nên lợi thế cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp là căn cứ quan trọng cho quyết định lựa chọn mua hàng nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. - Chất lượng sản phẩm cao sẽ tạo nên biểu tượng và thương hiệu các nhãn mác về sản phẩm mà doanh nghiệp tung ra thị trường từ đó nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường làm cơ sở cho khả năng duy trì và mở rộng thị trường, tạo sự phát triển lâu dài cho doanh nghiệp. - Nâng cao chất lượng sản phẩm là giải pháp quan trọng để tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm tăng doanh thu và lợi nhuận trên cơ sở đó đảm bảo kết hợp thống nhất các loại lợi ích trong doanh nghiệp từ đó tạo động lực phát triển cho mỗi doanh nghiệp. 3.2. Vai trò của chất lượng sản phẩm đối với người lao động. - Chất lượng sản phẩm sẽ có tác động quan trọng tới thu nhập của người lao động. Nếu chất lượng sản phẩm được nâng lên thì nó góp phần làm tăng doanh thu, tăng lợi nhuận của doanh nghiệp từ đó mà góp phần làm tăng thu nhập, cho người lao động, giúp người lao động có được cuộc sống ổn định hơn. - Khi chất lượng sản phẩm được nâng cao, ổn định đáp ứng được nhu cầu của khách hàng điều này giúp cho doanh nghiệp có thể ổn định sản xuất từ đó có thể mở rộng thị trường. Chính vì lẽ đó mà nó giúp cho người lao động có được cuộc sống ổn định, làm cho người lao động yên tâm và tin tưởng hơn đối với doanh nghiệp từ đó mà làm cho họ có thể gắn bó lâu dài vơi doanh nghiệp. 3.3. Vai trò chất lượng sản phẩm đối với người tiêu dùng. - Sản phẩm có chất lượng cao là một trong những căn cứ quan trọng cho quyết định lựa chọn mua hàng của khách hàng từ đó giúp họ có thể tiết kiệm được thời gian cho việc lựa chọn hàng hóa. - Nâng cao chất lượng sản phẩm giúp co người tiêu dùng tiết kiệm thời gian và sức lực hơn và được đáp ứng nhanh hơn, đầy đủ hơn. Bởi vậy, chất lượng sản phẩm trở thành yếu tố quan trọng số một đối với người tiêu dùng - Không những thế, chất lượng sản phẩm cao còn tạo cho người tiêu dùng một tâm lý thoải mái, tức mức độ hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm mà mình đã lựa chọn là tương đối cao. Đồng thời nó còn tạo cho người tiêu dùng một cảm giác yên tâm vào sự tin tưởng khi sử dụng sản phẩm, mà đặc biệt là đối với các sản phẩm đòi hỏi tính an toàn trong sử dụng phải cao, các sản phẩm có thể kể đến là, thuốc uống, đồ ăn, đồ uống (an toàn thực phẩm) xe máy (an toàn trong giao thông đi lại)… 3.4. Vai trò chất lượng sản phẩm đối với xã hội. - Trong điều kiện hiện nay, nâng cao chất lượng sản phẩm là cơ sở quan trọng cho việc đẩy mạnh quá trình hội nhập, giao lưu kinh tế và mở rộng trao đổi thương mại quốc tế giữa các nước, có ý nghĩa quyết định đến sức mạnh kinh tế của đất nước trên thị trường khu vực và thị trường quốc tế. - Đối với những sản phẩm là các công cụ, phương tiện sản xuất hoặc tiêu dùng có sử dụng nguyên liệu, năng lượng trong quá trình tiêu dùng thì chi phí trong vận hành khai thác sản phẩm là một thuộc tính chất lượng rất quan trọng, sản phẩm càng hoàn thiện chất lượng càng cao thì mức tiêu hao nguyên liệu năng lực càng ít từ đó tiết kiệm chi phí cho người tiêu dùng và sau cùng là tiết kiệm cho xã hội cho đất nước. - Cải tiến, nâng cao chất lượng sẽ góp phần tiết kiệm cho phí trong sản xuất và tiêu dùng sản phẩm. Mặt khác, tính hiện đại tỏng sản xuất và tiêu dùng sản phẩm cũng tạo điều kiện giảm phế thải trong quá trình sản xuất và tiêu dùng, nhờ đó làm giảm các nguồn ô nhiễm môi trường. - Nhờ đảm bảo, duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm mà các doanh nghiệp có thể ổn định và phát triển mở rộng thị trường từ đó tạo thêm việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động vì vậy, mà nó giải quyết thêm công ăn việc làm cho xã hội góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp trong xã hội. Đồng thời làm tăng ngân sách nhà nước và giải quyết những vấn đề xã hội như giảm bớt tệ nạn xã hội, giảm các khoản phụ cấp, trợ cấp cho xã hội. 4. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng sản phẩm. 4.1. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng sản phẩm. Hàng hóa phải có mức chất lượng cần thiết. Mức chất lượng đó được đặc trưng bởi hệ thống chỉ tiêu sau: - Chỉ tiêu công dụng: đặc trưng cho các thuộc tính, xác định chức năng chủ yếu mà sản phẩm phải thực hiện và quy định những việc sử dụng sản phẩm đó. - Chỉ tiêu độ tin cậy: đặc trưng cho tính chất sản phẩm luôn giữ được khả năng làm việc trong khoảng thời gian nhất định. - Chỉ tiêu lao động học: đặc trưng cho quan hệ giữa người và sản phẩm bao gồm các chỉ tiêu vệ sinh nhân chủng, sinh lý của con người liên quan tới quy trình sản xuất và sinh hoạt. - Chỉ tiêu công nghệ: đây là nhóm chỉ tiêu đặc trưng cho quy trình chế tạo sản phẩm có chất lượng cao, tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu, chi phí thấp, giá thành hạ… - Chỉ tiêu tiêu chuẩn hóa: Đặc trưng cho tính (sự thay thế) lắp lẫn của các linh kiện phụ tùng. Nhờ tác dụng thống nhất hóa mà các chỉ tiêu, các bộ phận hình thành một cách ngẫu nhiên lộn xộn, trở thành những dãy thông số kích thước thống nhất hợp lý. Điều đó cho phép tổ chức sản xuất hàng lọat những chi tiết trong các sản phẩm khác nhau. - Chỉ tiêu thẫm mỹ: đặc trưng cho sự truyền cảm, sự hợp lý, sự hoàn thiện, sự ổn định của sản phẩm như hình dáng, mầu sắc, cách trang trí, tính thời trang… - Chỉ tiêu an toàn: đảm bảo cho người sản xuất và người tiêu dùng khi tiếp cận sản xuất hoặc sử dụng sản phẩm. - Chỉ tiêu sinh thái. Đặc trưng cho độ độc hại khi sử dụng sản phẩm có tác động đến môi trường. Tùy vào điều kiện cụ thể của mình mà mỗi doanh nghiệp nên chọn và quyết định chỉ tiêu nào là quan trọng nhất tạo lên sắc thái riêng cho sản phẩm của mình. Một sản phẩm được coi là có chất lượng cao khi nó thỏa mãn một hệ thống chỉ tiêu ràng buộc. Việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu ràng buộc này tùy thuộc vào từng lọai sản phẩm cụ thể. Có thể phân chia sản phẩm thành hai loại thuộc hai ngành sản xuất lớn. - Ngành sản xuất phi thực phẩm: thì các chỉ tiêu chất lượng phản ánh là độ bền, độ chính xác độ an toàn, tiện lợi khi sử dụng hình thức thẩm mỹ tính kinh tế. - Ngành sản xuất thực phẩm thì chỉ tiêu chất lượng phải đạt là giá trị dinh dưỡng cao hệ số tiêu hóa lớn; vệ sinh an toàn cho sức khỏe các chỉ tiêu thẩm mỹ, các chỉ tiêu hóa lý tương ứng, các chỉ tiêu về kinh tế… Ngoài ra để đánh giá phân tích tình hình thực hiện chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp người ta còn sử dụng chỉ tiêu so sánh sau: 4.2. Nhóm chỉ tiêu có thể đo lường được (nhóm chỉ tiêu định lượng) 4.2.1. Tỷ lệ sai hỏng: Phản ánh số lượng sản phẩm hỏng trên tổng số sản phẩm sản xuất. Sản phẩm hỏng bao gồm hai loại đó là sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được và sản phẩm hỏng không sửa chữa được. Bằng thước đô hiện vật: Tỷ lệ sai hỏng = x 100 Chỉ tiêu này có ưu điểm là dễ tính toán, song có hạn chế là không tổng hợp được các loại sản phẩm có giá trị sử dụng khác nhau, khắc phục tình trạng trên ta có chỉ tiêu tỷ lệ sai hỏng bằng giá trị: Bằng thước đo giá trị: Tỷ lệ sai hỏng = x 100% 4.2.2. Mức chất lượng: (MQ) Đây là chỉ tiêu phản ánh tương quan giữa đặc trưng chất lượng của sản phẩm với chất lượng chuẩn: MQ = Q1: Mức chất lượng thực tế Q0: Mức chất lượng theo tiêu chuẩn Chỉ tiêu này có ý nghĩa giúp cho các nhà quản trị có thể xem xét tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. 4.2.3. Hệ số phẩm cấp bình quân: Hệ số phẩm cấp bình quân = (Sản lượng từng loại x giá đơn vị từng loại) (Sản lượng từng loại sản phẩm x giá đơn vị sản phẩm loại 1) Đây là loại chỉ tiêu phản ánh ảnh hưởng của sự tăng, giảm về chất lượng đến tình hình hoàn thành kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp. 4.2.4. Số lượng sản phẩm bị khách hàng trả lại: Chỉ tiêu này được lấy từ số liệu của phòng tiêu thụ, phòng kế toán theo từng tháng, quý, năm. Chương II Phân tích thực trạng chất lượng sản phẩm tại công ty I. Phân tích thực trạng chất lượng sản phẩm tại công ty 1. Phân tích tình hình tiêu thụ của công ty trong một số năm gần đây: Bảng 5: Phân tích tình hình tiêu thụ của công ty (2003 - 2004) Loại xe Số lượng tiêu thụ Chênh lệch Giá bán (nđ/chiếc) Chênh lệch 2003 2004 2003 2004 Dream (Dream cao) 4874 4768 -108 7.780 7.700 -80 Dream (thấp) 4141 4080 -41 6.500 6.480 -20 GM.110 3618 4068 450 11.500 11.580 80 LF 110 - 12 1234 1540 306 19.150 19.200 50 LF 125 T - 2DF 4.273 4.884 611 9350 9380 30 LF 125T - 6A 1346 1808 462 18.800 18.900 100 Tổng 19466 21148 Qua bảng số liệu về tình hình tiêu thụ của công ty ta thấy được một số vấn đề sau đây: - Số lượng tiêu thụ loại xe Dream (cao) của năm 2004 so với năm 2003 đã giảm tuyệt đối là 108 (chiếc xe) hay giảm tương đối là 2,216%. Chính vì vậy mà sang năm 2004 thì công ty đã giảm giá bán của loại xe này, cụ thể là giảm 80.000/một xe. - Số lượng tiêu thụ của loại xe này bị giảm đi có thể do một số nguyên nhân sau: + Loại xe này đã quá quen mắt đối với người tiêu dùng, cho nên không tạo được cảm giác mới lạ đối với họ. + Hoặc cũng có thể do chất lượng của loại xe này năm 2004 đã giảm so với năm 2003 từ đó mà ảnh hưởng đến số lượng tiêu thụ, nhưng cũng có thể do sự cạnh tranh gay gắt của thị trường xe máy ngày càng tăng lên, chủng loại xe, chất lượng xe ngày càng nhiều cũng là nguyên nhân gây nên sự giảm sút trên. - Đối với loại xe Dream (thấp): Thì số lượng tiêu thụ của năm 2004 so với năm 2003 cũng giảm tuyệt đối là 41 (chiếc) từ đó mà công ty cũng đã xem xét và giảm giá bán của loại xe này từ 6.500 đồng xuống còn 6.480 nghìn đồng tức là giảm 20 nghìn đồng/một xe. Các nguyên nhân gây nên sự sút giảm này cũng cần phải xem xét một cách cẩn thận để có biện pháp khắc phục sự sút giảm của loại xe này. - Đối với loại xe GM 110: Số lượng tiêu thụ của loại xe này đã tăng nhanh từ đó mà làm cho công ty cũng có thể tăng lên về giá. Cụ thể số lượng tiêu thụ của năm 2004 đã tăng tuyệt đối so với năm 2003 là 450 chiếc và giá bán của năm 2004 cũng đã tăng so với năm 2003 là 80 nghìn đồng/1 xe. Nguyên nhân của sự tăng lên này có thể là: Đây là loại xe mới mà công ty tung ra trên thị trường, với chất lượng cao hơn hẳn so với xe Dream hoặc cũng có thể do mẫu mã và chất lượng của loại xe này được người tiêu dùng đánh giá cao, đồng thời phù hợp với khả năng chi trả của đa số những bộ phận có nhu cầu sử dụng xe gán máy cho nên được người tiêu dùng chấp nhận và tin tưởng. - Đối với loại xe LF 110 - 12: Qua bảng số liệu ta thấy, số lượng tiêu thụ của loại xe này trong năm 2004 đã tăng tuyệt đối so với năm 2003 là 306 (chiếc) đồng thời làm cho giá bán loại xe này năm 2004 cùng đã tăng lên so với năm 2003 là 50 nghìn đồng/1xe. Đây được xem là một tín hiệu rất đáng mừng đối với công ty vì từ chỉ tiêu số lượng sản phẩm tiêu thụ và giá bán một đơn vị sản phẩm tăng lên làm cho doanh thu của doanh nghiệp tăng lên và lợi nhuận cũng tăng từ đó tạo điều kiện để doanh nghiệp có thể mở rộng sản xuất và phát triển. - Đối với loại xe LF 125 - 2DF: Đối với loại xe này số lượng sản phẩm tiêu thụ năm 2004 tăng tuyệt đối so với năm 2003 là 611 (chiếc) và giá bán của năm 2004 cũng đã tăng lên so với năm 2003 là 30 nghìn đồng/1xe. - Đối với xe LF 125 - 6A: Số lượng sản phẩm tiêu thụ của loại xe này trong năm 2004 tăng so với năm 2003 là 462 chiếc, đồng thời giá bán của loại xe này trong năm 2004 cùng tăng lên so với năm 2003 là 100 nghìn đồng/1xe. Qua đó ta thấy rằng với số lượng sản phẩm tiêu thụ tăng lên, kèm theo đó là giá bán đơn vị sản phẩm cũng tăng lên, điều đó chứng tỏ hoạt động sản xuất, đặc biệt là vấn đề về chất lượng và hoạt động tiêu thụ của công ty đang ở trong trạng thái rất tốt. Vì vậy công ty cần phải duy trì và luôn luôn tìm cách làm tốt hơn nữa để có thể mở rộng sản xuất và phát triển một cách vững chắc. 2. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một số năm gần đây (2003 - 2004) Bảng 6: Mã số Chỉ tiêu Số cuối kỳ 2003 Số cuối kỳ 2004 Chênh lệch Tuyệt đối Tương đối (%) I Hoạt động kinh doanh 01 Doanh thu thuần 195.960.742 221.435.639 25.474.897 113 02 Giá vốn hàng bán 173.582.953 191.809.163 18.226.210 110,5 03 Chi phí bán hàng 6.593.237 7.384.425 791.188 110,02 04 Chi phí quản lý doanh nghiệp 4.302.755 4.733.030 430.275 110 A Lợi nhuận hoạt động kinh doanh 11.481.797 17.509.021 6.027.224 152,5 II Hoạt động tài chính 05 Thu nhập hoạt động tài chính 301.922 323.661 21.739 107,2 06 Chi phí hoạt động tài chính 1.103.725 1.192.032 88.298 108,0 B Lợi nhuận hoạt động tài chính -(801.803) -(868.362) -(66.559) III Các khoản thu nhập khác 07 Thu nhập khác 1.633.327 1.698.660 65.333 104 08 Chi phí khác 2.515.112 2.590.566 75.454 103 C Lợi nhuận khác -(881.785) -(891.906) -(10.121) A+ B+ Tổng lợi nhuận 9.798.209 15.748.753 5.950.544 160,7 C Nguồn: Phòng Kinh doanh của công ty - Qua bảng số so sánh tình hình sản xuất kinh doanh của công ty năm 2003 và 2004 ta thấy tổng lợi nhuận của năm 2004 tăng tuyệt đối với 2003 là 5.950.544 nghìn đồng, và tăng tương đối là 60,7% đây là một chỉ tiêu đáng mừng vì điều này chứng tỏ rằng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong năm 2004 là rất hiệu quả. Con số này thể hiện sự cố gắng lớn lao của công ty, bước đầu đã đạt được những thành công nhất định trong điều kiện thị trường có sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Sở sĩ có được tỷ lệ lợi nhuận tăng cao như vậy là vì: + Tỷ lệ tăng của doanh thu thuần là tương đối cao, cụ thể là doanh thu thuần của năm 2004 tăng 13% so với 2003 hay tăng tuyệt đối là 25.474.897 nghìn đồng. + Với một tỷ lệ như vậy ta thấy rằng tốc độ tăng của doanh thu thuần là cao hơn so với tốc độ tăng của các loại chi phí, chẳng hạn như chi phí bán hàng năm 2004 tăng 12% so với năm 2003, chi phí doanh nghiệp doanh nghiệp năm 2004 tăng 10% năm so với năm 2003, chi phí hoạt động tài chính của 2004 tăng 8% so với năm 2003. - Tuy nhiên ta cần phải đặc biệt lưu ý đến hai loại chi phí đó là chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, đây là những chi phí không tham gia trực tiếp vào việc tạo ra giá trị gia tăng tức là việc chế tạo sản phẩm sản xuất của công ty. Nhưng trên thực tế cho thấy hai loại chi phí này vẫn tăng nhanh với một tỷ lệ tương đối cao, chi phí bán hàng tăng 12% chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 10% điều này nói lên hiệu quả hoạt động quản lý của công ty là chưa thực sự cao. Vì vậy trong thời gian tới công ty cần phải tìm hiểu, khắc phục và có những biện pháp cụ thể nâng cao hơn nữa hiệu quả việc sử dụng hai loại chi phí này. - Đối với chỉ tiêu giá vốn hàng bán hay giá thành tổng khối lượng các loại sản phẩm, sự tăng lên hay giảm đi của hai chỉ tiêu này là do ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố ta có thể liệt kê ra một số nhân tố sau: Số lượng sản phẩm tiêu thụ Giá thành đơn vị sản phẩm Cơ cấu sản phẩm sản xuất Trong các nhân tố này thì nhân tố về giá thành đơn vị sản phẩm được xem là quan trọng nhất với quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Dựa vào bảng số liệu ta thấy giá vốn hàng bán hay tổng giá thành các loại sản phẩm của năm 2004 tăng 10,5% so với năm 2003 (tăng tuyệt đối là 18.226.210 nghìn đồng). Đây là một tỷ lệ khá cao nó có thể là tín hiệu đáng mừng nhưng cũng có thể là tín hiệu phải lo ngại đối với công ty. Nó sẽ trở thành tín hiệu đáng mừng nếu: Trường hợp 1: Nhân tố số lượng sản phẩm tiêu thụ tăng lên, nhưng cơ cấu sản phẩm sản xuất và đặc biệt là giá thành sản phẩm không thay đổi. Trường hợp 2: Số lượng sản phẩm tiêu thụ tăng đồng thời giá thành đơn vị sản phẩm giảm, cơ cấu sản phẩm không thay đổi thì đây là một tín hiệu rất tốt để có thể khẳng định hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đang đạt hiệu quả cao về cả chiều rộng lẫn chiều sâu, do vậy công ty cần phải duy trì và phát triển hơn nữa. Nó sẽ trở thành tín hiệu đáng lo ngại nếu: Trường hợp 1: Số lượng sản phẩm tiêu thụ không thay đổi, cơ cấu sản phẩm sản xuất không thay đổi nhưng giá thành đơn vị sản phẩm lại tăng cao. Nếu trường hợp này xảy ra công ty cần phải xem xét lại những nguyên nhân làm cho giá thành đơn vị sản phẩm tăng lên đồng thời đưa ra biện pháp khắc phục, chẳng hạn như xem xét lại các loại chi phí sản xuất như chi phí nguyên vật liệu, linh kiện, thiết bị, chi phí nhân công trực tiếp sản xuất và các loại chi phí khác có liên quan. Trường hợp 2: Số lượng sản phẩm tiêu thụ tăng, cơ cấu sản xuất không thay đổi nhưng giá thành đơn vị sản phẩm cũng tăng, nhưng tỷ lệ và tốc độ tăng của giá thành đơn vị sản phẩm cao và nhanh hơn so với tỷ lệ và tốc độ tăng của số lượng sản phẩm tiêu thụ. Nếu điều này xảy ra công ty cần phải có các biện pháp cụ thể để khắc phục nhằm ổn định sản xuất kinh doanh. II. Phân tích thực trạng chất lượng sản phẩm của dây chuyền lắp ráp qua một số chỉ tiêu chất lượng tại công ty. 1. Phân tích tình hình sử dụng máy móc thiết bị Bảng 7: Biểu hiện tình hình sử dụng máy móc thiết bị năm 2004 - 2005 STT Chỉ tiêu Đơn vị tính T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 1 Công suất thực tế (Sản lượng sản xuất thực tế) Chiếc 1680 1680 1700 1750 1750 17800 1780 1810 1850 1900 1950 2110 2 Công suất hiệu quả Chiếc 7500 7500 7500 7500 7500 7500 7500 7500 7500 7500 7500 7500 3 Công suất thiết kế Chiếc 9000 9000 9000 9000 9000 9000 9000 9000 9000 9000 9000 9000 4. Mức độ hiệu quả % 22,4 22,4 22,7 23,3 23,3 23,7 23,7 24,1 24,6 25,3 26 28,1 5 Mức độ sử dụng % 18,7 18,7 18,8 19,4 19,4 19,8 19,8 20 20,6 21,1 21,6 23,4 Mức độ hiệu quả = x 100% Hay: Mức độ hiệu quả = x 100% Mức độ sử dụng = x 100% Hay: Mức độ sử dụng = x 100% Nhận xét: Qua bảng số liệu trên ta thấy được một số vấn đề sau: - Mức độ hiệu quả của việc sử dụng máy móc thiết bị của công ty là tương đối thấp, cụ thể ở các tháng 1, 2, 3 mức độ hiệu quả chỉ đạt 22,4% đến 22,7%. Biểu hiện của tình trạng này có thể xuất phát ở từ một số nguyên nhân sau: + Trình độ quản lý việc sử dụng máy móc thiết bị và dây chuyền lắp ráp sản xuất của công ty là chưa tốt gây lãng phí, cho nên công ty cần phải tìm hiểu nguyên nhân để từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục thích hợp. + Cũng có thể do tình hình tiêu thụ mà cụ thể là cầu về xe trong các tháng này là thấp và có ít các đơn đặt hàng từ các đại lý hay có đơn đặt hàng nhưng chỉ với số lượng nhỏ, từ đó mà sản lượng sản xuất thực tế cũng phải giảm xuống để phù hợp với tình hình tiêu thụ trên thị trường và phù hợp với vấn đề hàng dữ trữ, tồn kho theo kế hoạch của công ty. - Nhưng kể từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2004 thì mức độ hiệu quả đã tăng một cách đáng kể so với ba tháng đầu năm 2004, cụ thể là mức độ hiệu quả đã tăng từ 25,3% tháng 10 và tháng 12 là 28,1%. Nếu ta so sánh mức độ hiệu quả từ tháng 1 năm 2004 với tháng 12 năm 2004 thì chỉ tiêu này đã tăng lên là 5,7% (28,1% - 22,4%). Việc tăng lên của chỉ tiêu này có thể xuất phát từ một số nguyên nhân sau: + Do nhu cầu về xe trên thị trường tiêu thụ trong những tháng cuối năm tăng lên, từ đó làm cho công ty có được nhiều đơn đặt hàng hơn hoặc đơn đặt hàng với số lượng tăng lên. Cũng vì cầu về xe trên thị trường có xu hướng tăng lên mà từ đó công ty đã thay đổi kế hoạch sản xuất, cụ thể là tăng sản lượng sản xuất thực tế để phù hợp và đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của thị trường nhằm tăng doanh thu, tăng lợi nhuận của công ty. Hơn nữa để đảm bảo lượng sản phẩm dự trữ thì công ty cũng cần phải sản xuất làm sao cho sản lượng dự trữ cuối kỳ được phù hợp với tình hình thị trường và phù hợp với kế hoạch dự trữ mà công ty đã đặt ra. + Ngoài nguyên nhân đã nêu thì chỉ tiêu mức độ hiệu quả tăng lên cũng có thể xuất phát từ trình độ quản lý việc sử dụng máy móc thiết bị và dây chuyền lắp ráp của công ty đã được quan tâm và có các biện pháp nâng cao hiệu quả về vấn đề này. + Không những thế, chỉ tiêu mức độ hiệu quả tăng lên cũng có thể bắt nguồn từ vấn đề về lao động trong công ty. Chẳng hạn như ý thức của công nhân trực tiếp sản xuất đã được khơi thông từ đó làm cho người lao động làm việc với năng suất cao hơn. Cùng với sự tăng lên về năng suất lao động của công nhân trực tiếp sản xuất thì, năng suất và hiệu quả của nhân viên quản lý và nhân viên kỹ thuật trong toàn công ty đã tăng lên một cách đáng kể. Đây được xem là các tín hiệu đáng mừng đối với công ty vì vậy mà công ty cần phải quan tâm hơn nữa để duy trì và phát huy các chỉ số, các tiến bộ đã đạt được. - Đối với chỉ tiêu mức độ sử dụng máy móc thiết bị dây chuyền lắp ráp của công ty trong các tháng 1, 2 và 3 năm 2004 là thấp nhất so với 12 tháng trong năm, và là rất thấp so với mức độ sử dụng cho phép. Cụ thể là chỉ tiêu này chỉ đạt 18,7% tháng 1 và 18,8% trong tháng 3 năm 2004. Tình trạng này có thể xuất phát bởi một số nguyên nhân cơ bản sau: + Cầu về xe trên thị trường trong các tháng này là thấp, từ đó mà công ty phải thay đổi kế hoạch sản xuất trong từng tháng để phù hợp với cầu trên thị trường, đồng thời làm giảm lượng hàng tồn kho nhằm giảm chi phí bảo quản, giảm tình trạng ứ đọng vốn từ đó mới có thể nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. + Nguyên nhân thứ hai có thể nói đến là trình độ quản lý máy móc thiết bị của Công ty là thấp, cũng có thể do máy móc thiết bị không đạt được năng suất mà kế hoạch sản xuất của Công ty đã đặt ra từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2004. + Ngoài hai nguyên nhân vừa nêu thì tình trạng của chỉ tiêu mức độ sử dụng thấp còn do nguyên nhân về năng suất lao động của công nhân trực tiếp sản xuất, mà năng suất lao động thấp thường bắt nguồn từ các vấn đề như: * Trình độ, tay nghề của người lao động không tốt. * ý thức, nhận thức của người lao động còn hạn chế. Với các nguyên nhân này thì Công ty cần phải xem xét và tìm hiểu thêm để từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. - Nhưng kể từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2004 thì chỉ tiêu này tăng lên một cách rõ rệt so với ba tháng đầu năm. Cụ thể là, mức độ sử dụng của tháng 12 năm 2004 đã đạt được là 23,4% tức là nếu so với tháng 1 thì chỉ tiêu này đã tăng tương đối là 4,7% (23,4% - 18,7%). Điều này chứng tỏ Công ty đã làm tốt và khắc phục được một số các vấn đề như: + Vấn đề cung cầu về xe trên thị trường, đặc biệt là việc dự báo lượng cung và lượng cầu của Công ty. + Vấn đề về trình độ quản lý máy móc thiết bị đã được quan tâm để từ đó có thể làm tăng hiệu quả hoạt động của công tác này. + Vấn đề về lao động trực tiếp sản xuất cũng đã được xem xét khắc phục để từ đó nâng cao năng suát lao động của đối tượng này. Mặc dù chỉ tiêu về mức độ sử dụng đã tăng lên đáng kể song nếu so với mức độ sử dụng cho phép thì chỉ tiêu này đang ở tình trạng thấp vì vậy mà dù loại chỉ tiêu này có tăng lên thì Công ty vẫn cần phải duy trì và phát huy h ơn nữa mới mong để có thể phát triển một cách bền vững trong môi trường kinh tế có sự cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. 2. Phân tích chỉ tiêu tỷ lệ sai hỏng trong sản xuất tại Công ty. Bảng 8: Bảng phân tích tỷ lệ sai hỏng bình quân (sử dụng thước đo giá trị) Loại xe Tổng giá thành từng loại sản phẩm (triệu đồng) Chi phí sản phẩm hỏng (triệu đồng) Tỷ lệ sai hỏng cá biệt (%) Tỷ lệ sai hỏng bình quân (%) 2003 2004 2003 2004 2003 2004 2003 2004 Dream 56320 60320 14,08 15,68 0,025 0,026 LF 125 T - 2DF 401560 45630 12,5 12,32 0,03 0,027 GM 110 40150 43980 11,2 12,31 0,028 0,028 LF 125T - 6A 2810 30850 7,2 7,4 0,025 0,024 LF 110-12 22370 26280 5,145 5,91 0,023 0,0225 Tổng 188410 207060 50,125 53,62 0,0266 0,0259 Tỷ lệ hỏng cá biệt = Chi phí từng loại sản phẩm hỏng Tổng giá thành từng loại sản phẩm Tỷ lệ sai hỏng bình quân = Tổng chi phín sản phẩm hỏng Tổng giá thành sản phẩm sản xuất Qua bảng trên ta thấy: - Tỷ lệ sai hỏng cá biệt của xe Dr

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1229.doc
Tài liệu liên quan