Công ty Cổ phần nhựa và bao bì An Phát có khoảng trên 500 cán bộ công nhân viên trong công ty. Trong đó, nam chiếm số đông. Cán bộ, nhân viên trong công ty có trình độ từ cao đẳng trở lên. Công nhân trực tiếp tham gia sản xuất đều được đào tạo bài bản tại các trường cao đẳng – trung cấp và họ đều có chuyên môn tay nghề cao.
Đội ngũ cán bộ nhân viên , công nhân trong công ty đều là những người trẻ trung, đầy nhiệt tình với công việc, có chuyên môn tay nghề cao, có khả năng nhanh chóng làm quen với công việc, nhạy bén nắm bắt và áp dụng những công nghệ kỹ thuật máy móc hiện đại
39 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1769 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và phát triển nhân sự tại công ty cổ phần nhựa và bao bì An Phát, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọn dây chuyền công nghệ, đào tạo lao động thích ứng với nghành nghề, tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm … Tuy nhiên, với tinh thần học hỏi, quyết tâm của ban lãnh đạo cũng như của tập thể cán bộ công nhân viên của công ty, cho đến nay những con số thống kê được tại nhà máy số 1 là một thành tích đáng tự hào.
Với hơn 300 công nhân vận hành sản xuất trên dây chuyền hiện đại nhập khẩu từ Đài Loan và Italia, năng xuất của nhà máy lên tới 600 tấn sản phẩm/tháng, sản phẩm không chỉ là sự lựa chọn hàng đầu của các tổ chức, cá nhân trong nước mà còn được các khách hàng nước ngoài ưa chuộng.
Những thành tích đáng tự hào của nhà máy số 1 chính là nền tảng vững chắc, là động lực và niềm tin để ban lãnh đạo công ty củng cố quyết tâm triển khai các dự án mở rộng quy mô sản xuất của công ty cổ phần nhựa và bao bì An Phát.
Việc đưa nhà máy số 2 vào sản xuất và triển khai xâu dựng nhà máy số 3 là những dấu mốc minh chứng cho sự lớn mạnh không ngừng của công ty, để An Phát không chỉ xứng đáng với những danh hiệu đã đạt được mà còn thể hiện mong muốn của tập thể cán bộ công nhân viên công ty “ Cùng nhau vươn tới tầm cao mới “
Nhà máy số 2:
Sau gần một năm thi công và hai tháng hoạt động thử nghiệm đến tháng 07/2008 công ty cổ phần nhựa và bao bì An Phát đã chính thức đưa nhà máy sản xuất và tái chế nhựa số 2 tại cụm công nghiệp An Đồng - Nam Sách - Hải Dương đi vào hoạt động.
Đây là chương trình nằm trong kế hoạch phát triển và mở rộng quy mô An Phát theo kế hoạch 5 năm 2007 – 2012 nhằm đưa An Phát trở thành tập đoàn sản xuất bao bì lớn nhất Việt Nam và Đông Nam á.
Nhà máy 2 được khởi công xây dựng vào tháng 5/2007 trên diện tích 40.000 m2, nhà máy 2 có công suất thiết kế 1000 tấn sản phẩm/tháng sử dụng khoảng 500 lao động lành nghề, được trang bị các dây chuyền sản xuất tiên tiến hiện đại nhập khẩu từ Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapo và Trung Quốc. Sản lượng xuất khẩu dự kiến của nhà máy sẽ lên tới 80% tổng sản lượng đạt được.
Theo ông Phạm ánh Dương – Chủ tịch HĐQT của công ty : “ Việc đưa nhà máy sản xuất số 2 vào hoạt động đánh dấu một bước phát triển mới trong lĩnh vực sản xuất, tái chế nhựa của công ty An Phát nói riêng và ngành nhựa Việt Nam nói chung.
Cùng với việc đưa các dây chuyền sản xuất vào hoạt động, công ty còn đồng loạt cho sản xuất các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu thị trường, trong đó đặc biệt chú trọng đến sản xuất dòng sản phẩm “bao bì nhựa tự phân huỷ “ – một dòng sản phẩm hứa hẹn đem lai những thành công lớn trên thị trường bao bì Việt Nam và thế giới.
Hiện nay, phát triển dòng sản phẩm “ bao bì nhựa tự phân huỷ “ đang là một nhu cầu cấp thiết, nó xuất phát từ nhiều nguyên nhân trong đó nguyên nhân chủ yếu là từ việc bảo vệ môi trường - vấn đề cấp bách toàn cầu. ý thức được vấn đề này ngay từ đầu thành lập công ty và lựa chọn hướng sản xuất kinh doanh, ban lãnh đạo công ty đã chọn nghành sản xuất tái chế làm hướng phát triển và mục tiêu chính đưa các sản phẩm đã qua sử dụng quay trở lại phục vụ con người, góp phần tiết kiệm cho nhân loại một nguồn lớn nguyên liệu nhất là khi giá dầu thô tăng cao.
Hiện tại các dây chuyền sản xuất tiên tiến nhất được đưa vào hoạt động với nhịp độ khẩn trương. Những container hàng đầu tiên của nhà máy sản xuất số 2 đã được xuất khẩu cho khách hàng tại Anh, Mỹ, Tây Ban Nha và nhận được những lời khen ngợi đáng tự hào.
Mục tiêu chiến lược của công ty là sản lượng phải đi đôi với chất lượng, tạo niềm và chữ tín trong kinh doanh. Vì thế công ty đã đầu tư những dây chuyền sản xuất tiên tiến đame bảo uy tín tốt nhất cho dòng sản phẩm của mình. Khi mua hàng của An Phát, bạn sẽ được cam kết bảo vệ đến cùng về chất lượng và giá cả sản phẩm.
2.1.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2008
Chỉ tiêu
6 tháng đầu năm
6tháng cuối năm
Cả năm 2008
Doanh thu bán hàng & CCDV
12.154.858.028
13.471.860.516
25.626.718.544
Doanh thu thuần về bán hàng CCDV
12.154.858.028
13.471.860.516
25.626.718.544
Giá vốn hàng bán
8.449.918.253
11.850.647.082
20.300.565.335
Lợi nhuận gộp về bán hàng và CCDV
3.704.939.775
2.621.213.434
6.326.153.209
Doanh thu hoạt động tài chính
708.868.402
825.753.426
1.534.621.828
Chi phí tài chính(CP lãi vay)
918.457.928
902.796.872
1.821.254.800
Chi phí quản lý kinh doanh
2.943.130.679
1.605.147.031
4.548.277.710
Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD
552.219.570
939.022.957
1.491.242.527
Thu nhập khác
91.784.955
80.250.664
172.035.619
Chi phí khác
0
0
0
Lợi nhuận khác
91.784.955
850.250.664
172.035.619
Tổng lợi nhuận trước thuế
664.004.525
1.019.273.621
1.663.278.146
Lợi nhuận sau thuế thu nhập DN
644.004.525
1.019.273.621
1.663.278.146
Nhận xét: Qua bảng số liệu trên ta thấy:Lợi nhuận sau thuế của công ty 6 tháng cuối năm tăng so với 6 tháng đầu năm,cụ thể là tăng 375.269.096đ. Lợi nhuận sau thuế tăng do doanh thu tăng (Doanh thu hoạt động tài chính tăng 116.885.024đ; Lợi nhuận thuần từ HĐKD tăng 386.803.387đ), Chi phí giảm (chi phí tài chính giảm 15.661.056đ; chi phí QLKD giảm 1.337.983.648đ). Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty trong năm vừa qua tương đối tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao.công ty cần phát huy công tác quản lý để giữ vững sự phát triển này trong các năm tới.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần nhựa và bao bì An Phát
2.1.3.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của công ty cổ phần nhựa và bao bì An Phát (Nhà máy số 1 ) :
PGĐ kinh doanh
PGĐ sản xuất
Phòng Kỹ
thuật
Phòng
Kế hoạch kinh doanh
Phòng Quản lý chất lượng
P.Tổ chức hành chính
Phòng kế
toán
Phòng Sản
xuất
Phân xưởng 1
Phân xưởng 2
Tổ
lái
xe
Tổ
bảo
vệ
ĐạI HộI Đồng cổ đông
HĐ quản trị
Tổng giám đốc
Giám đốc
Ban kiểm soát
Ban kiểm soát
2.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban trong bộ máy quản lý của công ty
Trong điều kiện nền kinh tế cạnh tranh vô cùng khốc liệt mà một doanh nghiệp muốn tồn tại và đúng vững, phát triển đòi hỏi phải có một cơ cấu quản lý khoa học và hợp lý. Đó là nền tảng, là yếu tố vô cùng quan trọng giúp cho doanh nghiệp tổ chức quản lý hợp lý nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tổ chức bộ máy của công ty bao gồm :
+ Đại hội đồng cổ đông : Là cơ quan có them quyền cao nhất của công ty. Tất cả các cổ đông tham dự có quyền biểu quyết về tất cả những vấn đề liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Hội đồng quản trị : Là cơ quan quản lý công ty do đại hội đồng cổ đông bầu ra, được quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty: chiến lược phát triển của công ty, huy động thêm vốn,…quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức GĐ, PGĐ, kế toán trưởng và các chức danh thuộc quyền quản lý của hội đồng quản trị….
+ Ban kiểm soát: Do đại hội đồng cổ đông bầu ra để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản lý và điều hành công ty.
+ Tổng giám đốc: Do hội đồng quản trị bổ nhiệm và miễn nhiệm, là người điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và đại hội cổ đông về việc điều hành công ty.
+ Giám đốc: Dưới quyền của tông giám đốc, là người điều hành và quản lý công ty dưới sự chỉ huy của tổng giám đốc.
+ Phó giám đốc kinh doanh: Có nhiệm vụ quản lý, điều hành về công tác cung ứng vật tư, công tác hạch toán, công tác quản trị, công tác hành chính-nhân sự, đối nội, đối ngoại và trực tiếp chỉ đạo công tác tiêu thụ.
+ Phó giám đốc sản xuất: Có nhiệm vụ điều hành sản xuất hàng ngày,tham mưu cho giám đốc về công tác kỹ thuật, quản lý chất lượng….
+ Phòng sản xuất: Có nhiệm vụ quản lý, điều hành sản xuất hàng ngày, báo cáo cho phó giám đốc sản xuất về tình hình sản xuất…
+ Phòng kỹ thuật: Có nhiệm vụ thiết kế mẫu mã sản phẩm, xây dựng và kiểm tra các chương trình công nghệ mới…
+ Phòng kế hoạch kinh doanh: Có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch kinh doanh, quản lý hàng hoá, tìm kiếm đối tác ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, tham mưu cho phó giám đốc kinh doanh về hoạt động kinh doanh mang lại hiệu quả kinh doanh tốt nhất. Quản lý phương tiện vận tải, điều hành vận chuyển sản phẩm tiêu thụ kịp thời và có hiệu quả, quản lý về vấn đề an ninh cho công ty.
+ Phòng quản lý chất lượng: Lập quy trình công nghệ sản xuất, kiểm tra việc thực hiện quy trình công nghệ, kiểm tra chất lượng sản phẩm, nghiên cứu ứng dụng khoa học – kỹ thuật vào sản xuất. Quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9000 – 2000.
+ Phòng tổ chức – hành chính: Quản lý và tổ chức lao động, tiền lương, lưu trữ và thực hiện các văn bản có liên quan đến công ty. Tổ chức lao động, tính tiền lương, tiền thưởng cho cán bộ công nhân viên, bộ máy quản lý và toàn bộ công nhân trực tiếp sản xuất tại doanh nghiệp. Tham mưu cho giám đốc về công tác tổ chức, quy hoạch cán bộ, sắp xếp cơ cấu lao động trong dây chuyền sản xuất, lên kế hoạch đào tạo cho cán bộ công nhân viên sản xuất và quản lý, thực hiện chính sách đối với người lao động. Tổ chức và theo dõi công tác hành chính và các hoạt động văn hoá xã hội của công ty. Tiếp nhận hồ sơ tuyển dụng và lậpp kế hoạch tuyển dụng nhân sự…
+ Phòng kế toán: Thống kê kế toán và kiểm tra báo cáo thống kê quyết toán, bảng tổng kết tài sản, lập kế hoạch luân chuyển vốn nhanh để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Cung cấp đầy đủ kịp thời chính xác số liệu cho ban giám đốc để điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Các phân xưởng: Là nơi trực tiếp sản xuất ra sản phẩm, là nơi rèn luyện lao động và thực hiện quyền lao động sản xuất, giữ gìn mọi thiết bị tài sản của công ty.
+ Phòng bảo vệ: Chịu trách nhiệm tổ chức và duy trì an ninh trong công ty. Duy trì và bảo vệ an toàn lao động, bảo vệ tài sản chung của công ty và tài sản riêng của cán bộ công nhân viên và công nhân trong công ty.
+ Tổ lái xe: Chịu trách nhiệm bảo vệ và quản lý phương tiện vận tải, trực tiếp lái xe cho công ty khi có nhiệm vụ được giao, đảm bảo an toàn, kịp thời gian, đúng địa điểm.
2.2. Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần nhựa và bao bì an phát
2.2.1. Cơ cấu nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần nhựa và bao bì An Phát
2.2.1.1. Số lượng nguồn nhân lực của công ty
Công ty Cổ phần nhựa và bao bì An Phát có khoảng trên 500 cán bộ công nhân viên trong công ty. Trong đó, nam chiếm số đông. Cán bộ, nhân viên trong công ty có trình độ từ cao đẳng trở lên. Công nhân trực tiếp tham gia sản xuất đều được đào tạo bài bản tại các trường cao đẳng – trung cấp và họ đều có chuyên môn tay nghề cao.
Đội ngũ cán bộ nhân viên , công nhân trong công ty đều là những người trẻ trung, đầy nhiệt tình với công việc, có chuyên môn tay nghề cao, có khả năng nhanh chóng làm quen với công việc, nhạy bén nắm bắt và áp dụng những công nghệ kỹ thuật máy móc hiện đại
Bảng số lượng nhân sự của công ty cổ phần nhựa và bao bì An Phát
ĐVT : Người
Đơn vị
Số lượng
Năm 2007
Năm 2008
1. Ban lãnh đạo
8
10
2. Phòng kế hoạch kinh doanh
8
11
3. Phòng quản lý chất lượng
5
6
4. Phòng tổ chức hành chính
7
9
5. Phòng kế toán
4
5
6. Phòng sản xuất
10
13
7. Phòng kỹ thuật
10
12
8. Phân xưởng 1
212
215
9. Phân xưởng 2
189
206
10. Tổ lái xe
8
9
11. Tổ bảo vệ
4
5
Tổng số lao động
465
501
Qua số liệu trên cho ta thấy biến động về lực lượng lao động trong các năm có chiều hướng tăng lên qua các năm, thể hiện là tổng số lao động năm 2007 là 465 người nhưng tổng số lao động năm 2008 tăng lên là 501 người. Điều đó cho thấy, số lượng nguồn nhân lực trong công ty có tăng lên nhưng không đáng kể. Mặt khác, ta thấy số lượng nhân sự qua hai năm luôn ổn định đã cho ta thấy công ty đã ý thức được tầm quan trọng của đội ngũ nhân sự trong sự phát triển của công ty, nên công ty ngày càng chú trọng phát triển trình độ và tay nghề người lao động, cũng như chăm sóc đến đời sống của cán bộ công nhân viên trong công ty. Vì vậy số lao động trong công ty luôn gắn bó với công ty, yên tâm làm việc cho nên đa số họ không có tư tưởng nghỉ việc hay thôi việc.
Không những vậy, việc công ty sử dụng chủ yếu là dây chuyền tự động nên số lượng lao động luôn ở mức ổn định và yêu cầu đào tạo trước khi sử dụng. Vì vậy công ty luôn tổ chức đánh giá sàng lọc lại đội ngũ lao động hiện có của mình để sắp xếp, bố trí lại vị trí làm việc cho phù hợp và đạt hiệu quả cao trong công việc. Mặt khác nó làm phù hợp với khả năng và trình độ của mỗi người và tất cả đều phải đạt tiêu chuẩn của công ty.
Việc công ty hai năm vừa qua có một số lượng nhỏ lao động tăng lên chứng tỏ công ty đang trên đà phát triển, do công ty gần đây luôn nhận được những đơn hàng lớn và việc công ty vừa nhập một số máy móc mới đưa vào sản xuất.
2.2.1.2. Cơ cấu lao động trong công ty cổ phần nhựa và bao bì An Phát
ĐVT : Người
Năm
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Số lượng lao động
Tỷ l
%
Số lượng lao động
Tỷ lệ
%
Tổng số lao động
465
100%
501
100%
1. Về giới tính
- Nam
- Nữ
405
60
87,1
12,9
420
81
83,83
16,17
2. Về trình độ
- Trên đại học
- Đại học
- Cao đẳng
- Trung cấp CN
- Phổ thông
2
38
12
62
351
0,43
8,17
2,58
13,33
75,48
3
45
18
80
355
0,39
8,98
3,59
15,97
70,86
3. Về hình thức lao động
- Lao động gián tiếp
- Lao - Lao động trực tiếp
41
424
8,82
91,18
54
447
10,78
89,22
Một điều có thể thấy,qua số liệu trên thì trong tổng số lao động thi lao động nam chiếm số đông so với lao động nữ trong công ty. Cụ thể (năm 2007, nam chiếm 87,1% nữ chiếm 12,9%, năm 2008 nam chiếm 83,83%, nữ chiếm 16,17%). Điều này cũng phù hợp với nghành nghề sản xuất của công ty.
Mặt khác, công ty hiện là công ty vừa và nhỏ nên cơ cấu đội ngũ quản lý của công ty chiếm tỷ lệ nhỏ, gọn, năng động và được sắp xếp cũng như sử dụng hợp lý đã khiến cho công việc luôn tiến triển tốt. Đội ngũ lao động của công ty có trình độ phổ thông trở lên, được sắp xếp và phân bố đều khắp các phân xưởng.
Mặt khác việc bố trí lượng lao động tại các phân xưởng một cách phù hợp khi có hợp đồng lớn nên công ty luôn hoàn thành khối lượng lớn sản phẩm kịp hợp đồng.
Khi cần thiết có thể thuyên chuyển công tác của người lao động từ phân xưởng này sang phân xưởng khác, hay có thể động viên tại các phân xưởng luôn phấn đấu làm việc tốt nhất có thể.
Ngoài ra công ty còn khuyến khích người lao động làm tốt công việc của mình bằng các quỹ khen thưởng…
2.2.2. Đánh giá thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần nhựa và bao bì An Phát
2.2.2.1. Phân tích công tác hoạch định chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần nhựa và bao bì An Phá
Công tác hoạch định chương trình đào tạo và phát triển tại công ty được thực hiện qua quy trình sau:
Đào tạo bên trong
Đào tạo bên ngoài
Kiểm tra
Nhu cầu đào tạo
Xem xét lập kế hoạch đào tạo
Phê duyệt
Tổ chức đào tạo
Lưu hồ sơ
* Nhu cầu đào tạo:
Dựa vào đặc điểm của nghành sản xuất nhựa và bao bì, căn cứ vào yêu cấu đào tạo của trưởng đơn vị, bộ phận nhu cầu đào tạo có thể được xác định như sau:
+ Đào tạo để đáp ứng nhu cầu công việc: Căn cứ vào chức trách nhiệmvà yêu cầu về năng lực, nhân viên nào chưa đáp ứng được yêu cầu nào thì được đào tạo về yêu cầu ấy.
+ Đào tạo cho nhân viên mới được tuyển dụng: Căn cứ vào quyết định tuyển dụng lao động hay hoạt động của lãnh đạo để xác định nhu cầu đào tạo.
+ Đào tạo cho những thay đổi vị trí làm việc: Trường hợp này thường xảy ra khi có yêu cầu về lao động của các đơn vị hoặc sắp xếp lại lao động cho phù hợp với năng lực của nhân viên.
+ Đào tạo cho việc sử dụng thiết bị mới, công nghệ sản xuất mới: Căn cứ vào mục tiêu chất lượng, kế hoạch đầu tư để xác định nhu cầu đào tạo.
+ Đào tạo để nâng cao trình độ cho nhân viên và cán bộ quản lý. Việc xác định nhu cầu đào tạo căn cứ vào:
- Nhu cầu của đơn vị hoặc đề xuất của nhân viên được đào tạo nâng cao trình độ để hoàn thành công việc được tốt hơn và trưởng đơn vị xét thấy hợp lý.
- Yêu cầu công tác tổ chức, cán bộ khi có thư mời tham dự các khoá đào tạo từ bên ngoài gửi đến và được giám đốc đồng ý cử đi học.
+ Đào tạo nâng bậc nghề cho công nhân : Căn cứ vào quyết định nâng bậc lương hàng năm của công ty các đơn vị, xác định nhu cầu đào tạo nâng bậc.
+ Đào tạo theo nguyện vọng cá nhân (tự túc chi phí đào tạo): Cá nhân có nguyện vọng được đào tạo tại các cơ sở đào tạo bên ngoài công ty để nâng cao trình độ thì làm đơn theo biểu mẫu gửi cho trưởng đơn vị xét, ký vào đơn gửi trưởng phòng tổ chức lao động trình lãnh đạo công ty xét duyệt.
+ Đào tạo các văn bản của hệ thống quản lý chất lượng : Có hiệu quả đến nhân viên và áp dụng chúng. Căn cứ vào nhu cầu đào tạo, cách xác định nhu cầu đào tạo nêu trên, trưởng các đơn vị lập danh sách đào tạo trình lên ban lãnh đạo xét duyệt làm căn cứ lập kế hoạch đào tạo.
* Xem xét lập kế hoạch đào tạo:
Phòng tổ chức hành chính lập kế hoạch đào tạo: Căn cứ vào danh sách nhu cầu đào tạo gửi đến trưởng phòng tổ chức hành chính có trách nhiệm lập kế hoạch đào tạo
Có hai loai kế hoạch đào tạo:
- Kế hoạch đào tạo năm: Được lập cho những chủ trương, kế hoạch hoặc mục tiêu chất lượng đã được xác định thông qua đại hội công nhân viên chức đầu năm, những quy định có tính chất ổn định (ví dụ đào tạo nâng bậc). Kế hoạch đào tạo hàng năm được giám đốc hoặc tổng giám đốc phê duyệt xong trước ngày 15/02 hàng năm.
- Kế hoạch đào tạo đột xuất : Những nhu cầu đào tạo phát sinh sau ngày 15/02 trong năm sẽ được lập theo biểu mẫu đưa vào kế hoạch đào tạo đột xuất
* Phê duyệt:
Các kế hoạch đào tạo phải được tổng giám đốc hoặc giám đốc phê duyệt. Nếu kế hoạch chưa đạt yêu cầu thì phải xem xét lập kế hoạch đào tạo lại.
* Tổ chức đào tạo:
Sau khi tổng giám đốc hoặc giám đốc phê duyệt, kế hoạch đào tạo được gửi cho các đơn vị có liên quan để thực hiện. Trường hợp do cơ quan bên ngoài công ty đào tạo trưởng phòng tổ chức hành chính phải thảo luận hoạt động đào tạo trình lãnh đạo ký.
- Tổ chức kế hoạch đào tạo:
+ Chuẩn bị giáo án: Giáo viên được phân công giảng dạy chuẩn bị giáo án cho bài giảng. Nếu nội dung đào tạo là các văn bản của hệ thống chất lượng các quy định thành văn bản của công ty, các chính sách của nhà nước thì không nhất thiết phải viết giáo án. Giáo án viết xong được trưởng đơn vị xem xét sau đó thông qua hội đồng đào tạo của công ty. Giáo viên phải rà soát, cập nhật giáo án.
+ Nội dung đào tạo: Đào tạo ban đầu, đào tạo và duy trì nâng cao tay nghề cho công nhân viên, gồm các nội dung chính sau:
Giới thiệu về công ty, nội quy lao động,nội dung làm việc, các chế độ chính sách mà người lao động được hưởng, về hệ thống chất lượng mà công ty đang áp dụng. Nội dung này được phổ biến cho công nhân, nhân viên mới được tuyển dụng do trưởng phòng tổ chức lao động đảm trách (người được uỷ quyền giảng dạy).
Các quy định về an toàn lao động và vệ sinh lao động. Nội dung này được phổ biến cho công nhân mới tuyển hoặc người được điều chuyển công việc sản xuất khác sử dụng trang thiết bị mới. Cán bộ an toàn loa động thực hiện công việc này.
Hướng dẫn thực hiện công việc, hướng dẫn áp dụng các văn bản của hệ thống chất lượng có liên quan đến từng công nhân, hướng dẫn sử dụng trang thiết bị (kể cả trang thiêt bị mới). Cán bộ kỹ thuật có liên quan thực hiện công việc đào tạo trang thiết bị mới, công nghệ sản xuất mới.
Theo dõi thực hiện
+ Đào tạo trong nội bộ công ty:
- Đơn vị nào thực hiện đào tạo thì trưởng đơn vị đó tổ chức, theo dõi việc đào tạo.
- Nếu công ty tổ chức đào tạo thì trưởng phòng tổ chức hành chính tổ chức, theo dõi việc đào tạo.
- Người trực tiếp giảng dạy sẽ lập danh sách học viên.
+ Đào tạo ngoài công ty
- Khi kết thúc khóa học đào tạo hoặc kết thúc học kỳ học viên nộp các văn bằng (bản sao) có bản chính để đối chiếu. Nếu khoá học đào tạo có quy định cấp văn bằng, chứng chỉ có liên quan cho cán bộ đào tạo để làm bằng chứng cho việc đào tạo và ghi hồ sơ cá nhân.
- Nếu vì lý do khách quan nào đó như : Cơ quan đào tạo bên ngoài thay đổi thời gian mở lớp học, thay đổi tiến độ lắp đặt thiết bị thì kế hoạch đào tạo cũng thay đổi cho phù hợp nhưng phải ghi rõ lý do thay đổi.
- Đánh giá kết quả đào tạo:
+ Đánh giá về nhận thức: Người trực tiếp đào tạo đưa ra các câu hỏi để học viên làm bài.
+ Đánh giá về công việc: Trưởng đơn vị nơi học việc làm việc cùng với người được phân công hướng dẫn, đào tạo, kiểm tra làm việc. Nếu người được đào tạo tự tiến hành được công việc theo quy định là đạt yêu cầu.
* Kiểm tra:
Trưởng phòng tổ chức hành chính kiểm tra việc thực hiện đào tạo, nếu không đạt thì phải tiến hành tổ chức đào tạo lại.
* Lưu hồ sơ:
Trưởng phòng tổ chức hành chính/giám đốc kiểm tra việc thực hiện công việc. Nếu đạt các đơn vị liên quan lưu hồ sơ tuân thủ.
Ví dụ: Nhu cầu đào tạo năm 2008
( Mục đích đào tạo là nâng cao bậc lương )
STT
Đơn vị được đào tạo
Số người được đào tạo
1.
Phòng kinh doanh
4
2.
Phòng tổ chức hành chính
3
3.
Phòng kế toán
1
4.
Phòng quản lý chất lượng
2
5.
Phòng sản xuất
3
6.
Phòng kỹ thuật
4
7.
Phân xưởng 1
57
8.
Phân xưởng 2
48
Tổng
Toàn công ty
122
2.2.2.2. Phân tích tình hình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
* Đào tạo đối với cán bộ - nhân viên trong công ty:
Nhìn chung, đội ngũ cán bộ - nhân viên của công ty là đội ngũ trẻ, năng động và có trình độ chuyên môn cao.Cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật ngày nay thì nhiệm vụ cũng như trình độ chuyên môn của cán bộ nhân viên trong công ty luôn phải thay đổi thì mới đáp ứng được sự phát triển không ngừng này. Nhận thức rõ được điều này nên ban lãnh đạo công ty rất trú trọng đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong công ty mình.
Hằng năm, căn cứ vào sự thay đổi của cơ chế chính sách của nhà nước, chiến lược kinh doanh của công ty trong năm và kế hoạch nhân lực, công ty sẽ tổ chức cho các cá nhân có nhu cầu, nhiệm vụ liên quan đi học cao học, học đại học tại chức hay đi học ở các lớp tập huấn ngắn hạn do công ty thuê giáo viên có uy tín ở các trường đại học về dạy…
Ví dụ :
- Tháng 1/2008 công ty đã tạo điều kiện cho 2 cán bộ nhân viên đi học cao học
- Tháng 1/2008 công ty cử 10 người cho đi học lớp đại học tại chức (chi phí do công ty đảm nhận)
- Tháng 2/2008 công ty thuê giáo viên về dạy tiếng Anh cho toàn cán bộ nhân viên ở các phòng ban trong công ty. Thời gian dạy 1 buổi/1 tuần vào ngày chủ nhật để cán bộ nhân viên nâng cao trình độ hiểu biết của mình.
- Tháng 3/2008 công ty cử cán bộ ở phòng kỹ thuật đi tập huấn 10 ngày tại Hà Nội về cách dùng trang thiết bị mới.
- Ngoài ra, khi chuẩn bị đầu tư máy móc, thiết bị mới công ty đều cử các cán bộ có chuyên môn giỏi ra nước ngoài tìm hiểu, học tập cách vận hành các máy móc, thiết bị đó trước khi mua chính thức, (thông thường là các nước Nhật, Đài Loan, Trung Quốc…)
- Khi những nhân viên mới vào thử việc hay mới được tuyển dụng sẽ được tha, gia một lớp đào tạo cơ bản về công ty như giới thiệu về công ty, những phúc lợi xã hội khi làm việc trong công ty như tiền thưởng, phần thưởng cho cá nhân xuất sắc…, mức lương được trả, cơ hội nâng cao trình độ chuyên môn.
- Khi những nhân viên này trải qua lớp đào tạo cơ bản sẽ được phân vào phòng ban và được sự hướng dẫn, kèm cặp cụ thể về công việc tại các phòng ban đó.
- Nếu cá nhân nào có nhu cầu tự nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng của mình, công ty sẽ tạo điều kiện thuận lợi về thời gian (như cho nghỉ ngày thứ 7 hàng tuần) cho cá nhân đó. Tuy nhiên cá nhân này vẫn phải hoàn thành tốt công việc tại công ty.
* Đào tạo đối với công nhân tại các phân xưởng:
- Đào tạo nhận thức cho công nhân mới được tuyển dụng:
+ Kỷ luật lao đông, nội quy, quy chế của công ty. Tất cả công nhân đều được phổ biến điều này nhằm giúp người lao động thực hiện nghĩa vụ lao động một cách đầy đủ, chính xác. Các quy định như : Thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi…
+ Các quy định về quản lý lao động : Việc riêng, nghỉ việc, thôi việc, bảo hiểm xã hội.
+ Thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động.
+ Quy chế trả lương cho công nhân sản xuất.
+ Vai trò, chức năng của công đoàn trong công ty.
+ Thời gian thử việc cho công nhân là 3 tháng với mức lương như sau : Lao động phổ thông : 850.000đ/tháng; Trung cấp chuyên ngiệp là : 1.200.000đ/tháng; Cao đẳng là 1.500.000đ/tháng.
+ Kết thúc khó học công ty sẽ tổ chức kiểm tra, đánh giá. Việc này do phòng tổ chức hành chính và ban công đoàn thực hiện.
- Đào tạo công nhân mới với công việc:
+ Với những công nhân mới công ty sẽ tổ chức lớp học đào tạo về các kiến thức, kỹ năng cần thiết trong công việc sản xuất, tái chế nhựa và bao bì : Vận hành dây chuyền, đóng gói, in ấn…
+ Sau đó, công nhân mới sẽ được trực tiếp làm việc dưới sự kèm cặp, chỉ bảo của công nhân lành nghề hơn. Điều này sẽ giúp cho công nhân mới nắm bắt thực tiễn công việc nhanh hơn và có hiệu quả hơn.
- Đào tạo cho những công nhân cũ:
+ Tuỳ theo nguyện vọng của từng cá nhân trong từng phân xưởng công ty sẽ tạo điều kiện cho họ học hỏi, nâng cao trình độ, kỹ năng…
+ Tháng 1/2008 công ty đã tạo điều kiện cho 100 công nhân tham gia lớp đào tạo nâng bậc cho công nhân.
+ Tháng 1/2008 công ty cho 20 công nhân có trình độ trung cấp chuyên nghiệp đi học tại chức nâng cao trình độ chuyên môn.
+ Thuyên chuyển những công nhân từ vị trí này sang vị trí khác để nắm bắt thêm các kỹ năng trong công việc…
2.2.2.3. Nguồn kinh phí hỗ trợ đào tạo
Công
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Chuyên đề báo cáo tôt nghiệp- Một số biện pháp về công tác đào tạo và phát triển nhân lực tại công ty cổ phần Nhựa và bao bì An Phát.doc