Chuyên đề Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty khách sạn Vườn Bắc Thủ Đô

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 4

Chương 1

Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và khái quát về công ty liên doanh khách sạn Vườn Bắc Thủ Đô. 6

1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH VÀ CÁC VẤN ĐỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 6

1.2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh 7

1.2.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lợi

1.2.1.1. Mức doanh lợi trên doanh số bán 7

1.2.1.2. Mức doanh lợi trên doanh thu thuần 7

1.2.1.3. Mức doanh lợi trên tổng tài sản 7

1.2.1.3. Mức doanh lợi trên tổng tài sản 7

1.2.1.4. Mức doanh lợi trên vốn chủ sở hữu

1.2.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn 10

1.2.2.1. Số vòng quay vốn lưu động 10

1.2.2.2. Số ngày của một vòng quay vốn lưu động 11

1.2.3. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động 11

1.3. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 12

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 12

1.4.1. Nhóm nhân tố thuộc môi trường vĩ mô 13

1.4.1.1. Môi trường chính trị - pháp luật 13

 1.4.1.2. Môi trường kinh tế 13

1.4.1.3. Môi trường văn hoá 14

1.4.1.4. Môi trường tự nhiên và hạ tầng cơ sở vật chất xã hội 14

1.4.2. Nhóm nhân tố thuộc môi trường vi mô 15

1.4.2.1. Các yếu tố thuộc nội tại doanh nghiệp: 16

1.4.2.2. Người cung ứng 16

1.4.2.3. Khách hàng 18

1.4.2.4. Đối thủ cạnh tranh 18

1.5. Các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp: 19

1.5.1. Các biện pháp tăng doanh thu 19

1.5.2. Các biện pháp giảm chi phí 20

1.5.3. Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 23

1.5.3. Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 24

1.5.5. Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực 25

2. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY LIÊN DOANH KHÁCH SẠN VƯỜN BẮC THỦ ĐÔ 26

2.1. Giới thiệu chung về công ty 26

2.2. Quá trình hình thành và phát triển 27

2.3. Chức năng, nhiệm vụ của công ty: 28

2.4. Những lĩnh vực hoạt động chủ yếu 28

2.4.1. Khách sạn 28

2.4.2. Nhà hàng 29

2.5. Mô hình tổ chức bộ máy 31

2.5.1. Hội đồng quản trị và ban giám đốc: 31

2.5.2. Các bộ phận, phòng ban trong công ty 33

2.5.2.1.Bộ phận Sảnh 34

2.5.2.2.Bộ phận phòng: 35

2.5.2.3. Bộ phận nhà hàng: 35

2.5.2.4.Bộ phận bếp 36

2.5.2.5. Bộ phận kỹ thuật 36

2.5.2.6. Bộ phận kế toán 37

2.5.2.7.Bộ phận nhân sự 37

Chương 2

Thực trạng hoạt động kinh doanh và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty liên doanh khách sạn Vườn Bắc Thủ Đô 39

1. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY LIÊN DOANH KHÁCH SẠN VƯỜN BẮC THỦ ĐÔ 39

1.1. Những đặc điểm chủ yếu trong hoạt động của công ty: 39

1.2. Một số nguyên tắc và phương pháp ghi nhận các chỉ tiêu kinh tế của công ty 41

2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY LIÊN DOANH KHÁCH SẠN VƯỜN BẮC THỦ ĐÔ 45

2.1. Nhóm yếu tố thuộc môi trường vĩ mô 45

2.1.1. Môi trường chính trị - pháp luật 45

2.1.2. Môi trường kinh tế

2.1.3. Môi trường văn hoá 45

2.1.4. Môi trường tự nhiên và cơ sở hạ tầng vật chất xã hội 47

2.2. . Nhóm yếu tố thuộc môi trường vi mô 49

2.2.1 Các yếu tố nội tại Doanh nghiệp 49

2.2.2. Người cung ứng 52

2.2.3. Khách hàng 53

2.2.4. Đối thủ cạnh tranh 54

3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CUẨ CÔNG TY TRONG THỜI GIAN QUA 55

3.1 Khái quát thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm qua 55

3.2. Thực trạng kết quả kinh doanh của công ty những năm 2003- 2007 57

3.2.1. Thực trạng tình hình doanh thu của công ty qua các năm 2003-2007 57

3.2.2 Thực trạng chi phí của công ty qua các năm 2003-2007 61

3.2.3.Thực trạng tình hình lợi nhuận của công ty qua các năm 2003-2007 65

4. Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian qua 71

4.1 Đánh giá khả năng sinh lợi qua các năm của công ty 71

4.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty trong những năm qua 76

4.3 Đánh giá tình hình sử dụng lao động của công ty 78

4.4. Đánh giá chung về HQKD của công ty 79

Chương 3

Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh doanh của công ty liên doanh khách sạn Vườn Bắc Thủ Đô 81

1. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI 81

1.1. Mục tiêu và phương hướng phát triển của ngành 81

1.2. Phương hướng phát triển của công ty 83

2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY LIÊN DOANH KHÁCH SẠN VƯỜN BẮC THỦ ĐÔ 86

2.1. Không ngừng nâng cao chất lượng hàng hoá – DV của công ty 86

2.2. Áp dụng các biện pháp tiết kiệm trong quá trình kinh doanh 88

2.3. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 90

2.4 Tăng cường hoàn thiện công tác tổ chức bộ máy một cách hợp lý và khoa học 91

2.5 Quan tâm chăm lo thích đáng đến đội ngũ cán bộ công nhân viên 92

2.6 Nânng cao uy tín và đẩy mạnh hơn nữa quá trình hình thành, xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty 93

2.7Chú trọng công tác nghiên cứu, mở rộng thị trường 94

3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 95

KẾT LUẬN 98

LỜI CAM ĐOAN 99

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 100

DANH MỤC CÁC BÁO CÁO VÀ WEBSITE THAM KHẢO 101

 

 

 

 

doc110 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1597 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty khách sạn Vườn Bắc Thủ Đô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vấn đề khó khăn trong việc đảm bảo chất lượng, số lượng cũng như giá cả của các yếu tố đầu vào cho nhà hàng: chất lượng các yếu tố đầu vào không tốt sẽ ảnh hưởng đến chất lượng món ăn, giá cả hàng hoá đặc biệt là lương thực thực phẩm tăng cao làm tăng chi phí đầu vào, tăng giá cả sản phẩm của công ty kéo theo sẽ làm giảm sút số lượng thực khách, giảm doanh thu và lợi nhuận của bộ phận nhà hàng và của cả công ty. Hạ tầng cơ sở vật chất xã hội ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh theo chiều hướng như thế nào là còn tuỳ thuộc vào điều kiện của hạ tầng cơ sở hạ tầng. Nếu điều kiện hạ tầng cơ sở vật chất xã hội không tốt thì sẽ có tác động tiêu cực tới hoạt động của công ty, không ai lựa chọn nghỉ ngơi, thưởng thức món ăn ở một khách sạn – nhà hàng mà để đến được đó mất nhiều thời gian vì hệ thống giao thông thiếu thốn, bất tiện, hay vì các điều kiện về thông tin liên lạc yếu kém,…Ngược lại, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ có nhiều thuận lợi khi điều kiện hạ tầng cơ sở vật chất xã hội tốt, tạo điều kiện thuân lợi cho khách hàng đi lại nhanh chónh, liên lạc thuận tiện,…Tuy nhiên, nếu xét trên phạm vi rộng thì các doanh nghiệp, các công ty cùng nhau khai thác hệ thống hạ tầng cơ sở vật chất xã hội như: hệ thống giao thông vận tải (đường, phương tiện, nhà ga, sân bay, bến đỗ,…), hệ thống thông tin (bưu điện, điện thoại, viễn thông,…), hệ thống bến cảng, nhà kho, cửa hàng cung ứng xăng dầu, điện nước,… Điều kiện hạ tầng cơ sở vật chất xã hội có sự khác biệt và ảnh hưởng khác nhau đến các doanh nghiệp khi xét ở phạm vi hẹp hơn đó là vị trí cụ thể của công ty. Trong kinh doanh nhà hàng và khách sạn thì yếu tố vị trí kinh doanh có ý nghĩa vô cùng quan trọng ảnh hưởng manh mẽ tới hoạt động kinh doanh của công ty. Công ty liên doanh khách sạn Vườn Thủ Đô toạ lạc tại vị trí khá thuận lợi, gần trung tâm thành phố nên có hệ thống giao thông, hệ thống thông tin liên lạc thuận tiện, tiết kiệm thời gian và chi phí cho khách hàng. Đây chính là một lợi thế của công ty. Bên cạnh những thuận lợi thì hệ thống cơ sở vật chất xã hội cũng mang lại cho công ty một vài vấn đề khó khăn. Thực chất đây không phải là những khó khăn cá biệt của công ty mà của hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành. Đó chính là những yếu kém trong hệ thống giao thông (hệ thống đường giao thông chật hẹp, hay bị đào bới sửa chữa gây nên tình trạng tắc đường; hệ thống giao thông công cộng yếu kém, gần như chưa có hệ thống cơ sở vật chất giành riêng cho loại hình giao thông công cộng,…), những yếu kém trong hệ thống thông tin ( cước phí đắt, cơ sở hạ tầng yếu kém dẫn đến chất lượng truyền tin thấp,…). Xét riêng đối với công ty, ngoài những khó khăn chung như đã kể trên thì công ty gặp một khó khăn trong vấn đề diện tích mặt bằng tương đối hẹp vì vậy không gian bị bó hẹp tạo cảm giác bất tiện cho khách hàng. Hiện nay phương tiện ô tô đã trở nên phổ biến nhưng hệ thống bãi đỗ xe nói chung của cả thành phố và của công ty nói riêng rất hạn chế, đó cũng là một bất lợi của công ty. 2.2. Nhóm yếu tố thuộc môi trường vi mô: 2.2.1. Các yếu tố nội tại doanh nghiệp Một doanh nghiệp bao gồm rất nhiều yếu tố, bộ phận cấu thành nên và mỗi bộ phận có một vai trò cũng như ảnh hưởng nhất định tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong công ty liên doanh khách sạn Vườn Bắc Thủ Đô cũng tồn tại nhiều bộ phận chức năng và về cơ bản các bộ phận này hoạt động một cách độc lập tương đối với nhau. Điều đó có nghĩa là kết quả hoạt động của bộ phận này ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của bộ phận khác, vì vậy cần có sự điều hành, chỉ đạo thống nhất giữa các bộ phận để bản thân mỗi bộ phận có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của bộ phận mình đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho bộ phận khác hoạt động. Về cơ bản khi xem xét các yếu tố nội tại của công ty ta có thể xem xét các yếu tố cơ bản sau: Sản phẩm và lĩnh vực kinh doanh của công ty. Công ty liên doanh khách sạn Vườn Bắc Thủ Đô kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn và nhà hàng, theo đó sản phẩm mà công ty cung ứng ra thị trường là các sản phẩm dịch vụ khách sạn và nhà hàng. Với mục tiêu xây dựng một khách sạn tiêu chuẩn quốc tế 3 sao, công ty đưa ra các sản phẩm dịch vụ xứng tầm với tiêu chuẩn đó. Cụ thể khách sạn của công ty bao gồm một toà nhà 5 tầng gồm 87 phòng với 4 loại phòng cơ bản (superior double, moderate, deluxe double, excutive – excutive deluxe & excutive suite), 1 phòng tập thể thao, 2 phòng họp có sức chứa tối đa 110 người; 3 nhà hàng với công suất thiết kế 200 chỗ ngồi phục vụ các món ăn Âu – Á. Thực tế với lĩnh vực kinh doanh là công ty đã lựa chọn và hệ thống cơ sở hạ tầng như trên công ty có nhiều thuận lợi do lĩnh vực kinh doanh là một lĩnh vực đang đựoc khuyến khích và có tiềm năng phát triển trong những năm tới tại Việt Nam. Trong những năm lại đây làn sóng đầu tư và du lịch của người nước ngoài vào Việt Nam đang có xu hướng tăng lên trong thời gian tới khi mà Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng với nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên đứng trước những cơ hội đó công ty cũng phải đối mặt với những thách khi mà nhu cầu của khách hàng càng cao thì khả năng đáp ứng của doanh nghiệp lại có hạn vì rất khó để có thể nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ của mình khi mà điều kiện cơ sở vật chất hạn chế và ngành kinh doanh này ngày càng có sự gia nhập của các công ty nước ngoài khác hùng mạnh hơn về mọi mặt. Các yếu tố thuộc về nhân sự. Công ty với quy mô hoạt động không lớn vì vậy đội ngũ nhân sự không thuộc loại quá đông đảo chỉ bao gồm khoảng 260 đến 270 người. Công ty có một bộ máy lãnh đạo bao gồm những người nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý, điều hành và một lực lượng nhân viên có trình độ tay nghề, có nghiệp vụ và ngoại ngữ được tuyển chọn kỹ càng để có thể đảm nhận công việc một cách có hiệu quả. Đội ngũ cán bộ với số lượng không quá đông và có trình độ tay nghề, nghiệp vụ là một lợi thế trong công tác quản trị nhân sự của công ty. Người lãnh đạo sẽ có điều kiện tiếp xúc với tất cả các nhân viên để thu thập thông tin cũng như có điều kiện kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động của nhân viên đồng thời qua đó cũng có điều kiện quan tâm đến đội ngũ nhân viên của công ty, tăng thêm sự hiểu biết và tạo sự đoàn kết gắn bó giữa lãnh đạo và nhân viên, giữa nhân viên với nhân viên. Các yếu tố thuộc về quản trị tài chính - kế toán. Nhóm yếu tố này của công ty có tác động lớn trong hoạt động kinh doanh của công ty. Mọi hoạt động đều cần phải có nguồn tài trợ vì vậy các hoạt động quản lý và huy động nguồn tài chính ổn định cho công ty là cả một vấn đề. Trong cơ cấu nguồn vốn của công ty luôn tồn tại hai bộ phận là nguồn vốn vay và nguồn vốn chủ sở hữu, vấn đề khó khăn là việc phải cân đối cơ cấu nguồn của các nguồn vốn để đảm bảo chi phí vốn ở mức độ hợp lý để vừa đảm bảo cho hoạt động kinh doanh vừa đảm bảo tính hiệu quả trong kinh doanh. Các yếu tố thuộc hệ thống thông tin trong công ty. Trong công ty luôn tồn tại hai hệ thống thông tin là hệ thống thông tin nội bộ và hệ thống thông tin với bên ngoài. Hệ thống thông tin nội bộ của công ty được vânh hành đơn giản, thuận tiện cho các nhân viên liên lạc, phối hợp công việc với nhau một cách nhịp nhàng và hiệu quả. Hệ thống thông tin với bên ngoài của doanh nghiệp bao gồm thông tin của công ty với khách hàng hoặc các đối tác bên ngoài và hệ thống thông tin phục vụ cho khách hàng của công ty. Công ty có hệ thống điện thoại, máy vi tính khắp các phòng ban bộ phận và phòng của khách. Bên cạnh đó còn có bộ phận tổng đài để hỗ trợ cho việc kết nối đến các địa chỉ mong muốn, công ty còn có hê thống internet không dây (wifi) để phục vụ cho việc cập nhật thông tin. Việc xây dựng một hệ thống thông tin thông suốt trong và ngoài công ty làm tăng hiệu quả công việc của người lao động đồng thời cũng tăng sự hài lòng của khách hàng đối với các dịch vụ của công ty. Bên cạnh những yếu tố nội tại trên thì vẫn còn tồn tại nhiều yếu tố khác có ảnh hưởng tới hoạt động của công ty. Nói chung với các yếu tố nội tại, công ty chỉ cần có sự chú tâm và đưa ra các biện pháp thích hợp thì hoàn toàn có thể điều chỉnh chiều hướng cũng như phạm vi ảnh hưởng của các yếu tố đó đến hoạt động của công ty. 2.2.2. Người cung ứng Nguồn cung ứng của công ty bao gồm cả nguồn cung ứng trong nước và nước ngoài. Cả hai nguồn cung ứng này trong thời gian gần đây luôn có những bất ổn tác động không tốt đến hoạt động kinh doanh của công ty. Thời gian vừa qua cả trong nước và nước ngoài liên tiếp xãy ra các điều kiện bất lợi cho hoạt động nông nghiệp: thiên tai, bão lũ, hạn hán, bệnh dịch xãy ra liên tiếp cả trong trồng trọt và chăn nuôi gây ra sự khan hiếm trong nguồn lương thực - thực phẩm. Giá cả của hầu hết các mặt hàng cũng tăng cao trong một thời gian ngắn làm gia tăng chi phí đầu vào của công ty. Việc khan hiếm hàng hoá sẽ làm gia tăng quyền lực của nhà cung ứng đối với công ty, các nhà cung ứng sẽ lấy lý do khan hiếm hàng hóa để gây khó dễ khi cung ứng cho công ty, thậm chí họ có thể cung ứng hàng hóa có chất lượng không đáp ứng yêu cầu hoặc ép giá. 2.2.3. Khách hàng Khách hàng của của công ty phần đông là khách nước ngoài mà cụ thể là khách Nhật Bản chiếm đến 75-80% . Đây vừa là điều kiện thuận lợi vừa là khó khăn của công ty. Với một nhóm đối tượng khách hàng đồng nhất về văn hoá công ty sẽ thuận lợi trong việc đưa ra các dịch vụ phù hợp với đặc trưng văn hóa của họ, có điều kiện để quan tâm chăm sóc đến khách hàng hơn do số lượng của đối tượng khách hàng này đủ lớn để triển khai các dịch vụ đặc biệt cho khách hàng mà vẫn đảm bảo tính hiệu quả trong kinh doanh. Tuy nhiên, người Nhật Bản thường kỹ tính và cầu kỳ đặc biệt là trong ẩm thực nên nếu phục vụ không tốt, không phù hợp thì sẽ làm cho khách hàng không hài lòng, điều đó cũng đồng nghĩa với việc đánh mất khách hàng. Khách hàng tập trung theo nhóm đặc trưng như vậy trong thời gian dài cũng sẽ gây ra khó khăn cho công ty vì thường công ty chỉ quen phục vụ cho đối tượng khách hàng chủ đạo của mình mà thiếu quan tâm tới các nhóm khách hàng khác vì vậy sẽ bỏ qua những đối tượng khách hàng tiềm năng. Đặc biệt trong thời gian tới khi làn sóng đầu tư và du lịch đổ vào Việt Nam ngày một mạnh mẽ nhưng công ty không chủ động tìm kiếm mở rộng đối tượng đối tượng khách hàng thì công ty sẽ đánh mất cơ hội, lợi thế trong kinh doanh so với đối thủ cạnh tranh của mình. 2.2.4. Đối thủ cạnh tranh Lĩnh vực kinh doanh khách sạn – nhà hàng là một lĩnh vực có mức độ cạnh tranh tương đối lớn hiện nay. Chỉ tính trong phạm vi thành phố Hà Nội thì mật độ khách sạn – nhà hàng tương đối dày đặc với nhiều khách sạn nổi tiếng với quy mô lớn hơn và đạt hệ thống tiêu chuẩn cao hơn như: khách sạn Melia, khách sạn Bảo Sơn, khách sạn Dewoo, khách sạn Kim Liên, khách sạn Lake View,… Ngoài những khách sạn lớn thì bộ phận khách sạn của công ty còn phải cạnh tranh với một mạng lưới dày đặc các khách sạn nhỏ, hệ thống nhà nghỉ. Tất cả mạng lưới khách sạn trong thành phố có thể chia thành 3 nhóm cơ bản: nhóm khách sạn hạng sang, nhóm khách sạn hạng trung và nhóm khách sạn nhà nghỉ bình dân. Mỗi nhóm như vậy có một nhóm đối tượng khách hàng khác nhau và phân chia thị trường thành đoạn khác nhau. Với điều kiện và vị thế của khách sạn Vườn Bắc Thủ Đô thì có thể xếp khách sạn vào nhóm khách sạn hạng trung, chuyên khai thác đoạn thị trường khách hàng có mức thu nhập khá. Việc nhận định được đoạn thị trường giúp công ty nhận diện được vị thế và nhóm khách hàng tiềm năng của công ty, đồng thời cũng nhận biết được các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của mình để có các chiến lược kinh doanh phù hợp tạo lợi thế trong kinh doanh. Tương tự như bộ phận khách sạn, đối thủ cạnh tranh của bộ phận nhà hàng là một hệ thống các nhà hàng hoạt động chuyên nghiệp. Tuy nhiên nhà hàng của công ty có một lợi thế đó là có một số lượng tương đối lớn khách hàng từ phía khách sạn. Nhà hàng của công ty đã thành công trong việc xây dựng thương hiệu cho món phở Cali thu hút được một lượng đông đảo thực khách và tạo thành một đặc trưng riêng trong thực đơn của nhà hàng. Nhà hàng vẫn tiếp tục đưa ra các thực đơn đặc biệt để tạo lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh. 3. THỰC TRANG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN QUA 3.1. Khái quát thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm qua: BẢNG 1: THỐNG KÊ CÁC CHỈ TIÊU CHÍNH CỦA CÔNG TY Đơn vị: USD Năm Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng DT 1.291.071,69 1.448.000,50 1.856.697,15 2.172.652,74 2.774.922,21 Tổng chi phí 1.015.400,10 1.199.256,90 1.792.230,20 2.091.579,79 2.582.805,47 LN trước thuế 275.671,59 248.743,60 64.466,95 81.072,95 192.116,74 Nộp ngân sách (số còn phải nộp cuối năm) 59.553,85 37.184,40 57.639,16 44.248,77 27.113,01 Từ bảng số liệu trên ta có thể phân tích khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian qua. Một, tổng DT của công ty tăng liên tục qua các năm, tốc độ tăng trưởng cao tuy nhiên lại không đều và ổn định qua các năm. Tốc độ tăng trung bình đạt 21%/năm, trong đó năm 2005 có tốc độ tăng cao nhất đạt xấp xỉ 28% so với năm 2004. Năm 2006 tốc độ tăng có giảm nhưng đến năm 2007 tốc độ gia tăng DT tăng trở lại, tăng khoảng 27% so với năm 2006. Hai, tổng chi phí cũng biến động tăng với tốc độ tương ứng, trung bình tăng 26,94%/năm. Năm 2005 DT của công ty tăng mạnh nhưng cùng với đó là sự gia tăng tương ứng của chi phí, tốc độ gia tăng chi phí của năm 2005 so với năm 2004 là 49,45%, đây là tốc độ gia tăng khá lớn. Các năm tiếp theo tốc độ tăng của tổng chi phí hoạt động kinh doanh tuy có giảm so với năm 2005 nhưng vẫn ở mức độ cao. Đây là một xu hướng biến động không tốt cho hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty, cần phải có biện pháp để hạn chế sự gia tăng tổng chi phí. Ba, lợi nhuận trước thuế là chỉ tiêu hình thành từ hai chỉ tiêu tổng DT và tổng chi phí vì vậy nó biến động phụ thuộc vào sự biến động của hai chỉ tiêu trên. Tổng DT và tổng chi phí qua các năm đều có sự gia tăng nhưng lại biến động với tốc độ khác nhau nên chỉ tiêu lợi nhuận có sự biến động khác. Lợi nhuận của công ty trong thời gian qua có sự biến động tăng giảm thất thường. Do tổng chi phí tăng với tốc độ cao trong hai năm 2005 và 2006 nên lợi nhuận trong 2 năm này có sự sụt giảm nghiêm trọng. Tuy nhiên đến năm 2007 công ty dần lấy lại tốc độ tăng trưởng. Công ty cần phải có biện pháp để giữ vững và phát triển sự gia tăng lợi nhuận này để đảm bảo tính hiệu quả trong kinh doanh. Bốn, tình hình nợ ngân sách Nhà nước qua các năm có xu hướng giảm dần, đây là một dấu hiệu cho thấy tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà Nước của Công ty khá tốt. Nhìn chung, một đặc điểm dễ nhận thấy khi phân tích thực trạng tình hình kinh doanh của công ty trong những năm gần đây là mặc dù doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung ứng dịch vụ của công ty tăng liên tục qua các năm nhưng lợi nhuận thuần hoạt động kinh doanh và lợi nhuận sau thuế của công ty lại có sự sụt giảm tương đối mạnh trong hai năm 2005 và 2006. Đây là một tín hiệu không tốt cho thấy hoạt động bán hàng và kinh doanh của công ty mặc dù có sự tăng trưởng nhưng không đủ để bù lại sự gia tăng chi phí hay nói cách khác tốc độ tăng trưởng doanh thu không bắt kịp với tốc độ tăng trưởng của chi phí bỏ ra cho hoạt động kinh doanh và quản lý công ty. Sau đây ta sẽ đi vào tìm hiểu qua các chỉ tiêu cụ thể. 3.2. Thực trạng kết quả kinh doanh của công ty những năm 2003 – 2007 3.2.1. Thực trạng tình hình doanh thu của công ty qua các năm 2003 – 2007: Tổng hợp số liệu từ các bản báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm ta có bảng DT của công ty và bảng phân tích tình hình DT như sau: BẢNG 2: BẢNG THỐNG KÊ DOANH THU CỦA CÔNG TY QUA CÁC NĂM 2003 – 2007 Đơn vị: USD Năm Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 DT bán hàng và cung ứng DV 1.291.378,68 1.543.843,37 1.856.791,12 2.150.850,10 2.696.358,89 DT bán hàng và cung ứng DV của bộ phận khách sạn 761.913,42 972.621,32 1.006.380,79 1.269.613,65 1.629.916,81 DT bán hàng và cung ứng DV của bộ phận nhà hàng 529.465,26 571.222,05 850.410,33 881.236,45 1.066.442,08 DT thuần từ hoạt động KD 1.289.691,93 1.441.824,11 1.855.194,53 2.150.707,80 2.695.053,59 DT thuần bán hàng và cung ứng DV của bộ phận khách sạn 760.918,24 908.349,19 1.005.515,44 1.269.529,65 1.629.127,77 DT thuần bán hàng và cung ứng DV của bộ phận nhà hàng 528.773,69 533.474,92 849.679,09 881.178,15 1.065.925,82 DT hoạt động TC 570,15 5.757,57 382,19 903,45 40.236,56 Thu nhập khác 809,61 418,82 1.120,43 21.041,49 39.632,06 Tổng DT 1.291.071,69 1.448.000,50 1.856.697,15 2.172.652,74 2.774.922,21 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2003 -2007 Từ bảng số liệu trên ta có thể nhận xét một cách tổng quát rằng công ty có mức doanh thu khá cao, luôn đạt trên 1 triệu USD/năm và tăng liên tục qua các năm, năm sau thường tăng cao hơn năm trước. Bảng số liệu này cũng phản ánh được lĩnh vực hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty là khách sạn và nhà hàng. Cụ thể : BẢNG 3: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DOANH THU CỦA CÔNG TY QUA CÁC NĂM 2003 - 2007 Đơn vị: USD Chỉ tiêu Mức biến động năm sau so với năm trước 2004/2003 2005/2004 2006/2005 2007/2006 số tiền tỉ lệ(%) số tiền tỉ lệ(%) số tiền tỉ lệ(%) số tiền tỉ lệ(%) DT bán hàng và cung ứng DV +252.464,69 +19,55 +312.947,75 +20,27 +294.058,98 +15,84 +545.508,79 +25,36 DT bán hàng và cung ứng DV của bộ phận khách sạn +210.707,90 +27,66 +33.759,46 +3,47 +263.232,86 +26,16 +360.303,16 +28,38 DT bán hàng và cung ứng DV của bộ phận nhà hàng +41.756,79 +7,89 +279.188,29 +48,88 +30.826,12 +3,62 +185.205,63 +21,02 DT thuần từ HĐKD +152.132,18 +11,80 +413.370,42 +28,67 +295.513,27 +15,93 +544.345,79 +25,31 DT thuần bán hàng và cung ứng DV của bộ phận khách sạn +147.430,95 +19,38 97.166,25 10,70 263.402,17 26,20 348.114,55 27,43 DT thuần bán hàng và cung ứng dịch vụ của bộ phận nhà hàng +4.701,23 0,89 316.204,17 59,27 32.111,10 3,78 196.231,24 22,25 DT hoạt động TC +5.187,42 +909,83 +5.375,38 -93,36 +521,26 +136,39 +39.333,11 +4.353,66 Thu nhập khác -390,79 -48,27 +701,61 +167,52 +19.921,06 +1.777,98 +18.590,57 +88,35 Tổng DT +156.928,81 +12,15 +408.696,65 +28,22 +315.955,59 +17,02 +602.269,47 +27,72 Nguồn:xử lý số liệu từ bảng 2 DT bán hàng và cung ứng DV có sự tăng trưởng liên tục qua các năm. Tốc độ tăng bình quân của chỉ tiêu này đạt khoảng 20%/năm trong giai đoạn 2003 – 2007, cá biệt chỉ có năm 2006 có sự sụt giảm về gá trị, chỉ tăng 294.058,98 USD nghĩa là tăng 15,84% so với năm 2005, các năm còn lại luôn đạt tốc độ tăng trên 20% so với năm trước đó, năm 2007 có sự biến động với tăng cao nhất đạt 545.508,79USD tăng 25,36% so với năm 2006. DT bán hàng và cung ứng DV của các năm 2003 – 2005 luôn cao hơn tổng DT, năm 2006 và 2007 thì DT bán hàng và cung ứng DV thấp hơn nhưng vẫn chiếm 99%(năm 2006) và 97,17% (năm 2007). Sở dĩ có sự khác nhau giữa các năm như vậy là do DT bán hàng và cung ứng DV là chỉ tiêu ghi nhận ngay khi khách hàng chấp nhận thanh toán, tuy nhiên trong quá trình kinh doanh có một số trường hợp làm giảm DT bán hàng – đó là các khoản giảm trừ. Các khoản giảm trừ DT của công ty thường là: chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại và thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp. Chính vì đặc điểm này mà chỉ tiêu DT bán hàng và cung ứng DV sẽ không được tính vào tổng DT. Trong DT bán hàng và cung ứng DV của công ty, DT của bộ phận khách sạn và nhà hàng chiếm tỉ trọng trung bình qua các năm theo tỉ lệ: khách sạn 60% và nhà hàng 40%. Tỉ lệ giữa hai bộ phận này qua các năm có thể khác tuy nhiên đây là tỉ lệ trung bình và nó cho thấy trong hoạt động kinh doanh của công ty, lĩnh vực kinh doanh khách sạn vẫn chiếm ưu thế. BẢNG 4: CƠ CẤU CÁC LOẠI DOANH THU TRONG TỔNG DOANH THU CỦA CÁC NĂM Đơn vị: % Năm Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 DT thuần từ hoạt động KD 99,89% 99,57% 99,92% 98,99% 97,12% DT thuần bán hàng và cung ứng DV của bộ phận khách sạn 58.94% 62.73% 54.16% 58.40% 58.27% DTthuần bán hàng và cung ứng DV của bộ phận nhà hàng 40.96% 36.84% 45.76% 40.59% 38.85% DT hoạt động TC 0,04% 0,40% 0,02% 0,04% 1,45% Thu nhập khác 0,06% 0,03% 0,06% 0,97% 1,43% Tổng DT 100,00% 100,00% 100,00% 100,00% 100,00% Nguồn: xử lý số liệu bảng 2 DT thuần là chỉ tiêu thu được sau khi DT bán hàng và cung ứng DV được loại bỏ các khoản giảm trừ hợp lý vì vậy DT thuần luôn chiếm tỉ trọng lớn trong tổng DT của công ty, chiếm trên 97% trong tổng số DT và là bộ phận chủ yếu trong tổng DT. Chỉ tiêu này được tính ra từ chỉ tiêu DT bán hàng và cung ứng DV vì vậy nó có xu hướng biến động tương tự như chỉ tiêu DT bán hàng và cung ứng DV, có nghĩa là DT thuần của công ty tăng liên tục qua các năm với tốc độ tăng trung bình là 20,43%/năm. Cá biệt có năm 2005 tăng 28,67% (tăng 413.370,42 USD) so với năm 2004, tuy nhiên về giá trị thì năm 2007 lại tăng nhiều hơn, tăng 544.345,79 USD đạt 25,31% so với năm 2006. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu này không đồng đều, năm 2004 chỉ tăng 11,80% so với năm 2003 và năm 2006 chỉ tăng 15,93% so với năm 2005. Có sự khác biệt trong tốc độ tăng trưởng của hai chỉ tiêu DT bán hàng và cung ứng DV với DT thuần là do sự khác biệt của các khoản giảm trừ làm giảm tốc độ tăng trưởng của DT thuần. Ngoài hoạt động kinh doanh chính là kinh doanh các dịch vụ khách sạn và nhà hàng thì công ty còn có các nghiệp vụ kinh doanh tài chính và một số hoạt động khác. Đây là hai hoạt động kinh doanh phụ của công ty, nó chỉ đóng góp một bộ phận rất nhỏ trong tổng DT: DT từ hoạt động TC chiếm trung bình khoảng 0,39% và DT từ các hoạt động khác chiếm khoảng 0,51% trong tổng DT của công ty. Bên cạnh đó, hai bộ phận DT này lại tăng giảm thất thường qua các năm và mức độ tăng giảm qua các năm cũng rất lớn: DT hoạt động TC năm 2007 tăng đến 4.353,66% so với năm 2006 nhưng năm 2005 lại giảm 93,36% so với năm 2004; DT khác năm 2006 tăng đến 1.777,98% so với năm 2005 nhưng năm 2004 lại giảm 48,27% so với năm 2003. Biên độ biến động của hai loại DT này rất lớn nhưng nếu tính trên góc độ giá trị thì nhỏ vì vậy hai hoạt động này chỉ đóng góp một phần rất nhỏ trong tổng DT của công ty. Tóm lại, mặc dù DT hoạt động TC và hoạt động khác có tốc độ tăng trưởng thất thường nhưng đây lại không phải là bộ phận chính trong tổng DT nên mức độ ảnh hưởng không đáng kể. Về cơ bản tổng DT có sự biến động tương tự như chỉ tiêu DT thuần với tốc độ tăng trưởng bình quân là 21,28%/năm. Đây là một tốc độ tăng trưởng đáng kể, là điều kiện cần để tăng lợi nhuận của công ty. Sau đây là biểu đồ biểu diễn các chỉ tiêu DT chính của công ty: 3.2.2. Thực trạng tình hình chi phí của công ty qua các năm 2003 – 2007: DT là một trong những chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh của công ty. Nhưng để biết được kết quả đó có hiệu quả hay không thì phải xét đến chỉ tiêu chi phí đã bỏ ra để thu được kết quả đó. Một doanh nghiệp dù có mức DT cao nhưng lại không đủ để bù đắp chi phí thì doanh nghiệp đó hoạt động không có hiệu quả, nếu điều diễn ra với tốc độ và quy mô lớn thì doanh nghiệp sẽ phá sản. Chính vì vậy để đánh giá thực trạng kinh doanh của công ty ta sẽ xem xét đến yếu tố chi phí kinh doanh. BẢNG 5: BẢNG THỐNG KÊ CHI PHÍ CỦA CÔNG TY QUA CÁC NĂM 2003 - 2007 Đơn vị: USD Năm Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 Giá vốn hàng bán 589.315,56 574.007,05 918.763,87 1.007.186,77 1.263.342,74 Chi phí TC 111.680,04 111.679,92 121.946,78 114.140,74 89.675,77 Chi phí bán hàng 12.712,79 5.225,85 1.626,36 2.000,16 7.350,31 Chi phí quản lý 301.691,71 508.081,28 744.347,15 959.311,66 1.161.830,95 Chi phí khác - 262,80 5.546,04 8.940,46 60.605,70 Tổng chi phí 1.015.400,10 1.199.256,90 1.792.230,20 2.091.579,79 2.582.805,47 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2003 -2007 BẢNG 6: CƠ CẤU CÁC LOẠI CHI PHÍ TRONG TỔNG CHI PHÍ Đơn vị:% Năm Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 Giá vốn hàng bán 58,04 47,86 51,26 48,15 48,91 Chi phí TC 11,00 9,31 6,80 5,46 3,47 Chi phí bán hàng 1,25 0,44 0,09 0,10 0,28 Chi phí quản lý 29,71 42,37 41,53 45,87 44,99 Chi phí khác  - 0,02 0,31 0,43 2,35 Tổng chi phí 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 Nguồn: Xử lý số liệu từ bảng 5 Nhìn vào hai bảng số liệu trên ta có thể thấy rằng chi phí kinh doanh của công ty tăng đều qua các năm tuy nhiên từng bộ phận chi phí lại có sự biến động với chiều hướng khác nhau. Trong đó các bộ phận chi phí giá vốn, chi phí TC và chi phí quản lý là ba bộ phận chi phí chủ yếu của công ty, còn lại hai bộ phận chi phí bán hàng và chi phí khác chỉ chiếm tỉ trọng thấp trong tổng chi phí của công ty. Với cơ cấu các loại chi phí của công ty như trên ta nhận thấy giá vốn hàng bán là bộ phận chi phí chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng chi phí,chiếm trung bình khoảng 50,85%; thứ hai là chi phí quản lý chiếm trung bình 40,89% trong tổng chi phí kinh doanh một năm của công ty; chi phí bán hàng chiếm tỉ trọng thấp nhất trong cơ cấu này, chỉ chiếm khoảng 0,43%; ngoà

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc20511.doc
Tài liệu liên quan