MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG TẠO NGUỒN HÀNG CHO XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU 3
I. Nguồn hàng và vai trò của công tác tạo nguồn hàng hoạt động xuất khẩu 3
1. Sự cần thiết của hoạt động tạo nguồn cho xuất khẩu trong các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu 3
2. Các nguồn hàng xuất khẩu của doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu 4
2.1. Khái niệm về nguồn hàng cho xuất khẩu 4
2.2. Phân tích nguồn hàng xuất khẩu 5
3. Vai trò nguồn hàng xuất khẩu 7
II. Nội dung và hình thức hoạt động tạo nguồn cho xuất khẩu ở doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu 8
1. Các hình thức của hoạt động tạo nguồn 8
2. Nội dung của hoạt động tạo nguồn hàng 10
2.1. Nghiên cứu thị trường và xác lập phương án tạo nguồn 10
2.2. Thực hiện tạo nguồn theo phương án đã lựa chọn 14
2.3. Tổ chức triển khai nguồn hàng 18
2.4. Tiếp nhận và bảo quản nguồn hàng 19
2.5. Gia công chế biến hàng trước khi xuất khẩu 20
3. Đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động tạo nguồn ở doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu 20
3.1. Chỉ tiêu phản ánh về mặt khối lượng 21
3.2. Chỉ tiêu phản ánh về chất lượng 21
3.3. Chỉ tiêu phản ánh về mua đồng bộ 21
3.4. Chỉ tiêu phản ánh tính kịp thời 22
3.5. Các pưhơng pháp xác định các chỉ tiêu 22
III. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động tạo nguồn quế cho xuất khẩu 23
1. Điều kiện tự nhiên 23
2. Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật 23
3. Hệ thống chính sách pháp luật 23
4. Tiềm lực tài chính của doanh nghiệp 24
5. Trình độ quản lý tài chính 24
IV. Vài nét khái quát về nguồn hàng quế xuất khẩu 24
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU MỘT SỐ MẶT HÀNG NÔNG SẢN TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU TỔNG HỢP I 26
I. Khái quát chung về Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp i 26
1. Sự hình thành và phát triển của Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp i 26
2. Tổ chức bộ máy của Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp i 31
2.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn củ Công ty 31
2.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty 33
3. Tiềm lực của Công ty 36
3.1. Tiềm lực về vốn 36
3.2. Tiềm lực về nhân công, lao động 36
3.3. Điều kiện vật chất kỹ thuật của Công ty 38
3.4. Cách thức và công nghệ tổ chức quản lý 38
4. Một số đặc điểm kinh doanh của Công ty 39
4.1. Đặc điểm về thị trường của Công ty 39
4.2. Đặc điểm về phương thức kinh tế của Công ty 39
4.3. Các đặc điểm khác 40
5. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong 4 năm gần đây 40
5.1. Các chỉ tiêu 40
5.2. Nhận định chung 44
II. Kết quả hoạt động tạo nguồn quế cho xuất khẩu từ năm 2000 đến năm 2002 của Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp i 45
1. Tình hình xuất khẩu quế của Công ty trong thời gian qua 45
1.1. Về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu 45
1.2. Về thị tưrờng xuất khẩu quế 46
2. Phân tích kết quả hoạt động tạo nguồn quế cho xuất khẩu của Công ty giai đoạn 2000 – 2001 48
2.1. Phân tích kết quả nguồn hàng theo mặt hàng 48
2.2. Phân tích kết quả tạo nguồn hàng theo khu vực địa lý 50
2.3. Phân tích kết qảu nguồn hàng theo các hình thức tạo nguồn 52
2.4. Chất lượng nguồn hàng từ hoạt động tạo nguồn 54
2.5.Pphân tích việc thực hiện kế hoạch hoạt động tạo nguồn của Công ty 55
III. Tổ chức và quản lý hoạt động tạo nguồn hàng quế cho xuất khẩu ở công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I Hà Nội 56
1. Công tác nghiên cứu thị trường 56
2. Lập đơn hàng và lựa chọn khu vực thị trường, nhà cung ứng 58
3. Tổ chức ký kết và thực hiện hợp đồng 59
4. Tổ chức tiếp nhận và bảo quản hàng hoá 59
IV. Đóng góp của công tác tạo nguồn tới hoạt động xuất khẩu quế của Công ty 60
1. Những đóng góp tích cực của công tác tạo nguồn tới hoạt động xuất khẩu quế của Công ty trong thời gian qua 60
2. Những hạn chế cần giải quyết trong công tác tạo nguồn quế xuất khẩu của Công ty 62
V. Những kết luận cơ bản 64
CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠO NGUỒN HÀNG CHO XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU TỔNG HỢP I TRONG THỜI GIAN TỚI 65
I. Chiến lược phát triển quế của Việt Nam 65
1. Tiềm năng sản xuất quế của Việt Nam 65
2. Hướng chiến lược của Việt Nam 66
3. Mục tiêu và phương hướng hoạt động kinh doanh của Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I trong các năm tiếp theo 66
II. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tạo nguồn quế cho xuất khẩu của Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp i 68
1. Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường nhằm xác định nhu cầu khách hàng và khả năng cung ứng 68
2. Giải pháp đầu tư tạo nguồn hàng cho xuất khẩu 73
3. Đa dạng các hình thức mua hàng 74
4. Biện pháp nâng cao chất lượng nguồn hàng cho xuất khẩu 75
5. Biện pháp tổ chức hệ thống mua hàng 76
6. Biện pháp giảm chi phí trong hoạt động tạo nguồn hàng xuất khẩu 77
7. Các biện pháp khác 79
III. Những điều kiện để thực hiện các biện pháp 80
1. Huy đôộng nguồn vốn cho tạo nguồn 80
2. Nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ Công ty thực hiện hoạt động tạo nguồn 81
3. Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật và phương tiện 82
KẾT LUẬN 84
95 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1723 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tạo nguồn quế cho xuất khẩu ở Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ã trao đổi với Công ty một khối lượng hàng không nhỏ.
Đối với các bạn hàng trong nước, Công ty chủ trương bám vào địa phương vì người sản xuất mà phục vụ. Địa phương là môi trường sống, môi trường tồn tại của Công ty. Trong 17 tỉnh, thành phố phía Bắc cơ quan hệ ở cấp liên hiệp còn có 40 đơn vị quận huyện, cơ sở các ngành khác cũng như khách hàng của Công ty... Nhiều đơn vị như: Bắc Thái, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Tây ... đã được Công ty giúp đỡ rất nhiều về mặt vốn. Khối lượng hàng xuất khẩu của các địa phương qua Công ty trên dưới 20 triệu USD. Riêng đối với mặt hàng nông sản, Công ty có quan hệ với 40 đơn vị trong nước.
Cũng về thị trường trong nước, hiện nay với nhiều chính sách của Nhà nước với cơ chế quản lý xuất nhập khẩu. Vấn đề cạnh tranh trong nước ngày càng gay gắt hơn. Việc khuyến khích xuất nhập khẩu trực tiếp đã làm kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty giảm đáng kể vào năm 1999, 2000 vừa qua. Tuy vậy điều này cũng tạo động lực cho Công ty một hướng đi riêng, đúng đắn trong tình hình hiện đại.
4.2. Đặc điểm về phương thức kinh doanh của Công ty.
Trong những năm gần đây Công ty thường áp dụng những phương thức kinh doanh linh hoạt để gia tăng hiệu quả xuất nhập khẩu. Công ty thực hiện 3 phương thức kinh doanh chính đó là:
+ Nhận uỷ thác xuất nhập khẩu: là phương thức kinh doanh chính của Công ty. Trong phương thức này Công ty là người đứng ra tiến hành các thủ tục xuất nhập khẩu, làm trung gian nghiệp vụ xuất khẩu cho bên uỷ thác và hưởng lợi nhuận theo số phần trăm do bên uỷ thác trả.
+ Gia công hàng xuất khẩu: Công ty nhận vật liệu gia công của khách hàng (chủ yếu là khách hàng nước ngoài) sau đó thuê nhân công để sản xuất thành phẩm rồi xuất lại cho khách hàng đó.
+ Xuất khẩu tự doanh: đây là hình thức kinh doanh có tỷ trọng ngày càng tăng trong tổng doanh thu hàng năm của Công ty. Tuy nhiên Công ty thực hiện phương thức này khá thụ động, nghĩa là doanh nghiệp chỉ tìm hàng cung ứng khi có đơn đặt hàng từ phía nước ngoài chứ không chủ động tìm kiếm bạn hàng loại này. Khối lượng hàng hoá giao dịch theo phương thức này thường không ổn định.
+ Bên cạnh những hình thức kinh doanh trên Công ty cũng thực hiện hàng đổi hàng và tạm nhập tái xuất trong những năm gần đây.
4.3. Các đặc điểm khác.
Trong 20 năm hoạt động Công ty luôn coi trọng chữ “tín” và luôn lấy đó làm tiêu chuẩn cho mọi hoạt động. Nhờ phương châm này mà Công ty được nhiều các bạn hàng trong và ngoài nước tin cậy. Trong lĩnh vực thu mua hàng trong nước để xuất khẩu, Công ty thường ứng vốn trước cho các đơn vị để hỗ trợ cho sản xuất, đặc biệt là đối với các mặt hàng nông sản.
Hoạt động Marketing của Công ty ngày càng được chú trọng và đẩy mạnh. Trong những năm trước đây hoạt động này chưa được chú trọng do tập quán làm ăn kiểu cũ. Hiện nay Công ty đang có kế hoạch thành lập phòng Marketing với nhiệm vụ chuyên nghiên cứu thị trường và đề xuất các phương án và chiến lược kinh doanh.
5. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong 4 năm gần đây.
5.1. Các chỉ tiêu.
Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm 1996, 1997 diễn ra khá thuận lợi và đạt được những kết quả đáng mừng. Nền kinh tế mở ra đã tạo điều kiện cho Công ty mở rộng buôn bán. Tuy nhiên tình hình cạnh tranh gay gắt giữa các Công ty xuất nhập khẩu làm cho công tác xuất nhập khẩu đặt ra một thử thách lớn, buộc Công ty phải xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh hướng vào thị trường với đầu vào và đầu ra hợp lý, lại phải phù hợp với thế lực của Công ty.
Bảng 8: Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty trong 4 năm qua.
Đơn
Năm
Năm
Năm
Năm
So sánh
1999/1998
So sánh
2000/1999
So sánh
2001/2000
Chỉ tiêu
Vị
1998
1999
2000
2001
Lượng tăng
% tăng
Lượng tăng
% tăng
Lượng tăng
% tăng
Tổng doanh thu
Tỷ đồng
263,02
109,3
379,02
636,00
-153,74
-58
260,74
238
65,92
72
Lợi nhuận
Tỷ đồng
5,03
10,58
5,20
5,50
5,55
110
-5,37
-50
-0,30
5,4
Nộp ngân sách
Triệu đồng
53,819
53,03
67,52
67,743
-0,789
-1
14,485
27
0,228
0,33
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu
Triệu USD
64,45
56,46
53,16
58,5
-7,99
-12
-3,3
-5
5,34
10
Kim ngạch xuất khẩu
Triệu USD
23,08
19,29
25,03
37,00
-3,79
-1,6
5,74
29
11,97
47
Kim ngạch nhập khẩu
Triệu USD
41,37
37,17
28,13
21,50
4,2
10
-9,04
-24
-6,63
23
Nguồn: Báo cáo tổng hợp của Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I.
Trong hoàn cảnh chung và riêng còn gặp nhiều khó khăn, Công ty đã tiếp nối được truyền thống 20 năm liên tục hoàn thành kế hoạch Bộ giao và trở thành một đơn vị điển hình trong ngành về mọi mặt. Tuy nhiên do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính của nhiều nước trong khu vực và điều kiện thời tiết khắc nghiệt kéo dài, chính sách quản lý xuất nhập khẩu của Nhà nước có nhiều thay đổi nên tổng doanh thu của các hoạt động sản xuất kinh doanh có nhiều giảm sút. Năm 1998 tổng mức doanh thu của Công ty là 263,02 tỉ đồng, mức lợi nhuận tương ứng là 5,03 tỉ đồng, đến năm 1999 thì tổng doanh thu lại giảm sút rất lớn chỉ còn có 198,28 tỉ đồng với mức lợi nhuận là 10,58 tỉ đồng. Nguyên nhân chính của sự giảm sút này là do sản phẩm của Công ty chưa đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng, phương thức thanh toán chưa phù hợp, hoạt động nghiên cứu thị trường còn nhiều yếu kém. Vì vậy Công ty cần có những biện pháp cụ thể để khắc phục. Từ giữa năm 1999 Công ty đã tạo điều kiện cho cán bộ các phòng nghiệp vụ được đi công tác một số nước Đông Nam Á, tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nên đã mở rộng được thị trường tiêu thụ. Năm 2000 doanh thu của Công ty đã lên tới 370,02 tỉ đồng tăng 238% so với năm 1999. Nguyên nhân của sự tăng trưởng này là Công ty đã chỉ đạo sát sao các phòng nghiệp vụ, vừa giữ mối quan hệ với bạn hàng cũ vừa tích cực tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ mới, tạo mọi điều kiện để làm các mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn như: gia công may mặc, lạc nhân, quế, hồi ... Công ty cũng đã mở thêm được mặt hang fmơis đó là mực khô xuất khẩu đi Trung Quốc với giá trị xuất khẩu lớn. Trong kinh doanh đã có chuyển biến mạnh từ uỷ thác sang tự doanh, đây là sự kết hợp giữa việc phát huy ưu thế về vốn của Công ty với yêu cầu khách quan của thị trường nó cũng đòi hỏi trách nhiệm và trình độ quản lý cao hơn. Ngoài ra Công ty cũng có thêm các hình thức jkd mới là tham gia đấu thầu, cung cấp hàng hoá trong nước và nhập khẩu. Các lĩnh vực sản xuất và kinh doanh dịch vụ của Công ty tuy chưa đạt như mong muốn nhưng các hoạt động này đã được chấn chỉnh và hoạt động tốt hơn năm 1999. Do vậy đến năm 2001 thì tổng doanh thu đã tăng lên một cách đáng ngờ với mức 636 tỉ đồng tăng lên 72% so với năm 2000, điều này cũng nhờ vào các biện pháp bổ sung của Công ty năm 2001 để thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả hơn, đó là: tăng cường công tác tổ chức cán bộ, tuyển mới một số cán bộ có trình độ quản lý và chuyên môn đặc biệt trong các lĩnh vực quản lý sản xuất công nghiệp, tin học ... củng cố bộ máy các phòng ban, chi nhánh, xí nghiệp để tăng cường hiệu quả hoạt động chung. Dành quỹ khoảng 50- 100 triệu đồng để đào tạo lại cán bộ đồng thời tăng cường công tác đào tạo tại chỗ.
Về kim ngạch xuất khẩu của Công ty bước sang năm 1998, 1999 hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty gặp nhiều khó khăn. Nghị định 57/CP ra đời cho phép nhiều doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp tư nhân) được phép trực tiếp xuất khẩu làm cạnh tranh nguồn cung ứng gay gắt tạo điều kiện thuận lợi cho khách ngoại ép giá. Do tỉ giá đồng Việt Nam giảm nên mọi chi phí liên quan đến dịch vụ phục vụ xuất khẩu trong nước đều tăng. Tuy nhiên trong điều kiện đầy rẫy những khó như vậy, Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I vẫn không ngừng phát triển và đi lên. Nhìn vào bảng **** ta thấy kim ngạch xuất nhập khẩu năm 1998 đạt con số cao nhất với 64,55 triệu USD. Bước sang năm 1999 kim ngạch xuất nhập khẩu giảm chỉ còn 56,46 triệu USD và kim ngạch xuất khẩu giảm từ 23,08 triệu USD xuống còn 19,29 triệu USD và kim ngạch nhập khẩu giảm từ 41,37 triệu USD xuống còn 37,17 triệu USD. Nguyên nhân chủ yếu của sự giảm sút này là do năm 1999 Nhà nước áp dụng nhiều chính sách mới trong quản lý kinh tế và xuất nhập khẩu, trong đó có nhiều chính sách tác động lớn đến kinh doanh của Công ty như: luật thuế giá trị gia tăng, luật thuế thu nhập doanh nghiệp, nghị định 57/CP về mở rộng quyền kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp, cải cách bổ sung luật thuế xuất nhập khẩu, cải cách thủ tục hải quan ... có thể nói chính sách đổi mới đã loại bỏ nốt những lợi thế về cơ chế, làm Công ty vừa mất nhiều khách hàng, mặt hàng có giá trị lớn vừa phải chấp nhận cạnh tranh với nhiều doanh nghiệp mới. Hơn nữa do kinh tế của một số bạn hàng lâm vào khủng hoảng làm cho thị trường truyền thống của Công ty bị giảm đáng kể. Nhiều mặt hàng xuất khẩu của Công ty như cói, ngô và một số mặt hàng khác đã mất hẳn thị trường. Công ty đã không ngừng xuất khẩu một số loại hàng sang thị trường Trung Quốc, Inđônêxia. Nhưng đến năm 2000, 2001 tình hình xuất nhập khẩu của Công ty đã có những dấu hiệu đáng mừng. Tuy tổng giá trị kim ngạch có giảm chút ít với lượng giảm là 3,3, triệu USD so với năm 1999, từ 56,46 triệu USD xuống còn 53,16 triệu USD nhưng sự sụt giảm này thuộc về nhập khẩu còn kim ngạch xuất khẩu đã tăng lên từ 19,29 triệu USD năm 1999 lên 25,03 năm 2000 và tăng tới 37 triệu USD năm 2001, tức tăng 47% so với năm 2000.
Bảng 9: Kim ngạch các hình thức xuất khẩu của Công ty năm 2001.
Đvt: USD.
Khoản mục
Giá trị
Tỉ trọng (%)
Tổng kim ngạch xuất khẩu:
Trong đó: - xuất khẩu uỷ thác
- xuất khẩu hàng gia công
- tạm nhập tái xuất
- hàng khác
37.000
15.000
10.200
6.065
5.735
100
40,54
27,56
16,39
15,1
Nguồn: Báo cáo của Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I.
Về cơ bản Công ty đã giữ được quy mô hoạt động nhất là kinh doanh xuất nhập khẩu, tiếp tục củng cố và phát triển các lĩnh vực mới mở mang dần dần đưa hoạt động đi vào nề nếp. Về quy mô và hiệu quả hoạt động tuy đã đạt được tăng trưởng nhưng xét theo quá trình thì năm 1998 đến nay tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty có xu hướng giảm dần và tăng lên cũng chưa đạt ở mức ban đầu. Vì vậy Công ty cần phấn đấu đi lên để tạo ra các chuyển biến lớn trong hoạt động xuất nhập khẩu nói chung và các hoạt động khác của Công ty.
Về nghĩa vụ nộp ngân sách: trong 4 năm qua Công ty đều hoàn thành mọi nghĩa vụ về thuế và nộp ngân sách đối với Nhà nước với mức đóng góp là 53,03 tỉ đồng năm 1999; 67,15 tỉ đồng năm 2000 và 67,74 tỉ đồng năm 2001. Như vậy mức đóng góp ngân sách ngày một tăng điều đó chứng tỏ hoạt động kinh doanh của Công ty ngày càng phát triển.
Thu nhập bình quân hàng tháng của mỗi cán bộ trong Công ty hàng năm đạt mức cao so với các cơ quan cùng ngành với đơn giá tiền lương là 683.761 đồng/ triệu đồng. Do đó tạo điều kiện cho mỗi người trong đơn vị đóng góp khả năng của mình vào sự nghiệp phát triển của Công ty. Có thể nói đây là đòn bẩy kinh tế lớn, động viên cán bộ tin tưởng vào khả năng kinh doanh của mình và đồng nghiệp.
5.2. Nhận định chung.
Trong những năm gần đây mặc dù gặp nhiều khó khăn do sự biến động của thị trường. Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I đã phấn đấu vượt qua khó khăn trở ngại để hoàn thành các mục tiêu đề ra về kim ngạch xuất nhập khẩu cũng nhưu về hiệu quả kinh doanh.
Các phòng nghiệp vụ và các chi nhánh đề nỗ lực trong việc tìm kiến đơn đặt hàng, khai thác hiệu quả các nguồn hàng xuất nhập khẩu và bằng nhiều biện pháp khác nhau để hoàn thành các chỉ tiêu được giao.
Hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty nhìn chung đã hướng vào thực hiện chính sách CNH- HĐH đất nước, các hoạt động này cũng thể hiện rõ sự thích ứng nhanh với sự biến động của thị trường của Công ty. Công ty đã thu hút được một số lượng lớn khách hàng với phương thức kinh doanh phù hợp với các đối tượng khách hàng, phù hợp với chủng loại hàng hoá và theo yêu cầu của thị trường.
Trong hoạt động xuất nhập khẩu, các cơ chế quản lý, giao dịch, phương án kí kết và thanh toán, quyết toán của Công ty được thực hiện nề nếp có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng nghiệp vụ và các phòng quản lý. Do vậy công việc diễn ra an toàn, hiệu quả, không phát sinh những hàng tồn mới, nợ mới mà còn cơ bản giải quyết được số hàng tồn từ năm trước chuyển sang.
II- KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠO NGUỒN QUẾ CHO XUẤT KHẨU TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2002 CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU TỔNG HỢP I:
Tình hình xuất khẩu quế của Công ty trong thời gian qua:
Việt nam có khí hậu và điều kiện phù hợp với điều kiện sinh trưởng và phát triển của cây quế và do quế là mặt hàng có giá trị xuất khẩu tương đối cao nên nó được coi là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Công ty.
Về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu:
Trước năm 1990 do tình hình thu mua và chế biến quế gặp nhiều khó khăn nên sản lượng xuất khẩu của Công ty không cao, chỉ khoảng 50-70 tấn/1năm, giá trị kim ngạch đạt từ 70000- 100000 USD/năm. Từ năm 1990 đến nay, sản lượng xuất khẩu quế của Công ty đã không ngừng tăng lên:
Bảng 10: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu quế của Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I
Năm
Sản lượng (tấn)
Kim ngạch( USD)
1990
95
171.000
1991
120
216.000
1992
207
384.000
1993
270
486.000
1994
340
654.000
1995
410
810.000
1996
497
895.000
1997
584
1030.000
1998
560
980.000
1999
620
1200.000
2000
830
1530.000
2001
910
1840.000
2002
1215
2150.000
Nguồn: Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I
Bảng 11: So sánh về giá trị tổng sản lượng và kim ngạch qua các năm( năm sau/ năm trước)
Năm
92/91
93/92
94/93
95/94
96/95
97/96
98/97
99/98
00/99
01/00
02/01
Sản lượng
172.5
130.4
125.9
120.5
121.2
117.5
95.8
110.7
133.8
109.6
133.5
Kim ngạch
177.8
126.6
134.6
123.8
110.5
115.1
95.1
122.4
127.5
120.3
116.8
Nguồn: Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I
Qua 2 bảng trên ta thấy từ năm 1990 đến 1997 sản lượng kim ngạch xuất khẩu quế của Công ty tăng đều qua các năm. Nếu như năm 1990 sản lượng mới chỉ đạt 95 tấn, kim ngạch đạt 171.000 USD thì đến năm 1997 đã đạt 584 tấn tương ứng với kim ngạch là 1030.000 USD, tăng gấp 56 lần so với năm 1990. Năm 1998 tình hình xuất khẩu quế có giảm so với năm 1997 từ 584 tấn xuống còn 560 tấn, tương ứng kim ngạch cũng giảm xuống còn 980.000USD. Nguyên nhân là do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực làm nhu cầu quế của các nước trong khu vực giảm mạnh như Singapore, Nhật Bản... ,cùng với những chính sách mới của Nhà nước làm hạn chế xuất khẩu, do đó làm giảm kim ngạch xuất khẩu chung của Công ty trong đó có mặt hàng quế. Sang năm 1999 do Công ty có những biện pháp điều chỉnh phù hợp đối với hoạt động xuất khẩu quế nên sản lượng và kim ngạch lại tiếp tục tăng lên, đến năm 2002 đạt 1215 tấn ứng với kim ngạch là 2150.000 USD.
1. 2.Về thị trường xuất khẩu quế:
Bảng 12: Kết quả xuất khẩu quế theo thị trường Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I
Năm
1999
2000
2001
2002
Thị trường
Sản lượng (tấn)
Tỷ trọng (%)
Sản lượng (tấn)
Tỷ trọng (%)
Sản lượng (tấn)
Tỷ trọng (%)
Sản lượng (tấn)
Tỷ trọng (%)
Singapore
96
15.5
126
15.2
130
14.3
190
15.6
Nhật Bản
100
16.1
150
18.1
163
17.9
184
15.1
Hong Kong
103
16.6
120
14.5
125
13.7
148
12.2
Châu Âu
154
24.8
210
25.3
255
28.1
305
25.1
Châu Mỹ
120
19.4
170
20.5
193
21.2
234
19.3
Các khu vực khác
47
7.6
54
6.4
44
4.8
154
12.7
Tổng cộng
620
100
830
100
910
100
1215
100
Nguồn: Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I
Thời kỳ trước năm 1990, thị trường xuất khẩu chủ yếu của Công ty là các nước XHCN ở Đông Âu và Liên Xô cũ. Sản phẩm xuất khẩu cho các nước này phần lớn là nguyên liệu nên giá thành không cao. Ngoài chỉ tiêu thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước, phần còn lại Công ty xuất khẩu sang các nước khác như Singapore, Hong Kong... để thu ngoại tệ và một số hàng hoá thiết yếu.
Sau năm 1990, các nước XHCN ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, thị trường giảm sút và dần mất thị trường. Để bù đắp do mất thị trường là sự tăng lên mạnh mẽ cả về sản lượng và kim ngạch ở thị trường Châu á, Châu Âu và khu vực Châu Mỹ. Singapore, HongKong, Nhật Bản được coi là những thị trường truyền thống, lâu đời của Công ty, còn khu vực thị trường Châu Âu và Châu Mỹ tuy là những thị trường xâm nhập sau nhưng lại đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn. Theo số liệu thống kê, đến năm 1999 Châu Âu đã đạt được sản lượng xuất khẩu là 154 tấn chiếm 24,8% tổng sản lượng xuất khẩu quế của Công ty, là khu vực thị trường xuất khẩu lớn nhất. Sau đó phải kể đến khu vực thị trường Châu Mỹ, chiếm 19.4%. Qua các năm 2000,2001,2002 sản lượng xuất khẩu vào các khu vực thị trường tiếp tục tăng mạnh, sản lượng xuất khẩu vào Châu Âu là 305 tấn chiếm 25,1%; khu vực Châu Mỹ chiếm 19,3%. Trong đó, các nước Châu Âu chủ yếu nhập khẩu quế của Công ty là Hà Lan, Đức, Pháp; còn Châu Mỹ là Mỹ, Mê hicô... Điểm đáng chú ý ở năm 2002 là sản lượng xuất khẩu vào các khu vực khác tăng lên đáng kể đạt 154 tấn, chiếm 12,7% thị trường. Sở dĩ như vậy là do Công ty bắt đầu xâm nhập vào một số thị trường mới như Hàn Quốc, Australia.... Đây là các thị trường mới đối với Công ty, tuy nhiên tỏ ra rất có tiềm năng và cũng được xếp vào các khu vực thị trường phát triển của Công ty trong tương lai.
Tóm lại, thị trường xuất khẩu quế của Công ty còn hạn chế chưa khai thác được nhiều thị trường mới, vẫn chỉ tập trung vào các thị trường truyền thống. Lý do là Công ty chưa chú trọng vào công tác nghiên cứu thị trường nên chưa tìm kiếm phát hiện các thị trường mới và có phương án kinh doanh cụ thể cho từng nhóm thị trường. Trong các năm tới Công ty cần sớm khắc phục hạn chế này để kim ngạch xuất khẩu quế tăng cao hơn nữa, tương xứng với tiềm năng vốn có của nó.
Phân tích kết quả hoạt động tạo nguồn quế cho xuất khẩu của Công ty giai đoạn 2000 – 2002:
Như đã phân tích ở phần lý luận trong chương I, nguồn hàng có thể chia thành nhiều loại theo các tiêu thức khác nhau. Dưới đây, xin được đề cập đến kết quả nguồn hàng theo một số tiêu thức chủ yếu Công ty áp dụng:
Phân tích kết quả nguồn hàng theo mặt hàng:
Bảng 13: Kết quả tạo nguồn hàng theo mặt hàng
Mặt hàng
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Sản lượng ( tấn)
Tỷ trọng (%)
Sản lượng ( tấn)
Tỷ trọng (%)
Sản lượng ( tấn)
Tỷ trọng (%)
Quế 3% độ dầu
380
34.9
430
34.7
510
35.9
Quế 3.5%
290
26.5
310
25.0
345
24.3
Quế 5%
120
11.0
150
12.1
170
11.9
Quế 5.5%
100
9.2
135
10.9
165
11.6
Quế 0.8%
90
8.3
95
6.8
70
4.9
Quế thân cành
110
10.1
130
10.5
160
11.4
Tổng
1090
100
1240
100
1420
100
Nguồn: Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I
Qua biểu trên, ta xét thấy cơ cấu nguồn hàng quế cho xuất khẩu còn đơn giản, mới chỉ có 6 mặt hàng ( quế 3% độ dầu, quế 3.5%, quế 5%, quế 5.5%, quế 0.8% và quế thân cành). Trong đó quế 3% độ dầu luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong suốt 3 năm 2000, 2001, 2002 là 34,9%, 34,7%, 35,9%. Tuy tỷ trọng mặt hàng này có giảm nhẹ năm 2001 nhưng lại tăng vào năm 2002. Sản lượng nguồn hàng vẫn tăng do nhu cầu của thị trường xuất khẩu tăng lên. Quế 3,5% độ dầu là mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 tuy có xu hướng giảm nhẹ ( 2000,2001,2002: 26.5%, 25.0%, 24.3%) nhưng sản lượng vẫn tăng đều. Đây cũng là mặt hàng xuất khẩu ổn định của Công ty. Các mặt hàng này chủ yếu được xuất khẩu sang thị trường truyền thống và khu vực thị trường Mỹ. Ngoài ra các mặt hàng quế xuất khẩu còn lại cũng tăng, duy nhất chỉ có mặt hàng quế 0,8% độ dầu là có xu hướng giảm. Nếu như năm 2000 tỷ trọng chiếm 8,3% trong tổng khối lượng nguồn hàng thì đến năm 2001 là 6,8%, năm 2002 là 4,9% và sản lượng nguồn hàng cũng giảm theo. Xu thế biến động tăng và giảm của các mặt hàng quế trong công tác tạo nguồn như trên là một biểu hiện tốt bởi lẽ loại quế 3,5% và 3% độ dầu là những loại có thị trường tiêu thụ tương đối ổn định, lâu dài của Công ty, giá trị xuất khẩu cao nên được Công ty tập trung phát triển các hoạt động đầu tư cho tạo nguồn. Còn đối với mặt hàng quế 0,8% độ dầu do nhu cầu trên thị trường thế giới giảm, giá trị xuất khẩu không cao ( đơn giá 420 USD/ tấn) nên không được Công ty đầu tư phát triển.
Bảng 14: Đơn giá xuất khẩu quế của Công ty xuất nhập khẩu
Quy cách phẩm chất
Đơn giá Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I ( USD/tấn)
Đơn giá quốc tế (USD/ tấn)
Chênh lệch giá quóc tế với giá của Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I
Mức chênh lệch tuyệt đối ( USD/ tấn)
Tỷ lệ (% )
Quế 3%
1280
1320
40
103.1
Quế 3.5%
1650
1710
60
103.6
Quế 5%
2650
2750
100
103.7
Quế 5.5%
2800
2920
120
104.3
Quế 8%
430
445
15
103.4
Quế thân cành
1780
1850
70
103.9
Nguồn: Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I
Phân tích kết quả tạo nguồn hàng theo khu vực địa lý:
Bảng 15: Kết quả tạo nguồn hàng theo khu vực địa lý
Các tỉnh
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Số lượng (Tấn)
Tỷ trọng (%)
Số lượng (Tấn)
Tỷ trọng (%)
Số lượng (Tấn)
Tỷ trọng (%)
Yên Bái
556
50.1
635
51.2
721
52.9
Quảng Ninh
230
21.1
273
22.0
290
20.4
Thanh Hoá
125
11.5
153
12.3
161
11.3
Quảng Nam- Đà Nẵng
105
9.6
97
7.8
90
6.4
Các vùng khác
74
7.7
82
6.7
128
9.0
Tổng cộng
1090
100
1240
100
1420
100
Nguồn: Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I
Dựa vào số liệu trên, ta thấy nguồn hàng chính của Công ty chủ yếu tập trung ở các tỉnh miền núi phía Bắc (hơn 70%). Nhình chung qua 3 năm khối lượng nguồn hàng từ các tỉnh tăng mạnh, đứng đầu là Yên Bái, tăng từ 556 tấn năm 2000 chiếm 50,1% tổng khối lượng hàng hoá mua vào lên 751 tấn, chiếm 52,9% vào năm 2002. ở các tỉnh Quảng Ninh, Thanh Hoá, một số tinhr khác như Bắc Ninh, Đông Anh... cũng tăng lên về khối lượng, về tỷ trọng thì có một số tỉnh giảm nhẹ như Quảng Ninh giảm từ 21.1% xuống 20.4%, Thanh Hoá từ 11.5%-11.3%. Riêng có tỉnh Quảng Nam- Đà Nẵng thì giảm cả về khối lượng và tỷ trọng. Nếu như năm 2000 còn 90 tấn, chiếm 6.4%. Sở dĩ có sự biến động như vậy là do khu vực Yên Bái, Quảng Ninh được Công ty trực tiếp đầu tư, cử cán bộ xuống địa phương giám sát nên sản lượng và chất lượng quế thu hoạch được cao và chi phí vận chuyển có thấp hơn. Còn đối với tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng được Công ty giao cho chi nhánh của mình tại Đà Nẵng chịu trách nhiệm tạo nguồn, do cách xa về địa lý nên chi phí vận chuyển cao hơn, thời gian cho tạo nguồn và cận chuyển dài hơn, đẩy giá thành lên cao, ảnh hưởng chất lượng quế nên Công ty quyết định giảm dần hoạt động tạo nguồn từ tỉnh này xuống. Đây chưa hẳn là biện pháp đúng đắn, trong thời gian tới Công ty cần tìm kiếm giải pháp để có thể tận dụng khai thác nguồn hàng có tiềm năng lớn này.
2.3- Phân tích kết quả nguồn hàng theo các hình thức tạo nguồn:
Bảng 16: Kết quả nguồn hàng từ các hình thức tạo nguồn
Hình thức
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Số lượng ( Tấn)
Tỷ trọng (%)
Số lượng ( Tấn)
Tỷ trọng (%)
Số lượng ( Tấn)
Tỷ trọng (%)
Mua hàng
440
40.4
450
39.5
560
39.4
Liên doanh, liên kết với các cơ sở sản xuất chế biến
650
59.6
790
60.5
860
60.6
Tổng
1090
100
1240
100
1420
100
Nguồn: Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I
Công ty lựa chọn hai hình thức tạo nguồn là mua hàng và liên doanh, liên kết ới các cơ sở sản xuất chế biến quế, các Công ty chuyên kinh doanh quế tại các địa phương trên khắp cả nước. Trong đó, hoạt động liên doanh, liên kết với các cơ sở sản xuất chế biến quế là chiếm tỷ trọng tương đối lớn và có xu hướng tăng nhẹ qua các năm: năm 2000 chiếm 56,6%, năm 2001:60,5% và năm 2002 là 60,6%. Tương ứng ta xó tỷ trọng hình thức mua hàng có xu hướng giảm là: năm 2000 đạt 40,4%, năm 2001 đạt 39,5%, năm 2002 đạt 39,4%. Công ty lựa chọn hai hình thức tạo nguồn chủ yếu này là do tổng hợp của nhiều nguyên nhân, trong đó có yếu tố vốn, kỹ thuật, nhân lực cho hoạt động tự sản xuất chế biến và tính chất của hoạt động sản xuất chế biến quế. Những con số trên đây cho thấy Công ty đang có xu hướng giảm dần hoạt động tạo nguồn thông qua hình thức mua hàng, tăng tương ứng hình thức liên doanh, liên kết. Đây có thể coi là một dấu hiệu đáng mừng trong những chuyển biến của công tác tạo nguồn hàng quế cho xuất khẩu . Công ty đang dần khắc phục những hạn chế, phát huy thế mạnh của hai phương thức để có được những nguồn hàng lâu dài, ổn định, đảm bảo chất lượng và các yêu cầu khác. Từ đó, đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu quế của mình trong suốt những năm qua.
Trong phần này, xin được đề cập sâu hơn đối với hình thức mua hàng. Có nhiều hình thức mua hàng, nhưng Công ty áp dụng chủ yếu hai hình thức mua hàng, đó là: mua theo hợp đồng mua đứt bán đoạn và mua theo hình thức đặt hàng và ký kết hợp đồng.
Bảng 17: Kết quả nguồn hàng theo hình thức mua
Hình thức mua
Năm 2000
Nam 2001
Năm 2002
Sản lượng (Tấn)
Tỷ trọng (%)
Sản lượng (Tấn)
Tỷ trọng (%)
Sản lượng (Tấn)
Tỷ trọng (%)
Mua theo hợp đồng mua đứt bán đoạn
195
44.3
216
43.5
205
36.6
Mua theo hình thức đặt hàng và ký kết hợp dồng
245
55.7
277
56.5
355
63.4
Tổng
440
100
490
100
560
100
Nguồn: Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I
Mua theo hợp đồng mua đứt bán đoạn: hnhf thưvs này có xu hướng giảm trong 3 năm qua về tỷ trọng. Từ 195 tấn( chiếm 44,3%) năm 2000 đến năm 2002 đạt 205 tấn chiếm 36,6%. Với kiểu mua này, cán bộ của Công ty đến tận cơ sở chiế biến quế ở các địa phương như Từ Sơn- Bắc Ninh; Dình Xuyên- Gia Lâm, Quảng Ninh...xe
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC1169.doc