Đặc điểm của thị trường thức ăn chăn nuôi là khách hàng (những người chăn nuôi) phân bổ theo vùng địa lý, cụ thể họ tập trung chủ yếu ở các vùng nông thôn, vùng ven đô, ven các trung tâm thành phố, do đó thị trường tiêu thụ của công ty cũng được phân chia theo tiêu thức địa lý. Khi mới đi vào hoạt động, công ty tiến hành khai thác thị trường Hải Phòng và một số tỉnh đồng bằng sông Hồng, sau đó tiếp tục mở rộng ra các vùng lân cận. Hiện nay, sản phẩm của công ty đã có mặt ở 50/64 tỉnh, thành phố trong cả nước.
57 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1825 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH Thương mại VIC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ật như: cái, chiếc, tấn, kg, bao, gói, m, m3…
1.2. Tổng doanh thu tiêu thụ: là phần còn lại của doanh số bán hàng sau khi đã trừ đi các khoản giảm giá hàng bán, chiết khấu, hàng bán bị trả lại, hao hụt hàng hoá mà không truy cứu được trách nhiệm cho ai và thuế VAT tính theo phương pháp trực tiếp.
Doanh số bán hàng được tính theo công thức sau:
DS = Σ Qi × Pi
Trong đó:
DS: Doanh số bán hàng trong kỳ
Qi: Khối lượng sản phẩm i được tiêu thụ trong kỳ
Pi: Đơn giá sản phẩm i được tiêu thụ trong kỳ
2. Các chỉ tiêu đánh giá chi phí hoạt động tiêu thụ sản phẩm:
Chi phí bán hàng gồm các khoản mục: chi tiền lương, chi khấu hao, chi lãi vay ngân hàng. Chi phí mua hàng, chi phí bảo hành hàng hoá, chi phí cố định, chi phí biến đổi. Chi bảo quản, dự trữ hàng hoá, chi phí hàng tồn kho, hàng mất, không thu hồi. Vốn lưu động bình quân, số vòng quay của vốn lưu động, số ngày của một vòng quay…
3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm
3.1. Lợi nhuận
Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp tuyệt đối phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận cao chứng tỏ hoạt động tiêu thụ sản phẩm có hiệu quả cao. Lợi nhuận là nguồn gốc của tái sản xuất mở rộng kinh doanh và là đòn bẩy kinh tế quan trọng, khuyến khích người lao động nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Lợi nhuận cơ bản được xác định như sau:
Lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí
3.2. Mức doanh lợi trên doanh thu
P1 = × 100%
Trong đó:
P1 : M ức doanh lợi của doanh nghi ệp trong kỳ
P: Lợi nhuận doanh nghiệp thực hiện được trong kỳ
DT: Doanh thu thực hiện của doanh nghiệp trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết một đồng doanh thu thực hiện mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp trong kỳ. Do đó, chúng có tác dụng trong việc chỉ ra cho doanh nghiệp thấy kinh doanh những mặt hàng nào, thị trường nào mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp.
3.3. Mức doanh lợi trên vốn kinh doanh
P2 = ×100%
Trong đó:
P2 : Mức doanh lợi của vốn kinh doanh trong kỳ
VKD: Tổng vốn kinh doanh trong kỳ
Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ: một đồng vốn kinh doanh mang lại cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng lợi nhuận
3.4. Mức doanh lợi trên chi phí kinh doanh
P3 = × 100%
Trong đó:
P3: Mức sinh lời của chi phí kinh doanh
CP: Tổng chi phí kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ
Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả sử dụng chi phí kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ: một đồng chi phí kinh doanh mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
4. Một số chỉ tiêu định tính khác
Ngoài các chỉ tiêu định lượng, doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến các chỉ tiêu định tính khác như:
_ Mức độ hài lòng của khách hàng về sản phẩm và dịch vụ, các ý kiến phản hồi của khách hàng…
_ Khả năng tiêu thụ và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp…
_ Uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp trên thương trường, độ nổi tiếng của nhãn hiệu, thương hiệu của doanh nghiêp…
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VIC
I. Giới thiệu khái quát về công ty TNHH Thương mại VIC
Công ty TNHH Thương mại VIC là một doanh nghiệp 100% vốn trong nước được chính thức thành lập ngày 27/4/1999 theo giấy phép thành lập số 095/TLDN của UBND thành phố Hải Phòng, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 070618 do Sở Kế hoạch đầu tư Hải Phòng cấp với ngành nghề chính là sản xuất thức ăn chăn nuôi gia súc phục vụ người chăn nuôi. Sau đây là một vài nét chính về công ty:
Tên giao dich: Công ty TNHH Thương mại VIC
Địa chỉ liên hệ: Khu công nghiệp Vĩnh Niệm, Lê Chân, Hải Phòng
Điện thoại: 0313742976
Fax: 0313742978
E-mail: buitiep_d@yahoo.com
Địa chỉ website: http:// www.conheovang.com.vn
Ngành, nghề kinh doanh chính:
_ Sản xuất, mua bán thức ăn chăn nuôi
_ Mua bán nguyên vật liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi
_ Môi giới và xúc tiến thương mại
_ Đại lý mua, đại lý bán và ký gửi hàng hoá
1. Sự hình thành và phát triển
Qua 8 năm hoạt động và trưởng thành, với phương châm “Con heo vàng - Chất lượng vàng”, “Con heo vàng mong người chăn nuôi có lãi”, thương hiệu Con heo vàng đã nhanh chóng trở nên thân thiết với bà con chăn nuôi Việt Nam.Có thể chia sự phát triển của công ty qua 3 giai đoạn như sau:
1. Giai đoạn 1 (Khởi nghiệp) từ năm 1999 – 2002
_ Địa điểm sản xuất: Công ty phải đi thuê mặt bằng, nhà xưởng của đơn vị khác
_ Công suất thiết bị: 10.000 tấn/năm
_ Nguyên liệu: Mua lại của các đơn vị nhập khẩu, giá không ổn định
_ Sản lượng tiêu thụ: 300 – 500 tấn/tháng (4000 – 6000 tấn/năm)
_ Sản phẩm: Có 6 loại sản phẩm đậm đặc và 2 sản phẩm hỗn hợp cho lợn và gà
_ Thị trường tiêu thụ chính: Hải Phòng và các tỉnh đồng bằng sông Hồng.
Thành tựu:
+ Ổn định chất lượng sản phẩm.
+ Quảng bá hình ảnh thương hiệu Con Heo Vàng.
+ Xây dựng các kênh phân phối thông qua đại lý cấp 1 và bán hàng trực tiếp tại Hải Phòng và các tỉnh xung quanh.
Khó khăn:
+ Mặt bằng nhà xưởng chật hẹp, xuống cấp.
+ Môi trường ô nhiễm do khói bụi.
+ Sản phẩm mới, chưa có uy tín trên thị trường.
2. Giai đoạn 2 (Phát triển) từ 2003 – 2004
_ Công ty được Thành phố Hải Phòng cho thuê 12.500 m2 đất tại cụm công nghiệp Vĩnh Niệm. Công ty đã đầu tư 2 dây chuyền sản xuất thức ăn gia súc, công suất 90.000 tấn/năm và chính thức sản xuất từ tháng 10/2002.
_ Tuyển dụng thêm lao động, tập trung phát triển đội ngũ nhân viên tiếp thị, bán hàng, cán bộ kỹ thuật.
_ Nhập khẩu trực tiếp các lô nguyên liệu lớn với giá ưu đãi và ổn định.
_ Tăng cơ cấu sản phẩm lên 26 loại gồm các sản phẩm đậm đặc và hỗn hợp dùng cho các giai đoạn phát triển của lợn, gia cầm, đại gia súc.
_ Sản xuất và đưa ra thị trường sản phẩm mới mang thương hiệu Ông Tiên, gồm 6 loại sản phẩm, với công thức chế biến mới, sử dụng kháng sinh thảo dược.
_ Không ngừng nâng cấp chất lượng sản phẩm, tăng tỷ lệ các chất tạo nạc như: Li-zin, Methionin, Triptofan… trong sản phẩm. Từ đó tạo ra hình ảnh sản phẩm Con Heo Vàng luôn có chất lượng cao.
Thành tựu:
_ Mở rộng thị trường tiêu thụ đến các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc và các tỉnh miền Trung từ Nghệ An trở ra.
_ Củng cố và hoàn thiện các kênh tiêu thụ sản phẩm, gồm:
+Kênh bán hàng trực tiếp (2.500 cửa hàng) do các nhân viên bán hàng của công ty thực hiện, bán hàng tại thị trường các tỉnh: Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tây, Phú Thọ, và một số huyện của các tỉnh Hải Dương, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Ninh. Sản lượng tiêu thụ chiếm 40% toàn Công ty.
+ Kênh đại lý cấp 1 (27 đại lý) phụ trách thị trường các tỉnh còn lại, tiêu thụ 60% sản lượng toàn Công ty.
_ Thị phần sản phẩm đậm đặc bình quân năm 2004 là 38%.
_ Quảng bá thương hiệu Con Heo Vàng và Ông Tiên bằng nhiều hình thức, tận dụng sự nổi tiếng của thương hiệu để mở rộng thị trường, nâng cao sản lượng tiêu thụ.
_ Xây dựng chính sách bán hàng linh hoat nhằm kích thích các đại lý và các nhân viên tiếp thị, bán hàng tích cực, nâng cao sản lượng.
Khó khăn: Cạnh tranh quyết liệt trên thị trường thức ăn chăn nuôi
+ Cạnh tranh giữa các cơ sở sản xuất lớn.
+ Cạnh tranh giữa các cơ sở sản cuất lớn và cơ sở sản xuất nhỏ.
+ Hình thức cạnh tranh:
– Cạnh tranh bằng giá bán và hoa hồng đại lý.
– Cạnh tranh băng khuyến mại.
– Cạnh tranh bằng dịch vụ sau bán hàng.
– Cạnh tranh bằng quảng cáo.
– Sản xuất hàng nhái, hàng giả các sản phẩm uy tín.
3. Giai đoạn 3 (Tăng trưởng) từ năm 2005 đến nay
_ Mở rộng thị trường đến tất cả các tỉnh trong cả nước.
_ Sản xuất sản phẩm mới là thức ăn hỗn hợp viên cho cá tra và cá basa.
_ Công ty đầu tư thêm các nhà máy mới để đáp ứng nhu cầu thị trường tại chỗ
+ Nhà máy Con Heo Vàng Quy Nhơn, công suất 60.000 tấn/năm, cung cấp hàng cho các tỉnh từ Đà Nẵng trở vào Tây Nguyên.
+ Nhà máy Con Heo Vàng Đồng Tháp, công suất 120.000 tấn/năm, cung cấp thức ăn heo và cá tra, cá basa cho các tỉnh miền Tây Nam Bộ.
_ Xây dựng chi nhánh là các trung tâm phân phối sản phẩm khu vực:
+ Chi nhánh Hải Phòng, gồm các tỉnh: Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh.
+ Chi nhánh Hà Nội, gồm các tỉnh: Hà Nội, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu.
+ Chi nhánh Nam Định, gồm các tỉnh: Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hoá, Hoà Bình, Điện Biên, Lai Châu.
_ Duy trì phương thức bán hàng theo 2 kênh (cấp 1 và bán lẻ), chú ý tăng cường mở rộng kênh bán lẻ.
Thành tựu:
_ Sản lượng thức ăn đậm đặc cho lợn và gia cầm đạt 7.000 tấn/tháng.
_ Sản lượng thức ăn cho cá đạt 2.500 tấn/tháng.
_ Thị phần thức ăn đậm đặc bình quân đạt 25 - 35% năm 2006.
Với những nỗ lực phấn đấu của mình, công ty đã được thưởng nhiều bằng khen của UBND thành phố Hải Phòng, Bộ Thương mại, Bộ Khoa học công nghệ, được tổ chức TUVCERT, Cộng hoà Liên bang Đức trao chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 – 2000; hai lần được tặng giải thưởng chất lượng Việt Nam, thương hiệu uy tín, giải thưởng Sao vàng Đất Việt và huy chương vì sự nghiệp giai cấp nông dân Việt Nam do TW hội Nông dân Việt Nam trao tặng.
2. Nhiệm vụ kinh doanh của công ty
Hoạt động trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, công ty TNHH Thương mại VIC có những nhiệm vụ kinh doanh chủ yếu sau:
_ Tổ chức sản xuất – kinh doanh các loại sản phẩm đậm đặc, sản phẩm hỗn hợp, sản phẩm dạng viên… theo đúng ngành nghề đã đăng ký và mục đích thành lập doanh nghiệp.
_ Quản lý tốt tiền vốn, vật tư, lao động, không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
_ Thực hiện phân phối theo lao động và chăm lo đời sống cho cán bộ công nhân viên.
_ Thực hiện đầy đủ trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ với Nhà nước.
_ Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật của của Nhà nước.
3. Tổ chức bộ máy quản lý và chức năng của các phòng ban
3.1. Bộ máy tổ chức quản lý
Bộ máy tổ chức quản lý và cơ cấu sản xuất hiện nay của công ty được biểu diễn qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.1. Bộ máy tổ chức quản lý của công ty
Phòng
TC - KT
Phòng tiêu thụ
Phòng vật tư
Phòng KT
Phòng KCS
Phòng HCNS
Xưởng SX
Phòng bảo vệ
Các chi nhánh
PHÓ
GIÁM
ĐỐC
GIÁM
ĐỐC
Ghi chú:
TC-KT: Tài chính-kế toán
KT : Kỹ thuật
KCS : Kiểm tra chất lượng sản phẩm
HCNS : Hành chính nhân sự
Xưởng SX: Xưởng sản xuất
3.2. Chức năng của các phòng ban
3.2.1. Tổng giám đốc và phó tổng giám đốc
Theo điều lệ thành lập công ty quy định Tổng giám đốc công ty TNHH Thương mại VIC tổng giám đốc là đại diện pháp nhân của công ty, đại diện cho toàn thể cán bộ công nhân viên, thay mặt công ty quan hệ pháp lý với các đơn vị tổ chức bên ngoài; là người tổ chức, điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh trong công ty, chịu trách nhiệm về toàn bộ kết quả kinh doanh và làm nghĩa vụ với Nhà nước theo đúng luật định.
Giúp việc cho giám đốc là Phó tổng giám đốc. Phó tổng giám đốc là người tham mưu trợ giúp cho tổng giám đốc trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, tư vấn cho tổng giám đốc về các mặt: kinh doanh, quản lý, kỹ thuật, ký kết các hợp đồng và thay thế tổng giám đốc điều hành công ty khi tổng giám đốc đi vắng. Phó tổng giám đốc chịu trách nhiệm cá nhân trước tổng giám đốc và pháp luật nhưng tổng giám đốc công ty vẫn là người chịu trách nhiệm chính.
3.2.2.Phòng tiêu thụ.
Phòng tiêu thụ, đứng đầu là ông Bùi Hữu Trọng, trực thuộc sự lãnh đạo của Phó giám đốc. Phòng tiêu thụ có các nhiệm vụ chính sau:
_ Nghiên cứu và lập kế hoạch sản xuất – kinh doanh, xây dựng và trình các kế hoạch dài hạn, trung hạn và hàng năm của công ty.
– Xây dựng các chiến lược kinh doanh, chiến lược sản phẩm của công ty.
_ Xây dựng kế hoạch về giá thành, số lượng sản phẩm sản xuất của công ty hàng tháng, quý, năm.
_ Nghiên cứu, dự đoán các nhu cầu của thị trường, lên kế hoạch sản xuất sản phẩm phù hợp.
_ Kiểm tra chất lượng sản phẩm cũng như toàn bộ máy móc thiết bị của công ty.
3.2.3 Phòng tài chính kế toán
Phòng tài chính kế toán là phòng chức năng, giúp việc cho phó giám đốc, đứng đầu là giám đốc tài chính, ông Đỗ Tất Trung, giúp ban lãnh đạo doanh nghiệp trong tổ chức công tác hạch toán, kế toán, quản lý tài sản, tiền vốn, xây dựng và thực hiên kế hoạch tài chính của công ty. Phòng kế toán có các nhiệm vụ sau:
_ Lập kế hoạch thu – chi tài chính dựa trên dự toán ngân sách hàng năm.
_ Xây dựng các định mức chi tiêu tài chính cho các bộ phận trong công ty, trình lãnh đạo xét duyệt và kiểm tra việc thực hiện chi tiêu khi đã được xét duyệt.
_ Tổng hợp ngân sách, báo cáo ban lãnh đạo theo đúng quy định.
3.2.4. Phòng vật tư.
Phòng vật tư có các nhiệm vụ sau:
_ Lập và trình kế hoạch ngắn hạn và dài hạn về các trang thiết bị và vật tư dùng cho việc sản xuất.
_Xây dựng định mức sử dụng vật tư và phổ biến, thực hiện các định mức đó.
_ Bảo quản, bảo dưỡng các thiết bị.
3.2.5 Phòng kỹ thuật và phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm.
Phòng kỹ thuật và phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm có các nhiệm vụ chủ yếu sau:
_ Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp về kỹ thuật, về công nghệ, cùng phòng tiêu thụ thiết kế sản phẩm mới cho công ty.
_ Đánh giá thực trạng máy móc thiết bị, tiến hành sửa chữa khi cần thiết.
_ Tư vấn, hướng dẫn cho các công nhân thao tác sử dụng máy.
_ Kiểm tra chất lượng sản phẩm ngay từ khi sản xuất đến khi xuất bán.
3.2.6. Phòng hành chính
Phòng hành chính có các nhiệm vụ sau:
_ Xây dựng quy chế làm việc, mối quan hệ giữa các phòng ban và với các tổ chức xã hội.
_ Tổ chức các buổi hội thảo, hội nghị của công ty và các buổi hội thảo tư vấn kỹ thuật cho bà con chăn nuôi.
_ Quản lý tốt các tài sản của công ty
_ Nhận và lưu trữ công văn, hồ sơ; theo dõi việc giải quyết thực hiện các công văn.
_ Phối kết hợp cùng các phòng ban khác để thực hiện các mục tiêu của công ty, chăm lo đời sống cho cán bộ công nhân viên.
3.2.7. Xưởng sản xuất
Xưởng sản xuất có các nhiệm vụ chủ yếu sau:
_ Sản xuất sản phẩm theo kế hoạch mà phòng tiêu thụ đưa ra và theo định mức đã quy định
_ Bảo quản các máy móc, thiết bị dùng trong sản xuất kinh doanh.
_ Đảm bảo tiết kiệm, chống lãng phí.
3.2.8. Phòng bảo vệ
Phòng bảo vệ có các nhiệm vụ chủ yếu sau:
_ Kiểm tra, kiểm soát người ra, vào công ty.
_ Bảo vệ cơ sở vật chất của công ty.
3.2.9. Các chi nhánh
Hiện nay công ty có 4 chi nhánh trực thuộc công ty, đó là:
_ Chi nhánh Con Heo Vàng Hải Phòng
– Chi nhánh Con Heo Vàng Nam Định
_ Chi nhánh Con Heo Vàng Hà Nội.
– Chi nhánh Con Heo Vàng Nghệ An
4. Tình hình tài chính và nhân sự và nhân sự
4.1. Tình hình tài chính
Tình hình tài chính của công ty trong năm 2007 được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.1: BẢNG CÂN ĐỔI KẾ TOÁN
Ngày 31 tháng 12 năm 2007
CHỈ TIÊU
MÃ SỐ
SỐ ĐẦU NĂM
SỐ CUỐI KỲ
TÀI SẢN
A – Tài sản lưu động
100
166.308.065.643
213.317.401.907
I. Tiền
110
13.199.778.946
30.858.227.946
1. Tiền mặt tại quỹ (bao gồm cả ngân phiếu)
111
3.459.071.671
98.426.977
2. Tiền gửi ngân hàng
112
7.060.327.535
29.62.150.899
3. Tiền đang chuyển
2.680.37.740
1.07.650.070
II. Các khoản phải thu
130
85.375.604.576
119.881274.415
1. Phải thu của khách hàng
131
2.291.053.947
54.195.630.637
2. Trả trước cho người bán
132
24.523.634.518
17.499.463.555
3. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ
133
3.115.448.964
4. Phải thu nội bộ
134
48.377.115.382
39.855.399.137
+ Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc
135
48.377.115.382
39.855.399.137
+ Phải thu nội bộ khác
136
5. Các khoản phải thu khác
138
6.550.482.905
7.818.912.226
6. Dự phòng phải thu khó đòi
139
517.868.860
511.868.860
III. Hàng tồn kho
140
58.953.405.022
61.079.190946
1. Nguyên liệu, vật liệu tồn kho
142
54.609.727.922
56.918.904.583
2. Công cụ, dụng cụ trong kho
143
478.611.015
702.531.430
3. Thành phẩm tồn kho
145
3.080.537.190
2.3480417.908
4. Hàng hoá tồn kho
146
784.528.895
1.109.337.025
IV. Tài sản lưu động khác
150
8.779.277.099
1.498.708.600
1. Tạm ứng
151
7.530.218.000
945.227.750
2. Chi phí trả trước
152
251.549.522.
3. Chi phí chờ kết chuyển
153
997.509.577
533.480.850
B – Tài sản cố định, đầu tư dài hạn
200
59.106.96.413
55.369.201.529
I. Tài sản cố định
210
24.199.934.900
22.066.808.081
1. Tài sản cố định hữu hình
211
23.611.959.395
21.628.073.828
+ Nguyên giá
212
32.616.003.338
34.882.371.352
+ Giá trị hao mòn luỹ kế
213
(9.004.043.943)
(13.254.297.524)
2. Tài sản cố định vô hình
217
587.975.505
438.737.253
+ Nguyên giá
218
746.506.260
746.206.260
+ Giá trị hao mòn luỹ kế
219
(158.230.755)
(307.472.007)
II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
220
27.029.658.000
32.692.938.661
1. Góp vốn liên doanh
222
27.029.658.000
32.692.938.661
III. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
230
7.876.703.513
609.454.787
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
250
225.414.362.056
268.686.603.436
NGUỒN VỐN
430
A – Nợ phải trả
300
131.435.832.095
171.187.778.371
I. Nợ ngắn hạn
310
129.495.833.795
169.003.232.371
1. Vay ngắn hạn
311
103.795.652.753
143.290.829.574
2. Phải trả cho người bán
313
20.042.369.911
18.184.440.628
3. Người mua trả tiền trước
314
1.213.506.324
395.215.606
4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
315
(478.552.075)
(824.02.832)
5. Phải trả công nhân viên
316
850.000.000
1.357.349.226
6. Các khoản phải trả, phải nộp khác
318
4.072.856.882
6.599.419.169
II. Nợ dài hạn
320
III. Nợ khác
330
1.939.998.300
2.184.546.000
1. Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn
333
1.939.998.300
2.184.546.000
B – Nguồn vốn chủ sở hữu
400
93.978.529.961
97.498.825.065
I. Nguồn vốn, quỹ
410
93.978.529.961
97.498.825.065
1. Nguồn vốn kinh doanh
411
88.454.578.957
90.13.759.692
2. Quỹ dự phòng tài chính
415
1.000.000.000
3. Lãi chưa phân phối
416
5.523.951.004
6.360.065.373
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
430
225.414.362.056
268.686.603.436
CÁC CHỈ TIÊU NGOÀI BẢNG
1. Tiền ngoại tệ các loại
445
388.898
1.560.946
4.2. Về nhân sự
Với quy mô ngày một tăng, tình hình nhân sự của công ty cũng có những thay đổi đáng kể:
Bảng 2.2. Tình hình thay đổi nhân sự qua 3 năm
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Số lao động (người)
450
510
540
Thu nhập bình quân lao động/tháng (1.000đ)
1,700
1,800
1,900
Nguồn: Phòng hành chính nhân sự
Ngoài ra công ty còn có một lực lượng lớn cộng tác viên trực thuộc sự quản lý của phòng tiêu thụ.
Về chất lượng lao động:
_ Trình độ đại học: 212 người
+ Khối kỹ thuật: 77 người, chiếm 14,3%
+ Khối kinh tế: 135 người, chiếm 25%
_ Cao đẳng: 10 người: 163 người, chiếm 30%
_ Trung cấp: 86 người, chiếm 16%
_ Lao động phổ thông: 79 người, chiếm 14,7%
II. Đặc điểm sản phẩm và thị trường của công ty
1. Về sản phẩm
Thức ăn chăn nuôi (thức ăn dành cho vật nuôi) là những sản phẩm từ thực vật, động vật, khoáng vật, cung cấp chất dinh dưỡng cho vật nuôi và được khai thác từ tự nhiên hoặc qua quá trình tác động của con người. Các thành phần dinh dưỡng của thức ăn chăn nuôi bao gồm: nước và chất khô, chất khô bao gồm vitamin; chất hữu cơ, bao gồm: lipit, gluxit… ; và chất vô cơ, bao gồm: protein thuần, hợp chất chứa Nitơ…
Từ nguồn tự nhiên, thức ăn chăn nuôi có các loại sinh vật, động vât như giun, dế, sâu, cỏ… Từ nguồn sản xuất trồng trọt có các loại rau xanh, bèo, củ, quả chất lượng thấp, không dùng cho người… Tuy nhiên, những nguồn này chỉ mang tính tận dụng, không đảm bảo về mặt dinh dưỡng và không ổn định.
Hiện nay, để chăn nuôi đạt hiệu quả cao, người chăn nuôi nên sử dụng thức ăn chăn nuôi công nghiệp (thức ăn chăn nuôi đã qua chế biến). Loại thức ăn này có cơ cấu thành phần dinh dưỡng đầy đủ, cân đối, ngoài ra còn giúp tăng mùi vị, tăng tính ngon miệng cho vật nuôi và vật nuôi dễ tiêu hoá hơn.
Hiên nay công ty TNHH Thương mại VIC có 3 dòng sản phẩm thức ăn chăn nuôi mang nhãn hiệu: Con Heo Vàng và Ông Tiên, gồm: thức ăn gia súc cho heo; thức ăn gia cầm cho gà, vịt, ngan; thức ăn cho bò. Cả 3 loại đều có dạng hỗn hợp và dạng đậm đặc.
Thức ăn chăn nuôi hỗn hợp là loại thức ăn hoàn toàn cân bằng về chất dinh dưỡng cho vật nuôi, khi dùng để chăn nuôi không phải sử dụng thêm các loại thức ăn khác trừ nước uống cho vật nuôi; loại thức ăn này phù hợp với phương thức chăn nuôi công nghiệp. Thức ăn chăn nuôi đậm đặc là loại thức ăn gồm ba nhóm dinh dưỡng chính: Prôtêin, vitamin, khoáng với hàm lượng cao, khi sử dụng cho vật nuôi ăn phải trộn thêm các thức ăn bổ sung như bột cám gạo, bột ngô, bột sắn… theo đúng tỷ lệ quy định.
Về quy trình sản xuất
Nguồn nguyên liệu được lựa chọn từ các nhà cung cấp có uy tín trên thế giới, dựa trên các tiêu chí: ổn định về chất lượng, số lượng hàng hoá và đáp ứng được tiến độ cung cấp hàng hoá bên cạnh giá cả cạnh tranh. Quá trình bảo quản, lưu kho, sử dụng các nguyên liệu phải tuân thủ sự kiểm soát và phối hợp chặt chẽ giữa bộ phận kỹ thuật sản xuất và bộ phận giám sát sản xuất nhằm đảm bảo nguyên liệu không bụi bẩn, không lẫn tạp chất, còn tốt và tươi mới, đáp ứng tính ngon miệng của vật nuôi khi sử dụng sản phẩm của công ty. Nguyên liệu bao gồm: ngô, cám gạo, khô đỗ, khô lạc, khô đậu tương, bột cá, bột thịt, chất béo, lysine, promix, Methionin…
Các bước của quy trình sản xuất được thực hiện như sau:
_ Bước 1: Nhập liệu các nguyên liệu chính và phụ vào silo và thùng chứa, tại đây các nguyên liệu này được trộn thêm với phụ gia.
_ Bước 2: Các nguyên liệu chứa trong silo, thùng chứa và kho được nghiền sơ bộ. Nguyên liệu nghiền được tách ra bằng thiết bị rây, sau đó trữ trong thùng phân loại tuỳ thuộc vào loại nguyên liệu.
_ Bước 3: Cho thêm phụ gia vào những thùng chứa các nguyên liệu phân loại khác nhau. Kế đó, nguyên liệu chưa trong thùng phân loại được đem cân theo ứng dụng của chúng như là làm thức ăn cho gia cầm, gia súc hay đại gia súc. Nguyên liệu có cỡ hạt lớn thường dùng làm thức ăn cho gia cầm, cỡ hạt nhỏ thường dùng làm thức ăn cho heo và bò.
_ Bước 4: Nguyên liệu đã được cân theo từng loại thức ăn sẽ qua máy trộn. Trong quá trình này, người ta thêm thành phần chất béo vào nguyên liệu để tăng giá trị dinh dưỡng của thức ăn.
_ Bước 5: Sau đó tất cả được đem nghiền lần hai. Sản phẩm sau khi nghiền có cỡ hạt 1mm. Ở giai đoạn này có thể dùng làm thức ăn gia súc ngay.
_ Bước 6: Sản phẩm sau khi nghiền được tạo viên hình trụ có đường kinh 6 mm, dài 2 cm, sau đó sấy khô.
_ Bước 7: Tiếp theo sản phẩm được đưa qua thùng chứa, rồi đêm cân và đóng gói vào bao bì.
Sản phẩm được đóng gói ra bao hoàn chỉnh cùng với số lô và ngày sản xuất được in trên bao bì. Thành phẩm nhập kho và luân chuyển theo quy tắc: nhập trước, xuất trước. Thành phẩm cũng được thường xuyên kiểm tra, phân tích các giá trị dinh dưỡng định kỳ nhằm đảm bảo cung cấp cho khách hàng những sản phẩm tối ưu, đem lại hiệu quả cao nhất cho người chăn nuôi.
Các thành phần dinh dưỡng chính trong thức ăn:
_ Đạm thô: 37% – 47% (đậm đặc), 13,5% – 20,5% (hỗn hợp)
_ Protein: 13,5% – 47%
– Xơ: 3,5% – 9%
_ Canxi: 0,7% – 4%
_ Photpho: 0,5% – 1,8%
_ NaCl: 0,2% – 3,6%
Chủng loại và đặc điểm sản phẩm cụ thể như sau:
Bảng 2.3. BẢNG GIÁ THỨC ĂN GIA SÚC
(Áp dụng cho sản phẩm “CON HEO VÀNG” từ ngày 12/02/2008)
TT
TÊN SẢN PHẨM
ĐỘ ĐẠM
%
BAO GÓI
GIÁ BÁN
ĐƠN GIÁ
ĐẬM ĐẶC
1
Đậm đặc 151
39,9
Túi 5kg
55.250 đ/túi
11.050 đ/kg
Bao 25kg
272.000 đ/túi
10.880 đ/kg
2
Đậm đặc siêu hạng 9999 Hồng + Vàng
45
Túi 5kg
62.500 đ/túi
12.500 đ/kg
Bao 20kg
246.000 đ/túi
12.300 đ/kg
Bao 25kg
307.500 đ/bao
12.300 đ/kg
Đậm đặc siêu hạng 9999 Xanh
47
Bao 20kg
255.800 đ/bao
12.790 đ/kg
Đậm đặc 9999 Trắng
46
Túi 5kg
63.500 đ/túi
12.700 đ/kg
3
Siêu cao đạm 001 – cho lợn
42,5
Túi 5kg
58.500 đ/túi
11.700 đ/kg
Bao 25 kg
287.500 đ/bao
11.500 đ/kg
4
Siêu tốc 01 – cho lợn
41
Túi 5kg
57.000 đ/túi
11.400 đ/kg
5
Siêu hạng lợn con 333
6
45
Túi 5kg
65.000 đ/túi
13.000 đ/kg
Bao 20kg
37
256.4000 đ/bao
Túi 5kg
12.820 đ/kg
57.000
6
Đậm đặc lợn vỗ béo S3000
37
Túi 5kg
54.000 đ/t úi
10.800 đ/kg
Bao 25kg
265.000 đ/túi
10.600 đ/kg
7
SH 6000
41
Túi 5kg
57.000 đ/túi
11.400 đ/kg
8
Đậm đặc lợn nái chửa S1
37
Túi 5kg
53.000 đ/túi
10.6000 đ/kg
Đậm đặc lợn nái chửa S2
39
Túi 5kg
55.000 đ/túi
11.000 đ/kg
Đậm đặc lợn nái chửa đẻ S 1–2
38
Túi 5kg
54.500 đ/túi
10.900 đ/kg
9
Đậm đặc gà 113
45
Túi 5kg
60.500 đ/túi
12.100 đ/kg
Bao 25kg
297.500 đ/bao
11.900 đ/kg
10
Đậm đặc 112 – cho gà
43
Túi 5kg
56.000 đ/túi
11.200 đ/kg
Bao 25kg
275.000 đ/bao
11.000 đ/kg
11
Đậm đặc B001
39
Túi 5kg
53.500 đ/túi
10.700 đ/kg
Bao 25kg
263.000 đ/bao
15.520 đ/kg
12
Đậm đặc ngan đẻ V88
41
Túi 5kg
57.500 đ/túi
11.500 đ/kg
Bao 25kg
281.500 đ/bao
11.260 đ/kg
13
Đậm đặc vịt ngan V9
41,5
Túi 5kg
56.000 đ/túi
11.200 đ/kg
TT
TÊN SẢN PHẨM
ĐỘ ĐẠM
%
BAO GÓI
GIÁ BÁN
ĐƠN GIÁ
HỖN HỢP
14
HH viên gà thả vườn 117
17
Bao 25kg
168.250 d/bao
6.730 đ/kg
15
HH vi ên v ịt ngan đ ẻ V17
17
Bao 25kg
173.750 đ/bao
6.950 đ/kg
16
HH viên V17 (40kg)
17
Bao 40kg
276.800 đ/bao
6.920 đ/kg
17
HH viên siêu nạc 66V–01
17
Bao 25kg
176.750 đ/bao
7.070 đ/kg
18
HH siêu nạc bột 66
17
Bao 25kg
167.250 đ/bao
6.690 đ/kg
19
HH viên 66V – 02
15
Bao 25 kg
171.750 đ/bao
6.870 đ/kg
20
HH viên lợn SV7A
14,5
Bao 25kg
161.250 đ/bao
6.450 đ/kg
21
HH viên lợn SV7B
13,5
Bao 25kg
156.250 đ/bao
6.250 đ/kg
22
HH bột lợn nái số 10
14
B
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 20509.doc