Đối với NHTM, nguồn vốn huy động tại địa phương là nguồn vốn quan trọng nhất và luôn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn. Việc các NHTM đảm bảo huy động đủ nguồn vốn cho công tác sử dụng vốn vừa đảm bảo thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, vừa đảm bảo cho hoạt động của NHTM được ổn định và đạt được hiệu quả cao.
Không giống các loại hình doanh nghiệp khác trong nền kinh tế hoạt động của NHTM chủ yếu dựa vào nguồn vốn huy động. Nguồn vốn tự có tuy rất quan trọng nhưng chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ và chủ yếu để đầu tư vào cơ sở vật chất, tạo uy tín với khách hàng. Ngài ra các NHTM còn có một số nguồn vốn khác như : vốn đi vay, vốn trong thanh toán, vốn uỷ thác đầu tư. những nguồn vốn này cũng chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn của ngân hàng
69 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1564 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số biện pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ả cao đòi hỏi lãnh đạo ngân hàng phải có chiến lược huy động vốn đúng đắn: có nghĩa là: lãi suất huy động hợp lý để kích thích khách hàng gửi tiền, đồng thời cũng phải xác định chính xác kỳ hạn cảu các nguồn tiền đó. Thực hiện tốt các yêu cầu trên nguồn vốn huy động sẽ được sử dụng có hiệu quả cao hơn, đem lại hiệu quả cao cho ngân hàng.
1.3.3.1 Xác định chi phí nguồn tiền
Chi phí nguồn tiền là khoản lãi phải trả cho nguồn tiền đó và chi phí được đo lường qua lãi suất gồm:
- Lãi suất danh nghĩa: đây là mức lãi suất người tiền quan tâm nhất .Ví dụ lãi suất tiền gửi kỳ hạn 3 tháng là 0.35%/1 tháng thì lãi suất danh nghĩa là 0.35%
- Lãi suất thực tế:là mức lãi suất ngân hàng phải tính toán chính xác xem chi phí thực tế bỏ ra để có nguồn tiền đó, tránh tình trạng thua lỗ do chi phí huy động thực tế của nguồn tiền đó quá cao ttrong khi lãi suất cho vay không bù đắp được.Tuy nhiên chi phí thực còn phụ thuộc vào phương thức trả lãi: số lần trả lãi trong một kỳ , tỷ lệ dự trữ bắt buộc...số lần trả lãi trong một kỳ càng nhiều , tỷ lệ dự trữ bắt buộc càng cao thì chi phí thực tế càng lớn.
- Lãi suất bình quân: ngân hàng huy động rất nhiều nguồn tiền với các mức lãi suất, kỳ hạn khác nhau, quy mô khác nhau mà thực tế cho vay không phân biệt rạch ròi từ nguồn nào do đó ngân hàng phải tính toán lãi suất bình quân để làm cơ sở xác định lãi suất cho vay để đảm bảo lợi nhuận tổng thể cho ngân hàng.
1.3.3.2 Xác định kỳ hạn nguồn tiền
- Kỳ hạn danh nghĩa: giả sử khách hàng gửi tiền kỳ hạn 6 tháng thì kỳ hạn danh nghĩa là 6 tháng.
- Kỳ hạn ổn định của đồng tiền: kỳ hạn này xét với từng đồng tiền riêng biệt: Thông qua biến động số dư của một loại tiền gửi nào đó qua các thời kỳ ngân hàng có thể xác định một mức số dư ổn định tương ứng với một thời kỳ nhất định. Việc xác định kỳ hạn ổn định là rất quan trọng vì ngân hàng sẽ xác định chính xác nhu cầu chi trả thực tế đồng thời ngân hàng có thể sử dụng một phần dư đó để cho vay với kỳ hạn dài hơn kỳ hạn của nguồn tiền mà vẫn đảm bảo khả năng thanh toán.
Chương 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT HUYỆN VĂN BÀN TỈNH LÀO CAI
2.1 KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH NHNO&PTNT HUYỆN VĂN BÀN
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Văn Bàn là chi nhánh trực thuộc NHNo&PTNT tỉnh Lào Cai. Được thành lập và đi vào hoạt động ngày 15/10/1961. Trải qua 47 năm xây dựng và hoạt động, chi nhánh NHNo&PTNT huyện Văn Bàn đã có nhiều đóng góp quan trọng vào thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
NHNo&PTNT huyện Văn Bàn là chi nhánh NHTM quốc doanh duy nhất trên địa bàn huyện. Những ngày đầu mới thành lập, trên địa bàn một huyện miền núi cao, địa hình rộng, trình độ dân trí lại thấp, kinh tế lạc hậu, chi điếm Ngân hàng Văn Bàn đã cố gắng hoàn thành những mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đề ra.Từ một chi nhánh có rất nhiều khó khăn từ khi mới thành lập : thiếu vốn, chi phí kinh doanh cao, cơ sở vật chất, công nghệ lạc hậu....Nhưng nhờ kiên trì khắc phục khó khăn, quyết tâm đổi mới cùng với sự giúp đỡ của các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương, sự quan tâm của NHNo&PTNT tỉnh Lào Cai, chi nhánh Văn Bàn không những đã khẳng định được mình mà còn vươn lên tong cơ chế thị trường thực sự là một chi nhánh làm ăn có hiệu quả cao .
Nhờ hoạt động có hiệu quả, uy tín của NHNo&PTNT huyện Văn Bàn ngày càng được nâng cao và trở thành người bạn không thể thiếu của người dân.
2.1.2 Cơ cấu bộ máy
Ngân hàng Vụ Bản là chi nhánh NHTM quốc doanh duy nhất đóng trên địa bàn huyện Văn Bàn hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nhiệp và nông thôn.
Bên cạnh thực hiện có hiệu quả các chiến lược kinh doanh ngân hàng hết sức quan tâm đến công tác tổ chức cán bộ tạo điều kiện thu gọn bộ máy cán bộ, giảm chi phí quản lý, góp phần thực hiện kế hoạch của ngân hàng.
Ban giám đốc gồm 3 người
Một giám đốc phụ trách chung về công tác tổ chức cán bộ đào tạo, kế toán và ngân quỹ.
Một phó giám đốc phụ trách công tác ở phòng kinh doanh.
Một phó giám đốc phụ trách công tác ở phòng kế toán.
Về cơ cấu NHNo & PTNT Văn bàn gồm có 2 phòng, một ngân hàng cấp 3 võ lao:
+ Phòng kế toán ngân quỹ.
+ Phòng Kinh doanh ( phòng tín dụng)
+ Ngân hàng cấp 3 Võ Lao gồm: 1 giám đốc, 1 cán bộ thủ quỹ và 2 cán bộ kế toán.
2.1.3 Đặc điểm hoạt động của NHNo&PTNT huyện Văn Bàn
Nằm ở phía Nam tỉnh Lào Cai trên độ cao từ 700 đến 900 mét so với mặt nước biển, Văn Bàn là huyện vùng cao, có diện tích lớn thứ 2 trong tỉnh, gồm 12 dân tộc: Kinh, Tày, Mông, Dao, Giáy, Thái, Nùng, Mường, Hoa, Phù Lá, Sán Chay, Hà Nhì, đông nhất là dân tộc Tày (chiếm hơn 50%), các dân tộc có số lượng ít là Nùng, Mường, Hoa, Sán Chay, Hà Nhì. Đặc biệt, Văn Bàn là nơi duy nhất của tỉnh Lào Cai có dân tộc Mông Xanh - một trong 4 ngành của dân tộc Mông cư trú ở Việt Nam.
Phía đông huyện Văn Bàn giáp danh với huyện Bảo Yên - Lào Cai; phía tây giáp với huyện Mù Cang Chải - Yên Bái, huyện Than Uyên - Lai Châu; phía nam giáp với huyện Văn Yên - Yên Bái; phía bắc giáp với huyện Sa Pa - Lào Cai, huyện Bảo Thắng - Lào Cai. Toàn huyện có 1 thị trấn và 22 xã, có diện tích tự nhiên là 142.608,29 ha, khoảng 78.602 người với gần 16.434 hộ. Nằm giữa hai dãy núi lớn là dãy Hoàng Liên Sơn và dãy Con Voi, có sông Hồng chảy qua và nhiều ngòi suối chằng chịt, địa hình Văn Bàn tương đối phức tạp với nhiều đỉnh cao trên 2000 mét như đỉnh Lùng Cúng (2.913m), đỉnh Xi-giơ-pao (2.876m), đỉnh Bá Muông (2.500m), đỉnh Pú Một (2.132m), đỉnh Gia Lan hùng vĩ gắn với khu du kích Gia Lan, vùng chiến khu Nà Chuồng thời kháng chiến chống Pháp. Văn Bàn có hệ thống sông suối chằng chịt tiêu biểu là suối Chăn - con suối lớn nhất huyện chạy dọc các xã trong huyện từ phía Tây sang phía Đông và chảy ra sông Hồng. Suối Chăn có độc dốc lớn là nguồn năng lượng vô tận thuận lợi cho việc phát triển thuỷ điện nhỏ ở địa phương và cũng là điều kiện cho phát triển thuỷ lợi phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Hiện nay, đã có 3 thủy điện : Nậm Xé, Hòa Mạc, Cửa Nhù được xây dựng dựa trên sức nước của suối Chăn. Ngoài ra, huyện Văn Bàn còn có 1 số thủy điện nhỏ khác xây dựng trên các con suối khác trong huyện như: Nậm Xây, Liêm Phú, Nậm Tha. Văn Bàn có nhiều tài nguyên khoáng sản như: sắt (Sơn Thuỷ), than (Chiềng Ken), penspat (Khánh Yên), vàng (Minh Lương). Đặc biệt Văn Bàn có diện tích rừng pơ mu lớn nhất toàn quốc. Đó là cơ sở để phát triển kinh tế nông – lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung (như vùng quế Nậm Tha, thảo quả Nậm Chày, hồng Tân An, đỗ tương Hoà Mạc), công nghiệp chế biến lâm sản (gỗ pơ mu, giấy) phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu. Văn Bàn là trung tâm của mỏ sắt của Lào Cai với trữ lượng trên 500 triệu tấn đã có dự án đầu tư khai thác tạo nguyên liệu cho ngành công nghiệp thép Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá và quá trình hình thành cụm đô thị công nghiệp khai thác lớn của tỉnh Lào Cai trong đầu thế kỷ XXI này.
Với những đặc điểm về kinh tế và xã hội nêu trên NHNo&PTNT huyện Văn Bàn có nhiều cơ hội để phát triển xong cũng gặp rất nhiều khó khăn, thử thách.
2.1.3.1 Thuận lợi
- Tình hình chính trị, kinh tế xã hội trên địa bàn ổn định giúp cho người dân có cơ hội đầu tư, có cơ hội phát triển sản xuất tạo điều kiện thuận để ngân hàng mở rộng hoạt động cho vay và huy động vốn.
- Dưới sự lãnh đạo của NHNo&PTNT tỉnh, huyện uỷ, UBND huyện Văn Bàn để tiếp tục thực hiện quyết định 67/TTg của thủ tướng chính phủ, NHNo huyện Văn Bàn đã phối hợp với các xã triển khai sâu rộng chủ trương của Đảng và Nhà nước về vay vốn ngân hàng, tổ chức họp dân và thành lập được 224 tổ vay vốn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải ngân và đôn đốc hu nợ đến hạn, giảm nợ quá hạn, thu lãi.
- Sau nhiều năm được mùa, giá cả ổn định nhân dân đã phấn khởi và chủ động vay vốn ngân hàng.
- Lãi suất cho vay phù hợp đã khuyến khích người dân mạnh dạn vay vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh.
- Là chi nhánh ngân hàng thương mại quốc doanh duy nhất nên NHNo&PTNT Văn Bàn không phải cạnh tranh với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn....
2.1.3.2 Khó khăn
- Là một huyện miền núi , kinh tế có phát triển xong chủ yếu là tự sản, tự tiêu, sản phẩm sản xuất ra khó tiêu thụ.
- Người dân chưa có thói quen gửi tiền vào ngân hàng, món vay nhỏ, lẻ tẻ làm cho chi phí giao dịch cao.....
- Địa hình còn nhiều hạn chế cho sự phat triển kinh tế.
2.2 TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA NHNO&PTNT HUYỆN VĂN BÀN
2.2..1 Hoạt động huy động vốn
Ngân hàng Văn Bàn luôn xác định chức năng của ngân hàng thương mại là đi vay để cho vay vì thế ngân hàng Văn Bàn luôn coi trọng công tác huy động vốn và coi đây là công tác chủ yếu nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động của mình. Từ quan điểm muốn mở rộng cho vay thì phải đảm bảo đủ nguồn vốn mà chủ yếu là nguồn vốn huy động tại địa phương, bằng các hình thức huy động phong phú phù hợp với mọi tầng lớp dân cư, mở rộng mạng lưới huy động như : thành lập các ngân hàng cấp 4, đổi mới phong cách làm việc tạo uy tín và sự tin cậy của khách hàng.
Đối với Văn Bàn là một huyện miền núi có dân số ít, kinh tế còn chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, đời sống nhân dân chưa khá giả. Song bản chất người dân Vụ Bản là cần cù, chịu khó, tiết kiệm. Nhờ làm tốt công tác huy động vốn nên những năm vừa qua ngân hàng Văn Bàn luôn đáp ứng đủ nhu câù vốn cho hoạt động của mình. Kết quả huy động vốn những năm gần đây như sau:
Biểu2.1: Kết quả huy động vốn Đơn vị: triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2008
2009
2010
Tổng nguồn
83548
90367
127411
Tốc độ tăng trưởng
15.34%
18,92%
28.22%
Theo thơi gian
83548
90367
127411
Tiền gửi không kỳ hạn
12136
14965
18479
Tiền gửi dưới 12 tháng
27563
30217
35883
Tiền gửi >= 12 tháng
43849
45185
73049
Theo loại tiền
83548
90367
127411
Nội tệ
73548
90367
127411
Ngoại tệ
0
0
0
Theo thành phần kinh tế
83548
90367
127411
Tiền gửi dân cư
37745
41325
72458
Tiền gửi các tổ chức kinh tế
23233
25112
29374
Phát hành giấy tờ có giá
5240
7754
9398
Tổ chứ tín dụng khác
17330
16176
17181
Nhìn vào biểu 1 ta thấy tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng liên tục tăng qua các năm. Năm 2009 tăng so với năm 2008 là 6819 triệu đồng tương đương với 8,2%, năm 2010 tăng 37044 triệu đồng so với năm 2009 tương đương với 40.9%.
Có được kết quả về huy động vốn trong những năm vừa qua là do ngân hàng đã xác định được tầm quan trọng của vốn huy động, ngân hàng đã tổ chức, triển khai nhiều biện pháp huy động vốn như : tuyên truyền, quảng cáo để nhân dân biết, khai thác được những điều kiện thuận lợi, tiềm năng dư thừa trong dân, trưng bày các biển quảng cáo ở trụ sở ngân hàng trung tâm và các ngân hàng khu vực, ở một số tuyến đường xã tập trung đông dân cư, huy động qua tổ vay vốn, vận động mọi người tham gia gửi tiền tiết kiệm, tạo dựng thói quen tiết kiệm trong nhân dân, tạo điều kiện cho mọi công dân có nhu cầu mở tài khoản tiền gửi cá nhân và thanh toán giao dịch qua ngân hàng. Có thể nói công tác huy động vốn trong những năm gần đây đạt được kết quả đáng khích lệ góp phần vào ổn định lưu thông tièn tệ trên địa bàn, tạo lập được đủ nguồn vốn đáp ứng mở rộng đầu tư cho các thành phần kinh tế trên địa bàn và tăng ttrưởng tín dụng
2.2.2 Hoạt động sử dụng vốn
Bên cạnh việc coi trọng công tác huy động vốn, ngân hàng Văn Bàn đặc biệt coi trọng công tác sử dụng vốn vì đây là hoạt động chủ yếu đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Mặt khác nếu làm tốt công tác sử dụng vốn có thể tác động trở lại thúc đẩy hoạt động huy động vốn. Do bám sát định hướng phát triển kinh tế địa phương, định hướng kinh doanh của nghành Ngân hàng Văn Bàn đã đưa ra chính sách hợp lý nhằm tăng dư nợ, đáp ứng nhu cầu vốn trên địa bàn và góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.
Là một huyện nông nghiệp cho nên công tác tín dụng chủ yếu là cho vay hộ sản xuất. Những năm trước cho vay trực tiếp kinh tế hộ năm sau tăng trưởng cao hơn năm trước nhưng chủ yếu là thực hiện cho vay từ phía khách hàng. Từ khi có quyết định 67/TTg của thủ tướng chính phủ về một số chính sách tín dụng đối với nông nghiệp và nông thôn, được sự chỉ đạo của Ngân hàng tỉnh Ngân hàng Văn Bàn đã thực hiện triển khai có hiệu quả việc cho vay theo tổ, nhóm tới mọi hộ nhân dân trong huyện biết và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về thủ tục, hồ sơ tạo điều kiện cho khách hàng được vay vốn nhanh chóng, thuận lợi. Những kết quả đạt được về công tác sử dụng vốn những năm qua như sau:
Biểu 2.2 : Sử dụng vốn Đơn vị: triệu đồng
Năm
2008
2009
2010
Dư nợ
98116
110954
131864
Nhìn vào biểu 2.2 ta thấy tổng dư nợ của ngân hàng những năm qua liên tục tăng:
Năm 2009 tăng 12838 trđ so với năm 2008 tương đương với 13,08%
Năm 2010 tăng 2091 trđ so với năm 2009 tương đương với 18.8%
Năm 2010 hoạt động tín dụng tiếp tục phát triển cả về quy mô, doanh số cho vay và doanh số thu nợ, dư nợ đều tăng hàng tháng. Có được kết quả trên là do ngân hàng Văn Bàn đã đưa ra và áp dụng triệt để các biện pháp:
- Ngân hàng kết hợp với hội phụ nữ , hội nông dân, hội cựu chiến binh thành lập các tổ vay vốn đạt hiệu quả cao.
- Tổ chức điều tra, khảo sát nhu cầu vay vốn đến hộ sản xuất để nắm bắt được nhu cầu của họ và để đáp ứng kịp thời nhu cầu đó.
- Tiến hành phân loại khách hàng, phân tích chất lượng tín dụng, xử lý rủi ro , nâng cao chất lượng tín dụng.....
2.3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI NHNo&PTNT HUYỆN VĂN BÀN
2.3.1 Kết quả huy động vốn
Đối với NHTM, nguồn vốn huy động tại địa phương là nguồn vốn quan trọng nhất và luôn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn. Việc các NHTM đảm bảo huy động đủ nguồn vốn cho công tác sử dụng vốn vừa đảm bảo thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, vừa đảm bảo cho hoạt động của NHTM được ổn định và đạt được hiệu quả cao.
Không giống các loại hình doanh nghiệp khác trong nền kinh tế hoạt động của NHTM chủ yếu dựa vào nguồn vốn huy động. Nguồn vốn tự có tuy rất quan trọng nhưng chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ và chủ yếu để đầu tư vào cơ sở vật chất, tạo uy tín với khách hàng. Ngài ra các NHTM còn có một số nguồn vốn khác như : vốn đi vay, vốn trong thanh toán, vốn uỷ thác đầu tư.... những nguồn vốn này cũng chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn của ngân hàng.
Nhận thức được điều này ngân hàng No&PTNT huyện Văn Bàn đã tập trung mọi nỗ lực và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của toàn chi nhánh nên trong những năm gần đây vốn huy động dã tăng lên cả về số lượng và chất lượng.
Các hình thức huy động chủ yếu được áp dụng tại Ngân hàng Văn Bàn trong thời gian qua là:
- Nhận tiền gửi của tổ chức kinh tế
- Nhận tiền gửi tiết kiệm của dân cư
Trong những năm qua Ngân hàng huyện Văn Bàn luôn luôn chú trọng áp dụng các biện pháp nhằm tăng trưởng vốn huy động như: Mở rộng mạng lưới, tuyên truyền, quảng cáo, tạo mọi điều kiện cho khách hàng, linh hoạt điều chỉnh lãi suất trong phạm vi cho phép... chính nhờ tăng cường công tác huy động vốn nên trong những năm qua hoạt động huy động vốn của chi nhánh luôn phát triển khá ổn định.
Năm 2009 tổng nguồn vốn đạt 90367 trđ tăng 6819 trđ so với năm 2008=8,2%
Năm 2010 tổng nguồn vốn đạt 127411 trđ tăng 37044 trđ so với năm 2009=40.9%
Và tỷ trọng nguồn vốn huy động trong tổng nguồn vốn các năm là:
- Năm 2008 nguồn vốn huy động chiếm 83% tổng nguồn vốn.
- Năm 2009 nguồn vốn huy động chiếm 81% tổng nguồn vốn.
- Năm 2010 nguồn vốn huy động chiếm 84% tổng nguồn vốn.
Nhờ duy trì được tỷ trọng cao của vốn huy động trong tổng nguồn vốn giúp ngân hàng Văn Bàn luôn luôn chủ động trong công tác sử dụng vốn, đáp ứng được tốt nhất nhu cầu vốn của khách hàng và tăng lợi nhuận cho ngân hàng.
Để đánh giá chính xác về kết quả huy động vốn của ngân hàng Văn Bàn trong những năm gần đây chúng ta xem xét cơ cấu nguồn vốn huy động.
Biểu 2.3: Cơ cấu nguồn vốn
Đơn vi : triệu đồng
Chỉ tiêu
2008
2009
2010
ST
%
ST
%
ST
%
1. Tiền gửi của TCKT
2.Tiền gửi của dân cư
3. Từ tổ chức tín dụng khác.
4. Phát hành giấy tờ có giá.
23233
37745
17330
5240
27,6
45,4
20,37
6,63
25112
41325
16176
7754
27.8
45.8
17,82
8,58
29374
72458
17181
9398
23.1
56.9
12,62
7,38
Tổng
83548
100
90367
100
127411
100
Nhìn vào biểu 2.3 ta thấy cơ cấu nguồn vốn huy động của ngân hàng Văn Bàn gồm: tiền gửi của tổ chức kinh tế, tiền gửi của dân cư và Tiền gửi từ TCTD khác, phát hành giấy tờ có giá. Trong đó nguồn tiền gửi của dân cư luôn chiếm tỷ trọng cao nhất. Trong nguồn tiền gửi của dân cư nguồn tiền gửi có kỳ hạn chiếm phần lớn (95%), đây là nguồn vốn quan trọng, có tính ổn định cao tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong quá trình sử dụng vốn. Ngân hàng cần duy trì tỷ trọng cao của nguồn vốn này và không ngừng phát triển nguồn vốn này về số tuyệt đối.
Nguồn tiền gửi của tổ chức kinh tế luôn chiếm một vị chí quan trọng trong tổng nguồn vốn vì đây là nguồn vốn có chi phí thấp tạo điều kiện cho ngân hàng giảm chi phí và tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Trong những năm gần đây tỷ trọng của nguồn vốn này lại có xu hướng giảm mặc dù vẫn tăng về số tuyệt đối. Ngân hàng cần chú ý tăng tỷ trọng của nguồn vốn này.
Nguồn vốn từ các TCTD khác và thông qua hoạt động phát hành giấy tờ có giá của Ngân hàng Văn Bàn chiếm tỷ trọng nhỏ
Để hiểu rõ hơn về cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng chúng ta đi xem xét kỹ từng thành phần của vốn huy động:
a) Tiền gửi của các tổ chức kinh tế
Tiền gửi của các tổ chức kinh tế là khoản tiền các tổ chức kinh tế gửi vào ngân hàng để thực hiện thanh toán, chi trả tiền nguyên vật liệu, hàng hoá, dịch vụ và vốn tạm thời nhàn rỗi trong quá trình sản xuất kinh doanh. Các tổ chức kinh tế gửi tiền vào ngân hàng với mục đích là an toàn và hưởng các dịch vụ mà ngân hàng cung ứng. Tiền gửi của tỏ chức kinh tế chủ yếu là tiền gửi không kỳ hạn. Đối với các NHTM do thời gian và khối lượng các khoản thanh toán không giống nhau là do luôn có những khoản tiền vào và ra ngân hàng nên luôn tồn tại một khoản tiền ổn định và ngân hàng có thể sử dụng cho các doanh nghiệp thiếu vốn vay trong ngắn hạn. Như vậy các ngân hàng có thể bù đắp được các chi phí bỏ ra khi thực hiện quản lý các tài khoản của khách hàng. Và việc nhận tiền gửi của các tổ chức kinh tế giúp ngân hàng mở rộng quan hệ với khách hàng từ đó mở rộng quan hệ tín dụng với các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế.
Trong những năm gần đây, nguồn vốn tiền gửi của các tổ chức kinh tế luôn tăng . Điều đó cho thấy ngân hàng ngày càng có nhiều quan hệ với các tổ chức kinh tế, mở ra cho ngân hàng nguồn huy động dồi dào trong tương lai.
Biểu 2.4 : Tiền gửi từ các tổ chức kinh tế
đơn vị: triêụ đồng
Chỉ tiêu
2008
2009
2010
Không kỳ hạn
17245
18968
22748
Có kì hạn
5988
6144
6626
Tổng tiền gửi từ các tổ chức kinh tế
23233
25112
29374
Nhìn vào biểu 2.4 ta thấy nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế trong những năm gần đây tăng tương đối ổn định. Năm 2008 nguồn vốn này có 23233 trđ nhưng đến năm 2009 nguồn vốn này tăng lên đạt 25112 trđ tăng 1879 trđ đạt 8,1%. Năm 2010 tăng so với năm 2009 là 16,9%.
Trong nguồn tiền gửi của tổ chức kinh tế chủ yếu là tiền gửi không kỳ hạn. Tiền gửi không kì hạn chiếm 75,9% trong tổng số vốn huy động được từ các tổ chức tín dụng. Đây là nguồn vốn có chi phí thấp nhưng không ổn định, nếu ngân hàng có kế hoạch sử dụng chính xác sẽ giúp ngân hàng cắt giảm chi phí, tăng lợi nhuận.
Có được kết quả trên là do Ngân hàng Văn Bàn đã rất cố gắng trong công việc thu hút nguồn vốn này. Điều này cho ta thấy ngân hàng đã xây dựng kế hoạch huy động vốn và chính sách khách hàng rất đúng đắn, luôn tạo điều kiện cho ngân hàng trong quá trình thanh toán. Mặc dù trong những năm qua số vốn của tổ chức kinh tế có phát triển nhưng vẫn chưa cao . Ngân hàng cần chú ý hơn nữa đến chiến lược khách hàng, tạo thói quen thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng vừa ổn định tiền tệ quốc gia, vừa an toàn, thuận lợi cho khách hàng và tăng doanh thu cho ngân hàng. Do đó ngân hàng cần có các biện pháp hữu hiệu và thiết thực hơn để thu hút tiền gửi của các tổ chức kinh tế ngày càng có hiệu quả cao hơn.
b) Tiền gửi của dân cư
Tiền gửi của dân cư là khối lượng tiền nhàn rỗi của nhân dân gửi vào ngân hàng để hưởng lãi hoặc tiết kiệm cho chi tiêu trong tương lai. Tiền gửi của dân cư chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Đây là nguồn vốn có tính ổn định cao nhất và luôn chiếm tỷ trọng lớn nhát trong tổng nguồn vốn huy động và là nguồn vốn chủ yếu để ngân hàng thực hiên đầu tư.
Trong những năm vừa qua Ngân hàng Văn Bàn luôn luôn xây dựng chính sách thu hút nguồn vốn rất hợp lý: điều chỉnh lãi suất tiền gửi, thực hiện chính sách khuyến khích người dân gửi tiền vào ngân hàng, cải tiến phương thức giao dịch ... Chính vì thế nên nguồn vốn tiền gửi của dân cư không ngừng tăng và luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn huy động. Kết quả về huy động vốn từ tiền gửi của dân cư như sau:
Biểu 2.5: Hoạt động huy động vốn qua tiền gửi của dân cư.
Đơn vị: trđ
Chỉ tiêu
2008
2009
2010
ST
%
ST
%
ST
%
1. Tiền gửi bằng VND
1.1 Không kỳ hạn
1.2 Có kỳ hạn
2 Tiền gửi ngoại tệ
37745
4277
33468
0
100
11,3
88,7
0
41325
6401
34924
0
100
15,5
84,5
0
72458
12297
60161
0
100
17
83
0
Từ năm 2008 nguồn vốn tiền gửi của dân cư của ngân hàng tăng tương đối đều:
- Năm 2009 tăng 358 trđ tương đương với 9,4% so với năm 2008 .
- Năm 2010 tăng 31133 trđ tương đương với 75,3% so với năm 2009 đạt 41325 trđ
Là một chi nhánh ngân hàng nằm trên địa bàn một huyện nông nghiệp nên tiền gửi của dân cư hoàn toàn là tiền gửi bằng VND, không có tiền gửi bằng ngoại tệ. Tỷ trọng của tiền gửi của dân cư tuy chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động nhưng tỷ trọng này vẫn chưa cao. Do đó ngân hàng cần tăng tỷ trọng của nguồn vốn này vì đây là nguồn vốn chủ yếu để ngân hàng thực hiện đầu tư:
Năm 2008 tiền gửi dân cư chiếm 45,2% tổng nguồn vốn huy động, năm 2009 chiếm 45,7%, năm 2002 chiếm 56.9%.
Trong tổng nguồn tiền gửi của dân cư hầu hết là tiền gửi có kỳ hạn nhưng trong những năm gần đây mặc dù vẫn tăng về số tuyệt đối nhưng tỷ trọng lại có xu hướng giảm nhẹ, ngược lại tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn lại tăng. Năm 2008 tỷ trọng của tiền gửi có kỳ hạn chiếm 88,7%, năm 2009 chiếm 84.5%, năm 2010 chiếm 83%. Tỷ trọng của của tiền gửi có kỳ hạn trong tổng tiền gửi của dân cư giảm là xu hướng không tốt vì thế ngân hàng cần chú ý tăng tỷ trọng của tiền gửi có kỳ hạn vì nguồn vốn này sẽ giúp ngân hàng có thể chủ động trong đầu tư.
c) Tiền từ các TCTD khác.
Từ bảng số liệu trên ta có thể thấy được tiền gửi từ các tổ chức tín dụng tăng đều qua các năm, chiếm trung bình 16,8% so với tổng số vốn huy động.
Năm 2008 đạt 22570 trd chiếm 27,2% trong tổng số vốn huy động năm 2008. Năm 2009 đạt 23930 trđ tăng 6% so với năm 2008. Năm 2010 đạt 25579 trđ tăng 7% so với năm 2009. Nhìn chung thì tốc độ tăng trưởng của việc huy động tiền thông qua các tổ chức kinh tế còn thấp.
d) Phát hành giấy tờ có giá
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, nền kinh tế đang phát triển nhu cầu về vốn trung và dài hạn ngày càng tăng để đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ , hiện đại hoá sản xuất... Để đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn các ngân hàng cũng cần có hình thức huy động tương ứng để có đủ vốn đáp ứng nhu cầu đó. Do vậy các ngân hàng huy động vốn trung và dài hạn bằng hình thức phát hành giấy tờ có giá. Đây là hình thức huy động vốn linh hoạt giúp các NHTM có thể chủ động về khối lượng vốn, lãi suất và thời hạn.... Nhưng nguồn vốn này thường có chi phí cao hơn các nguồn vốn khác. Trong những năm qua Ngân hàng Vụ Bản đều phát hành giấy tờ có giá tuy tỷ trọng chỉ chiếm một phần nhỏ nhưng đã góp phần đáp ứng nhu cầu vốn trung dài hạn tại địa phương.
Năm 2008 ngân hàng Vụ Bản phát hành được 5240 trđ chiếm 6,63% tổng nguồn vốn huy động, năm 2009 phát hành được 7754 trđ chiếm 8.58% vốn huy động, năm 2010 phát hành 9398 trđ =738% vốn huy động.
Từ năm 2008 nguồn vốn từ phát hành giấy tờ có giá của ngân hàng Văn Bàn có xu hướng tăng cả về số lượng và tỷ trọng. Nguyên nhân là do nhu cầu sử dụng vốn trung và dài hạn của nhiều doanh nghiệp ngày càng tăng lên.
2.3.2 Hoạt động sử dụng vốn.
Bên cạnh việc coi trọng công tác huy động vốn, ngân hàng Văn Bàn đặc biệt coi trọng công tác sử dụng vốn vì đây là hoạt động chủ yếu đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Mặt khác nếu làm tốt công tác sử dụng vốn có thể tác động trở lại thúc đẩy hoạt động huy động vốn. Do bám sát định hướng phát triển kinh tế địa phương, định hướng kinh doanh của nghành Ngân hàng Văn Bàn đã đưa ra chính sách hợp lý nhằm tăng dư nợ, đáp ứng nhu cầu vốn trên địa bàn và góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.
Những kết quả đạt được về công tác sử dụng vốn những năm qua như sau:
Bảng 2.6: Sử dụng vốn
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2008
2009
2010
Tổng nguồn vốn huy động
83548
99367
127411
Tổng dư nợ
98116
110954
131864
Tốc độ tăng trưởng tổng dư nợ
12,15%
13,36%
18.85%
% đạt kế hoạch
118,9%
92,35%
105,21%
Ta tính toán và phân tích một số chỉ tiêu như sau:
+ Tốc độ tăng trưởng tổng dư nợ bình quân 3 năm từ năm 2008 đến năm 2010 ở mức 14,47%, trong đó cụ thể lần lượt qua từng năm là: 12,15%;13,36%;18,85%. Tốc độ tăng trưởng tổng dư nợ có xu hư
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai.doc