Lời nói đầu 2
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VỐN KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP 5
1.1 VỐN KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP 5
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm vốn kinh doanh trong doanh nghiệp 5
1.1.1.1 Khái niệm vốn kinh doanh: 5
1.1.1.2 Đặc điểm vốn kinh doanh: 7
1.1.2 Phân loại vốn kinh doanh ở doanh nghiệp: 9
1.1.3 Nguồn hình thành vốn kinh doanh: 14
1.2 VAI TRÒ CỦA VỐN KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP: 18
1.3 HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH VÀ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 19
1.3.1 Hiệu quả vốn kinh doanh 19
1.3.1.1.Khái niệm hiệu quả vốn kinh doanh. 19
1.3.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. 20
1.3.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. 24
1.3.2.1. Xuất phát từ mục đích kinh doanh của doanh nghiệp. 24
1.3.2.2. Xuất phát từ vị trí, vai trò của vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 25
1.3.2.3. Xuất phát từ tầm quan trọng của việc tổ chức đảm bảo vốn và ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho sản xuất kinh doanh. 25
1.3.2.4. Xuất phát từ tác động của cơ chế. 27
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH Ở CÔNG TY CP DỊCH VỤ DU LỊCH ĐƯỜNG SẮT HÀ NỘI 28
2.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ DU LỊCH ĐƯỜNG SẮT HÀ NỘI: 28
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công Ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Đường sắt Hà Nội: 28
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty: 29
2.1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của công ty: 29
2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty: 30
2.1.3 Đặc điểm tình hình hoạt động của công ty: 40
2.1.3.1 Đặc điểm về vốn, nguồn vốn, cơ cấu vốn: 40
2.1.3.2 Các đăc điểm khác: 41
2.2 THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ DU LỊCH ĐƯỜNG SẮT HÀ NỘI: 42
2.2.1 Tình hình tổ chức và quản lý vốn kinh doanh của Công ty: 42
( Đơn vị: Nghìn đồng) 43
2.2.1.1 Tình hình tổ chức và quản lý vốn lưu động vủa Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Đường sắt Hà Nội: 45
Bảng 2.2: Cơ cấu tài sản lưu động của Công Ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Đường sắt Hà Nội 46
(Đơn vị: nghìn đồng) 46
1. Vốn bằng tiền 46
3. Khoản phải thu 46
4. HTK 46
5. TSLĐ khác 46
6. Chi sự nghiệp 46
2.2.1.2 Tình hình tổ chức, quản lý vốn cố định của Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Đường sắt Hà Nội: 49
Bảng 2.3: Cơ cấu tài sản cố định tại Công Ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Đường sắt Hà Nội 50
( Đơn vị: nghìn đồng) 50
1. TSCĐ HH 50
2. TSCĐ VH 50
3. TSCĐ thuê TC 50
2.2.2 Tình hình sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của Công ty: 51
( Đơn vị: nghìn đồng) 51
Chỉ tiêu 51
Năm 2006 51
Năm 2007 51
So sánh 07/06 51
( +/- ) 51
Tỷ lệ % 51
1.Tổng DT 51
2.DT thuần 51
3.LN thuần 51
4.Vốn SXKD 51
5.Hệ số hiệu quả SD vốn(2/4) 51
6.HS sinh lời tổng vốn (3/4) 51
71.458.323 51
81.674.872 51
10.216.549 51
114,3 51
2.2.2.1 Tình hình sử dụng vốn lưu động của Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Đường sắt Hà Nội: 52
Bảng 2.5: Tình hình sử dụng vốn lưu động tại Công Ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Đường sắt Hà Nội 52
(Đơn vị : nghìn đồng) 52
1. Tổng DT 52
2. DT thuần 52
3. LN thuần 52
4. VLĐ bình quân 52
5. HTK 53
6. HS sinh lời tổng vốn (3/4) 53
7. Số vòng chu chuyển VLĐ (1/4) 53
71.458.323 52
81.674.872 52
2.2.2.2 Tình hình sử dụng vốn cố định của Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Đường sắt Hà Nội : 55
Bảng 2.6: Tình hình sử dụng vốn cố định tại Công Ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Đường sắt Hà Nội . 55
(Đơn vị: nghìn đồng) 55
1. Tổng DT 55
2. DT thuần 55
3. LN thuần 55
4. VCĐ bình quân 55
5. Hiệu suất SD VCĐ(2/4) 55
71.458.323 55
81.674.872 55
2.2.3 Những tồn tại và thành tích của Công ty trong công tác quản lý và sử dụng vốn kinh doanh: 57
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH Ở CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ DU LỊCH ĐƯỜNG SẮT HÀ NỘI. 60
3.1. NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ DU LỊCH ĐƯỜNG SẮT HÀ NỘI: 60
3.1.1 Thuận lợi: 60
3.1.2 Khó khăn: 61
3.2 SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CP DỊCH VỤ DU LỊCH ĐƯỜNG SẮT HN: 62
3.3 CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN Ở CÔNG TY CL DỊCH VỤ DU LỊCH ĐƯỜNG SẮT HN: 64
3.3.1 Các giải pháp liên quan đến vấn đề huy động vốn: 64
3.3.2 Các giải pháp liên qua đến vấn đề sử dụng vốn: 66
3.3.3 Các chính sách về nghiên cứu thị trường: 69
3.4 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP TRÊN 73
3.4.1 Về phía Nhà nước và các cơ quan cấp trên 73
3.4.2 Về phía Công ty: 74
Kết luận 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
82 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1495 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Đường sắt Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quy định rõ mức lương, thù lao, quyền lợi và các điều kiện khác của hợp đồng. Thông tin về mức lương, trợ cấp, quyền lợi của tổng giám đốc phải được báo cáo trước đại hội cổ đông thường niên và được nêu trong báo cáo thường niên của công ty.
Nhiệm kỳ tổng giám đốc là 3 năm trừ khi HĐQT có quyết định khác. Khi hết nhiệm kỳ có thể được hội đồng quản trị xem xét bổ nhiệm lại. Nếu bổ nhiệm lại thì phải ký kết hợp đồng lao động lại với tổng giám đốc.
Các phòng ban chức năng của công ty:
Phòng tài chính kế hoạch:
+ Nguyên tắc hoạt động:
Tổng giám đốc điều hành hoạt động của phòng thông qua kế toán trưởng hoặc trưởng phòng.
Kế toán trưởng (hoặc trưởng phòng) điều hành hoạt động của phòng, chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về thực hiện chức năng nhiệm vụ và các vụ viêc vi phạm pháp luật, tiêu cực xảy ra trong phòng.
Viên chức, nhân viên trong phòng chịu sự quản lý, phân công của kế toán trưởng (hoặc trưởng phòng) trên cơ sở tổng giám đốc hoặc HĐQT đã ký và chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng (hoặc trưởng phòng) về phần việc được giao.
Trường hợp tổng giám đốc làm việc trực tiếp với nhân viên, viên chức của phòng thì nhân viên, viên chức có trách nhiệm thực hiện sau đó báo cáo lại cho kế toán trưởng (hoặc trưởng phòng).
+ Chức năng:
Tổ chức tham mưu giúp tổng giám đốc quản lý về công tác tài chính, kế toán theo quy định hiện hành của nhà nước, của công ty.
Tham mưu định hướng kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh của công ty
Phòng du lịch
+ Nguyên tắc hoạt động:
Tổng giám đốc hoặc phó tổng giám đốc được điều hành hoạt động của phòng thông qua trưởng phòng.
Trưởng phòng điều hành hoạt độngcủa phòng chiu trách nhiệm trước tổng giám đốc về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của phòng và việc vi phạm pháp luật, tiêu cực xảy ra.
Viên chức, nhân viên trong phòng chịu sự quản lý, phân công nhiệm vụ của trưởng phòng trên cơ sở HĐQT, tổng giám đốc đã ký và chịu trách nhiệm trước trưởng phòng về việc được giáo.
Trường hợp tổng giám đốc làm viêc với niên chức, nhân viên của phòng thì viện chức, nhân viên có trách nhiệm thực hiện sau đó báo cáo lại với trưởng phòng.
+ Chức năng:
Tham mưu định hướng chiến lược phát triển kinh doanh du lịch- lữ hành, phát triển kinh doanh dịch vụ du lịch. Tham mưu điều hành kinh doanh du lịch lữ hành và tổ chức dịch vụ toàn công ty.
Phòng đầu tư- kinh doanh:
+ Nguyên tắc hoạt động:
Tổng giám đốc hoặc phó tổng giám đốc được tổng giám đốc phân công điều hành hoạt động kinh doanh của phòng đầu tư- kinh doanh thông qua trưởng phòng.
Trưởng phòng điều hành hoạt động của phòng, chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về việc thực hiện chức năng hoạt động của phòng, về các vi phạm pháp luật, tiêu cực xảy ra trong phòng
Viên chức, nhan viên trong phòng chịu sự quản lý, phân công của trưởng phòng trên cơ sở HĐQT, tổng giám đốc đã ký và chịu trách nhiệm trước trưởng phòng về phần việc được giao.
Trường hợp tổng giám đốc làm việc trực tiếp với nhân viên, viên chức của phòng thì nhân viên, viên chức có trách nhiệm phải thực hiện sau đó báo cáo với trưởng phòng.
+ Chức năng:
Tham mưu công tác đầu tư xây dựngcông trình phục vụ công tác phát triển sản xuất kinh doanh.
Tham mưu phát triển sản xuất kinh doanh trên cơ sở các ngành nghề hiện có và phát triển các ngành mới.
Phòng tổ chức hành chính
+ Nguyên tắc hoạt động:
Tổng giám đốc trực tiếp hoặc phó tổng giám đốc chỉ đạo, điều hành hoạt động của phòng tổ chức hành chínhthông qua trưởng phòng
Trưởng phòng điều hành hoạt động của phòng, chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về việc thực hiện chức năng nhiệm vụ và các vi phạm háp luật, tiêu cực xảy ra.
Viên chức, nhân viên trong phòng chịu sự quản lý, phân công của trưởng phòng trên cơ sở HĐQT, tổng giám đốc đã ký và chịu trách nhiệm trước trưởng phòng về công việc được giao.
Trường hợp tổng giám đốc hoặc phó tổng giám đốc phụ trách trực tiếp làm việc với nhân viên, viên chức trong phòng thì nhân viên, viên chức phải thực hiện sau đó báo cáo lại vơi trưởng phòng.
+ Chức năng:
Tổ chức tham mưu giúp việc cho tổng giám đốc quản lý về các mặt công tác: Tổ chức, cán bộ, lao động, tiền lương, đào tạo, quản trị hành chính, quân sự, bảo vệ, thanh tra pháp lý, thi đua, tuyên truyền, khen thưởng, kỷ luật, y tế.
Các đơn vi cơ sở:
+ Chức năng:
Các đơn vị cơ sở có chức năng cụ thể khác nhau, song đối với Công ty thì chức năng tổng quát chúng của các đơn vị cơ sở là: trực tiếp tổ chức sản kinh doanh, phấn đấu thực hiện mục tiêu: hoàn thành nghĩa vụ với nhà nước, với doanh nghiệp, với cổ đông, nâng cao quyền lợi của người lao động, tối ưu hoá lợi nhuận
+ Nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị cơ sở:
Nhiệm vụ quyền hạn của các đơn vị cơ sở được phân theo các nội dung: kinh doanh lữ hành quốc tế và nội địa, kinh doanh thương mại, kinh doanh khách sạn và kinh doanh lĩnh vực khác. Theo từng đơn vị cơ sở với lĩnh vực kinh doanh khác nhau có nhiệm vụ và quyền hạn khác nhau, trong điều kiện bài viếc giới hạn em xin tóm tắt một số quyền hạn, nghĩa vụ chung nhất của các đơn vị cơ sở:
-Đối với kinh doanh lữ hành
Xây dựng định hướng phát triển hoạt động du lịch quốc tế và nội địa trên cơ sở đầu tư cơ sở vật chất và hoàn thiện đội ngũ chuyên môn, nghiệp vụ, đồng thời xây dựng các sản phẩm du lịch phong phú phù hợp với thị hiếu, sở thích của nhiều đối tượng và luôn đối mới tạo sự hấp dẫn, tuyên truyền quảng bá, tiếp thị, báo giá công khai cho khách và điều kiện phục vụ để cạnh tranh với các doanh nghiệp du lịch khác. Luôn ý thức nâng cao uy tín và thương hiệu Haratour.
Có trách nhiệm trước công ty và pháp luật về quản lý các đoàn khách du lịch quốc tế từ khi nhập cảnh đến khi xuất cảnh và khách Việt Nam đi du lịch nước ngoài theo chương trình hợp đồng đã được ký.
Trong trường hợp không đủ điều kiện tổ chức lữ hành thì uỷ quyền uỷ thác cho doanh nghiệp lữ hành quốc tế có uy tín thực hiện toàn bộ hoặc một phần tour hoặc một phần du lịch cho khách.
Phổ biến và hướng dẫn khách thực hiện đúng các quy định về bảo vệ an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, môi trường sinh thái, tài nguyên thiên nhiên và di sản văn hoá. Đảm bảo bí mật quốc gia, an toàn tài sản và tính mạng của khách.
-Đối với kinh doanh thương mại:
Tổ chức thực hiện viêc ký kết hợp đồng mua, bán buôn, bán lẻ, đại lý, ký gửi sản phẩm hàng hóa được phép kinh doanh và thực hiện theo đúng pháp luật, đúng quy định của địa phương.
Bảo toàn vốn và tăng nhanh vòng quay, không để xảy ra nợ hàng, tiền dây dưa hoặc không có khả năng thanh toán.
Vay vốn ngoài phải được tổng giám đốc công ty cho phép bằng văn bản.
Tính toán xác định định mức chi phí vận chuyển, bốc xếp, hao hụt thực tế về loại hàng làm cơ sở thực hiện.
Hàng hỏng, kém chất lượng, qua hạn sử dụng phải kịp thời sử lý và chịu trách nhiệm về những thiệt hại (nếu có).
-Đối với kinh doanh khách sạn:
Thực hiện đúng quy định của chính phủ, Bộ công an về điều kiện kinh doanh cho thuê khác lưu trú. Thủ tục đón nhận khách đến lưu trú tại khách sạn.
Chỉ nhận khách lưu trú khi có đầy đue giấy tờ hợp lệ. Từ chối đối với khác không chấp hành nôi quy khách sạn đã biết trước, yêu cầu của khách vượt quá khả năng, phát hiện có hành vi phạm pháp luật, khách mang trong người bệnh truyền nhiễm. Từ chối các cuộc thanh tra không đúng pháp luật.
Đảm bảo an ninh, bí mật quốc gia, bảo vệ người và tài sản cho khách khi đang lưu trú tại khách sạn.
Quản lý lưu trữ danh sách khách đã lưu trú cùng các thông tin cần thiết khác theo quy định của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ chế độ sổ sách kế toán,lưu trữ hồ sơ, tài liệu về hoạt động kinh doanh lưu trú, chế độ báo cáo theo quy định của pháp luật, của công ty.
Duy trì, bảo trì, sửa chữa để không ngừng nâng cấp cơ sở vật chất của khách sạn. Lãnh đạo và nhân viên của khách sạn phải sử sự với khách đúng mực, lịch sự, gây được thiện cảm và uy tín đối với khách.
-Đối với kinh doanh lĩnh vực khác:
Kinh doanh các lĩnh vực khác phải đúng với giấy phép do sở kế ho¹ch và đàu tư cấp, qua trình kinh doanh phải thực hiện đúng pháp luật, đúng các quy định của địa phương, của công ty.
Các lĩnh vực kinh doanh phải tuân thủ các bước tiến hành: Nghiên cứu, phân tích thị trường, thông qua khảo sát thống kê… để đánh giá khả năng thực hiện và tiềm năng của thị trường, thuận lợi, khó khăn, rủi ro… để lập phương án khả thi tiến hành đầu tư, huy động vốn, tính toán vòng quay của vố, thời gian hoàn vốn, các khoản chi phí… hiệu quả kinh doanh.
Sử dụng lao động đúng với hợp đồng lao động tổng gi¸m đốc đã ký. Hợp đồng lao động thời vụ quyền hạn, người lao động phải có chuyên môn, tay nghề.
Thực hiện an toàn cơ sở vật chất, an toàn lao đông đúng quy định về an toàn của từng ngành nghề, phòng chống cháy nổ, tệ nạn xã hội, những hành vi tiêu cực trong quá trình sản xuất kinh doanh gây thất thoát hàng, tiền của đơn vị.
Nhận xét về mô hình quản lý:
Mô hình quản lý của công ty được xây dựng theo mô hình quản lý hỗn hợp. Mô hình quản lý nat giúp doanh nghiệp có thể chuyên môn hoá được các hoạt động của doanh nghiệp song cũng có nhược điểm là có thể hình thành các doanh nghiệp quá nhỏ tạo nên sự cồng kềnh trong quản lý và không hiệu quả.
Mặt khác, tổ chức quản lý của công ty có sự kết hợp chức năng trong các phòng ban như: phòng tài chính kế hoạch, phòng kinh doanh du lịch, tổ chức hành chính, như vậy có thể tiết kiệm được mặt bằng, nhân công nhưng vẫn có thể tạo ra sự chồng chéo trong chức năng, nhiệm vụ dẫn đến khó quản lý
2.1.3 Đặc điểm tình hình hoạt động của công ty:
2.1.3.1 Đặc điểm về vốn, nguồn vốn, cơ cấu vốn:
Công ty cổ phần Dịch vụ du lịch Đường sắt Hà Nội mới bắt đầu đi vào hoạt động từ cuối đầu năm 2005.Tiền thân là công ty Nhà nước sau đó được đổi thành công ty cổ phần theo nghị định ngày 19/6/2002 của chính phủ về đổi công ty nhà nước thành công ty cổ phần. Ngay từ những ngày đầu thành lập số vốn điều lệ của công ty là 11 tỷ đồng tương đương với 110.000 cổ phần với mệnh giá 100.000, trong đó vốn góp của nhà nước chiếm 40% vốn điều lệ còn nười lao động và các đối tượng ngoài doanh nghiệp sở hữu 60% vốn điều lệ. Mới đi vào hoạt động được 3 năm (từ đầu năm 2005 đến nay) nhưng công ty nguồn vốn của công ty đã tăng lên nhanh chóng từ 11 tỷ đồng (năm 2005) lên gần 40 tỷ đồng (năm 2007), tăng hơn 3,7 lần so với năm 2005. Trong đó nguồn vốn vay là gần 18,5 tỷ đồng còn lại là vốn chủ sở hữu.
Như vậy trong vòng ba năm nguồn vốn của công ty không ngừng tăng. Có được kết quả đó là do chính sách đúng đắn của công ty trong việc sử dụng các nguồn vốn khác nhau vào hoạt động của công ty như nguồn vốn chủ sở hữu, vốn vay, các khoản nợ ngắn hạn và các khoản nợ dài hạn…
2.1.3.2 Các đăc điểm khác:
Lĩnh vực hoạt động chính của công ty là kinh doanh du lịch và lữ hành, ngoài ra công ty còn kinh doanh thêm một số mặt hàng khác như rượu bia, thuốc lá, chất bôi trơn làm sạch động cơ, nhiên liệu dùng trong động cơ… Tính trong năm 2007 doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ là hơn 81,6 tỷ đồng.
Có được kết quả đó là do sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ công nhân viên trong công ty có trình độ, có tay nghề và có tình yêu trong công việc. Điều đó thể hiện ở đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty tương đối trẻ, tỷ lệ lao động dưới 40 tuổi chiến 62%, trong đó 28% dưới 30 tuổi. Cơ cấu lao động trẻ như vậy sẽ tạo ra sự năng động trong công ty, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Đồng thời đội ngũ lao động trên 40 tuổi cũng là thành phần không thể thiếu được của công ty, họ là những người có nhiều cống hiến cho công ty và cũng có rất nhiều kinh nghiệm, đội ngũ này sẽ dẫn dắt lớp trẻ tiếp tục giữ vững vị thế của công ty trên thương trường. Để có được đội ngũ lao động năng động và nhiệt tình như thế, công ty cũng có nhiều chính sách đãi ngộ hợp lý, thu nhập trung bình của cán bộ công nhân viên trong công ty là 2.386 nghìn đồng/người/tháng, mọi người trong công ty đều được tham gia đóng BHYT, BHXH, ngoài ra còn nhiều chính sách khác nữa nhằm đảm bảo đời sống của người lao động.
Về hoạt động đầu tư của công ty, trong những năm qua công ty không ngừng đầu tư nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của công ty được tiến hành thuận lợi và phát triển. Vè hoạt động quản lý chất lượng, hiện nay công ty chưa có phòng quản lý chất lượng nhưng những vấn đề liên quan đến chất lượng như chất lượng sản phẩm, chất lượng đội ngũ công nhân viên hay môi trường làm việc vẫn được kiểm soát một cách chặt chẽ. Mỗi phòng ban, mỗi cơ sở chịu trách nhiệm về công tác quản lý chất lượng của mình theo đúng quy định của pháp luật và của công ty. Nhờ chính sách này mà mọi hoạt động của công ty đều được đảm bảo một cách thông suốt, và có thể ứng phó được với những tình huống bất ngờ xảy ra.
2.2 THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ DU LỊCH ĐƯỜNG SẮT HÀ NỘI:
Trong nền kinh tế thị trường, nhu cầu về vốn cũng như tình hình sử dụng vốn cho từng doanh nghiệp là một vấn đề bức xúc. Do đó làm thế nào để các nhà quản trị doanh nghiệp nói chung hay các nhà quản trị vốn nói riêng có thể huy động được những nguồn ngân quỹ nào với chi phí thấp nhất, với những điều kiện thị trường thuận lợi nhất để tối đa hoá được lợi nhuận và tối thiểu hoá chi phí. Chính vì thế phải phát triển tình hình tổ chức, quản lý sử dụng vốn của Công ty trong vài năm trở lại đây để giúp cho các nhà quản trị vốn nắm bắt được chính xác tình hình sử dụng vốn trong Công ty, tạo điều kiện cho các nhà quản trị có được các thông số, các số liệu liên quan đến quá khứ và hiện tại mà phản ánh rõ nét tình hình sử dụng vốn tại Công ty. Qua đây nhà quản trị vốn mới có thể đề ra phương hướng hoạt động cũng như đưa ra các biện pháp thúc đẩy sự phát huy hay hạn chế những khó khăn mà Công ty đang mắc phải.
2.2.1 Tình hình tổ chức và quản lý vốn kinh doanh của Công ty:
Công tác quản lý vốn sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Đường sắt Hà Nội là một nội dung trong hoạt động tài chính, nó có một vị trí đặc biệt quan trọng trong toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó bao gồm tổ chức đảm bảo các nguồn vốn phân phối , quản lý quá trình đảm bảo các nguồn vốn phân phối và quản lý quá trình sử dụng vốn một cách có hiệu quả. Để quản lý tốt tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp và không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh thì những biện pháp quan trọng là phải thực hiện tốt công tác tổ chức và quản lý vốn sản xuất kinh doanh, trên cơ sở đó nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Để đánh giá hoạt động này, ta xem xét số liệu về cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Công ty trong hai năm 2006-2007 như sau:
Bảng 2.1: Kết cấu tài sản và nguồn vốn tại Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Đường sắt Hà Nội
( Đơn vị: Nghìn đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
So sánh 07/06
Lượng
Tỷ trọng
Lượng
Tỷ trọng
Tỷ lệ %
Tài sản
I.TSLĐ
1.Vốn bằng tiền
2.Các khoản ĐTTCNH
3.Khoản phải thu
4.Hàng tồn kho
5.TSLĐ khác
6.Chi sự nghiệp
II.TSCĐ
14.259.182
456.987
-
4.356.987
5.987.555
3.457.653
-
22.657.234
38,6
3,2
-
30,6
42
24,2
-
63,4
16.890.162
525.535
-
3.856.250
7.873.613
4.634.764
-
23.051.283
32,3
3,1
-
22,8
46,6
27,5
-
57,7
118,4
115
-
88,5
131,5
134
-
101,7
Tổng TS
36.916.416
100
39.941.445
100
108,2
Nguồn vốn
I.Nợ phải trả
1.Nợ ngắn hạn
2.Nợ dài hạn
3. Nợ khác
II.Vốn CSH
17.109.946
11.566.503
4.647.763
895.680
19.806.470
46,4
67,6
27,2
5,2
53,6
18.400.410
12.145.348
5.359.382
895.680
21.541.035
46
66
29,1
4,9
54
107,5
105
115
100
108,6
Tổng NV
36.916.416
100
39.941.445
100
108,2
(Nguồn: Phòng Tài chính_ Tổng hợp – 2006; 2007)
Đánh giá trình hình tài sản và nguồn vốn hình thành tài sản của Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Đường sắt Hà Nội ta thấy: Tổng tài sản mà doanh nghiệp đang quản lý và sử dụng đến cuối năm 2006 là 36.916.416 nghìn đồng, trong đó tài sản lưu động chiến 38,6%, tài sản cố định chiếm 63,4%. Trong tài sản lưu động riêng hàng tồn kho chiếm phần lớn (42% tổng tài sản lưu động) khoản phải thu chiếm 30,6%. Tổng tài sản được hình thành từ hai nguồn: nguồn nợ phải trả (56%) và nguồn chủ sở hữu (44%).
Qua một năm hoạt động, kết quả tài sản thay đổi không đáng kể, tài sản cố định vẫn chiếm phần lớn và có chiều hướng gia tăng, tài sản cố định cũng tăng 394.049 nghìn đồng nhưng tỷ trọng lại giảm xuống 57,7% tổng giá trị tài sản. Về nguồn vốn mà doanh nghiệp huy động vào sản xuất kinh doanh cũng có sự thay đổi, nợ phải trả tăng 1.290.464 nghìn đồng tương đương với tốc độ tăng là 107,5%. Xét về sự tương đối giữa bên vốn và nguồn vốn ta thấy tài sản lưu động được bù đắp thông thường bằng các khoản nợ ngắn hạn, mà ở đây trong năm 2006 khi tài sản lưu động của đơn vị là 14.259.182 nghìn đồng thì khoản nợ ngắn hạn chỉ có 11.566.503 nghìn đồng. Như vậy Công ty đã phải dùng vốn vay dài hạn và nguồn vốn chủ sở hữu để bù đắp cho sự thiếu hụt vốn lưu động. Sự thiếu hụt này sang năm 2007 không được rút ngắn mà còn có xu hướng gia tăng. Cụ thể, tài sản lưu động tăng 118,4%, nợ ngắn hạn tăng chậm hơn với tốc độ 105%, điều đó chứng tỏ trong năm 2007 Công ty chưa chú trọng lắm đến việc sử dụng hợp lý nguồn vốn của mình.
2.2.1.1 Tình hình tổ chức và quản lý vốn lưu động vủa Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Đường sắt Hà Nội:
Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Đường sắt Hà Nội là một đơn vị hạch toán độc lập và có phạm vi hoạt động rất lớn. Điều đó có thể thấy phần nào một quy mô kinh doanh tầm cỡ của Công ty trong môi trường kinh doanh hiện nay. Hoàn cảnh và đặc điểm này càng đòi hỏi một trình độ tổ chức, quản lý tài chính nói riêng, quản lý hoạt động kinh doanh của Công ty nói chung càng phải cao, chặt chẽ. Công tác xây dựng cơ cấu vốn là một nội dung trong công tác quản lý vốn trong đơn vị. Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động do vậy cơ cấu vốn lưu động cũng được biểu hiện thông qua cơ cấu tài sản lưu động của Công ty.
Tại đơn vị, cơ cấu tài sản lưu động được xây dựng dựa vào tổ chức, đặc điểm của các loại tài sản lưu động tại Công ty có sự thay đổi như sau:
Bảng 2.2: Cơ cấu tài sản lưu động của Công Ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Đường sắt Hà Nội
(Đơn vị: nghìn đồng)
Các loại TSLĐ
Năm2006
Năm 2007
So sánh 07/06
Lượng
T.trọng
Lượng
T.trọng
Tỷ lệ %
1. Vốn bằng tiền
2. Các khoản ĐTTCNH
3. Khoản phải thu
4. HTK
5. TSLĐ khác
6. Chi sự nghiệp
456.987
-
4.356.987
5.987.555
3.457.653
-
3,2
-
30,6
42
24,2
-
525.535
-
4.556.250
7.173.613
4.634.764
-
3,1
-
26,9
42,5
27,5
-
115
-
104,6
119,8
134
-
Tổng TSLĐ
14.259.182
100
16.890.162
100
118,4
(Nguồn: Phòng Tài chính_ Tổng hợp – 2006; 2007)
Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy: tổng số vốn lưu động năm 2007 tăng 2.630.994 nghìn đồng so với năm 2006 tương đương với tốc độ tăng là 118.4% là do sự gia tăng của tất cả vốn lưu động trong Công ty. Xét một cách chung nhất thì sự gia tăng này thể hiện những bước phát triển lớn mạnh về quy mô kinh doanh mà biểu hiện của nó là quy mô vốn lưu động được mở rộng sau một năm hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Để đánh giá đúng đắn về sự thay đổi này ta xem xét sự thay đổi tỷ trọng cũng như mức tăng giảm của từng loại vốn lưu động.
Ta nhận thấy vốn bằng tiền là loại vốn lưu động bao gồm các khoản vốn tiền tệ như tiền mặt tồn quỹ, tiền gửi ngân hàng, các khoản vốn trong thanh toán... Số vốn lưu động ở Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Đường sắt Hà Nội không nhiều, chiếm tỷ trọng nhỏ. Trong năm 2006, lượng vốn lưu động bằng tiền là 456.987 nghìn đồng chiếm 3,2% tổng vốn lưu động trong doanh nghiệp, sang năm 2007 con số này tăng lên 525.535 nghìn đồng tương đương với tốc độ 15% một năm, nhưng tỷ trọng lại giảm xuống còn 3,1 %. Điều này chứng tỏ Công ty có tình trạng ứ đọng vốn bằng tiền.
Khoản phải thu là một loại vốn lưu động thể hiện số vốn lưu động mà Công ty bị khách hàng hoặc các đối tượng khác chiếm dụng trong quá trình thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh. Số lượng các khoản phải thu càng lớn chứng tỏ Công ty càng bị chiếm dụng vốn rất nhiều, đây là một biểu hiện không tốt. Song cũng không thể đánh giá về loại vốn này một cách phiến diện như thế, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay nền kinh tế thị trường sôi động và cạnh tranh diễn ra gay gắt, những khách hàng đương nhiên là thượng đế đối với các nhà cung cấp trên thị trường. Quả thực các khoản phải thu tựa hồ như "con dao hai lưỡi", tăng khoản phải thu có nghĩa là Công ty đã nới lỏng chính sách thanh toán với khách hàng, đây là một trong các chiến lược cạnh tranh của các Công ty hiện nay nhằm thu hút khách hàng, đây rmạnh tiêu thụ sản phẩm. Song mặt trái của vấn đề là khi thu hút được nhiều khách hàng cũng là khi lượng vốn lưu động của doanh nghiệp bị chiếm dụng rất lớn, phần lợi nhuận doanh thu ngay lúc ấy có thể coi là " ảo". Như vậy điều quan trọng là ở khâu quản lý các khoản phải thu sao cho ở mức độ hợp lý, độ tin cậy cao ở khách hàng tránh đến mức tối đa rủi ro có thể xảy ra các khoản phải thu khó đòi. Trong năm 2006, khoản phải thu ở Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Đường sắt Hà Nội là 4.356.987 nghìn đồng chiếm 30,6% trong tổng vốn lưu động tại của Công ty, đây là một con số rất lớn. Sang năm 2007, lượng vốn này tăng lên 4.556.250 nghìn đồng tương ứng với tốc độ tăng là 104,6% chiếm 26,9% so với tổng vốn lưu động. Trong điều kiện hiện nay, sự gia tăng các khoản này không đáng lo ngại đối với doanh nghiệp, song điều quan trọng là công tác quản lý các khoản phải thu của Công ty giấy biểu hiện là có hiệu quả. Cụ thể trong 2 năm qua chưa có khoản phải thu nào bị đưa vào khoản phải thu khó đòi. Tỷ trọng các khoản phải thu tại Công ty năm 2007 giảm so với năm 2006, (năm 2006 chiếm 30,6% trong tổng số tài sản lưu động, năm 2007 chỉ chiếm 26,9%) đây là biểu hiện tốt, Công ty cần phát huy hơn nữa công tác quản lý các khoản phải thu cũng như việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong công tác quản lý vốn lưu động.
Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Đường sắt Hà Nội có một lượng hàng tồn kho khá lớn, năm 2006 lượng hàng tồn kho của Công ty là 5.987.555 nghìn đồng tương đương với 42% trong tổng vốn lưu động của Công ty. Sang năm 2007 lượng hàng tồn kho này còn tăng lên 7.173.613 nghìn đồng tương đương với 42,5% trong tổng vốn lưu động của Công ty. Như vậy, trong vòng một năm hàng tồn kho của Công ty tăng cả về lượng lẫn tỷ trọng. Từ năm 2006 đến năm 2007 lượng hàng tồn kho của Công ty tăng thêm 1.186.058 nghìn đồng tương đương với tốc độ tăng là 19.8%/năm. Tỷ trọng của hàng tồn kho cũng tăng từ 42% lên 42.5%. Điều đó chứng tỏ công tác tiêu thụ của công ty trong năm 2007 là không được tốt, dẫn đến lượng hàng hóa ứ đọng trong kho nhiều, làm giảm số vòng quay của vốn lưu động. Đây là một tình trạng không tốt, Công ty cần có các biện pháp khắc phục nhằm là giảm lượng hàng tồn kho, đẩy nhanh tốt độ chu chuyển vốn lưu động.
Đối với tài sản lưu động khác, đó là các khoản ký quỹ, ký cược, các khoản thế chấp, các khoản tạm ứng… Đây là các khoản không thuộc các loại vốn trên nhưng đối với Công ty nó chiếm tỷ trọng khá lớn. Cụ thể, tài sản lưu động khác của Công ty năm 2006 là 3.457.653 nghìn đồng, chiếm 24,2% trong tổng vốn lưu động. Sang năm 2007, lượng tài sản lưu động tăng lên 4.634.764 nghìn đồng tương đương với 27,5% tổng vốn lưu động của Công ty. Như vậy từ năm 2006 đến năm 2007, tài sản lưu động khác của Công ty tăng cả về lượng lẫn tỷ trọng. Tuy nhiên sự tăng giảm vốn lưu động này không thể lấy làm căn cứ để đánh giá biểu hiện tốt hay không tốt đối với sự phát triển của doanh nghiệp.
Tóm lại cơ cấu vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Đường sắt Hà Nội là một cơ cấu khá hợp lý, đây là thành tích trong công tác tổ chức và xây dựng cơ cấu vốn lưu động nói riêng, vốn sản xuất kinh doanh nói chung của các nhà quản trị tài chính. Vấn đề đặt ra đối với công tác này còn là cần thiết phải nâng cao tỷ trọng vốn bằng tiền, đẩy nhanh tốc độ tăng loại vốn này. Như thế sẽ giúp cho Công ty dành được thế tự chủ tài chính, đồng thời có điều kiện thuận lợi trong việc thanh toán các khoản nợ, các khoản vay, các khoản phải trả trong thời gian ngắn. Bên cạnh đó phải phát huy hơn nữa sự hợp lý trong công tác phân bổ cơ cấu vốn lưu động giữa các loại hàng tồn kho và các khoản phải thu để có thể đưa ra đợc những chiến lược kinh doanh hiệu quả nhất.
2.2.1.2 Tình hình tổ chức, quản lý vốn cố định của Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Đường sắt Hà Nội:
Vốn cố định là một bộ phận quan trọng của vốn sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Để thuận lợi cho công tác quản lý vốn cố định tại Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Đường sắt Hà Nội cơ cấu loại vốn này được xây dựng dựa theo hình thái biểu hiện như sau:
Bảng 2.3: Cơ cấu tài sản cố định tại Công Ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Đường sắt Hà Nội
( Đơn vị: nghìn đồng)
Các loại TSCĐ
Năm 2006
Năm 2007
So sánh 07/06
Lượng
T.trọng
Lượng
T.trọng
Tỷ lệ %
1. TSCĐ HH
2. TSCĐ VH
3. TSCĐ thuê TC
18.943.573
-
3.713.661
83,6
-
16,4
19.376.949
-
3.674.334
84,1
-
15,9
102,3
-
98,94
Tổng TSCĐ
22.657.234
100
23.051.283
100
101,7
(Nguồn: Phòng Tài chính_Tổng hợp- 2006; 2007)
Vì vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định nên ta có thể đánh giá côn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 20709.doc