Chuyên đề Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Cơ khí Xây dựng số 5

MỤC LỤC

 

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 2

1.1. Tổng quan chung về vốn và vai trò của vốn 2

1.1.1. Vốn là gì? 2

1.1.2. Phân loại vốn 2

1.1.3. Vai trò của vốn 4

1.2. Khái niệm về vốn lưu động và vai trò của vốn lưu động 4

1.2.1. Khái niệm, đặc điểm vốn lưu động 4

1.2.2. Phân loại vốn lưu động 5

1.2.3. Vai trò của vốn lưu động 7

1.3. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động 8

1.3.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng VLĐ 8

1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ 9

1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc tổ chức quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động 11

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ XÂY DỰNG SỐ 5 14

2.1. Tổng quan về Công ty 14

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty 14

2.1.2. Mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ 15

2.1.3. Ngành nghề kinh doanh 18

2.1.4. Cơ cấu tổ chức 19

2.2. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Cơ khí Xây dựng số 5 22

2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng VLĐ của Công ty Cổ phần Cơ khí Xây dựng số 5 23

2.3.1. Kết cấu vốn lưu động của Công ty và nguồn hình thành vốn lưu động 23

2.3.2. Hiệu quả sử dụng VLĐ tại Công ty Cổ phần Cơ khí Xây dựng số 5 31

2.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VLĐ tại Công ty Cổ phần Cơ khí Xây dựng số 5 36

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ XÂY DỰNG SỐ 5 39

3.1. Phương hướng hoạt động của Công ty trong thời gian tới 39

3.1.1.Những thuận lợi, khó khăn và tồn tại trong công tác tổ chức quản lý và sử dụng VLĐ tại Công ty Cổ phần Cơ khí Xây dựng số 5 39

3.1.2. Mục tiêu, phương hướng kinh doanh của Công ty 41

3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ tại Công ty Cổ phần Cơ khí Xây dựng số 5 42

3.2.1. Chủ động trong công tác huy động và sử dụng VLĐ 43

3.2.2. Tổ chức và quản lý quá trình sản xuất - kinh doanh 45

3.2.3. Tổ chức tốt công tác tiêu thụ, thanh toán tiền hàng và thu hồi công nợ 47

3.2.4. Tổ chức tốt công tác hạch toán kế toán và phân tích kinh tế 48

3.2.5. Chú trọng phát huy nhân tố con người, đào tạo bồi dưỡng cán bộ 49

3.2.6. Hoàn thiện các chính sách 50

3.3. Một số kiến nghị đối với Nhà nước 51

3.3.1. Tạo lập môi trường pháp luật ổn định, thông thoáng 51

3.3.2. Tạo ra một môi trường kinh tế, xã hội ổn định đảm bảo cho việc huy động vốn có hiệu quả 52

3.3.3. Thực hiện ưu đãi trong cơ chế, chính sách về tài chính 52

3.3.4. Cải cách thủ tục hành chính 53

KẾT LUẬN 54

TÀI LIỆU THAM KHẢO 55

 

 

doc61 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1307 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Cơ khí Xây dựng số 5, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
số 5 Bảng 1: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh 2007-2009 Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Doanh thu thuần VNĐ 29.911.760.321 47.810.092.670 61.660.254.259 Nộp ngân sách VNĐ 1.025.666.764 1.910.927.438 2.375.548.846 Lợi nhuận sau thuế VNĐ 517.962.953 918.755.771 1.234.459.555 Lao động Người 165 152 162 TN bình quân VNĐ 1.700.000 2.050.000 2.100.000 (Trích: Báo cáo kết quả SXKD Công ty Cổ phần Cơ khí Xây dựng số 5) Đơn vị: tỷ VNĐ Biểu đồ doanh thu của Công ty 2007- 2009 Nhìn vào bảng kết quả hoạt động sản xuất - kinh doanh cho thấy doanh thu năm 2007 của Công ty là 29,912 tỷ VNĐ đến năm 2008 doanh thu tăng lên là 47,810 tỷ VNĐ hơn năm 2007 gần 18 tỷ VNĐ. Năm 2009 doanh thu của Công ty là 61,66 tỷ VNĐ so với năm 2008 tăng lên gần 14 tỷ VNĐ. Công ty tăng trưởng nhanh qua các năm, doanh thu năm sau cao hơn năm trước và tăng khá ổn định. Các khoản đóng góp cho nhà nước Công ty luôn thực hiện đầy đủ. Năm 2007, Công ty nộp ngân sách 1.025.666.764 VNĐ đến năm 2009 là 2.375.548.846 VNĐ tăng 2,3 lần so với năm 2007. Cùng với việc tăng doanh thu, hàng năm Công ty cũng đóng góp cho ngân sách Nhà nước hàng tỉ đồng, thuế nộp năm sau cao hơn năm trước. Lợi nhuận sau thuế của Công ty củng tăng qua các năm, năm 2007 là 517.962.953 VNĐ, đến năm 2008 là 918.755.771 VNĐ và đến năm 2009 thì tăng lên là 1.234.459.555 VNĐ. Lợi nhuận năm 2009 tăng gần gấp đôi năm 2007. Thu nhập của người lao động cũng được cải thiện qua các năm. Năm 2007, thu nhập bình quân của người lao động là 1,7 triệu VNĐ, đến năm 2009 tăng lên thành 2,1 triệu VNĐ. Công ty đã cố gắng từng bước nâng cao đời sống của công nhân viên góp phần giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội. Với tốc độ phát triển cao liên tục, Công ty Cổ phần Cơ khí Xây dựng số 5 đã khẳng định được là một đơn vị có tiềm lực, có hiệu quả mặc dù nền kinh tế thị trường có không ít khó khăn, đặc biệt do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008. Công ty đã thực hiện tốt nhiệm vụ của ngành đề ra, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống của công nhân viên trong toàn Công ty. Tuy nhiên Công ty cần phải tìm cách mở rộng hơn nữa thị trường tiêu thụ để có thể tăng doanh thu đem lại hiệu quả cao hơn nữa trong thời gian tới. 2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng VLĐ của Công ty Cổ phần Cơ khí Xây dựng số 5 2.3.1. Kết cấu vốn lưu động của Công ty và nguồn hình thành vốn lưu động 2.3.1.1. Kết cấu vốn lưu động Kết cấu VLĐ là tỷ trọng của từng bộ phận trong tổng mức VLĐ của doanh nghiệp trong một thời kỳ hay tại một thời điểm nào đó. Việc nghiên cứu kết cấu VLĐ có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp bởi để tiến hành sản xuất - kinh doanh, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần có vốn. Song trên thực tế mỗi doanh nghiệp khác nhau, kinh doanh trên các lĩnh vực khác nhau lại có cơ cấu vốn riêng, khác nhau. Việc phân bổ vốn ấy như thế nào cho hợp lý có tính chất quyết định đến hiệu quả sử dụng vốn nói chung, VLĐ nói riêng. Nhiều nhà quản trị doanh nghiệp hiện nay cho rằng việc huy động vốn là rất khó và quan trọng nhưng để quản lý và sử dụng đồng vốn huy động được sao cho có hiệu quả và đem lại lợi nhuận cao nhất còn khó hơn. Chính vì vậy trong quản trị VLĐ cần nghiên cứu kết cấu từng phần của VLĐ để có thể xây dựng một kết cấu VLĐ hợp lý và có những biện pháp sử dụng có hiệu quả từng thành phần vốn đó góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ. Tính đến 31/12/2009 tổng số VLĐ của Công ty là: 19.554.512.130 VNĐ. Với kết cấu được thể hiện qua Bảng 2 (Kết cấu vốn lưu động của Công ty Cổ phần Cơ khí Xây dựng số 5). Bảng 2. Kết cấu VLĐ của Công ty Cổ phần Cơ khí Xây dựng số 5. Đơn vị: VNĐ Thứ tự Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 So sánh Tỷ lệ 1 Vốn bằng tiền 897.782.948 1.952.334.142 1.054.551.194 117,46% Tiền mặt tại quỹ 597.782.948 823.998.423 226.215.475 37,84% Tiền gửi ngân hàng 300.000.000 1.128.335.719 828.335.719 276,11% 2 Đầu tư 300.000.000 300.000.000 0 0% 3 Các khoản phải thu 8.714.591.323 8.194.489.460 -520.101.863 -5,96% Phải thu của khách hàng 6.723.376.439 7.357.378.914 634.002.475 9,42% Phải thu nội bộ 603.239.551 507.230.682 -96.008.869 -15,91% Trả trước cho người bán 838.933.687 168.244.894 -670.688.793 -79,94% Phải thu khác 549.041.646 161.634.970 -387.406.676 -70,56% 4 Hàng tồn kho 6.967.698.070 7.443.012.753 975.314.683 13,99% Hàng mua đang đi đường 3.528.580.441 3.154.745.370 373.835.071 10,59% Nguyên vật liệu tồn kho 1.047.892.758 1.356.298.601 308.405.843 29,43% Công cụ, dụng cụ trong kho 411.434.433 911.439.725 500.005.292 121,52% Chi phí SXKD dở dang 1.865.309.116 1.476.220.934 -389.088.182 -20,86% Hàng hóa tồn kho 68.768.643 370.895.674 302.127.031 439,34% Thành phẩm tồn kho 45.712.679 173.412.449 127.699.770 279,35% 5 TSLĐ khác 1.928.393.474 1.461.675.775 -466.717.699 -24,2% 6 Tổng 18.802.465.815 19.854.512.130 1.052.046.320 5,6% ( Trích Báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Cơ khí Xây dựng số 5) Qua bảng số liệu trước hết ta thấy VLĐ năm 2009 tăng so với năm 2008 là: 1.052.046.320 VNĐ, với tỷ lệ tăng tương ứng là 5,6%. Ta hãy đi vào phân tích cụ thể VLĐ trong hai năm qua để hiểu rõ hơn VLĐ của Công ty. * Vốn bằng tiền: Qua số liệu (Bảng 2) ta thấy vốn bằng tiền năm 2009 là 1.952.334.142 VNĐ tăng 117,46% so với cùng kỳ năm 2008, một mức tăng khá cao. * Các khoản đầu tư. Năm 2009 so với năm 2008 các khoản đầu tư của Công ty không có sự biến động. * Các khoản phải thu năm 2009 giảm so với 2008 là: 520.101.863, với tỷ lệ giảm là 5,96% . * Hàng tồn kho là các khoản vốn trong khâu dự trữ. Năm 2009 là 7.943.012.753 tăng so với năm 2008 là 975.314.683, với tỷ lệ tăng tương ứng là: 13,99%. * Các TSLĐ khác của Công ty năm 2009 giảm so với 2008 là 466.717.699 với tỷ lệ giảm tương ứng là: 24,2%. Như vậy có thể thấy nguyên nhân chủ yếu làm cho VLĐ năm 2009 tăng lên là do việc tăng vốn bằng tiền. Nhưng để có thể thấy rõ tình hình quản lý và sử dụng VLĐ của Công ty là có hiệu quả hay không chúng ta cần đi sâu vào tìm hiểu từng vấn đề, từng bộ phận và kết cấu của từng bộ phận của VLĐ. a. Vốn tiền mặt Trong hoạt động sản xuất - kinh doanh, vốn tiền mặt là một yếu tố hết sức quan trọng và cần thiết, nó có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu giao dịch hàng ngày của doanh nghiệp như: Mua sắm hàng hoá, nguyên vật liệu, thanh toán những chi phí cần thiết khác. Ngoài ra còn xuất phát từ nhu cầu dự phòng để có thể ứng phó với những nhu cầu vốn bất thường chưa dự đoán được và động lực "đầu cơ " trong việc dự trữ tiền mặt để sẵn sàng sử dụng khi xuất hiện cơ hội kinh doanh có tỷ suất lợi nhuận cao. Vì vậy trong việc quản lý, sử dụng VLĐ muốn đem lại hiệu quả không thể không chú ý tới việc quản lý và sử dụng vốn bằng tiền. Quản trị vốn bằng tiền tốt sẽ giúp cho doanh nghiệp có đầy đủ lượng vốn tiền mặt cần thiết để đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh toán mà quan trọng nữa là tối ưu số vốn tiền mặt hiện có, giảm tối đa các rủi ro về lãi suất hoặc tỷ giá hối đoái và tối ưu hoá việc đi vay ngắn hạn hoặc đầu tư kiếm lời. Từ số liệu (Bảng 2) ta thấy vốn tiền mặt của Công ty còn chiếm tỉ lệ khá thấp trong cơ cấu VLĐ của Công ty. Cụ thể là: - Năm 2008 vốn tiền mặt là 897.782.948 VNĐ chiếm tỷ trọng 4,77% tổng VLĐ. - Năm 2009 vốn tiền mặt là 1.952.334.142 VNĐ chiếm tỷ trọng 9,83% tổng VLĐ. Do đó, Công ty cần có những biện pháp để nâng cao tỉ lệ vốn tiền mặt trong tổng VLĐ. Vì việc duy trì một mức dự trữ vốn tiền mặt đủ lớn còn tạo điều kiện cho doanh nghiệp có cơ hội thu được triết khấu thanh toán trên hàng mua trả đúng kỳ hạn, làm tăng hệ số khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp. Việc dự trữ tiền mặt phải luôn chủ động và linh hoạt. Năm 2008 tiền gửi Ngân hàng chiếm 33,41%, năm 2004 chiếm 57,79%. Việc tiền gửi Ngân hàng luôn chiếm tỷ trọng tương đối so với tiền mặt tại quỹ là một điều có lợi cho Công ty vì khi gửi tiền tại Ngân hàng, không chỉ được hưởng lãi mà còn có thể giúp cho việc thanh toán qua Ngân hàng khá thuận tiện, nhanh gọn, an toàn tránh được những rủi ro trong thanh toán. Việc dự trữ được tiền mặt tại quỹ thấp sẽ giúp Công ty giảm được chi phí cơ hội của việc giữ tiền, chống thất thoát. Một lượng tiền mặt tại quỹ đủ, hợp lý để có thể đáp ứng nhanh, kịp thời các khoản chi tiêu cần thiết phát sinh đột ngột. Và Công ty cũng luôn phải xem xét, nghiên cứu để có một tỷ trọng vốn bằng tiền, một cơ cấu vốn bằng tiền hợp lý phù hợp với từng thời kỳ, từng giai đoạn sản xuất -kinh doanh sao cho việc sử dụng vốn bằng tiền sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ của Công ty. b. Tình hình các khoản phải thu, phải trả của Công ty Trong quá trình sản xuất - kinh doanh do nhiều nguyên nhân khác nhau thường tồn tại một khoản vốn trong quá trình thanh toán đó là các khoản: Phải thu, phải trả. Tỷ lệ các khoản phải thu, phải trả trong các doanh nghiệp khác nhau là khác nhau. Để có thể phân tích, đánh giá đúng tình hình quản lý các khoản phải thu, phải trả ta có thể thông qua số liệu Bảng 3 (Các khoản phải thu, phải trả của Công ty) Bảng 3. Các khoản phải thu, phải trả của Công ty Cổ phần Cơ khí Xây dựng số 5 . Đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 So sánh Số tiền Tỷ lệ I. Các khoản phải thu 8.714.591.323 8.194.489.460 -520.101.863 -5,96% Phải thu của khách hàng 6.723.376.439 7.357.378.914 634.002.475 9,42% Phải thu nội bộ 603.239.551 507.230.682 -96.008.869 -15,91% Trả trước cho người bán 838.933.687 168.244.894 -670.688.793 -79,94% Phải thu khác 549.041.646 161.634.970 -387.406.676 -70,56% II. Các khoản phải trả 13.109.724.620 14.997.343.932 1.887.619.310 14,4% Phải trả người bán 6.922.849.248 9.435.868.114 2.513.018.866 36,3% Phải trả người lao động 825.868.740 1.045.536.568 219.667.828 26,59% Phải nộp ngân sách 1.230.263.363 2.115.525.597 885.262.234 71,96% Người mua trả tiền trước 2.450.687.640 1.013.005.416 -1.437.682.224 -58,66% Chi phí phải trả 675.972.365 312.504.000 -363.468.365 -56,71% Phải trả, phải nộp khác 1.004.083.264 1.074.904.237 70.820.973 7,05% ( Trích Báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Cơ khí Xây dựng số 5) * Các khoản phải thu: Qua số liệu (Bảng 3) ta đã biết các khoản phải thu năm 2009 giảm 520.101.863 VNĐ so với năm 2008 với tỷ lệ giảm tương ứng là 5,96%. - Năm 2008 các khoản phải thu là: 8.714.591.323 VNĐ chiếm 8,29% tổng VLĐ. - Năm 2009 các khoản phải thu là: 8.194.489.460 VNĐ chiếm 12,75% tổng VLĐ. Nguyên nhân làm cho các khoản phải thu năm 2009 giảm có thể khái quát như sau: - Khoản phải thu của khách hàng năm 2009 so với năm 2008 tăng nhưng không nhiều với số tiền là: 634.002.475 VNĐ với tỷ lệ tăng tương ứng là 9,42%. Khoản phải thu của khách hàng lại chiếm tỷ trọng cao trong tổng số phải thu. Cụ thể năm 2009 phải thu của khách hàng chiếm 77,1%, năm 2009 chiếm 89,78%. Số liệu này cho thấy khoản vốn mà Công ty bị khách hàng chiếm dụng ở cả hai năm là khá lớn. Điều này có ảnh hưởng không tốt làm giảm hiệu quả sử dụng VLĐ. - Mặc dù khoản phải thu của khách hàng năm 2009 tăng so với năm 2008 nhưng các khoản phải thu nội bộ, trả trước cho người bán và phải thu khác đều giảm. Cụ thể, phải thu nội bộ giảm 96.008.869 VNĐ tương ứng tỷ lệ 15,91%. Trả trước người bán giảm 670.688.793 VNĐ tương ứng 79,94% và phải thu khác giảm 387.406.676 tương ứng tỷ lệ 70,56%. * Các khoản phải trả. Trong quá trình phân tích ta thấy rằng so với các khoản vốn bị chiếm dụng của Công ty thì các khoản vốn Công ty chiếm dụng được cũng khá lớn và tăng lên với tỷ lệ cao hơn tỷ lệ tăng vốn bị chiếm dụng. Cụ thể là năm 2009 so với 2008 số vốn chiếm dụng được tăng: 1.887.619.310 VNĐ với tỷ lệ tăng tương ứng 14,4%. Để đánh giá sâu hơn, xác thực hơn tình hình quản lý các khoản phải thu, phải trả của Công ty ta so sánh tỷ lệ các khoản phải thu phải trả theo công thức sau. Tỷ lệ phải thu so với phải trả = Tổng số phải thu Tổng số phải trả = 66,4% Tỷ lệ phải thu so với phải trả = 2008 8.714.591.323 13.109.724.620 Tỷ lệ phải thu so với phải trả = 2009 = 54,6% 8.194.489.460 1 14.997.343.932 Kết quả thu được: Tỷ lệ phải thu so với phải trả năm 2008 là: 66,4% và năm 2009 là 54,6%. Như vậy năm 2009 tỷ lệ các khoản phải thu tăng so với 2008 là không đáng kể, cho thấy tình hình quản lý các khoản phải thu, phải trả của Công ty khá tốt. Tuy vậy Công ty còn hạn chế trong việc thu hồi các khoản nợ của khách hàng, vốn bị chiếm dụng lớn. Vấn đề đặt ra là trong thời gian tới Công ty cần có những chính sách, biện pháp thu hồi vốn, đôn đốc khách hàng trả tiền nhằm đảm bảo cho tình hình hoạt động của Công ty được tốt c. Hàng tồn kho Qua số liệu bảng 2, ta thấy tình hình hàng tồn kho của Công ty như sau: - Năm 2008 hàng tồn kho là 6.967.698.070 VNĐ chiếm tỷ trọng 37,04% VLĐ. - Năm 2009 hàng tồn kho là 7.443.012.753 VNĐ chiếm tỷ trọng 37,48% VLĐ. Hàng tồn kho năm 2009 tăng so với 2008 là 975.314.683 VNĐ với tỷ lệ tăng tương ứng 13,99%. Trong cơ cấu hàng tồn kho, hàng mua đang đi đường luôn chiếm tỷ trọng cao, hàng hoá và thành phẩm tồn kho chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ. Là doanh nghiệp sản xuất mà hàng mua đang đi đường chiếm tỷ trọng lớn khiến cho doanh nghiệp không có đủ nguyên vật liệu cung ứng kịp thời cho sản xuất, có thể xảy ra thiệt hại như ngừng sản xuất do thiếu nguyên vật liệu. Do đó doanh nghiệp cần có biện pháp khắc phục tình trạng này. Hàng hoá tồn kho năm 2009 tăng lên so với 2008 là 302.127.031 VNĐ với tỷ lệ 439,34%. Điều này là do năm 2009, nền kinh tế đang dần hồi phục sau khủng hoảng do đó Công ty đã nhận được nhiều hợp đồng đặt hàng hơn năm 2008, sản xuất nhiều hơn, đây là một tín hiệu đáng mừng đối với Công ty. Hàng hóa tồn kho chỉ là tạm thời, khi các bạn hàng chưa nhận hàng. Tuy vậy hàng hóa tồn kho tăng lại khiến làm tăng chi phí lưu kho. Quản trị hàng tồn kho cũng là một yếu tố quyết định đến hiệu quả sử dụng VLĐ. Nếu xác định và duy trì được một mức tồn kho hợp lý sẽ tối thiểu hoá được chi phí dự trữ hàng tồn kho mà vẫn đảm bảo cho hoạt động sản xuất - kinh doanh diễn ra bình thường. Nhưng nếu xác định không đúng làm mức tồn kho quá lớn sẽ làm tăng chi phí bảo quản, chi phí bảo hiểm, các rủi ro do giảm chất lượng nguyên vật liệu, sản phẩm, hàng hoá. Vì vậy Công ty cần có biện pháp để đạt được những thành tích tốt trong việc tiêu thụ, quản lý hàng hoá, sản phẩm tồn kho đồng thời sử dụng các phương pháp xác định hàng tồn kho thích hợp. Bên cạnh đó duy trì một mức sản phẩm hàng hoá, tồn kho hợp lý cũng rất quan trọng làm sao cho có đủ sản phẩm hàng hoá đáp ứng nhu cầu của thị trường nhưng không làm ứ đọng vốn góp phần sử dụng tiết kiệm VLĐ, nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng VLĐ. 2.3.1.2. Nguồn hình thành vốn lưu động của Công ty Nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp trong kỳ chia làm 2 loại: Nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết và nhu cầu VLĐ tạm thời. Nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp được chủ yếu tài trợ bằng các nguồn vốn ngắn hạn và một phần vốn dài hạn. Qua tìm hiểu phân tích ta thấy nguồn VLĐ của Công ty Cổ phần Cơ khí Xây dựng số 5 gồm nguồn VLĐ thường xuyên và nguồn VLĐ tạm thời. Nguồn VLĐ thường xuyên giúp đảm bảo tình hình hoạt động sản xuất- kinh doanh của doanh nghiệp được liên tục. Nguồn VLĐ thường xuyên = TSLĐ - Nợ ngắn hạn. Thông qua số liệu bảng 2 và bảng 3 ta có: - Nguồn VLĐ thường xuyên năm 2008 = 2.123.772.940 VNĐ chiếm tỷ trọng 11,29% trong tổng TSLĐ. - Nguồn VLĐ thường xuyên năm 2009 = 1.858.498.250 VNĐ chiếm tỷ trọng 9,36% trong tổng TSLĐ. Bảng 4. Nguồn vốn lưu động của Công ty. Đơn vị : VNĐ Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 So sánh Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) NGUỒN VLĐ 18.802.465.815 100 19.854.512.130 100 1.052.046.320 5,6 1. Nguồn VLĐ thường xuyên 2.123.772.940 11,29 1.858.498.250 9,36 -265.274.609 12,5 2. Nguồn VLĐ tạm thời 18.590.092.875 88,71 17.996.013.880 90,64 -594.078.990 -3,19 (Trích: Báo cáo hoạt động SXKD Công ty Cổ phần Cơ khí Xây dựng số 5 ) Nguồn VLĐ năm 2009 tăng so với 2008 là: 1.052.046.320 VNĐ với tỷ lệ tương ứng là 5,6%. Kết cấu nguồn hình thành VLĐ giữa hai năm 2008 và năm 2009 không có sự thay đổi đáng kể. Nguồn hình thành VLĐ chủ yếu là VLĐ tạm thời cần thiết với năm 2008 là 18.590.092.875 VNĐ, chiếm tỷ trọng 81% trong khi nguồn VLĐ tạm thời là 2.123.772.940 VNĐ chiếm 11,29%. Năm 2009 VLĐ thường xuyên với 1.858.498.250 VNĐ chỉ chiếm tỷ trọng 9,36% trong khi nguồn VLĐ tạm thời là 17.996.013.880 VNĐ chiếm tỷ trọng 90,64%. Nguyên nhân là do công ty chủ yếu sản xuất sản phẩm theo đơn đặt hàng chứ ít sản xuất sản phẩm để bán ra ngoài thị trường. Do đó, khi nhận được đơn đặt hàng của các khách hànhg, tùy thuộc vào yêu cầu mà Công ty sản xuất sản phẩm cho phù hợp. Lúc đó, Công ty mới bắt đầu triển khai vốn để đi vào sản xuất. Nguồn VLĐ thường xuyên năm 2009 giảm 265.274.609 VNĐ sẽ ảnh hưởng đến sự chủ động về VLĐ của Công ty. Từ đó có thể gây nhiều khó khăn cho Công ty khi thực hiện các chiến lược kinh doanh nhất là chiến lược kinh doanh lâu dài, có thể làm mất đi những cơ hội kinh doanh mang lại lợi nhuận cao do thiếu VLĐ đặc biệt là VLĐ thường xuyên. Mặc dù trong hai năm qua Công ty đã đạt được những kết quả tốt, sản xuất - kinh doanh có hiệu quả chứng tỏ việc sử dụng vốn, khai thác nguồn vốn, đảm bảo VLĐ cho sản xuất - kinh doanh đã có hiệu quả. Song để có thể duy trì, phát triển mở rộng sản xuất - kinh doanh lâu dài, hiệu quả Công ty cần phải xây dựng được một mô hình tài trợ VLĐ hợp lý hơn. 2.3.2. Hiệu quả sử dụng VLĐ tại Công ty Cổ phần Cơ khí Xây dựng số 5 2.3.2.1. Tình hình sử dụng VLĐ tại Công ty Cổ phần Cơ khí Xây dựng số 5 thông qua các chỉ tiêu tài chính Để đưa ra được những đánh giá, nhận xét cụ thể hơn, chính xác hơn về tình hình kinh doanh của Công ty ta xem xét đến hiệu quả sử dụng và khả năng sinh lời của một đồng VLĐ thông qua một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ sau. * Tốc độ luân chuyển vốn lưu động Công thức: L = M VLĐ L2008 = = 2,54 47.810.092.670 18.802.465.815 = 3,1 L2009 = 61.660.254.259 19.854.512.130 Tốc độ luân chuyển VLĐ năm 2008 là: 2,54 vòng, năm 2009 là 3,1 vòng. Số vòng quay của VLĐ năm 2009 tăng lên 0,56 vòng với so với năm 2008. Sự thay đổi này chịu ảnh hưởng của hai nhân tố là doanh thu thuần và VLĐ bình quân. Tốc độ tăng trưởng của năm sau cao hơn năm trước đạt được điều này là tốc độ tăng của doanh thu thuần cao hơn tôc độ tăng của VLĐ bình quân. * Kỳ luân chuyển vốn lưu động Công thức: K = 360 L = 141,7 K 2008 = 360 2,54 = 116,12 K2009 = 360 3,1 Kỳ luân chuyển VLĐ năm 2008 là: 141 ngày, năm 2009 là 116 ngày. Kỳ luân chuyển năm 2009 đã giảm so với năm 2008 là 24 ngày. Như vậy năm 2009 số ngày luân chuyển VLĐ của Công ty đã giảm đi điều này chứng tỏ rằng trong một năm VLĐ của Công ty sẽ luân chuyển được nhiều hơn điều này phù hơp với những phân tích về vòng quay VLĐ. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến điều này như đã phân tích ở trên là do sự thay đổi của doanh thu thuần và VLĐ bình quân như đã phân tích ở trên. Hai chỉ tiêu tốc độ luân chuyển VLĐ và chỉ tiêu kỳ luân chuyển VLĐ cho thấy hiệu quả sử dụng VLĐ của Công ty đang tăng lên và khá tốt. Một năm VLĐ của Công ty thực hiện được nhiều vòng quay vốn, tốc độ quay vòng VLĐ nhanh giúp tăng hiệu quả sử dụng VLĐ của Công ty. * Hiệu suất sử dụng VLĐ. Công thức: Hiệu suất sử dụng VLĐ = Doanh thu VLĐ bình quân Hiệu suất sử dụng VLĐ = 2008 = 2,54 47.810.092.670 18.802.465.815 Hiệu suất sử dụng VLĐ = 2009 = 3,1 61.660.254.259 40 19.85 19.854.512.130 Hiệu suất sử dụng VLĐ năm 2008 đạt 2,54 và năm 2009 đạt 3,1. Như vậy năm 2008 cứ một đồng VLĐ bỏ ra Công ty thu được 2,54 đồng doanh thu. Trong khi năm 2009 một đồng VLĐ bỏ ra thu được 3,1 đồng doanh thu đã tăng 0,56 đồng so với năm 2008. Điều này cho thấy hiệu suất sử dụng VLĐ năm 2009 là cao hơn 2008 hay hiệu quả sử dụng VLĐ năm 2009 tốt hơn năm 2008. * Hàm lượng VLĐ . Công thức: Hàm lượng VLĐ = VLĐ bình quân Doanh thu = 0,39 Hàm lượng VLĐ = 2008 18.802.465.815 47.810.092.670 Hàm lượng VLĐ = 2009 = 0,32 19.854.512.130 61.660.254.259 Hàm lượng VLĐ năm 2008 là 0,39, năm 2009 là 0,32. Kết quả này cho thấy năm 2008 để đạt được một đồng doanh thu cần bỏ ra 0,39 đồng VLĐ nhưng năm 2009 để đạt được một đồng doanh thu chỉ cần tới 0,32 đồng VLĐ, tức là cần ít hơn 0,07 đồng VLĐ so với năm 2008. Cũng chứng tỏ rằng hiệu quả sử dụng VLĐ năm 2009 tốt hơn năm 2008. * Tỷ suất lợi nhuận trước thuế VLĐ. Công thức: Tỷ suất LNTT = Lợi nhuận trước thuế V LĐ bình quân Tỷ suất LNTT = 2003 = 0,04 918.755.771 18.802.465.815 Tỷ suất LNTT = 2004 = 0,06 1.234.459.555 19.854.512.130 Tỷ suất lợi nhuận trước thuế VLĐ năm 2008 là 0,04 và năm 2009 là 0,06. Năm 2008 cứ một đồng VLĐ có thể tạo ra 0,04 đồng lợi nhuận trước thuế, năm 2009 một đồng VLĐ đã tạo ra được 0,06 đồng lợi nhuận cao hơn năm 2009 là 0,02 đồng. Vậy tỷ suất lợi nhuận năm 2009 cao hơn so với năm 2008 mà mục tiêu cuối cùng của các doanh nghiệp là thu được lợi nhuận cao hơn. Vì vậy chỉ tiêu này cho thấy Công ty cũng đã đạt được hiệu quả trong sản xuất - kinh doanh, mang lại hiệu quả cao hơn năm 2008. Có thể khái quát hiệu quả sử dụng VLĐ của Công ty qua bảng sau: Bảng 5. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ tại Công ty Cổ phần Cơ khí Xây dụng số 5. Đơn vị : VNĐ Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch Số tuyệt đối Tỷ lệ (%) 1. Doanh thu thuần 47.810.092.670 61.660.254.259 29.609.464.524 35,75 2. Lợi nhuận trước thuế 918.755.771 1.234.459.555 941.830.527 20,575 3. VLĐ bình quân 18.802.465.815 19.854.512.130 1.052.046.320 5,6 4. Số vòng quay VLĐ 2,54 3,1 0,56 22,04 5. Kỳ luân chuyển VLĐ 141 116 25 17,7 6. Hiệu suất VLĐ 2,54 3,1 0,56 22,04 7. Hàm lượng VLĐ 0,39 0,32 0,07 17,9 8. Tỷ suất LN VLĐ 0,04 0,06 0,02 50 2.3.2.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ tại Công ty Cổ phần Cơ khí Xây dựng số 5 Sau khi phân tích, đánh giá tình hình sử dụng VLĐ tại Công ty Cổ Phần Cơ Khí Xây dựng số 5 tôi thấy năm 2009 Công ty đã đạt được những thành tựu và những khó khăn cần giải quyết sau a, Những kết quả đạt được Công ty Công ty Cổ Phần Cơ Khí Xây dựng số 5 là một đơn vị hạch toán độc lập. Trong thời gian qua cùng với sự phát triển của đất nước, mặc dù có những lúc Công ty hoạt động gặp nhiều khó khăn nhưng với sự chỉ đạo đúng đắn của ban lãnh đạo Công ty cùng sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty. Công ty đã đạt được những thành tích đáng kể trong việc quản lý và sử dụng vốn. Việc đảm bảo nguồn VLĐ cho hoạt động sản xuất - kinh doanh cũng được cải thiện, nguồn tài trợ cho TSLĐ và TSCĐ đều được đảm bảo thường xuyên và liên tục. Công ty đã cố gắng trong việc phấn đấu tăng lợi nhuận. Đó là những kết quả đạt được của Công ty trong những năm qua. Còn trong năm 2009 Công ty đã đạt được nhiều bước tiến: - Công ty đã tổ chức tốt công tác ký kết các hợp đồng mua sắm, dự trữ các yếu tố vật chất cho quá trình sản xuất như: nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ… đáp ứng kịp thời cho quá trình sản xuất - kinh doanh diễn ra thường xuyên, liên tục. - Trong công tác sản xuất, Công ty đã có những thành tích tiết kiệm chi phí (chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp), hạ giá thành sản phẩm, tăng khối lượng sản phẩm sản xuất được, tăng sức cạnh tranh của Công ty. - Trong công tác tiêu thụ, Công ty đã thực hiện đa dạng hóa các hình thức tiêu thụ sản phẩm như: giảm giá cho khách hàng trả tiền trước, giảm chi phí cho khách hàng đặt hàng với khối lượng lớn. Điều này vừa giúp cho Công ty tạo được niềm tin và nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty. Những kết quả đạt được trong việc sử dụng VLĐ của Công ty: + Công ty luôn đạt được tốc độ luân chuyển VLĐ cao, việc tăng nhanh vòng quay VLĐ giúp cho công ty tiết kiệm được VLĐ trong sản xuất, dành nguồn này vào đầu tư cho các lĩnh vực khác + Việc cung ứng và sử dụng nguyên vật liệu của Công ty luôn được thực hiện một cách đồng bộ giúp cho quá trình sản xuất được diễn ra bình thường, liên tục, theo đúng kế hoạch + Khả năng sinh lời của VLĐ cao Công ty luôn đạt được là một thành tích đáng khích lệ. Đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giưới năm 2008 thì đạt được thành tích này quả không dễ. b, Hạn chế Bên cạnh những kết quả đạt được, ta cũng cần xem xét tới những khó khăn mà công ty gặp phải trong công tác quản lý và sử dụng VLĐ, và tìm ra những nguyên nhân để khắc phục. - Thứ nhất, vốn bằng tiền của Công ty quá thấp ( chiếm 9,83% tổng VLĐ ). Khi dự trữ một lượng tiền nhỏ Công ty sẽ khó chủ động trong hoạt động sản xuất - kinh doanh. - Thứ hai, hàng tồn kho của Công ty quá nhiều (37,48% VLĐ) nhất là hàng mua đang đi đường (chiếm 42,38% hàng tồn kho). Vì vậy Công ty cần có biện pháp xử lý tình trạng này, tránh tình trạng hàng mua đang đi đường nhiều gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất - kinh doanh. - Thứ ba, khoản nợ phải thu của Công ty trong năm 2009 tăng và còn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu VLĐ (chiếm 12,75%), trong đó khoản phải thu của khách hàng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng khoản phải thu của Công ty (89,7%). Công ty cần có biện

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26771.doc
Tài liệu liên quan