- Đảng và nhà nước có nhiều chính sách, nghị quyết về hợp tác kinh tế quốc tế, tạo môi trường thuận lợi để chúng ta hội nhập kinh tế trong khu vực và trên thế giới. Dó là ưu thế mà công ty có được trong kinh doanh, đặc biệt công ty còn tham gia nhiều vào các cuộc thi “ Nhà nông đua tài ” và đạt được nhiều những thành tích xuất sắc giúp cho công ty khẳng định được khả năng phát triển cũng như sự tin cậy của khách hàng.
- Nhu cầu tiêu dùng của người dân ngày một tăng lên, công ty đã xuất bán được một khối lượng đường khá lớn, vì thế mà hoạt động kinh doanh đường của công ty đạt được kết quả cao. Bên cạnh đó, do đặc tính đất đai nơi đây rất phù hợp và thuận lợi để phát triển trồng cây mía cho năng suất cao, đây là nguồn cung cấp mía nguyên liệu cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được diễn ra liên tục,và để hỗ trợ việc sản xuất trồng trọt của nhân dân thì công ty cũng đã cung ứng một lượng mía giống cho năng suất cao giúp cho người dân sản xuất có được những mùa vụ bội thu.
75 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1791 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần mía đường Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phải chủ động giải quyết, phần chênh lệch thiếu phải xử lý kịp thời để bù đắp lại.
- Những khoản vốn trong thanh toán, vốn bị chiếm dụng cần có biện pháp đôn đốc và giải quyết tích cực để thu tiền về nhanh chóng và sử dụng ngay vào sản xuất kinh doanh nhằm tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động.
- Đối với doanh nghiệp bị lỗ kéo dài cần có biện pháp khắc phục lỗ là sử dụng kỹ thuật mới vào sản xuất kinh doanh và cải tiến phương pháp công nghệ để hạ giá thành, tăng nhanh vòng quay của vốn lưu động. Để đảm bảo sử dụng vốn lưu động hợp lý, Doanh nghiệp phải biết lựa chọn, cân nhắc nếu đầu tư vốn vào khoản nào và lúc nào là có lợi nhất tiết kiệm nhất.
- Để bảo toàn vốn lưu động trong điều kiện có lạm phát, khi phân phối lợi nhuận cần phải dành ra một phần để hình thành quỹ dự phòng tài chính nhằm bù đắp số hao hụt do lạm phát.
CHƯƠNG II
TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG THANH HÓA.
1. Tổng quan về công ty cổ phần mía đường Thanh Hóa:
1.1. Quá trình hình thành và phát triển:
- Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần mía đường Thanh Hóa.
- Địa chỉ: Thị Trấn Vân Du – Huyện Thạch Thành – Tỉnh Thanh Hóa.
- Điện thoại : 0373 609 043
- Hình thức sở hữu vốn: Công ty cổ phần
- Ngành nghề kinh doanh: Vận tải mía nguyên liệu, sản xuất và cung ứng mía giống, kinh doanh đường.
Công ty cổ phần mía đường Thanh Hóa được thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 2603000106 ngày 01/01/2003, và thay đổi lần đầu vào ngày 25/11/2005 do sở kế hoạch đầu tư Tỉnh Thanh Hóa cấp. Trụ sở của công ty được đóng tại : Thị Trấn Vân Du - Huyện Thạch Thành - Tỉnh Thanh Hóa.
Từ khi được thành lập cho đến nay, Công ty Cổ phần mía đường Thanh Hóa đã không ngừng đầu tư vào sản xuất kinh doanh, xây dựng và hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý, trang bị thêm máy móc thiết bị trong dây chuyền sản xuất chế biến đường đảm bảo trong việc kinh doanh. Bên cạnh đó, Công ty đã trang bị, củng cố được số lượng lớn các phương tiện vận tải để phục vụ cho quá trình vận chuyển mía nguyên liệu về nơi sản xuất chế biến của Công ty giúp cho quá trình sản xuất được diễn ra thường xuyên, liên tục.
Được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, Công ty được đặt tại địa phương nơi đây với diện tích đất đai rộng lớn, và nhất là nó phù hợp, thuận lợi để phát triển trồng cây mía cho năng suất cao, từ đó cung cấp cho công ty lượng mía nguyên liệu để phục vụ cho quá trình chế biến, sản xuất và kinh doanh đường của Công ty.
Công ty đã từng bước ổn định xây dựng cơ sở vật chất, đến nay đã và đang đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh của Công ty. Các ngành nghề kinh doanh của Công ty không những được duy trì mà ngày càng phát triển. Doanh số bán hàng năm sau lớn hơn năm trước. Đời sống cán bộ công nhân viên trong Công ty ngày một ổn định, đặc biệt là Công ty đã giải quyết được công ăn việc làm cho hàng trăm lao động chủ yếu là con em trong huyện.
1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý của công ty cổ phần mía đường Thanh Hóa:
1.2.1. Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty:
Sơ đồ 1:
* Sơ đồ tổ chức và hoạt động của Công ty cổ phần mía đường Thanh Hóa.
GĐ Công Ty
`
Các phó GĐ
Phòng kế toán
Phòng tổ chức hành chính
Phòng kinh doanh
Phòng kế toán -tài chính
Các tổ sản xuất
Phòng kế hoạch điều vận
Phòng kỹ thuật
Tổ chức bộ máy quản lý sản xuất của Công ty bao gồm: ( Sơ đồ 1)
+ Bộ máy quản lý: gồm Giám đốc Công ty, các Phó giám đốc và các phòng ban có liên quan.
+ Bộ phận sản xuất: gồm các xí nghiệp sản xuất và phân xưởng trực thuộc công ty. Và dưới xí nghiệp sản xuất được tổ chức thành bộ phận quản lý xí nghiệp và phân xưởng sản xuất.
Để có một công ty phát triển và hoạt động tốt đạt lợi nhuận cao thì mỗi phòng ban của công ty Cổ phần mía đường Thanh Hóa đều mang mỗi chức năng và nhiệm vụ riêng nhưng chúng đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó:
- Giám đốc công ty: Là người đứng đầu bộ máy quản lý của công ty và chịu trách nhiệm chỉ huy toàn bộ máy, chịu trách nhiệm trong việc lập kế hoạch, định hướng kế hoạch trước nắt cũng như lâu dài nhằm thúc đẩy công ty phát triển.
- Các phó giám đốc: Là người giúp việc cho giám đốc, chịu trách nhiệm trước giám đốc và cơ quan chủ quản cấp trên về các nhiệm vụ được giao.
Các phòng ban chức năng được tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của ban giám đốc và giúp cho ban giám đốc nhằm đảm bảo cho việc lãnh đạo hoạt động sản xuất kinh doanh thống nhất. Các phòng ban được bố trí như sau:
- Phòng kỹ thuật: có trách nhiệm trong việc nghiên cứu, thiết kế và chế tạo sản phẩm, nhập máy móc thiết bị, công nghệ của công ty.
- Phòng kế hoạch điều vận: Có nhiệm vụ lập kế hoạch thu mua nguyên vật liệu đầu vào, đồng thời lập kế hoạch cho khâu vận chuyển để kịp phục vụ cho quá trình sản xuất cũng như quá trình bán hàng.
- Phòng kế toán: Có nhiệm vụ hạch toán sản xuất kinh doanh, viết các hóa đơn như: phiếu xuất kho, phiếu nhập kho… cho khách hàng, thanh quyết toán với nhà nước, cung cấp cho ban giám đốc những thông tin kinh tế kịp thời để ban giám đốc đưa ra những quyết định kịp thời, chính xác và đảm bảo cho hoạt động của công ty được thống nhất.
- Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc trong việc sắp xếp bố trí cán bộ công nhân viên cho phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh trong công ty, giải quyết các chế độ chính sách, tổ chức các công việc hành chính, chuyển giao công văn, giấy tờ, quyết định nội bộ, quản lý trang thiết bị phục vụ công tác quản lý và điều hành sản xuất.
- Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, ký kết các hợp đồng kế toán, theo dõi tình hình tiêu thụ hàng của công ty trên thị trường, cung cấp thông tin về các mặt hàng cùng loại của công ty với các đơn vị khác.
- Phòng kế toán - tài chính: có nhiệm vụ tổng hợp số liệu, thông tin về công tác tài chính kế toán, thực hiện việc xử lý thông tin trong công tác hạch toán theo yêu cầu thể lệ tổ chức kế toán nhà nước. Ghi chép cập nhật chứng từ kịp thời, chính xác, theo dõi hạch toán các khoản chi phí, kiểm tra giám sát tính hợp lý, hợp pháp của các khoản chi phí đó nhằm giám sát phân tích hiệu quả kinh tế của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, từ đó giúp ban lãnh đạo đưa ra những biện pháp tối ưu. Tập hợp các khoản chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm qua các giai đoạn, xác định kết quả sản xuất kinh doanh.
Trên đây là mô hình tổ chức quản lý của công ty, với mô hình tổ chức quản lý này đã giup công ty phát triển đứng vững trên thị trường, có nhiều uy tín đối với khách hàng.
1.2.2. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty:
* Tổ chức bộ máy kế toán:
Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Cổ phần mía đường Thanh Hóa:
Kế toán trưởng
Kế toán TSCĐ
Kế toán mua hàng
Kế toán bán hàng
Kế toán tiền mặt, tiền gửi, tiền vay
Kế toán tổng hợp
Thủ quỹ
Kế toán chi phí sản xuất
Công ty cổ phần mía đường Thanh Hóa tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình tập trung ( sơ đồ 2). Theo hình thức này thì toàn bộ công tác kế toán, công tác thống kê, công tác tài chính được thực hiện tại phòng kế toán của công ty từ khâu đầu đến khâu cuối: tập hợp số liệu, ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài chính, lưu trữ chứng từ, hệ thống sổ sách kế toán. Tại phân xưởng không tổ chức bộ máy kế toán riêng mà chỉ bố trí nhân viên quản lý ( thủ kho) làm nhiệm vụ thống kê, ghi chép ban đầu, tập hợp chứng từ nhập nguyên vật liệu đầu vào, xuất thành phẩm, hàng hóa sau đó tập hợp lại đưa lên phòng kế toán.
Đứng đầu phòng kế toán là kế toán trưởng, phòng kế toán được đặt dưới sự chỉ đạo của Giám đốc công ty, có nhiệm vụ tổ chức, thực hiện và kiểm tra toàn bộ kế toán trong phạm vi toàn công ty đồng thời giúp Giám đốc cập nhật thông tin kinh tế để có hướng đi trong việc mở rộng hơn nữa hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao lợi nhuận cho công ty, thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu, chế độ hạch toán và chế độ quản lý tài chính.
Để thực hiện được đầy đủ các nhiệm vụ trên nhằm đảm bảo sự lãnh đạo tập trung của trưởng phòng và phù hợp với quy mô sản xuất, đặc điểm tổ chức sản xuất, tổ chức bộ máy kế toán của công ty hiện nay được tổ chức như sau:
- Kế toán trưởng: là người trực tiếp cung cấp những thông tin nhằm tư vấn cho giám đốc công ty mình về vấn đề tài chính kế toán của công ty.
- Kế toán tổng hợp: tổng hợp các số liệu kế toán trên cơ sở số liệu sổ sách do các phân hành khác cung cấp và tiến hành lập các báo cáo quyết toán.
- Thủ quỹ: Phản ánh kịp thời các khoản thu chi vốn bằng tiền, thực hiện kiểm tra đối chiếu số liệu thường xuyên với quỹ đảm bảo giám sát chặt chẽ vốn bằng tiền, đồng thời thực hiện các quy định về chứng từ, thủ tục hạch toán vốn bằng tiền.
- Kế toán mua hàng: thông qua phiếu nhập kho do phòng kế hoạch viết kế toán sẽ đối chiếu kiểm tra chứng từ liên quan đến việc mua hàng hóa để đảm bảo cho quá trình hạch toán được chính xác.
- Kế toán bán hàng: Khi nhận được thông báo từ phòng kế hoạch gửi tới, kế toán tiến hành viết hóa đơn và theo dõi trên sổ chi tiết có liên quan đến quá trình bán hàng
- Kế toán chi phí sản xuất: Tính toán và phản ánh kịp thời, đầy đủ khoản chi phí trong giá thành của sản phẩm. Lập báo cáo về chi phí sản xuất và giá thành để phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành.
- Kế toán tiền mặt, tiền gửi, tiền vay: Thực hiện nhiệm vụ viết phiếu thu, chi thông qua sổ quỹ của thủ quỹ. Đồng thời cân đối với thủ quỹ về số tiền còn trong quỹ thanh toán với ngân hàng về các khoản này, khoản gửi và các khoản công nợ phải thu, phải trả.
- Kế toán TSCĐ: Theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ và thực hiện trích khấu hao TSCĐ theo quy chế hiện hành.
Tuy là giữa các bộ phận kế toán khác nhau thì có những chức năng khác nhau nhưng chúng luôn có mối quan hệ mật thiết, khăng khít với nhau để tạo nên một tổ chức bộ máy kế toán hoạt động đạt hiệu quả cao nhất.
* Chế độ kế toán áp dụng:
- Công ty cổ phần mía đường Thanh Hóa áp dụng chế độ kế toán Việt Nam.
- Công ty tổ chức hạch toán kế toán theo hình thức kế toán nhật ký chứng từ.
Sơ đồ 3: Sơ đồ trình tự kế toán theo hình thức nhật ký chứng từ.
Chứng từ ghi sổ và các bảng phân bổ
Thẻ, sổ kế toán chi tiết
Nhật ký chứng từ
Bảng kê
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ cái
Bảng báo cáo tài chính
.
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu
Đây là hình thức ghi sổ có sự kết hợp giữa ghi chép theo trình tự thời gian và ghi chép theo hệ thống của sổ sách kế toán tồng hợp và kế toán chi tiết, giữa ghi chép hàng ngày với tổng hợp số liệu để lập báo cáo cuối tháng.
Để theo dõi và quản lý hàng tồn kho, công ty đã áp dụng hạch toán tổng hợp theo phương pháp kiểm kê định kỳ kết hợp với kê khai thường xuyên. Giá trị hàng tồn kho xác định theo giá thực tế sử dụng phương pháp tính giá bình quân gia quyền để phản ánh trị giá của nguyên vật liệu xuất kho và xác định giá vốn hàng bán. Công ty áp dụng thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
2. Tình hình chung về công ty cổ phần mía đường Thanh Hóa:
* Thuận lợi:
- Đảng và nhà nước có nhiều chính sách, nghị quyết về hợp tác kinh tế quốc tế, tạo môi trường thuận lợi để chúng ta hội nhập kinh tế trong khu vực và trên thế giới. Dó là ưu thế mà công ty có được trong kinh doanh, đặc biệt công ty còn tham gia nhiều vào các cuộc thi “ Nhà nông đua tài ” và đạt được nhiều những thành tích xuất sắc giúp cho công ty khẳng định được khả năng phát triển cũng như sự tin cậy của khách hàng.
- Nhu cầu tiêu dùng của người dân ngày một tăng lên, công ty đã xuất bán được một khối lượng đường khá lớn, vì thế mà hoạt động kinh doanh đường của công ty đạt được kết quả cao. Bên cạnh đó, do đặc tính đất đai nơi đây rất phù hợp và thuận lợi để phát triển trồng cây mía cho năng suất cao, đây là nguồn cung cấp mía nguyên liệu cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được diễn ra liên tục,và để hỗ trợ việc sản xuất trồng trọt của nhân dân thì công ty cũng đã cung ứng một lượng mía giống cho năng suất cao giúp cho người dân sản xuất có được những mùa vụ bội thu.
- Về nguồn nhân lực, công ty đang có trong tay một đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ, kinh nghiệm, cùng với đội ngũ lao động có sức khỏe, tay nghề và nhiệt huyết trong lao động.
* Những khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi mà công ty có được thì công ty cũng gặp không ít khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh như:
- Khi xã hội phát triển thì có nhiều những công ty cũng mọc lên, thị trường có nhiều công ty sản xuất kinh doanh đường cho nên công ty không tránh khỏi những cạnh tranh và gặp phải những bất lợi trong kinh doanh, vì thế mà công ty cần phải có những chiến lược kinh doanh riêng cho mình để có thể đứng vững trên thị trường.
- Sản phẩm của công ty chủ yếu là tiêu thụ và cung cấp trên thị trường ở miền bắc, chưa chiếm được thị phần lớn so với các công ty khác.
- Do khí hậu thời tiết thất thường vì thế mà thời vụ cũng ảnh hưởng lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, việc vận chuyển mía nguyên liệu, việc phát triển sản xuất và cung ứng mía giống sẽ kém hiệu quả.
2.1. Khái quát về vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh doanh của công ty:
2.1.1. Cơ cấu vốn kinh doanh của công ty:
Bảng 01: Cơ cấu vốn kinh doanh.
Đơn vị: Triệu đồng.
Các chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
So sánh 2009/2008
Số tiền
Tỷ trọng %
Số tiền
Tỷ trọng %
Số tiền
Tỷ lệ %
I. Tổng vốn KD
181.311
100
214.843
100
33.532
18,49
1. Vốn cố định
64.251
35,44
52.420
24,40
-11.831
-18,41
2. Vốn lưu động
117.060
64,56
162.423
75,60
45.363
38,75
( Nguồn : Phòng kế toán của Công ty cổ phần mía đường Thanh Hóa.)
Qua bảng 01 – Cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty ta thấy rằng tổng vốn kinh doanh của Công ty năm 2009 so với năm 2008 đã tăng lên đáng kể. Ở năm 2008 số vốn là 181.311 triệu đồng nhưng đến năm 2009 thì con số đã lên đến 214.843 triệu đồng, tăng 33.532 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 18,49%. Điều này chứng tỏ Công ty đã có nhiều nỗ lực trong việc huy động vốn, phân tích cụ thể ta thấy:
Trong tổng vốn kinh doanh thì vốn lưu động chiếm tỷ trọng cao và tăng khá cao. Năm 2009 tăng so với năm 2008 là 45.363 triệu đồng, với tỷ lệ tăng là 38,75%.Nguyên nhân vốn lưu động tăng là do các khoản phải thu tăng. Ta có thể nhận thấy vốn lưu động ngày càng chiếm tỷ trọng lớn, năm 2008 vốn lưu động là 64,56% thì đến năm 2009 tỷ trọng đã lên tới 75,6% trong tổng vốn kinh doanh.
Còn vốn cố định thì ngược lại, vốn cố định giảm từ 64.251 triệu đồng xuống còn 52.420 triệu đồng, giảm 11.831 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm là 18,41%. Điều này là do công ty đã sử dụng cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị hợp lý và giảm các máy móc thiết bị không cần thiết.
Qua đó cho thấy tính chất kinh doanh trong lĩnh vực vận chuyển mía nguyên liệu, sản xuất và cung ứng mía giống, kinh doanh đường nó đòi hỏi một lượng vốn kinh doanh rất lớn nhất là vốn lưu động. Từ đó, ta nhận thấy vốn lưu động chiếm một vị trí rất quan trọng trong việc hình thành nên vốn kinh doanh của Công ty.
2.1.2. Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của công ty:
Bảng 02: Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh.
Đơn vị: Triệu đồng.
Các chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
So sánh 2009/2008
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ lệ
I. Nợ phải trả
150.211
82,85
175.312
81,60
25.101
16,82
1. Nợ ngắn hạn
145.051
96,56
170.310
97,15
25.259
17,41
2. Nợ dài hạn
5.160
3,44
5.002
2,85
-158
-3,06
II. Nguồn vốn CSH
31.100
17,15
39.531
18,40
8.431
27,11
Tổng nguồn vốn
181.311
100
214.843
100
33.532
18,49
( Nguồn: phòng kế toán Công ty cổ phần mía đường Thanh Hóa ).
Qua bảng cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của công ty cho ta thấy tổng nguồn vốn được hình thành từ 2 nguồn: Nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Tổng nguồn vốn của năm 2009 so với năm 2008 tăng 33.532 triệu đồng, với tỷ lệ tăng là 18,49%, trong đó:
Tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu năm sau lớn hơn năm trước ( năm 2008 là 17,15%, năm 2009 là 18,4%), với tỷ lệ tăng cao trong tổng nguồn vốn là 27,11%. Từ đó ta có thể nhận thấy công ty có thể tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh và khả năng thanh toán của mình, đồng thời đây cũng là một thế mạnh giúp công ty nắm bắt được các cơ hội kinh doanh và giữ vững được vị thế của mình trên thương trường.
Tuy nhiên, nợ phải trả của công ty tương đối nhiều. Nợ phải trả năm 2009 so với năm 2008 là tăng 25.101 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 16,82%. Ta nhận thấy, nợ phải trả của Công ty chiếm tỷ trọng rất lớn, mà chủ yếu là do nợ ngắn hạn tăng. Đây cũng là mối quan tâm đáng lo ngại bởi nợ phải trả càng cao sẽ là gánh nặng cho Công ty trong việc trả nợ và lãi vay nhiều, đồng thời tỷ lệ nguồn vốn thấp sẽ làm giảm khả năng tự tài trợ độc lập về tài chính của Công ty và sẽ trực tiếp làm giảm lợi nhuận của công ty. Do đó, Công ty cần quan tâm hơn nữa đến việc tăng tỷ trọng vốn chủ sở hữu của mình và giảm nợ phải trả vì đây là yêu cầu khách quan của việc sử dụng vốn kinh doanh.
3. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ phần mía đường Thanh Hóa:
Trong những năm qua, nhờ sự đoàn kết, nỗ lực và ý chí quyết tâm đạt chỉ tiêu trong hoạt động sản xuất kinh doanh, toàn thể cán bộ công nhân viên chức trong công ty, cùng với sự ủng hộ của các cấp các ngành từ Trung ương đến địa phương, cùng với sự lãnh đạo của công ty. Công ty cổ phần mía đường Thanh Hóa đã đạt được một số kết quả đáng kể như sau:
Bảng 03: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Đơn vị: Triệu đồng.
Các chỉ tiêu
Mã số
Năm 2008
Năm 2009
So sánh
Số tiền
Tỷ lệ %
1. Doanh thu
1
338.105
485.317
147.212
43,54
2. Các khoản giảm trừ
2
10.812
10.301
-511
-4,37
3.Doanh thu thuần(10=1-2)
10
327.293
475.016
147.723
45,13
4. Giá vốn hàng bán
11
289.159
430.795
141.636
48,98
5.Lợi nhuận gộp(20=10-11)
20
38.134
44.221
6.087
15,96
6.Doanh thu HĐTC
21
57
164
107
187,72
7.Chi phí tài chính
22
8.911
10.394
1.483
16,64
8.Chi phí bán hàng
24
10.085
11.132
1.047
10,38
9.Chi phí quản lý DN
25
12.873
14.789
1.916
14,88
10.Lợi nhuận từ hoạt động SXKD.
(30=20+(21-22)-(24+25)
30
6.322
8.060
1.738
27,49
11.Thu nhập khác
31
594
96
-498
-83,84
12.Chi phí khác
32
0
44
44
-
13.Lợi nhuận khác(40=31-32)
40
594
52
-542
-91,25
14.Tổng lợi nhuận trước thuế(50=30+40)
50
6.916
8.112
1.196
17,29
15.Thuế TNDN
51
1.936
2.271
335
17,30
16.Lợi nhuận sau thuế(60=50-51)
60
4.980
5.841
861
17,29
Qua số liệu bảng 03 ta thấy, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đang trên đà phát triển bởi doanh thu cũng như lợi nhuận của công ty năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể như sau:
Trước tiên ta phải xét đến các khoản giảm trừ. Các khoản giảm trừ năm 2009 so với năm 2008 giảm 511 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm là 4,37%. Như vậy là trong quá trình sản xuất, Công ty đã giảm được các khoản giảm trừ, trong khi đó doanh thu lại tăng lên điều đó đã làm cho doanh thu thuần tăng lên.
Tổng doanh thu của Công ty năm 2009 so với năm 2008 tăng 147.212 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 43,54%, doanh thu thuần cũng tăng lên 147.723 triệu đồng tương đương với tỷ lệ tăng 45,13%. Doanh thu thuần tăng lên là do doanh thu tăng, đồng thời Công ty giảm bớt được các khoản giảm trừ doanh thu.
Giá vốn hàng bán năm 2009 tăng so với năm 2008 là 141.636 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 48,98%. Giá vốn hàng bán tăng là do năm 2009 chỉ số vật giá tăng nhanh nên các khoản tiền mua nguyên vật liệu cũng tăng theo. Ta nhận thấy rằng, tỷ lệ tăng của giá vốn hàng bán lớn hơn tỷ lệ tăng của doanh thu thuần ( 48,98% > 45,13% ), điều đó đã làm cho lợi nhuận gộp giảm đi.
Tuy vậy, ta vẫn thấy không phải vì thế mà lợi nhuận gộp của Công ty năm 2009 giảm đi so với năm 2008. Trong năm 2009 lợi nhuận gộp đạt 44.221 triệu đồng tăng so với năm 2008 là 6.087 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 15,96%.
Doanh thu hoạt động tài chính của Công ty cũng tăng lên, so với năm 2008 thì năm 2009 đã tăng lên 107 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 187,72%. Và doanh thu hoạt động tài chính tăng nhanh như vậy là do tiền từ lãi tiền gửi và tiền lãi cho vay tăng.
Xét đến chi phí tài chính của Công ty cũng tăng lên 1.483 triệu đồng với tỷ lệ tương ứng là 16,64%.
Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty cũng tăng lên tương ứng với tỷ lệ là 10,39% và 14,885%. Các chi phí này tăng là do Công ty đã tiến hành việc mở rộng thêm một số chi nhánh bán hàng: xuất bán đường, và một số địa bàn để cung ứng mía giống cho nhu cầu phát triển trồng trọt, sản xuất của người dân, và một phần là do quy mô của Công ty ngày một lớn mạnh. Ta thấy rằng, tốc độ tăng của chi phí thấp hơn so với tốc độ tăng của doanh thu. Tuy nhiên khoảng cách giữa doanh thu và chi phí không lớn, Công ty cần có những biện pháp quản lý các khoản chi phí thật tốt sao cho mức chi phí này giảm xuống thấp hơn nữa để nâng cao lợi nhuận kinh doanh của Công ty.
Lợi nhuận trước thuế của Công ty năm 2008 là 6.916 triệu đồng và năm 2009 con số đã lên 8.112 triệu đồng, như vậy là lợi nhuận trước thuế tăng lên 1.196 triệu đồng với tỷ lệ 17,29%. Và lợi nhuận sau thuế cũng tăng lên 861 triệu đồng với tỷ lệ 17,29%. Như phân tích ở trên là lợi nhuận tăng là do tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của chi phí. Lợi nhuận tăng như vậy điều đó chứng tỏ Công ty đang làm ăn ngày càng có hiệu quả, hứa hẹ trong tương lai Công ty sẽ ngày một phát triển hơn nữa.
3.1. Nguồn vốn lưu động của công ty cổ phần mía đường Thanh Hóa:
Để đảm bảo cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra một cách thường xuyên, liên tục, nhu cầu vốn lưu động phải được đáp ứng kịp thời và đầy đủ. Vì vậy, việc huy động cũng như việc quản lý sử dụng vốn lưu động là rất quan trọng và cần thiết.
Để đánh giá hiệu quả tổ chức quản lý và sủ dụng vốn lưu động của công ty ta xem xét bảng sau:
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Chênh lệch
Số tiền
Tỷ Trọng(%)
Số tiền
Tỷ Trọng(%)
Số tiền
Tỷ lệ(%)
A. Tài sản lưu động
117.060.000.000
100
162.423.000.000
100
45.363.000.000
38,75
B. Nguồn vốn lưu động
117.060.000.000
100
162.423.000.000
100
45.363.000.000
38,75
I. Nguồn vốn lưu động thường xuyên
-27.991.000.000
-23,91
-7.887.000.000
-4,86
20.104.000.000
-71,82
II. Nguồn vốn tạm thời
145.051.000.000
123,91
170.310.000.000
104,86
25.259.000.000
17,41
1. Vay ngắn hạn
126.427.000.000
87,18
126.037.571.000
74,00
-389.429.000
0,31
2. Phải trả cho người bán
2.512.949.000
1,73
2.501.500.000
1,47
-11.449.000
-0,46
3. Người mua người bán
939.700.000
0,65
1.683.944.000
0,99
744.244.000
79,20
4. Thuế và các khoản phải nộp
250.844.000
0,17
300.957.000
0,18
50.037.000
19,96
5. Phải trả công nhân viên
186.000.000
0,13
186.423.000
0,11
-40.000
-0,02
6. Phải trả, phải nộp khác
14.734.004.000
10,16
39.599.805.000
23,25
24.865.801.000
168,76
Về nguồn vốn lưu động, qua phân tích bảng số 06 ta thấy rằng tổng tài sản lưu động của công ty năm 2009 là 162 423 000 000đồng, tăng 38,75% so với năm 2008. Số vốn lưu động này được tài trợ từ hai nguồn là nguồn vốn lưu động thường xuyên và nguồn vốn lưu động tạm thời.
* Thứ nhất là nguồn vốn lưu động thường xuyên:
Nguồn VLĐ thường xuyên = Tài sản lưu động - Nợ ngắn hạn
Nguồn vốn này được xác định theo công thức:
= 162 423 000 000 – 170 310 000 000 = - 7 887 000 000đồng
Như vậy là nguồn vốn lưu động thường xuyên của công ty trong cả 2 năm đều nhỏ hơn 0, nhưng năm 2009 thì còn số âm nhỏ đi rất nhiều. Trong trường hợp này thể hiện tài sản cố định lớn hơn nguồn vốn dài hạn. Điều đó có nghĩa là công ty đã dùng nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho đầu tư dài hạn. Điều này là khá nguy hiểm bởi một điều là khi hết hạn vay thì công ty phải tìm ra nguồn vốn khác để thay thế. Khi nguồn vốn lưu động thường xuyên nhỏ hơn 0 có nghĩa là tài sản cố định được hình thành từ các nguồn vốn dài hạn là chưa ổn định và tài sản cố định nhỏ hơn nợ ngắn hạn. Chứng tỏ công ty đang trong tình trạng vay nợ ngắn hạn nhiều, điều đó cho thấy mức an toàn về khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty không được ổn định lắm. Vì vậy công ty cần có biện pháp kịp thời để khắc phục để quá trình sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất.
* Thứ hai là nguồn vốn lưu động tạm thời:
Nguồn vốn lưu động tạm thời năm 2009 tăng so với năm 2008 là 25.259.000.000đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 17,41%, nguyên nhân tăng nguồn vốn lưu động tạm thời này là do:
- Nguồn vốn vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất 74,00% trong tổng nguồn vốn lưu động tạm thời. Đây là nguồn vốn mà công ty vay ngân hàng có thời hạn và phải trả lãi tiền vay. Vì vậy nếu công ty sử dụng không hiệu quả nguồn vốn này thì sẽ làm giảm lợi nhuận của công ty, và ảnh hưởng không tốt tới tình hình tài chính, chẳng hạn như khả năng thanh toán sẽ bị đe doạ do hệ số nợ cao…Điều này một mặt có thể là bất lợi cho công ty, đòi hỏi công ty phải có những biện pháp thích hợp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh để làm tăng hiệu quả sử dụng nguồn vốn này. Mặt khác, hệ số cao sẽ trở nên tích cực nếu việc sử dụng vốn vay vẫn tạo ra các cơ hội kinh doanh có tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay cao hơn lãi suất tiền vay. Khi đó công ty sẽ tăng được hiệu quả sử dụng vốn thông qua việc công ty được hưởng phần lợi nhuận chên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1 62.doc