Đối với sản phẩm may mặc, các nhà cung cấp nước ngoài cung cấp nguồn nguyên liệu(vải, sợi,.), máy móc, trang thiết bị cho các bạn hàng của Công ty ở trong nước và cho Công ty bao gồm: Tập đoàn SAMSUNG, DEAWOO (Hàn Quốc) chuyên cung cấp nguyên liệu dệt may và công nghệ dệt, Hãng VISOI (Nhật Bản) cung cấp sợi máy dệt, Công ty TNHH Lan Phiên thành phố Liễu Châu_Quảng Tây_Trung Quốc cung cấp vải sợi, một số Công ty ở Inđônesia, Đài Loan cũng cung cấp sợi len cho Công ty.
Các nhà cung cấp trong nước: đó là các Công ty may, các xí nghiệp may ở các địa phương,. bao gồm: Công ty may Chiến Thắng, Thăng Long, Công ty may 10, Công ty may Việt Tiến, Công ty may Lan Anh, cơ sở dệt kim Tín Thành (TP HCM), Công ty TNHH Minh Phương, Đức Cường (Hà Tây),. hiện đang là nhà cung cấp sản phẩm dệt may chủ yếu cho Công ty .
Ở nước ngoài, Công ty có quan hệ truyền thống với bạn hàng các nước Đông Âu, Liên Xô cũ, các nước vùng Đông Nam Á, Trung Quốc và Nhật Bản. Các thị trường lớn tiêu thụ sản phẩm của Công ty là các nước: Thái Lan, Singapore, Lào, Nhật Bản, Bỉ, Pháp, Malaysia, Isarel, Tiệp Khắc, Trung Quốc, Ba Lan, Hồng Kông. Nguồn hàng nước ngoài nhìn chung ổn định và có khả năng cung cấp nhiều mặt hàng là từ nhiều bạn hàng tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đức, SNG, Đài Loan, Singapore, Thái Lan.
Hiện nay, Công ty đang tìm cách mở rộng sang thị trường Trung Đông, đặc biệt là thị trường Irắc và Ai Cập, đây là những thị trường đầy tiềm năng, nhu cầu lớn, khả năng thanh toán cao.
80 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1453 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xuất khẩu ở Công ty INTIMEX, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i ngoại rộng mở, cùng với việc nước ta tham gia, gia nhập các hiệp hội, liên minh của thế giới, khu vực và các nước láng giềng đã khiến cho thị trường mở rộng, kinh tế phát triển và đời sống nhân dân được nâng cao ở một mức độ, nhưng cũng làm cho các doanh nghiệp kinh doanh loại vừa và nhỏ gặp những khó khăn về ưu thế cũng như phạm vi thị trường tiêu thụ và xuất nhập khẩu (trong đó có Công ty INTIMEX).
Cạnh tranh ngày càng quyết liệt trên thị trường trong và ngoài nước giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Nhất là trong quá trình hội nhập quốc tế, các hàng rào thuế quan và phi thuế quan dần được gỡ bỏ sẽ làm cho các doanh nghiệp trong nước khó khăn hơn trong thế cạnh tranh với Công ty nước ngoài.
Việc ra đời của nghị định 57/NĐ-CP ngày 31/7/2000 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thi hành, theo các văn bản này, thủ tục xin phép đăng ký kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp với những điều kiện ràng buộc về vốn, tiêu chuẩn nghiệp vụ... đối với doanh nghiệp đã được dỡ bỏ. Với những chế định mới này thay vì 2.400 doanh nghiệp đã lên đến hơn 30.000 doanh nghiệp tham gia kinh doanh xuất nhập khẩu, dẫn đến hiện tượng tranh giành nhau mua và bán làm cho giá mua gom tăng cao trong khi giá xuất lại rất thấp gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty .
Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ các nước Châu á nổ ra vào tháng 7 năm 1999 và kéo dài cho đến bây giờ đã tác động mạnh đến nhiều mặt của nền kinh tế, trong đó kinh doanh xuất nhập khẩu gặp nhiều khó khăn đặc biệt là biến động của giá cả thị trường khu vực.
Nhằm đảm bảo kinh tế trong nước phát triển ổn định, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách và biện pháp kịp thời, có hiệu quả để duy trì nhịp độ tăng trưởng kinh tế và đạt được mục tiêu trong mậu dịch đối ngoại. Nhưng việc bắt đầu thực hiện một số luật mới: Luật Thương mại, Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp... tác động mạnh tới hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty .
Bên cạnh đó hạn hán kéo dài và bão lụt liên tiếp xảy ra trong năm 2001 gây nên những thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp, trong đó có các mặt hàng xuất khẩu chính của Công ty, làm ảnh hưởng đến nguồn hàng xuất khẩu .
Tình trạng buôn lậu, trốn thuế của một số doanh nghiệp, đặc biệt là khu vực tư nhân là thách thức lớn đối với một số doanh nghiệp kinh doanh đúng pháp luật như Công ty INTIMEX.
Trong thời gian qua, ngoài các biến động chung tác động vào các doanh nghiệp Nhà nước như thị trường, giá cả, tài chính tiền tệ... Công ty còn phải đương đầu với một số trở ngại lớn là trên 60% số lao động trong biên chế cũ không có đủ việc làm, đội ngũ lao động giản đơn như bốc xếp, giao nhận, vận chuyển, mậu dịch viên bán hàng, được nuôi dưỡng trong môi trường bao cấp lâu năm nên khi chuyển đổi cơ chế không kịp thích nghi, không sắp xếp được công việc theo yêu cầu nhiệm vụ mới.
Bên cạnh những khó khăn trên cũng cần nhận thấy những tiềm năng và cơ hội một cách đầy đủ và toàn diện nhằm củng cố và phát triển, đó là tình hình môi trường pháp lý đã được cải thiện hơn, quan hệ thương mại quốc tế của quốc gia được mở rộng. Đội ngũ Cán bộ công nhân viên của Công ty trải qua thử thách của nền kinh tế thị trường đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm, có phương pháp xử lý kinh doanh nhạy bén hơn, đáp ứng tốt hơn với đòi hỏi khách quan. Công ty hoạt động trên địa bàn rộng đã xây dựng được uy tín nhất định đối với nhiều bạn hàng. Hoạt động của Công ty được sự hỗ trợ mạnh mẽ từ các ngành quản lý liên quan, đặc biệt là Bộ Thương Mại.
2.Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty INTIMEX trong những năm qua.
Trong bối cảnh đó, Ban Giám đốc Công ty đã ý thức được những khó khăn, vướng mắc từ thị trường bên ngoài, những yếu kém hạn chế bên trong của Công ty, đã từng bước tháo gỡ những khó khăn đó. Bước đầu đổi mới về chất trong kinh doanh, thông qua các biện pháp đổi mới cơ chế vận hành của mình. Trên cơ sở đảm bảo sự đoàn kết nhất trí cao, Công ty đã hoạch định hướng phát triển kinh doanh đúng đắn, áp dụng các biện pháp cụ thể thích hợp để thực hiện nhiệm vụ, củng cố và hoàn thiện từng bước bộ máy tổ chức và đội ngũ Cán bộ giúp việc, xây dựng cơ chế điều hành tập trung và hệ thống quy chế hợp lý; chăm lo công tác xây dựng thị trường; tiếp tục đầu tư và bổ sung mạng lưới cơ sở vật chất trong kinh doanh, gắn các hoạt động kinh doanh của Công ty với các nghành kinh tế trong nước.
Từ đó, tập thể Cán bộ công nhân viên mà nòng cốt là lãnh đạo Công ty đã khắc phục những tồn tại tưởng chừng rất khó khắc phục do đặc điểm trong kinh doanh và quản lý của Công ty từ các năm trước để lại, như ngại kinh doanh xuất khẩu hàng nông sản, ngại kinh doanh xuất khẩu trực tiếp, khó khăn trong việc phục hồi thị trường SNG truyền thống và mở thêm thị trường mới ở các khu vực xa Việt Nam nhưng giàu tiềm năng, không ngừng đưa Công ty phát triển lên một tầm cao mới.
Có thể phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua một số chỉ tiêu sau:
Bảng 5: Kim ngạch xuất nhập khẩu (1998á2001)
Đơn vị: USD
Năm
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
2001
1.Tổng kim ngạch xuất khẩu
-Xuất khẩu hàng uỷ thác
-Xuất khẩu hàng trực tiếp
-Xuất khẩu trả nợ
Trả bằng USD
Trả bằng RCN
2.Tổng kim ngạch nhập khẩu
-Nhập hàng uỷ thác
-Nhập hàng trực tiếp
3.Tổng kim ngạch XNK
4.Tốc độ tăng %
7.871.694
1.982.000
5.889.694
2.196.000
13.102.615
8.228.000
4.874.615
20.974.309
13.158.824
3.279.000
9.879.824
3.649.000
21.385.945
13.495.000
7.890.945
34.544.769
64,70
10.255.145
4.400.000
5.855.145
2.350.000
20.400.000
14.430.000
5.970.000
30.655.145
- 11,26
23.001.167
4.000.000
19.001.167
1.700.000
13.500.000
6.500.000
7.000.000
36.501.167
19,07
Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh hàng năm của Công ty .
Trong 4 năm qua, 1998,1999,2000,2001 Công ty INTIMEX liên tục hoàn thành vượt mức kế hoạch của Bộ Thương Mại giao. Năm 1998, kim ngạch XNK đạt 20.974.309 USD bằng 104,8% so với kế hoạch Bộ giao, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 7.871.694 USD bao gồm trực tiếp xuất khẩu 5.889.694 USD và xuất khẩu uỷ thác 1.982.000 USD. Kim ngạch nhập khẩu 13.102.615 USD bao gồm trực tiếp nhập khẩu 4.874.615 USD và nhập khẩu uỷ thác là 8.228.000 USD. Nhìn chung, năm 1998 nhiều mặt hàng của Công ty vẫn giữ được thị trường như thảm các loại, đối với Bắc Âu, hàng thêu ren đối với EC, may mặc, dệt kim đối với Liên Bang Nga, cà fê, hạt tiêu đối với Đông Nam á. Đặc biệt trong việc thực hiện xuất khẩu trả nợ cho Nga thì Công ty đã bám sát thị trường và bằng các phương thức, mặt hàng có hiệu quả cho cả hai bên để ký được hợp đồng, cả năm đạt 2.196.000 RUB CN.
Hoạt động kinh doanh của Công ty năm 1999 trong hoàn cảnh và điều kiện kinh tế trong nước tiếp tục phát triển tuy nhịp độ có phần chậm lại, đặc biệt là đầu tư nước ngoài, thiên tai lớn tại vùng trù phú của đất nước gây thiệt hại nặng về người và của, khủng hoảng tiền tệ gây khủng hoảng kinh tế trong vùng, tác động lớn đến hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty ( chủ yếu là do biến động của giá cả thị trường khu vực).
Năm 1999, Công ty đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm đẩy mạnh kinh doanh XNK như sử dụng đòn bẩy trong quản lý tài chính để ưu tiên cho xuất khẩu, nhập khẩu trực tiếp, tăng cường công tác tiếp thị trong và ngoài nước. Kết quả tổng kim ngạch XNK đạt 34.544.769 USD bằng 172,5% so với kế hoạch Bộ giao và bằng 164,7 % so với năm 1998. Trong đó xuất khẩu đạt 13.158.824 USD bao gồm trực tiếp xuất khẩu 9.879.824 USD và xuất khẩu uỷ thác là 3.279.000 USD. Kim ngạch NK là 21.385.945 USD bao gồm trực tiếp nhập khẩu 7.890.945 USD và nhập khẩu uỷ thác là 13.495.000 USD. Kết quả này coi như đạt và vượt mục tiêu đề ra là trong xuất khẩu thì một nửa là tự làm và một nửa là làm uỷ thác, trong nhập khẩu thì 40% là nhập trực tiếp và 60% là nhập uỷ thác. Xuất khẩu trả nợ sang Nga tăng 1.453.000 RUB CN so với năm 1998.
Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Châu á vào tháng 7 năm 1999 và sự biến động đầy bất trắc của thị trường Nga, một trong những thị trường chính quen thuộc của Công ty đã tác động mạnh tới hoạt động kinh doanh của Công ty. Một số lợi thế kinh doanh trong năm 1999 của Công ty INTIMEX bị giảm trong năm 2000. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2000 là 30.655.145 USD, mặc dù bằng 109,5% so với kế hoạch Bộ giao, nhưng vẫn thấp hơn năm 1999 tới gần 11,26%. Trong đó xuất khẩu đạt 10.255.145 USD bằng 82% so với kế hoạch Bộ giao và thấp hơn so với năm 1998 là 22%. Trực tiếp xuất khẩu 5.855.145 USD chiếm 57% và xuất khẩu uỷ thác 4.400.000 USD chiếm 43 %. Nhập khẩu đạt 20.400.000 USD bằng 131% so với kế hoạch Bộ giao và giảm 4,6% so với năm 1999. Nhập khẩu uỷ thác 14.430.000 USD chiếm 71% và nhập khẩu trực tiếp 5.970.000 USD chiếm 29%. Xuất khẩu hàng trả nợ sang Nga giảm 1.299.000 RUB, xuất khẩu hàng may mặc, chủ yếu là quần áo len sang Nga bị ngừng trệ do thị trường đã trở nên bão hoà (giảm gần 3,7 triệu USD ). Tình thế này buộc Công ty INTIMEX trong cuối năm 2000 tập trung trở lại xuất khẩu trực tiếp trước hết là nông sản và tạo được tiền đề cho việc đẩy mạnh xuất khẩu vào năm 2001.
Hoạt động kinh doanh của Công ty INTIMEX trong năm 2001 diễn ra trong bối cảnh hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ các nước Đông Nam á tuy đã được chặn lại nhưng kinh tế khu vực chưa được phục hồi hoàn toàn. Việt Nam tuy không bị cuốn theo cuộc khủng hoảng nhưng về nhiều mặt của nền kinh tế đã phải chịu tác động mạnh, trong đó có kinh doanh xuất nhập khẩu. Đứng trước những khó khăn đó, tập thể CBCNV mà nòng cốt là lãnh đạo Công ty đã khắc phục được khó khăn và dần phục hồi thị trường SNG truyền thống, Công ty đã đặt được quan hệ và đã thực hiện một số hợp đồng trả nợ với CHLB Nga và Ucraina, nối quan hệ với một số doanh nghiệp của Hungary. Ngoài các thị trường truyền thống vùng Đông Nam á, Trung Quốc, Nhật Bản và các nước Tây Âu, năm 2001 bước đầu Công ty cũng đã hướng sang thị trường Trung Đông, quyết tâm mở đường để đặt chân vào thị trường Irắc và Aicập. Năm 2001, Công ty đã đạt được kết quả tốt, đặt nền móng cho bước tiến tiếp theo trong thiên niên kỷ mới. Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 36.501.167 USD bằng 118% kế hoạch Bộ giao, tăng 19,07 %so với năm 2000 và cũng đạt kỷ lục từ trước đến nay. Kim ngạch xuất khẩu 23.001.167 USD bằng 192 % kế hoạch Bộ giao, và bằng 2,3 lần năm 2000. Trong đó xuất khẩu trực tiếp là 19.001.167 USD chiếm 82,6% tổng kim ngạch xuất khẩu, chiếm tỷ trọng lớn nhất từ trước tới nay. Kết quả này là nhờ sự nỗ lực cao của toàn thể CBCNV của Công ty. Kim ngạch nhập khẩu đạt 13.500.000 USD bằng 71% kế hoạch Bộ giao, giảm 33,8% so với năm 2000, trong đó hàng của Công ty tự nhập để bán chiếm tới 52 % (năm 2000 tỷ lệ này chỉ chiếm 29 %). Nhập khẩu uỷ thác 6.500.000 USD chiếm 48 % (năm 2000 tỷ lệ này chiếm tới 71 %).
Nhìn chung, trong giai đoạn này (1998á2001) nhịp độ tăng kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty trung bình là 27á30% năm. Trong đó, năm 1999 là năm có kim ngạch xuất nhập khẩu tăng lớn nhất bằng 64,7% so với năm 1998. Và năm 2001 là năm ghi nhận kết quả đầy ấn tượng nhất, giá trị xuất khẩu năm này tăng 124,28% hay tăng gần 2,3 lần so với năm 2000.
Trong kinh doanh xuất nhập khẩu thì hoạt động xuất khẩu luôn chiếm tỷ trọng thấp hơn nhập khẩu. Chỉ có năm 2001 thì kim ngạch xuất khẩu vượt lên hẳn 63 % so với kim ngạch xuất nhập khẩu. Trong những năm tới Công ty phấn đấu đẩy mạnh hơn nữa kim ngạch xuất khẩu còn kim ngạch nhập khẩu có thể giữ như xu hướng của năm qua.
Có thể biểu diễn tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty trong những năm qua bằng biểu đồ dưới đây:
Biểu 3: Biểu đồ biểu diễn tổng kim ngạch XNK của Công ty (1998á2001). Đơn vị : USD
III. hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty xuất nhập khẩu_Dịch vụ_Thương mại INTIMEX.
1.Các hình thức xuất khẩu của Công ty .
Vì mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận nên hiện nay Công ty cũng đang áp dụng một cách đa dạng các loại hình xuất khẩu nhằm nâng cao kim ngạch xuất khẩu. Những mặt hàng tham gia vào hoạt động xuất khẩu của Công ty đã đem lại doanh thu rất lớn cho Công ty.
1.1 Xuất khẩu trực tiếp
Số lượng hàng xuất khẩu trực tiếp chiếm trung bình lên tới 67% giá trị xuất khẩu, hàng năm Công ty tự tổ chức thu mua từ các đầu mối thu gom trong nước, nguyên liệu từ nước ngoài về chế biến, sản xuất sau đó xuất khẩu ra nước ngoài. Hiện tại Công ty có một Xí nghiệp chế biến và kinh doanh xuất nhập khẩu nông sản và một Xí nghiệp may xuất khẩu. Hai Xí nghiệp này có nhiệm vụ thu gom nguồn hàng bảo đảm chất lượng để xuất khẩu.
1.2 Xuất khẩu uỷ thác.
Hình thức xuất khẩu uỷ thác hiện nay vẫn đem lại cho Công ty một khoản lợi nhuận khá lớn, chiếm khoảng 33% giá trị xuất khẩu. Đây là hình thức kinh doanh thụ động vì nó phụ thuộc vào đơn vị có hàng, nếu các đơn vị này không có nhu cầu xuất khẩu hay khối lượng hàng xuất khẩu không ổn định thì cũng làm giảm doanh số xuất khẩu của Công ty.
1.3 Xuất khẩu theo nghị định thư.
Công ty xuất khẩu trả nợ mặt hàng may mặc chủ yếu là quần len sang Nga. Hình thức xuất khẩu này có những ưu thế riêng là khối lượng xuất khẩu lớn, khả năng thanh toán được bảo đảm (vì thanh toán do Chính phủ thực hiện). Tuy nhiên, xuất khẩu theo hình thức này lại không thường xuyên vì chỉ khi nào được Nhà nước giao chỉ tiêu, Công ty mới có thể thực hiện hoạt động xuất khẩu. Đến nay Công ty đã thực hiện được hàng trăm hợp đồng theo hình thức này và đem lại hàng trăm triệu USD doanh thu.
1.4 Xuất khẩu đối lưu.
Đây là hình thức giao dịch mà Công ty sử dụng khi xuất khẩu kết hợp chặt chẽ nhập khẩu. Trong quá trình kinh doanh, đôi lúc Công ty cũng sử dụng hình thức này để xuất khẩu hàng hoá với Lào, chấp nhận việc thanh toán bằng hàng hoá thay cho các loại ngoại tệ. Trường hợp này tính linh hoạt kém, đôi khi lại gặp khó khăn khi tiêu thụ hàng nhập về.
2.Các hoạt động nghiệp vụ về xuất khẩu của Công ty .
2.1.Nghiên cứu, lựa chọn thị trường xuất khẩu.
Nghiên cứu, lựa chọn thị trường xuất khẩu là khâu đầu tiên của quy trình xuất khẩu hàng hoá, nó là khâu quan trọng trong việc đưa ra quyết định xuất khẩu mặt hàng nào để đem lại lợi nhuận lớn nhất.
Việc tìm kiếm thông tin, thăm dò thị trường là rất khó vì hiện nay Công ty vẫn chưa có kinh nghiệm trong tìm kiếm và xử lý thông tin. Trước kia Công ty xuất khẩu hàng sang các nước Đông Âu và Liên Xô cũ là chủ yếu, và mục đích của xuất khẩu là để trả nợ theo nghị định thư của Nhà nước nên việc tìm kiếm và xử lý thông tin hầu như không phải quan tâm đến. Từ năm 1993 tình hình quốc tế có nhiều thay đổi, Liên Xô tan rã, thị trường Đông Âu ngày càng co hẹp, thị trường Tây Âu, Châu Phi, Châu á mở rộng. Cơ chế hoạt động cũng rất khác so với thị trường Đông Âu cũ. Để giải quyết những khó khăn này, Công ty đã đưa ra một kế hoạch chi tiết và phù hợp với điều kiện hiện có. Công ty thường xuyên cử các đoàn chuyên gia khảo sát thị trường như cử cán bộ đi tham quan triển lãm, tìm kiếm khách hàng, ngoài ra Công ty còn tìm kiếm thông tin từ các tài liệu, các trung tâm thông tin thương mại, các văn phòng đại diện thương mại, phòng tư vấn thương mại, các tạp chí thương mại trong và ngoài nước. Nhờ sự trợ giúp của các văn phòng đại diện thương mại Việt Nam tại các nước và mua các thông tin từ các trung tâm thông tin quốc tế. Sự nỗ lực đó của Công ty đã được đền đáp qua số lượng kim ngạch xuất khẩu hàng năm ngày càng tăng. Một thực tế khả quan là từ năm 1993 đến nay Công ty đã mở rộng quan hệ với những thị trường lớn giàu tiềm năng như Nhật Bản, Singapore, Thái Lan, Bỉ , Trung Quốc, Hồng Kông, Mỹ , Đài Loan, ả rập, Hàn Quốc… Kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch. Trong tương lai, Công ty tiếp tục duy trì mối quan hệ làm ăn ở các thị trường này và khối lượng hàng xuất khẩu sang khu vực này trong tương lai sẽ còn tăng mạnh.
2.2.Ký kết hợp đồng xuất khẩu .
Sau khi nghiên cứu về thị trường, mặt hàng xuất khẩu, tìm hiểu đối tác và đàm phán để thoả thuận mọi điều kiện có liên quan thì Công ty sẽ tiến hành nghiệp vụ ký kết hợp đồng xuất khẩu. Khi hợp đồng đã được ký, có nghĩa là Công ty và đối tác cùng bị ràng buộc với nhau thông qua các điều khoản quy định trong hợp đồng. Chính vì vậy, khi ký kết hợp đồng với đối tác, Công ty thường dựa vào các căn cứ sau:
Các định hướng kế hoạch của Nhà nước, các chính sách, chế độ, các chuẩn mực KT_XH hiện hành.
Khả năng phát triển của sản xuất kinh doanh, chức năng hoạt động kinh tế của mỗi bên.
Nhu cầu của thị trường, đơn đặt hàng, chào hàng.
Tính hợp pháp của hợp đồng kinh tế và khả năng đảm bảo về tài sản của mỗi bên khi tham gia ký kết hợp đồng.
2.3.Xin giấy phép xuất khẩu.
Đây là công việc quen thuộc đối với Công ty, đối với các hàng nông sản xuất khẩu không cần hạn ngạch của Công ty thì Công ty có thể nhanh chóng đăng ký hải quan, kê khai hải quan để kiểm tra hàng hoá để kiểm tra hàng hoá và nộp thuế hải quan. Một số hàng hoá phải qua kiểm nghiệm, kiểm dịch, sau đó cơ quan hải quan cấp cho Công ty giấy phép xuất khẩu hàng hoá.
2.4.Thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu.
Chủ động được nguồn hàng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của hàng xuất khẩu và tiến độ giao hàng, đến việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu, uy tín và hiệu quả kinh doanh. Phần lớn khối lượng hàng hoá thu mua của Công ty được thực hiện với các bạn hàng truyền thống, đó là các cơ sở sản xuất, Xí nghiệp sản xuất chế biến, doanh nghiệp thu mua gom. Những đơn vị này được Công ty đánh giá là bạn hàng có uy tín trong kinh doanh. Hiện nay Công ty sử dụng các hình thức tạo nguồn sau:
Thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu theo hợp đồng: đây là hình thức thu mua chủ yếu của Công ty, chiếm gần 70% giá trị hàng hoá thu mua. Sau khi Công ty và người bán đạt được những thoả thuận về mặt số lượng, chất lượng, mẫu mã, phương thức thanh toán, điều kiện và cơ sở giao hàng… thì hai bên mới tiến hành ký kết hợp đồng kinh tế.
Phương thức uỷ thác: là phương thức mà Công ty dùng danh nghĩa của mình để giao dịch với khách hàng nước ngoài nhằm thoả thuận với họ về các điều kiện: số lượng, chất lượng, giá cả, điều kiện cơ sở giao hàng … và tổ chức bán hộ hàng cho người uỷ thác. Phương thức thu mua này chiếm tỷ lệ tương đối lớn trong kinh doanh xuất khẩu của Công ty .
Phương thức đầu tư, liên doanh liên kết hàng xuất khẩu. Theo phương thức này Công ty sẽ bỏ vốn ra đầu tư vào các đơn vị sản xuất để chế biến hàng xuất khẩu theo các hợp đồng ngắn hạn, trong đó Công ty chịu trách nhiệm tiêu thụ các sản phẩm được sản xuất ra. Thông thường Công ty chỉ ứng vốn trước cho các cơ sở chứ không tham gia trực tiếp điều hành các hoạt động sản xuất. Hình thức này nhằm tạo ra nguồn hàng ổn định với giá cả hợp lý.
Công tác thu mua tạo nguồn hàng của Công ty được thực hiện theo quy trình sau:
Nghiên cứu nguồn hàng xuất khẩu : Dựa trên các đơn đặt hàng của khách hàng, của các hợp đồng đã ký kết, Công ty tiến hành nghiên cứu khả năng cung cấp hàng xuất khẩu trên thị trường, khả năng cung cấp hàng được xác định bởi nguồn hàng thực tế và nguồn hàng tiềm năng. Đối với nguồn hàng thực tế thì Công ty chọn nhà cung cấp có khả năng đáp ứng được yêu cầu của đơn hàng, đối với nguồn hàng tiềm năng thì Công ty tiến hành đầu tư liên doanh liên kết với các nhà sản xuất chế biến hàng xuất khẩu để có được nguồn hàng đáp ứng được yêu cầu của đơn hàng, hợp đồng mà Công ty đã ký kết.
Tiếp cận và đàm phán với nhà cung cấp, trên cơ sở đã xác định được nhà cung cấp, Công ty tiếp cận đàm phán về các điều kiện của đơn hàng, thoả thuận và ký kết hợp đồng.
Tổ chức thực hiện hợp đồng mua bán. Sau khi hoàn tất các thủ tục giấy tờ, Công ty tiến hành tiếp nhận vận chuyển về kho, có thể để tái chế biến hoặc tiếp nhận tại cảng xuất khẩu mà không phải chế biến lại.
2.5.Nghiệp vụ giao hàng xuất khẩu.
Nghiệp vụ này bao gồm các khâu sau:
Chuẩn bị hàng: Sau khi Công ty đã đưa hàng về kho thì tiến hành các khâu chuẩn bị như đóng gói hàng hoá, kẻ ký mã hiệu để hoàn thiện hàng theo đơn đặt hàng của nước nhập khẩu.
Ký kết hợp đồng vận chuyển. Công ty ký kết hợp đồng vận chuyển để chuyển hàng hoá ra cảng xuất khẩu, sau đó tiến hành bốc dỡ hàng xuống cảng để Hải quan kiểm định hàng hoá. Công ty thường sử dụng điều kiện cơ sở giao hàng FOB với nước ngoài nên Công ty chỉ chịu trách nhiệm đối với hàng hoá khi hàng hoá vượt qua lan can tàu tại cảng bốc quy định.
Hoàn thiện thủ tục giấy tờ. Khi làm thủ tục giấy phép xuất khẩu Công ty thường phải chuẩn bị các loại giấy tờ sau:
+ Hợp đồng thương mại(bản chính và bản sao).
+ Bản dịch hợp đồng.
+ Hạn ngạch, quota nếu xuất khẩu hàng hạn ngạch.
+ Giấy chứng nhận xuất xứ.
+ Giấy kiểm dịch vệ sinh hàng hoá.
+ Các giấy tờ Hải quan.
Tổ chức khai báo và giám định Hải quan. Khâu này Công ty có trách nhiệm xuất trình đầy đủ giấy tờ, mở hàng hoá để Hải quan kiểm tra.
Giao hàng hoá lên tàu. Công ty tổ chức vận chuyển hàng tới cảng xuất khẩu và thuê cẩu hàng hoá lên boong tàu. Khi hàng hoá vượt qua lan can thành tàu, đại diện Công ty phải lấy biên lai thuyền phó và sau đó đổi lấy vận đơn đường biển. Vận đơn cần được chuyển gấp về bộ phận kế toán để lập bộ chứng từ thanh toán.
2.6.Nghiệp vụ thanh toán.
Để đảm bảo an toàn, Công ty thường sử dụng nhiều hình thức thanh toán như thanh toán bằng thư tín dụng (L/C), thanh toán bằng phương thức nhờ thu kèm chứng từ, thanh toán hàng đổi hàng. Trong các phương thức thanh toán trên thì Công ty thường chủ trương tạo điều kiện để bên đối tác mở L/C để giảm rủi ro.
3.Kết quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty .
Trong những năm gần đây, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của nước ta trở nên rất sôi động, ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia trực tiếp vào lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu trên cả nước. Với sự mở rộng con số, quy mô cũng như sự thay đổi phương cách làm ăn của các doanh nghiệp đã dẫn đến tình trạng cạnh tranh trong xuất nhập khẩu hết sức khốc liệt, đặt biệt là lĩnh vực xuất khẩu. Mặt khác, nước ta là một nước có nền kinh tế quy mô nhỏ, hoạt động xuất khẩu chỉ diễn ra trên những loại hàng hoá mang tính nhỏ lẻ, manh mún và phân tán. Do vậy trên thị trường quốc tế, hàng xuất khẩu của Việt Nam mang đặc điểm là hàng chấp nhận giá. Trong bối cảnh đó, Công ty INTIMEX đã có nhiều cố gắng nhằm tăng cường sức cạnh tranh về giá cả, chất lượng luôn bám sát thị trường, thực hiện và mở rộng nhiều phương thức kinh doanh đa dạng, đảm bảo uy tín với khách hàng, nên trong những năm qua Công ty đạt hiệu quả cao trong hoạt động xuất khẩu. Kết quả đó không những bằng giá cả mà còn bằng việc nâng cao chất lượng hàng hoá, bằng phương thức kinh doanh kịp thời, đúng lúc, đảm bảo uy tín với khách hàng. Trong những năm qua, sự phát triển của hoạt động xuất khẩu của Công ty không chỉ thể hiện ở sự mở rộng các mặt hàng kinh doanh, cơ cấu xuất khẩu, sự phát triển về thị trường tiêu thụ.
3.1.Tình hình kinh doanh theo mặt hàng.
Trong nghiệp vụ xuất khẩu của Công ty thì Công ty luôn đa dạng hoá mặt hàng và cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu. Công ty thường lấy các mặt hàng nông sản, may mặc làm hàng xuất khẩu chủ yếu. Đặc điểm của những mặt hàng này là phù hợp với điều kiện nước ta, có nguồn cung khá dồi dào, nguyên liệu dễ mua, được Nhà nước khuyến khích và tạo đều kiện thuận lợi cho xuất khẩu.
Kết quả xuất khẩu theo mặt hàng của Công ty được thể hiện một cách khái quát qua các số liệu sau:
Bảng 6 : kết quả xuất khẩu theo mặt hàng (1998á2001)
Đơn vị : USD
Mặt hàng
1998
1999
2000
2001
Hàng nông sản
Hạt tiêu
Cà phê
Lạc nhân
Hàng may mặc
Quần áo các loại
Quần áo len các loại
Hàng dệt kim
áo Jacket
Cao su
Hàng mây tre
Thảm các loại
Sản phẩm gỗ
Thực phẩm chế biến
Tờ phế liệu
Hàng bách hoá
Sản phẩm nhựa
Dép các loại
Hàng khác
2.150.621
2.150.621
2.885.601
837.339
1.455.443
592.819
1.696.355
124.998
127.643
100.691
2.470
783.315
5.397.081
5.397.081
5.411.972
1.961.288
2.212.044
1.238.640
652.400
88.030
151.422
47.825
209.998
190.426
1.009.670
6.150.455
3.698.352
2.452.103
1.769.711
1.769.711
126.641
930.230
98.004
488.242
230.334
49.831
12.217
399.480
18.255.226
7.929.946
9.959.892
369.388
573.378
502.828
70.550
849.425
291.326
58.314
308.244
1.338.166
1.323.088
Tổng cộng
7.871.694
13.158.824
10.255.145
23.001.167
Nguồn: Báo cáo xuất khẩu hàng năm (phòng kinh tế tổng hợp).
Trong các mặt hàng xuất khẩu của Công ty thì có 2 mặt hàng xuất khẩu chủ lực có giá trị kim ngạch chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty đó là hàng nông sản bao gồm hạt tiêu, cà phê, lạc nhân và hàng may mặc.
Năm 1998 các mặt hàng xuất khẩu chủ lực chiếm 63,9 % tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu, năm 1999 là 82,1%; năm 2000 là 77,2 % và năm 2001 là 81,8 %.
Đồ thị biểu diễn giá trị kim ngạch hàng chủ lực so với giá trị tổng kim ngạch.
Biểu 4: Biểu đồ biểu diễn giá trị kim ngạch hàng chủ lực so với giá trị tổng kim ngạch.
Từ năm 1998 đến nay, kết quả xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực của Công ty có những thay đổi mạnh mẽ. Năm 2001, tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng chủ lực là 18.832.604 USD, đã tăng 13.796.382 USD so với năm 1998 là 5.036.222 USD (gấp 3,7 lần). Qua đánh giá tổng kết các năm qua cho thấy nguyên nhân chính làm giảm tổng giá trị xuất khẩu hàng chủ lực tăng lên là do kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản tăng. Trong đó phải kể đến mặt hàng cà
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 11168.DOC