Kể từ khi ra đời và đi vào hoạt động đến nay Liên doanh VMC đã luôn chú trọng đẩy mạnh hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Những năm đầu hoạt động Liên doanh VMC đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên đến năm 1997 do ảnh hưởng của những nguyên nhân chủ quan và khách quan nên hoạt động sản xuất kinh doanh bắt đầu đi xuống. Từ năm 1999 đến nay, VMC đã có những cố gắng tột bậc nhằm vực lại sức mạnh của mình và đã đạt được những kết quả đáng kể.
86 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1622 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở Liên Doanh Sản Xuất Ô tô Hoà Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trên, Xí nghiệp Liên doanh sản xuất ô tô Hoà Bình tên giao dịch Quốc tế : VIETNAM MOTORS CORPORATION (gọi tắt là VMC) ra đời ngày 19 tháng 8 năm 1991 (giấy phép đầu tư số 228/GP do ủy ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư nay gọi là Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp) là một trong những Liên doanh lắp ráp tiến tới sản xuất ô tô đầu tiên ở Việt Nam.
* Tổng số vốn đầu tư ban đầu là: 33.150.000 USD
Trong đó: Vốn pháp định: 10.000.000 USD
Vốn cố định: 9.593.000 USD
Vốn lưu động: 23.557.000 USD
* Các bên tham gia góp vốn như sau:
- Bên Việt Nam góp 3.000.000 USD, chiếm 30% vốn pháp định, chủ yếu bằng quyền sử dụng đất trong 10 năm, trang thiết bị nhà xưởng, kho tàng, cơ sở hạ tầng sẵn có.
- Bên nước ngoài góp 7.000.000 USD chiếm 70% vốn pháp định, bằng hình thức đầu tư thiết bị, công nghệ và tiền mặt.
* Các đối tác ban đầu trong Liên doanh bao gồm:
- Phía nước ngoài:
+ Công ty Columbian Motors Corporation (CMC) - Philippin.
+ Công ty IMEX-PAN PACIFIC (IPP) - Philippin
- Phía Việt Nam :
+ Nhà máy ô tô Hoà Bình (HAF)
+ Công ty xuất nhập khẩu và tư vấn hợp tác Quốc tế (TRACIMEX)
* Trụ sở chính : Km 9 đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
* Chi nhánh VMC tại TP. Hồ Chí Minh: 134 Nguyễn Biểu, quận 5 Thành phố Hồ Chí Minh.
* Thời hạn hoạt động của Liên doanh là 30 năm.
Sau một thời gian hoạt động, công ty Tracimex của phía Việt Nam và công ty Imex Pan Pacific của phía nước ngoài đã chính thức xin phép được rút khỏi Liên doanh VMC. Ngày 3/5/1994 bằng giấy phép điều chỉnh số 228/GPDC ủy ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư (nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đã chuẩn y việc chuyển nhượng cổ phần của công ty Tracimex cho Nhà máy ô tô Hoà Bình, việc chuyển nhượng cổ phần của công Imex Pan Pacific cho công ty Nichimen Corporation. Nhà máy ô tô Hoà Bình có khả năng mua lại cổ phần của Tracimex, đứng về phía Việt Nam đã góp phần làm tăng thêm giá trị góp vốn của phía Việt Nam và tăng tiếng nói của phía Việt Nam trong Liên doanh. Mặt khác, Công ty Nichimen, một công ty thương mại có uy tín ở Nhật bản tham gia Liên doanh VMC đã tạo điều kiện cho Liên doanh rất nhiều trong việc huy động vốn từ những nguồn tín dụng nước ngoài phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Như vậy, từ ngày 3/5/1994 các bên chính thức trong Xí nghiệp Liên doanh sản xuất ô tô Hoà Bình bao gồm:
- Phía Việt Nam:
+ Nhà máy ô tô Hoà Bình góp 3.000.000 USD chiếm 30% vốn pháp định
- Phía nước ngoài:
+ Công ty Columbian Motors Corporation (CMC)- Philipin) góp 5.500.000 USD chiếm 55% vốn pháp định.
+ Công ty Nichimen (NM) - Nhật Bản góp 1.500.000 USD chiếm 15%
vốn pháp định.
* Trải qua 6 năm đầu hoạt động kinh doanh có hiệu quả một phần lợi nhuận thu được đã được Liên doanh dùng để tái sản xuất mở rộng. Theo đơn đề nghị của VMC và các quyết định có liên quan, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phê chuẩn quyết định số 228/CP ra ngày 11/8/1997 về việc tăng vốn pháp định của công ty:
Tổng vốn đầu tư của liên doanh: 58 triệu USD
Trong đó: Vốn cố định: 23 triệu USD
Vốn pháp định: 18 triệu USD trong đó:
- Nhà máy ô tô Hoà Bình: 5,4 triệu USD. Giá trị vốn góp thể hiện bằng quyền sử dụng đất trong 10 năm, giá trị thiết bị nhà xưởng, tiền mặt.
- Columbian Motors: 9,9 triệu USD, thể hiện bằng giá trị thiết bị công nghệ, tiền nước ngoài.
- Nichimen Corporation: 2,7 triệu USD tiền mặt.
* Bằng Giấy phép điều chỉnh số 228/GPĐC3 ngày 21/10/1997 Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chuẩn y việc đổi tên Bên Việt Nam trong Xí nghiệp Liên doanh sản xuất ôtô Hoà Bình:
Tên cũ : Nhà máy ô tô Hoà Bình (HAF)
Tên mới : Tổng công ty cơ khí Giao thông vận tải (TRANSINCO)
* VMC đã gặp nhiều khó khăn sóng gió vào thời điểm cuối năm 1997 và năm 1998; nhiều cơ quan, doanh nghiệp, khách hàng ... khi nói đến VMC tưởng như VMC đã bị phá sản hoặc đã giải thể hoàn toàn. Nhưng với người lãnh đạo mới, với sự dẫn dắt tài tình và chủ động, với lòng quyết tâm của toàn thể cán bộ công nhân viên, VMC đã từng bước phục hồi và vượt qua khó khăn và đang tự khẳng định lại mình. Điều này sẽ được chứng minh qua những kết quả phân tích dưới đây.
2. Chức năng nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của VMC
2.1. Chức năng của VMC:
- Lắp ráp, sản xuất tiến tới chế tạo các loại xe ô tô tại Việt Nam như xe buýt, micro buýt, xe tải nhẹ, xe du lịch 4-5 chỗ ngồi. Bước đầu nhập khẩu từ nước ngoài (dạng SKD, CKD) các cụm tổng thành chính, sau đó từng bước tiến đến thay thế các cụm tổng thành và các chi tiết phụ tùng bằng các phụ tùng, chi tiết và linh kiện được sản xuất tại Liên doanh và Việt Nam theo tiêu chuẩn Quốc tế và trong khuôn khổ các chính sách quy định cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.
Cụ thể:
- Lắp ráp dạng CKD2 các loại xe du lịch 4-5 chỗ ngồi, các loại xe tải nhẹ và Mini buýt mang các nhãn hiệu Kia (Hàn Quốc), Mazda (Nhật Bản), BMW (Đức)...
- Nhập khẩu các trang thiết bị, phụ tùng phụ kiện phục vụ cho việc lắp ráp và sản xuất của Xí nghiệp liên doanh.
- Cung cấp các dịch vụ bảo hành bảo dưỡng, sửa chữa các loại ô tô cho thị trường nội địa thông qua đội ngũ cán bộ công nhân viên có tay nghề cao.
- Tiêu thụ nội địa và xuất khẩu các sản phẩm của xí nghiệp Liên doanh ra nước ngoài đảm bảo cân đối nhu cầu ngoại tệ, mở rộng sự phát triển của Liên doanh.
Việc xác định rõ chức năng như vậy trong những năm qua đã giúp VMC đầu tư chiều sâu vào lĩnh vực mà mình hoạt động để hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn.
2.2. Nhiệm vụ của VMC:
- Xí nghiệp Liên doanh sản xuất ô tô Hoà Bình có trách nhiệm thực hiện đầy đủ chức năng tổ chức bộ máy của mình. Nhiệm vụ là sự cụ thể hoá của các chức năng đã nêu ra ở trên, nó bao gồm:
- Trên cơ sở tổng hợp nhu cầu của thị trường và các yếu tố cấu thành sản xuất và kế hoạch chu chuyển vốn, xây dựng chương trình sản xuất kinh doanh cho những năm kế hoạch và kế hoạch dài hạn của Liên doanh phù hợp với năng lực của công ty và điều kiện thực tế của nền kinh tế Việt Nam.
- Tổ chức tiếp nhận hàng nhập khẩu bao gồm máy móc, thiết bị, linh kiện và phụ tùng từ các nhà cung cấp ở nước ngoài. Ký kết các hợp đồng kinh tế với các đơn vị trong và ngoài nước.
- Xây dựng tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất, kế hoạch chi trả lương cho người lao động. Lập các kế hoạch xây dựng cơ bản phục vụ cho các mục tiêu sản xuất kinh doanh của Liên doanh.
- Nghiên cứu khả năng và nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước để có kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp mang lại hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội cao.
- Tuân thủ các chính sách, chế độ pháp luật của Nhà nước và qui chế kinh doanh. Ưu tiên sử dụng lao động trong nước, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người lao động, tôn trọng quyền tổ chức Công đoàn theo Luật công đoàn Việt Nam.
- Đảm bảo chất lượng hàng hóa theo tiêu chuẩn đã đăng ký.
- Thực hiện đầy đủ các qui định của Nhà nước về bảo vệ môi trường, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá, trật tự an ninh và an toàn xã hội.
- Ghi chép sổ sách kế toán theo qui định của pháp luật.
Tóm lại, với tư cách là một doanh nghiệp hoạt động độc lập, Xí nghiệp Liên doanh sản xuất ô tô Hoà Bình có đầy đủ quyền chủ động trong sản xuất kinh doanh để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của mình trong phạm vi hoạt động của Liên doanh.
2.3. Tổ chức bộ máy:
Do tình hình sản xuất kinh doanh có nhiều biến động, cũng như thay đổi nhân sự lãnh đạo (thay Tổng giám đốc) nên cơ cấu tổ chức của VMC cũng có những thay đổi nhất định.
VMC là một xí nghiệp Liên doanh nên bộ máy Tổ chức do Hội đồng quản trị quyết định phù hợp với Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và Điều lệ của Xí nghiệp Liên doanh:
Sơ đồ tổ chức hiện nay của Liên doanh VMC được mô tả như sau:
- Hội đồng quản trị là bộ máy lãnh đạo cao nhất của Liên doanh. Chủ tịch Hội đồng quản trị do phía Philippin nắm giữ do có tỉ lệ góp vốn lớn nhất (55%). Các thành viên HĐQT do các bên đề cử theo tỉ lệ góp vốn trong Liên doanh. Hiện nay, bên Việt Nam có bốn thành viên và bên nước ngoài có 6 thành viên trong HĐQT. Hội đồng quản trị có toàn quyền quyết định theo nguyên tắc nhất trí các vấn đề mang tính chiến lược của Công ty như:
+ Kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, ngân sách, vay nợ.
+ Những sửa đổi, bổ sung điều lệ Liên doanh, những thay đổi mục đích, phương hướng hoạt động đã đăng ký, tăng vốn pháp định, chuyển nhượng vốn, kéo dài thời gian hoạt động, tạm ngừng thời gian hoạt động của Liên doanh.
+ Tỷ lệ lợi nhuận trích lập quỹ và nguyên tắc trong việc sử dụng quỹ đã lập đó.
+ Bổ nhiệm, thay đổi, bãi miễn Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng, trưởng ban Thanh lý. Bên có người bị bãi miễn có thể đề cử người khác để HĐQT xem xét chấp thuận.
Sơ đồ tổ chức của vmc
HộI Đồng quản trị
Tổng giám đốc
Quan hệ đối ngoại
Phó tổng giám đốc
Hành chính tổ chức
Mark-eting
Tài chính
Kiểm tra chất lượng
Vật tư
Sản xuất
Kỹ thuật
Kế hoạch
+ ủy quyền cho Tổng giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc Thứ nhất giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của mình trong những trường hợp đặc biệt.
+ Những quyết định khác của HĐQT về những vấn đề khác chỉ có giá trị khi 2/3 số thành viên của HĐQT tham dự cuộc họp chấp thuận.
* Bộ máy điều hành hoạt động của Liên doanh bao gồm Tổng Giám Đốc - Quốc tịch Việt Nam, Phó Tổng Giám Đốc thứ nhất - Quốc tịch Việt Nam
- Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về hoạt động sản xuất kinh doanh của Liên doanh và trực tiếp xử lý mọi vấn đề trong Công ty về các mặt như sản xuất, kỹ thuật, vật tư, tài chính, hành chính tổ chức và marketing; điều chỉnh kế hoạch và mặt hàng, tài chính lao động tiền lương và hạch toán lỗ lãi trong từng tháng, quý, năm. Để giúp Tổng giám đốc điều hành kịp thời các lĩnh vực chủ yếu, có Phó tổng giám đốc thứ nhất và các giám đốc của các bộ phận chức năng.
- Phó Tổng giám đốc thứ nhất trực tiếp điều hành khối sản xuất (bao gồm bộ phận sản xuất, bộ phận kỹ thuật, bộ phận vật tư, bộ phận kiểm tra chất lượng) và thay mặt Tổng giám đốc điều hành mọi công việc khi Tổng giám đốc đi vắng.
- Các giám đốc bộ phận chức năng chịu trách nhiệm quản lý, chỉ đạo các công việc chuyên môn do mình phụ trách đồng thời tham mưu cho Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc những vấn đề có liên quan đến lĩnh vực mình phụ trách. Các bộ phận chức năng trong Công ty vừa hoạt động độc lập vừa có sự hỗ trợ, phối hợp nhịp nhàng với nhau. Đa số các vị trí lãnh đạo của các bộ phận này đều do người Việt Nam đảm nhiệm, đây là một đặc điểm riêng của VMC và đã chứng tỏ vai trò, năng lực quản lý và vị trí lãnh đạo của người Việt Nam trong Liên doanh VMC.
* Khối sản xuất bao gồm các bộ phận Sản xuất, Bộ phận Kỹ thuật, Bộ phận Vật tư, Bộ phận Kiểm tra chất lượng chịu sự sự điều hành trực tiếp của Phó Tổng Giám đốc thứ nhất:
+ Bộ phận Sản xuất: Giám đốc là người nước ngoài. Bộ phận này có nhiệm vụ đề ra tiến độ và thực hiện việc sản xuất: hàn vỏ, sơn thân xe, lắp ráp tổng thành, chi tiết, hoàn thiện... trên từng dây chuyền sản xuất theo kế hoạch do Bộ phận Kế hoạch đưa ra.
+ Bộ phận Kỹ thuật: gồm các phòng cơ điện, nghiên cứu phát triển, phòng dụng cụ, thiết bị... Có nhiệm vụ nghiên cứu phát triển quy trình sản xuất, áp dụng công nghệ mới, xây dựng các định mức sản xuất, vật tư nguyên vật liệu, bảo dưỡng thiết bị, thiết kế thùng xe, đồ gá cho các xe đặc chủng, thiết kế xây dựng nhà xưởng, các trung tâm bán hàng...
+ Bộ phận vật tư: Giám đốc là người Việt Nam. Bộ phận này có 3 phòng:
Phòng xuất nhập khẩu: đặt hàng vật tư nước ngoài, vật tư cho sản xuất, tổ chức hoạt động xuất nhập khẩu.
Phòng vật tư nội địa: Khai thác các nguồn hàng trong nước phục vụ sản xuất và các nhu cầu mua sắm các trang thiết bị, tài sản cố định cho văn phòng làm việc và cho các yêu cầu khác như sửa chữa nhà xưởng, duy tu máy móc thiết bị ...
Kho vật tư: Tiếp nhận, chon lọc phân loại và bảo vật tư, phụ tùng phục vụ cho sản xuất và các hoạt động khác.
+ Bộ phận Kiểm tra chất lượng: Kiểm tra chất lượng từng khâu trong quá trình sản xuất hoàn thiện sản phẩm xe, cấp giấy chứng nhận chất lượng xuất xưởng do Cục Đăng kiểm Việt Nam ủy quyền.
* Tổng giám đốc ngoài việc điều hành chung mọi hoạt động của VMC còn trực tiếp tham gia điều hành các hoạt động của Bộ phận: Tài chính, Hành chính tổ chức, Marketing, Kế hoạch.
+ Bộ phận Hành chính Tổ chức: Giám đốc là người Việt Nam. Bộ phận này chịu trách nhiệm về các vấn đề có liên quan tới tuyển dụng lao động, đào tạo, bảo hộ lao động, vệ sinh môi trường, đảm bảo trật tự an ninh chung trong toàn Liên doanh, thực hiện việc kê khai làm các thủ tục về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, soạn thảo hợp đồng lao động, lương thưởng, hướng dẫn việc thực hiện nội qui, qui chế của Liên doanh và của Nhà nước.
+ Bộ phận Tài chính: Giám đốc là người nước ngoài. Tiến hành các hoạt động liên quan đến tài chính, kế toán; thực hiện công tác hạch toán tài chính, lỗ lãi, các khoản chi phí, các chế độ tiền thưởng, lập báo cáo tài chính và báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, quản lý việc sử dụng các quĩ của Liên doanh, tiến hành các thủ tục về vay vốn, trả nợ, nộp ngân sách...
+ Bộ phận Marketing: Giám đốc là người Việt Nam. Có hai phòng:
Phòng bán hàng có chức năng tổ chức mọi hoạt động giao dịch liên quan tới công tác bán hàng như: xây dựng các mối quan hệ với khách hàng, thông tin ..
Phòng bảo hành bảo dưỡng: thực hiện các chế độ bảo hành bảo dưỡng, tổ chức đặt hàng phụ tùng, cung cấp dịch vụ bảo hành, sửa chữa...
+ Bộ phận Kế hoạch: phối hợp với tất cả các phòng ban chức năng khác, kịp thời đệ trình lên Tổng giám đốc những khó khăn vướng mắc trong hoạt động của các bộ phận chức năng khác để có được những giải pháp sớm nhất, hiệu quả nhất. Căn cứ vào kế hoạch bán hàng của bộ phận Marketing - VMC và của các đại lý kết hợp với kế hoạch hàng nhập, lượng hàng tồn kho lập kế hoạch sản xuất cụ thể từng tháng. Quản lý kho xe thành phẩm và điều phối xe cho các Trung tâm ô tô và đại lý ô tô của VMC trên toàn quốc. Bộ phận này còn có nhiệm vụ quản lý các đại lý ô tô trên toàn quốc, nghiên cứu phát triển thị trường, thông tin, quảng cáo...
+ Bộ phận Quan hệ Đối ngoại : nằm dưới sự điều hành của Giám đốc cấp cao người nước ngoài. Chức năng của bộ phận này là giữ liên lạc với các nhà cung cấp nước ngoài trong các vấn đề đặt hàng cho xe Kia, Mazda, BMW (linh kiện lắp ráp, phụ tùng, sơn, hoá chất ...); tìm kiếm các nguồn tín dụng nước ngoài, nghiên cứ tình hình khu vực ...
+ Chi nhánh VMC tại TP. HCM do Giám đốc chi nhánh người Việt Nam phụ trách và báo cáo trực tiếp tới Tổng giám đốc.
+ Các Trung tâm bán hàng của chịu sự quản lý của các ông/bà Giám đốc Trung tâm và báo cáo trực tiếp tới Tổng giám đốc
Trung tâm ô tô VMC - Km 9+500 đường Nguyễn Trãi
Trung tâm ô tô BMW - 201 Minh Khai, Hà Nội
Trung tâm Cộng Hoà - 22 đường Cộng Hoà, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh.
Trung tâm Nguyễn Biểu - 134 Nguyễn Biểu , quận 5, TP. HCM
3. Đặc điểm nguồn lực của xí nghiệp
3.1. Đặc điểm về lao động và cơ cấu lao động:
Năm 1997 Xí nghiệp Liên doanh sản xuất ô tô Hoà Bình là một Xí nghiệp Liên doanh có số lao động nhiều nhất trong số 11 Liên doanh sản xuất ô tô hiện đang hoạt động tại Việt Nam với một con số kỷ lục là 948 người. Nếu hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn tiến triển tốt như các năm đầu mới thành lập thì nỗ lực của Liên doanh trong vấn đề tạo ra công ăn việc làm cho 948 lao động và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước xứng đáng để các Liên doanh khác noi theo. Nhưng do có những biến động về tình hình kinh tế trong khu vực nói chung đặc biệt là ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở châu á vừa qua cũng như tình hình tăng trưởng kinh tế đất nước nói riêng, nhu cầu xe hơi của thị trường chững lại cùng với sự cạnh tranh gay gắt giữa các Liên doanh cho nên con số 948 lao động quả là không cân xứng với qui mô sản xuất. Để hợp lý hoá bộ máy tổ chức, cắt giảm chi phí nên tháng 1/1998, Hội đồng quả trị Liên doanh đã họp và quyết định cắt giảm số lượng lao động trong Liên doanh xuống còn 563 người.
Biểu 2. Tổng số lao động/thu nhập bình quân
Năm
Tổng số lao động (người)
Thu nhập bình quân (VNĐ/người)
Việt Nam
Nước ngoài
Việt Nam
Nước ngoài
1992
79
7
1.000.000
2.630.000
1993
217
11
900.000
2.200.000
1994
404
13
900.000
2.500.000
1995
736
20
1.100.000
3.500.000
1996
750
23
1.200.000
3.800.000
1997
922
20
1.100.000
4.200.000
1998
567
16
900.000
3.800.000
1999
565
16
1.100 .000
4.500.000
2000
569
15
1.200.000
4.500.000
Cơ cấu lao động của VMC tính đến tháng 6/2000 như sau:
- Tổng số cán bộ công nhân viên VMC: 562 người
- Số người Việt Nam là 548 người
- Số người nước ngoài 14 người
- Số lao động nữ 140 người chiếm 25%
- Số lao động nam 422 người chiếm 75%
Trong đó:
+ Lao động trực tiếp 280 người chiếm 49.8%
+ Lao động gián tiếp 282 người chiếm 50.2%
- Số Cán bộ công nhân viên được cơ cấu ở các bộ phận, phòng ban, phân xưởng như sau:
+ Văn phòng Tổng giám đốc 06 người
+ Văn phòng Phó tổng giám đốc 05 người
+ Bộ phận quan hệ đối ngoại 03 người
+ Bộ phận sản xuất: 154 người
+ Bộ phận Kỹ thuật 62 người
+ Bộ phận Vật tư: 32 người
+ Bộ phận Hành chính tổ chức 59 người
+ Bộ phận Tài chính 22 người
+ Bộ phận Marketing 29 người
+ Bộ phận Bảo dưỡng 52 người
+ Bộ phận Kiểm tra chất lượng 10 người
+ Bộ phận Kế hoạch 24 người
+ Trung tâm BMW - Minh Khai 13 người
+ Chi nhánh VMC tại TP. HCM: 91 người
- Tổng số cán bộ quản lý ở các phòng ban phân xưởng là 45 người.
- Cơ cấu độ tuổi:
+ Độ tuổi từ 18-30 110 người
+ Độ tuổi từ 31-40 253 người
+ Độ tuổi từ 41-50 147 người
+ Độ tuổi từ 51-60 52 người
- Trình độ văn hoá:
+ Phó tiến sĩ 01 người
+ Cao học: 02 người
+ Đại học: 167 người
+ Cao đẳng 02 người
+ Trung cấp 20 người
+ Phổ thông trung học 176 người
+ Trung học cơ sở 194 người
Do xuất thân từ cơ chế bao cấp nên Liên doanh VMC phải tiếp nhận và đào tạo lại số lớn cán bộ công nhân viên, nhiều người đã đứng tuổi nên khả năng tiếp thu còn hạn chế làm giảm hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy vậy Liên doanh VMC cũng được thừa hưởng nhiều cán bộ có năng lực, công nhân có tay nghề cao, họ có kinh nghiệm và kiến thức vững chắc là yếu tố thuận lợi cho công ty. Nhận thức được sức mạnh nguồn nhân lực, Liên doanh VMC đã chú trọng đến việc tuyển lựa nhân viên có trình độ và năng lực nhằm đáp ứng những đòi hỏi khắt khe của công việc ngoài ra VMC còn khuyến khích, động viên tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên trau dồi kiến thức nâng cao trình độ chuyên môn và trình độ ngoại ngữ.
3.2. Đặc điểm về vốn:
Biểu 3. Cơ cấu vốn của Liên doanh từ năm 1995 - 2000
Đơn vị tính: 1.000 VNĐ
Năm
Vốn vay
Vốn chủ sở hữu
Tổng nguồn vốn
1995
370.914.768
157.734.624
528.649.392
1996
484.668.221
140.912.805
625.581.026
1997
467.447.802
128.437.097
595.884.899
1998
515.124.319
24.757.389
539.881.708
1999
366.941.865
36.879.356
403.821.221
2000
316.699.780
66.231.008
382.930.788
Kể từ khi được thành lập đến nay, trong quá trình hoạt động Liên doanh VMC luôn cố gắng bảo toàn và phát triển vốn của mình. Tuy nhiên cũng cần phải nêu lên một đặc điểm chính của VMC là cơ cấu vốn rất đơn giản; vốn lưu động và vốn cố định chủ yếu bằng nguồn vốn vay, vốn chủ sở hữu là vốn góp của các bên trong Liên doanh.
(Xem Phụ lục 1. Phân tích tình hình tài chính của VMC trong các năm từ 1997 - 1999).
3.3. Đặc điểm cơ sở vật chất kỹ thuật:
Kể từ khi thành lập, các đối tác của Liên doanh Việt Nam, Philipin và Nhật Bản đã cộng tác chặt chẽ và có hiệu quả trong việc xây dựng tổ chức bộ máy, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, mua sắm và lắp đặt thiết bị. Đến nay, VMC đã có một nhà máy lắp ráp với tổng diện tích gần 5 ha gồm 35.000 m2 nhà xưởng, có 4 dây chuyền lắp như dây chuyền hàn vỏ xe, dây chuyền sơn, dây chuyền lắp ráp xe cùng lúc có thể lắp ráp 4 loại sản phẩm ô tô khác nhau và dây chuyền hoàn thiện với đủ các hệ thống cung cấp điện nước, khí nén với công suất tối đa 2.000 xe/tháng.
Năm 1996 VMC đã tái đầu tư 3 triệu USD trong tổng số hơn 5 triệu tiền lãi của năm 1995 để lắp đặt hệ thống sơn tĩnh điện nhằm nâng cao chất lượng và công nghệ sơn đối với các sản phẩm ô tô được sản xuất tại VMC.
Liên tục trong các năm 1996 và 1997, VMC đã xây dựng, khai trương và đưa vào sử dụng các Trung tâm trưng bày, bán và dịch vụ kỹ thuật vào bậc nhất cả nước cho các loại xe Kia, Mazda, BMW ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Kết quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp Liên doanh
Kể từ khi ra đời và đi vào hoạt động đến nay Liên doanh VMC đã luôn chú trọng đẩy mạnh hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Những năm đầu hoạt động Liên doanh VMC đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên đến năm 1997 do ảnh hưởng của những nguyên nhân chủ quan và khách quan nên hoạt động sản xuất kinh doanh bắt đầu đi xuống. Từ năm 1999 đến nay, VMC đã có những cố gắng tột bậc nhằm vực lại sức mạnh của mình và đã đạt được những kết quả đáng kể.
* Kết quả sản xuất kinh doanh của VMC kể từ năm 1992 như sau:
Số lượng xe ô tô các loại được lắp ráp và tiêu thụ từ năm 1992-2000:
Biểu 4. Số xe ôtô lắp ráp, tiêu thụ từ năm 1992 - 2000
Đơn vị: chiếc
Năm
Chỉ tiêu
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
Tổng
số
So sánh
Lắp ráp
464
562
911
2.914
2.403
1.374
584
1.043
1094
11.349
100
Tiêu thụ
355
531
1.002
2.214
2.266
1.353
938
1251
1242
11.152
98,3
Tồn kho
109
31
-91
700
137
21
-354
-208
-148
1,7
Qua biểu 4 ta thấy được VMC đã lắp ráp được 11.349 chiếc ô tô các loại từ loại KIA bình dân đến BMW đắt tiền. Trong tổng số xe đã lắp ráp VMC đã bán được 11.152 chiếc đạt 98,26% so với tổng số xe đã lắp ráp, số xe chưa tiêu thụ được là 197 chiếc chiếm 1,7%. Như vậy tỷ lệ tỷ lệ hàng tồn kho không đáng lo ngại, ảnh hưởng không nhiều đến kết quả hoạt động kinh doanh của VMC. Qua gần 9 năm hoạt động sản xuất kinh doanh thì năm 1995 tại VMC có mức chênh lệch giữa lắp ráp và tiêu thụ là lớn nhất là 700 xe. Sang những năm tiếp theo, do dự báo sát thực hơn tình hình tiêu thụ nên số lượng hàng nhập về để lắp ráp đến đâu bán hết đến đó đảm bảo lượng xe tồn kho không quá nhiều. Mặt khác, trong năm 1998, 1999 và 6 tháng đầu năm 2000 VMC đã tiêu thụ hết số lượng xe Kia GTX tồn đọng khá lớn từ những năm trước. Năm 1998 tiêu thụ được 354 xe, năm 1999 tiêu thụ 208 xe và 6 tháng đầu năm 2000 tiêu thụ 148 xe còn tồn lại từ những năm trước.
Biểu 5. Các chỉ tiêu về doanh thu, chi phí, lợi nhuận, nộp ngân sách Nhà nước. Đơn vị tính: 1.000 VNĐ
Năm
Tổng doanh thu
Tổng chi phí
Lợi nhuận
Nộp ngân sách
1992
82.000.000
73.790.000
8.210.000
34.000.000
1993
109.500.000
112.820.000
-3.320.000
44.600.000
1994
243.600.000
242.643.000
+957.000
37.000.000
1995
552.505.972
485.124.228
+67.381.744
100.000.000
1996
596.142.852
565.620.508
+30.522.344
156.000.000
1997
401.071.350
413.238.063
-12.166.713
98.000.000
1998
289.502.203
340.890.032
-51.387.829
48.000.000
1999
330.385.982
362.599.244
-32.213.262
52.781.486
2000*
2336.000.000
176.000.000
+20.000.000
22.215.256
Nhận xét: Dựa vào biểu 4 và biểu 5 ta thấy : qua 9 năm xây dựng và trưởng thành, hoạt động của VMC có thể được khái quát thành hai thời kỳ:
* Thời kỳ thứ nhất: từ khi thành lập Liên doanh năm 1991 đến năm 1996:
Hoạt động sản xuất và kinh doanh của VMC diễn ra khá suôn sẻ và thuận lợi, Doanh thu bán hàng liên tục tăng, sản phẩm ôtô được tiêu thụ nhiều chiếm thị phần tiêu thụ lớn nhất trong số các công ty sản xuất ôtô ở Việt nam tại thời điểm đó. Năm 1994 doanh thu đạt 243.600.000.000 đồng, lợi nhuận ròng đạt 957.000.000 đồng, nộp ngân sách Nhà nước 37.000.000.000 đồng. Sở dĩ năm 1994 lợi nhuận ròng thấp là do công ty phải đầu tư vào một số hạng mục công trình đồng thời với việc nhập khẩu một số dây chuyên công nghệ phục vụ lắp ráp xe BMW. Năm 1995 doanh thu đạt 552..505.972.000 đồng, lợi nhuận ròng trước thuế đạt 67.381.744.000 đồng, lợi nhuận ròng sau thuế là 55.731.252.000đ, nộp ngân sách Nhà nước 100 tỷ đồng; khoản lợi nhuận của năm 1995 VMC đã để lại 5% lập quĩ dự phòng, dùng 3 triệu USD trong khoản lãi này để tái đầu tư xây dựng hệ thống sơn tĩnh điện nhằm hoàn thiện chất lượng sơn sản phẩm; số tiền còn lại của khoản lãi này đem chia cho các bên trong Liên doanh theo tỷ lệ góp vốn của mỗi bên. Năm 1996 doanh thu đạt 96.142.852.000 đồng, lợi nhuận ròng trước thuế đạt 30.522.344.000đ, lợi nhuận ròng sau thuế là 23.937.174.000đ.
(Xem phụ lục 2 - Phân tích tình hình thực hiện lợi nhuận qua các năm 1997 đến 1999)
* Thời kỳ thứ hai: Từ năm 1997 - 2000:
Thời kỳ này do có những nhân tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng tới tình hình sản xuất kinh doanh của VMC nên trong những năm này hiệu quả kinh doanh thấp.
- Doanh thu trong ba năm khảo sát cho ta thấy: năm 1997 doanh thu của Liên doanh đạt 401.071.350.000đ, năm 1998 doanh thu đạt 289,502,203.000đ như vậy doanh thu của năm 1998 thấp hơn doanh thu của năm 1997 là 111.569.147.000đ và đạt 72,18% so với năm 1997. Đến năm 1999 hoạt động kinh doanh phát triển theo chiều tích cực doanh thu đạt 330.385.982.000đ tăng 40.883.779.000đ đạt 114,12% so với năm 1998, nhưng doanh thu năm 1999 chỉ bằng 82.38% so với năm 1997.
(Xem Phụ lục 3. Ph
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở Liên Doanh Sản Xuất Ô tô Hoà Bình.DOC