Nhằm tạo ra sự năng động trong sản xuất kinh doanh, Công ty đã không ngừng tổ chức sắp xếp hoàn thiện bộ máy quản lý, xác định rõ chức năng nhiệm vụ của các phòng ban sao cho phù hợp với giai đoạn mới.
_ Giám đốc Công ty: là người quản lý điều hành và chịu trách nhiệm chính về các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, có quyền quyết định cao nhất trong Công ty.
Bộ phận tham mưu cho giám đốc chịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc và cố vấn cho giám đốc trưóc khi ra quyết định, bộ phận này bao gồm các phó giám đốc kinh doanh và phó giám đốc sản xuất, được Giám đốc phân công phụ trách các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, là những người được Giám đốc uỷ quyền điều hành công việc trong trường hợp cần thiết. Người được uỷ quyền phải chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước Pháp luật Nhà nước về mọi quyết định của mình trong phạm vi công việc
64 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1504 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số biện pháp nhằm gắn sản xuất với thị trường của công ty Thương mại và dược phẩm Như Thuỷ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h thức của doanh nghiệp.
Sự phát triển liên tục của sản phẩm mới, cũng như loại bỏ sản phẩm ra khỏi chương trình sản xuất đều đựơc coi là nhiệm vụ quan trọng của chiến lược sản phẩm. Vì nếu trong quá trình sản xuất doanh nghiệp cung cấp cho thị trường trong một thời kỳ kế hoạch một số lượng xác định sản phẩm và đạt được mức lợi nhuận kế hoạch, thì số lợi nhuận này sẽ giảm mạnh trong nền kinh tế phát triển nếu doanh nghiệp tiếp tục cung cấp cho thị trường sản phẩm cùng loại xét trên phương diện kỹ thuất và hình thức trong một khoảng thời gian dài. Thực tế này đúng cho mọi loại sản phẩm, và hình thành khái niệm chu kỳ sống sản phẩm, ở đây có thể hiểu là quá trình phát triển tiêu thụ hoặc doanh thu một loại sản phẩm tính từ khi sản phẩm gia nhập thị trường đến khi loại bỏ trong tương lai hoặc xác định trên cơ sở dữ liệu quá khứ. Chu kỳ sống của sản phẩm khác nhau sẽ khác nhau và cố thể chia thành 4 pha sau đây:
1_ Pha thâm nhập thị trường.
1 2 3 4
2_ Pha tăng trưởng.
3_ Pha chín muồi.
4_ Pha tàn lụi.
Chính sách giá cả sản phẩm của doanh nghiệp.
Chính sách giá đối với mỗi sản phẩm của các đơn vị sản xuất kinh doanh là việc quy định mức giá bán. Mức giá có thể là giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng hoặc là cho các trung gian.
Chính sách giá của một sản phẩm không được quy định một cách dứt khoát khi tung sản phẩm ra thị trờng, mà nó được xem xét lại định kỳ trong suốt chu kỳ sống của sản phẩm. Tuỳ theo mục tiêu của doanh nghiệp như (mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận hiện hành, mục tiêu dẫn đầu thị trường,mục tiêu dẫn đầu về chất lượng, hay mục tiêu đảm bảo sống sót...) và cả những thay đổi trong sự vận động của thị trường, chi phí sản xuất của doanh nghiệp, những chính sách cạnh tranh, tất cả đều ảnh hưởng tới chính sách giá cả của doanh nghiệp.
Tuỳ theo khả năng của doanh nghiệp mà có cách xác định giá khác nhau như một số cách sau:
_ Định giá thấp: cho phép doanh nghiệp thâm nhập và mở rộng thị trường nhanh chóng, sản lượng tiêu thụ lớn.
_ Định giá cao: kết quả có khi ngược với định giá thấp và thường áp dụng khi sản phẩm có tính ưu việt hơn hẳn sản phẩm khác.
_ Giá dẫn và tuân theo: khi doanh nghiệp kiểm soát được phần lớn thị trường, họ có thể ở vị trí dẫn giá, có khả năng áp đặt giá. Còn khi doanh nghiệp có thị trường nhỏ bé, yếu thế trong cạnh tranh thì phải tuân theo giá của doanh nghiệp khác.
_ Giá phân biệt: đó là định giá khác nhau cho từng điều kiện hoàn cảnh cụ thể. Có thể phân biệt theo khu vực địa lý, theo mùa vụ, theo đoạn thị trường.. .
_ Giá linh hoạt: doanh nghiệp điều chỉnh giá theo biến động của thị trường phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp.
Như vậy tuỳ theo mỗi doanh nghiệp mà có chính sách giá khác nhau, với từng mức giá doanh nghiệp phải xác định được lợi nhuận mà mặt hàng đó đem lại và làm sao cho khách hàng thấy được phần lợi ích của mình khi mua mặt hàng đó.
3.4 Chính sách phân phối tiêu thụ hàng hoá.
Có thể hiểu phân phối là những quyết định đưa hàng hoá vào các kênh phân phối, một hệ thống tổ chức và công nghệ điều hoà, cân đối, thực hiện hàng hóa để tiếp cận và khai thác hợp lý nhất nhu cầu của thị trường, để đưa hàng hoá từ nơi sản xuất đến các khách hàng cuối cùng và đưa một cách nhanh nhất và đạt lợi nhuận cao.
Hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp thực chất là hoạt động bán hàng cho người tiêu dùng hoặc thông qua các tổ chức trung gian tiêu thụ. Trong cơ chế thị trường có các hình thức trung gian sau:
_ Người bán buôn: là những trung gian hàng hoá và dịch vụ cho các trung gian khác, cho người bán lẻ hoặc cho nhà sử dụng công nghiệp khác.
_ Người bán lẻ: là những người trung gian bán hàng hoá trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng.
_ Đại lý và môi giới: là những nhà trung gian có quyền hành động hợp pháp thay mặt cho nhà sản xuất.
Trong quá trình tiêu thụ doanh nghiệp và các trung gian cùng ký kết hợp đồng mua bán, quy định rõ ràng quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên trong quá trình tiêu thụ. Để đảm bảo quá trình tiêu thụ có hiệu quả, doanh nghiệp phải lựa chọn đúng đắn người làm trung gian cho mình, đồng thời phải thiết lập các kiểu kênh phân phối
Các kênh phân phối:
1. Người sản xuất người tiêu dùng.
2. Người sản xuất người bán lẻ người tiêu dùng.
3. Người sản xuất bán buôn bán lẻ người tiêu dùng.
4. Người sản xuất đại lý bán buôn bán lẻ người tiêu dùng.
Đối với hàng xuất khẩu thì số thành viên tham gia vào quá trình nối giữa người sản xuất và tiêu dùng còn lớn hơn nữa. Số thành viên trung gian phụ thuộc vào việc có thể có những dịch vụ nào trong quá trình tiêu thụ sản phẩm. Trong nhiều trường hợp người sản xuất không lựa chọn toàn bộ kênh tiêu thụ mà chỉ lựa chọn người đầu tiên tham gia vào kênh tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp sản xuất không nhất thiết chỉ chọn một kênh tiêu thụ mà có thể kết hợp nhiều kênh tiêu thụ với nhau.
* Kênh tiêu thụ trực tiếp: là hình thức tiêu thụ mà người sản xuất bán trực tiếp sản phẩm của mình cho người tiêu dùng.
* Kênh tiêu thụ gián tiếp: là hình thức người sản xuất bán sản phẩm của mình cho người tiêu dùng cuối cùng thông qua các khâu trung gian.
* Kênh tiêu thụ hỗn hợp: là sự kết hợp của hai kiểu kênh trên, đây là kênh tiêu thụ được nhiều doanh nghiệp vận dụng để tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm.
3.5 Công tác hỗ trợ và xúc tiến bán hàng.
Hoạt động này trong nền kinh tế thị trường đã trở thành một phương tiện thông tin đại chúng cần thiết bảo vệ sự gắn bó chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu dùng. Công tác xúc tiến bán hàng bao gồm nhiều hoạt động như:
_ Quảng cáo: Bao gồm mọi hình thức giới thiệu một cách gián tiếp và đề cao những ý tưởng, hàng hoá hoặc dịch vụ của doanh nghiệp ra thị trường.
_ Xúc tiến bán: là biện pháp tác động tức thời ngắn hạn để khuyến khích việc mua sản phẩm hay dịch vụ.
_ Tuyên truyền: là việc kích thích một cách gián tiếp nhằm tăng nhu cầu về hàng hoá dịch vụ hay tăng uy tín của một đơn vị kinh doanh bằng cách đưa ra những tin tức có ý nghĩa thương mại về chúng trên các ấn phẩm, các phương tiện thông tin đại chúng một cách thuận lợi và miễn phí.
_ Bán hàng cá nhân: là sự giới thiệu bằng miệng về hàng hoá và dịch vụ của người bán hàng qua cuộc đối thoại với một hoặc nhiều khách hàng tiềm năng nhằm mục đích bán hàng.
Trong mỗi loại trên lại bao gồm một tập hợp các công cụ chuyên biệt để thực hiện truyền thông thích hợp trong những thị trường cụ thể đối với những hàng hoá cụ thể, ví dụ như quảng cáo đặc biệt, chiến dịch quảng cáo, triển lãm, hội trợ, catalog, pano apphích, quà tặng, phiếu tham dự xổ số.. .
Ngoài ra các doanh nghiệp còn có các hình thức hỗ trợ khác như hỗ trợ về phương tiện vận chuyển cho khách, hỗ trợ về phương thức thanh toán (thanh toán ngay, thanh toán chậm, bán trả góp.. .) để không ngừng đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm cho doanh nghiệp
4. Các chỉ tiêu đánh gía hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
4.1 Thị phần của doanh nghiệp.
Là tỷ lệ thị trường mà doanh nghiệp chiếm lĩnh, đây là chỉ tiêu tổng quát nói lên sức mạnh của doanh nghiệp trên thị trên thị trường.
_ Thị phần tuyệt đối: là tỷ trọng phần doanh thu của doanh ngiệp so với toàn bộ sản phẩm cùng loại được tiêu thụ trên thị trường.
_ Thị phần tương đối: xác định trên cơ sở thị phần tuyệt đối của doanh nghiệp so với thị phần tuyệt đối của đối thủ cạnh tranh mạnh nhất.
4.2 Thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp.
Thông qua sản lượng tiêu thụ để đánh giá xem kết quả tiêu thụ trên các thị trường của doanh nghiệp đã được mở rộng hay thu hẹp. Việc mở rộng thị trường doanh nghiệp có thể thực hiện là mở rộng thị trường theo chiều rộng hoặc theo chiều sâu:
_ Mở rộng thị trường theo chiều rộng là việc doanh nghiệp thực hiện xâm nhập vào thị trường mới, thị trường nước ngoài, thị trường của đối thủ cạnh tranh.
_ Mở rộng thị trường theo chiều sâu là việc doanh nghiệp tiến hành khai thác tốt hơn trên thị trường hiện có bằng cách cải tiến hệ thống phân phối, thực hiện các chính sách sản phẩm, giá cả, dịch vụ sau bán hàng.. .
Phần 2:
Thực trạng tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của Công ty thương mại và dược phẩm Như Thuỷ.
A. Giới thiệu chung về công ty:
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Là một doanh nghiệp tư nhân, Công ty Thương mại và Dược phẩm Như Thuỷ chuyên kinh doanh, sản xuất các loại thuốc tân dược, đông dược, phục vụ việc phòng chống và chữa bệnh cho mọi người.
Trước đây, thời kỳ từ 1992 -1998, Công ty Như Thuỷ là chi nhánh của Công ty TNHH Dược phẩm Việt Cường, trụ sở chính tại 115 phố Huế. Qua quá trình phát triển, đến năm 1998, nhằm mục tiêu phát triển mở rộng đầu tư kinh doanh Công ty Thương mại và Dược phẩm Như Thuỷ được thành lập theo quyết định số 2120/GP-UB do UBND Thành phố Hà Nội cấp với nhiệm vụ chủ yếu là bán buôn, bán lẻ thuốc chữa bệnh và dụng cụ y tế thông thường. Giai đoạn này, lĩnh vực hoạt động của Công ty chỉ là kinh doanh các sản phẩm dược, bao gồm chủ yếu các loại thuốc chữa bệnh, thuốc bổ và vật tư y tế trên cơ sở tuân thủ các chính sách pháp luật của Bộ y tế và của nhà nước Việt Nam.
Tháng năm 1999, trước tình hình kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được nâng cao, nhu cầu chăm sóc sức khỏe được chú trọng nhiều hơn, đồng thời, xác định khả năng tiềm lực về kinh tế cũng như các mặt khác như kỹ thuật, công nghệ, bộ máy quản lý khá hoàn thiện, ban lãnh đạo Công ty quyết định mở rộng quy mô phát triển, đầu tư thêm vốn xây dựng một nhà máy sản xuất dược phẩm tân dược và đông dược tại xã Nam Hồng, huyện Đông Anh, phục vụ nhu cầu thị trường. Đến tháng 10 năm 2000, công việc xây dựng được hoàn thành và nhà máy chính thức đi vào hoạt động, và tháng 2 năm 2001 những sản phẩm đầu tiên của Công ty sản xuất được xuất hiện trên thị trường, đánh dấu một thời kỳ mới trong lịch sử phát triển của Công ty.
2. Những đặc điểm chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của công ty.
2.1. Chức năng và nhiệm vụ của công ty.
2.1.1 Chức năng của Công ty.
Công ty Thương mại và dược phẩm Như Thủy, từ nay xin gọi tắt là Công ty Như Thủy có trụ sở chính đặt tại số 5 Tuệ Tĩnh - Hai Bà Trưng - Hà Nội, phòng kinh doanh tại số 8 Ngọc Khánh - Ba Đình - Hà Nội, nhà máy của Công ty với tổng diện tích mặt bằng hơn 1000m2 và tổng số cán bộ công nhân viên đến năm 2002 là 75 người.
Chức năng của Công ty là sản xuất thuốc đông dược, tân dược và kinh doanh thuốc tân dược, vật tư y tế và mỹ phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài thành phố. Hiện nay, Công ty đang tiến hành sản xuất trên 20 loại mặt hàng thuốc cho thị trường, dưới các hình thức như thuốc ống, thuốc viên, thuốc bột, thuốc nước.
2.1.2 Nhiệm vụ của công ty.
_ Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch về sản xuất và kinh doanh các loại mặt hàng thuốc theo đăng ký kinh doanh và mục đích thành lập của Công ty.
_ Xây dựng các phương án sản xuất kinh doanh, phát triển kế hoạch và mục tiêu chiến lược của Công ty.
_ Tổ chức nghiên cứu thị trường, tìm hiểu và xác định nhu cầu thị trường.
_ Tổ chức nghiên cứu sản phẩm, nâng cao năng suất lao động, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất,chất lượng cho phù hợp với thị trường.
_ Bảo toàn và phát triển vốn của Công ty.
_ Thực hiện nhiệm vụ và nghĩa vụ với Nhà nước.
_ Thực hiện việc chăm lo và không ngừng cải thiện điều kiện làm việc, đời sống vật chất tinh thần, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động.
_ Bảo vệ doanh nghiệp, bảo vệ sản xuất, bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh trật tự,an toàn xã hội.
2.2. Đặc điểm máy móc thiết bị và quy trình công nghệ.
Máy móc của Công ty được trang bị từ nhiều nước khác nhau như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đức, Mỹ ...và cả những máy móc sản xuất trong nước. Tuy nhiên, do mới tham gia vào lĩnh vực sản xuất, Công ty còn có những bỡ ngỡ ban đầu do chưa có nhiều kinh nghiệm, điều này làm cho tính đồng bộ trong dây chuyền sản xuất còn có những hạn chế nhất định.
So với toàn ngành thiết bị của Công ty được coi là là trung bình, hiện nay, Công ty vẫn tiếp tục từng bước đầu tư theo chiều rộng và chiều sâu các máy móc thiết bị để nâng cao chất lượng mẫu mã sản phẩm, đa dạng về chủng loại để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước và tiến tới hội nhập với thị trường quốc tế.
Đặc điểm tổ chức sản xuất của Công ty Như Thủy không giống như những công ty lớn khác, nghĩa là không tổ chức sản xuất theo ngành sản phẩm mà tổ chức theo phân xưởng.
Đặc điểm quy trình sản xuất sản phẩm trong Công ty là quy trình sản xuất liên tục, theo lô mẻ, sản phẩm qua nhiều giai đoạn chế biến,song chu kỳ sản xuất ngắn khoảng 3-5 ngày. Do đó việc sản xuất một sản phẩm nằm khép kín trong một phân xưởng,.
Việc sản xuất của Công ty phân thành các phân xưởng, dưới các phân xưởng là các tổ sản xuất, mỗi lô mẻ sản phẩm sản xuất xong được đưa qua kiểm nghiệm để nhập kho.
Hiện nay Công ty có 3 phân xưởng sản xuất. Trong đó có hai phân xưởng sản xuất sản phẩm thuốc ống, thuốc viên, thuốc bột, thuốc nước và một phân xưởng sản xuất bao bì.
Dưới đây là các sơ đồ quy trình sản xuất sản phẩm của Công ty:
Sản phẩm thuốc ống, thuốc nước:
Cắt ống rửa ngoài
Vảy ống rửa trong
Nhập kho
Pha chế đóng ống
Soi ống loại ống hở
Kiểm nghiệm
In ống in nhãn
Hấp tiệt trùng
Sản phẩm thuốc viên:
Sơ chế
Đóng gói cài vỉ
Nhập kho
Kiểm nghiệm
Dập nén bao viên
Pha chế
Sấy
Sơ chế
Đóng gói
Nhập kho
Kiểm nghiệm
Pha chế
Sấy
Sản phẩm thuốc dạng bột:
Dược liệu để làm thuốc gồm các loại hoá chất, tá dược, dung dịch... căn cứ theo công thức pha chế, các biện pháp kỹ thuật và theo kế hoạch sản xuất , tổ sản xuất lĩnh nguyên vật liệu và chuẩn bị các bước trong quá trình sản xuất:
_ Pha chế: dược liệu được lĩnh từ kho về được tiến hành bằng phương pháp hoà tan sau đó lọc dược liệu trước khi đưa đến bước sản xuất sau.
_ Rửa cắt ống: sau khi lĩnh ống từ kho về (tương ứng với từng loại thuốc) tổ cắt ống có nhiệm vụ cắt ống, rửa sạch ống.
_ Vảy ống: Sau khi ống được cắt và rửa sạch bộ phận vảy ống sẽ vảy bằng tay rồi đưa vào máy vảy.
_ Tổ hấp ống nhận từ tổ pha chế tiến hành hấp tiệt trùng cho ống thuốc.
_ Tổ soi: thực hiện chuyên soi ống để loại bỏ ống hở hoặc có vẩn đục không đạt yêu cầu, số đạt yêu cầu sẽ được đưa sang in nhãn.
_ Tổ in nhãn tiến hành in nhãn bằng máy trên ống thuốc. Tại đây sản phẩm hoàn thành bước công nghệ cuối cùng.
Quá trình sản xuất thuốc viên và thuốc dạng bột được tiến hành từ khâu sơ chế, pha chế, sau đó đối với dạng thuốc viên, tổ dập nén bao viên sẽ thực hiện công việc của mình, sau đó đưa sang giai đoạn sấy như đối với thuốc dạng bột và tiếp theo là công việc của bộ phận đóng gói.
Thành phẩm trước khi nhập kho được kiểm nghiệm theo phương pháp lấy mẫu, nếu sản phẩm đạt tiêu chuẩn sẽ tiến hành nhập kho.
Đặc điểm cơ cấu sản xuất và bộ máy quản lý của công ty.
Công ty Dược Như Thuỷ là một đơn vị tư nhân, sản xuất kinh doanh độc lập, Công ty hoạt động trên quy mô nhỏ và tổ chức sản xuất tập trung, do vậy cơ cấu tổ chức sản xuất của Công ty là tương đối đơn giản, dưới đây là sơ đồ bộ máy tổ chức hoạt động của công ty:
Phó giám đốc
sản xuất
Tổ sản xuất
Các phân xưởng sản xuất
Giám đốc
Phó giám đốc
kinh doanh
Đội ngũ bán hàng
Phòng kinh doanh, ma keting
Kế toán trưởng
Bộ phận kế toán
Nhằm tạo ra sự năng động trong sản xuất kinh doanh, Công ty đã không ngừng tổ chức sắp xếp hoàn thiện bộ máy quản lý, xác định rõ chức năng nhiệm vụ của các phòng ban sao cho phù hợp với giai đoạn mới.
_ Giám đốc Công ty: là người quản lý điều hành và chịu trách nhiệm chính về các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, có quyền quyết định cao nhất trong Công ty.
Bộ phận tham mưu cho giám đốc chịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc và cố vấn cho giám đốc trưóc khi ra quyết định, bộ phận này bao gồm các phó giám đốc kinh doanh và phó giám đốc sản xuất, được Giám đốc phân công phụ trách các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, là những người được Giám đốc uỷ quyền điều hành công việc trong trường hợp cần thiết. Người được uỷ quyền phải chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước Pháp luật Nhà nước về mọi quyết định của mình trong phạm vi công việc.
_ Giúp cho giám đốc về mặt kế toán có một kế toán trưởng. Kế toán trưởng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc và giúp Giám đốc chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán và báo cáo kết quả hoạt động của Công ty theo quy định của Nhà nước.
_ Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ quản lý kho và nhận toàn bộ sản phẩm đầu ra của Công ty, có kế hoạch bao tiêu sản phẩm, kinh doanh dược phẩm, vật tư y tế, nhập nguyên liệu sản xuất đầu vào của Công ty.
_ Phòng kỹ thuật kiểm nghiệm: Có nhiệm vụ kiểm tra, giám định chất lượng sản phẩm, nghiệm thu sản phẩm theo quy định, quản lý nghiên cứu sản phẩm mới để đưa vào sản xuất và kinh doanh.
_ Phòng điều hành sản xuất: Có nhiệm vụ chịu trách nhiệm điều hành sản xuất, đảm bảo kỹ thuật theo đúng quy trình sản xuất tạo ra sản phẩm hoàn hảo từ nguyên vật liệu đầu vào đến sản phẩm đầu ra.
_ Phòng kế toán: Có nhiệm vụ giúp giám đốc hạch toán kinh doanh các hoạt động của Công ty, có nhiệm vụ quản lý các loại vốn và quỹ của Công ty, tạo nguồn vốn cho sản xuất.
_ Tổng kho có nhiệm vụ nhập xuất thành phẩm, hàng hoá của Công ty cùng với việc bảo quản sản phẩm.
Công ty có các đại lý đặt tại một số tỉnh và thành phố trên toàn quốc, các đại lý này chịu sự quản lý trực tiếp của phòng kinh doanh có nhiệm vụ trực tiếp tham gia cung ứng thuốc và tư vấn sử dụng thuốc cho khách hàng, ngoài ra Công ty còn có cả một đội ngũ trình dược viên bán hàng lưu động trên thị trường phục vụ các cửa hàng thuốc lẻ và khoa dược các bệnh viện trong thành phố.
2.4. Đặc điểm về vốn và tài sản của Công ty.
Vốn của Công ty được hình thành từ nguồn vốn do Công ty chủ sở hữu và vốn vay từ các tổ chức tín dụng, từ các cơ quan khác và có cả vốn huy động từ các cá nhân trong, ngoài Công ty. Năm 2002 tổng vốn kinh doanh của Công ty là 3.756 triệu đồng, trong đó vốn cố định là 2.581 triệu đồng, chiếm 68,72% tổng nguồn vốn toàn Công ty bao gồm nhà cửa vật kiến trúc, phương tiện vận tải, tài sản của hiệu thuốc, máy móc thiết bị và những tài sản khác, riêng máy móc thiết bị có giá trị nguyên giá là 882 triệu đồng chiếm 34,2% giá trị tài sản cố định.Giá trị tài lưu động của Côngty đến cuối năm 2002 là 1.175 triệu đồng chiếm 31,28 % tổng nguồn vốn của Công ty.
Việc tạo vốn cho Công ty hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên Công ty đã từng bước khắc phục để thúc đẩy hoạt động sản xuất và tiêu thụ của mình nhằm thu được nhiều lợi nhuận.
2.5. Đặc điểm về nguồn nhân lực của Công ty.
Lực lượng lao động của Công ty trong những năm vừa qua luôn có sự gia tăng, không chỉ về mặt số lượng mà còn có sự thay đổi về cơ cấu nguồn lao động theo xu hướng trình độ lao động ngày càng được nâng cao. Từ năm 1999, là khi nhà máy chưa đi vào hoạt động, tổng số cán bộ công nhân viên của Công ty là 22 người, đến năm 2000 là 45, 2001 là 56 người và năm 2002 vừa qua, con số này là 75 người.
Bảng1 - Cơ cấu lao động của Công ty Đơn vịtính: %
Loại lao động
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Dược sĩ đại học & chuyên khoa cấp I,II
4,3
7,5
10,2
Dược sĩ trung học
10,8
12,3
8,1
Dược tá
55
51,5
48.4
Cán bộ khác
29,9
28,7
33,3
Tổng cộng
100
100
100
Lực lượng lao động có trình độ chuyên môn cao của Công ty trong thời gian vừa qua có sự gia tăng nhưng hoạt động vẫn chưa thực sự hiệu quả. Trong công tác tổ chức quản lý người lao động, Công ty đã cố gắng bố trí sắp xếp lao động hợp lý cho từng công đoạn sản xuất, và áp dụng chế độ trả lương theo sản phẩm để khuyến khích nâng cao năng suất lao động và tinh thần trách nhiệm của người lao động. Đối với bộ phận hành chính Công ty áp dụng hình thức trả lương theo thời gian đồng thời cũng dựa vào kết quả công việc để có hình thức khen thưởng hợp lý.
Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng đội ngũ lao động của Công ty luôn cố gắng hoàn thành kế hoạch đề ra, đảm bảo chất lượng và cung cấp đầy đủ hàng hoá cho khách hàng.
B. Phân tích thực trạng tiêu thụ sản phẩm của công ty
1. Tình hình thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua.
Trong những năm gần đây hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Dược Như Thuỷ có những chuyển biến khá tốt đẹp. Nền kinh tế thị trường cùng với sự đổi mới về cơ chế hoạt động, từ chỉ làm kinh doanh đơn thuần chuyển sang kết hợp cả hai hoạt động sản xuất và kinh doanh đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của công ty trên thị trường. Tuy nhiên tình hình cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trong nước và với hàng hoá nhập khâủ của nghành dược đang đặt ra thử thách rất lớn đối với công ty, buộc công ty muốn tồn tại và phát triển phải xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh hướng vào thị trường, phục vụ được kịp thời nhu cầu của thị trường để xây dựng cho kế hoạch đầu vào, đầu ra, hợp lý và phù hợp với thế và lực của công ty.
Để ổn định sản xuất, bảo đảm việc làm và thu nhập ngày càng tăng cho người lao động, công ty đã rất cố gắng để mở rộng thị trường, tăng sản lượng tiêu thụ hàng năm. Hiện nay công ty đã có chính sách đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao chất lượng, cải tiến phương thức bán hàng để đáp ứng được nhu cầu khách hàng. Hiện nay, tuy mới đi vào sản xuất nhưng nhờ sự nỗ lực của toàn bộ công nhân viên và khả năng quản lý của ban lãnh đạo, công ty đã thu được một số thành công nhất định, đó là việc hầu hết các sản phẩm sau khi sản xuất đã được thị trường chấp nhận, góp phần tăng mạnh doanh thu và lợi nhuận cho công ty, đồng thời nâng cao uy tín vốn có của công ty trong ngành.
Sau đây là một số kết quả cụ thể về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua:
Bảng2: Doanh thu thực hiện qua các năm của công ty.
Đơn vị tính: Triệu đồng.
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
L/v sản xuất
L/v k/doanh
Tổng doanh thu
Lĩnh vực sản xuất
Lĩnh vực kinh doanh
12569,156
497,104
12072,052
15824,114
5521,078
10303,036
19236,015
11247,012
7989,003
Nhìn vào bảng số liệu trên có thể thấy một điều rằng tình hình kinh doanh sản xuất của công ty hiện nay khá khả quan, doanh thu hàng năm đều tăng đáng kể. Năm 2001, tổng doanh thu của công ty là 15824,114 triệu, tăng so với năm 2000 là 3254,958 triệu, tương đương với 25,9%, sang năm 2002, tổng doanh thu tăng 21,62% so với năm 2001, tức là khoảng 3412 triệu đồng. Từ đồ thị cũng có thể thấy rằng tỷ lệ phần trăm của hai lĩnh vực hoạt động của công ty các năm vừa qua có sự thay đổi rất rõ ràng, trong năm 2000 tỷ lệ phần trăm của lĩnh vực sản xuất trong chỉ tiêu tổng doanh thu là 3,95 % và 96,05% thuộc về lĩnh vực kinh doanh thương mại, đó là điều dễ hiểu vì đến đầu tháng 10, công ty mới tiến hành mở chiến dịch đưa những sản phẩm đầu tiên của mình ra thị trường. Sang năm 2001, tỷ lệ này đã là 34,89% là của lĩnh vực sản xuất, 65, 11% của lĩnh vực kinh doanh và sang đến năm 2002, lĩnh vực kinh doanh chỉ chiếm 41, 53% tổng doanh thu cả năm, còn 58,47% nhường lại cho lĩnh vực sản xuất, xu hướng thu hẹp trong hoạt động kinh doanh và mở rộng hoạt động sản xuất chính sự thay đổi có chủ ý của ban lãnh đạo công ty nhằm thu hẹp lĩnh vực hoạt động của công ty để phát triển sản xuất tập trung và hiệu quả hơn nữa.
Bảng3: Nộp ngân sách và lợi nhuận của công ty qua các năm .
ĐVT Triệu đồng
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
So sánh ( % )
01/00
02/01
Nộp ngân sách
Lợi nhuận
638,45
455,91
868,51
684,47
1056,24
920,72
136,03
150,13
121,62
134,51
Là công ty tư nhân nhưng việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cũng được công ty thực hiện rất nghiêm túc, đến trung bình hàng năm công ty đã nộp ngân sách hơn 700 triệu đồng. Lợi nhuận hàng năm cũng tăng tỷ lệ thuận với doanh thu, chứng tỏ sự chuyển hướng sang đầu tư cho sản xuất của công ty là một chính sách hoàn toàn hợp lý.
Công ty luôn chăm lo đến lợi ích của cán bộ, nhân viên, thu nhập đầu người cũng ngày càng tăng lên, luôn tỷ lệ thuận với doanh thu, lợi nhuận của công ty, điều này càng làm cho họ yên tâm về cuộc sống vật chất và cống hiến hết mình cho sự phát triển của công ty. Điều này thể hiện trong bảng 4, bảng số liệu về mức thu nhập bình quân của nhân viên công ty 3 năm vừa qua:
Bảng 4: Thu nhập bình quân đầu người / tháng.
ĐVT: Nghìn đồng.
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
So sánh ( % )
01 / 00
02/ 01
Bình quân toàn Cty
+khu vực sản xuất
+khu vực lưu thông
+Khu vực Qlý và DV SX KD
1800
560
540
700
1905
590
585
730
2160
660
650
850
105,8
105,4
108,3
104,3
113,4
111,9
111,1
116,4
Bảng5: Sản lượng tiêu thụ sản phẩm do công ty sản xuất qua các năm.
Chỉ tiêu
Đvt
2000
2001
2002
So sánh ( % )
01/00
02/00
Thuốc ống
Thuốc viên
Thuốc nước
Thuốc bột
ống
viên
chai
gói
6710245
80103430
-
21104012
8914024
118753460
90845
27896536
12086585
156242450
95240
31369871
132,8
148,3
-
132,2
108,3
130
156,9
112,5
Cùng với nỗ lực cố gắng của bộ phận kinh doanh, bán hàng, doanh thu các năm đều tăng, do vậy sản lượng tiêu thụ của công ty đương nhiên cũng tăng theo. Cũng nhận thấy rằng mặt hàng thuốc viên sản lượng tiêu thụ là lớn hơn cả, nhưng trên thực tế, mặt hàng thuốc bột mới chính là mặt hàng chủ lực mang lại cho công ty nhiều lợi nhuận hơn cả. Thuốc nước có sản lượng tiêu thụ thấp nhất do đây là các sản phẩm thuộc l
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- QT203.doc