Chuyên đề Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kinh doanh bán điện ở Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội

Để hoàn thành các nhiệm vụ và đảm bảo kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế, bộ máy ban quản lý của công ty điện lực Hà Nội được tổ chức theo cơ cấu chức năng.

Ban lãnh đạo công ty gồm:

1. 1 Giám đốc: Nguyễn Việt Quang.

2. 3 Phó giám đốc:

· Phó giám đốc kỹ thuật: Trần Đức Hùng

· Phó giám đốc kinh doanh: Vũ Quang Hùng

· Phó giám đốc đầu tư xây dựng: Nguyễn Văn Trọng

Giám đốc công ty: chịu trách nhiệm lãnh đạo công việc chung của công ty và trực tiếp chỉ đạo các phòng: Phòng kế hoạch, phòng tổ chức lao động, phòng tài chính kế toán, phòng thanh tra, phòng bảo vệ quân sự, phòng kinh tế đối ngoại, phòng xuất nhập khẩu và phòng kiểm toán nội bộ.

Phó giám đốc là người giúp việc cho giám đốc và chịu trách nhiệm về vấn đề mình phụ trách:

 

doc43 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1614 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kinh doanh bán điện ở Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
được ký kết, cán bộ công nhân viên của sở điện lực Hà Nội đã nhanh chóng khẩn trương khôi phục cơ sở vật chất bị hư hỏng trong chiến tranh, kịp phục vụ sản xuất sinh hoạt của nhân dân. 1.2.2. Giai đoạn 1975-1994 Trong giai đoạn nay Miền nam đã hoàn toàn giải phóng, cả nước chuyển sang giai đoạn phát triển mới, xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội. Thực hiện kế hoạch 5 năm lần 2 gặp rất nhiều khó khăn: Mất cân đối giữa nguồn điện và lưới điện, máy móc bị cũ nát, thiếu phụ tùng thay thế, thiếu phương tiện thông tin liên lạc …. Khắc phục những khó khăn trên cán bộ công nhân viên sở điện lực Hà Nội đã từng bước khôi phục, đại tu, đưa thêm các trạm 110KV Chèm, Thượng Đình vào vận hành, xây dựng thêm đường dây 10-35 KV, khắc phục những khuyết tật của các trạm biến áp 110KV, cấp thêm các lưới điện mới. Các lưới điện Thành phố Hà Nội và những vùng nông thôn có trọng điểm, trong đó có việc chỉ đạo làm điện khí hoá một số vùng nông nghiệp quan trọng được xú tiến mạnh mẽ. Tổn thất điện năng giảm đáng kể sau khi cải tạo tương đối đồng bộ lưới điện hạ thế và củng cố các mặt quản lý, tổn thất điện năng từ 30%-50% đã giảm xuống 26%. Năm 1981 sở điện lực Hà Nội được củng cố một bước về tổ chức sản xuất, các trạm và đường dây 110KV tách khỏi sở để thành lập sở truyền tải, phân xưởng Diezel tách ra thành lập nhà máy Diezel, bộ phận quản lý đèn đường trở thành xí nghiệp trực thuộc thành phố. Nhiệm vụ chính của cơ sở lúc này là: Quản lý và vận hành lưới điện 35KV trở xuống, kinh doanh, phân phối điện và làm chủ đầu tư các công trình phát triển lưới điện. Cuối năm 1984 điện năng thương phẩm đạt 273,4 triệu KWh, tăng 26,8 lần so với cuối 1954 và lưới điện đã phát triển tới 3646,58 Km đường dây cao hạ thế. Từ năm 1984 lưới điện Hà Nội bắt đầu cải tạo với quy mô lớn nhờ có sự giúp đỡ của Liên Xô cũ. Tuy vậy, do nguồn điện còn nhiều khó khăn nên việc cấp điện cho Hà Nội vẫn chưa ổn định và thoả mãn nhu cầu. Năm 1987, khu vực Hà Nội chỉ đạt bình quân 330 KWh/người/năm, ở ngoại thành một số phụ tải quan trọng mới có điện. Năm 1989 đánh dấu một bước quan trọng trong sự phát triển của nghành điện cả nước nói chung và điện lực Hà Nội nói riêng: Các tổ máy của nhà máy điện Hoà Bình lần lượt đưa vào sử dụng , nguồn điện cho thủ đô dần dần được đảm bảo. Cũng trong năm này được sự đồng ý của bộ năng lượng, công ty điện lực I, sở điện lực Hà Nội tiến hành cải tạo lưới điện hạ thế để đảm bảo cho việc cấp điện ổn định và giảm tỷ lệ tổn thất điện năng. Năm 1991 được sự giúp đỡ của chính phủ Thụy Điển thông qua tổ chức SIDA sở điện lực Hà Nội đã tiến hành triển khai tốt 5 dự án theo chương trình sử dụng hiệu quả nguồn vốn tài trợ. Đến năm 1994 sở điện lực Hà Nội khắc phục phần lớn khó khăn và đạt được một số thành tích đáng kể trong hoạt động cung ứng và bán điện như sau: Về cung ứng và phát triển lưới điện: đã tiến hành đại tu 180 hạng mục công trình với giá trị lên tới 27 tỷ đồng, trong đó có việc xây dựng trạm 110KV Giám với 2 máy biến áp 40MVA-110/20-6KV, khu thí nghiệm Giảng Võ lắp thêm máy biến áp thứ 2 cho trạm 110KV, Văn Điển và Nghĩa Đô, xây dựng đường dây 110KVYên Phụ – Trần Hưng Đạo, triển khai xây dựng bốn đường cáp ngầm từ Giám và Yên Phụ về trung tâm Bờ Hồ, hoàn thiện 80 khu hạ thế. Tổng vốn sử dụng lên tới 70 tỷ đồng. Về bán điện: đã hoàn tất chỉ tiêu tổn thất điện năng và thu nộp tiền điện. Cung ứng ổn định cho thủ đô 1 095 triệu KWh với tỷ lệ tổn thất điện năng là 21,90%, với doanh thu là 530 tỷ đồng. Bên cạnh đó điều kiện làm việc và đời sống của cán bộ công nhân viên sở điện lực Hà Nội cũng dần được cải thiện, thu nhập bình quân 547 000 đ/tháng. 1.2.3. Giai đoạn 1995 đến nay Theo quyết định 91/CP của chính phủ, ngày 1/4/1995 sở điện lực Hà Nội đổi tên thành công ty điện lực Hà Nội là một trong 5 công ty tực thuộc tổng công ty điện lực Việt Nam. Theo quyết định trên thì công ty điện lực Hà Nội trở thành công ty phân phối và bán điện hoạt động theo nguyên tắc hoạc toán độc lập lấy thu bù chi. Như vậy, kể từ ngày 1/4/1995, công ty điện lực Hà Nội chuyển sang một giai đoạn mới: kinh doanh điện năng theo cơ chế thị trường. Do vậy,công ty điện lực Hà Nội đã có những bước phát triển để hoà nhập với cơ chế mới. 1.3. Chức năng và nhiệm vụ chính hiện nay của công ty Khi chuyển sang chế độ hoạch toán kinh doanh, công ty điện lực Hà Nội có tất cả 2876 lao động, trong đó có 1 phó tiến sĩ, 396 kỹ sư, 363 trung cấp và 2116 công nhân. Chức năng, nhiệm vụ của công ty điện lực Hà Nội lúc này là: Về đầu tư phát triển: Thực hiện các dự án đầu tư phát triển lưới điện theo kế hoạch của tổng công ty. Được quyền đầu tư các công trình, dự án phát triển không thuộc sự quản lý của tổng công ty, có quyền tự huy động các nguồn lực thực hiện và chịu trách nhiệm đối với công trình và dự án đó. Lập và chỉ đạo phát triển lưới điện nông thôn ở khu vực ngoại thành. Về tài chính hoạch toán tài chính kế toán: công ty được Tổng công ty giao vốn và các nguồn lực. Công ty có trách nhiệm thực hiện bảo toà, phát triển vốn và nguồn lực được giao. Được phép huy động vốn kể cả vốn vay để thực hiện các nhiệm vụ của mình. Công ty có trách nhiệm nộp ngân sách nhà nước các loại thuế doanh thu, thuế lợi tức,thuế đất nộp lợi nhuận cho tổng công ty theo quy định của nhà nước và của Tổng công ty. Về kinh doanh bán điện: công ty điện lực thanh phố Hà Nội mua điện lực của tổng công ty điện lực Việt Nam với giá nội bộ, tổ chức linh doanh bán điện cho khách hàng thông qua hợp đồng bán điện với giá căn cứ vào mục đích sư dụng điện. Tổ chức hợp đồng mua bán điện với khách hàng, gải quyết trannh chấp hợp đông mua bán điện. Quản lý chặt chẽ khách hàng mua bán điện, điện năng thương phẩm mua và bán, cố gắng thu hết tiền điện phát sinh giảm sự nợ, thực hiện đúng gía bán do nhà nước quy định. Lập chương trình biện pháp và tổ chức thực hiện công việc giảm tổn thất điện năng kĩ thuật và thương mại. Về quản lý kỹ thuật và an toàn: thực hiện công tác vận hành an toàn liên tục đảm bảo chất lượng điện của hệ thống, của lưới điện. Nghiên cứu áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh, xây dựng kế hoạch, biện pháp đảm bảo an toàn cho người, thiết bị vận hành trên lưới và các thiết bị sản xuất khác. Về mặt thiết bị vật tư: công ty được phép mua và bán các loại vật tư, thiết bị với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước phục vụ cho nhiệm vụ của mình, được nhận uỷ thác xuất nhập khẩu vật tư thiết bị cho các đơn vị khác theo đúng tiêu chuẩn phù hợp với pháp luật và quy định phân cấp của công ty. 1.4/ Mô hình tổ chức của Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội. Để hoàn thành các nhiệm vụ và đảm bảo kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế, bộ máy ban quản lý của công ty điện lực Hà Nội được tổ chức theo cơ cấu chức năng. Ban lãnh đạo công ty gồm: 1 Giám đốc: Nguyễn Việt Quang. 3 Phó giám đốc: Phó giám đốc kỹ thuật: Trần Đức Hùng Phó giám đốc kinh doanh: Vũ Quang Hùng Phó giám đốc đầu tư xây dựng: Nguyễn Văn Trọng Giám đốc công ty: chịu trách nhiệm lãnh đạo công việc chung của công ty và trực tiếp chỉ đạo các phòng: Phòng kế hoạch, phòng tổ chức lao động, phòng tài chính kế toán, phòng thanh tra, phòng bảo vệ quân sự, phòng kinh tế đối ngoại, phòng xuất nhập khẩu và phòng kiểm toán nội bộ. Phó giám đốc là người giúp việc cho giám đốc và chịu trách nhiệm về vấn đề mình phụ trách: Phó giám đốc kỹ thuật: Chịu trách nhiệm chỉ đạo giải quyết các vấn đề về kỹ thuật lưới điện, an toàn trong vận hành và các mặt sản xuất khác. Phó giám đốc kỹ thuật trực tiếp chỉ đạo phòng kỹ thuật, trung tâm điều độ thông tin, xưởng công tơ , xưởng vật tư, xưởng 110KV, xưởng thiết kế, xí nghiệp xây lắp. Phó giám đốc kinh doanh chỉ đạo mọi công việc về công tác kinh doanh bán điện. Phó giám đốc kinh doanh chỉ đạo trực tiếp các phòng sau: Phòng kinh doanh bán điện, phòng quản lý điện nông thôn và trung tâm máy tính. Phó giám đốc đầu tư xây dựng cơ bản: là người chỉ đạo, điều hành các công tác quản lý đầu tư và xây dựng công trình điện, Phó giám đốc đầu tư xây dựng cơ bản chỉ đạo trực tiếp các phòng ban sau: phòng quản lý dự án, phòng quản lý đầu tư, trung tâm thiết kế điện, xí nghiệp xây lắp điện. Ngoài ra Giám đốc và các Phó giám đốc còn chỉ đạo 11 điện lực các Quận, huyện. Chức năng nhiệm vụ của một số phòng ban và mối quan hệ giữa các phòng ban: Văn phòng: Là đơn vị hành chính quản trị giúp Giám đốc công ty chỉ đạo, quản lý công tác văn thư,lưu trữ, tuyên truyền của công ty. Phòng kế hoạch: Là phòng nghiệp vụ giúp Giám đốc quản lý công tác kế hoạch hoá về hoạt động sản xuất kinh doanh và xây dựng trong công ty, hướng dẫn các đơn vị lập kế hoạch sản xuất ngắn và dài hạn. Tổng hợp, cân đối xây dựng kế hoạch tổng thể cho toàn công ty. Sau khi có kế hoạch sản xuất kinh doanh phòng kế hoạch có nhiệm vụ cân đối các nguồn vốn của công ty tham mưu cho Giám đốc để sử dụng có hiệu quả vốn và các nguồn lực. Phòng kế hoạch còn có nhiệm vụ giao kế hoạch cho các phòng ban và các đơn vị trực thuộc, đôn đốc kiểm tra việc thực hiện kế hoạch và cùng với các đơn vị này tìm ra các giải pháp để thực hiện tốt kế hoạch được giao. Phòng tổ chức lao động: Có chức năng giúp Giám đốc quản lý về lĩnh vực tổ chức sản xuất, quản lý cán bộ và nhân lực, tổ chức thực hiện lao động và tiền Xí nghiệp các Quận,huyện Giám đốc Phó giám đốc đầu tư xây dựng Phó giám đốc kinh doanh Phó giám đốc kỹ thuật Xưởng 110KV Trung tâm điều độ thông tin Xưởng công tơ Đội thí nghiệm Văn phòng P. Tổ Chức Lao động P. Kế Hoạch P. Kỹ thuật P. Vật tư P. Bảo hộ lao động P. KTĐN Và XNK P. Thanh tra P. Tài Chính Kế Toán P. Quản lý đầu tư P. Quản lý dự án Trung tâm thiết kế điện Xí nghiệp xây lắp điện P. Quản lý điện nông thôn P. Kinh doanh BĐ Trung tâm Máy tính P. Kiẻm toán nội bộ P. Bảo Vệ Qsự Sơ đồ tổ chức của công ty điện lực Hà Nội lương, đào tạo bồi dưỡng cán bộ trong toàn công ty. Dựa vào kế hoạch sản xuất kinh doanh của phòng kế hoạch để xây dựng kế hoạch về nhân lực đảm bảo đủ lao động cần thiết cho việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của toàn công ty. Phòng kỹ thuật: Là đơn vị quản lý về kỹ thuật trong khâu quy hoạch, xây dựng, vận hành, sửa chữa và cải tạo lưới điện của công ty. Phòng kỹ thuật có nhiệm vụ giám sát kỹ thuật, đôn đốc các đơn sản xuất vận hành trong công ty thực hiện các quy trình, quy tắc, các tiêu chuẩn kỹ thuật trong vận hành nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh, tham gia bồi dưỡng, đào tạo cán bộ công nhân kỹ thuật. Phòng kinh tế đối ngoại và xuất nhập khẩu: Giúp Giám đốc công ty quản lý điều hành hoạt động kinh tế đối ngoại, hợp tác với nước ngoài về hoạt động xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị công nghệ cao phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Phòng kế toán tài chính: Tham mưu cho Giám đốc về công tác quản lý tài chính, thu thập số liệu và phản ánh toàn bộ hoạt động tài chính của công ty. Tổ chức bộ máy kế toán và thực hiện chế độ hạch toán, quyết toán cho phù hợp với tình hình sản xuất, kinh doanh, cũng như quy định của nhà nước về chế độ kế toán. Phòng quản lý dự án và phòng quản lý đầu tư: giúp Giám đốc điều hành các dự án, thực hiện chức năng đầu mối trong công việc tổ chức, lập duyệt các dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán, quản lý quá trình thực hiện các dự án cho tới lúc nghiệm thu. Bàn giao công trình qua việc ký kết hợp đồng với các tổ chức tư vấn, cung ứng thiết bị vật tư và thi công xây lắp nhằm hoàn thành công trình bảo đảm chất lượng và hiệu quả của quá trình đầu tư. Mười một điện lực các Quận, huyện là: Điện lực Hoàn Kiếm Điện lực Đống Đa Điện lực Hai Bà Trưng Điện lực Ba Đình Điện lực Thanh Xuân Điện lực Tây Hồ Điện lực Từ Liêm Điện lực Thanh Trì Điện lực Sóc Sơn Điện lực Đông Anh Điện lực Gia Lâm II./ tổ chức kinh doanh bán điện ở Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội 1./ Phương thức kinh doanh bán điện ở Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội Trong nền kinh tế thị trường, giá cả hàng hoá và dịch vụ là do sự vận động của quy luật cung cầu quyết định. Nhưng điện năng là mặt hàng do Nhà nước độc quyền quản lý do đó phương thức kinh doanh bán điện ở Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội có nhiều điểm đặc biệt: Công ty mua điện đầu nguồn của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam sau đó tổ chức kinh doanh bán điện cho khách hàng. Giá mua điện do Tổng Công ty định được tính toán dựa trên việc đảm bảo bù đắp các chi phí sản xuất, truyền tải, khấu hao thiết bị máy móc… có tham khảo ý kiến của các đơn vị thành viên. Tuy là hạch toán độc lập, nhưng Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội không chủ động trong việc chọn nhà cung cấp và không thể tác động vào giá mua sản phẩm đầu vào. Việc cung ứng các yếu tố đầu vào hoàn toàn phụ thuộc vào Tổng Công ty, mọi quyết định của Tổng Công ty về giá bán điện đều có ảnh hưởng toàn diện, sâu sắc tới hoạt động kinh doanh của Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội. Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội bán điện cho khách hàng thông qua hệ thống phân phối của mình gồm 11 Điện lực quận huyện để các Điện lực trực tiếp bán điện tới tay hộ tiêu dùng. Giá bán điện năng cho các khách hàng, Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội không được quyền quyết định mà do ủy ban vật giá Nhà nước quy định tùy theo mục đích sử dụng điện của khách hàng. 2./ Quy trình kinh doanh bán điện tại Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội. Nói về quy trình kinh doanh bán điện ở Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội ta có thể chia thành các giai đoạn sau: Giai đoạn phát sinh khách hàng tiêu thụ điện lưới. Giai đoạn quản lý, theo dõi việc tiêu thụ điện. Giai đoạn tính toán và thu tiền điện. Các giai đoạn nối tiếp nhau hình thành nên một quy trình bán điện khép kín ở Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội. Dưới đây là chi tiết nội dung của từng giai đoạn: Giai đoạn phát sinh khách hàng tiêu thụ điện lưới: ở giai đoạn này sau khi nhận được hồ sơ đầy đủ của khách hàng Trưởng Điện lực Quận Phó trưởng Điện lực phụ trách kinh doanh bán điện Tổ treo tháo công tơ Ban kinh doanh Bộ phận cắt điện đòi nợ Các tổ quản lý tổng hợp trên địa bàn phường Sơ đồ tổ chức kinh doanh bán điện ở Điện lực quận Trưởng Điện lực Huyện Phó trưởng Điện lực phụ trách chung Tổ treo tháo công tơ Ban kinh doanh Bộ phận cắt điện đòi nợ Các tổ quản lý khu vực Sơ đồ tổ chức kinh doanh bán điện ở Điện huyện Tổng công ty cho phép Công ty Điện lực Thành Phố Hà Nội giữ lại một phần tiền khấu hao tài sản cố định phục vụ cho công tác xây dựng cơ bản. Tất cả những yếu tố trên đã khiến cho tình hình tài chính của Công ty Điện lực Thành Phố Hà Nội thêm khó khăn. Đứng trước thực tế như vậy, để có đủ lượng vật tư tài chính cho các công trình đại tu xây dựng lưới, Công ty đã mạnh dạn điều hoà các nguồn vốn có trong tay, tận dụng tối đa nguồn vốn do khách hàng ứng trước để dự trữ vật tư đủ cung cấp cho nhu cầu xây dựng hoàn thiện lưới. Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội xét trên khía cạnh kinh tế có thể coi như là một doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng điện năng. Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội mua điện của Tổng công ty Điện lực Việt Nam, sau đó thông qua hệ thống lưới phân bố, các trạm biến áp đưa điện năng tới tận người tiêu dùng. Lượng điện năng tiêu thụ hàng tháng của khách hàng được tính bằng chỉ số đồng hồ đo đếm điện năng. Từ đầu năm 1994 trở lại đây, tât cả khách hàng mua điện của Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội đều được lắp đặt công tơ đo đếm và ký hợp đồng mua bán điện cho dù khách hàng mua điện lâu dài hay tạm thời, chấm dứt tình trạng dùng điện khoán, nhờ đó tình trạng tổn thất điện năng của toàn Công ty đã giảm xuống. Công tác quản lý điện năng thương phẩm được chính xác hơn, chặt chẽ hơn, phản ánh đúng thực trạng sản xuất kinh doanh của toàn Công ty cũng như các đơn vị thành viên. Trong các năm 1997, 1998, 1999 Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội đã tiến hành hoạt động kinh doanh mua bán điện và đạt được một số kết quả sau đây: Điện năng thương phẩm mà Công ty phân phối trong năm 1997 là 1.269.961.000 Kwh tăng 15,97% so với năm 1996dkjhed , năm 1998 là 1.535.258.004 Kwh tăng 20,89 % so với năm 1997,năm 1999 là 1.689.048.768 Kwh tăng 10,02% so với năm 1998 với tốc độ tăng bình quân thời kỳ 1997- 1999 là 15,33 %. Tuy chỉ kinh doanh một loại hàng hóa, nhưng mục đích sử dụng điện của khách hàng khác nhau nên giá bán cũng khác nhau. Để thuận tiện cho công tác quản lý, phân tích, đánh giá tình hình và xây dựng sát với thực tế, tổng điện năng thương phẩm của toàn Công ty cùng điện năng thương phẩm của các Điện lực thành viên được chia làm 5 thành phần phụ tải chính: công nghiệp, động lực phi công nghiệp, giao thông vận tải, nông nghiệp, ánh sáng. Bảng 1: kết cấu điện năng thương phẩm giai đoạn 1997 – 1999 Đơn vị: đồng Thành phần Sản lượng điện năng thương phẩm Tỉ lệ 99 so với 97 (%) Tốc độ tăng BQ(%) 1997 1998 1999 I./ Điện đầu nguồn 1.550.455.041 1.834.444.776 1.993.937.772 128,59 113,40 - Điện tổn thất 280.494.041 299.786.772 309.728.408 - Tỷ lệ tổn thất 18,09 16,31 15,25 II./ Điện năng thương phẩm 1.269.961.000 1.535.258.004 1.689.048.768 133,00 15,33 1. Công nghiệp 288.093.000 324.589.353 359.500.703 124,79 11,77 2. Động lực phi công nghiệp 109.164.000 107.969.257 112.281.771 102,86 1,43 3. Giao thông vận tải 15.397.000 17.797.729 19.407.702 126,46 12,45 4. Nông nghiệp 126.019.000 158.050.602 171.434.961 136,04 16,64 5. ánh sáng 731.288.000 926.849.063 1.026.360.631 140,35 18,47 Qua phân tích số liệu ở bảng 1 ta nhận thấy: ã Điện năng thương phẩm của thành phần công nghiệp năm 1998 tăng 12,67% so với năm 1997, năm 1999 tăng 10,76% so với năm 1998 với tốc độ tăng bình quân là 11,71%. ã Điện năng thương phẩm của thành phần động lực phi công nghiệp năm 1998 so với năm 1997 giảm 1,1%, năm 1999 so với năm 1998 tăng 3,99%, tốc độ tăng bình quân là 1,43% ã Điện năng thương phẩm của thành phần giao thông vận tải năm 1998 so với năm 1997 tăng 15,61%, năm 1999 so với năm 1998 tăng 9,39%, tốc độ tăng bình quân là 12,45%. ã Điện năng thương phẩm của thành phần nông nghiệp năm 1998 so với năm 1997 tăng 25,42%, nâưm 1999 so với năm 1998 tăng 10,74%, tốc độ tăng bình quân là 16,64%. ã Điện năng thương phẩm của thành phần ánh sáng năm 1998 so với năm 1997 tăng 26,74%, năm 1999 so với năm 1998 tăng 10,74%, tốc độ tăng bình quân là 18,47%. Nhìn chung trong giai đoạn 1997-1999 tốc độ tăng điện năng thương phẩm toàn bộ hay từng thành phần đều có xu hướng tăng chậm dần, trong đó thành phần ánh sáng có tốc độ tăng cao nhất. Có được kết quả này một phần là do điện đầu nguồn tăng lên, một phần là do tổn thất điện giảm xuống. Cụ thể là: ã Nhìn vào bảng 1 ta thấy, điện đầu nguồn của Công ty năm 1998 so với năm 1997 tăng 18,32%, năm 1999 so với năm 1998 tăng 8,96%, tốc độ tăn g bình quân là 13,40%. Có thể nói nhu cầu dùng điện tăng lên nên sản lượng điện đầu nguồn tăng lên. Nó được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2: nhu cầu dùng điện ở Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội giai đoạn 1997-1999 Đơn vị: Người Thành phần 1997 1998 1999 3 pha 1 pha 3 pha 1 pha 3 pha 1 pha 1.Công nghiệp 3000 0 3151 0 4466 0 2.Động lực phi CN 370 0 402 0 422 0 3.Giao thông vận tải 28 0 29 0 29 0 4.Nông nghiệp 388 0 429 0 474 0 5.ánh sáng 5.924 254.734 6.563 271.238 6.785 295.523 Tổng cộng 9.710 254.374 10.574 271.238 12.176 259.523 Qua số liệu trên, ta thấy những thành phần có nhu cầu lớn thì sản lượng điện năng thương phẩm lớn hay nói một cách khác tốc độ tăng của điện năng thương phẩm tỷ lệ thuận với nhu cầu tiêu dùng điện. Thực vậy, ta thấy rằng số lượng khách hàng dùng điện có xu hướng tăng chậm dần. Đây là nguyên nhân khách quan tác động tới tốc độ tăng điện năng thương phẩm bởi vì nó do thị trường quyết định Công ty chỉ có thể xác định được chứ không thể thay đổi được. ã Về tổn thất điện năng: Do đặc điểm kinh doanh của Công ty là giá mua và giá bán điện Công ty đều không thể quyết định được nên muốn kinh doanh có lãi thì phải tăng được sản lượng điện năng thương phẩm hay nói cách khác là phải tăng nhu cầu dùng điện và tìm cách fiảm tổn thất điện năng. Có thể nói: tổn thất điện năng là nhân tố chủ quan tác động đến Công ty vì nếu thực hiện tốt các biện pháp giảm tỷ lệ tổn thất thì sản lượng điện năng thương phẩm sẽ tăng. Do đó, khi tăng tốc độ cơ học của nhu cầu điện chậm dần và đi dần vào bão hoà thì vấn đề cốt lõi để sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao là giảm tổn thất điện năng nhất là điện năng thương mại. Qua bảng 1 ta thấy Công ty đã thực hiện tốt chương trình giảm tổn thất điện năng, năm 1997 tỷ lệ là 18,9%, năm 1998 là 16,31% năm 1999 còn 15,25. Có được thành tích này là do Công ty đã thực hiện tốt các công việc sau: - Trong năm toàn Công ty đã tiến hành thực hiện 154 công trình cải tạo lưới hạ thế ở những trạm có tỷ lệ tổn thất cao, lưới cung cấp cũ nát không đảm bảo cho việc kinh doanh bán điện cũng như an toàn cho quá trình cung ứng và sử dụng điện. Sau khi cải tạo, tỷ lệ tổn thất ở các trạm này đã giảm xuống một cách rõ rệt. Tổn thất các trạm công cộng sau khi hoàn thiện Điện lực Đống Đa Tên trạm Dung lượng (KVA) Tổn thất trước hoàn thiện (%) Tổn thất sau hoàn thiện (%) 1. Long Biên 2 400 55,52 11,76 2. Xóm dân chủ 320 72,79 14,49 3. Luyện kim màu 630 71,20 9,23 4. Trần Quý Cáp 3 400 87,08 16,81 5. Giảng Võ 1 320 79,45 16,81 6. Khâm Thiên 4 320 51,54 12,90 7. Cột ngõ 8 T.Phụng 630 63,45 22,26 8. Làng Kim Liên 1 400 39,50 11,69 9. Kim Liên D 400 43,95 11,33 10. Khâm Thiên 750 46,26 12,35 Ngoài việc tiến hành cải tạo lưới điện hạ thế, trong năm 1999 Công ty đã tiến hành củng cố 482 hòm công tơ cũ, phúc tra 18.265 công tơ, đã phát hiện thay thế 1.809 công tơ sai sót không đủ điều kiện kinh doanh (chiếm tỷ lệ 10%). -Trước đây, trong nền kinh tế tập chung quan liêu bao cấp, điện năng được coi như là một sản phẩm dùng chung của toàn xã hội, thêm vào đó hệ thống lưới điện phân phối không được đổi mới và công tác quản lý lỏng lẻo đã tạo điều kiện cho hành vi ăn cắp điện gây tổn thất điện thương mại. Thực hiện chỉ thị 89/HĐBT nay là Thủ tướng Chính phủ, với mong muốn giải quyết dứt điểm tình trạng ăn cắp điện, công tác kiểm tra sử dụng điện đã được tăng cường hơn các năm trước. Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội đã phối hợp với Công an Thành phố lập nhiều đoàn kiểm tra liên nghành Điện lực – công an thường xuyên kiểm tra chế độ sử dụng điện của khách hàng, nhờ đó kịp thời phát hiện ra các hành vi ăn cắp điện, xử lý nghiêm một số trường hợp để làm gương và kết quả là đã thu được 6.040.134.795 đồng ( tiền điện truy thu và tiền phạt vi phạm ). Trong quá trình cung ứng và sử dụng điện, hiện tượng đồng hồ đo đếm điện năng bị hỏng, mất mát là điều không thể tránh khỏi vì hiện nay các đồng hồ đo điện chủ yếu để thành cụm, trong hòm chống tổn thất và đặt ngoài trời. Để đảm bảo quá trình cung ứng điện được liên tục, tránh hiện tượng mất mát điện năng do dùng thẳng của khách hàng, Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội có dự trù một quỹ công tơ để thay thế kịp thời các đồng hồ bị trục trặc. Năm 1999 toàn Công ty đã phát sinh 11.007 công tơ mất chết cháy. Nhờ có chuẩn bị trước nên số công tơ trên đã được thay thế kịp thời. Trong số khách hàng mua điện của Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội có rất nhiều khách hàng có nhu cầu tiêu thụ điện năng với công suất lớn, sản lượng nhiều, chất lượng điện áp ổn định như các nhà máy, khách sạn, các trung tâm thông tin, thương mại... Đối với những khách hàng này Công ty cho phép họ bỏ vốn ra đầu tư xây dựng trạm biến áp riêng. Việc mua bán điện sẽ thông qua đồng hồ đo đếm đặt ở phiá hạ thế hay cao thế tuy theo hợp đồng mua bán điện mà hai bên thỏa thuận. Những trạm biến áp kiểu này gọi là những trạm biến áp chuyên dùng. Với các khách hàng này, Công ty có thể tận dụng nguồn vốn của khách hàng, đồng thời vẫn bán được điện năng. Tỷ lệ tổn thất của các trạm chuyên dùng là rất nhỏ (chủ yếu tổn hao don biến áp) và chi phí quản lý rất ít ( vì khách hàng phải tự quản lý nghành điện chỉ vận hành sửa chữa theo hợp đồng đã ký kết). Tuy nhiên do đây là khách hàng có sản lượng tiêu thụ lớn nên hệ thống đo đếm điện năng không chính xác hoặc việc áp giá bán điện không đúng sẽ gây thiệt hại cho Công ty. Chính vì thế,bên cạnh công tác kiểm tra việc sử dụng điện của khách hàng thông thường, Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội đã tiến hành kiểm tra việc sử dụng điện của một số trạm chuyên dùng do khách hàng quản lý. Qua kiểm tra 316 công tơ, phát hiện ra 78 trường hợp chưa áp giá kinh doanh, 59 trường hợp chưa áp đúng giá và một số sai sót về kỹ thuật khá, kịp thời khắc phục, hoàn thiện; phạt và truy thu 120 triệu đồng. Tóm lại, nhờ áp dụng một loạt các biện pháp đồng bộ, kịp thời mà trong năm 1999 tỷ lệ tổn thất của toàn Công ty đã giảm đi đáng kể dẫn đến sản lượng điện thương phẩm tăng, đây là thành tích của Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội trong công tác kinh doanh. Như chúng ta đã biết, đặc thù của quá trình kinh doanh bán điện là khách hàng sử dụng điện trước trả tiền điện sau. Do đó có một khoảng cách thời gian giữa việc dùng điện và thanh toán tiền điện cho nên việc thu hết tiền điện phát sinh là một vấn đề quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của Công ty Điện lực Thành phố Hà Nộ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24663.DOC
Tài liệu liên quan