Chuyên đề Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại công ty TNHH một thành viên sản xuất, thương mại và xuất khẩu lao động VINAHANDCOOP

 

Lời nói đầu 1

Chương I:LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC. 3

I.Quản lý nguồn nhân lực. 3

1.Nguồn nhân lực 3

1.1.Khái niệm nguồn nhân lực 3

1.2.Vai trò của nguồn nhân lực: 4

1.3.Các yếu tố cơ bản của nguồn nhân lực 5

2.Quản lý nguồn nhân lực 6

2.1.Khái Niệm 6

2.2.Tầm quan trọng của quản lý nguồn nhân lực . 7

2.3.Mục tiêu của quản lý nguồn nhân lực 8

II.Nội dung của quản lý nguồn nhân lực 9

1.Phân tích công việc 9

2.Lập kế hoạch và chiến lược nguồn nhân lực 10

2.1.Khái niệm 10

2.2.Những vai trò chủ yếu của lập chiến lược nguồn nhân lực: 11

2.3.Thực hiện lập chiến lược nguồn nhân lực: 12

2. Định biên 13

2.1. Tuyển mộ 13

2.2. Tuyển chọn nhân lực 16

2.3. Làm hoà nhập người lao động. 17

2.4. Lưu chuyển nhân lực 19

3.Phát triển nguồn nhân lực 19

5. Đánh giá sự thực hiện 22

6. trả công cho người lao động 25

6.1. Tổng quan về trả công cho người lao động 25

6.2. Những nhân tố quyết định đến viện trả công cho người lao động 26

6.3.Một số hình thức trả công lao động: 26

CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY VINAHANDCOOP 28

I.Khái quát chung về công ty: 28

1.Lịch sử hình thành và phát triển của công ty : 28

2. Chức năng ,nhiệm vụị, cơ cấu tổ chức của công ty VINAHANDCOOP. 30

2.2.Cơ cấu tổ chức. 31

3.Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh: 35

4.Một số kết quả của liên hiệp trong những năm gần đây 36

II.Thực trạng công tác quản lý nguồn nhân lực : 39

1.Thực trạng về nguồn nhân lực. 39

1.1.Tình hình số lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp trong những năm gần đây: 39

1.2.Về cơ cấu ; chất lượng nguồn nhân lực: 42

2.Thực trạng quản lý nguồn nhân lực của công ty VINAHANDCOOP. 47

2.1.Thực trạng phân tích công việc: 47

2.2.Thực trạng lập chiến lược , kế hoạch nguồn nhân lực 48

2.3.Thực trạng hoạt động định biên 50

2.4. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực. 53

2.5. Tạo động lực trong lao động. 54

3.Đánh giá chung về công tác quản lý nguồn nhân lực của doanh nghiệp 57

3.1.Ưu điểm 57

3.2.Những hạn chế 57

CHƯƠNG 3:MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY VINAHANDCOOP 59

I. Phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tơí: 59

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY VINAHANDCOOP 60

1.Hoàn thiện công tác lập chiến lược ,kế hoạch nguồn nhân lực. 60

2.Các giải pháp cho hoạt động định biên: 62

5.Một số biện pháp khác: 68

Kết luận 70

Tài liệu tham khảo 72

 

 

doc74 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1685 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại công ty TNHH một thành viên sản xuất, thương mại và xuất khẩu lao động VINAHANDCOOP, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xuất công nghiệp ngoài quốc doanh ( nay là hội đồng trung ương liên minh các hợp tác xã Việt Nam ). Ngày 15/12/1990 Trưởng ban trù bị Đại hội - Hội đồng trung ương các hợp tác xã và các đơn vị ngoài quốc doanh ra QĐ số 180/BTB – VP đổi tên công ty thành “Liên hiệp sản xuất – Thương mại tiểu thủ công nghiệp Việt Nam”. Ngày 02/7/1994 Hội đồng Trung ương liên minh các hợp tác xã Việt Nam ra quyết định số 507/QĐ đổi tên công ty thành “Liên hiệp sản xuất thương mại hợp tác xã Việt Nam”. Ngày 07/2/1995 Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội ra QĐ số 245/QĐ-UB cho phép thành lập lại công ty căn cứ vào đơn vị xin thành hội lập lại Doanh nghiệp và quyết định số 507/QĐ của hội đồng trung ương liên minh các hợp tác xã Việt Nam. Doanh nghiệp có trụ sở tại 80 Hàng Gai - quận Hoàn Kiếm – Hà Nội.Ngoài ra liên hiệp có các đơn vị trực thuộc chi nhánh văn phòng đại diện ở khu vực phía bắc ,phía nam ,ở cộng hoà Séc ,Liên bang Nga, Rumani, Lào và Liên bang Đức . Tên giao dịch quốc tế của công ty là VINAHANDCOOP.Tên viết tắt là VICOOP. Trải qua 15 năm hình thành ,tồn tại và phát triển của doanh nghiệp có thể chia thành các giai đoạn sau : + Giai đoạn 1990 – 1994 : Đây là thời kỳ doanh nghiệp mới thành lập nên có nhiều khó khăn ,lúng túng trong việc xác nhận phương hướng hoạt động .Tuy nhiên , đây là thời kỳ nước nhà xoá bỏ cơ chế quan liêu bao cấp ,mở cửa thị trường ,hợp tác với các quốc gia trên thế giới.Chính vì vậy ngay từ những ngày đầu doanh nghiệp đã chủ động đặt văn phòng đại diện tại các quốc gia trên thế giới. + giai đoạn 1995 – 2000: Trong thời kỳ này doanh nghiệp đã có những bước tiến khởi sắc so với thời kỳ trước không chỉ củng cố lại cơ cấu tổ chức hoạt động , sau khi xem xét về khả năng và nhu cầu sản xuất kinh doanh của mình doanh nghiệp đã chủ động xin thành lập lại doanh nghiệp với việc mở rộng hơn phạm vi nghành nghề kinh doanh trước đây ,doanh nghiệp chỉ dừng lại với phạm vi sản xuất , kinh doanh thì nay đã mở rộng hơn đến việc tổ chức làm dịch vụ du lịch. +giai đoạn 2001 đến nay : Bước vào thời kỳ ổn định ,hoàn thiện về bộ máy hoạt động.Mốc lịch sử quan trọng trong giai đoạn này đó là ngoài các đơn vị trực thuộc vẫn có từ ngày thành lập , liên hiệp đã thành lập thêm 3 đơn vị trực thuộc mới đó là : Trung tâm thương mại và du lịch. Trung tâm đào tạo giáo dục định hướng Trung tâm hội trợ triển lãm quảng cáo ( nguồn : phòng hành chính tổ chức) 2. Chức năng ,nhiệm vụị, cơ cấu tổ chức của công ty VINAHANDCOOP. 2.1.Chức năng ,nhiệm vụ của đơn vị: Theo quyết định số 590 ngày 4/7/1994 của chủ tịch hội đồng trung ương liên minh các hợp tác xã Việt Nam,chức năng nhiệm vụ quyền hạn của liên hiệp được quy định như sau: a.Vị trí và chức năng: Liên hiệp sản xuất thương mại hợp tác xã Việt Nam là một đơn vị kinh tế có tư cách pháp nhân ,hạch toán độc lập có tài khoản tiền Việt Nam và ngoại tệ tại ngân hàng ,có con dấu riêng , đước tổ chức sản xuất ,kinh doanh dịch vụ thương mại ,xây dựng ,du lịch, xuất khẩu lao động. b- Nhiện vụ : Liên hiệp có nhiệm vụ tổ chức sản xuất ,kinh doanh ,dịch vụ thông qua các hoạt động của mình góp phần thúc đẩy sản xuất và lưu thông các mặt hàng cảu khu vực hợp tác xã ,cải thiện đời sống cho người lao động ,thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với nhà nước. c- Quyền hạn : Được kinh doanh các mặt hàng do nông sản thực phẩm ,công nghiệp phẩm ,tiểu thủ công nghiệp ,các loại nguyên liệu thiết bị ,vật ,hàng hoá phục vụ sản xuất tiêu dùng. Được xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ và các mặt hàng khác. Được trực tiếp nhập khẩu các loại thiết bị ,vật tư nguyên liệu và hàng hoá phục vụ sản xuất ,tiêu dùng. Được thành lập các đơn vị trực thuộc như: Chi nhánh công ty ,xí nghiệp cửa hàng,cử đại diện và mở rộng các cửa hàng ở nước ngoài. Được kêu gọi đầu tư các cơ sở liên doanh tại Việt Nam và nước ngoài. Được cử cán bộ ra nước ngoài hoặc mời các đoàn nước ngoài vào Việt Nam đàm phán ký kết các hợp đồng kinh tế ,khảo sát thị trường . Được tham gia các hội chợ ,triển lãm ,giới thiệu sản phẩm chào hàng. Được ký các hơp đồng cung ứng lao dộng du lịch đào tạo với các tổ chức tương ứng. ( Nguồn hành chính ) 2.2.Cơ cấu tổ chức. Hội đồng quản trị( HĐQT ): HĐQT có chức năng đề ra chiến lược phát triển của công ty, những quy định được áp dụng trong công ty, HĐQT của công ty thường họp theo quy định của công ty. b. Tổng giám đốc: Tổng giám đốc liên hiệp là đại diện pháp nhân của liên hiệp ,chịu trách nhiệm trước pháp luật và hội đồng trung ương liên minh các hợp tác xã Việt Nam về những quyết định của mình. Liên hiệp thực hiện quản lý theo chế độ một thủ trưởng .Mọi biện pháp chủ chương và quyết định của Tổng giám đốc là bắt buộc đối với tất cả các thành viên , đơn vị trực thuộc và cán bộ nhân viên trong liên hiệp. Tổng giám đốc quyết định phương hướng sản xuất và kinh doanh của liên hiệp giúp liên hiệp hoàn thành nhiệm vụ của mình. Tổng giám đốc tổ chức bộ máy của liên hiệp và của các đơn vị trực thuộc liên hiệp ,có quyền đề bạt điều động ,khen thưởng ,kỷ luật ,nâng bậc lương cho người lao động trong liên hiệp. Quyết định việc phân phối lợi nhuận cũng như các nghĩa vụ của các đơn vị trực thuộc ,chăm lo đời sống cán bộ công nhân viên liên hiệp. Quyết định việc thành lập ,giải thể ,sát nhập các đơn vị thuộc liên hiệp theo quy định của pháp luật và liên minh. Tổng giám đốc có quyền tổ chức và kiểm tra ,kiểm soát đối với các hoạt động của liên hiệp và của các đơn vị trực thuộc. c. Phó Tổng giám đốc: Giúp việc cho Tổng giám đốc trong mọi công việc. Phó Tổng giám đốc có nhiệm vụ giúp Tổng giám đốc chủ trì cuộc họp giao ban hàng tháng nếu Tổng giám đốc đi vắng. Phó Tổng giám đốc có thể ký thay Tổng giám đốc các văn bản của liên hiệp khi có sự uỷ quyền của Tổng giám đốc. Phó Tổng giám đốc theo dõi đôn đốc chung các công tác do liên hiệp đề ra. d.Phòng tổ chức hành chính : Phòng tổ chức hành chính lao động của công ty có chức năng tham mưu cho giám đốc điều hành về tổ chức quản lý các công việc, xây dựng tổ chức kế hoạch thi tuyển dụng, giải quyết các chế độ chính sách với người lao động,xây dựng định mức lao động, phân phối thu nhập cho cán bộ công nhân viên.Tổ chức khám sức khoẻ và điều trị bệnh. Quản lý hồ sơ người lao động, sử dụng con dấu và ký các văn bản liên quan đến người lao động và chịu trách nhiệm trước ký, đề xuất hình thức thi đua khen thưởng đối với tập thể cá nhân. e. Phòng xuất khẩu lao động : Quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động ,hướng đẫn kiểm tra các quy định của nhà nước ,các chế độ chính sách và pháp luật nhà nước. Trực tiếp làm visa ,mua vé máy bay cho lao động đi xuất khẩu. Trực tiếp xin dấu chữ ký của lãnh đạo liên minh hợp tác xã Việt Nam về vấn đề xuất khẩu lao động. Trực tiếp viết báo cáo , đề xuất kiến nghị với cục quản lý lao động ngoài nước và bộ lao động thương binh xã hội và lãnh đạo liên minh. Theo dõi số lao động đi ,về nước , đăng ký hợp đồng với cục ,một số giấy tờ khác có liên quan đến xuất khẩu lao động. f.Phòng kế toán tài vụ : Phòng có chức năng quản lý theo dõi tài sản bằng tiền ,tín phiếu ,ngoại tệ …theo chế độ nhà nước. Theo dõi và làm báo cáo quyết toán của liên hiệp và các đơn vị trực thuộc. Theo dõi thu ,chi ,tình hình thuế và đống thuế của toàn liên hiệp ,theo dõi và quản lý phí quản lý của các trung tâm ,chi nhánh ,công ty trực thuộc liên hiệp.Lập hồ sơ kế toán chứng từ. g.Phòng kinh doanh: Tham mưu cho Tổng giám đốc và lãnh đạo liên hiệp về việc kinh doanh ,viết kế hoạch và phương hướng kinh doanh cho liên hiệp. h. phòng xuất nhập khẩu Khảo sát thăm dò nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế để lập kế hoạch sản xuất kinh doanh hành hoá xuất nhập khẩu .Theo dõi tình hình thực hiện các hợp đồng xuất khẩu ,nhập khẩu hàng hoá với các nước .Viết báo cáo kinh doanh xuất nhập khẩu ,dự thảo các loại hợp đồng chú ý đến luật quốc tế khi lập hợp đồng. Như vây ,các phòng ban nghiệp vụ của liên hiệp là cơ quan tham mưu giúp Tổng giám đốc điều hành ,quản lý các hoạt động của liên hiệp, có trách nhiệm theo dõi ,giúp đỡ về nghiệp vụ đối với các đơn vị trực thuộc. k. Các đơn vị cơ sở Chi nhánh phía bắc ,chi nhánh phía nam của doanh nghiệp,các chi nhánh này có quyền tự chủ trong tổ chức kinh doanh và bố trí sử dụng cán bộ công nhân viên của chi nhánh nằm trong phạm vi và quyền hạn của giám đốc chi nhánh dưới sự theo dõi của liên minh. Các trung tâm có nhiệm vụ hỗ trợ cho hoạt động của doanh nghiệp như trung tâm đào tạo giáo dục lao động có nhiệm vụ đào tạo nâng cao tay nghề cho lao động của công ty và đào tạo thêm cho lao động đi xuất khẩu nước ngoài nhằm tạo cơ hội nghề nghiệp cho họ ở nước ngoài .Trung tâm hội trợ triển lãm quảng cáo cho sản phẩm của doanh nghiệp và một số doanh nghiệp khác… Sơ đồ cơ cấu tổ chức bô máy của công ty VINAHANDCOOP TT HỘI TRỢ TRIỂN LÃM QUẢNG CÁO & DU LỊCH PHÒNG XNK LIÊN MINH HTX VIỆT NAM PHÓ TỔNG GIÁM ĐÓC KIỂM SOÁT VIÊN TT THƯƠNG MẠI & DU LỊCH PHÒNG KINH DOANH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC TT ĐÀO TẠO GIÁO DỤC ĐỊNH HƯỚNG PHÒNG TC-KT PHÒNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG TỔ CHỨC ĐẢNG CÔNG ĐOẦN ĐOÀN THANH NIÊN CN PHÍA NAM PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH CN PHÍA BẮC (Nguồn: Tổ chức hành chính ) Nhận xét: Qua sơ đồ trên có thể thấy ,bộ máy của liên hiệp được tổ chức theo mô hình ma trận .Với sự trợ giúp của những bộ phận đóng vai trò là tham mưu giúp liên hiệp ra những quyết định chính xác hơn về chuyên môn.Sự có mặt của những bộ phận này là cần thiết đối với liên hiệp vì liên hiệp kinh doanh ở nhiều lĩnh vực khác nhau đòi hỏi sự chuyên môn ở từng lĩnh vực phải cao. Đây là mô hình tổ chức phân công chức năng ,nhiệm vụ quyền hạn cho các phòng ban ,các đơn vị trực thuộc giúp công việc được giải quyết nhanh gọn ,chuyên môn hoá trong quản lý ,giúp phát huy được cơ chế quản lý một thủ trưởng đồng thời lãnh đạo doanh nghiệp có thể quản lý tốt quy mô doanh nghiệp lớn hơn.Mô hình này phù hợp với các công ty theo mô hình công ty mẹ công ty con. Tuy nhiên với mô hình tổ chức bộ máy trên ,bộ máy quản lý của liên hiệp cồng kềnh phức tạp ,các bộ phận phòng ban chức năng không phát huy hết vai trò của mình trong việc quản lý các đơn vị cấp dưới. 3.Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh: Liên hiệp là một doanh nghiệp có chức năng quyền hạn khá rộng trong việc tổ chức sản xuất kinh doanh: Tổ chức sản xuất kinh doanh ,xây dựng. Xuất khẩu nhập khẩu. Tổ chức các hoạt động dịch vụ du lịch. Với nguồn vốn do các đơn vị thành viên đóng góp và do liên hiệp hợp tác xã Việt Nam cấp ,căn cứ vào khả năng ,nhu cầu của thị trường , điều kiện thực tại của bản thân trên liên hiệp đã mới chỉ dừng lại ở một số hoạt động kinh doanh thương mại dịch vụ ,chưa thực sự tận dụng được hết chức năng ,quyền hạn của mình. Hiện nay liên hiệp đang kinh doanh các ngành nghề : Xuất khẩu các mặt hàng tiểu thủ công nghiệp ,thủ công mỹ nghệ ,nông sản ,quần áo các loại , đồ gỗ. Nhập khẩu thiết bị máy móc ,vật tư nguyên liệu để phục vụ sản xuất và hàng tiêu dùng ,phương tiện vân tải ,vật liệu xây dụng. Xuất khẩu lao động ra nước ngoài . Các mặt hàng xuất khẩu của liên hiệp chủ yếu được lấy từ các hợp tác xã trong liên minh hợp tác xã Việt Nam.Các mặt hàng nhập khẩu căn cứ vào nhu cầu của các hợp tác xã ,các đơn vị trong liên minh ,các mặt hàng xuất khẩu có thị trường tiêu thụ chủ yếu là ở Đông Âu , Đức nơi mà liên hiệp có các đại diện.Và nguồn hàng nhập khẩu của liên hiệp cung từ các nước Đông Âu , Đức. Việc tổ chức đào tạo dạy nghề được tiến hành tại các chi nhánh của liên hiệp tại các tỉnh phía bắc ,phía nam … Với đặc điểm kinh doanh ,dịch vụ là chủ yếu ,người lao động trong liên hiệp chủ yếu đến từ các trường đại học ,cao đẳng ,trung cấp.Ngoài ra liên hiệp còn ký hợp đồng thời vụ đối với một số công nhân có trình độ kỹ thuật giỏi để làm giáo viên cho các lớp đào tạo dạy nghề. 4.Một số kết quả của liên hiệp trong những năm gần đây Hoạt động kinh doanh dịch vụ của liên hiệp luôn đứng trước những khó khăn thử thách lớn với sự cạnh tranh quyết liệt của nền kinh tế thị trường trong và ngoài nước .Bên cạnh đó là cơ chế chính sách của nước ta chưa thực sự tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động. Tuy nhiên với sự nỗ lực của bản thân ,sự giúp đỡ của liên minh hợp tác xã Việt Nam ,liên hiệp đã đang tận dụng lợi thế ,khắc phục khó khăn ,từng bước phát triển.Kết quả năm sau cao hơn năm trước.Sau đây là kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của liên hiệp thời gian gần đây: Bảng 1:Báo cáo kết quả kinh doanh (ĐV:100.000) 25 So sánh 2006 và 2007 TL 38,6 32,1 -4,5 52,3 49,2 38,1 45,4 52,3 54,2 25 7,2 Số tuyệt đối 35954 20301 -3,1 15653 5746 664 702 4383 9904 105 110 Tăng giảm TH so với KH Năm 2007 TL 35,9 16,7 -14 94,3 94 76,9 114 94,3 94,6 31,2 3,8 Số tuyệt đối 34.099 11.965 -10,6 22134 8441 1046 1198 6197 13693 125 60 Năm 2006 TL (%) 27,6 3,2 -19 154,2 112 39,3 55,3 154 191 20 4,1 Số tuyệt đối 20145 1.984 -16 18161 6168 492 551 5085 11993 70 60 Năm 2007 TH 129.099 83.515 64,7 45.584 17417 2406 2248 12763 28167 525 1,620 KH 95.000 71.550 75,3 23.450 8976 1360 1050 6566 14474 400 1,560 Năm 2006 TH 93.145 63.214 67,8 29.931 11668 1742 1546 8380 18263 420 1,510 KH 73.000 61.230 83,8 11.770 5.500 1250 995 3.295 6270 350 1,450 Chỉ Tiêu 1.Doanh thu 2.Tổng chi phí SXKD - tỷ xuất chi phí 3.Lợi nhuận trước thuế 4.Nộp NSNN -Thuế GTGT -Thuế XK-NK -Thuế TNDN 5.Lợi nhuận sau thuế 6.LĐ sử dung (người) 7.TNBQ của lao động (nguồn:phòng kế toán tài chính) 25 Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp 31/12/2007 Qua bảng số liệu ta thấy Năm 2006 lợi nhuận sau thuế của DN đạt mức khá cao vượt xa so với kế hoạch của năm đó là 191%.Sở dĩ có sự tăng trưởng cao đến như vậy là do năm 2006 Việt Nam đã tiến hành quảng bá mạnh mẽ du lịch Việt Nam ra thế giới.Và hệ quả của việc quảng bá đó là rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực du lịch đạt được doanh thu cao từ dịch vụ trong đó có công ty VINAHANDCOOP.Mặt khác cùng với sự phát triển về du lịch thì số lượng các mặt hàng truyền thống của Việt Nam như đồ thủ công mỹ nghệ (ghế mây,tranh lụa ,tranh khảm trai…)cũng được tiêu thụ mạnh làm tăng doanh thu của công ty trong khi tỷ lệ chi phí bỏ ra thấp hơn so với kế hoạch ( vì tỉ lệ doanh thu từ dịch vụ chiếm khá lớn mà chi phí của ngành dịch vụ thường không cao) làm cho lợi nhuận doanh nghiệp cao. Năm 2007 doanh nghiệp tiếp tục phát triển nhanh ,doanh thu tăng 36,28% so với năm 2006.Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp tăng 9904000 nđ (khoảng 54,2%) so với 2006.Cùng với sự tác động của việc Việt nam ra nhập WTO vào cuối năm 2006 hoạt động xuất nhập khẩu đựơc thông thoánh hơn những mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu nhiều sang các nước thể hiện ở tỉ lệ thuế nộp cho ngân sách nhà nước từ hoạt động XNK chiếm tỉ lệ lớn trong tổng thuế nộp cho nhà nứơc khoảng 13%.Cùng với đó phòng xuất khẩu lao động của doanh nghiệp đã đưa đựơc hơn 300 lao động ra nước ngoài chủ yếu là sang Malaixia. Về nguồn nhân lực của doanh nghiệp : Thu nhập bình quân của người lao động là 1510.000/1 người năm 2006 và 1620.000/1 người năm 2007 mức tăng là 110.000 nđ/1 người(tỉ lệ 7,2%).Đây là mức thu nhập bình quân tương đối cao so với các doanh nghiệp khối nhà nước khác.Do giai đoạn này doanh nghiệp ký được một số hợp đồng lớn về sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ để đáp ứng về mặt thời gian thì doanh nghiệp đã tăng ca có thưởng thêm đối với đối tượng sản xuất trực tiếp làm thu nhập của những đối tượng này tăng lên.Tuy nhiên một nhược điểm rất lớn của doanh nghiệp nhà nước là mức tăng thu nhập khá chậm năm 2007 tăng 7,2% so với 2006 trong khi tỉ lệ lạm phát năm 2007 là trên 12% .Như vậy mức sống của người lao động trong doanh nghiệp không hề tăng. Về số lượng lao động ,lượng lao động thực tế cao hơn 70 người (20%) so với kế hoạch năm 2006,và năm 2007 cao hơn kế hoạch là 125 người ( 25%).Khi nhu cầu sản xuất tăng cao ở những năm này mặc dù doanh nghiệp đã tiến hành tăng ca đối với lao động sản xuất trực tiếp nhung vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vì vậy doanh nghiệp đã phải tuyển thêm một số lao động để làm thời vụ.Do đó số lượng lao động của doanh nghiệp tăng cao so với kế hoạch.Đến năm 2007 nhìn thấy được cơ hội của mình từ việc Việt Nam ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO doanh nghiệp đã quyết định mở thêm một xưởng sản xuất nhỏ nữa để đáp úng nhu cầu xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ và một số mặt hàng tiêu dùng.Doanh nghiệp đã thuê thêm nhân công,tính đến cuối năm 2007 số lượng nhân công của doanh nghiệp là 525 người. Nhìn chung trong hai năm này doanh nghiệp đã đạt được những mục tiêu nhất định đề ra như doanh thu vượt mức kế hoạch ,tỉ lệ chi phí thấp hơn kế hoạch đề ra.Có đựoc những thành tích này chính là do doanh nghiệp đã biết nắm bắt cơ hội từ thị trường và biến nó thành lợi ích thực sự.Là một doanh nghiệp nhà nước thì thực hiện mục tiêu xã hội cũng rất quan trọng .Mặc dù đã giải quyết thêm đựơc việc làm cho người lao động nhưng daonh nghiệp chưa nâng cao được mức sống cho người lao động. II.Thực trạng công tác quản lý nguồn nhân lực : 1.Thực trạng về nguồn nhân lực. 1.1.Tình hình số lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp trong những năm gần đây: Doanh nghiệp được thành lập từ đầu những năm 90 khi mà mô hình HTX vẫn còn khs phổ biến ở nước ta.Vì vậy doanh nghiệp đã thu hút được một lượng rất lớn lao động như năm 1990 là 675 lao động đến năm 1991 là 820 lao động.Thời kỳ này Việt Nam đang bước đầu thực hiện mở cửa nền kinh tế tuy nhiên nó chưa có tác động mạnh mẽ đên doanh nghiệp.Những năm tiếp theo với xu thế hội nhập thế giới thì mô hình HTX đã cho thấy những nhược điểm của một doanh nghiệp nhà nước.Một số cơ sở của liên hiệp hoạt động không hiệu quả thậm chí bị thua lỗ vì vậy doanh nghiệp đã phải thu hẹp quy mô.Số lượng lao động những năm tiếp theo đã giảm đáng kể đến năm 1996 còn 315 lao động giảm 505 người so với năm 91.Cuối những năm 90 đầu những năm 2000 do đổi mới phương thức quản lý ,doanh nghiệp vẫn đạt được những hiểu quả nhất định ,biến động về nguồn nhân lực trong những năm này không quá lớn.Chúng ta có thể thấy tình hình thay đổi số lượng lao động của doanh nghiệp trong những năm gần đây qua bảng sau: Bảng 2 :Số lượng lao động tại liên hiệp HTX Việt Nam Năm Tổng số LĐ LĐ thường xuyên LĐ bổ xung (LĐ thời vụ) 2002 325 325 0 2003 287 232 45 2004 378 378 0 2005 320 304 16 2006 420 350 70 2007 525 400 125 Nguồn:Phòng tổ chức hành chính Nguồn:Phòng tổ chức hành chính Nguồn:Phòng tổ chức hành chính 26 Tóm tắt bảng bao cáo tình hình sử dụng lao động tại doanh nghiệp Biểu đồ 1 : Số lượng lao động của doanh nghiệp qua các năm Tổng số LĐ(người) Năm Từ biểu đồ trên ta thấy ,cuối năm 2002 doanh nghiệp nhân thấy khu vực sản xuất hàng tiêu dùng của công ty hoạt động không có hiệu quả (mặt hàng bàn ghế gỗ của doanh nghiệp tiêu thụ chậm giai đoạn này khách hàng ưa chuộng sử dụng những loại bàn ghế làm từ các chất liệu khác).Vì vậy đầu năm 2003 doanh nghiệp quyết định thu hẹp quy mô ở khu vực này ,số lượng lao động giảm từ 325 người (2002) xuống 287 ngưòi (2003) với 232 lao động thường xuyên và 45 lao động thời vụ (cuối năm 2003 doanh nghiệp nhận đựoc một số hợp đồng lớn do đó phải thuê thêm lao động làm thời vụ ).Nhận thấy tiềm năng về du lịch và quan hệ thương mại doanh nghiệp quyết định thành lập thêm 3 đơn vị trực thuộc là Trung tâm thương mại và du lịch,trung tâm đào tạo giáo dục định hướng ,trung tâm hội trợ triển lãm quảng cáo.Tuy nhiên do tình hình khó khăn của nền kinh tế Việt Nam nên kết quả là năm 2004 doanh nghiệp không phải bổ xung thêm lao động thời vụ ,thậm chí còn dôi dư một lượng lớn lao động 65 người (17,2%).Vì vậy năm 2005 doanh nghiệp lại giảm lao động xuống còn 320 lao động.Từ năm 2005 đến năm 2007 số lượng lao động tại doanh nghiệp liên tục tăng lên ,đên năm 2007 là 525 người.Như đã phân tích ở phần trước thì giai đoạn 2006,2007 cùng với sự phát triển của du lịch và việc Việt Nam ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO ,doanh nghiệp đã biết nắm bắt cơ hôi để phát triển ,mở rộng sản xuất. Tuy có những năm doanh nghiệp phải thuê thêm lao động thời vụ để bổ xung vào nguồn lao động sản xuất nhưng không phải những năm đó danh nghiệp không có lao động dôi dư .Vì có thể đầu năm doanh nghiệp không nhận được nhiều hợp đồng làm cho một lượng lao động lao động sản xuất cảu doanh nghiệp không có việc để làm ,nhàn rỗi ,nhưng đến cuối năm dn lại nhận được một số hợp đồng cùng một lúc khiến cho lượng lao động hiện tại không đáp ứng đủ để sản xuất số lượng sản phẩm theo hợp đồng vì vậy dn phải thuê thêm lao động bổ xung. Ngoài ra,cũng có một số lượng không nhỏ người lao động rời bỏ doanh nghiệp.Vì thu nhập của lao động sản xuất trong khu vực nhà nước tương đối thấp.Cùng với sự đổi mới phương thức quản lý thì doanh nghiệp phải tiến hành sấp xếp lại cơ cấu tổ chức ,giải quyết lao động dôi dư …cũng là một trong những nguyên nhân của sự thay đổi liên tục về nhân sự của doanh nghiêp. Qua diễn biến về số lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp trong những năm qua ta có thể rút ra vài nhận xét về số lượng nhân sự của công ty: - Tính chất thời vụ của các sản phẩm của công ty do các hợp đồng sản xuất quyết định có ảnh hưởng lớn đến sự thay đổi về số lượng nhân sự. - Doanh nghiệp chưa biết sử dụng những lao động tạm thời nhàn rỗi vào công việc khác trong một thời điểm nhất định.Dẫn đến việc lãng phí thời gian của lao động tốn kém chi phí của doanh nghiệp vì vậy hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực thấp. - Doanh nghiệp chưa có chiến lược giữ chân nhân viên hiệu quả ,tỉ lệ thay thế lao động cao ảnh hưởng đến số lượng lao động và chất lượng thực hiện công việc. 1.2.Về cơ cấu ; chất lượng nguồn nhân lực: Cơ cấu lao động cũng là một yếu tố cơ bản của nguồn nhân lực .Cơ cấu nguồn nhân lực điển hình mẫu hiện nay là cơ cấu nguồn nhân lực ở các công ty thuộc các nước phát triển hiện nay.Một cơ cấu lao động họp lý sẽ tạo điều kiện cho nguồn nhân lực phát triển dễ dàng hơn. Ngày nay lợi thế cạnh tranh thực sự của doanh nghiệp về nguồn nhân lực không phải là về số lượng lao động mà là về chất lượng lao động.Vì doanh nghiệp muốn có số lượng bao nhiêu lao động thì có thể dễ dàng có được thông qua thị truờng lao động.Nhưng nếu muốn có được chất lượng lao động tốt thì không phải dễ dàng có ngay được nó còn phụ thuộc vào việc đào tạo và tuyển chọn của doanh nghiệp. Ta có thể theo dõi cơ cấu nguồn nhân lực về độ tuổi ,về giới tính ,về thâm niên làm việc năm 2007 tại doanh nghiệp qua bảng số liệu sau: Bảng 3 : cơ cấu lao động phân theo giới tính ,tuổi ,thâm niên công tác và chuyên môn ,trình độ đào tạo. Trình độ chuyên môn được đào tạo Số người % nữ Thâm niên nghề(%) Tuổi(%) <2 năm 2-5 năm >5-10 năm >10 năm <30 tuổi 30-50 tuổi >50 tuổi ĐH-Cao đẳng 32 40 12 48 12 28 48 40 12 -Tài chính KT 7 -Kinh tế 18 -Quản trị KD 3 -Luật 6 -Ngoại ngữ 8 Trung cấp-SC 54 71 42,8 28,6 14,3 14,3 71,4 28,6 0 LĐ phổ thông 439 49 67 18 15 0 58 36 6 Tổng số lao động 525 51 61,2 20,9 14,7 3,2 58,7 35,5 5,8 Nguồn : phòng tổ chức hành chính Nhận xét : Tại liên hiệp sản xuất thương mại hợp tác xã Việt Nam có 525 cán bộ công ,nhân viên trong đó: +Cơ cấu lao động theo giới tính :Nữ chiếm 51% tương ứng với 268 người.Như vậy số lao động nam và nữ là tương đối cân bằng.Ở các doanh nghiệp khác ta thường thấy số lao động nam nhiều hơn nữ (vì nhiều gia đình nữ giới có thể ở nhà làm việc nhà).Tuy nhiên ,cơ cấu này khá phù hợp với đặc điểm nghành nghề của đơn vị.Một trong những sản phẩm về thủ công mỹ nghệ của doanh nghiệp là tranh thêu ,sản phẩm này rất cần bàn tay khéo léo của những lao động nữ.Tỉ lệ lao động nữ có trình độ đại học cũng không chênh lệch quá xa so với lao động nam có trình độ đại học..Hầu như những lao động có trình độ đại học được làm ở các vị trí quản lý của công ty.Trong 32 lao động có bằng đại học thì có 13 người là nữ(40%).Điều này thể hiện sự tiến bộ của đơn vị trong cách nhìn nhận về năng lực của lao động nữ.Trong khi nhiều doanh nghiệp nhà nước khác còn e ngại việc sử dụng lao động nữ vào vị trí quản lý. +Cơ cấu lao động theo thâm niên nghề :Nhìn chung các cán bộ còn khá trẻ về tuổi nghề ,thâm niên công tác là những người có thâm niên dưới 2 năm chiếm tỉ lệ lớn 61,2%.Hạn chế nhất là cán bộ công nhân viên có tham niên trên 10 năm chỉ chiếm 2%.Đối với lao động phổ thông thì người có thâm niên trên 10 năm là không có.Vì những lao động phổ thông này chủ yếu là lao động trực tiếp sản xuất.Lao động này có tỉ lệ thay thế lao động lớn nhất công ty do mức lương của họ tương đối thấp.Tuy nhiên bên cạnh đó doanh nghiệp cũng giữ lại được những cán bộ quản lý có thâm niên trên 10 năm (28%) ,đặc biệt là đội ngũ lãnh đạo giàu kinh nghiệm ,gắn bó lâu với doanh nghiệp.Liên hiệp thường xuyên đưa các án bộ trẻ đi học tập nâng cao.Bên cạnh đó đội ngũ cán bộ công nhân viên nhiều năm thường xuyên phổ biến kinh nghiệm cho mọi người. +Cơ cấu lao động theo tuổi tại liên hiệp nhìn chung có sự cách biệt giữa những người trên 50 với những người 30-50 tuổi và đặc bệt là những người dưới 30 tuổi.Tỉ lệ những người

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc20463.doc
Tài liệu liên quan