MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ QUY CHẾ TRẢ LƯƠNG TRONG DOANH NGHIẾP 3
I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ TIỀN LƯƠNG 3
1.1 Khái niệm và bản chất của tiền lương 3
1.2 Tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế 5
1.3 Chức năng của tiền lương 6
1.4 Phân biệt tiền lương và tiền công 7
1.5 Phân biệt tiền lương và tiền thưởng 7
1.6 Phân biệt tiền lương và thu nhập 8
1.7 Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới tiền lương của người lao động 8
II. QUY CHẾ TRẢ LƯƠNG 9
2.1 Khái niệm 9
2.2 Yêu cầu 10
2.3 Căn cứ nguyên tắc xây dựng quy chế trả lương 10
2.3.1 Các căn cứ xây dựng quy chế trả lương 10
2.3.2 Các nguyên tắc xây dựng quy chế trả lương 11
2.4 Quy trình xây dựng quy chế trả lương 12
2.5 Nội dung quy chế trả lương 14
2.5.1 Nguyên tắc chung 14
2.5.2 Nguồn hình thành và sử dụng quỹ tiền lương 15
2.5.3 Phân phối quỹ lương 16
2.5.4 Tổ chức thực hiện 16
2.5.5 Điều khoản thi hành 17
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUY CHẾ TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHUYỂN PHÁT NHANH HỢP NHẤT MIỀN BẮC 18
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY 18
1.1 Qúa trình hình thành và phát triển của Công ty 18
1.1.1 Thông tin chung 18
1.1.2 Lịch sử hình thành của Công ty 18
1.2 Chức năng nhiệm vụ 20
1.3 Đặc điểm kinh doanh 20
1.4 Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 20
1.4.1 Cơ cấu tổ chức 20
1.4.2 Chức năng nhiệm vụ của từng cấp quản lý trong Công ty 23
1.4.3 Mối quan hệ giữa các đơn vin, bộ phận trong Công ty 25
1.5 Một số kết quả đạt được và phương hướng hoạt động trong những năm tới 27
1.5.1 Kết quả đạt được 27
1.5.2 Phương hướng mục tiêu trong năm 2010 28
II. THỰC TRẠNG QUY CHẾ TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHUYỂN PHÁT NHANH HỢP NHẤT MIỀN BẮC 28
2.1 Những quy định chung 28
2.1.1 Căn cư xây dựng 28
2.1.2 Mục đích 28
2.1.3 Nguyên tắc trả lương 29
2.1.4 Tiền lương tối thiểu 29
2.1.5 Công ty quy định mức tối thiểu 30
2.1.6 Hệ thống thang bảng lương Công ty 32
2.2 Các phương pháp tính lương đang áp dụng 33
2.2.1 Chế độ lương thời gian 33
2.2.2 Chế độ lương khoán 35
2.3 Đối với nhân viên kinh doanh 38
2.4. Thưởng phạt lương khách hàng mới. 39
2.4.1. Thưởng số khách hàng mới 40
2.4.2. Thưởng doanh thu khách hàng mới 40
2.4.3. Phạt số khách hàng mới 40
2.4.4. Phạt doanh thu khách hàng mới. 40
2.5 Quỹ lương TT KTKV1 41
2.6 Đối với cộng tác viên 42
2.6.1. Đối tượng áp dụng 42
2.6.2. Áp dụng chính sách hoa hồng như sau 42
2.7 Lương tuyến phát 42
2.8 Chế độ phúc lợi của Công ty 42
2.8.1. Chế độ thưởng quý, năm 42
2.8.2. Các chế độ chính sách đối với cán bộ công nhân viên trong Công ty 44
2.9 Một số kết luận rút ra 46
2.9.1 Ưu điểm 46
2.9.2 Nhược điểm 47
CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY CHẾ TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHUYỂN PHÁT NHANH HỢP NHÁT MIỀN BẮC 48
I. ĐỊNH HƯỚNG 48
1.1 Thời cơ thách thức của Công ty trong thời gian tới 48
1.1.1 Thời cơ 48
1.1.2 Thách thức 49
1.2 Phương hướng phát triển 49
1.2.1 Phương hướng phát triển sản xuất kinh doanh 49
1.2.2 Phương hướng cải tiến và hoàn hiện quy chế trả lương tại Công ty 51
II. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY CHẾ TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHUYỂN PHÁT NHANH HỢP NHẤT MIỀN BẮC 52
2.1 Giải pháp hoàn thiện 52
2.2 Kiến nghị 54
KẾT LUẬN 57
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
65 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1883 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số biện pháp nhằm hoàn thiện Quy chế trả lương tại Công ty cổ phần chuyển phát nhanh Hợp Nhất Miền Bắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ễn Thanh Hà - Uỷ viên
- Ông Lê Văn Thành - Uỷ viên
- Ông Phan Hồng Tuấn - Uỷ viên
Bộ máy quản lý
- Giám đốc điều hành: Phụ trách điều hành các hoạt động của Công ty
+ 01 Phó giám đốc Công ty: Phụ trách các mảng kinh doanh
+ 01 Phó giám đốc chất lượng
- Trưởng phòng ban chức năng của Công ty
- Giám đốc các Trung tâm dịch vụ
- Các tuyến phát
Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty cổ phần CPN Hợp Nhất Miền Bắc
Đại hội đồng cổ đông
Hội Đồng Quản Trị
Ban kiểm soát
Ban Giám Đốc
Phòng
Tổ chức hành chính
Phòng
Tài chính kế toán
Phòng
Kinh doanh
Phòng
Nghiêp
vụ
Trung tâm giao dịch
Tuyến phát
Trung tâm khai thác
Đội Xe
Bộ phận bưu điện
Trung tâm phát hành báo
Các phòng ban, bộ phận, phân hệ
- Phòng kinh doanh
- Phòng tài chính
- Phòng Tổ chức – hành chính
- Phòng quản trị chất lượng
- Trung tâm khai thác
- Bộ phận bưu điện
- Đội xe
- Các TTGD và TTGD song song
Chức năng nhiệm vụ của từng cấp quản lý trong Công ty
- Đại hội đồng cổ đông: Kiểm tra, giám sát hoạt động của Hội đồng quản trị
- Hội đồng quản trị: Phụ trách công tác chiến lược và phát triển Công ty, hình ảnh Công ty, các quyết định đầu tư, công tác nhân sự Ban giám đốc và kế toán trưởng các Công ty.
- Ban kiểm soát: Phụ trách hoạt động tài chính của Công ty, thẩm định các dự án đầu tư.
- Ban giám đốc
+ Giám đốc điều hành: Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh, các quyết định của HĐQT. Xây dựng và trình HĐQT về chiến lược phát triển Công ty, phương án huy động vốn, đề án tổ chức quản lý của Công ty. Kiểm tra các đơn vị về thực hiện các định mức tiêu chuẩn đơn giá quy định trong nội bộ Công ty. Quản lý các công tác kinh doanh, nhân sự, tài chính...
+ Phó giám đốc kinh doanh: Phụ trách công tác kinh doanh của Công ty bảo đảm đúng kế hoạch doanh thu khách hàng mới. Phát triẻn công tác kinh doanh tại các đơn vị được phân công. Trực tiếp chỉ đạo khảo sát mở rộng mạng lưới TTGD. Trực tiếp quản lý phòng kinh doanh, trung tâm chăm sóc khách hàng, phòng Tổ chức hành chính, các tuyến Đông bắc. Thường xuyên tổ chức đào tạo nâng cao trình độ kinh doanh cho đội ngũ nhân viên làm công tác kinh doanh.
+ Phó giám đốc chất lượng: Trực tiếp điều hành các mảng công việc chất lượng dich vụ tại Công ty và TT KTKV1, công tác văn hoá của Công ty. Tổ chức thực hiện kế hoạch chất lượng dịch vụ, các quyết định của HĐQT. Điều hành hoạt động công tác chất lượng dịch vụ theo đúng quy chế, quy định về khai thác BP, BK theo đúng quy định của pháp luật của Công ty
- Phòng tổ chức – hành chính – tiền lương:
+ Trả lương trả thưởng tại đơn vị đúng, đủ, công khai, dân chủ
+ Bố trí, sắp xếp nhân sự tại đơn vị sao cho hiệu quả nhất
+ Kiểm tra, đôn đốc nhân viên tại đơn vị thực hiện tốt kỷ luật lao động, nội quy lao động, an toàn lao động tại Công ty.
+ Thực hiện nề nếp hội họp, giao ban, các chế độ báo cáo của Công ty
+ Phổ biến các văn bản, quy định của Công ty, các quyết định, chỉ thị, thông báo của Giám đốc điều hành, của các phòng ban nghiệp vụ của Công ty cho 100% nhân viên tại đơn vị.
- Phòng tài chính - kế toán:
+ Quản lý và thực hiện công tác thu hồi công nợ theo chỉ tiêu của Công ty
+ Quản lý doanh thu, công nợ, hoá đơn, tài sản của Công ty tại đơn vị.
+ Thực hiện chế độ công khai tài chính tại đơn vị.
+ Thực hiện đầy đủ các chế độ báo cáo về công tác tài chính
+ Chốt các tài khoản liên quan đến đơn vị theo lịch của phòng tài chính
- Phòng kinh doanh:
+ Phát triển thị trường, duy trì khách hàng cũ, phát triển khách hàng mới theo quy chế, quy định của Công ty.
+ Thiết lập và xây dựng cơ sở dữ liệu khách hàng theo mẫu của Công ty
+ Thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo về công tác kinh doanh tại đơn vị.
- Phòng nghiệp vụ:
+ Thống kê, kiểm tra số liệu các TTGD gửi lên hàng tháng.
- Các Trung tâm giao dịch: Nghiệp vụ chính của các Trung tâm là hoạt động trong lĩnh vực CPN. Đây là bộ phận trực tiếp, hoạt động trong lĩnh vực chính và là thế mạnh của Công ty.
- Tuyến phát: Phát BP, BK đến tay người nhận trong khu vực quản lý của tuyến
- Trung tâm khai thác:
+ Thực hiện khai thác BP, BK theo đúng quy trình khai thác
+ Kết nối BP, BK tại đơn vị đúng chỉ tiêu thời gian quy định của Cty
+ Thu phát BP, BK theo đúng chỉ tiêu của Công ty
- Đội xe: Vận chuyển BP, BK đến địa điểm người nhận
-Bộ phận bưu điện: thu, phát BP, BK ngoài tuyên HNC
- Trung tâm phát hành báo: Hoạt động của Trung tâm là nhận đặt in báo, tạp chí của các cơ quan, đơn vị, đồng thời in ấn các loại thẻ, card quảng cáo, các sản phẩm văn phòng.
Mối quan hệ giữa các đơn vin, bộ phận trong Công ty
Mối quan hệ với công ty mẹ
Mặc dù mô hình công ty mẹ - công ty con bắt đầu đi vào hoạt động tứ 01/01/2007, nhưng thực công ty đã hoạt động trên lĩnh vực chuyển phát nhanh từ năm 2001 với tiền thân là Công ty TNHH Thương mại và chuyển phát nhanh Hợp nhất sau đó chuyển thành Công ty cổ phần và tách ra thành các công ty con gồm:
+ Công ty mẹ: Công ty Cổ phần Hợp Nhất Việt Nam - trụ sở chính tại
Hà Nội
+ Công ty Cổ phần Chuyển phát nhanh Hợp Nhất Miền Bắc
+ Công ty CP Văn phòng phẩm Hợp Nhất Miền Nam
+ Công ty CP Chuyển phát nhanh Hợp Nhất Miền Nam
+ Công ty CP Quốc tế Hợp Nhất Miền Bắc
+ Công ty CP Quốc tế Hợp Nhất Miền Nam
+ Chi nhánh Công ty CP Hợp Nhất Miền Nam.
+ Chi nhánh Công ty CP Hợp Nhất Miền Trung
+ Chi nhánh Công ty CP Hợp Nhất Miền Tây
Kể từ tháng 4 năm 2008 công ty hoạt động độc lập theo các chuẩn thống nhất của HNC: Nhất quán các chính sách vế kinh doanh, tài chính, nhân sự, chất lượng hệ thống mạng lưới cung cấp dịch vụ thống nhất trên toàn quốc (63/63 tỉnh thành)…
Quan hệ với các cơ quan trên địa bàn
Việc kinh doanh tuân thủ pháp luật là chủ trương chung của Đảng, Nhà nước. Vì vậy các mối quan hệ với các cơ quan trên địa bàn vẫn luôn đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật, các thủ tục kinh doanh thuê mặt bằng, nghĩa vụ giao nộp, vốn vay ngân hàng, bảo đảm vệ sinh môi trường, một số hoạt động xã hội được thực hiện đầy đủ , đúng nguyên tắc.
Mối quan hệ với nhân dân, chính quyền địa phương trên địa bàn thường xuyên được tăng cường và củng cố, trật tự an ninh- trật tự an toàn xã hội trên địa bàn và đơn vị luôn được giữ vững; Đơn vị an toàn tuyệt đối về người và phương tiên thiết bị. Mặc dù là đơn vị có lao động đông, không ở tập trung tại đơn vị, một số phải thuê nhà ở gần đơn vị nhưng trong những năm qua không có các tệ nạn thâm nhập vào đơn vị. Không có lao động vi phạm kỷ luật dân vận phải xử lý.
Mối quan hệ và các yếu tố môi trường kinh doanh của Công ty
Quá trình kinh doanh cùng với sự chuyển mình của cả nước, Công ty ngày càng nỗ lực phát triển quá trình kinh doanh lấy thu bù chi đảm bảo có lãi. Đối với công ty những năm gần đây là một thời kỳ hết sức khó khăn và trở ngại do thị trường luôn luôn biến động, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu đã lan ra toàn thế giới, song công ty đã và đang cố gắng luôn vượt mức kế hoạch đặt ra, đem lại lợi nhuận cho công ty và ngày càng có uy tín với khách hàng trong và ngoài nước. Xây dựng thương hiệu và khẳng định vị trí của mình trong thương trường kinh doanh có nhiều biến động đặc biệt là nền kinh tế Việt nam đang trên đường nhội nhập.
Để đứng vững được như vậy là do công ty đã chú ý khai thác tốt các nguồn khách hàng, các khách hàng truyền thống trong và ngoài nước, mặt khác đẩy mạnh công tác phục vụ tại chỗ, đa dạng dịch vụ bằng nhiều hình thức với phương pháp phục vụ văn minh lịch sự. Bên cạnh đó chú trọng đầu tư công nghẹ thông tin vào trong quá trinh kinh doanh nhằm mạng lại hiệu quả cao nhất. Liên kết với các công ty trong và ngoài nước để mở rộng quy mô hợp tác cho Công ty.
Một số kết quả đạt được và phương hướng hoạt động trong những năm tới
Kết quả đạt được
Với tốc độ phát triển từ 2006 – 2008 đều đạt trên 150%/năm, HNC đến nay đang cung cấp dịch vụ cho hơn 10.000 khách hàng, có 200 điểm giao dịch. Năm 2009, bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế thế giới nhưng HNC vẫn giữ được tốc dộ tăng trưởng hơn 30%, doanh thu dự kiến đạt 180 tỷ, cổ tức cho cổ đông là 25%. Hiện tại công ty đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và mở rông sang lĩnh vực kho vận, vận tải, phân phối, thương mại, cung cấp đa dịch vụ cho khách hàng.
Bảng 1: Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần chuyển phát nhanh hợp nhất Miền Bắc (2006-2009)
Đơn vị tính: Việt Nam Đồng (VND)
Năm
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
2009
Doanh thu
62.548.639.000
95.427.630.000
150.011.073.230
195.143.952.000
Tổng lợi nhuận trước thuế
2.770.038.000
3.684.903.000
5.273.951.828
6.856.137.376
Tổng lợi nhận sau thuế
1.384.427.000
2.365.130
3.754.253.064
4.880.528.983
Nộp NSNN
4.102.521.000
5.365.130.000
7.357.432.967
9.564.662.857
Lương bình quân
2.175.620
2.305.000
2.746.542.
3.570502
(Nguồn: Công ty cổ phần chuyển phát nhanh Hợp Nhất Miền Bắc)
Qua bảng số liệu trên ta thấy Công ty đã đạt nhưng kết quả đáng kể trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Với tốc độ tăng trưởng ổn định trong điều kiên kinh tế toàn cầu đang trong giai đoạn khủng hoảng đã ghi nhận sự cố gắng của các nhà quản lý cũng như các cán bộ nhân viên trong Công ty. Bước vào năm 2010 đánh dấu những sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu cũng như của Việt Nam, đây là cơ hội để Công ty có thể đẩy mạnh mở rộng quy mô tăng doanh thu. Với những hướng đi hợp lý của mình Công ty cổ phần chuyển phát nhanh Hợp Nhất Miền Bắc đang cố gắng trở thành nhà cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh tư nhân hàng đầu của khu vực Miền Bắc
Phương hướng mục tiêu trong năm 2010
Hợp nhất đang trên đà phát triển để tiếp tục chiếm thị trường và mở rộng các hoạt động sản suất kinh doanh. Kế thừa những thành quả đạt được của những năm trước, sang năm 2010, Hội đồng quản trị và Ban điều hành các Công ty thống nhất đề xuất kế hoạch phát triển với tốc dộ tăng trưởng 52% năm và tiếp tục mở rộng sản xuất các mặt hàng VPP chủ đạo, mở rộng mạng lưới Quốc tế, tổng doanh thu dự kiến đạt 15 triệu USD.
Với định hướng trở thành một trong các Công ty hàng đầu về chuyển phát nhanh, có mạng lưới chuyển phát nhanh Quốc tế kết nối trực tiếp, đồng thời trên lĩnh vực phân phối thương mại thì kênh bán lẻ này sẽ tiếp xúc là nền tảng cho hoạt động sản xuất
II. THỰC TRẠNG QUY CHẾ TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHUYỂN PHÁT NHANH HỢP NHẤT MIỀN BẮC
2.1 Những quy định chung
2.1.1 Căn cư xây dựng
- Căn cứ theo Bộ luật Lao động của nước CHXHCN Việt Nam
- Xét theo tình hình thực hiện của hoạt động SXKD năm 2007, kế hoạch năm 2010 của Công ty CP CPN Hợp Nhất Miền Bắc.
Nhận xét: Có thể thấy những căn cứ trên còn rất chung chung, không thể hiện rõ những nội dung của các Nghị định, Thông tư hướng dẫn của Chính phủ và những quy định về tiền lương của Công ty cổ phần chuyển phát nhanh Hợp Nhất Miền Bắc.
2.1.2 Mục đích
- Nhằm tạo ra động lực làm việc cho người lao động, để nâng cao năng suất lao động, chất lượng công việc, chất lượng dịch vụ, tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức tổ chức kỷ luật của mọi cá nhân và tập thể trong Công ty.
- Khuyến khích các cá nhân, tập thể trong Công ty phát huy hết khả năng, tính chủ động sáng tạo của mình trong công tác, khắc phục khó khăn, hoàn thành các nhiệm vụ kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Thu hút lao động có năng lực, trình độ cao, hàm lượng chất xám lớn vào làm việc tại Công ty với phương châm "Thu hợp trí muôn phương", góp phần vào sự phát triển ổn định bền vững của doanh nghiệp.
2.1.3 Nguyên tắc trả lương
a. Thực hiện chế độ trả lương theo vị trí công tác
- Làm ở vị trí nào thì được hưởng lương của vị trí đó, khi thay đổi chức danh, bộ phận thì tiền lương và thu nhập cũng được điều chỉnh theo cho phù hợp;
- Trình độ chuyên môn năng lực của người lao động;
- Lương chức danh;
- Ngày công thực tế;
- Hệ số xét lương Ki
b. Tiền lương trả cho người lao động phải phù hợp với chính sách hiện hành của Nhà nước, quy định của Công ty và kết quả hoạt động SXKD tại Công ty.
c. Không bình quân chủ nghĩa, khuyến khích người lao động có chuyên môn giỏi, làm việc có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao, tiết kiệm chi phí sản xuất có tinh thần xây dựng hình ảnh thương hiệu của Công ty.
d. Tốc độ tăng tiền
2.1.4 Tiền lương tối thiểu
Tiền lương tối thiểu áp dụng tại Công ty là 800.000đ là căn cứ để tính lương cho toàn thể cán bộ công nhân viên và chính là cơ sở để tính lương tham gia các chế độ cho người lao động như BHXH, BHYT…
Nhận xét:
Tiền lương tối thiểu của Công ty đang áp dụng cao hơn tiền lương tối thiểu Nhà nước đang quy định đối với Doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 620.000đ tương đương với 6.45%.
Để có được mức tiền lương tối thiểu này Công ty đã dựa trên những yếu tố sau:
+ Dựa trên những quy định của Nhà nước về tiền lương tối thiểu;
+ Hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây và hướng phát triển của Công ty trong năm 2010
+ Tốc độ, quy mô phát triển của ngành bưu chính chuyển phát nhanh.
Điều này cho thấy lãnh đạo Công ty đã có sự quan tâm đến chính sách tiền lương, nhất là trong điều kiện Công ty chưa có tổ chức Công đoàn. Đây cũng là một trong những yếu tố thu hút lao động đến với Công ty
2.1.5 Công ty quy định mức tối thiểu
Bảng 2: Mức lương tối thiểu đối với cán bộ nhân viên hưởng lương thời gian
Đơn vị: VND
STT
Chức danh
ML tối thiểu
Ghi chú
1
Giám đốc điều hành
12.230.000
2
Phó giám đốc điều hành, KTT
8.840.000
3
Trưởng phòng Kinh doanh, P.KTT1
6.600.000
4
Trưởng phòng khác; Giám đốc KT1
4.554.000
5
Phó GĐ TTKT1
3.300.000
6
Trưởng ban; Trưởng bộ phận bưu điện
2.970.000
7
Trợ lý phòng ban
2.508.000
8
Nhân viên Kinh doanh; Nhân viên Tài chính
2.240.000
9
Nhân viên Hành chính; NV nghiệp vụ; Lái xe; Ca trưởng; Nhân viên Bưu điện
1.980.000
10
Nhân viên điều hành KT1; Nhân viên KT; Tổ trưởng; PT phát hành báo
1.848.000
11
Nhân viên phát hành báo; NVKT1
1.716.000
12
Nhân viên tuyến phát
1.000.000
(Nguồn: Công ty cổ phần chuyển phát nhanh Hợp Nhất Miền Bắc)
Bảng 3: Mức lương tối thiểu đối với cán bộ nhân viên tại các TTGD
Đơn vị: VND
Doanh thu
Giám đốc
NV kế toán
NV điều hành
NV giao nhận
< 50 triệu
3.000.000
-
1.500.000
1.700.000
< 100 triệu
3.500.000
-
1.500.000
1.800.000
< 150 triệu
4.000.000
2.000.000
1.600.000
2.000.000
< 200 triệu
4.500.000
2.200.000
1.700.000
2.200.000
< 300 triệu
5.000.000
2.500.000
2.000.000
2.500.000
< 500 triệu
5.500.000
3.000.000
2.300.000
2.800.000
> 500 triệu
8.000.000
3.000.000
2.500.000
3.000.000
(Nguồn: Công ty cổ phần chuyển phát nhanh Hợp Nhất Miền Bắc)
Nhận xét:
Dựa vào 2 bảng số liệu trên ta thấy:
- Mức lương tối thiểu của Công ty phù hợp với từng vị trí, tính chất công việc của người lao động, đảm bảo đời sống CBCNV. Từng vị trí làm việc nếu đủ chỉ tiêu thời gian theo ngày công chuẩn thì mức lương thấp nhất bằng mức lương tối thiểu.
- Thể hiện sự khác biệt về mức độ cống hiến, giá trị chất xám, trách nhiệm của từng vị trí công tác.
+ Mức lương tối thiểu giữa Giám đốc điều hành với nhân viên tuyến phát:
Giám đốc có mức lương tối thiểu là 12.230.000đ/tháng còn nhân viên tuyến phát có mức lương tối thiểu là 1.300.000đ/tháng, cao gấp 10 lần.
Sở dĩ có sự chênh lệch này là do: Giám đốc điều hành mang nhiệm vụ và trách nhiệm rất lớn, quản lý chung và trực tiếp điều hành các mảng về kinh doanh, tài chính, nhân sự, công tác xây dựng thương hiệu, công tác nghệ thuật; đảm bảo sao cho Công ty làm ăn có lãi, nắm trong tay cuộc sống của tập thể công nhân viên, chịu trách nhiệm trước HĐQT, Hội đồng cổ đông…Với vai trò trách nhiệm to lớn đó của mình Giám đốc điều hành phải nhận được mức lương cao nhất để thoả đáng với sự cống hiến, với trí lực và thể lực mà họ bỏ ra.
Còn đối với nhân viên tuyến phát: làm công việc đơn giản nhất trong hệ thống các chức danh công việc của Công ty. Công việc của các nhân viên tuyến phát đó là nhận BP, BK từ TTKT1 gửi xuống sau đó phát tới địa chỉ có trên phong bì, phiếu gửi, nếu hàng nặng sẽ được xe của Công ty hỗ trợ, các tỉnh ở xa chi phí thuê xe đi phát sẽ được Công ty quyết toán. Vì vậy mà tiền lương họ nhận được phù hợp với sức lao động, chất xám mà họ bỏ ra, là mức thấp nhất trong hệ thống thang bảng lương. Tuy nhiên trên thực tế mức lương trên chỉ có trong trường hợp tuyến phát mới mở sản lượng phát thấp, còn thu nhập bình quân các tuyến phát khoảng 1.750.000 – 2.500.000đ.
2.1.6 Hệ thống thang bảng lương Công ty
Bảng 4: Bảng tổng hợp hệ thống lương ban điều hành, nhân viên công ty áp dụng từ tháng 01 năm 2008
Đơn vị: VND
STT
Lương chức danh
Mức lương 2007
Mức đề nghị mới
Mức tăng
Hệ số
Thu nhập
Hệ số
Thu nhập
Hệ số
Thu nhập
1
Giám đốc điều hành
12
7.920.000
15.5
10.230.000
3.5
2.310.000
2
Phó giám đốc điều hành
9.5
6.270.000
12.8
8.448.000
3.3
2.178.000
3
Trưởng phòng Kinh doanh; Phó KTT
8.33
5.478.000
10.0
6.600.000
1.66
1.122.000
4
Trưởng phòng khác; GĐ KT1
5.8
3.828.000
6.9
4.554.000
1.1
726.000
5
Phó GĐ TTKT1
4.7
3.102.000
5.0
3.300.000
0.3
198.000
6
Trưởng ban; Trưởng bộ phận bưu điện
3.8
2.508.000
4.5
2.970.000
0.7
462.000
7
Trợ lý phòng ban
3.0
1.980.000
3.8
2.508.000
0.8
528.000
8
Nhân viên Kinh doanh
2.8
1.848.000
3.4
2.244.000
0.6
396.000
9
Nhân viên Hành chính; NV nghiệp vụ; Lái xe; Nv Bưu điện
2.6
1.716.000
3.0
1.980.000
0.4
264.000
10
NV điều hành KT1;
2.3
1.518.000
2.8
1.848.000
0.5
330.000
11
NV PHB; NV KT1
2.2
1.452.000
2.6
1.716.000
0.4
264.000
12
Nhân viên tuyến phát
1.0
660.000
1.52
1.000.000
0.52
340.000
(Nguồn: Công ty cổ phần chuyển phát nhanh Hợp Nhất Miền Bắc)
Nhận xét:
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy:
Mức lương tối thiểu năm 2008 cao hơn mức lương tối thiểu của năm 2007 với mức tăng khá cao. Dễ nhận thấy là hầu như với những chức danh lớn, đòi hỏi trình độ, khả năng chịu được áp lực công việc cũng như trách nhiệm công việc cao thì mức tăng cao hơn nhiều so với những công việc không đòi hỏi chuyên môn cao, áp lực công việc lớn.
Để có được mức lương như trên Công ty đã căn cứ vào:
+ Hiệu quả sản xuất kinh doanh, tốc độ phát triển dự kiến trong năm 2008
+ Xét theo vị trí công tác, mức độ cống hiến của cán bộ công nhân viên, thâm niên công tác ở các vị trí quản lý trong Công ty
+ Xét mức lương của các đối thủ cạnh tranh kinh doanh cùng mặt hàng trên thị trường và do yếu tố đặc thù ngành.
2.2 Các phương pháp tính lương đang áp dụng
Công ty đang áp dụng 2 chế độ lương là: lương thời gian và lương khoán tuỳ theo (từng đối tượng cụ thể).
2.2.1 Chế độ lương thời gian
Đối tượng áp dụng
- Ban điều hành
- Nhân viên khối phòng, ban
- Nhân viên các TTGD chưa khoán
- Nhân viên tuyến phát chưa khoán
- Nhân viên thời vụ
Phương pháp trả lương
Trả lương theo chức danh: Tiền lương được tính như sau
Tiền lương = HSLCD x MLmin x Ki + phụ cấp vùng + các khoản phụ cấp khác (trừ các khoản trích nộp)
- HSLCD: Hệ số chức danh (có bảng hệ số lương chức danh)
- MLmin: Mức lương tối thiểu của Công ty 660.000đ
- Ki: Hệ số lương kinh doanh
- Phụ cấp vùng: 10% lương chức danh
- Các khoản phụ cấp khác:
+ Phụ cấp chức vụ
+ Phụ cấp trách nhiệm: CĐĐH 3.000.000đ/tháng; Phó giám đốc và KTT 2.000.000đ/tháng
+ Phụ cấp thâm niên: với mỗi năm công tác thì người lao động được nhận tương đương 25.000đ
+ Phụ cấp làm thêm giờ: được tính như quy định của Nghị định số 114/2002/NĐ – CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ và Thông tư số 12/2003/TT – BLĐTBXH ngày 30/5/2005 của Bộ Lao động – Thương binh xã hội hướng dẫn thực hiện Nghị định này.
Cách xác định hệ số lương kinh doanh Ki:
+ Hoàn thành vượt kế hoạch >= 130% : Ki = 1.5
+ Hoàn thành vượt kế haọch <= 130% : Ki = 1.25
+ Hoàn thành kế hoạch : Ki = 0.8;0.9 ( tuỳ theo mức độ, áp dụng cho cả nhân viên mới thử việc)
Minh hoạ:
Ông Nguyễn Văn A : HSLCD : 12.80; HSLKD: 1.0; PC trách nhiệm: 2.000.000 đồng/tháng; phụ cấp thâm niên : 150,000 đồng/ tháng.
Tiền lương = 12,80x660,000x1.0 + 2,000,000 + 150,000 – 184,536 = 10,413,454 (đồng/tháng)
Nhận xét:
+ Cách tính lương đơn giản, dễ tính, dễ hiểu.
+ Thể hiện được giá trị sức lao động bỏ ra thông qua hệ số lương kinh doanh Ki
+ Thể hiện được trách nhiệm của người lao động đối với công việc
2.2.2 Chế độ lương khoán
2.2.2.1 Nguồn hình thành quỹ lương tại đơn vị
a. Doanh thu
Doanh thu tính theo bảng giá công bố của HNC, không bao gồm phụ phí và VAT, được phân theo cơ cấu như sau:
- Doanh thu tài liệu chuyển phát nhanh (đối với BP, BK < 2kg)
- Doanh thu hàng chuyển phát nhanh (BP, BK > = 2kg)
- Doanh thu hàng Exp
- Doanh thu uỷ thác
- Doanh thu hàng chậm SG
- Doanh thu hàng chậm khác
- Doanh thu quốc tế
b. Số tiền thu công nợ: Là số tiền thu nợ của khách hàng (không tính số tiền khách hàng gửi giá)
c. Số khách hàng thu nợ: Là số khách hàng thu nợ trong tháng
d. Số lượng và khối lượng bưu phẩm, bưu kiện phát: Sản lượng BP, BK các TTGD phát.
e. Số khách hàng quản lý tại đơn vị: Là số khách hàng sử dụng dịch vụ trong tháng.
f. Số lượng khách hàng mới, doanh thu khách hàng mới: Là số khách hàng và doanh thu KHM trong tháng thực hiện.
g. Chiết khấu cho khách hàng: Là hoa hồng trả cho khách hàng mà Công ty chi trả cho các TTGD theo quy định của Công ty.
h. Các chi phí khác: Theo quyết định của Giám đốc điều hành như chi phí thuê nhà, chi phí đầu tư ban đầu.
2.2.2.2 Đơn giá (tỷ lệ %) đơn vị được nhận về từ doanh thu
Bảng 5: Bảng chi phí doanh thu
STT
Cơ cấu doanh thu
Tỷ lệ
Ghi chú
1
Hàng chuyển phát nhanh
7%
2
Hàng Exp
7%
3
Uỷ thác
5%
4
Hàng chậm SG
7%
5
Hàng chậm khác
3%
6
Thư CPN nội thành (Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Tây Hồ, Võ Thị Sáu)
14%
7
Thư CPN ngoại thành
19%
8
Thư CPN ngoại tỉnh
21%
9
Quốc tế
6%
(Nguồn: Công ty cổ phần chuyển phát nhanh Hợp Nhất Miên Bắc)
2.2.2.3 Đơn giá phát hàng
Bảng 6: Bảng khoán doanh thu
STT
TTGD
Th CPN
Hàng CPN
Hàng Exp
Hàng chậm SG
Uỷ thác
Hàng chậm khác
Quốc tế
1
Ba Đình
14%
7%
7%
7%
5%
3%
7%
2
Cầu Giấy
19%
7%
7%
7%
5%
3%
7%
3
Đông Anh
19%
7%
7%
7%
5%
3%
7%
4
Đống Đa
14%
7%
7%
7%
5%
3%
7%
5
Hoàn Kiếm
14%
7%
7%
7%
5%
3%
7%
6
Hai Bà Trưng
19%
7%
7%
7%
5%
3%
7%
7
Gia Lâm
19%
7%
7%
7%
5%
3%
7%
8
Thanh Xuân
19%
7%
7%
7%
5%
3%
7%
9
Tây Hồ
14%
7%
7%
7%
5%
3%
7%
10
Trung Hoà
19%
7%
7%
7%
5%
3%
7%
11
Võ Thị Sáu
14%
7%
7%
7%
5%
3%
7%
12
Cửa Nam
19%
7%
7%
7%
5%
3%
7%
13
Hoàng Cầu
19%
7%
7%
7%
5%
3%
7%
14
Mỹ Đình
19%
7%
7%
7%
5%
3%
7%
15
Ngọc Hà
19%
7%
7%
7%
5%
3%
7%
16
Nhân Chính
19%
7%
7%
7%
5%
3%
7%
17
Láng Hạ
19%
7%
7%
7%
5%
3%
7%
18
Hà Đông
21%
7%
7%
7%
5%
3%
7%
19
Vinh
21%
7%
7%
7%
5%
3%
7%
20
Quảng Ninh
21%
7%
7%
7%
5%
3%
7%
21
Thái Nguyên
21%
7%
7%
7%
5%
3%
7%
22
Phố Nối
21%
7%
7%
7%
5%
3%
7%
23
Bắc Ninh
21%
7%
7%
7%
5%
3%
7%
24
Vĩnh Phúc
21%
7%
7%
7%
5%
3%
7%
25
Hải phòng
21%
7%
7%
7%
5%
3%
7%
26
Hải Dương
21%
7%
7%
7%
5%
3%
7%
27
Thanh Hoá
21%
7%
7%
7%
5%
3%
7%
(Nguồn: Công ty cổ phần chuyển phát nhanh Hợp Nhất Miền Bắc)
2.2.2.4 Đơn giá thu công nợ
1. Nếu đơn vị thu đạt < 90% công nợ, thì được nhận 0,5% số tiền thu về và 3.000đ/khách hàng.
2. Nếu đơn vị thu đạt 90% < = tỷ lệ công nợ < 100% công nợ, thì được nhận 1.0% số tiền thu về và 5.000đ/khách hàng.
3. Nếu đơn vị thu đạt > = 100% công nợ, thì được nhận 1.5% số tiền thu về và 5.000đ/khách hàng.
2.2.2.5 Chi phí quản lý khách hàng tại đơn vị
1. Đối với khách hàng có doanh thu nhỏ hơn 200.000đ: 20% doanh thu
2. Đối với khách hàng có doanh thu từ 200.000đ trở lên: 50.000đ/KH
- Không bao gồm doanh thu và số khách hàng mới
Nhận xét:
Nhìn vào những chỉ tiêu trên ta thấy có vấn đề bất cập như sau: Tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng do có lượng khách hàng dồi dào hơn so với các tỉnh thành phố khác, tuy nhiên Công ty vẫn để cùng một mức chỉ tiêu nhu nhau cho các TTGD ở các tỉnh vì thế sẽ ko tránh khỏi những sự chênh lênh về thu nhập giưa các TTGD ở thành phố lớn so với các thành phố khác.
2.2.2.6 Chi phí chiết khấu tại đơn vị
Bảng 7: Bảng chi phí chiết khấu tại đơn vị
STT
Cơ cấu doanh thu
Tỷ lệ
Ghi chú
1
Tài liệu chuyển phát nhanh trong nước trong mạng năm 2006 trở về trước
15%
2
Tài liệu chuyển phát nhanh trong nước trong mạng từ năm 2007
20%
3
Hàng chuyển phát nhanh trong nước trong mạng
15%
4
Hàng Exp
15%
5
Uỷ thác
0%
6
Hàng chậm SG
0%
7
Hàng chậm khác
0%
8
Quốc tế HNC
30%
9
Quốc tế trong nước
20%
(Nguồn: Công ty cổ phần chuyển phát nhanh Hợp Nhất Miền Bắc)
Điều kiện hưởng chiết khấu: Khách hàng tại Hà Nội (Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Tây Hồ, Võ Thị Sáu) Doanh thu trên 200.000đ, khách hàng tại các TTGD còn lại trên 100.000đ/01 KH.
2.3 Đối với nhân viên kinh doanh
- Thời gian thử việc 02 tháng : HSL = 3.4
- Tháng đầu tiên : Lương = ( HSL x Mlmin) x Ki(0.8) + p/cv + các khoản khác
- Tháng thứ hai :Lương = ( HSL x Mlmin) x Ki(0.9) + p/cv + các khoản khác.
- Tháng thứ ba trở đi : HSL = 3.8
+ Mức lương 1 : Mức lương đạt khoans (4tr -6KH) hệ số kinh doanh Ki là 1
Lương 1 = (HSL x Mlmin)x1 +p/cv + các khoản P/c khác
+ Mức lương 2 : Mức
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26775.doc