Chuyên đề Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động Thanh toán quốc tế theo phương thức Tín dụng chứng từ tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thăng Long

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 5

 

Chương 1: Những vấn đề cơ bản về Thanh toán quốc tế theo phương thức Tín dụng chứng từ tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thăng Long. 6

1.1. Cơ sở hình thành và vai trò của Thanh toán quốc tế theo phương thức Tín dụng chứng từ tại các Ngân hàng thương mại. 6

1.1.1. Cơ sở hình thành của Thanh toán quốc tế theo phương thức Tín dụng chứng từ tại các Ngân hàng thương mại 7

1.1.2. Vai trò của Thanh toán quốc tế theo phương thức Tín dụng chứng từ tại các Ngân hàng thương mại. 9

1.2. Nội dung của phương thức thanh toán Tín dụng chứng từ tại các Ngân hàng thương mại. 12

1.2.1. Khái niệm và đặc điểm. 12

1.2.1.1. Khái niệm: 12

1.2.1.2. Đặc điểm 12

1.2.2. Các bên tham gia 13

1.2.3. Quy trình nghiệp vụ nói chung: 14

1.2.4. Một số loại L/C 15

1.2.4.1. L/C có thể huỷ ngang – Revocable L/C 15

1.2.4.2. L/C không thể huỷ ngang – Irrevocable L/C 16

1.2.5. Văn bản pháp lý điều chỉnh Thư Tín dụng chứng từ 18

1.3. Những điều kiện ảnh hưởng tới hoạt động Thanh toán quốc tế tại các Ngân hàng thương mại. 22

1.3.1. Những nhân tố khách quan 23

1.3.1.1. Chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước 23

1.3.1.2. Sự phát triển của hoạt động ngoại thương 24

1.3.1.3. Tỷ giá hối đoái 24

1.3.1.4. Môi trường pháp lý 25

1.3.2. Những nhân tố thuộc về bản thân ngân hàng thương mại 25

1.4. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động Thanh toán quốc tế theo phương thức Tín dụng chứng từ. 27

1.4.1 Chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức Tín dụng chứng từ 27

1.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức Tín dụng chứng từ. 29

Chương 2: Thực trạng thanh toán quốc tế theo phương thức Tín dụng chứng từ tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thăng Long. 32

2.1. Khái quát về Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thăng Long. 32

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thăng Long 32

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy. 34

2.1.2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức của Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long. 34

2.1.2.2. Chức năng nhiệm vụ vủa các phòng ban 35

2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh trong 5 năm trở lại đây. 41

2.2. Thực trạng hoạt động Thanh toán quốc tế theo phương thức Tín dụng chứng từ tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thăng Long. 45

2.2.1. Tình hình hoạt động Thanh toán quốc tế theo phương thức Tín dụng chứng từ tại Chi nhánh. 45

2.2.1.1. Về quy trình. 45

2.2.1.2. Về số liệu phản ánh và các kết quả đạt được 51

2.2. Tình hình chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Chi nhánh NHNo Thăng Long 61

2.2.1. Chỉ tiêu định tính: 61

2.2.2. Chỉ tiêu định lượng: Quy mô và tỷ trọng, giá trị thu nhập từ dịch vụ thanh toán quốc tế theo phương thức Tín dụngchứng từ của ngân hàng 63

2.3. Đánh giá chất lượng hoạt động Thanh toán quốc tế theo phương thức Tín dụng chứng từ tại Chi nhánh. 64

2.3.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân. 64

2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân. 65

Chương 3: Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động Thanh toán quốc tế theo phương thức Tín dụng chứng từ tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thăng Long. 70

3.1. Phương hướng phát triển của Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thăng Long trong những năm tới. 70

3.2. Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động Thanh toán quốc tế theo phương thức Tín dụng chứng từ tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thăng Long. 73

3.2.1. Giải pháp về con người. 73

3.2.2. Giải pháp về công nghệ. 75

3.2.3. Giải pháp về marketing quảng bá hình ảnh cho Chi nhánh. 76

3.3.3. Giải pháp về công tác quản lý ở Chi nhánh NHNo Thăng Long. 78

3.3. Một số các kiến nghị với Ngân hàng nhà nước nhằm nâng cao chất lượng hoạt động Thanh toán quốc tế theo phương thức Tín dụng chứng từ tại Chi nhánh. 79

KẾT LUẬN 83

PHỤ LỤC. 86

1. Biểu thu phí 86

2. Kết quản hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ của 12 tháng năm 2004 90

3. Kết quả hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ 12 tháng của năm 2005 95

4. Kết quả hoạt động thanh toán quốc tế thep phương thức tín dụng chứng tử 12 tháng năm 2006 99

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 106

 

 

doc106 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1827 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động Thanh toán quốc tế theo phương thức Tín dụng chứng từ tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h vụ sản phẩm cung ứng trên thị trường, triển khai các phương án tiếp thị, thông tin, tuyên truyền theo chỉ đạo của NHNo&PTNT Việt Nam và Giám đốc Chi nhánh. + Xây dựng kế hoạch quảng bá thương hiệu, thực hiện văn hoá doanh nghiệp, lập chương trình phối hợp với cơ quan báo chí truyền thông, quảng bá hoạt động của Chi nhánh và của NHNo&PTNT Việt Nam, trực tiếp tổ chức tiếp thị thông tin, tuyên truyền bằng các hình thức thích hợp như: catalogue, sách, lịch, thiếp, tờ gấp, áp phích,… theo quy định. + Thực hiện lưu trữ, khai thác sử dụng các ấn phẩm, sản phẩm, vật phẩm như phim tư liệu, hình ảnh, băng đĩa ghi âm, ghi hình,… phản ánh các sự kiện và hoạt động quan trọng có ý nghĩa lịch sử đối với đơn vị. 2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh trong 5 năm trở lại đây. Bảng1: So sánh phân tích kết quả hoạt động kinh doanh một số năm gần đây của Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long (2003 – 2007) Đơn vị: Tỷ đồng. Chỉ tiêu Năm 2003 2004 2005 2006 2007 1. Nguồn vốn 5.920 8.253 7.451 8.221 10.518 - Không kỳ hạn 2.200 3.797 3.787 4.299 6.668 - Có kỳ hạn < 12 tháng 1.420 2.195 1.529 1.091 - Có kỳ hạn > 12 tháng 2.300 2.261 2.135 2.83 3.850 2. Dư nợ 1.820 3.343 2.543 3.036 3.564 - Ngắn hạn 1.130 2.215 1.551 1.558 2.266 - Trung hạn 415 607 550 312 1.006 - Dài hạn 275 521 442 512 292 3. Nợ xấu 32 24 215 118 59 4. Kết quả KD - Tổng thu 390 405 879 1.178 1.531 - Tổng chi chưa lương 235,9 312 794 1.095 1.376 - Chênh lệch Thu – Chi 154,1 93 85 83 155 (Nguồn: Phòng Kế hoạch – Chi nhánh NHNo Thăng Long). Qua bảng trên, có thể thấy Nguồn vốn của Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long trong những năm gần đây có những tiến bộ đáng kể, đặc biệt là các năm 2004, 2006, 2007. Các năm này đều có Tổng Nguồn vốn đạt trên 8 nghìn tỷ VND, cụ thể năm 2004 là 5.920 tỷ VND, năm 2006 là 7.451 tỷ VND, đến năm 2007 thì con số này đã lên đến 10.518 tỷ VND. Năm 2004, Nguồn vốn tăng 2335 tỷ VND so với năm 2003 tương ứng tăng 39, 41%. Tuy rằng huy động vốn trên địa bàn đặc biệt trong năm 2004 gặp rất nhiều khó khăn nhưng để phấn đấu đạt chỉ tiêu kế hoạch được giao cũng như góp phần bảo đảm khả năng thanh khoản của toàn hệ thống, Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long đã áp dụng linh hoạt lãi suất đầu vào trên cơ sở mức lãi suất do NHNo&PTNT Việt Nam thông báo. Đồng thời Chi nhánh cũng đã thực hiện các hình thức huy động vốn đa dạng theo chỉ đạo của NHNo&PTNT Việt Nam như: huy động tiền gửi tiết kiệm trả lãi trước, trả lãi sau, tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm dự thưởng,… Một giải pháp quan trọng góp phần tăng Nguồn vốn so với năm 2003 là chú trọng, tăng cường tiếp thị khách hàng là các doanh nghiệp lớn, các dự án từ các bộ ngành qua việc cung cấp các dịch vụ tiện ích nhất có thể như: thu, chi tại điểm, chi trả lương cho cán bộ doanh nghiệp khách hàng qua máy rút tiền ATM,… Năm 2005, Nguồn vốn giảm 802 tỷ VND tương ứng giảm 9,72%. Nguyên nhân của việc sụt giảm nguồn vốn này có thể giải thích như sau. Trong năm 2005, bám sát chỉ đạo của NHNo&PTNT Việt Nam, Chi nhánh Thăng Long đã tích cực thực hiện các giải pháp tăng nguồn vốn từ dân cư, kiên quyết giảm nguồn vốn nhận từ các tổ chức tín dụng khác nhằm dần tạo nguồn vốn ổn định, góp phần đảm bảo khả năn thanh khoản của toàn hệ thống. Cụ thể là đã giảm 31% nguồn vốn nhận từ các tổ chức tín dụng so với năm 2004. Bước đầu, nguồn vốn có giảm so với năm 2004 nhưng đây là những việc làm cần thiết để gia tăng sức mạnh trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Năm 2006, Nguồn vốn tăng 770 tỷ VND tương ứng là 10, 33% do Chi nhánh đã giảm phần lớn nguồn vốn nhận từ các tổ chức tín dụng khác đồng thời đẩy mạnh các hoạt động nhằm huy động nguồn vốn bù đắp phần nguồn đã trả các tổ chức tín dụng và tăng trưởng nguồn vốn. Năm 2007, Nguồn vốn tăng 2.297 tỷ đồng tương ứng 27, 94%. Nguồn vốn có được mức tăng cao như vậy là do Chi nhánh đã áp dụng tích cực các biện pháp nhằm đẩy mạnh tăng nguồn vốn. Cụ thể: - Tăng cường tiếp thị, huy động nguồn vốn từ khách hành mới và khơi tăng nguồn vốn từ các khách hàng truyền thống. - Điều hành lãi suất linh hoạt trên cơ sở khung lãi suất của NHNo&PTNT Việt Nam tổ chức: tiết kiệm dự thưởng nhân dịp Agribank Cup 2007,… - Nghiên cứu triển khai các sản phẩm tiết kiệm phù hợp quy định, đáp ứng yêu cầu của người gửi tiền: tiết kiệm trả lãi định kỳ theo tháng, quý,… - Quản lý rủi ro, đặc biệt là rủi ro thanh khoản. Chi nhánh đã phân công cán bộ thường xuyên theo dõi, nắm chắc luồng vốn vào, ra hàng ngày để có phương hướng chuẩn bị vốn thanh khoản. Chi nhánh cũng đã thường xuyên theo dõi nguồn vốn, sử dụng vốn, tài khoản điều chuyển vốn, nắm rõ kế hoạch thanh toán các nguồn vốn lớn nhằm đảm bảo quản lý thanh khoản ngay từ cơ sở. - Động viên, khen thưởng kịp thời những đơn vị có thành tích trong huy động nguồn vốn. Qua bảng trên ta còn thấy Nợ xấu của Chi nhánh Thăng Long ngày càng gia tăng qua các năm. Từ năm 2003, Nợ xấu là 24 tỷ VND thì sang năm 2005 con số này đã tăng lên ở mức 215 tỷ VND. Đến năm 2006 mức nợ xấu đã giảm đi nhưng chưa đáng kể. Vào năm 2007 thì đã giảm một cách đáng kể từ 118 tỷ VND của năm 2006 xuống còn 59 tỷ VND. Một trong các nguyên nhân dẫn đến tình trạng của việc gia tăng nợ xấu trong các năm trước là do các đơn vị kinh doanh theo mùa vụ, khách hàng thực hiện phương án kinh doanh không đúng theo tiến độ dự tính của phương án. Chính vì vậy việc thu hồi thường chậm so với dự tính ban đầu của Chi nhánh. Ngoài ra do cho vay tiêu dùng trả nợ bằng lương của Khách hàng thường định kỳ thu nợ theo hằng tháng. Do vậy,khi khách hàng gặp khó khăn đột xuất hoặc đi công tác dẫn đến việc trả nợ không đúng kỳ hạn nên phải chuyển nợ quá hạn, nợ xấu. Việc giảm được mức nợ xấu một cách đáng kể trong năm 2007 cho thấy Chi nhánh đã có các biện pháp phù hợp để khắc phục được các nguyên nhân dẫn đến nợ xấu trong các năm trước. Mức nợ xấu giảm xuống tức là Chi nhánh đã tìm được hướng đi đúng và chắc chắn để phát triển vững mạnh hơn nữa trong tương lai. 2.2. Thực trạng hoạt động Thanh toán quốc tế theo phương thức Tín dụng chứng từ tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thăng Long. 2.2.1. Tình hình hoạt động Thanh toán quốc tế theo phương thức Tín dụng chứng từ tại Chi nhánh. 2.2.1.1. Về quy trình. Nghiệp vụ Thư tín dụng chứng từ xuất khẩu là một trong các hình thức thanh toán phổ biến hiện nay. Đây cũng là một hình thức thanh toán chính của Chi nhánh Agribank Thăng Long. Phương thức thanh toán quốc tế Tín dụng chứng từ, thực chất, đó là sự thoả thuận giữa Ngân hàng phục vụ người nhập khẩu, đảm bảo với người xuất khẩu về việc họ sẽ được thanh toán tiền hàng khi người xuất khẩu thực hiện việc giao hàng và xuất trình cho Ngân hàng bộ chứng từ hoàn toàn phù hợp với các điều kiện cũng như các điều khoản của L/C quy định. Thanh toán bằng L/C thường được sử dụng khi người nhập khẩu và người xuất khẩu chưa thật tin tưởng lẫn nhau. ■ Mở L/C: Khi ngân hàng mở một L/C theo yêu cầu của khách hàng, Khách hàng giao dịch với Ngân hàng phải mở tài khoản tiền gửi nội tệ, ngoại tệ. Nếu là doanh nghiệp quan hệ lần đầu, khách hàng phải gửi cho Phòng Thanh toán Quốc tế các giấy tờ sau khi muốn ngân hàng mở cho mình một L/C: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Mã số xuất nhập khẩu hoặc giấy chứng nhận đăng ký thuế (Có mã số xuất nhập khẩu).  Mẫu chữ ký của Giám đốc, Kế toán trưởng hoặc người được ủy quyền. Ngân hàng sẽ phát hành một L/C nhà nhập khẩu mở cho nhà xuất khẩu, theo đó, nhà nhập khẩu sẽ phải tuân theo trình tự sau đây khi mở L/C tại ngân hàng: Nhận L/C Kiểm tra L/C Giao hàng và lập chứng từ giao hàng + Nhận L/C: Khi nhận được L/C hoặc sửa đổi L/C từ Ngân hàng phát hành, Ngân hàng sẽ thông báo L/C cho khách hàng bằng văn bản.  + Kiểm tra L/C: Khi nhận được L/C hoặc sửa đổi L/C, khách hàng cần phải kiểm tra cẩn thân nội dung L/C, đối chiếu với các điều khoản của hợp đồng đã ký kết. Nếu thấy không thể thực hiện được đầy đủ, đúng các điều kiện, điều khoản quy định trong L/C thì phải lập tức yêu cầu người mở L/C sửa đổi L/C thông qua Ngân hàng mở L/C (quy định sửa đổi L/C thông qua Ngân hàng mở L/C là một quy định rất quan trọng).  + Giao hàng và lập chứng từ giao hàng: Nếu khách hàng đã chấp nhận L/C do Ngân hàng chuyển cho mình, khách hàng phải chuẩn bị hàng hoá và giao hàng đúng thời gian quy định, đồng thời phải có được tất cả các chứng từ đã yêu cầu trong L/C. Khách hàng cần kiểm tra kỹ các chứng từ giao hàng trước khi xuất trình chứng từ cho Ngân hàng. Sau khi giao hàng, khách hàng phải lập thư yêu cầu thanh toán theo hình thức của L/C mẫu của Ngân hàng và xuất trình bộ chứng từ. Khách hàng có trách nhiệm kiểm tra nội dung thư tín dụng và thông báo do Ngân hàng gửi tới. Khách hàng xuất trình chứng từ tại Ngân hàng trước ngày quy định của L/C (trường hợp trong L/C không quy định ngày xuất trình chứng từ thì được hiểu là trong vòng 21 ngày kể từ ngày xếp hàng lên tàu), để Ngân hàng có thời gian kiểm tra chứng từ, hơn nữa nếu chứng từ được phát hịên có sự khác biệt hoặc không đồng bộ thì khách hàng còn có thời gian để bổ sung, sửa chữa cho phù hợp với quy định của L/C).  Ngân hàng sẽ có trách nhiệm kiểm tra bộ chứng từ và thông báo tình trạng bộ chứng từ cho khách hàng. Khách hàng có trách nhiệm ghi rõ ý kiến của mình về bộ chứng từ nói trên. Trường hợp bộ chứng từ không phù hợp mà khách hàng vẫn chấp nhận gửi bộ chứng từ thì khách hàng phải chịu trách nhiệm trong khi Ngân hàng nước ngoài không chấp nhận thanh toán. Khi xuất trình chứng từ, khách hàng cần mang đến Ngân hàng: Bản gốc L/C, các sửa đổi L/C liên quan (nếu có). Thư thông báo L/C, sửa đổi L/C có xác nhận mã/chữ ký đúng. Thư yêu cầu thanh toán (theo mẫu của Ngân hàng).  ■ Thanh toán L/C: Khi bộ chứng từ được xuất trình phù hợp với các điều kiện và điều khoản của L/C, căn cứ theo “Thư yêu cầu thanh toán” của khách hàng, Ngân hàng sẽ thanh toán theo một trong các hình thức sau: Sau khi nhận được tiền từ Ngân hàng nước ngoài. Hoặc thanh toán ngay cho khách hàng một số tiền nhất định dưới hình thức chiết khấu bộ chứng từ. Về việc chiết khấu bộ chứng từ, khách hàng có thể xin chiết khấu bộ từ xuất khẩu tại Ngân hàng. Ngân hàng có thể áp dụng 2 loại chiết khấu: Chiết khấu truy đòi và Chiết khấu miễn truy đòi. Số tiền Ngân hàng chiết khấu tối đa 95% trị giá bộ chứng từ hàng xuất khẩu. Có hai hình thức chiết khấu chứng từ sau:  + Chiết khấu truy đòi: Ngân hàng thực hiện chiết khấu bộ chứng từ được quyền truy đòi nếu Ngân hàng nước ngoài từ chối thanh toán. Khách hàng muốn thực hiện chiết khấu truy đòi đối với L/C xuất khẩu phải có đủ các điều kiện sau: ◊ Ngân hàng phát hành L/C là Ngân hàng có uy tín hoặc Ngân hàng đại lý của NHNo&PTNT Thăng Long. ◊ Thị trường truyền thống, mặt hàng được phép xuất khẩu tại Việt Nam. ◊ Khách hàng mở tài khoản nội, ngoại tệ và có quan hệ giao dịch thường xuyên tại Ngân hàng; vay trả sòng phẳng, hoạt động kinh doanh tốt, tình hình tài chính lành mạnh. ◊ Khách hàng có cam kết hoàn trả số tiền Ngân hàng đã chiết khấu trong trường hợp Ngân hàng trả tiền (Ngân hàng chỉ định hoặc Ngân hàng phát hành) từ chối thanh toán hoặc không có khả năng thanh toán. Tuỳ từng trường hợp cụ thể, khách hàng có thể phải ký sẵn vào đơn xin vay hoặc giấy nhận nợ (theo mẫu của Ngân hàng) cho số tiền xin chiết khấu. ◊ Thư yêu cầu thanh toán và đơn xin chiết khấu (theo mẫu của Ngân hàng) có chữ ký của Giám đốc, Kế toán trưởng hoặc người được uỷ quyền. ◊ Thời hạn chiết khấu chứng từ: Thời hạn chiết khấu bộ chứng từ của L/C trả ngay tối đa là 60 ngày. Thời hạn chiết khấu đối với L/C trả chậm tối đa bằng thời gian trả chậm theo quy định của L/C. + Chiết khấu miễn truy đòi: Ngân hàng mua đứt bộ chứng từ và chịu rủi ro khi Ngân hàng nước ngoài không trả tiền. Trường hợp khách hàng muốn thực hiện chiết khấu miễn truy đòi, ngoài những điều kiện như trên còn cần có thêm các điều kiện sau: ◊ L/C đã được NHNo&PTNT Việt Nam xác nhận. ◊ Chứng từ hoàn toàn phù hợp với những điều khoản và điều kiện của L/C. ◊ Thời hạn chiết khấu chứng từ: Thời hạn chiết khấu bộ chứng từ của L/C trả ngay tối đa là 60 ngày. Thời hạn chiết khấu đối với L/C trả chậm tối đa bằng thời gian trả chậm theo quy định của L/C.) Như vậy khi thực hiện dịch vụ thanh toán cho khách hàng công việc của ngân hàng có thể gói gọn như sau : ► Đối với thanh toán hàng xuất khẩu: - Dịch vụ thông báo L/C xuất khẩu: Để nhận thông báo L/C nhanh nhất thông qua mạng SWIFT đến các chi nhánh NHNo trên toàn quốc, bạn lựa chọn trong danh sách chi nhánh Agribank để chỉ định làm Ngân hàng thông báo L/C. - Kiểm tra chứng từ và đòi tiền: Đội ngũ cán bộ nghiệp vụ Thanh toán Quốc tế có trình độ chuyên môn sẽ thực hiện nghiệp vụ theo đúng chuẩn mực quốc tế. Khách hàng xuất trình những tài liệu sau: ○ Thư yêu cầu thanh toán theo hình thức L/C   ○ Thư tín dụng (bản gốc)   ○ Bộ chứng từ kèm theo - Dịch vụ chiết khấu chứng từ: Nếu bạn cần có tiền ngay để đầu tư vào một dự án khác trong khi chưa nhận được tiền từ ngân hàng mở L/C, Chi nhánh Thăng Long có thể thực hiện chiết khấu chứng từ với tỷ lệ chiết khấu cao nhất và mức phí linh loạt tuỳ theo từng hồ sơ cụ thể. ► Đối với hàng nhập khẩu: Ngân hàng chủ yếu thực hiện thay mặt nhà nhập khẩu mở L/C cho nhà xuất khẩu. Khi đó theo yêu cầu của ngân hàng Hồ sơ xin mở L/C của khách hàng sẽ gồm có: ○ Đơn xin mở L/C (theo mẫu thống nhất của Agribank) ○ Giấy phép nhập khẩu (đối với mặt hàng quản lý theo giấy phép) ○ Hợp đồng ngoại thương ○ Tỷ lệ ký quỹ: tuỳ trường hợp cụ thể, mức kỹ quỹ mở L/C có thể từ 0 % - 100%. 2.2.1.2. Về số liệu phản ánh và các kết quả đạt được Bảng 2: Giá trị thanh toán quốc tế theo phương thức Tín dụng chứng từ trong tương quan với cácPhương thức thanh toán quốc tế khác 2004 - 2007 Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 Giá trị (USD) Tỷ trọng (%) Giá tri (USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (USD) Tỷ trọng (%) TDCT 173,320,589 51,03 86,438,556 36,04 91,433,450 33,94 152,948,794 56,86 Nhờ thu 3,363,627 0,99 4,304,694 1,79 4,154,545 1,54 4,156,525 1,55 Chuyển tiền 162,943,866 47,98 149,181,892 62,17 173,834,819 64,52 111,886,419 41,59 Tổng 339,628,082 100 239,925,142 100 269,422,814 100 268,991,738 100 (Nguồn: Phòng thanh toán quốc tế - Chi nhánh NHNo Thăng Long) Từ bảng trên ta có thể thấy doanh số Thanh toán quốc tế theo phương thức Tín dụng chứng từ luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong các Phương thức thanh toán quốc tế hiện đang được áp dụng ở Chi nhánh NHNo Thăng Long. Từ các năm 2004 đến 2006, doanh số của Phương thức thanh toán quốc tế Tín dụng lần lượt chiếm 51,03%, 36,04%, 33,94% đến năm 2007 thì chiếm 56,86% doanh số từ thanh toán quốc tế. Đây đều là các mức tỷ trọng lớn, có ý nghĩa đối với tổng doanh thu từ Thanh toán quốc tế của Chi nhánh. Do đó mà mọi sự biến động của doanh thu từ phương thức này đều có ảnh hưởng to lớn và rõ rệt đến doanh thu chung về thanh toán quốc tế ở Trung tâm. Xét cho tổng doanh thu, có thể thấy tổng doanh thu từ thanh toán quốc tế nói chung và doanh thu từ phương thức thanh toán Tín dụng chứng từ trong các năm vừa qua có giảm sút. Tổng doanh thu từ thanh toán quốc tế giảm cụ thể từ 339,628,082 USD năm 2004 xuống còn 239,925,142 USD năm 2005 (giảm 29,36% so với năm 2004), đến năm 2006 có tăng lên một chút là 269,422,814 USD (tăng 12,29% so với năm 2005). Đến cuối năm 2007, tổng doanh thu từ thanh toán quốc tế có giảm xuống 268,991,738USD tức giảm đi không đáng kể 0,16% so với năm 2006. Xét doanh thu từ phương thức Tín dụng chứng từ: - Năm 2004 doanh thu này ở mức 173,320,589 USD thì đến năm 2005 chỉ còn lại ở mức 86,438,556 USD, nghĩa là giảm gần 50%. Đi kèm với mức giảm doanh số là sự sụt giảm cả về tỷ trọng, tỷ trọng của doanh thu từ thanh toán Tín dụng chứng từ cũng giảm từ 51,03% xuống còn 36,04%, tức giảm gần 15%. - Từ năm 2005 đến năm 2006, doanh thu về thanh toán Tín dụng chứng từ có tăng từ 86,438,556 USD lên 91,433,450 USD, nghĩa là tăng 5,78%, nhưng tỷ trọng của phương thức này vẫn giảm đi tuy không đáng kể từ 36,04% năm 2005 xuống còn 3,94 % năm 2006. Nguyên nhân của tình trạng trên có thể được giải thích là do sự hạn chế về mức ký quỹ mở L/C ở trung tâm vẫn chưa thật ở mức linh hoạt để có thể lôi kéo và thu hút được khách hàng tham gia thanh toán bằng L/C. Bên cạnh đó là việc một số khách hàng đang trong giai đoạn chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần nên hầu như đang ngừng các hoạt động kinh doanh, chỉ mới bắt đầu quay trở lại hoạt động, nhưng chưa thể đạt mức như cũ. - Từ năm 2006 đến năm 2007, doanh thu về thanh toán Tín dụng chứng từ có tăng lên một cách rõ rệt từ 91,433,450USD lên đến 152,948,794USD, nghĩa là tăng 67,28% , kéo theo đó là tỷ trọng của phương thức này tăng lên từ 33,94% lên 56,86% Biểu 1: Giá trị thanh toán quốc tế theo các phương thức ở Chi nhánh NHNo Thăng Long 2004 - 2007 (Nguồn: Phòng thanh toán quốc tế - Chi nhánh NHNo Thăng Long) Biểu 2: Tỷ trọng giá trị thanh toán quốc tế theo các phương thức năm 2004 Biểu 3: Tỷ trọng giá trị thanh toán quốc tế theo các phương thức năm 2005 Biểu 4: Tỷ trọng giá trị thanh toán quốc tế theo các phương thức năm 2006 Biểu 5: Tỷ trọng giá trị thanh toán quốc tế theo các phương thức năm 2007 Bảng 3: Giá trị Thanh toán L/C nhập (2004 – 2007) ( Đơn vị tính: USD) Năm Loại ngoại tệ Số món Số tiền 2004 EUR 38 3,046,460.66 JPY 10 473,680,000 USD 261 160,524,832 2005 EUR 21 1,978,834.02 JPY 21 3,461,624.32 USD 267 80,998,098.11 2006 EUR 39 3,317,378.26 JPY 32 2,782,937.08 USD 315 93,007,936.34 2007 EUR 13 1,462,889.33 JPY 12 558,227.46 USD 229 75,290,392.37 (Nguồn: Phòng Thanh toán quốc tế - Chi nhánh NHNo Thăng Long) Từ bảng trên, có thể nhận thấy, ở Chi nhánh NHNo Thăng Long, số lượng L/C thanh toán bằng đồng USD chiếm tỷ trọng và doanh thu lớn nhất so với các đông JPY, EUR và nhiều đồng khác. Có thể nói, so với các đồng khác, đồng USD chiếm một vị trí áp đảo và gần như tuyệt đối trong tổng số các L/C được thanh toán, riêng năm 2004 thì vị trí của đồng JPY chiếm độc tôn. Năm 2004, Thanh toán L/C nhập bằng USD có 261 món với tổng giá trị là 160,524,832 USD. Qua các năm tiếp theo thì số món tăng lên, cụ thể trong năm 2005 là 267 món, năm 2006 là 315 món. Tuy vậy, giá trị thanh toán L/C lại giảm xuống, năm 2005 là 80,998,098.11 USD, đến năm 2006 có tăng lên mức 93,007,936.34 USD. Như vậy sự tăng lên về số lượng các giao dịch, dẫn đến sự tăng lên các món thanh toán bằng L/C chưa phản ánh được chất lượng của giá trị thanh toán tương ứng. Điều này đòi hỏi Chi nhánh Phải tập trung hơn vào việc khai thác các doanh nghiệp khách hàng có uy tín, chất lượng và thực sự có tiềm năng tài chính, góp phần nâng cao giá trị các L/C, đồng thời nâng cao nguồn thu cho Chi nhánh từ các giao dịch này. Bên cạnh đó cần phải đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động tư vấn cho khách hàng khi đến giao dịch. Khách hàng sẽ cảm thấy yên tâm hơn khi mình được tư vấn, họ có được những hiểu biết kỹ càng cặn kẽ hơn về Phương thức giao dịch vốn phức tạp này, từ đó họ có được những lựa chọn đúng đắn không chỉ mang lại lợi ích cho mình mà còn đem lại nguồn doanh thu đáng kể cho ngân hàng khi thực hiện phương thức giao dịch Tín dụng chứng từ này. Biểu 6: Giá trị thanh toán L/C nhập (2004 – 2007) (Đơn vị tính: USD) (Nguồn: Phòng Thanh toán quốc tế - Chi nhánh NHNo Thăng Long) Bảng 4: Giá trị Mở L/C qua các năm (2004 – 2007) (Đơn vị tính: USD) Năm Loại L/C mở Ngoại tệ Số món Số tiền 2004 Mở LC trả chậm - ILU EUR 2 193,153.8609 USD 6 2,045,284.98 Mở LC trả ngay - ILS EUR 22 1,563,535.84 JPY 9 7,586,252.80 USD 223 180,653,338.04 Tổng 272 192,041,565.5209 2005 Mở LC trả chậm - ILU EUR - - USD 23 1,453,209.63 Mở LC trả ngay - ILS EUR 27 2,859,017.22 JPY 27 978,020.32 USD 233 85,185,303.94 Tổng 310 90,475,551.11 2006 Mở LC trả chậm - ILU EUR 7 636,228.94 USD 28 2,121,680.56 Mở LC trả ngay - ILS EUR 26 2,575,647.89 JPY 27 2,851,095.17 USD 261 151,521,121.49 Tổng 349 159,705,774.05 2007 Mở LC trả chậm - ILU EUR 7 11,376,024.66 USD 16 16,704,328.74 Mở LC trả ngay – ILS EUR - - JPY 13 1,983,009.76 USD 182 114,626,638.36 Tổng 218 144,690,001.52 (Nguồn: Phòng Thanh toán quốc tế - Chi nhánh NHNo Thăng Long) Qua bảng số liệu trên, có thể nhận thấy, trong thanh toán mở L/C ở Chi nhánh thì đồng USD vẫn chiếm tỷ trong áp đảo và lớn nhất so với các đồng khác, trong cả hình thức Mở L/C trả chậm ILU và Mở L/C trả ngay ILS. Xét trong hai hình thức trên thì Mở L/C trả ngay ILS lại chiếm tỷ trọng lớn hơn so với Mở L/C trả chậm ILU, thực tế này phản ánh từ tính chất phức tạp và quy mô, năng lực của khách hàng khi tham gia hai hình thức. Với Mở L/C trả ngay, hồ sơ đề nghị gồm có: - Giấy đề nghị mở L/C (theo mẫu của OCB). - Bản sao hợp đồng ngoại thương. - Bản sao hợp đồng ủy thác (nếu nhập ủy thác). - Giấy phép nhập khẩu (đối với các mặt hàng trong danh mục nhập khẩu theo Giấy phép của Bộ Thương Mại). Đối với L/C trả chậm, bên cạnh các chứng từ trên, cần bổ sung thêm: - Phương án sản xuất kinh doanh của lô hàng nhập khẩu. - Văn bản đề nghị mở L/C trả chậm gồm các nội dung sau: tỷ lệ ký quỹ, tài sản bảo đảm và lịch chuyển tiền ký quỹ thanh toán khi đến hạn. - Nếu mở L/C nhập khẩu trả chậm trung, dài hạn (thời hạn trên một năm) cần bổ sung thêm văn bản của Ngân hàng Nhà nước xác nhận doanh nghiệp đã đăng ký vay, trả nợ nước ngoài. Biểu 7: Giá trị mở L/C qua các năm 2004 – 2006 (Đơn vị tính: USD) (Nguồn: Phòng Thanh toán quốc tế - Chi nhánh NHNo Thăng Long) 2.2. Tình hình chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Chi nhánh NHNo Thăng Long 2.2.1. Chỉ tiêu định tính: - Sự thoả mãn sự hài lòng của khách hàng: hơn 90% các khách hàng sau quá trình giao dịch với ngân hàng đã có nhiều ấn tượng tốt và mong muốn được tiếp tục giao dịch với Chi nhánh trong các lần giao dịch tiếp theo. Nguyên nhân cho những mối thiện cảm và sự hài lòng mà khách hàng dành cho Chi nhánh là do thái độ tận tâm tận tụy, chu đáo, tỉ mỉ của mọi cán bộ nhân viên tại đây. Với phương châm tiếp thị của Chi nhánh, mọi cử chỉ hành động, thái độ… từ giám đốc đến cán bộ điều nhất quán với phương châm "khách hàng đã đến là khó đi". Do vậy, Chi nhánh chủ động đến tận nơi làm các thủ tục cho vay, rút, gửi đối với khách hàng có số tiền từ 200 triệu trở lên không phải trả phí. Với khách hàng VIP (lớn) đến liên hệ công tác, bộ phận chăm sóc khách hàng có nhiệm vụ mời họ tới phòng riêng xem báo, tivi, uống nước còn mọi thủ tục cán bộ Ngân hàng làm hoàn tất trong thời gian nhanh nhất. Bất cứ khu chung cư nào có dân ở là chi nhánh triển khai ngay chi nhánh cấp dưới hoặc phòng giao dịch. Do vậy đến nay đã có hơn 20 chi nhánh và phòng giao dịch trên thành phố Hà Nội. Có thể nói Chi nhánh đã tận dụng mọi cơ hội, điều kiện có thể để làm tiếp thị, chẳng hạn như tự tổ chức các giải thể thao qua đó để tiếp thị, quảng bá cho hình ảnh của Ngân hàng được biết đến một cách rộng rãi hơn nữa trong mắt khách hàng. Mỗi cán bộ phải tự điều chỉnh về phương pháp làm việc sao cho vừa nhiệm vụ của các nhân về nghiệp vụ và nhiệm vụ đối với toàn Chi nhánh được đảm bảo. Chi nhánh quy định cụ thể rằng, ai bị khách có ý kiến phải điều chuyển sang vị trí khác. Tại hội nghị khách hàng Chi nhánh quy định rõ: không có đọc văn bản mà chỉ nghe khách hàng góp ý những gì Ngân hàng chưa làm được để rút kinh nghiệm. Từng bộ phận phải có đề tài đánh giá tại sao tăng, giảm khách hang, các biện pháp phương pháp đề xuất đối với từng tình hình cụ thể... và khi cần thiết, xét trên lọi ích toàn diện của Chi nhánh thì giám đốc cũng phải tiếp thị. - Sự hoàn hảo của dịch vụ: Trong từng dịch vụ, Chi nhánh luôn tìm cách đổi mới mang lại tiện ích ngày càng hấp dẫn và thu hút khách hàng. Trong kinh doanh ngoại hối, Chi nhánh không chỉ đơn thuần mở và thanh toán L/C, mà nâng lên tư vấn cho khách hàng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, dự báo thị trường giá cả thế giới, hướng tới trở thành trung tâm mua bán ngoại tệ mặt, lôi kéo các dự án đầu tư nước ngoài, giải ngân vốn, đem lại lượng ngoại tệ đáng kể và mở rộng quan hệ quốc tế. Hiện nay, mô hình ngân hàng được áp dụng ở Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long là mô hình siêu thị ngân hàng - cung cấp đa dạng phong phú các chủng loại dịch vụ cho khách hang, ngày càng thoả mãn hơn nữa các nhu cầu đã và đang phát sinh ngày càng khắt khe, có nhiều đòi hỏi cao, phức tạp hơn. Có thể nói việc đưa vào áp dụng các loại hình dịch vụ đa năng như hiện tại của Chi nhánh đang ngày càng đáp ứng được nhiều hơn nữa nhu cầu luôn thay đổi và ngày càng lên cao của khách hàng. 2.2.2. Chỉ tiêu định lượng: Quy mô và tỷ trọng, giá trị thu nhập từ dịch vụ thanh toán quốc tế theo phương thức Tín dụngchứng từ của ngân hàng + Về Quy mô, tỷ trọng: Thanh toán quốc tế theo phương thức Tín dụng chứng từ luôn góp phần lớn trong giá trị thu về từ các dịch vụ của Thanh toán quốc tế và là trọng số có ý nghĩa trong tổng số giá trị đó. Trong các năm thì tỷ trọng của phương thức này đều chiếm mức cao 51%, 36%, 33% cá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc20506.doc
Tài liệu liên quan