Mục lục
* LỜI NÓI ĐẦU
Phần I: lý luận chung về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 1
I -Những vấn đề chung về hiệu quả kinh doanh 1
1-Khái niệm tổng quát về hiệu quả kinh doanh. 1
2-Bản chất của hiệu quả kinh doanh. 1
3-Phân loại hiệu quả kinh doanh. 1
4- Vai trò của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. 2
II- Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh 3
1- Các quan điểm cơ bản trong đánh giá hiệu quả kinh doanh 3
2- Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh. 4
III- Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. 6
1- Các nhân tố chủ quan. 6
2- Các nhân tố khách quan. 8
Phần II: Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh tại
công ty 247 - Bộ quốc phòng 11
I- Đặc điểm sản xuất kinh doanh ở Công ty 247 11
1- Quá trình thành lập Công ty 247 11
2- Tổ chức bộ máy quản lý của công ty 247 11
3- Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty 247 14
II- Đánh giá kết quả kinh doanh của công ty 247 14
1- Thị trường kinh doanh của công ty 14
2- Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm (1999-2001) 15
III- Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty 247 17
1- Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty 17
1.1- Hiệu quả sử dụng vốn lưu động 17
1.2- Hiệu quả sử dụng vốn cố định 18
2- Hiệu quả sử dụng lao động của công ty 20
3- Hiệu quả tổng hợp của công ty 21
3.1- Hiệu quả tổng hợp sản xuất kinh doanh của công ty 21
3.2- Hiệu quả kinh tế xã hội của công ty 22
4- Những ưu nhược điểm trong quá trình phát triển, hoạt động
thương mại của công ty. 23
4.1. Quá trình phát triển hoạt động thương mại của công ty 247 đạt
được những thành tựu sau 23
4.2. Hoạt động kinh doanh của công ty vẫn còn tồn tại một số nhược
điểm sau 24
Phần III: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty 247 - Bộ quốc phòng 25
I- Cơ sở khoa học của các đề xuất 25
1- Định hướng phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010 26
2- Định hướng chiến lược kinh doanh của Công ty 247 trong
những năm tới 26
II- Biện pháp thúc đẩy kinh doanh của công ty 247 27
1- Quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả 27
2-Hoàn thiện bộ máy quản lý và mạng lưới kinh doanh 28
3-Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường 28
4- Nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu và phát triển 29
5- Đa dạng hoá sản phẩm 30
6- Đẩy mạnh công tác xúc tiến bán hàng 30
7- Mở rộng hệ thống kênh phân phối 31
8- Nâng cao và đào tạo nguồn nhân lực 32
* KẾT LUẬN
39 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2984 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty 247 - Bộ quốc phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh doanh một cách trực tiếp. Nhân tố này có thể tạo ra cơ hội hay trở ngại, thậm chí rủi ro thực sự cho doanh nghiệp. Bởi vì môi trường pháp luật ảnh hưởng đến mặt hàng sản xuất, ngành nghề… của doanh nghiệp. Không những thế nó còn tác động đến chi phí của doanh nghiệp như: chi phí lưu thông, chi phí vận chuyển, mức đóng thuế…
Phần II
Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh
tại công ty 247 – bộ quốc phòng
I- Đặc điểm sản xuất kinh doanh ở Công ty 247 - bộ quốc phòng:
Quá trình thành lập Công ty 247:
Công ty 247 là một doanh nghiệp Nhà nước thuộc Bộ quốc phòng, cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp là Bộ tư lệnh quân chủng Phòng không - không quân.
Công ty được thành lập lại theo quyết định số : 1619/QĐ-QP của Bộ trưởng Bộ quốc phòng ngày 03/10/1996.Trụ sở chính của công ty tại số 311 đường Trường Chinh - Quận Thanh Xuân - Thành phố Hà nội
Hoạt động chính của công ty là sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực may mặc theo giấy phép kinh doanh số : 111519/GP do sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà nội cấp ngày 27/11/1996 và giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp số : 1.12.1.058/GP do Bộ thương mại cấp ngày 21/7/1997.
Hiện nay, công ty đã có một đội ngũ công nhân lao động có tay nghề cao, có khả năng sản xuất được các mặt hàng may đo cao cấp, gia công hàng may mặc xuất khẩu theo đơn đặt hàng, đáp ứng được yêu cầu phục vụ nhiệm vụ quốc phòng và đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng trên thị trường hàng may mặc trong và ngoài nước.
Cùng với sự thay đổi của nền kinh tế, từ một trạm may đo đến nay Công ty 247 đã có sự phát triển, trưởng thành không ngừng để từng bước khẳng định vị thế của mình trên thị trường hàng may mặc trong và ngoài nước.
2- Tổ chức bộ máy quản lý của công ty 247
- Bộ máy quản lý của công ty được quản lý theo mô hình trực tuyến. Thực hiện chế độ một thủ trưởng đó là Giám đốc Công ty. Giúp việc cho Giám đốc là hai Phó giám đốc, một Phó giám đốc phụ trách về kinh doanh và một Phó giám đốc phụ trách về kỹ thuật.
* Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty như sau ( Sơ đồ trang bên ) :
+ Giám đốc công ty : Là người điều hành chung toàn bộ hoạt động của công ty, giám đốc công ty có quyền quyết định cuối cùng tất cả mọi hoạt động của đơn vị và là người chịu trách nhiệm chính về các hoạt động đó trước các cơ quan quản lý của Nhà nước trước pháp luật, đồng thời cùng là người chỉ đạo cao nhất về mọi chủ trương, đường lối của công ty.
+ Phó giám đốc công ty : là người được giám đốc công ty uỷ quyền thay mặt giám đốc công ty điều hành quản lý trực tiếp toàn diện mọi hoạt động của công ty và là người tham mưu giúp giám đốc công ty về các chủ trương, biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty.
+ Phòng kinh doanh Xuất nhập khẩu: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch, ký kết hợp đồng kinh tế với khách hàng, trực tiếp quản lý và triển khai các hoạt động xuất nhập khẩu của công ty và các xí nghiệp thành viên.
+ Phòng kế hoạch: Là phòng nghiệp vụ triển khai các kế hoạch, phương án sản xuất, xây dựng kế hoạch tháng, quý, năm của công ty và điều hành hoạt động kế hoạch của công ty và các xí nghiệp thành viên.
+ Phòng kỹ thuật: Là phòng nghiệp vụ thực hiện các hoạt động triển khai kỹ thuật ( mẫu mã, kiểu dáng, thông số kỹ thuật của sản phẩm ... ) để bảo đảm khi triển khai sản xuất đạt hiệu quả.
+ Phòng Kiểm tra Chất lượng Sản phẩm : Chức năng chính của phòng này là tổ chức kiểm tra chất lượng các sản phẩm trước khi nhập kho, chuẩn bị đưa đi tiêu thụ… Kiểm tra giám sát việc quản lý, chấp hành các tiêu chuẩn chất lượng trong toàn Công ty.
+ Phòng tài chính, kế toán: Là phòng nghiệp vụ thực hiện các hoạt động kế toán, tài chính, hạch toán thu chi, dự trù kế hoạch tài chính , theo dõi, kiểm tra sổ sách, các nghiệp vụ kế toán của công ty .
sơ đồ mô hình tổ chức của Công ty 247 - Bộ quốc phòng
Phòng kỹ thuật
Phòng kế toán
Phòng tổ chức
Phòng kế hoạch
Phòng kinh doanh
XNK
Trung tâm huấn luyện
Phân xưởng may cao cấp
Phân xưởng may I
Phòng kiểm tra CLSP
Giám đốc Công ty
Phó giám đốc
Phó giám đốc
Bảo vệ
Phân xưởng cắt
Phân xưởng hoàn tất
Trạm y tế
3- Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty 247:
Từ những ngày đầu mới thành lập, xí nghiệp chỉ có 45 người, cơ sở trang thiết bị máy móc nghèo nàn, thô sơ, chỉ có 45 máy đạp chân, trình độ của cán bộ công nhân còn thấp, quy mô sản xuất của xí nghiệp còn nhỏ và thị trường tiêu thụ hẹp hầu như không có, hoạt động sản xuất kinh doanh mang tính bao cấp, theo chỉ tiêu kế hoạch của quân đội.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, Công ty 247 đã có sự đổi mới không ngừng, từ việc đầu tư nâng cao công nghệ, chất lượng sản phẩm, đầu tư mua sắm trang thiết bị máy móc hiện đại, đầu tư nâng cấp nhà xưởng đến việc đầu tư nâng cao năng lực trình độ đội ngũ công nhân lao động, nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý... Chính những đầu tư đúng hướng đó đã tạo công ty những động lực mạnh mẽ để vươn lên và phát triển ngày một lớn mạnh. Kết quả là Công ty đã có một đội ngũ công nhân lành nghề, có khả năng cắt, may đơn chiếc nhiều chủng loại sản phẩm cao cấp như complê, măng tô san, veston, quân phục đông ... Công ty có một hệ thống nhà xưởng cùng với các trang thiết bị may công nghiệp và chuyên dùng hiện đại, một đội ngũ cán bộ quản lý trẻ, có năng lực, có trình độ, nhanh nhạy với thị trường, thường xuyên trăn trở tìm kiếm khai thác thị trường và nắm bắt các thông tin từ phía khách hàng nhằm không ngừng hoàn thiện chất lượng, mẫu mã sản phẩm và các dịch vụ sau bán hàng của công ty.
Với những điều kiện thuận lợi nêu trên, công ty 247 đã từng bước phát triển ổn định, vững mạnh, sản lượng sản xuất năm sau cao hơn năm trước, chất lượng sản phẩm được khẳng định trên thị trường, mẫu mã sản phẩm ngày càng được cải tiến và hoàn thiện... khẳng định hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
II- Tình hình kinh doanh của công ty 247 - Bộ quốc phòng:
1. Thị trường kinh doanh của công ty :
- Thị trường quân đội: Sản xuất hàng quân trang, tạp trang cho cán bộ chiến sỹ quân chủng PK - KQ
- Thị trường Khối cơ quan: Thị trường ngành QLTT, thị trường ngành Kiểm lâm, thị trường Viện kiểm sát, thị trường ngành Thi hành án, thị trường ngành Điện lực, thị trường ngành Hải quan, thị trường ngành Hàng Không, thị trường ngành đường sắt
- Đồng phục khối học sinh các trường PTTH - PTCS.
- Thị trường hàng complê, quần áo các loại cho người tiêu dùng dân sự, cùng nhiều khối cơ quan hành chính sự nghiệp khác ( đồng phục công sở ) ....
2. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm ( 1999- 2001)
Bảng 1: Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong 3 năm (1999-2001)
STT
Chỉ tiêu
ĐV tính
1999
2000
2001
Tốc độ Phát triển( % )
2000/1999
2001/2000
1
Giá trị tổng sản lượng
TrĐồng
186.000
228.000
246.000
23
8
2
Doanh thu
TrĐồng
141.900
209.100
224.40
47
7
3
Lợi nhuận
TrĐồng
2.601
2.901
3.204
11,53
10,44
4
Chi phí sản xuất
TrĐồng
126.000
180.00
210.000
42,86
16,67
5
Tổng vốn
TrĐồng
145.117
163.242
168.654
12,48
3,32
6
Vốn lưu động
TrĐồng
102.825
114.891
119.361
11,73
3,9
7
Vốn cố định
TrĐồng
42.292
48.351
49.293
14,32
1,94
8
Vốn chủ sở hữu
TrĐồng
69.000
75.000
81.000
8,7
8
9
Sốngười lao động
Người
1594
1774
1880
11,3
5,97
10
Tổng quỹ lương
Tr Đồng
20.668
27.266
29.166
31,92
6,96
11
Các khoản nộpNSNN
Nghìn đồng
7.796.217
8.343.699
9.789.801
7,02
17,33
Báo cáo kết quả - tài chính của Công ty
Giá trị tổng sản lượng là chỉ tiêu biểu hiện bằng tiền phản ánh toàn bộ kết quả trực tiếp hữu ích của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong 1 thời kỳ nhất định.
Nhìn vào bảng số liệu 1 ta thấy kết quả trực tiếp hữu ích của hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm liên tục tăng, năm sau cao hơn năm trước. Năm 2000 giá trị tổng sản lượng của công ty tăng lên rất cao tăng 23% so với năm 1999 nhưng đến năm 2001 công ty vẫn giữ được mức độ tăng trưởng 1 cách ổn định. Đặc biệt là doanh thu năm 2000 còn tăng lên rất cao tăng 47% so với năm 1999 nhưng sang đến năm 2001 thì mức độ tăng trưởng cũng đi vào ổn định không năm nào xuống thấp quá. Điều này cũng nói lên rằng công ty đã dần đi vào ổn định và được củng cố hơn, khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường cao hơn đó là do công ty xác định đúng nhiệm vụ kinh doanh năng động trong việc tìm kiếm và giữ vững thị trường làm cho giá trị tổng sản lượng và doanh thu của công ty thường xuyên tăng cao.
Qua bảng trên cho thấy lợi nhuận thu được của công ty năm sau thường cao hơn năm trước và mức tăng trưởng được giữ đều qua các năm . Điều đó chứng tỏ sự cố gắng tích cực của công ty trong việc tăng doanh thu, giảm chi phí để tăng lợi nhuận. Cho nên công ty đã có nhiều cố gắng trong việc tìm kiếm thêm thị trường mới để có thể đứng vững trong môi trường cạnh tranh để đạt được kết quả kinh doanh ngày càng cao.
Về chi phí sản xuất của công ty năm 2000 tăng 42,86% so với năm 1999 đến năm 2001 tiếp tục tăng 16,67%. Công ty phải cố gắng hơn để làm cho chi phí sản xuất giảm, giá thành hạ dần để tăng thêm lợi nhuận. Bên cạnh đó tổng vốn cũng tăng liên tục trong 3 năm, năm 2000 tăng 12,48% so với năm 1999 và năm 2001 tăng 3,32% so với năm 2000. Dựa vào bảng trên ta cũng thấy vốn chủ sở hữu cũng tăng dần đều trong 3 năm. Chứng tỏ công ty sử dụng ngày càng có hiệu quả vốn chủ sở hữu của mình, công ty cần cố gắng để phát huy kết quả này.
Về lao động, qua bảng trên ta thấy số người lao động trong công ty có xu hướng tăng dần lên năm 2000 tăng 11,3% so với năm 1999 nhưng đến năm 2001 thì số người lao động tăng hơn so với năm 2000 là5,97%. Do vậy tổng quỹ lương cũng phải tăng theo năm 2000 tăng 31,92% so với năm 1999 và năm 2001 tăng 6,96% so với năm 2000. Có được kết quả như vậy là nhờ vào sự đóng góp của từng lao động trong công ty không chỉ bằng sức lao động mà bằng cả trình độ và lòng nhiệt tình của họ. Các khoản nộp ngân sách Nhà nước của công ty cũng tăng dần theo từng năm, năm sau thường cao hơn năm trước.
Nói tóm lại tình hình sản xuất kinh doanh của công ty luôn tăng trong 3 năm. Nếu trong những năm tiếp theo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty tiếp tục đà tăng này sẽ làm cho công ty có chỗ dựa vững chắc trên thị trường.
III. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh.
1- Về hiệu quả sử dụng vốn
Vốn là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất của mỗi doanh nghiệp đặc biệt là những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn phản ánh tổng hợp nhất quá trình sử dụng vốn của công ty, phản ánh bằng lượng vốn mà công ty bỏ ra để có được 1 đồng doanh thu hay 1 đồng lợi nhuận. Công ty nào tối thiểu hoá được lượng vốn sử dụng và tối đa hoá được kết quả kinh doanh thì công ty đó sử dụng vốn rất hiệu quả trong quá trình kinh doanh.
1.1 Về vốn lưu động :
Bảng 2 : Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty trong 3 năm (1999-2001)
stt
Chỉ tiêu
ĐV tính
1999
2000
2001
1.
Doanh thu
Tr đồng
141.900
209.100
224.400
2.
Lợi nhuận
Tr đồng
2.601
2.901
3.204
3.
Vốn lưu động bình quân
Tr đồng
102.825
114.891
119.361
4.
Thuế
Tr đồng
3.939
5.829
6.669
5.
Mức sinh lợi của vốn lưu động
Tr đồng
0,025
0,025
0,027
6.
Số vòng quay của vốn lưu động
Vòng
1,38
1,82
1,88
Báo cáo kết quả - tài chính của Công ty
Tình hình vốn của công ty tính đến cuối năm 2001 là 168.654 triệu đồng trong đó vốn lưu động là 119.361 triệu đồng tương ứng với 70,77% còn lại là vốn cố định. Như chỉ ra trong bảng 2 lượng vốn đầu tư cho hoạt động kinh doanh của công ty đã tăng theo từng năm. So với năm 1999 thì vốn lưu động trong năm 2000 đã tăng 12.066 triệu đồng tương ứng 11,7% còn so với năm 2000 thì vốn lưu động năm 2001 tăng 4470 triệu đồng tương ứng với 3,9%. Cũng theo bảng 2, mức sinh lời của vốn lưu động vẫn ở mức rất thấp so với chỉ tiêu mức sinh lời của vốn cố định và không tăng qua các năm. Mức sinh lời của vốn lưu động qua các năm tăng từ 0,025 đến 0,027 như vậy 1 đồng vốn bỏ ra thì công ty sẽ thu được từ 0,025 đến 0,027 đồng lợi nhuận. Công ty cần phải có ngay biện pháp để khắc phục.
Số vòng quay của vốn lưu động tăng cao qua các năm. Năm 1999 là 1,38 vòng, sang năm 2000 tăng là 1,83 vòng, nhưng đến năm 2001 tăng cao hơn so với năm 2000 là 0,05 vòng. Điều này chứng tỏ công ty đã sử dụng có hiệu quả nguồn vốn lưu động của mình. Do đó, công ty đã tiết kiệm được rất nhiều chi phí do ứ đọng vốn, đưa vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Tuy nhiên, ta thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động không cao bằng hiệu quả sử dụng vốn cố định.
1.2 Về vốn cố định:
Nhìn vào bảng 3 ta thấy quy mô vốn cố định của công ty là thấp và chưa ổn định. Cũng tính đến cuối năm 2001 thì vốn cố định là 49.293 triệu đồng tương ứng với 29,23% tổng vốn kinh doanh. Hệ số sử dụng tài sản cố định của công ty giảm. Năm 2000 giảm đi 0,011 so với năm 1999 là do công ty sử dụng chưa có hiệu quả tài sản cố định của mình. Nhưng đến năm 2001 thì chỉ tiêu này lại tăng thêm 0,001 so với năm 2000. Như vậy là công ty đã tìm mọi cách sử dụng có hiệu quả tài sản cố định, cố gắng huy động máy móc thiết bị vào sản xuất. Một đồng vốn cố định bỏ ra sẽ đem lại nhiều lợi ích cho công ty hơn. Do vậy công ty đầu tư vốn để mua sắm máy móc thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh thì sẽ đem lại hiêụ quả vốn kinh doanh cao.
Bảng 3 : Hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty trong 3 năm ( 1999-2001 )
stt
Chỉ tiêu
ĐV tính
1999
2000
2001
1.
Vốn cố định
Tr đồng
47.292
48.351
49.293
2.
Tài sản cố định hiện có
Tr đồng
36.600
39.000
39.600
3.
Tài sản cố định được huy động
Tr đồng
34.200
36.000
36.600
4.
Tài sản cố định được đổi mới
Tr đồng
19.500
21.000
22.500
5.
Giá trị tổng sản lượng
Tr đồng
186.000
228.000
246.000
6.
Lợi nhuận
Tr đồng
2.601
2.901
3.204
7.
Thời gian làm việc của TSCĐ
Giờ
1.950
2.000
2.050
Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng của vốn cố định
stt
Chỉ tiêu
ĐV tính
1999
2000
2001
1.
Hệ số sử dụng TSCĐ (3/2)
Tr đồng
0,934
0,923
0,924
2.
Hệ số đổi mới (4/2)
Tr đồng
0,533
0,538
0,596
3.
Mức sinh lợi của vốn cố định (6/1)
Tr đồng
0,055
0,060
0,065
4.
Hiệu quả sử dụng vốn cố định(5/1)
Tr đồng
3,933
4,716
4,996
Báo cáo kết quả - tài chính của Công ty
Hệ số đổi mới tài sản cố định ngày càng được nâng cao. Do nhận thức được vai trò của máy móc thiết bị trong sản xuất nên công ty đã tăng cường đổi mới máy móc thiết bị, không để máy móc thiết bị quá lạc hậu, làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Nhìn vào bảng số liệu này ta thấy mức sinh lời của vốn cố định cũng tăng dần. Qua các năm cứ 1 đồng vốn cố định mà công ty bỏ ra sẽ thu được 0,05 đến 0,07 đồng lợi nhuận. Hiệu quả sử dụng vốn cố định cũng tăng dần qua các năm từ 3,933 của năm 1999 lên 4,996của năm 2001.
Qua bảng trên ta thấy công ty đã sử dụng ngày càng có hiệu quả nguồn vốn cố định và tài sản cố định của mình. Một đồng vốn bỏ ra mang lại lợi nhuận và giá trị tổng sản lượng ngày càng cao. Công ty không để máy móc thiết bị phải nằm chờ đồng thời tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Công ty nên cố gắng duy trì và phát huy kết quả đạt được này.
Tóm lại qua việc phân tích các chỉ tiêu sử dụng vốn ở bảng trên, ta thấy việc sử dụng vốn của công ty còn chưa đạt hiệu quả cao, sử dụng vốn còn chưa hợp lý và năng suất sử dụng chưa cao. Công ty nên có những giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong những năm tới.
2- Hiệu quả sử dụng lao động:
Lao động có một vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Nó là nhân tố quyết định đến kết quả kinh doanh. Vì vậy, sử dụng nguồn nhân lực như thế nào để đạt được kết quả tốt nhất là vấn đề đặt ra cho mỗi doanh nghiệp.
Qua bảng 4 ta thấy tình hình sử dụng lao động của công ty trong 3 năm vừa qua. Năng suất bình quân của công ty tăng dần qua các năm, từ 116,687 triệu đồng /người năm 1999 lên 130,851 triệu đồng /người vào năm 2001. Mức doanh thu bình quân /lao động của công ty cũng tăng dần qua các năm. Năm 1999 là 89,021 triệu đồng /người nhưng sang đến năm 2001 tăng lên là 119,362 triệu đồng /người. Một lao động tạo ra ngày càng nhiều giá trị sản lượng và doanh thu cho công ty, công ty cần cố gắng phát huy kết quả đạt được này.
Cũng như 2 chỉ tiêu trên, lợi nhuận bình quân của mỗi lao động cũng tăng dần qua các năm, từ 1,632 triệu đồng /người vào năm 1999 lên 1,704 triệu đồng /người vào năm 2001. Điều này chứng tỏ công ty đã sử dụng ngày càng có hiệu quả nguồn lực của mình. Công ty đã tạo công ăn việc làm cho người lao động cho nên mức thu nhập bình quân của mỗi công nhân trong công ty cũng tăng từ 1,296 triệu đồng /tháng lên 1,551 triệu đồng /tháng.
Bảng 4: Hiệu quả sử dụng lao động của Công ty trong 3 năm (1999-2001 )
stt
Chỉ tiêu
ĐV tính
1999
2000
2001
1.
Giá trị tổng sản lượng
Tr đồng
186.000
228.000
246.000
2.
Doanh thu
Tr đồng
141.900
209.100
224.400
3.
Lợi nhuận
Tr đồng
2.601
2.901
3.204
4.
Lao động bình quân
người
1.594
1.774
1.880
5.
Tổng quỹ lương
Tr đồng
20.668
27.266
29.166
6.
Lương bình quân 1 lao động
Tr đồng/ tháng
1,296
1,537
1,551
7.
Năng suất lao động bình quân
Tr đồng/ tháng
116,687
128,523
130,851
8.
Doanh thu bình quân 1 lao động
Tr đồng/ người
89,021
117,869
119,362
9.
Lợi nhuận bình quân 1 lao động
Tr đồng/ người
1,632
1,635
1,704
Báo cáo kết quả - tài chính của Công ty
Nhìn chung công ty đã sử dụng có hiệu quả nguồn lực lao động của mình, không để tình trạng “ thừa người, thiếu việc” xảy ra. Công ty năng động trong việc tìm kiếm thêm thị trường mới, tạo công ăn việc làm cho người lao động để nâng cao mức sống cho họ và hy vọng năm sau có thể duy trì và làm ăn hiệu quả hơn .
3- Hiệu quả tổng hợp của công ty
3.1 Hiệu quả tổng hợp sản xuất kinh doanh của công ty.
Qua bảng 5 ta thấy, tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu năm 2000 giảm 0,046% so với năm 1999, nhưng năm 2001tăng 0,041% so với năm 2000. Tuy chưa bằng mức ban đầu, chứng tỏ công ty đã cố gắng khắc phục khó khăn để nâng cao hiệu quả kinh doanh để tăng lợi nhuận cho mình.
Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí sản xuất (theo giá thành) cũng có xu hướng năm sau giảm đi so với năm trước, từ 2,064% năm 1999 giảm xuống 1,526% năm 2001. Nguyên nhân chính là do giá nguyên vật liệu tăng, hàng hoá khan hiếm nên không đáp ứng được yêu cầu của thị trường, làm cho lợi nhuận giảm xuống nên tỷ suất lợi nhuận cũng giảm theo. Do đó, công ty cần phải cố gắng tìm ra các biện pháp khắc phục khó khăn, làm cho chi phí sản xuất giảm, giá thành hạ dần, lợi nhuận thu được tăng lên và tỷ suất lợi nhuận cũng tăng theo tức là hiệu quả kinh doanh của công ty được nâng lên.
Bảng 5: Các loại tỷ suất lợi nhuận của Công ty trong 3 năm (1999-2001 )
stt
Chỉ tiêu
ĐV tính
1999
2000
2001
1.
Lợi nhuận
Tr đồng
2.601
2.901
3.204
2.
Tỷ suất lợi nhuận so với doanh thu
%
1,833
1,387
1,428
3.
Tỷ suất lợi nhuận so với chi phí
%
2,064
1,612
1,526
4.
Tỷ suất lợi nhuận so với tổng vốn
%
1,792
1,777
1,900
5.
Tỷ suất lợi nhuận so với vốn chủ sở hữu
%
3,77
3,868
3,956
6.
Tỷ suất doanh thu so với vốn kinh doanh
đồng
0,94
1,28
1,33
Báo cáo kết quả - tài chính của Công ty
Tỷ suất lợi nhuận theo tổng vốn kinh doanh tăng dần, từ 1,792% năm 1999 lên 1,9% năm 2001. Chứng tỏ công ty ngày càng sử dụng có hiệu quả đồng vốn bỏ ra.
Công ty đã sử dụng ngày càng có hiệu quả nguồn vốn chủ sở hữu của mình bởi vì tỷ suất lợi nhuận theo vốn chủ sở hữu cũng tăng dần từ 3,77% năm 1999 lên 3,956% năm 2001. Tỷ suất doanh thu theo vốn kinh doanh cũng tăng nhanh qua các năm, từ 0,94 đồng năm 1999 lên 1,33 đồng năm 2001.
Nhìn chung công ty làm ăn ngày càng có hiệu quả, năm sau đạt cao hơn năm trước. Vì thế công ty cần phải duy trì và có gắng nhiều hơn nữa để nâng cao hiệu quả trong sản xuất và kinh doanh
3.2 Hiệu quả kinh tế xã hội của công ty.
Một doanh nghiệp khi tiến hành sản xuất kinh doanh đều có nghĩa vụ nộp ngân sách cho Nhà nước dưới hình thức là các loại thuế.
Bảng 6: Tình hình thực hiện các chỉ tiêu pháp lệnh
stt
Chỉ tiêu
ĐV tính
1999
2000
2001
1.
Các khoản nộp ngân sách Nhà nước
Nghìn đồng
7.796.217
8.343.699
9.789.801
a.
Thuế
Nghìn đồng
3.937.500
5.828.637
6.668.955
b.
Bảo hiểm
Nghìn đồng
1.497.957
956.223
1.081.320
c.
Các khoản nộp khác
Nghìn đồng
2.360.760
1.558.839
2.039.526
Báo cáo kết quả - tài chính của Công ty
Vì đây là công ty của bộ quốc phòng nên các khoản thuế phải chia theo địa chỉ để nộp, ngoài việc nộp cho cơ quan nhà nước công ty còn phải nộp về bộ quốc phòng. Kết quả nộp ngân sách của công ty luôn tăng năm sau cao hơn năm trước, năm 2000 nộp hơn năm 1999 là 7%, đến năm 2001 thì tăng 17% so với năm 2000. Đó là do giá trị tổng sản lượng và doanh thu tăng, tức là công ty có sự mở rộng thị trường phát triển sản xuất nên phần nộp ngân sách cũng tăng. Để đạt được kết quả nộp ngân sách như trên là do nỗ lực của toàn thể CBCNV của công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh và ý thức chấp hành đầy đủ việc kê khai và nộp thuế theo đúng quy định của nhà nước.
Nói tóm lại tình hình sản xuất kinh doanh của công ty luôn tăng trong 3 năm qua. Nếu trong những năm tiếp theo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cứ theo đà này thì sẽ làm cho công ty có chỗ dưạ vững chắc trên thị trường trong nước và cả thị trường nước ngoài.
4. Những ưu nhược điểm trong quá trình phát triển, hoạt động thương mại của Công ty 247.
4.1 Quá trình phát triển, hoạt động thương mại của Công ty 247 đạt được những thành tựu sau:
- Thứ nhất, xây dựng được một đội ngũ cán bộ kinh doanh năng động, nhiệt tình, có trình độ, có trách nhiệm, không ngừng tìm tòi học hỏi nâng cao kiếm thức bản thân cũng như trăn trở tìm những biện pháp hữu hiệu nhất để tìm kiếm, mở rộng thị trường, phát triển và khẳng định vai trò của Công ty trên thị trường.
- Thứ hai, nguồn khách hàng với các thị trường ổn định, đã tạo được nguồn khách hàng truyền thống cho công ty. Từ đó tạo cơ sở cho Công ty có điều kiện tìm kiếm và mở rộng thị trường mới. Với chất lượng không ngừng nâng cao, công ty thường xuyên trúng thầu các hợp đồng lớn với các ngành như: Bộ công an, ngành kiểm lâm, ngành quản lý thị trường, ngành Hải quan .... do đó thường xuyên tạo đủ và dư việc làm cho cán bộ công nhân viên trong Công ty.
-Thứ ba, thực hiện tốt các dịch vụ bán hàng như: định hướng về kiểu dáng, chất liệu sản phẩm cho người sử dụng, dịch vụ trả hàng, dịch vụ bảo hành chất lượng sản phẩm hàng hoá (thường là 12 tháng cho 1 sản phẩm may)... Chính từ những nội dung trên, công ty đã tạo được lòng tin, sự tín nhiệm với khách hàng. Đây là cơ sở, là động lực thu hút khách hàng đến với công ty ngày càng nhiều hơn.
-Thứ tư, thường xuyên tìm kiếm, nắm bắt kịp thời các thông tin về thị trường, những nhận xét của khách hàng về sản phẩm để có những chấn chỉnh kịp thời, bảo đảm sự phát triển ổn định và vững chắc trong thị trường hàng may mặc.
4.2 Hoạt động kinh doanh tại Công ty vẫn còn tồn tại một số nhược điểm sau:
- Về chủng loại sản phẩm chưa đa dạng, phong phú, do đó khó khăn cho khách hàng trong việc lựa sản phẩm phù hợp.
- Các hoạt động tuyên truyền, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm và sản phẩm mới của Công ty mới chỉ dừng ở việc thông qua các khách hàng truyền thống, chưa được chú trọng đầu tư thông qua các hoạt động khác như: quảng cáo trên hệ thống phát thanh, truyền hình, khuyến mãi đối với khách hàng .....
Phần III
một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty 247 – bộ quốc phòng
I- Cơ sở khoa học của các đề xuất
1- Định hướng phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010:
Xuất phát từ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong thời gian tới là: Phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu, chú trọng trước hết là công nghiệp chế biến và công nghiệp hàng tiêu dùng, đặc biệt là hàng xuất khẩu. Chiến lược phát triển chủ yếu là:
- Hoàn thành quy hoạch chiến lược phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010. Xây dựng chiến lược kinh doanh của từng công ty gắn với chiến lược thị trưòng và tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu nhất là thị trường mới.
- Quan tâm đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm dần tỷ lệ gia công cho nước ngoài và coi trọng thị trường tiêu thụ nội địa.
- Đầu tư thiết bị máy móc, nhà xưởng, đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề có trình độ cao.
- Đẩy mạnh công tác liên doanh, liên kết với nước ngoài để tranh thủ đầu tư,công nghệ tiên tiến, thị trường và hệ thống quản lý kinh doanh của đối tác nước ngoài và đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu tại Việt Nam giảm tỷ lệ nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu cho ngành may
- Nhà nước tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý. Chủ trương cổ phần hoá toàn bộ các doanh nghiệp ngành may thuộc Tổng công ty dệt may Việt Nam
Những định hướng trên tạo tiền đề cho các doanh nghiệp sản xuất phấn đấu thực thi trên cơ sở nâng cao quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Cùng với chính sách hợp tác đầu tư với nước ngoài tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng và phát triển quan hệ hợp tác để thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
2- Định hướng chiến lược kinh doanh của Công ty
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 24124.DOC