Mục lục
Trang
Lời nói đầu 1 Phần I . Hiệu quả sản xuất kinh doanh 2 I. Hiệu quả sản xuất kinh doanh 2 1. Khái niệm 2 2. Bản chất 2 3. Các quan điểm về hiệu quả sản xuất kinh doanh 3 II. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh 3 1. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh 3 2. Ý nghĩa 5 III. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh 5 1. Nhân tố khách quan 5 2. Nhân tố chủ quan 6 IV. Các phương pháp và hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 7 1. Các phương pháp xác định hiệu quả sản xuất kinh doanh 7 2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh 7 Phần II . Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Dược phẩm T.W 1 10 I. Đặc điểm của Công ty Dược phẩm T.W 1 10 1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 10 2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 10 3. Phương thức kinh doanh của Công ty 12 II. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty 12 1. Tình hình kinh doanh của Công ty 12 2. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty 15 3. Đánh giá, nhận xét 21 Phần III . Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty Dược phẩm T.W 1 23 I. Phương hướng và nhiệm vụ của Công ty trong năm 2000 23 II. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty Dược phẩm T.W 1 23 1. Giảm chi phí trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh 24 2. Tiếp tục mở rộng liên doanh liên kết 24 3. Ổn định và giữ vững đội ngũ cán bộ công nhân viên 24 4. Đẩy mạnh hoạt động Marketing 25 5. Đẩy mạnh công tác tiêu thụ hàng hoá và mở rộng thị trường 25 6. Huy động và sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả 25 III. Một số kiến nghị với nhà nước 26 Kết luận 27 Tài liệu tham khảo 28
42 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1792 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở Công ty Dược phẩm T.W1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
úp doanh nghiệp tăng khả năng thâm nhập thị trường, sản lượng tiêu thụ lớn, doanh thu tăng và hiệu quả kinh doanh được nâng cao .
Văn minh thương mại làm tăng hiệu quả kinh doanh vì nó là một trong hai yếu tố thu hút khách hàng đến với doanh nghiệp : giá cả, chất lượng sản phẩm và chất lượng phục vụ .
IV. các phương pháp và hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp .
1. Các phương pháp xác định hiệu quả kinh doanh .
Phương pháp xác định hiệu quả kinh doanh gồm nhiều nội dung lý luận và phương pháp đánh giá khác nhau tuỳ thuộc vào từng lĩnh vực cụ thể mà áp dụng .
1.1 Phương pháp so sánh .
Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất trong phân tích hiệu quả kinh doanh nhằm mục đích đánh giá kết quả, xác định vị trí và xu hướng biến động của chỉ tiêu phân tích .
Để tiến hành so sánh phải thoả mãn hai điều kiện :
- Phải có ít nhất hai chỉ tiêu dùng so sánh .
- Hai chỉ tiêu khi so sánh với nhau phải có cùng một nội dung kinh tế và có cùng một tiêu chuẩn biểu hiện .
1.2 Phương pháp chi tiết .
Phương pháp này dùng để đánh giá chính xác kết quả đạt được. Người ta chi tiết số liệu để phân tích: có thể theo bộ phận cấu thành, theo thời gian hoặc theo địa điểm .
1.3 Phương pháp loại trừ .
Phương pháp này là sự kết hợp của hai phương pháp thay thế liên hoàn và số chênh lệch .
Phương pháp này được sử dụng trong phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh nhằm tính toán xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tới đối tượng phân tích bằng cách loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố .
2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp .(3)
Hiệu quả kinh doanh =
Chỉ tiêu này phản ánh sức sản xuất, sức sinh lợi bình quân của đầu vào trong kỳ sản xuất kinh doanh: Cứ một đồng chi phí đầu vào thì tạo ra bao nhiêu đồng kết quả ở đầu ra .
Tỷ suất lãi doanh thu = x 100%
Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Cứ một đồng doanh thu đạt được thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận .
Tỷ suất lãi vốn kinh doanh =
Chỉ tiêu này phản ánh: Cứ một đồng vốn kinh doanh bình quân trong kỳ sản xuất làm ra bao nhiêu đồng lãi .
Số vòng quay vốn kinh doanh =
Chỉ tiêu này phản ánh: bình quân trong kỳ kinh doanh, vốn kinh doanh quay được mấy vòng .
Số vòng quay vốn tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tăng và ngược lại .
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động :
Sức sinh lời của vốn lưu động =
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động bỏ ra sẽ tạo được bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ .
Số vòng quay của vốn lưu động =
Hiệu quả sử dụng vốn cố định :
Sức sinh lời của vốn cố định =
Chỉ tiêu này cho biết: Cứ một đồng vốn cố định bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận .
Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn cố định càng lớn.
Năng suất lao động bình quân =
Chỉ tiêu này phản ánh sức sản xuất kinh doanh của lao động trong kỳ.
Sức sinh lời của lao động bình quân =
Chỉ tiêu này phản ánh: Cứ một lao động thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Khả năng thanh toán =
Khả năng thanh toán nhanh =
Hệ số này nhỏ hơn 1 thì doanh nghiệp rơi vào tình trạng vỡ nợ .
Phần II
Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty dược phẩm t.w 1
I . đặc điểm của công ty dược phẩm t.w 1 .
Quá trình hình thành và phát triển của công ty .(4)
Công ty Dược phẩm T.W 1 là một doanh nghiệp Nhà nước hạch toán độc lập trực thuộc Tổng Công ty Dược Việt Nam - Bộ Y tế .
Tên giao dịch quốc tế CENTRAL PHARMACETICAL COMPANY NUMBER 1 , viết tắt là CPC N0 1 .
Trụ sở đóng tại Km 6 - Đường Giải Phóng - Thanh Xuân - Hà Nội .
Sự hình thành và phát triển của Công ty gắn liền với sự phát triển của ngành kinh tế kỹ thuật Dược và yêu cầu của nền kinh tế quốc dân. Thập kỷ 60, Công ty có tên gọi Quốc doanh Dược phẩm Cấp 1. Năm 1971, Công ty được chính thức thành lập với tên gọi Công ty Dược phẩm Cấp 1 và năm 1988 đổi tên thành Công ty Dược phẩm T.W 1 trực thuộc Liên hiệp các xí nghiệp Dược Việt Nam - Bộ Y tế ( nay là Tổng Công ty Dược Việt Nam ).
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, nhiệm vụ của Công ty không phải là đơn vị kinh doanh đơn thuần mà nó mang cả hai tính chất phục vụ và kinh doanh. Công ty vừa là đơn vị kinh doanh hạch toán độc lập có quan hệ hợp đồng kinh tế với các đơn vị tỉnh, vừa giúp Bộ và Tổng Công ty Dược Việt Nam trong việc tổ chức và chỉ đạo mạng lưới lưu thông, phân phối và có nhiệm vụ giúp đỡ hỗ trợ tuyến dưới .
Trong hoạt động kinh doanh Công ty phải đảm bảo các yêu cầu sau :
- Do Công ty chịu sự chỉ đạo của Công ty Dược Việt Nam nên hàng năm Công ty phải xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh để báo cáo Tổng Công ty .
- Công ty quản lý và sử dụng vốn theo đúng chế độ hiện hành, đúng mục đích, tự trang trải về tài chính, đảm bảo kinh doanh có lãi. Đồng thời Công ty phải tuân thủ các hợp đồng đã kí kết đảm bảo tuyệt đối chữ tín với khách hàng.
- Công ty cần nắm bắt được khả năng kinh doanh, nhu cầu tiêu dùng của thị trường để cải tiến, tổ chức kinh doanh hợp lý, đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng, đảm bảo tốt chương trình chăm sóc sức khoẻ nhân dân, thu lợi nhuận tối đa .
- Chấp hành và thực hiện đầy đủ chế độ nộp ngân sách Nhà nước, đồng thời đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người lao động .
2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty .
2.1 Cơ cấu tổ chức .
- Ban giám đốc gồm 1 giám đốc và 1 phó giám đốc giúp việc. Giám đốc chịu trách nhiệm quản lý, tổ chức và điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh của Công ty .
- Công ty có 6 phòng ban, 1 phân xưởng, 5 cửa hàng và 1 chi nhánh tại Sài Gòn .
- Mô hình tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh của Công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến ( một cấp ) .
Sơ đồ -Tổ chức bộ máy quản lý
Ban giám đốc
Phân xưởng
Ban kho
Phòng tổ chức
hành chính
Phòng kỹ thuật kiểm nghiệm
Phòng kế toán
Phòng kế hoạch nghiệp vụ
Phòng bảo
vệ
Cửa hàng Giáp
Bát
Cửa hàng Nguyễn
Lương Bằng
Cửa hàng Biệt
Dược
Chi nhánh Sài Gòn
Cửa hàng Nguyễn Công
Trứ
Cửa hàng đại
lý
2.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban .
Toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đều chịu sự quản lý thống nhất của Ban giám đốc Công ty .Ban giám đốc cùng các phòng ban phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng với nhau .
Tuy mỗi phòng ban có nhiệm vụ riêng biệt nhưng chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau trong phạm vi chức năng, quyền hạn của mình .
- Phòng tổ chức - hành chính : có nhiệm vụ bố trí sắp xếp lao động, lập kế hoạch tiền lương, tuyển nhân viên mới, đào tạo cán bộ công nhân viên cũ, lập kế hoạch mua sắm trang bị cho hoạt động của các phòng ban .
- Phòng kế hoạch nghiệp vụ : lập kế hoạch và theo dõi việc thực hiện kế hoạch mua bán hàng hoá theo hợp đồng, thường xuyên nắm bắt tình hình hàng tồn kho để điều chỉnh kế hoạch mua bán .
- Phòng kỹ thuật kiểm nghiệm : tổ chức lực lượng bảo vệ ngày đêm bảo vệ an toàn cho Công ty, tổ chức lực lượng tự vệ phòng cháy chữa cháy.
- Phân xưởng : làm nhiệm vụ ra lẻ và sản xuất các loại thuốc thông thường, bông băng, ...
- Kho : được chia thành 4 tổ để quản lý, bảo quản và xuất nhập hàng hoá theo đúng qui định của Công ty .
- Cửa hàng : có nhiệm vụ giới thiệu và bán thuốc .
- Phòng kế toán : tổ chức quản lý, tính giá cả, hạch toán các nghiệp vụ kế toán nhằm góp phần bảo toàn và phát triển vốn sản xuất kinh doanh, giám sát đầy đủ, kịp thời và chính xác mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong Công ty .
3. Phương thức kinh doanh của Công ty .
Trong kinh doanh, mua bán là sự thoả thuận giữa người mua và người bán. Đối với người mua, mục tiêu của họ là giá trị sử dụng hàng hoá. Đối với người bán, mục tiêu của họ là lợi nhuận. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải bán được hàng hoá và bán được nhiều mới có khả năng thu được lợi nhuận cao, đứng vững và phát triển. Ngược lại, nếu hàng hoá không bán được thì doanh nghiệp bị thua lỗ và có nguy cơ phá sản. Do đó, trong hoạt động bán hàng của doanh nghiệp việc bố trí, sắp xếp các địa điểm bán hàng cũng không kém phần quan trọng. Địa điểm thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp bán được nhiều hàng. Đây là một trong những lợi thế quan trọng để chiến thắng trong cạnh tranh .
Công ty Dược phẩm T.W 1 hiện nay có 5 cửa hàng đặt tại địa bàn Hà Nội và 1 chi nhánh mới mở tại Sài Gòn. Mạng lưới bán hàng của Công ty không phân bổ rộng khắp trong cả nước đã làm hạn chế sự phân phối thuốc của Công ty đến tận tay người tiêu dùng, giảm tính canh tranh của Công ty trên thị trường .
Hoạt động kinh doanh của Công ty hiện nay:
- Sản lượng bán buôn chiếm phần lớn, chiếm đến hơn 98,9% tổng sản lượng bán ra toàn Công ty. Công ty đã áp dụng một số chính sách như chiết khấu giảm giá, hoa hồng cho khách hàng... nhằm tăng nhanh sản lượng bán buôn, khuyến khích khách hàng mua nhiều hàng, mua với khối lượng lớn .
- Bán lẻ là hình thức bán hàng đến tận tay người tiêu dùng cuối cùng, khách mua với khối lượng nhỏ, không thường xuyên, khả năng thích ứng với thị trường lớn hơn và năng động hơn hình thức bán buôn. Tuy nhiên, tỷ lệ bán lẻ chỉ chiếm chưa đầy 1% tổng sản lượng bán ra toàn Công ty.
Hình thức này được thực hiện chủ yếu thông qua mạng lưới cửa hàng.
- Bán qua cửa hàng đại lý. Đây cũng là một hình thức Công ty áp dụng để chiếm lĩnh và quản lý thị trường thuốc. Tuy nhiên, sản lượng bán hàng theo phương thức này chiếm một phần rất nhỏ so với tổng sản lượng bán ra, chỉ đạt 0,1% .
II. hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty .(5)
1. Tình hình kinh doanh của Công ty .
Những kết quả mà Công ty đạt được trong lĩnh vực kinh doanh gần đây rất đáng khích lệ. Điều này cho phép Công ty đứng vững và phát triển trong kinh doanh, khẳng định được vị thế của mình trong nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cũng gặp không ít khó khăn do tình hình biến động của thị trường. Qua việc phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty một cách toàn diện theo quy mô, mặt hàng ... ta có thể thấy rõ được điều này .
Quy mô kinh doanh .
Theo cơ chế quản lý của nước ta, khi các doanh nghiệp Nhà nước được quyết định thành lập đều được Nhà nước cấp vốn để hoạt động. Mức độ cấp vốn phụ thuộc vàp quy mô, tầm quan trọng của doanh nghiệp đối với nền kinh tế quốc dân.
Công ty Dược phẩm T.W 1 là một doanh nghiệp chiếm vị thế quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Vì vậy nguồn ngân sách do Nhà nước cấp cho mỗi năm là tương đối lớn. Ngoài ra, Công ty còn có thêm nguồn vốn tự bổ sung để hoạt động kinh doanh có hiệu quả .
Biểu 1. Nguồn vốn hoạt động kinh doanh của Công ty . Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu
1997
1998
1999
98 / 97
99 / 98
Lượng
%
Lượng
%
Nguồn vốn kinh doanh
35.596
37.775
38.190
+2.179
+6,12
+415
+1,09
1. 1.Ngân sách Nhà nước
30.846
30.858
30.858
+12
+0,03
+0
+0
2. 2.Vốn tự bổ sung
4.750
6.917
7.331
+2.167
+45,6
+414
+5,98
Từ biểu trên nhận thấy vốn kinh doanh tăng đều theo các năm. Cụ thể :
Năm 1998 tăng hơn năm 1997 là 2.179 triệu đồng tức tăng hơn 6,12%
Năm 1999 tăng hơn năm 1998 là 415 triệu đồng tức tăng hơn 1,09% .
Nguyên nhân làm tăng nguồn vốn kinh doanh chính là do sự tăng lên của nguồn vốn tự bổ sung. Tuy nhiên, nguồn vốn kinh doanh của Công ty tăng lên được đánh giá là có ý nghĩa về mặt hiệu quả sản xuất kinh doanh nếu nó được xem xét trong quan hệ với thị trường, biểu hiện qua chỉ tiêu giá trị sản lượng .
Biểu 2 . Giá trị sản lượng hàng hoá của Công ty .
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu
1997
1998
1999
98 / 97
99 / 98
Lượng
%
Lượng
%
1.Giá trị sản
lượng
247.955
310.895
328.424
+62.940
+25,3
+17.529
+5,6
Trong đó :
Hàng nhập
161.037
208.834
188.982
+47.797
+29,6
-19.852
- 9,5
2.Giá trị sản lượng thực hiện
262.942
332.540
350.802
+69.598
+26,4
+18.262
+5,4
Ta có :
- Giá trị sản lượng hàng hoá :
Năm 1998 tăng 62.940 triệu đồng, tức tăng 25,3% so với năm 1997, trong đó sản lượng hàng nhập tăng 47.797 triệu đồng ( tăng 29,6% )
Năm 1999 tăng 17.529 triệu đồng, tức tăng 5,6% so với năm 1998 nhưng sản lượng hàng nhập lại giảm đi 19.852 triệu đồng ( giảm 9,5% )
Nguyên nhân: sản lượng hàng nhập giảm là do hàng hoá trong nước sản xuất được có chất lượng mặt hàng tương đương hàng nhập .
- Giá trị sản lượng hàng hoá thực hiện :
Năm 1998 tăng 69.598 triệu đồng, tức tăng 26,4% so với năm 1997
Năm 1999 tăng 18.262 triệu đồng, tức tăng 5,4% so với năm 1998
Như vậy, quy mô kinh doanh của Công ty ngày càng tăng lên, nguồn vốn kinh doanh được đầu tư ngày càng lớn .
Mặt hàng kinh doanh .
Đặc điểm kinh doanh ngành hàng tại Công ty là mặt hàng thuốc đa dạng và trong thời gian tới Công ty vẫn tiếp tục kinh doanh mặt hàng này. Công ty có địa thế tốt, mặt bằng rộng rãi. Chính vì vậy, Công ty có nhiều thuận lợi trong việc sản xuất và cung cấp nguyên liệu cho ngành dược và thuốc chuyên khoa biệt dược, bông băng y tế ... cho xã hội .
Phạm vi thị trường và khách hàng .
Thị trường khách hàng của Công ty đóng vai trò quyết định đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Khách hàng của Công ty được chia như sau :
- Khách hàng mua .
- Khách hàng cung cấp hàng hoá .
Có thể nói, phạm vi thị trường của Công ty là rất rộng lớn ( trên phạm vi cả nước ), mang lại nhiều thuận lợi cho Công ty nhưng bên cạnh đó Công ty cũng gặp phải không ít những khó khăn ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình thúc đẩy tiêu thụ hàng hoá .
Hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty .
2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty.(6)
Doanh thu :
Biểu 3. Tình hình kinh doanh của Công ty .
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu
1997
1998
1999
98 / 97
99 / 98
Lượng
%
Lượng
%
1.Tổng doanh thu
266.300
337.746
351.743
+71.446
+26,8
+13.997
+4,1
2.Doanh thu
262.942
332.540
350.802
+69.598
+26,4
+18.262
+5,4
3.Giá vốn hàng bán
247.955
310.895
328.424
+62.940
+25,3
+17.529
+5,6
Nhận thấy doanh thu của Công ty tăng dần theo các năm. Cụ thể :
Năm 1998 tăng hơn năm 1997 là 69.598 triệu đồng, tức tăng 26,4%
Năm 1999 tăng hơn năm 1998 là 18.262 triệu đồng, tức tăng 5,4% .
Nguyên nhân : Công ty vẫn phát huy được thế mạnh của mình trên thị trường, giá trị hàng hoá thực hiện tăng, ... do đó doanh thu tăng .
b. Chi phí .
Chi phí là toàn bộ khoản tiền mà Công ty bỏ ra cho một chu kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh ( thường là 1 năm ) của mình nhằm đạt lợi nhuận tối đa .
Chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty mấy năm gần đây tăng ( biểu 4 - trang bên )
Năm 1997, chi phí bỏ ra là 17.215 triệu đồng .
Năm 1998, chi phí bỏ ra là 25.376 triệu đồng, tăng 254,8% so với năm 1997 .
Năm 1999, chi phí bỏ ra là 29.291 triệu đồng, tăng 280,3% so với năm 1998.
Nguyên nhân làm tăng chi phí: số lượng sản phẩm bán ra tăng, doanh thu tăng nên chi phí vận chuyển, khấu hao, ... cũng tăng lên .
Biểu 4. Chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty .
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu
1997
1998
1999
98 / 97
99 / 98
Lượng
%
Lượng
%
1.Thuế môn bài, lệ phí
121
171
181
+50
+41,3
+10
+5.8
2.Lãi vay ngân hàng
2.404
3.525
4.429
+1.121
+46,6
+904
+25,6
3.Lương CBCNV
2.757
4.236
4.853
+1.479
+53,6
+617
+14,5
4.BHXH, BHYT, KPCĐ
118
132
402
+14
+11,8
+270
+204,5
5.Chi phí bán hàng
8.681
12.299
13.328
+3.618
+41,6
+1.029
+8,3
6.Chi phí quản lý
3.134
5.013
6.098
+1.879
+59,9
+1.085
+21,6
Cộng
17.215
25.376
29.291
+8.161
+254,8
+3.915
+280,3
c. Nộp ngân sách .
Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước. Các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh đều có nghĩa vụ nộp thuế. Nộp thuế đầy đủ là một trong những biểu hiện của hoạt động kinh doanh hợp pháp. Công ty Dược phẩm T.W 1 là một doanh nghiệp nhà nước luôn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế với Nhà nước .
Biểu 5. Tình hình nộp thuế của Công ty .
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu
1997
1998
1999
1.Thuế doanh thu
2..644
3.819
0
2.Thuế GTGT phải nộp
0
0
1.941
3.Thuế GTGT hàng nhâp
0
0
9.760
4.Thuế xuất nhập khẩu
2..791
2..777
1.809
5.Thuế lợi tức
612
929
978
6.Thuế vốn phải nộp
748
1.135
1.851
7.Thuế nhà đất
55
94
1.291
8.Thuế và lệ phí khác
174
3
4
Cộng
7.024
8.757
17.634
Qua bảng số liệu trên nhận thấy, tình hình thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách của Công ty tăng lên :
Năm 1997, nộp 7.024 triệu đồng .
Năm 1998, nộp 8.757 triệu đồng, tăng 1.733 triệu đồng so với năm 1997
Năm 1999, nộp 17.634 triệu đồng, tăng 8.877 triệu đồng so với năm 1998 .
Nguyên nhân ảnh hưởng:
- Thuế nhà đất tăng lên quá cao ( nhất là năm 1999 tăng hơn 1.197 triệu đồng so với năm 1998 )
- Năm 1999, Nhà nước áp dụng luật thuế GTGT thay thuế doanh thu khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn về vốn do phải nộp thuế GTGT từ đầu vào. Mặt khác, thuế GTGT phải nộp cho Nhà nước thường cao hơn gấp nhiều lần so với thuế doanh thu trước kia .
Do tình hình nộp thuế của Công ty tăng mạnh đã gây ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của Công ty .
d. Lợi nhuận .
Lợi nhuận là chỉ tiêu quan trọng nhất của bất kỳ một đơn vị sản xuất kinh doanh nào vì mục tiêu của hoạt động sản xuất kinh doanh thường là tìm mọi cách tối đa hoá lợi nhuận. Công ty Dược phẩm T.W 1 nói riêng và các công ty khác nói chung đều đòi hỏi phải có lợi nhuận trong kinh doanh mới có thể tồn tại, phát triển và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, đặc biệt trong cơ chế thị trường như hiện nay.
Biểu 6. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty .
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu
1997
1998
1999
1. Lợi tức gộp
14.987
21.645
22.378
2. Lợi tức thuần từ hoạt động kinh doanh
3.170
4.332
2.951
3. Lợi tức thuần từ hoạt động tài chính
-2.138
-2.439
-339
4. Lợi tức bất thường
328
171
445
5. Tổng lợi tức trước thuế
1.361
2.065
3.057
6. Thuế lợi tức phải nộp
612
929
978
7. Thuế vốn phải nộp ( lợi nhuận )
748
1.135
1.851
Lợi nhuận là thước đo phản ánh rõ nét tình hình kinh doanh của Công ty có lãi hay không ?. Chính vì vậy, tập thể cán bộ công nhân viên của Công ty luôn cố gắng đạt và vượt kế hoạch lợi nhuận đề ra . Cụ thể:
- Năm 1998, lợi nhuận tăng 387 triệu đồng so với năm 1997 .
- Năm 1999, lợi nhuận tăng 716 triệu đồng so với năm 1998 ( tức tăng 1.103 triệu đồng so với năm 1997 )
Như vậy, trong nhiều năm hoạt động kinh doanh, Công ty luôn hoạt động có hiệu quả, làm ăn có lãi .
e. Tiền lương .
Tiền lương là sự biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sống cần thiết mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động theo khối lượng công việc mà người lao động cống hiến cho doanh nghiệp .
Trong quản lý, tiền lương có ý nghĩa như là đòn bẩy kinh tế, có tác dụng thúc đẩy người lao động quan tâm đến kết quả sản xuất, từ đó nâng cao năng suất lao động .
Biểu 7. Tình hình thu nhập của cán bộ công nhân viên .
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu
1997
1998
1999
1. Tổng quỹ lương
2.757
4.236
4.853
2. Tiền thưởng
65
177
302
3. Tổng thu nhập
2.934
4.301
5.155
4. Số lao động
260
260
260
5. Tiền lương bình quân
1,17
1,35
1,55
6. Thu nhập bình quân
1,25
1,37
1,65
Nhận thấy, thu nhập của cán bộ công nhân viên trong Công ty được cải thiện qua các năm. Năm 1997, thu nhập của mỗi công nhân là 1,25 triệu đồng ( trong đó tiền lương là 1,17 triệu ). Năm 1998, thu nhập của mỗi công nhân là 1,37 triệu đồng ( trong đó tiền lương là 1,35 triệu ), tăng 0,12 triệu so với năm 1997. Năm 1999, thu nhập đó là 1,65 triệu ( trong đó tiền lương là 1,55 triệu ), tăng 0,28 triệu so với năm 1998 .
Nguyên nhân : Doanh thu sản phẩm tiêu thụ tăng làm lợi nhuận tăng, tổng quỹ lương tăng, từ đó làm tăng tiền lương bình quân và thu nhập bình quân của mỗi công nhân viên .
2.2 Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty qua một số chỉ tiêu .
Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty càng ngày càng được mở rộng cả về quy mô, phạm vi, thị trường kinh doanh ..., hiệu quả sản xuất kinh doanh ngày càng được nâng cao. Việc đi sâu vào phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty qua một số chỉ tiêu dưới đây nhằm đánh giá chính xác và toàn diện hơn về tình hình kinh doanh của Công ty nói chung và hiệu quả sản xuất kinh doanh nói riêng .
Tỷ suất lợi nhuận của Công ty .
Biểu 8. Chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận của Công ty .
Chỉ tiêu
Đơn vị
1997
1998
1999
98/97
%
99/98
%
1.Doanh thu
Triệu đ
262.942
332.540
350.802
126,46
105,49
2.Lợi nhuận
-
1.361
2.065
3.057
151,72
148,03
3.Vốn KD
-Vốn cố định
-Vốn lưu động
-
89.941
5.152
84.788
108.044
6.425
101.619
101.736
5.646
96.090
120,12
124,70
119,85
94,16
87,87
94,55
4.Tỷ suất
-Lãi doanh thu
-Lãi vốn KD
%
0,52
1,51
0,62
1,91
0,87
3,00
119,23
126,30
140,32
157,21
Tình hình kinh doanh chung của Công ty và những kết quả đạt được về các chỉ tiêu lợi nhuận đạt tốc độ tăng trưởng khá cao .
Tỷ suất lãi doanh thu :
- Năm 1998 tăng lên 119,23% so với năm 1997.
- Năm 1999 tăng lên 140,32% so với năm 1998 .
Tỷ suất lãi vốn kinh doanh :
- Năm 1998 tăng lên 126,30% so với năm 1997 .
- Năm 1999 tăng lên 157,21% so với năm 1998 .
Nguyên nhân : doanh thu và lợi nhuận tăng tỷ tỷ lệ thuận với nhau theo các năm. Mặt khác, vốn kinh doanh bỏ ra năm 1999 giảm so với năm 1998 . Từ những nhân tố ảnh hưởng trên đã kéo theo sự ra tăng của chỉ tiêu lợi nhuận .
b. Tình hình bố trí cơ cấu vốn và lao động của Công ty .
Hiệu quả sử dụng vốn (vốn lưu động, vốn cố định) và lao động của Công ty nói chung còn thấp so với các doanh nghiệp thương mại khác nhưng nói chung Công ty đã có nhiều cố gắng đáng kể trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh .
Biểu 9. Chỉ tiêu sử dụng vốn, lao động của Công ty .
Chỉ tiêu
Đơn vị
1997
1998
1999
98 / 97
%
99 / 98
%
1.Số vòng quay vốn KD
V/ năm
2,92
3,07
3,44
105,27
112,03
2.Sức sinh lời của vốn lưu động
-
0,01
0,02
0,03
126,59
156,56
3.Số vòng quay của vốn lưu động
-
3,10
3,27
3,65
105,51
111,57
4.Sức sinh lời của vốn cố định
-
0,26
2,32
0,54
123,08
168,75
5.Năng suất lao động bình quân
Tr.đ/ lđ
1.011
1.279
1.349
126,47
105,49
6.Sức sinh lời của lao động bình quân
-
5.235
7.942
11.760
151,71
148,07
Qua bảng số liệu trên thấy :
- Năm 1997, số vòng quay vốn kinh doanh đạt 2,92 vòng/ năm, sức sinh lời của vốn lưu động đạt 0,01 vòng/ năm . Sức sinh lời của vốn cố định là 0,26 vòng/ năm và sức sinh lời bình quân của lao động là 5.235 triệu đồng/ lao động .
- Năm 1998, số vòng quay vốn kinh doanh tăng từ 2,92 vòng/ năm lên đến 3,07 vòng/ năm. Sức sinh lời của vốn lưu động là 0,02 vòng/ năm tăng 26,59% so với năm 1997. Sức sinh lời của vốn cố định là 0,32 vòng/ năm tăng 23,08% và sức sinh lời của lao động bình quân là 7.942 triệu đồng/ lao động tăng 51,71% so với năm 1997.
- Năm 1999, số vòng quay vốn kinh doanh tăng từ 3,07 vòng/ năm lên đến 3,44 vòng/ năm. Sức sinh lời của vốn lưu động là 0,03 vòng/ năm, tăng 56,56% so với năm 1998 . Sức sinh lời của vốn cố định là 0,54 vòng/ năm và của lao động là 11.760 triệu đồng/ lao động .
Nhận xét : từ các kết quả đạt được về chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn và lao động của Công ty cho thấy hiệu qủa kinh doanh của Công ty ngày càng được nâng cao .
c. Tình hình tài chính của Công ty .
Khả năng thanh toán công nợ của Công ty phản ánh một cách khái quát nhất tình hình tài chính của Công ty, tình hình sử dụng vốn kinh doanh, mức độ huy động vốn vào sản xuất kinh doanh .
Biểu 10. Chỉ tiêu về tình hình tài chính của Công ty .
Chỉ tiêu
Đơnvị
1997
1998
1999
98 / 97
%
99 / 98
%
1.Các khoản phải trả
Tr.đ
49.028
67.172
60.653
137,00
90,29
2.Nợ ngắn hạn
46.884
57.636
44.801
122,93
77,73
3.Hàng tồn kho
4.970
4.384
4.751
88,20
108,37
4.Tài sản lưu động
84.788
101.619
96.090
119,85
94,55
5.Tình hình tài chính
- Khả năng thanh toán
- Khả năng thanh toán nhanh
%
180,84
10,60
176,31
7,61
214,48
10,61
97,49
71,79
121,64
139,42
Khả năng thanh toán chung của Công ty năm 1997 đạt 180,84%, năm 1998 đạt 176,31% và năm 1999 đạt 214,48%. Điều này cho thấy Công ty luôn đảm bảo tốt khả năng thanh toán, chi trả các khoản nợ ngắn hạn. Mặc dù tài sản lưu động của Công ty luôn có biến động lớn qua các năm nhưng Công ty vẫn luôn đảm bảo khả năng thanh toán tốt. Qua đó cho thấy, Công ty luôn chú trọng đến việc sử dụng tài sản và nguồn vốn có hiệu quả .
3. Đánh giá, nhận xét .
Trong thời gian qua hoạt động kinh doanh của Công ty đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ, quy mô kinh doanh ngày càng được mở rộng, hiệu quả sản xuất kinh doanh ngày càng được nâng cao .
Mặt hàng kinh doanh của Công ty có nhu cầu cao trong nước, được nhà nước khuyến khích phát triển. Thị trường hoạt động kinh doanh đã từng bước được mở rộng, tạo dựng được nguồn cung cấp, tiêu thụ hàng hoá ngày một tăng .
Qua quá trình phân tích, đánh giá các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh, cũng như tình hình thanh toán công nợ của Công ty có thể rút ra một số nhận xét sau :
- Công ty là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực Y tế nên được ưu tiên nhiều về thị trường, mặt hàng. Khi chuyển sang cơ chế thị trường hạch toán độc lập, Công ty gặp không ít những khó khăn trong hoạt động kinh doanh như sự thiếu hụt về thị trường, về nguồn hàng, về vốn, ... Nhưng Công ty đã nhanh chóng tiếp cận, đổi mới hàng loạt trong nội bộ Công ty, đặc biệt là trong công tác quản lý .
- Công ty có một đội ngũ cán bộ công nhân viên có ki
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 24856.DOC