Chịu ảnh hưởng của đặc điểm ngành nghề kinh doanh nên trong cơ cấu VKD của công ty, tỷ trọng VLĐ gần tương đương tỷ trọng VCĐ. Tính đến cuối năm 2002, tổng VLĐ của công ty là 66.041.477.313đ chiếm 49,37% trong tổng VKD, tăng 13.739.525.119đ tương ứng với tỷ lệ tăng là 20,8% so với đầu năm.
Để thấy rõ tình hình sử dụng VLĐ của công ty, trước hết ta xem xét cơ cấu VLĐ của công ty theo số liệu của bảng 06:
75 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1349 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở công ty xà phòng Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sản phẩm chưa chặt chẽ dẫn đến sản phẩm đưa ra thị trường chất lượng chưa đồng đều, công tác tiếp thị và bán hàng của công ty tốn nhiều chi phí, mà chưa đảm bảo được sức cạnh tranh... công ty cũng đã chứng tỏ được sự phát triển ngày càng đi lên qua các chỉ tiêu như trong năm 2001, 2002 doanh thu đạt trên 100 tỷ, thu nhập người lao động bình quân trên 1,3 triệu đồng/ tháng, lợi nhuận thu về hàng năm hơn 20 tỷ đồng. Đây là những con số đáng ghi nhận của Công ty xà phòng Hà Nội.
Thực trạng về vốn kinh doanh ở Công ty Xà phòng Hà Nội.
Nhận thức được rằng VKD là điều kiện tiền đề không thể thiếu đối với mọi hoạt động SXKD, Công ty Xà phòng Hà Nội đã luôn chú trọng quan tâm tổ chức quản lí sử dụng VKD sao cho có hiệu quả nhất. Để có cơ sở đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của công ty, trước hết ta xem xét tình hình tổ chức quản lý sử dụng từng loại vốn của công ty.
Thực trạng về vốn cố định ở Công ty Xà phòng Hà Nội.
Tình hình thực tế ở công ty cho thấy tính đến thời điểm 31/12/2002, tổng VCĐ của công ty là 67.716.246.751đ tăng 1.515.553.569đ với tỷ lệ tăng tương ứng là 2,29%. Để thấy rõ tình hình quản lý và sử dụng VCĐ, chúng ta xem xét cơ cấu VCĐ qua bảng sau:
BẢNG 02: CƠ CẤU VỐN CỐ ĐỊNH Ở CÔNG TY XÀ PHÒNG HÀ NỘI
Đơn vị tính: Đồng
Chỉ tiêu
31/12/2001
31/12/2002
Chênh lệch
Số tiền
TT(%)
Số tiền
TT(%)
STĐ
%
1.Giá trị còn lại của TSCĐ
10,189,419,184
15.39
11,894,514,263
17.57
1,705,095,079
16.73
2. Các khoản ĐTTCDH
55,335,280,000
83.59
55,335,280,000
81.72
-
-
3. Chi phí XDCBDD
675,993,998
1.02
486,452,488
0.72
(189,541,510)
(28.04)
Tổng cộng
66,200,693,182
100.00
67,716,246,751
100.00
1,515,553,569
2.29
Qua bảng 02 ta thấy: VCĐ của công ty gồm có TSCĐ, các khoản ĐTTCDH, chi phí XDCBDD. Cụ thể:
- TSCĐ của công ty tại 31/12/2002 là 11.894.514.263đ tăng 1.705.095.079đ với tỷ lệ tăng là 16,73%.
- Các khoản đầu tư tài chính dài hạn tại thời điểm 31/12/2002 là 55.335.280.000đ chiếm 81,72% tổng VCĐ. Đây là số vốn do công ty dùng giá trị quyền sử dụng của 19.600m2 trong 11 năm 8 tháng kể từ tháng 10 năm 1994, phần còn lại là giá trị nhà xưởng, thiết bị, các công trình phụ trợ hiện có tại công ty và bằng tiền Việt Nam. Các khoản ĐTTCDH không có gì biến động về mặt số lượng nhưng về mặt tỷ trọng đã bị giảm đi 1,87%. Nguyên nhân là do trong năm 2002 công ty đã đầu tư xây dựng và mua sắm thêm một số TSCĐ.
- Chi phí xây dựng cơ bản giảm đi 189.541.510đ với tỷ lệ giảm tương ứng là 28,04%.
Như vậy nguyên nhân chủ yếu làm VCĐ tăng lên là do sự tăng lên của TSCĐ. Chúng ta cùng đi sâu vào phân tích kết cấu và tình hình tăng giảm TSCĐ của công ty thông qua bảng số 03 (trang bên).
Qua bảng 03, ta thấy TSCĐ của công ty gồm có: nhà cửa vật kiến trúc, phương tiện vận tải, máy móc thiết bị, dụng cụ quản lý, tài sản cho phúc lợi và một số tài sản chờ thanh lý.
Tổng nguyên giá TSCĐ tính đến 31/12/2002 là 16.809.389.847đ tăng 2.345.896.847đ so với 31/12/2001. Trong đó: Nhà cửa vật kiến trúc tăng 1.797.003.945đ, phương tiện vận tải tăng 726.119.572đ, máy móc thiết bị tăng 365.659.021đ, dụng cụ quản lý tăng 381.409.171đ, tài sản chờ thanh lý giảm 924.294.862đ. Nguyên nhân TSCĐ tăng lên là do trong năm 2002 công ty đã xây dựng mới một nhà kho tổng hợp trị giá 1.165.389.144đ, 1 hệ thống nước trị giá 359.207.238đ, 1 con đường alpha trị giá 244.255.573đ... Ngoài ra công ty cũng đã mua sắm một số máy móc và phương tiện vận chuyển, dụng cụ quản lý như đầu tư mua thêm một dây chuyền carton trị giá 208.550.000đ, một xe Nissan trị giá 277.550.000đ... và thanh lý nhượng bán một số tài sản cố định khác. Như vậy so cuối năm với đầu năm thì hầu hết các loại tài sản cố định đang dùng đều tăng lên. Chứng tỏ công ty đã quan tâm đến đầu tư mua sắm tài sản cố định nhằm giúp cho quá trình sản xuất kinh doanh tốt hơn, đồng thời cải thiện môi trường làm việc cho nhân viên của công ty.
Đi sâu vào đánh giá tình trạng kỹ thuật của TSCĐ chúng ta có thể thấy rõ hơn tình hình TSCĐ của công ty trong năm 2002 qua bảng 04 (trang bên):
Từ bảng 04 ta thấy:
- Nhà cửa vật kiến trúc: Tính đến 31/12/2002, hệ số hao mòn của nhóm TSCĐ là 0,17, giá trị còn lại chiếm 82,97% so với tổng giá trị đầu tư ban đầu. Các chỉ số này chứng tỏ nhóm tài sản này vẫn còn mới và đang trong giai đoạn sử dụng tốt. Tuy nhiên trên thực tế có một số nhà xưởng, nhà kho được xây dựng từ năm 1996, 1998 đã xuống cấp và hệ thống kho chưa đáp ứng được yêu cầu bảo quản những vật tư mang tính đặc thù của nghành công nghiệp hoá chất như nhà kho chính số 1 được đầu tư ban đầu trị giá 569.744.047 đồng đã khấu hao hết 438.680.385 đồng, nhà xưởng nhà kho carton đầu tư ban đầu là 3.704.628.385 đồng cũng đã khấu hao đựoc hơn 50%. Do vậy trong thời gian tới công ty cần phải đầu tư nâng cấp cải tạo những nhà kho và nhà xưởng này để đảm bảo phục vụ tốt cho hoạt động kinh doanh.
- Máy móc thiết bị: Đây là hệ thống máy móc chính để sản xuất tạo ra sản phẩm của công ty nhưng tính đến ngày 13/12/2002, số TSCĐ này chỉ chiếm 6,18% trong tổng TSCĐ của công ty. Điều này chứng tỏ máy móc thiết của công ty chưa được chú trọng đầu tư. Hiện nay tuy hệ số hao mòn của nhóm TSCĐ là 0,37 và giá trị còn lại chiếm tới 62,8% tổng giá trị đầu tư ban đầu nhưng trên thực tế do các dây truyền máy móc đều được lắp ráp trong nước nên chưa đảm bảo tính tiên tiến, hiện đại và chất lượng sản phẩm chưa được cao. Do đó trong thời gian tới công ty cần đầu tư đồng bộ nâng cấp dây truyền máy móc để nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Phương tiện vận tải: Hai năm trở lại đây công ty đã đầu tư đổi mới và mua sắm một số phương tiện vận tải phục vụ cho hoạt động SXKD của công ty. Tính đến 31/12/2002 giá trị còn lại của nhóm TSCĐ là 75.23% so với nguyên giá chứng tỏ nhóm TSCĐ này đang trong giai đoạn sử dụng tốt.
- Thiết bị dụng cụ quản lý cũng đã được công ty quan tâm đổi mới. Tuy nhiên trên thực tế có một số thiết bị kiểm tra chất lượng sản phẩm đã lạc hậu khiến cho việc kiểm tra chất lượng sản phẩm không được chính xác dẫn đến chất lượng sản phẩm của công ty không đồng đều, một số sản phẩm của công ty bị trả lại. Điều này đã ảnh hưởng đến uy tín của công ty do đó trong thời gian tới công ty cần có biện pháp khắc phục tình trạng này.
Trên đây là tình hình biến động và tình trạng kỹ thuật của TSCĐ. Để biết được tình hình quản lý và sử dụng TSCĐ của công ty chúng ta cùng nghiên cứu bảng số 05 (trang bên).
Từ bảng trên cho thấy: Nguyên giá TSCĐ đang dùng của công ty ở cuối năm so với đầu năm đã tăng lên cả về số lượng lẫn tỷ trọng. Điều này chứng tỏ năng lực sản xuất của công ty đã được cải thiện tích cực. Bên cạnh đó, số TSCĐ không cần dùng giảm 924.294.862đ, công ty không có TSCĐ chưa cần dùng. Như vậy năm 2002, những TSCĐ công ty đầu tư mua sắm đều được sử dụng. Điều này chứng tỏ việc quản lý sử dụng TSCĐ là khá tốt.
Nhìn chung, công ty đang từng bước đầu tư đổi mới TSCĐ và kịp thời thanh lý các tài sản cố định hư hỏng hoặc hết thời gian sử dụng. Việc đầu tư đổi mới TSCĐ của công ty đã góp phần cải thiện môi trường làm việc cho công nhân viên, tạo khả năng thuận lợi thúc đẩy SXKD trong năm 2002. Tuy nhiên, việc trang bị máy móc thiết bị chưa đồng bộ, các thiết bị kiểm tra chất lượng chưa được đầu tư đúng mức đã làm giảm năng suất lao động và chất lượng sản phẩm của công ty. Do đó trong thời gian tới công ty cần có những biện pháp cụ thể đầu tư vào TSCĐ đảm bảo yêu cầu sản xuất và cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường.
Thực trạng sử dụng vốn lưu động ở Công ty Xà phòng Hà Nội .
Chịu ảnh hưởng của đặc điểm ngành nghề kinh doanh nên trong cơ cấu VKD của công ty, tỷ trọng VLĐ gần tương đương tỷ trọng VCĐ. Tính đến cuối năm 2002, tổng VLĐ của công ty là 66.041.477.313đ chiếm 49,37% trong tổng VKD, tăng 13.739.525.119đ tương ứng với tỷ lệ tăng là 20,8% so với đầu năm.
Để thấy rõ tình hình sử dụng VLĐ của công ty, trước hết ta xem xét cơ cấu VLĐ của công ty theo số liệu của bảng 06:
BẢNG 06: CƠ CẤU VỐN LƯU ĐỘNG Ở CÔNG TY XÀ PHÒNG HÀ NỘI
Đơn vị tính: Đồng
Tên chỉ tiêu
31/12/2001
31/12/2002
Chênh lệch
Số tiền
TT(%)
Số tiền
TT(%)
STĐ
%
1. Vốn bằng tiền
24,155,556,678
46.18
37,198,848,848
56.33
13,043,292,170
54.00
3. Các khoản phải thu
16,905,157,131
32.32
18,421,984,310
27.89
1,516,827,179
8.97
4. Hàng tồn kho
7,719,404,628
14.76
10,277,646,731
15.56
2,558,242,103
33.14
5. TSLĐ khác
3,521,833,759
6.73
142,997,426
0.22
(3,378,836,333)
(95.94)
Tổng cộng
52,301,952,196
100.00
66,041,477,315
100.00
13,739,525,119
26.27
Qua số liệu ở bảng ta thấy:
-Vốn bằng tiền của công ty tính đến thời điểm 31/12/2002 là 37.198.848.848đ, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng VLĐ 56,33%, tăng 13.043.292.170đ tương ứng với tỷ lệ tăng 54%. Hơn nữa, tỷ trọng vốn bằng tiền đã tăng lên so với đầu năm. Để thấy rõ tình hình biến động của vốn bằng tiền chúng ta cùng xem xét số liệu ở bảng 07:
BẢNG 07: TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG VỐN BẰNG TIỀN Ở CÔNG TY XÀ PHÒNG HÀ NỘI
Đơn vị tính: Đồng
Tên chỉ tiêu
31/12/2001
31/12/2002
Chênh lệch
Số tiền
%
Số tiền
%
STĐ
%
1. Tiền mặt tại quỹ
86,818,511
0.36
482,393,746
1.3
395,575,235
455.63
2. Tiền gửi ngân hàng
24,013,153,787
99.41
36,716,455,102
98.7
12,703,301,315
52.90
3. Tiền đang chuyển
55,584,380
0.23
(55,584,380)
(100.00)
Tổng cộng
24,155,556,678
100
37,198,848,848
100
13,043,292,170
54.00
Qua bảng ta thấy:
+ Tiền mặt tại quĩ tăng 395.575.235đ tương ứng tỉ lệ tăng 455,63%.
+ Tiền gửi ngân hàng tăng 12.703.301.315đ với tỷ lệ tăng 52,90%.
+ Tiền đang chuyển giảm 55.584.380đ, giảm 100%.
Như vậy tại thời điểm 31/12/2002, vốn bằng tiền của công ty tăng lên 13.043.292.170đ thì trong đó khoản tiền gửi ngân hàng của công ty đã tăng lên 12.703.301.315đ. Lượng tiền gửi ngân hàng của công ty chiếm tỷ trọng lớn như vậy là do các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chủ yếu là uỷ thác và xuất nhập khẩu hoá chất do đó các giao dịch thanh toán hầu hết đều được thực hiện thông qua ngân hàng. Hơn nữa, khoản lợi nhuận của công ty sau khi phân bổ hết vào các quĩ tuy đã có kế hoạch sử dụng nhưng do các kế hoạch chưa được thực hiện nên công ty đã gửi tại ngân hàng để hưởng lãi. Điều này chứng tỏ công ty đã lên kế hoạch không sát với thực tế do đó làm một lượng lớn vốn bằng tiền bị ứ đọng. Mặc dù công ty đã có giải pháp là gửi số vốn dư thừa vào ngân hàng để hưởng lãi nhưng đây chỉ là một giải pháp tạm thời. Vì vậy trong thời gian tới công ty cần lên kế hoạch xác định nhu cầu vốn bằng tiền sát với thực tế hơn để tránh ứ đọng vốn như năm 2002.
- Các khoản phải thu cũng chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng VLĐ. Đầu năm là 16.905.157.131đ, cuối năm là 18.421.984.320đ. Như vậy các khoản phải thu đã tăng lên 1.516.827.179 đ tương ứng với tỷ lệ tăng là 8,97%. Số liệu bảng 08 sẽ cho thấy tình hình biến động các khoản phải thu của công ty năm 2002.
BẢNG 08: TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG CÁC KHOẢN PHẢI THU Ở CÔNG TY XÀ PHÒNG HÀ NỘI
Đơn vị tính: Đồng
Chỉ tiêu
31/12/2001
31/12/2002
Chênh lệch
Số tiền
%
Số tiền
%
STĐ
%
1. Phải thu của khách hàng
8,670,182,035
51.29
12,542,149,829
68.08
3,871,967,794
44.66
2. Trả trước cho người bán
6,849,707,430
40.52
4,419,015,125
23.99
(2,430,692,305)
(35.49)
3. Thuế VAT được khấu trừ
301,830,581
1.79
476,194,156
2.58
174,363,575
57.77
4. Các khoản phải thu khác
1,083,437,085
6.41
984,625,200
5.34
(98,811,885)
(9.12)
Tổng cộng
16,905,157,131
100.00
18,421,984,310
100.00
1,516,827,179
8.97
Từ bảng trên ta thấy, trả trước cho người bán so với đầu năm giảm 2.430.692.305đ với tỷ lệ giảm 35,49%, các khoản phải thu khác giảm 98.811.885đ tương ứng giảm 9,12%; trong khi đó phải thu của khách hàng tăng cả khối lượng lẫn tỷ trọng: số lượng tăng 3.871.967.794đ với tốc độ tăng là 44,66%, tỷ trọng tăng 16,79%. Nguyên nhân chính làm cho các khoản phải thu của khách hàng chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng tăng là do trong năm 2002 công ty mở rộng thị trường khách hàng về khu vực phía Nam nên đã áp dụng chính sách tăng thời gian bán chịu để thu hút khách hàng. Khối lượng hàng tiêu thụ tăng lên nhưng các khoản phải thu lại chiếm tỷ trọng khá cao. Điều này chứng tỏ công ty đang bị chiếm dụng một lượng VLĐ lớn, gây lãng phí về vốn và làm giảm hiệu quả sử dụng VLĐ. Vậy công ty cần có những biện pháp tích cực trong công tác quản lí và thu hồi nợ để giảm tối thiểu số vốn bị khách hàng chiếm dụng.
- Hàng tồn kho của công ty ở đầu năm chiếm 14,76% đến cuối năm là 15,56%. Diễn biến cụ thể của hàng tồn kho được thể hiện qua bảng sau:
BẢNG 09: DIỄN BIẾN HÀNG TỒN KHO Ở CÔNG TY XÀ PHÒNG HÀ NỘI
Đơn vị tính: Đồng
Chỉ tiêu
31/12/2001
31/12/2002
Chênh lệch
Số tiền
%
Số tiền
%
STĐ
%
1. NL,VL tồn kho
1,707,233,476
22.12
9,572,350,096
93.14
7,865,116,620
460.69
2. Thành phẩm tồn kho
229,947,298
2.98
206,507,523
2.01
(23,439,775)
(10.19)
3. Hàng hoá tồn kho
5,782,223,854
74.91
498,789,112
4.85
(5,283,434,742)
(91.37)
Tổng cộng
7,719,404,628
100.00
10,277,646,731
100.00
2,558,242,103
33.14
Như vậy so cuối năm với đầu năm, hàng tồn kho tăng 2.558.242.103đ tương ứng tỷ lệ tăng 33,14%. Trong đó tăng nhiều nhất là NVL tồn kho, tăng 7.856.116.620đ tương ứng với tỉ lệ tăng 460,69 %. Nguyên nhân NVL của công ty tồn kho quá nhiều là do NVL của công ty chủ yếu phải nhập khẩu. Để giảm tối thiểu chi phí thu mua, vận chuyển, công ty thường phải nhập nguyên vật liệu với khối lượng lớn dùng trong cả quý. Tuy nhiên lượng NVL tồn kho quá nhiều cũng gây ứ đọng vốn cho công ty, khiến cho hiệu quả sử dụng VLĐ giảm.
Trong khi đó thành phẩm tồn kho và hàng hóa tồn kho lại giảm. Cụ thể, thành phẩm tồn kho giảm 23.439.775đ tương ứng với tỷ lệ giảm là 10,19% còn hàng tồn kho giảm 5.283.434.742đ tương ứng với tỷ lệ giảm là 91,37%. Đây là dấu hiệu đáng mừng vì điều này chứng tỏ công ty đã thành công trong việc sử dụng biện pháp tín dụng để tăng khối lượng tiêu thụ giảm lượng thành phẩm và hàng hoá tồn kho.
- Ngoài ra, TSLĐ khác của công ty tính đến thời điểm 31/12/2002 là 142.977.426đ tương ứng với tỉ lệ giảm là 95,94% do các khoản thế chấp kí quĩ, kí cược ngắn hạn năm 2002 đã giảm 3.374.380.400đ tương ứng với tỷ lệ giảm là 100%. Nguyên nhân là trong năm 2002, do tạo được độ tin cậy với bạn hàng trong các hoạt động nhập khẩu vật tư, nguyên liệu nên công ty không bắt buộc phải thanh toán bằng hình thức L/C mà có thể sử dụng các hình thức khác như D/P, TTR. Do đó không cần phải ký quĩ, ký cược.
Nhìn chung kết cấu vốn lưu động của công ty là chưa hợp lí, hàng tồn kho và các khoản phải thu chiếm tỷ trọng khá lớn, nhất là lượng vốn bằng tiền của công ty để ứ đọng quá lớn vì thế trong thời gian tới công ty cần có những giải pháp để sử dụng hiệu quả hơn VLĐ.
2.2.3. Thực trạng về vốn kinh doanh ở Công ty Xà phòng Hà Nội.
Trên đây là thực trạng của VCĐ và VLĐ hay chính là thực trạng về VKD của công ty. Nhưng để có cái nhìn tổng thể về thực trạng vốn kinh doanh của Công ty xà phòng Hà Nội chúng ta cần xem xét cơ cấu vốn kinh doanh và nguồn vốn qua bảng sau:
BẢNG 10: VỐN VÀ NGUỒN VỐN KINH DOANH Ở CÔNG TY XÀ PHÒNG HÀ NỘI
Đơn vị tính: Đồng
Chỉ tiêu
31/12/2001
31/12/2002
Chênh lệch
Số tiền
TT(%)
Số tiền
TT(%)
STĐ
%
1. Vốn kinh doanh
118,502,645,378
100.00
133,757,724,066
100.00
15,255,078,688
12.87
- Vốn cố định
66,200,693,182
55.86
67,716,246,751
50.63
1,515,553,569
2.29
- Vốn lưu động
52,301,952,196
44.14
66,041,477,315
49.37
13,739,525,119
26.27
2. Nguồn vốn
118,502,645,378
100.00
133,757,724,066
100.00
15,255,078,688
12.87
- Nguồn vốn CSH
86,627,104,206
73.10
116,678,959,707
87.23
30,051,855,501
34.69
- Nợ phải trả
31,875,541,172
26.90
17,078,764,359
12.77
(14,796,776,813)
(46.42)
Tính đến ngày 31/12/2002, tổng vốn kinh doanh của công ty có 133.757.724.066đ, so với 31/12/2001 tăng 15.255.078.688đ tương ứng với tỉ lệ tăng 12,87%. Qui mô vốn kinh doanh của công ty đã tăng hơn so với năm 2001 chủ yếu là do sự tăng lên của vốn lưu động. Cụ thể:
- Vốn lưu động của công ty tính đến thời điểm 31/12/2002 là 66.041.477.315đ chiếm tỷ trọng 49,37% trong tổng số vốn kinh doanh, so với thời điểm 31/12/2001 đã tăng lên 13.739.525.119đ tương ứng với tỉ lệ tăng là 26,27%.
- Vốn cố định của công ty tính đến ngày 31/12/2002 là 67.716.246.751đ , chiếm 50,63% so với thời điểm 31/12/2001 tăng 1.515.553.569đ tương ứng với tỉ lệ tăng 2,29%. Nguyên nhân làm tăng vốn cố định là trong năm 2002, công ty đã xây dựng và mua sắm mới một số thiết bị như: nhà cửa vật kiến trúc, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, thiết bị dụng cụ quản lí phục vụ cho hoạt động của công ty.
Cùng với sự biến động về cơ cấu vốn, nguồn hình thành vốn của công ty cũng có sự biến động.
- Đối với nợ phải trả: nợ phải trả của công ty chủ yếu là nợ ngắn hạn và có một phần nhỏ là nợ dài hạn, hoàn toàn không có nợ khác. Tổng nợ phải trả của công ty tính đến 31/12/2002 là 17.078.764.359đ chiếm tỷ trọng là 12,8% trong tổng nguồn vốn. So với thời điểm 31/12/2001, nợ phải trả đã giảm 14.796.776.815đ với tỷ lệ giảm là 46,42%. Nợ phải trả của công ty giảm chủ yếu là do giảm các khoản nợ ngắn hạn, trong đó phải trả cho người bán giảm 13.198.727.394đ.
- Nguồn vốn chủ sở hữu (CSH): tính đến thời điểm 31/12/2002, nguồn vốn CSH của công ty là 116.678.959.707đ chiếm tỷ trọng 87,2%, trong đó vốn do ngân sách nhà nước cấp là 53.459.842.768đ, còn lại 63.219.116.939đ là vốn do công ty tự bổ xung. So với thời điểm 31/12/2001, nguồn vốn CSH của công ty đã tăng 30.051.855.501đ, với tỷ lệ tăng là 34,69%.
Kết cấu của nguồn vốn thay đổi đã có tác động tích cực đến khả năng tự chủ tài chính của công ty như sau :
BẢNG 11: PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG TỰ CHỦ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY XÀ PHÒNG HÀ NỘI
Chỉ tiêu
ĐVT
31/12/2001
31/12/2002
Chênh lệch
1. Hệ số vốn CSH
%
73.10
87.20
14.10
2. Hệ số nợ
%
26.90
12.80
-14.10
Qua bảng 11 ta thấy hệ số vốn CSH của công ty đã tăng là 14,1% và hệ số nợ giảm 14,1%. Điều này chứng tỏ khả năng tự chủ tài chính của công ty ngày càng tăng cao. Xét trên lý thuyết thì việc hệ số nợ càng thấp bao nhiêu thì khả năng rủi ro tài chính sẽ giảm bấy nhiêu . Tuy nhiên khi hệ số nợ cao thì chủ sở hữu càng có lợi vì khi đó chủ sở hữu chỉ phải đóng góp 1 lượng vốn ít nhưng được sử dụng 1 lượng tài sản lớn hơn. Do đó công ty có thể tận dụng nó như 1 chính sách tài chính để gia tăng lợi nhuận.
Để tìm hiểu sâu hơn, chúng ta đi vào xem xét khoản phải thu và phải trả nợ của công ty qua bảng 12 (trang bên).
Thông qua số liệu ở bảng 12 ta thấy tại thời điểm 31/12/2001, số vốn công ty chiếm dụng được lớn hơn số vốn công ty bị chiếm dụng là 11.424.026.563đ. Nhưng đến 31/12/2002, số vốn công ty chiếm dụng được lại nhỏ hơn số vốn công ty bị chiếm dụng là 3.801.647.675đ. Nguyên nhân là:
- Lượng vốn của công ty bị chiếm dụng tính đến 31/12/2002 là 18.421.984.310đ tăng lên 1.516.827.179đ với tỷ lệ tăng là 8,97%. Việc tăng lên là do trong năm 2002 để mở rộng thị trường tiêu thụ về khu vực phía Nam đồng thời để thu hút khách hàng công ty đã sử dụng chính sách kéo dài thời gian bán chịu.
- Lượng vốn công ty chiếm dụng được tính đến ngày 31/11/2002 là 14.620.336.635đ giảm so với 31/12/2001 là 13.708.847.059đ với tỷ lệ giảm xuống là 48,39%. Tuy nhiên lượng vốn chiếm dụng được này không thuộc sở hữu của công ty nên khi sử dụng loại vốn này công ty phải cẩn trọng. Mặt khác nó lại là 1 nguồn vốn có lợi vì khi sử dụng nó công ty không phải trả chi phí sử dụng. Vì vậy công ty nên tận dụng tối đa những cơ hội sử dụng nguồn vốn này nhưng chỉ được sử dụng vào mục đích tạm thời và phải bảo đảm nguyên tắc hoàn trả theo đúng quy định.
Qua những phân tích ở trên ta có thể đánh giá khái quát về tình hình tổ chức VKD của công ty như sau :
- Về cơ cấu VKD: Trong tổng VKD của công ty thì VCĐ chiếm 50,63%, VLĐ chiếm 49,37%. Mặc dù công ty đã có sự cố gắng điều chỉnh cơ cấu vốn sao cho phù hợp với tình hình thực tế nhưng cơ cấu vốn này chưa hợp lý, chưa đem lại hiệu quả sử dụng cao. Trong cơ cấu TSCĐ, công ty chưa chú trọng đầu tư đồng bộ máy móc thiết bị cho hoạt động SXKD. Bên cạnh đó công ty còn để ứ đọng một lượng khá lớn vốn bằng tiền do lập kế hoạch chưa sát với thực tế. Do đó trong thời gian tới công ty cần xem xét lại cơ cấu vốn để đem lại hiệu quả sử dụng vốn cao nhất.
- Về nguồn hình thành VKD: năm 2002 vốn CSH chiếm 87,2%, nợ phải trả chiếm 12,8%. Với cơ cấu nguồn như vậy công ty đã tài trợ cho nhu cầu dài hạn của mình hoàn toàn bằng nguồn vốn dài hạn (vay dài hạn và vốn CSH ), tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động bằng nguồn ngắn hạn (vay ngắn hạn và chiếm dụng ) và 1 phần bằng nguồn vốn dài hạn. Như vậy xét trên góc độ tài chính, với mô hình tài trợ này công ty đạt được sự an toàn cao trong kinh doanh.
Trên đây là cơ cấu VKD và nguồn hình thành VKD của công ty. Trước khi đi vào phân tích hiệu quả sử dụng VKD của công ty, chúng ta cần xem xét đánh giá diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn của công ty năm 2002 qua bảng 13 (trang bên).
Từ bảng ta thấy :
- Về diễn biến nguồn vốn: trong năm 2002 công ty huy động được 30.702.547.650đ chiếm 72,72% từ nguồn vốn bên trong. Trong đó 23.920.422.621đ chiếm 56,66% là do công ty tăng quỹ đầu tư phát triển và 4.316.492.238đ là do công ty tăng quỹ dự phòng tài chính. Công ty còn huy động được 11.516.179.740đ chiếm 27,28% là do cải tiến và nâng cao công tác tổ chức, quản lý vốn lưu động. Như vậy trong năm 2002 công ty không huy động vốn qua hình thức đi vay.
- Về sử dụng vốn: Tổng số vốn 42.218.727.390đ huy động được, công ty đã dùng 13.198.727.394đ tương ứng 31,26% để trả nợ cho người bán, 1.087.929.754đ tương ứng 2,58% để trả nợ vay dài hạn, trả nợ CBCNV nhằm giảm rủi do trong kinh doanh. Bên cạnh đó công ty dùng 2.345.896.847đ chiếm 5,56% để đầu tư mua sắm TSCĐ. Công ty còn dành 30,09% tương ứng số tiền là 12.703.301.315đ để tăng lượng tiền gửi ngân hàng đảm bảo khả năng thanh toán nhanh của công ty...
Những phân tích ở trên đã cho ta cái nhìn tổng quát về diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn của công ty năm 2002. Vậy việc sử dụng VKD của công ty đã đem lại hiệu quả cao nhất hay chưa, chúng ta phải đi sâu vào phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty.
Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong SXKD tại công ty Xà Phòng Hà Nội.
Trước khi đi vào phân tích hiệu quả sử dụng VKD trong SXKD tại Công ty Xà phòng Hà Nội chúng ta cùng xem xét hiệu quả sử dụng tổng VKD của công ty qua bảng sau:
BẢNG 14: HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TỔNG VỐN KINH DOANH Ở CÔNG TY XÀ PHÒNG HÀ NỘI
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2001
Năm 2002
Chênh lệch
STĐ
%
1.Tổng doanh thu thuần
đ
193,142,771,341
167,795,456,649
(25,347,314,692)
(13.12)
2. Tổng lợi nhuận sau thuế
đ
24,663,652,508
35,044,253,889
10,380,601,381
42.09
3. Tổng VKD bình quân
đ
99,883,690,250
126,130,184,722
26,246,494,472
26.28
5. Doanh lợi tổng vốn ( 2 : 3 )
0.25
0.28
0.03
12.52
6. Vòng quay tổng vốn ( 1 : 3 )
vòng
1.93
1.33
(0.60)
(31.20)
Qua bảng ta thấy:
- Vòng quay tổng vốn của công ty năm 2002 đã giảm đi 0,59 vòng tương ứng với tỷ lệ giảm là 35,99%. Nguyên nhân là do tổng doanh thu thuần đã giảm đi 25.347.314.692đ tương ứng với tỷ lệ giảm là 13,12%. Trong khi VKD bình quân lại tăng lên 26.246.494.472đ tương ứng với tỷ lệ tăng là 26,28%.
- Doanh lợi tổng vốn năm 2002 lại tăng lên 0,03 tương ứng với tỷ lệ tăng là 12,52%. Lý do là tốc độ tăng lợi nhuận sau thuế lớn hơn tốc độ tăng VKD bình quân.
Như vậy ta thấy vòng quay tổng VKD giảm chủ yếu là do ảnh hưởng của tổng doanh thu thuần còn doanh lợi tổng VKD tăng chủ yếu là do ảnh hưởng của tổng lợi nhuận sau thuế. Tuy nhiên khi đi sâu vào phân tích kết cấu tổng VKD, tổng doanh thu thuần, tổng lợi nhuận sau thuế qua bảng 15 (trang bên), ta sẽ thấy do ảnh hưởng của kết quả hoạt động tài chính quá lớn đã làm cho các chỉ tiêu trên phản ánh chưa chính xác hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty.
Qua bảng ta thấy:
- Tại 31/12/2002, trong tổng VKD là 133.757.724.066đ thì số vốn đầu tư tài chính dài hạn hay chính là số vốn góp liên doanh với tập đoàn Unilever của Hà lan là 55.335.280.000đ chiếm 41,370% tổng VKD.
- Tại 31/12/2002, số lợi nhuận được chia từ góp vốn liên doanh là 35.007.633.644đ chiếm 99,869% trong tổng lợi nhuận sau thuế của công ty.
Như vậy số vốn mà công ty góp vốn liên doanh chiếm gần một nửa tổng VKD, và khoản lợi nhuận thu về từ hoạt động này chiếm đến 99,896% tổng lợi nhuận sau thuế của công ty. Tuy số lợi nhuận này là kết quả của việc công ty đã dùng vốn của mình góp vốn liên doanh nhưng khi để cả số vốn, doanh thu, lợi nhuận từ hoạt động liên doanh này vào trong tổng VKD, tổng doanh thu, tổng lợi nhuận để tính các chỉ tiêu tính hiệu quả sử dụng VKD của công ty thì các khuyết tật trong hoạt động SXKD của công ty sẽ bị che dấu đi.
Do đó để phản ánh một cách tương đối chính xác hiệu quả sử dụng vốn của công ty, từ đây trở đi sẽ tập trung nghiên cứu hiệu quả sử dụng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28772.doc