Chuyên đề Một số biện pháp nhằm năng cao hơn nữa hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần sản xuất bao bì xuất khẩu thủy sản

Mục lục

Trang

Phần i

A- khái quát chung về vốn lưu động trong các doanh nghiệp. 1

I. Khái niệm, ý nghĩa của vốn lưu động trong hoạt động sản xuất kinh doanh 1

1. Khái niệm 1

2. ý nghĩa của VLĐ trong hoạt động sản xuất kinh doanh 1

3. Các nhân tố ảnh hưởng đến VLĐ 2

II. Kết cấu vốn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu vốn lưu động 3

1- Kết cấu vốn lưu động 3

a. Tiền của doanh nghiệp: 3

b. Đâu từ tài chính ngắn hạn: 4

c. Các khoản phải thu: 4

d. Hàng tồn kho: 5

e. Tài sản lưu động khác: 5

2. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu vốn lưu động: 6

a. Những nhân tố về mặt sản xuất: 6

b. Những nhân tố về mặt cung tiêu: 6

c. Những nhân tố về mặt thanh toán: 7

B. sự cần thiết, thông tin sử dụng, phương pháp phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn 8

I. sự cần thiết của phân tích tình hình quản lý, sử dụng vốn lưu động: 8

1. Khái niệm phân tích tình hình quản lý, sử dụng vốn lưu động: 8

2. Sự cần thiết của việc phân tích: 8

II. Thông tin sử dụng để phân tích: 9

1. Bảng cân đối kế toán: 9

2. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: 9

3. Các sổ chi tiết: 9

III. các phương pháp phân tích: 9

1. Phương pháp so sánh: 10

2. Phương pháp phân tích tỷ lệ: 10

3. Phân tích định tính: 10

C. nội dung phân tích 11

I. Phân tích khái quát tình hình quản lý, sử dụng vốn lưu động. 11

1. Phân tích cơ cấu tài sản lưu động (TSLĐ): 11

II. Vốn lưu động Ròng hay vốn lưu động thường xuyên: 12

1. Khái niệm: 12

2. ý nghĩa thực tiễn của việc phân tích vốn lưu động ròng: 12

III. Phân tích khả năng thanh toán: 13

1. Phân tích tình hình thanh toán: 13

2. Phân tích khả năng thanh toán: 15

a. Khả năng thanh toán hiện hành: 15

b. Khả năng thanh toán nhanh: 15

IV. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động: 16

1. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động: 16

2. Số vòng quay khoản phải thu: 17

3. Vòng quay hàng tồn kho: 17

V. phân tích rủi ro và tình hình bảo toàn vốn lưu động. 18

1. Phân tích những rủi ro ảnh hưởng đến vốn lưu động: 18

2. Phân tích tình hình bảo toàn vốn lưu động: 18

Phần ii

A. khái quát chung Về công ty cổ phần sản xuất bao bì xuất khẩu thủy sản 20

I. QUá trình hình thành - PHát triển và đặc điểm của công ty. 20

1. Quá trình hình thành và phát triển: 20

2. Đặc điểm sản phẩm và mặt hàng kinh doanh của Công ty: 21

a. Kinh doanh bao bì carton: 21

b. Kinh doanh bao bì nhựa (PP, PE): 21

c. Kinh doanh phụ kiện đóng gói: 21

3. Đặc điểm môi trường kinh doanh: 21

a. Thị trường tiêu thụ: 21

b. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty: 21

II. tổ chức quản lý của công ty cổ phần sản xuất bao bì xuất khẩu thủy sản. 22

1. Cơ cấu bộ máy quản lý: 22

2. Chức năng và nhiệm vụ của bộ máy quản lý: 22

III. tổ chức hạch toán kế toán tại công ty cổ phần sản xuất bao bì xuất khẩu thủy sản. 24

1. Sơ đồ bộ máy kế toán tại Công ty: 24

2. Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy kế toán: 24

3. Hình thức kế toán tại Công ty: 24

a. Sơ đồ hình thức Nhật ký- Chứng từ: 25

b. Trình tự luân chuyển chứng từ: 25

c. Trình tự hạch toán: 25

B. phân tích tình hình quản lý và sử dụng nguồn vốn và tài sản của công ty. 26

I. đặc điểm hoạt động tài chính của công ty. 26

1. Các quan hệ tài chính của Công ty: 26

2. Nguồn số liệu phân tích: 26

II. PHÂN TíCH KHáI QUáT TìNH HìNH QUảN Lý Và Sử DụNG VốN LƯU ĐộNG TạI CÔNG TY. 27

1. Phân tích cơ cấu tài sản lưu động: 27

a. Tình hình quản lý và sử dụng vốn bằng tiền: 27

b. Tình hình quản lý và sử dụng hàng tồn kho: 28

c. Tình hình quản lý và sử dụng các khoản phải thu: 29

2. Phân tích vốn lưu đọng ròng tại công ty. 29

III. phân tích vốn lưu động ròng và nhu cầu vốn lưu động ròng tại công ty 29

1. Vốn lưu động ròng: 29

2. Những nhân tố ảnh hưởng đến vốn lưu động ròng: 30

IV. phân tích tình hình khả năng thanh toán tại công ty. 30

1. Phân tích tình hình thanh toán: 30

2. Phân tích khả năng thanh toán của Công ty. 32

V. hiệu suất sử dụng vốn lưu động tại công ty. 32

1. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động: 32

2. Phân tích khả năng sinh lời của vốn lưu động: 33

VI. phân tích rủi ro và tình hình bảo toàn vốn lưu động tại công ty. 33

Phần iii

A. căn cứ để xây dựng các giải pháp 35

I. Căn cứ vào tình hình và đặc điểm kinh doanh tại công ty 35

II. Căn cứ vào mục tiêu kinh doanh của công ty 35

III. Căn cứ vào tính cạnh tranh trên thị trường 35

B. Một số biện pháp nhằm năng cao hơn nữa hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty 36

I. Biện pháp sử dụng tiền tại công ty 36

II. biện pháp quản lý khoản phải thu 39

III. nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết của công ty. 41

1. Xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết: 41

2.Tổ chức đảm bảo nhu cầu vốn lưu động thường xuyên và dự đoán nguồn tài trợ 46

a. Biện pháp bảo toàn vốn lưu động: 46

b. Tăng cường công tác kiểm tra tài chính: 47

KếT LUậN 49

 

 

doc60 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1598 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số biện pháp nhằm năng cao hơn nữa hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần sản xuất bao bì xuất khẩu thủy sản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
với số lượng lớn trong khi đồng tiền bị mất giá do lạm phát. - Những khoản vốn không thu hồi được trong khi Công ty không lập dự phòng phải thu khó đòi. - Kinh doanh thua lỗ kéo dài sau một thời kỳ nhất định vốn lưu động bị thiếu hụt dần. - Nền kinh tế có lạm phát. giá cả tăng nhanh nên sau mỗi vòng luân chuyển vốn lưu động của doanh nghiệp sẽ bị mất dần theo tốc độ trượt giá. Chính vì thế doanh nghiệp nên xem xét những nguyên nhân rủi ro và mức độ ảnh hưởng của chúng đến vốn lưu động nhằm có những biện pháp hạn chế và nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh của mình. 2. Phân tích tình hình bảo toàn vốn lưu động: Quản lý và sử dụng vốn lưu động là khâu quan trọng trong công tác quản lý tài chính, trong đó việc bảo toàn vốn lưu động là vấn đề cực kỳ quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Để có dư vốn đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp Nhà nước phải chịu trách nhiệm bảo toàn vốn lưu động về mặt giá trị. Điều này có nghĩa là đảm bảo cho số vốn lưu động cuối kỳ đủ mua một lượng vật tư hàng hoá tương đương với đầu kỳ khi giá cả tăng lên trong điều kiện qui mô sản xuất không thay đổi mà thực chất là giữ được giá trị thực tế hay sức mua của vốn đảm bảo đủ lượng vốn trong khâu sản xuất và lưu thông, duy trì khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp tuỳ theo đặc điểm cụ thể của sản xuất kinh doanh mà xây dựng phương pháp bảo toàn vốn lưu động hợp lý và theo những nguyên tắc nhất định. Công thức xác định vốn lưu động phải bảo toàn đến cuối kỳ. VKD = Vdn . IP Vtg Trong đó: VKD : Vốn lưu động phải bảo toàn lúc cuối kỳ IP : Chỉ số giá trong kỳ Vdn : Vốn lưu động đầu năm phải bảo toàn Vtg : Vốn lưu động tăng, giảm trong kỳ Ngoài ra có thể sử dụng chỉ tiêu hệ số bảo toàn vốn lưu động và hệ số khả năng bảo toàn vốn lưu động để phân tích tình hình bảo toàn vốn lưu động ở doanh nghiệp. Hệ số Tổng số VLĐ thực tế Tỷ giá, chỉ số giá tại thời bảo toàn = x điểm cần tính do cơ quan VLĐ Tổng số VLĐ phải bảo toàn có thẩm quyền ban hành Hệ số khả Tổng số VLĐ thực tế + thu nhập Tỷ giá, chỉ số giá tại thời năng bảo toàn = x điểm cần tính do cơ quan VLĐ Tổng số VLĐ phải bảo toàn có thẩm quyền ban hành A. khái quát chung Về công ty cổ phần sản xuất bao bì xuất khẩu thủy sản I. QUá trình hình thành - PHát triển và đặc điểm của công ty. 1. Quá trình hình thành và phát triển: Xí nghiệp liên doanh bao bì thủy sản được thành lập vào cuối năm 1989, là xí nghiệp liên doanh giữa tổng công ty xuất nhập khẩu thủy sản miền trung (Seprodex ĐN) với một doanh nghiệp tư nhân. Nhiệm vụ chủ yếu của công ty là sản xuất bao bì carton và phụ kiện đóng gói phục vụ cho việc xuất khẩu thủy sản của những doanh nghiệp trực thuộc Seprodex Đà Nẵng. Đến năm 1993 do chủ trương của nhà nước là cổ phần hoá các doanh nghiệp. Ngày 01 tháng 8 năm 1993 được sự cho phép của Uỷ ban nhân dan tỉnh Quảng Nam- Đà Nẵng công ty liên doanh bao bì thủy sản được cổ phần hoá và đổi tên thành Công ty cổ phần xuất khẩu bao bì thủy sản theo quyết định số 386/QĐ-UB ngày 27/3/1993 với số vốn ban đầu là 300.000.000 VNĐ và số công nhân ban đầu là 30 người với một phân xưởng sản xuất chuyên sản xuất thùng giấy carton. Do nhu cầu ngày càng nhiều theo sự phát triển của nền kinh tế, do việc làm ăn ngày càng có lãi, đến năm 1997 Công ty quyết định đầu tư mới một số máy móc thiết bị, mở thêm một phân xưởng để sản xuất PP & PE, đến thời điểm này số công nhân của Công ty đã tăng lên 80 người. Ngày nay, với sự cạnh tranh khốc liệt của cơ chế thị trường, sự đòi hỏi ngày càng cao những sản phẩm phải có mẫu mã đẹp, chất lượng tốt nên Công ty gặp phải rất nhiều khó khăn, thêm vào đó một số máy móc, thiết bị của Công ty đã cũ nên sản phẩm sản xuất ra không đáp ứng được nhu cầu khách hàng, VLĐ chưa đáp ứng kịp nhu cầu... Tuy vậy, đối với từng trường hợp cụ thể Công ty đã có những chỉ đạo cụ thể, tích cực tìm kiếm nguồn hàng, khách hàng nhằm bảo toàn vốn và xây dựng Công ty ngày càng phát triển. Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty: CHI TIÊU NĂM 2001 NĂM 2002 NĂM 2003 1. Vốn kinh doanh 2. Doanh thu 3. Lợi nhuận trước thuế 4. Số thuế đã nộp nhà nước 1.000.000.000 9.047.374.598 30.355.065 161.534.464 1.000.000.000 9.530.115.716 51.533.685 169.966.565 1.000.000.000 10.407.371.331 83.754.363 263.138.766 2. Đặc điểm sản phẩm và mặt hàng kinh doanh của Công ty: Là một doanh nghiệp sản xuất và thương mại nên Công ty kinh doanh ba mặt hàng: a. Kinh doanh bao bì carton: Là một công ty được thành lập từ nhu cầu thực tế của Seprodex ĐN, cũng như nhu cầu thiết yếu của thị trường nên mặt hàng này đạt doanh thu khá ổn định. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường hiện nay, với sự cạnh tranh khốc liệt của các sản phẩm cùng loại đòi hỏi Công ty phải có những chiến lược kinh doanh phù hợp. b. Kinh doanh bao bì nhựa (PP, PE): ở thị trường miền trung, các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng này tương đối ít nên doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh vì vậy thị trường tiêu thụ của Công ty ngày càng mở rộng và ổn định. c. Kinh doanh phụ kiện đóng gói: Với dịch vụ này đi kèm đã giúp cho Công ty có lợi thế khi chào bán các mặt hàng bao bì của mình, cũng như cung cấp cho một số khách hàng có nhu cầu, góp phần làm tăng thu nhập của Công ty. 3. Đặc điểm môi trường kinh doanh: a. Thị trường tiêu thụ: Trước đây thị trường tiêu thụ của Công ty là các doanh nghiệp trực thuộc Công ty XNK thủy sản miền trung nhưng về sau Công ty đã dần mất đi thị trường này. Tuy vậy, với chính sách mở cửa của Nà nước Công ty mở rộng thị trường tiêu thụ sang các mặt hàng khác như: lâm sản, bánh kẹo, bia rượu, thuốc lá... Đây là những điều kiện thuận lợi để Công ty phát huy tiềm lực của mình nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Song song với những thuận lợi là những khó khăn mà Công ty đang gặp phải đó là sự cạnh tranh khốc liệt của những doanh nghiệp cùng ngành trên thị trường, điều này đòi hỏi Công ty phải năng động trong việc tìm kiếm thị trường mới cũng như củng cố được số bạn hàng quen thuộc. b. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty: Là một Công ty sản xuất kinh doanh đi kèm với hoạt động thương mại dịch vụ, do đó để quản lý chặt chẽ công việc kinh doanh và đáp ứng hầu hết nhu cầu của khách hàng, Công ty cần tổ chức một mạng lưới kinh doanh có hiệu quả. II. tổ chức quản lý của công ty cổ phần sản xuất bao bì xuất khẩu thủy sản. 1. Cơ cấu bộ máy quản lý: Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức năng, thông qua đó Giám đốc có thể khuyến khích và tận dụng được năng lực của cán bộ cấp dưới nhưng quyền quyết định sau cùng thuộc về chủ tịch HĐQT. Việc tổ chức quản lý như vậy là xuất phát từ yêu cầu cơ bản của việc tổ chức kinh doanh của Công ty nhằm đảm bảo tính hiệu quả và thống nhất trong Công ty. Đứng đầu chủ tịch HĐQT, người tham mưu và trực tiếp điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty là Giám đốc, giúp việc cho Giám đốc là hai phó Giám đốc, dưới nữa là các phòng ban tham mưu cho Giám đốc, mỗi phòng ban có trưởng phòng và phó trưởng phòng. Có 4 phòng ban, dưới phòng là các tổ chịu sự chỉ đạo của các tổ trưởng, quản đốc... Mô hình tổ chức của Công ty: Phòng tổ chức hành chính Giám đốc Phó Giám đốc HĐQT Phòng kế toán Phòng kế hoạch kinh doanh Phòng kỹ thuật Phân xưởng SX Carton Phân xưởng SX PP & PE 2. Chức năng và nhiệm vụ của bộ máy quản lý: - HĐQT là cơ quan quản lý của Công ty, nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những việc thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đông. -Giám đốc: Là người điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, chịu trách nhiệm trước HĐQT của Công ty về việc thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn được giao. Giám đốc có thể bị HĐQT miễn nhiệm trong trường hợp không hoàn thành trách nhiệm hoặc vi phạm nghiêm trọng pháp luật. - Dưới quyền Giám đốc là phó Giám đốc và các phòng ban, phân xưởng. - Phó Giám đốc là người chịu trách nhiệm trước Giám đốc về việc quản lý cũng như theo dõi việc thực hiện nhiệm vụ của các phòng ban trong Công ty. - Văn phòng Công ty: + Phòng tổ chức hành chính: phụ trách công tác hành chính quản trị như văn thư, tài vụ, bảo vệ và các phong trào thi đua khác trong toàn Công ty. + Phòng kế hoạch: Chịu sự lãnh đạo của phó Giám đốc và Giám đốc, làm công tác nghiên cứu các kế hoạch kinh doanh, xây dựng các chỉ tiêu khoán, theo dõi việc thực hiện kế hoạch kinh doanh của hai quản đốc phân xưởng... + Phòng kế toán tài vụ: Tổ chức hạch toán toàn bộ quá trình kinh doanh của Công ty, xác định kết quả kinh doanh, phân tích đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh, định kỳ lập các báo cáo, tham mưu cho Giám đốc các thông tin khi cần thiết. + Phòng kỹ thuật: Chia thành 2 tổ, một tổ chuyên tạo mẫu để phục vụ việc in ấn trên bao bì carton, một tổ chuyên theo dõi sửa chữa máy móc cũng như bảo trì, thay mới các loại máy móc. + Phân xưởng carton chia thành 6 tổ: Tổ làm sóng carton; tổ cắt bế bẻ hộp; tổ in; tổ tráng Parafin; tổ đóng ghim; tổ vệ sinh công nghiệp. Chuyên sản xuất thùng giấy carton 5 lớp và 3 lớp, chịu sự quản lý trực tiếp của quản đốc phân xưởng. + Phân xưởng sản xuất PP & PE gồm 5 tổ: Tổ chỉ; tổ dệt; tổ may - in và tổ PE chuyên sản xuất bao bì PP & PE. Đứng đầu phân xưởng này là quản đốc phân xưởng. III. tổ chức hạch toán kế toán tại công ty cổ phần sản xuất bao bì xuất khẩu thủy sản. 1. Sơ đồ bộ máy kế toán tại Công ty: Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp kiêm phó trưởng phòng Kế toán tiền mặt kiêm thống kê Kế toán doanh thu kiêm công nợ Kế toán chi phí kiêm thủ quỹ 2. Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy kế toán: - Kế toán trưởng: Phụ trách chung công tác ké toán của Công ty, giúp Giám đốc chỉ đạo tổ chức thực hiện toàn bộ công tác kế toán, làm nhiệm vụ kiểm soát tài chính tại Công ty đồng thời lập báo cáo kế toán. - Kế toán tổng hợp: Nhiệm vụ của kế toán tổng hợp là tổ chức hạch toán tổng hợp, vào sổ cái, lập bảng tổng kết tài sản, các báo cáo kế toán, quản lý theo dõi nguồn vốn, các khoản phải nộp ngân sách, bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả. Theo dõi các quỹ, tổng hợp chi phí để xác định kết quả kinh doanh từng tháng, quý. - Kế toán tiền mặt kiêm thống kê: Lập chứng từ thu, chi, thanh toán các khoản mua bán với khách hàng, các khoản thanh toán với cán bộ công nhân viên. Cuối tháng cùng với nhân viên phòng kế hoạch và thủ kho kiểm kê cân đối giữa số lượng hàng nhập- xuất- tồn trong quý. - Kế toán doanh thu kiêm công nợ: Theo dõi phản ánh doanh thu của Công ty, các khoản phải thu khách hàng,phải trả người bán... - Kế toán chi phí kiêm thủ quỹ: Có nhiệm vụ thu, chi tiền mặt cho khách hàng, nộp tiền vào ngân hàng, ghi chép sổ quỹ và rút số dư cuối ngày. 3. Hình thức kế toán tại Công ty: Hình thức ế toán mà Công ty áp dụng là hình thức Nhật ký- Chứng từ. a. Sơ đồ hình thức Nhật ký- Chứng từ: Chứng từ gốc và các bảng phân bổ Bảng kê Các sổ chi tiết Nhật ký- Chứng từ Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo kế toán Ghi chú: Ghi cuối ngày. Ghi cuối tháng. Đối chiếu. b. Trình tự luân chuyển chứng từ: Khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán viên tiến hành lập chứng từ ban đầu sau đó chuyển sang kế toán tổng hợp kiểm tra lại và tiến hành lập định khoản, hạch toán theo đúng phần hành của mình. c. Trình tự hạch toán: Hàng ngày có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán kiểm tra tính hợp lệ, hợp lý của chứng từ, tiến hành định khoản và ghi vào sổ chi tiết, các bảng kê. Định kỳ cuối tháng trên cơ sở sổ chi tiết và bảng kê, kế toán tiến hành lập Nhật ký- Chứng từ, đồng thời lập bảng tổng hợp chi tiết. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ kế toán lập sổ cái và tiến hành đối chiếu số liệu giữa sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết. Cuối quí, cuối năm kế toán căn cứ vào Nhật ký- Chứng từ và bảng tổng hợp chi tiết lập báo cáo kế toán và các báo cáo tài chính khác. B. phân tích tình hình quản lý và sử dụng nguồn vốn và tài sản của công ty. I. đặc điểm hoạt động tài chính của công ty. 1. Các quan hệ tài chính của Công ty: - Quan hệ tài chính của Công ty: là một doanh nghiệp liên doanh sau đó chuyển sang Công ty cổ phần nên vốn là do các bên đóng góp. Tuy nhiên. cổ đông lớn nhất và có quyền quyết định vẫn là Nhà nước (chủ tịch hội đồng quản trị- người đại diện cho cổ phần của Nhà nước tại Công ty). Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp phải có trách nhiệm sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả, đồng thời có nghĩa vụ bảo toàn, phát triển và mở rộng thêm, phải nộp các khoản thuế bắt buộc cho Nhà nước. - Quan hệ tài chính với ngân hàng: Hiện nay Công ty có tài khoản tại ngân hàng Ngoại thương Đà Nẵng. - Quan hệ với khách hàng: Khách hàng của Công ty hiện nay rất đa dạng, là các Công ty có kinh doanh sản phẩm đóng gói bao bì trên khắp cả nước, trên nhiều lĩnh vực như: Công ty lâm đặc sản xuất khẩu Quảng Nam, Công ty Công nghiệp thực phẩm Huế, Nhà máy bia Dung Quất.... - Quan hệ với nhà cung cấp: Nhà cung cấp của Công ty là các doanh nghiệp khác nhau phụ thuộc vào ngành kinh doanh của Công ty như: Công ty giấy Mục Sơn Thanh Hoá, Công ty cổ phần giấy Rạng Đông.... 2. Nguồn số liệu phân tích: -Bảng cân đối kế toán năm 2002, năm 2003. -Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2001, 2002 và năm 2003. -Sổ cái các tài khoản và sổ chi tiết. -Một số nguồn thông tin khác liên quan đến việc phân tích. II. PHÂN TíCH KHáI QUáT TìNH HìNH QUảN Lý Và Sử DụNG VốN LƯU ĐộNG TạI CÔNG TY. 1. Phân tích cơ cấu tài sản lưu động: Bảng 2: Bảng phân tích cơ cấu tài sản lưu động. Chỉ tiêu Đầu năm 2003 Cuối năm 2003 Chênh lệch Số tiền % Số tiền % Mức % TSLĐ & ĐTNH 1.Tiền 2. Các khoản phải thu khách hàng 3. Các khoản phải thu khác 4. Hàng tồn kho 5. TSLĐ khác 6. Tổng tài sản 7.% TSLĐ/ tổng tài sản 2.504.748.301 127.003.466 1.243.694.054 100.102.000 1.031.848.781 2.100.000 3.229.710.451 100 5,07 49,65 4 41,2 0,08 77,55 2.189.120.570 83.593.752 1.132.378.178 67.000.000 904.048.640 2.100.000 2.803.103.244 100 3,81 51,73 3,06 41,30 0,09 78,09 315.627.731 43.409.714 111.315.896 33.102.000 127.800.141 12.6 34.17 8,95 33,06 12,39 Qua bảng phân tích số liệu trên ta thấy: - TSLĐ cuối năm 2003 giảm so với đầu năm là: 315.627.731đ la do: + Tiền (tiền mặt và tiền gửi ngân hàng) giảm đi về tỷ trọng cũng như về số lượng. Tỷ trọng tiền đầu năm 2003 là: 5,07%, cuối năm là: 3,81%, về số lượng giảm đi: 43.409.714đ. + Khoản phải thu khách hàng cuối năm giảm so với đầu năm: 11.315.896đ nhưng về tỷ trọng lại có xu hướng tăng, số đầu năm là: 46,65%, số cuối năm là: 51,73%. Điều này cho thấy việc quản lý các khoản phải thu của Công ty chưa được tốt, tỷ lệ khoản phải thu chiếm hơn 50% so với TSLĐ. + Các khoản phải thu khác: về số lượng có xu hướng giảm nhưng về tỷ trọng lại có xu hướng tăng. + Hàng tồn kho: về mặt tỷ trọng giường như không có sự biến động nhưng về mặt số lượng có xu hướng giảm, điều này cho thấy nỗ lực của Công ty trong việc giải phóng hàng tồn kho làm tăng hiệu quả thu hồi vốn lưu động. - TSLĐ chiếm 77,55% tổng tài sản vào đầu năm và 78,09% vào cuối năm. Nguyên nhân làm gia tăng TSLĐ là do Công ty thanh toán bớt một số thiết bị máy móc. Để có cái nhìn chi tiết hơn về tình hình tăng giảm của TSLĐ ta có thể đi sâu phân tích từng khoản mục: a. Tình hình quản lý và sử dụng vốn bằng tiền: Khi phân tích sự biến động của tiền mặt và gửi ngân hàng ta sẽ nhận xét được khả năng đáp ứng nhu cầu thanh toán trong năm của Công ty. Bảng 3: Chỉ tiêu Đầu năm 2003 Cuối năm 2003 Chênh lệch Giá trị % Giá trị % % 1. Tiền tại quĩ 2.Tiền gửi ngân hàng 3. Tổng tiền mặt 40.034.992 86.968.471 127.003.466 32 68 100 4.089.412 79.504.340 83.593.752 5 95 100 35.945.580 7.164.131 43.409.714 89,97 8,58 34,18 Nhìn vào bảng phân tích ta thấy vào cuối năm tiền mặt tại quỹ giảm mạnh (89,97%), lượng tiền gửi ngân hàng cuối năm cũng giảm so với đầu năm là 8,58%, lượng tiền của Công ty vào cuối năm so với đầu năm là 43.409.701đ là do các nhân tố sau: Nhân tố làm tăng tiền mặt - Giảm khoản phải thu: 111.315.876đ - Giảm hàng tồn kho : 127.800.141đ - Tăng NVCSH : 32.116.017đ - Giảm TSCĐ : 110.979.476đ - Giảm phải thu khác : 33.033.982đ Tổng cộng tăng : 415.245.492đ Nhân tố làm giảm tiền mặt - Giảm nợ ngắn hạn : 458.655.193đ Tổng cộng giảm : 458.655.193đ Số tiền bị giảm đi: 415.245.492 - 458.655.193 = 43.409.701đ b. Tình hình quản lý và sử dụng hàng tồn kho: Bảng 4: Chỉ tiêu Đầu năm 2003 Cuối năm 2003 Chênh lệch Số tiền % Số tiền % Mức % Hàng tồn kho 1. Nguyên vật liệu tồn kho 2. Công cụ, dụng cụ 3. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 4. Hàng hoá 1.031.848.781 564.477.821 x 454.502.350 12.868.610 100 54,7 44 1,3 904.048.640 417.682.265 38.219.485 439.874.350 8.272.540 100 46,2 4,23 48,6 0,92 127.800.141 146.795.556 38.219.485 14.628.000 4.596.070 12 26 3 36 - Lượng hàng tồn kho vào cuối năm giảm so với đầu năm 12% tương ứng với 127.800.141đ. So với đầu năm nguyên vật liệu tồn kho giảm đi một lượng đáng kể 26% với giá trị 146.795.556đ. Nguyên vật liệu vào đầu năm chiếm 54,7% nhưng vào cuối năm chỉ còn 46,2%. Tuy nhiên, công cụ dụng cụ vào cuối năm tăng so với đầu năm là: 38.219.485đ chiếm 4,23%, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang biến động không đáng kể, hàng hoá tồn kho vào cuối năm giảm: 4.596.070đ (giảm 36%). Nhìn chung Công ty đã cố gắng giảm một lượng đáng kể hàng tồn kho vào cuối năm. Tuy nhiên, Công ty cần tính toán lượng công cụ dụng cụ nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở Công ty. c. Tình hình quản lý và sử dụng các khoản phải thu: Bảng 5: Chỉ tiêu Đầu năm 2003 Cuối năm 2003 Chênh lệch Giá trị % Giá trị % Mức % Các khoản phải thu + Phải thu khách hàng + Phải thu khác 1.343.796.054 1.243.694.054 100.102.000 100 93 7 1.199.378.178 1.132.378.178 67.000.000 100 94 6 111.315.876 33.102.000 9 33 Khoản phải thu của Công ty tuy có giảm dần về cuối năm nhưng vẫn ở mức cao. Công ty nên có biện pháp đẩy nhanh tốc độ thu hồi nợ, tránh bị chiếm dụng vốn quá lâu làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động, đồng thời cần lập dự phòng khoản phải thu khó đòi để giảm tối ưu rủi ro trong kinh doanh. Tóm lại, kết cấu các khoản vốn lưu động trong tổng TSLĐ & DDTNH của Công ty là chưa hợp lý. Tình hình tăng giảm các khoản này thể hiện sự cố gắng của Công ty. Tuy vậy, Công ty cần phải thu hồi nhanh hơn nữa các khoản phải thu khách hàng đồng thời phải lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi. Ngoài ra, nên tăng mức tồn quỹ tiền mặt để đảm bảo nhu cầu chi tiêu thường xuyên tại Công ty. Trên sổ sách thì hàng tồn kho còn quá nhiều nhưng do đặc điểm kinh doanh của Công ty trong 6 tháng cuối năm 2003 sản xuất không đáp ứng kịp nhu cầu khách hàng nên mặc dù hàng tồn kho nhiều nhưng tốc độ quay vòng của hàng tồn kho nhanh. Đây là nhân tố quan trọng làm tăng nhanh tốc độ luân chuyển VLĐ. 2. Phân tích vốn lưu đọng ròng tại công ty. Là một Công ty cổ phần thuộc loại doanh nghiệp vừa và nhỏ nên vốn lưu động của Công ty toàn bộ là nguồn vốn vay ngắn hạn từ ngân hàng hoặc từ nội bộ doanh nghiệp. Vì là nguồn vốn vay, chi phí sử dụng vốn lớn nên vốn lưu động sử dụng cho tài sản dự trữ là rất ít. Có những lúc nhận định được là giá cả thị trường sẽ biến động tăng nhưng vì thiếu vốn nên doanh nghiệp cũng không tích trữ được nguồn nguyên liệu đầu vào, đây là điều rất bất lợi trong kinh doanh và là điều thường gặp ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta hiện nay. III. phân tích vốn lưu động ròng và nhu cầu vốn lưu động ròng tại công ty 1. Vốn lưu động ròng: Dựa vào số liệu trên BCĐKT 1998 & 1999 và công thức ở phần I ta lập bảng sau: Bảng 6: Bảng phân tích vốn lưu động ròng. Chỉ tiêu Số tiền Chênh lệch Đầu năm 2003 Cuối năm 2003 Số tiền +/-% 1. TSLĐ & ĐTNH 2. Nợ ngắn hạn 3. VLĐR 2.504.748.301 2.177.314.192 327.434.109 2.189.120.570 1.718.658.999 470.461.571 315.627.731 458.655.193 143.027.462 12,6 21,06 43,73 Vốn lưu động ròng vào cuối năm tăng so với đầu năm là 143.027.462đ (43,73%) chứng tỏ nguồn vốn thường xuyên còn thừa sau khi đầu tư cho TSCĐ & DDTNH, phần thừa này đầu tư cho TSCĐ & ĐTNH. Mặc dù TSCĐ & ĐTNH cuối năm có giảm so với đầu năm nhưng do nợ ngắn hạn giảm một khoảng đáng kể nên VLĐ ròng tăng lên. Đồng thời TSCĐ & ĐTNH lớn hơn nợ ngắn hạn nên khả năng thanh toán của Công ty là tốt. 2. Những nhân tố ảnh hưởng đến vốn lưu động ròng: Bảng phân tích các yếu tố làm biến động vốn lưu động ròng. Nguồn vốn tạm thời giảm: 458.655.193đ + Vay ngắn hạn giảm: 9.000.000đ +Phải trả người bán giảm: 481.342.454đ +Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước tăng: 31.583.261đ + Các khoản phải trả ngắn hạn khác tăng: 104.000đ TSCĐ & ĐTNH giảm: 315.627.731đ +Tiền tại ngân hàng giảm: 7.464.134đ +Tiền tại quỹ giảm: 35.945.580đ +Phải thu khách hàng giảm: 111.315.876đ +Phải thu khác giảm: 33.102.000đ +Hàng tồn kho giảm: 127.800.171đ Vốn lưu động ròng tăng lên = 458.655.193 - 315.627.731 = 143.027.462đ + Vốn lưu động ròng của Công ty vào cuối năm tăng so với đầu năm là do nợ ngắn hạn giảm mạnh chủ yếu là do khoản phải trả người bán. + TSCĐ & ĐTNH vào cuối năm cũng giảm do khoản phải thu và hàng tồn kho giảm nhưng vì TSCĐ & ĐTNH giảm ít hơn phần nợ ngắn hạn nên đã làm cho VLĐ ròng của Công ty tăng lên: 143.027.462đ. IV. phân tích tình hình khả năng thanh toán tại công ty. 1. Phân tích tình hình thanh toán: Để xem xét việc đi chiếm dụng và bị chiếm dụng trong năm 2003 ta lập bảng phân tích sau: Bảng 8: Chỉ tiêu Số tiền Chênh lệch Đầu năm 2003 Cuối năm 2003 Số tiền +/-% 1. Các khoản bị chiếm dụng +Phải thu khách hàng. +Phải thu khác. +Phải thu tạm ứng. 2. Các khoản đi chiếm dụng +Phải trả người bán. +Phải nộp cho Nhà nước. +Phải trả công nhân viên. +Phải trả phải nộp khác. 3. % vốn bị chiếm dụng/ vốn đi chiếm dụng. 1.345.896.054 1.243.694.054 100.102.000 2.100.000 1.679.314.192 1.654.906.335 24.397.857 10.000 80,14 1.200.378.178 1.132.378.178 67.000.000 1.000.000 1.229.658.999 1.173.563.881 55.981.118 114.000 97,61 145.517.876 111.315.876 33.102.000 1.100.000 449.682.193 481.342.454 31.583.243 104.000 17,17 10,81 8,95 33,06 0,25 26,78 29,1 129,5 104,0 x Trong năm Công ty đã đi chiếm dụng một khoản lớn, tuy nhiên vào cuối năm con số này đã giảm đi 449.682.193đ (26,78%) đồng thời các khoản bị chiếm dụng của Công ty cuối năm cũng giảm một khoảng so với đầu năm là 145.517.876đ (10,81%). Đầu năm tỷ lệ vốn bị chiếm dụng trên vốn đi chiếm dụng là 80,14%. Tuy nhiên, tỷ lệ này lại tăng nên ở cuối năm 97,61%. Công ty cần cố gắng đẩy nhanh việc thu hồi nợ để phục vụ cho các mục đích kinh doanh tại Công ty. Để làm rõ hơn việc thu hồi nợ của khách hàng và tình hình thanh toán cho nhà cung cấp ở Công ty ta lập bảng sau: Bảng 9: Bảng phân tích chi tiết tình hình thanh toán: Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Chênh lệch 1.Doanh thu thuần. 2.Khoản phải thu bình quân. 3.Khoản phải trả bình quân. 4.Số vòng quay khoản phải thu. 5.Số vòng quay khoản phải trả. 6.Kỳ thu tiền bình quân. 7.Kỳ trả tiền bình quân 9.530.115.716 1.108.761.629 1.947.986.595,5 8,6 4,89 41,86 73,62 10.407.371.331 1.188.063.116 1.856.720.129,5 8,76 5,61 41,1 64,17 877.255.615 79.274.487 91.266.466 0,16 0,72 0,76 9,45 Nhận xét: Kỳ thu tiền bình quân của Công ty năm 2002 là 41,86 ngày, năm 2003 giảm còn 41,1 ngày. Tuy nhiên, mức giảm của kỳ thu tiền bình quân nhỏ hơn nhiều so với mức giảm của kỳ trả tiền bình quân. Điều này cho thấy Công ty bị chiếm dụng một khoản lớn vào năm 2003. Nhìn chung trong năm 2003 các khoản phải thu và phải trả đều giảm vào cuối năm. Đây là một lợi thế của Công ty. Tuy nhiên, Công ty cần đẩy nhanh hơn nữa việc thu hồi các khoản nợ phải thu cũng như việc thanh toán cho khách hàng nhằm làm tăng hiệu quả sử dụng VLĐ ở Công ty. 2. Phân tích khả năng thanh toán của Công ty. Cùng với việc phân tích tình hình thanh toán ta phân tích khả năng thanh toán của Công ty đối với các khoản nợ như thế nào. Đây là cơ sở quan trọng giúp các nhà phân tích biết được tình hình tài chính hiện tại của Công ty. Bảng 10: Bảng phân tích khả năng thanh toán: Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 1.Khả năng thanh toán hiện hành. 2.Khả năng thanh toán nhanh. 3.Khả năng thanh toán tức thời. 1,14 0,68 0,5 1,2 0,71 0,05 Dựa vào bảng trên ta thấy: + Khả năng thanh toán hiện hành của Công ty là tương đối tốt, năm 2003 đã tăng 0,06 so với năm 2002. + Khả năng thanh toán nhanh của Công ty là yếu mặc dù đã tăng nên 0,03 vào năm 2003. + Khả năng thanh toán tức thời của Công ty giảm rất mạnh vào năm 2003. Qua những chỉ số trên cho thấy Công ty đã gặp phải những khó khăn trong thanh toán ngắn hạn dẫn đến tình trạng đi chiếm dụng vốn của khách hàng. Do vậy cần phải có biện pháp để khắc phục tình trạng này. V. hiệu suất sử dụng vốn lưu động tại công ty. 1. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động: Bảng 11: Bảng phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động. Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Chênh lệch 1.Số vòng quay VLĐ. 2.Số ngày một vòng quay VLĐ. 3.Số vòng quay nợ phải thu. 4.Số ngày một vòng quay nợ phải thu. 5.Số vòng quay hàng tồn kho. 6.Số ngày một vòng quay hàng tồn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số biện pháp nhằm năng cao hơn nữa hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần sản xuất bao bì xuất khẩu thủy sả.doc
Tài liệu liên quan