Chuyên đề Một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty Tây Hồ trên thị trường xây lắp dân dụng

MỞ ĐẦU

PHẦN I: CẠNH TRANH VÀ NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

I.Thị trường và cạnh tranh

1.Khái niệm, vai trò và đặc điểm của vận động của thị trường

1.1.Khái niệm

1.2.Vai trò của thị trường

1.3.Đặc điểm vận động của thị trường

2.Cạnh tranh trong cơ chế thị trường

2.1.Khái niệm cạnh tranh

2.2.Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường

2.3.Phân loại cạnh tranh

II.Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

1.Khái niệm khả năng cạnh tranh

2.Lợi thế cạnh tranh (LTCT)

2.1.Khái niệm

2.2.Các yếu tố cơ bản tạo nên lơịo thế cạnh tranh

3.Tính tất yếu phải nâng cao khả năng cạnh tranh

4.Các chỉ tiêu phản ánh khả năng của doanh nghiệp

4.1.Thị phần của doanh nghiệp

4.2.Doanh thu và tỷ xuất lợi nhuận

4.3.Tỷ lệ chi phí marketing trong tổng doanh thu

5.Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

5.1.Môi trường kinh tế vĩ mô (môi trường nền kinh tế quốc dân)

5.2. Nhân tố thuộc môi trường ngành

5.3.Nhân tố bên trong doanh nghiệp

III.Các công cụ chủ yếu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp

1.Các chiến lược cạnh tranh chung

1.1.Chiến lược dẫn đầu về chi phí

1.2.Chiến lược khác biệt hoá

1.3.Chiến lược trọng tâm hoá

2.Các công cụ chủ yếu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cuả các doanh nghiệp

2.1.Chiến lược sản phẩm

2.2.Chiến lược giá

2.3.Chính sách phân phối

2.4.Chính sáh chuyền thống (thông tin)

2.5.Chính sách con người

2.6.Chính sách Marketing

IV.Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp xây dựng Việt nam trong quá trình hội nhập

1.Khả năng của các doanh nghiệp xây lắp trong nước

1.1.Khả năng độc lập

1.2.Khả năng phối hợp giữa các lực lượng trong nước

1.3.Khả năng của các liên doanh xây dựng

2.Khả năng của các nhà thầu nước ngoài đã và đang hoạt động tại Việt nam

PHẦN II: THỰC TRẠNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TÂY HỒ TRÊN THỊ TRƯỜNG XÂY LẮP DÂN DỤNG

I.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Tây Hồ

II.Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của Công ty Tây Hồ.

1.Đặc điểm về sản phẩm xây lắp dân dụng

2.Đặc điểm về quy trình thực hiện công trình

3.Đặc điểm về thị trường xây lắp dân dụng

4.Đặc điểm về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

5.Đặc điểm về cơ cấu hoạt động

6.Đặc điểm về lao động

7.Đặc điểm về nhiên nguên vật liệu sử dụng

8.Đặc điểm về vốn

9.Đặc điểm về máy móc thiết bị phục vụ thi công

III.Phân tích tình hình cạnh tranh của Công ty Tây Hồ trong những năm qua

1.Sản phẩm và chất lượng

2.Doanh thu và thị phần

2.1.Doanh thu

2.2.Thị phần

3. Hoạt động marketing và nghiên cứu thị trường

4.Năng lực tài chính

5.Nguồn nhân lực

6.Tìng hình quản lý và sử dụng máy móc thiết bị (MMTB).

6.1.Tình hình sử dụng công suất máy móc thiết bị

6.2.Tình hình tính và trích khấu hao

IV.Đánh giá thực trạng cạnh tranh

1.Những Mặt Mạnh của Công ty Tây Hồ

2.Những điểm yếu cần khác phục và nguyên nhân của chúng

PHẦN III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TÂY HỒ TRÊN THỊ TRƯỜNG XÂY LẮP DÂN DỤNG

I.Thực hiện các phương pháp hạ giá thành xây lắp công trình .

1.Cơ sở của biện pháp

2.Phương hướng thực hiện.

3.Điềukiện thực hiện

4.Hiệu quả của biện pháp

II.Tăng cường công tác quản lý chất lượng đồng bộ theo qua trình để từ khi bắt đầu thi công đến khi nghiệm thu bàn giao.

1.Cơ sở của biện pháp

2.Phương thức thực hiện

2.1.Quản lý chất lượng trong quá trình chuẩn bị thi công

2.2.Quản lý chất lượng trong quá trình thi công

2.3.Quản lý chất lượng đến khi nghiệm thu công trình:

3.Điều kiện thực hiện

4.Hiều quả của việc thực hiện biện pháp

III.Chuyên môn hoá sản phẩm tận dụng hết thế mạnh của Công ty trong thời điểm hiện nay

1.Cơ sở của biện pháp

2.Phương thức thực hiện

3.Điều kiện thực hiện

4.Hiệu quả của giải pháp

IV.Tăng cường hoạt động marketing, xây dựng các chiến lược cạnh tranh phù hợp để mở rộng thị trường

1.Cơ sở của biện pháp

2.Phương thức thực hiện

3.Điều kiện thực hiện

4.Hiệu quả của biện pháp

V.Đẩy mạnh tiến độ thi công

1.Cơ sở thực hiện

2.Phương thức thực hiện

3.Điều kiện thực hiện

4.Hiệu quả của biện pháp

KẾT LUẬN

 

doc87 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1201 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty Tây Hồ trên thị trường xây lắp dân dụng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
với việc di chuyển này sẽ phát sinh chi phí vận chuyển và bảo quản máy móc thiết bị. Vì vậy Công ty phải đưa ra phương án sản xuất hợp lý để hạn chế ảnh hưởng cuả yếu tố tự nhiên đến quá trình sản xuất kinh doanh. -Sản phẩm xây lắp là sản phẩm liên ngành, mang ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá, quốc phòng cao. Những năm vừa qua Công ty tham gia chủ yếu những công trình như: nhà làm việc, trụ sở, văn phòng, giảng đường đại học, kho bạc Nhà nước... Do đó hình thức, chất lượng cũng như giá cả, tiến độ thi công có tác động lớn uy tín, khả năng cạnh tranh của Công ty trên lãnh thổ địa phương đó cũng như địa phương lân cận. 2.Đặc điểm về quy trình thực hiện công trình Sơ đồ quy trình thực hiện công trình: Tiếp thị công trìnhàĐấu thầuàNhận thầu và ký hợp dồngàThi công xây dựng àBàn giao và thanh quyết toán công trình. Theo sơ đồ trên, ta thấy ngay từ khâu tiếp thị công trình Công ty đã phải giới thiệu về danh tiếng, kinh nghiệm cũng như thực lực thi công của mình cho các chủ đầu tư xem xét. Đến giai đoạn đấu thầu thì khả năng của Công ty là một tiêu chí để chủ đầu tư tính điểm. Nếu khả năng của Công ty càng cao so với đối thủ cạnh tranh thì khả năng thắng thầu càng lớn. Tiếp đến thi công xây dựng là giai đoạn chứng tỏ thực lực của mình trong thực tế thi công. Giai đoạn này thể hiện ở tiến độ thi công và chất lượng công trình thực hiện. Như vậy quy trình thực hiện công trình ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của công ty, qua từng bước công việc Công ty phải làm tốt để nâng cao uy tín của mình trên thị trường. 3.Đặc điểm về thị trường xây lắp dân dụng Sản phẩm của Công ty là các công trình xây dựng, cụ thể hơn trong nội dung đề tài chúng ta đề cập đến ở đây là các công trình xây lắp dân dụng. Công trình này do các chủ đầu tư và nhà thầu ký hợp đồng và Công ty phải có nghĩa vụ thực hiện đúng như hợp đồng đã ký kết. Vì vậy Công ty phải lo tìm kiếm các công trình, tìm kiếm các chủ đầu tư (khách hàng) và tham gia đấu thầu, ký hợp đồng thi công các công trình. Sau khi xây dựng song (thực hiện sản phẩm) Công ty tiến hành nghiệm thu và thanh quyết toán với chủ đầu tư hoặc nhà thầu. Như vậy vấn đề thông tin trở lên quan trọng đối với Công ty trong việc tìm kiến khách hàng vàg ký hợp đồng. Thị trường xây lắp dân dụng rất đa dạng. Song hiện nay Công ty Tây Hồ đang theo đuổi những công trình xây lắp dân dụng nằm trong diện đầu tư cơ sở hạ tầng Nhà nước. Sản phẩm bao gồm các trụ sở làm việc, văn phòng đại diện, nhà ở, trường học, bệnh viện... với nguồn vốn đầu tư bao gồm vốn ngân sách, FDI, ODA... Là một doanh nghiệp quân đội với thị trường truyền thống là các công tỷình trong quân đội. Đây là một lợi thế nhưng Công ty vẫn đang còn hạn chế trong việc tiếp cận thị trường xây lắp dân dụng đa dạng trong hiện tại. Mặt khác thị trường xây lắp dân dụng hiện nay cạnh tranh quyết liệt do nhiều Công ty xây lắp đang có thế và lực mạnh. Điển hình là các tổng Công ty Nhà nước nằm trong tay phần lớn thị phần. Do vậy với quy mô vừa như Công ty Tây Hồ gặp nhiều khó khăn trong cạnh tranh. 4.Đặc điểm về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty Tây Hồ Giám đốc PGĐ kinh doanh Các PGĐ kỹ thuật thi công Phòng kế hoạch tổ hợp Phòng kỹ thuật thiết kế QLTC P.tổ chức lao động và HC Phòng tài chính kế toán Phòng chính trị XN xây lắp 497 Chi nhánh phía Nam Đội xây dựng- lắp máy Đội thi công cơ giới P.KD nhập khẩu P.KD vật tư thứ liệu P.KD TH T.mại XN XD giao thông XN xây lắp 897 Đội xây lắp 1,2,4... XN xây lắp điện nước XN xây dựng GT TL ----- Các phòng chức năng chỉ đạo GĐ, PGD điều hành Sơ đồ tổ chức quản lý của Công ty được sắp xếp hợp lý đảm bảo cho hoạt động có hiệu quả cao. Với mô hình quản trị kiểu trực tuyến chức năng vừa phát huy năng lực chuyên môn của các bộ phận chức năng mà vẫn đảm bảo sự chỉ đạo của hệ thống trực tuyến, mặt khác lại giảm nhẹ gánh lặng cho người lãng đạo. Mô hình này kết hợp được mô hình của quản trị trực tuyến và kiểu quản trị trức năng đồng thời hạn chế được nhược điểm của hai mô hình này. Bộ máy quản lý của Công ty được thực hiện theo chế độ một thủ trưởng đứng đầu là giám đốc Công ty chịu trách nhiệm quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Giúp việc cho các giám đốc có các phòng giám đốc như: + Phòng giám đốc kỹ thuật; + Phòng giám đốc kinh doanh thương mại. Và các phòng ban chức năng: + Phòng kế hoạch tổng hợp; + Phòng phòng tổ chức lao động; + Phòng chính trị; + Phòng kỹ thuật; + Phòng tài chính kế toán. Cơ cấu bộ máy được chuyên môn hoá tới từng bộ phận phân xưởng, xí nghiệp, từng bộ phận phân xưởng, từng phòng ban một cách cụ thể. Với cơ cấu như vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc truyền đạt và việc xử lý thông tin từ đó giải quyết tốt đến vấn đề thuộc môi trường kinh doanh ảnh hưởng đến công ty. Tuy nhiên, việc phân công trách nhiệm của các phòng ban cũng có vấn đề cần xem xét. Phòng kế hoạch tổng hợp phải đảm nhiệm từ việc lập kế hoạch dài hạn, ngắn hạn cho hoạt động sản xuất kinh doanh; tiếp thị công trình, lập hồ sơ dự thầu, tính toán giá thành công trình; lập kế hoạch tiến độ trong từng giai đoạn, kiểm tra đôn đốc, nghiệm thu bàn giao công trình đến việc lập báo cáo về tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty để báo cáo với tổng cục. Như vậy bộ phận Marketing còn luôn ở trong phòng kế hoạch tổng hợp chưa tách riêng thành bộ phận độc lập nên chưa phát huy hết tác dụng tích cực của nó trong hoạt động kinh doanh nên làm ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị trường. 5.Đặc điểm về cơ cấu hoạt động Sơ đồ 3: tổ chức hoạt động Công ty Xí nghiệp xây lắp 497 Bộ phận sản xuất phụ trợ Bộ phận sản xuất chính Xí nghiệp xây dựng giao thông thuỷ lợi Đội xe cơ giới Xí nghiệp xây lắp 897 Xưởng cơ khí lắp máy Xí nghiệp xây dựng giao thông Đội thi công cơ giới Các đội xây lắp Xí nghiệp xây lắp điện nước Xí nghiệp giao thông 797 -Bộ phận sản xuất chính gồm các xí nghiệp, đội thi công, xây lắp được biên chế như sau: + Xí nghiệp xây lắp 497: Quân số 65 người, được chia thành 5 đội xây lắp có nhiệm vụ xây dựng các công trìng dân dụng và công nghiệp trong cũng như ngoài quân đội. + Xí nghiệp xây lắp 897: Quân số 60 người, được chia thành 5 đội xây lắp, có nhiệm vụ xây dựng các công trình công nghiệp trong cũng như ngoài quân đội. + Xí nghiệp xây dựng giao thông: Quân số 55 người, được chia thành 4 đội xây dựng, có nhiệm vụ thi công các công trình giao thông như đường xá, cầu cống. + Xí nghiệp xây dựng giao thông thuỷ lợi: Quân số 70 người, được chia thành 6 đội xây dựng, có nhiệm vụ chính là xây dựng các công trình giao thông nông thôn, các công trình thuỷ lợi như đê, kè kênh, mương, và các hệ thống tưới tiêu nội đồng. + Các đội xây lắp: Đây là các đội trực thuộc công ty, mỗi đội trung bình có 25 đến 30 người, được chia thành các tổ nhỏ với nhiều cán bộ kỹ thuật giỏi và công nhân bậc cao. Các đội có nhiệm vụ thi công các công trình đặc biệt, độ phức tạp cao, quy mô không lớn và sẵn sàng cơ động, bổ sung cho các xí nghiệp khi cần thiết để hoàn thành tiến độ công trình. + Đội thi công cơ giới: Quân số 25 người, bao gồm các cán bộ quản lý, lái xe và các cán bộ kỹ thuật, được hoạch toán riêng, có nhiệm vụ quản lý, sử dụng một lượng lớn máy móc thiết bị của công ty, sẵn sàng huy động cho các công trình khi có các nhu cầu. + Xí nghiệp xây lắp điện nước: Quân số 50 người, được chia thành 3 đội, có nhiệm vụ thi công các công trình điện nước như trạm biến áp, hệ thống lọc nước và lắp đặt hệ thống điện nước cho các công trình xây dựng. + Xưởng cơ khí lắp máy: Quân số 35 người, được chia thành 3 đội, có nhiệm vụ sửa chữa máy móc thiết bị cho các đội, các xí nghiệp. Ngoài ra xưởng có nhiệm vụ gia công chế tạo, cải tiến, lắp đặt hệ thống máy móc thiết bị cho phù hợp với từng công trình và thực hiện các hợp đồng do bên ngoài thuê. Hiệu quả hoạt động của xưởng sẽ góp phần kéo dài tuổi thọ cho máy móc thiết bị và đảm bảo cho chúng phục vụ một cách tốt nhất cho các công trình. -Bộ phận sản xuất phụ trợ với chức năng chính là đảm bảo cho bộ phận sản xuất chính hoạt động hiệu quả nhất. Các bộ phận sản xuất chính và phụ trợ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Công ty thực hiện chức năng chỉ đạo, quản lý, phối hợp chung giữa các xí nghiệp, các đội xây dựng cũng như các bộ phận khác. Do đó mối quan hệ giữa các cấp sản xuất và các bộ phận sản xuất được tiến hành một cách chặt chẽ và cụ thể. Công ty trực tiếp đứng ra nhận thầu và ký hợp đồng với các đối tác sau đó khoán cho các đội, các xí nghiệp thực hiện. Đến lượt mình các đội, các xí nghiệp trực tiếp tổ chức thi công trên cơ sở khoán công việc cho từng tổ, từng nhóm, từng công nhân. Sau khi hoàn thành các đội, các xí nghiệp bàn giao lại cho Công ty để Công ty thanh quyết toán với nhà thầu. Như vậy trong quá trình thi công các đội và các xí nghiệp phải có sự liên kết chặt chẽ với nhau để đảm bảo hiệu quả sản xuất chung. Mối quan hệ này càng chặt chẽ bao nhiêu thì hiệu quả hoạt động càng cao bếnh nhiêu. 6.Đặc điểm về lao động Biểu 1: Cơ cấu lao động của Công ty Tây Hồ Cơ cấu 1 9 9 8 1 9 9 8 2 0 0 0 2 0 0 1 Lao động KH TH So Sánh KH TH So Sánh KH TH So Sánh KH TH So Sánh ± % ± % ± % ± % CBCNV 860 860 0 100 850 1152 302 136 1255 1281 26 102 1350 1386 36 103 -LĐ TT 820 816 -4 99,5 802 1101 299 137 1200 1223 23 102 1290 1324 34 103 -LĐ GT 40 44 4 110 48 51 3 106 55 58 3 105,5 60 62 2 103,3 Biểu 2: thực trạng chất lượng lao động TT Chức danh Số lượng Số năm trong nghề Loại công trình tham gia thi công Ê10 năm ³10 năm I Đại học 93 1 Cử nhân KT-TC 23 8 15 Cấp II,III,IV 2 Kiến trúc sư 7 7 Cấp II,III 3 Kỹ sư các ngành 63 29 34 Cấp I,II,III,IV II Trung cấp 1 KT-TC 27 15 12 Cấp II,III,IV 2 Các ngành kỹ thuật 54 28 26 Cấp II,III III Công nhân kỹ thuật 288 165 123 Cấp I,II,III,IV Tổng cộng 462 245 217 *Lao động trực tiếp Xu hướng của Công ty là xây dựng một mô hình gọn nhẹ với các đội khung, đội kỹ thuật và đội thi công cơ giới. Các đội này chỉ bao gồm cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nhân bậc cao. Khi có công trình Công ty trực tiếp giao cho từng đội và các đội có nhiệm vụ thuê mướn sử dụng lao động tại địa phương theo hợp đồng hoặc theo công trình. Số lao động này chủ yếu được thuê theo thời vụ nên Công ty không cần phải lo lắng giải quyết vấn đề thừa thiếu lao động và cũng không phải trả lương cho lao động khi không có việc làm. Do vậy số lượng lao động trực tiếp của Công ty hiện nay là khoảng 1324 người nhưng đa phần là lao động thuê theo hợp đồng ngắn hạn (mang tính mùa vụ). Qua đó ta thấy các đội khung phải có chất lượng chuyên môn, năng lực quản lý để đảm bảo chất lượng công trình, nâng cao năng lực cạnh tranh. *Lao động gián tiếp: Họ là những sỹ quan quân đội được đào tạo qua các trường lớp và nắm vững những chức vụ quan trọng trong công ty. Trong Công ty lực lượng này chiếm 4,47% năm 2001 trong đó 70% đã tốt nghiệp đại học. Đội ngũ lao động quản lý vừa có năng lực chuyên môn lại lập trường tư tưởng vững vàng nên điều hành sản xuất kinh doanh tương đối hiệu quả. 7.Đặc điểm về nhiên nguên vật liệu sử dụng Đối với Công ty Tây Hồ đặc điểm về nguên nhiên vật liệu phụ thuộc vào tính chất của từng công trình và có thể được chia thành hai nhóm cơ bản: -Nguên nhiên vật liệu phục vụ thi công các công trình quân sự: + Với loại công việc này ngoài những nguên nhiên vật liệu xây dựng thông thường còn phải có những loại nguên nhiên vật liệu đặc chủng quân sự. + Với nguên nhiên vật liệu thông thường Công ty có thể trực tiếp mua trên thị trường và hoạch toán vào chi phí công trình hoặc là lập các kế hoạch mua sắm các chủng loại vật tư gửi lên tổng cục và yêu cầu cấp đúng, đủ về số lượng, chất lượng, chủng loại, quy cách... Giá mua và chi phí cấp phát cũng được tính theo quy định chung như Công ty tự tiến hành mua. +Với những loại nguên nhiên vật liệu đặc chủng quân sự thì căn cứ vào bản thiết kế và tiến độ thi công, Công ty cần lập kế hoạch dự trù xin cấp phát những loại vật liệu đó để trình lên tổng cục duyệt cấp. Với loại nguên nhiên vật liệu này ngoài việc kiêm tra mẫu mã, quy cách chủng loại, số lượng, chất lượng thì Công ty còn phải có trách nhiệm kiểm tra độ chính xác, thời hạn sử dụng và bảo đảm an toàn trong quá trình xây lắp. Nói chung với nguồn cung cấp nguyên liệu này luôn đảm bảo cung cấp kịp thời, đầy đủ, đúng tiến độ do đó máy móc thiết bị luôn ở trạng thái ổn định, phát huy đúng khả năng. Điều đó cho thấy sự thuận lợi cơ bản cho thi công các công trình quân sự. -Nguyên nhiên vật liệu phục vụ cho thi công công trình kinh tế. Với các công trình này việc cung cấp nguên nhiên vật liệu dựa theo số lượng, chủng loại và tiến độ thi công. Ngày nay trong cơ chế thị trường các doanh nghiệp xây dựng thường không lập kế hoạch dự trữ mua sắm nguên nhiên vật liệu mà tiến hành mua sám trực tiếp trên thị trường khi có nhu cầu. Với các loại nguên nhiên vật liệu chủ yếu như: sắt, thép, xi măng, gạch, cát, sỏi, đá, gỗ, kính xây dựng Công ty thường tiến hành đặt mua của các doanh nghiệp hay của cơ sở sản xuất là bạn hàng truyền thống của công ty. Việc mua sắm này có ưu điểm là tiết kiệm chi phí dự trữ nhưng lại có nhược điểm là nguồn cung cấp không ổn định và giá cả lên xuống thất thường theo quan hệ cung cầu trong mua xây dựng. Mặt khác do tính chất đặc thù của hoạt động xây dựng có thể phải thi công các công trình trên địa bàn rừng núi, ở xa các trung tâm cung cấp nguên nhiên vật liệu cho nên nhiều lúc Công ty không thể kịp thời cung cấp nguên nhiên vật liệu cho quá trình sản xuất dẫn đến máy móc thiết bị ngừng hoạt động hoặc hoạt động không đều đặn, công nhân ngừng sản xuất và thời gian chết kéo dài ảnh hưởng tới kết quả công việc do trậm tiến độ. 8.Đặc điểm về vốn Cơ cấu vốn kinh doanh hiện nay của Công ty gồm có ba nguồn chính là: -Vốn ngân sách cấp: là nguồn vốn mà hàng năm Công ty bổ sung từ lợi nhuận để lại. -Vốn vay: Công ty Tây Hồ là một doanh nghiệp quân độ có cổ phần tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội nên Công ty có thể vay vốn của ngân hàng này với lãi suất ưu đãi. Với mức vốn chủ sở hữu của Công ty là 14,6 tỷ nhưng doanh thu hiện nay của Công ty là 120 tỷ đồng. Vởy Công ty phải vay một lượng vốn khá lớn gần 105 tỷ đồng. Điều này ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh do phải trả lãi vay ngân hàng không nhỏ từ số vốn vay nói trên. Điều này tất yếu ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của Công ty so với đối thủ có khả năng tài chính mạnh. Nhưng Công ty có một lợi thế là đã tích cực quan hệ với cơ quan tài chính cấp trên, các ngân hàng trong và ngoài quân đội. Do vậy hoạt động vay vốn của Công ty đã diễn ra tương đối thuận lợi, vốn sản xuất kinh doanh của Công ty luôn được bảo toàn, đảm bảo cho sản xuất phát triển năm sau cao hơn năm trước. 9.Đặc điểm về máy móc thiết bị phục vụ thi công Máy móc thiết bị là một lực lượng sản xuất trực tiếp quyết định đến khả năng thi công của công trình đăcj biệt là những công trình có hàm lượng kỹ thuật cao. Công ty có hệ thống máy móc thiết bị phục vụ thi công tương đối hoàn thiện so với tầm cỡ của mình có những loại đặc chủng phục vị cho thi công những công trình chuyên dụng. Ngoài việc thi công những công trình quân sự và an ninh Công ty còn thi công những công trình dân dụng có hiệu quả góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị trường xây lắp dân dụng. (số liệu về máy móc thiết bị ở trang trước). Tuy nhiên, Công ty chưa thể đảm bảo hết số máy móc thiết bị cần cho thi công một mặt do nguồn vốn có hạn, mặt khác nhằm giảm chi phí quản lý, bảo dưỡng và khấu hao. Do đó nhiều loại máy móc thiết bị phải đi thuê bên ngoài. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng cũng như tiến độ thi công, trong đó đặc biệt là những công trình có tính thời vụ cao hay là những công trình thi công trong điều kiện thời tiết không đảm bảo. III.Phân tích tình hình cạnh tranh của Công ty Tây Hồ trong những năm qua Biểu 4: Hiệu quả kinh doanh của Công ty Tây Hồ trong một số năm qua Chỉ tiêu Đơn vị 1998 1999 2000 2001 1.Tổng doanh thu Triệu đồng 130.809 96.998 106.879 119.890 2.Lợi nhuận Triệu đồng 2.125 1.950 1.153 960 3.Nộp ngân sách Triệu đồng 14.055 9.789 7.094 10.030 4.Thu nhập bình quân người lao động/tháng Nghìn đồng 750 800 850 900 Qua gần 6 năm hoạt động Công ty Tây Hồ đã có những chuyển biến lớn. Từ chỗ số vốn ban đầu khoảng 3,7 tỷ đồng và lực lượng lao động hơn 300 người cho đến nay tổng số vốn chủ sở hữu của Công ty là 14,6 tỷ đồng và quân số lao động lên đến gần 1400 người (kể cả hợp đồng ngắn hạn). Điều đó chứng tỏ quy mô doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh,. Sự tăng dần về quy mô cùng với sự mở rộng ngành nghề kinh doanh đã đem lại vị thế cho Công ty cụ thể là từ chỗ chỉ thi công những công trình nhỏ giá trị thấp đến nay Công ty đã có khả năng thắng thầu và thi công những công trình lớn, giá trị cao. Về ngành nghề kinh doanh banguên nhiên vật liệu đầu Công ty chỉ xây dựng các công trình dân dụng, kinh doanh vật liệu xây dựng đến nay Công ty có thể thi công các công trình lớn như đường giao thông, trạm thuỷ lợi, trạm biến áp, sân bay. Ta thấy các chỉ tiêu kinh tế như doanh thu, nộp ngân sách, thu nhập bình quân của người lao động tăng dần qua các năm. Điều đó chứng tỏ Công ty làm ăn có hiệu quả qua các năm. Tuy nhiên năm 2001 doanh thu tăng nhưng lợi nhuận lại giảm là do: + Cơ cấu vốn vay lớn lên lãi vay cao; + Cạnh tranh gay gắt à giảm giá thành để thắng thầu à lợi nhuận giảm. Điều đó phần nào ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của công ty. Nó đặt ra yêu cầu là làm thế nào để tăng doanh thu kéo theo tăng lợi nhuận thì mới thực sự đạt hiệu quả. Biểu 5: Tỷ lệ thắng thầu của các công trình Nội dung Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Số các công trình tham gia đấu thầu 95 95 105 110 Số các công trình thắng thầu 31 34 40 44 Tỷ lệ % thắng thầu 32% 35% 38% 40% Tỷ lệ thắng thầu ngày càng chứng tỏ Công ty đã có những nỗ lực lớn trong việc thu hút khách hàng. Cạnh tranh trong đấu thầu đó là cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các nhà thầu qua đó sẽ loại bỏ nhà thầu có năng lực yếu kém hơn. Ta thấy Công ty Tây Hồ thắng thầu nhiều hơn qua các năm chứng tỏ Công ty đã xây dựng cho mình một vị thế nhất định để tạo lòng tin lơi khách hàng. Mặt khác số lượng công trình tham gia đấu thầu ngày càng lớn chứng tỏ Công ty tham gia vào nhiều loại công trình hơn. 1.Sản phẩm và chất lượng Cạnh tranh trên thị trường xây lắp dân dụng diễn ra gay gắt, không chỉ cạnh tranh về chủng loại sản phẩm mà còn cạnh tranh về hình thức chất lượng sản phẩm. chính cuộc cạnh tranh này tạo lên sản phẩm ngày một đa dạng, phức tạp, hiện đại và có độ thoả dụng cao. Để nắm bắt thời cơ thị trường, Công ty đã đề ra chiến lược đa dạng hoá sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm xây dựng. *Về đa dạng hoá sản phẩm xây lắp dân dụng: Công ty tham ra vào rất nhiều loại hình công trình như: nhà ở cao tầng, nhà làm việc, văn phòng, trụ sở làm việc, trụ sở các cơ quan hành chính, quân sự, công an, toà án, trường học, nhà văn hoá, kho bạc, bệnh viện... Sau đây là một số công trình tiêu biểu: -Nhà khung BTCT 5 tầng quân cảng hải quân thành phố Hồ Chí Minh; -Trường kỹ thuật Vinhempic; -Nhà làm việc đại học CSND- Bộ Nội Vụ; - Trụ sở kho bạc các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Cạn; - Giảng đường học viện quân y; - Trụ sở làm việc Công ty Tây Hồ; - Các trường tiểu học tỉnh Lai Châu; - Trung tâm hội nghị Lạng Sơn. ... Biểu 8: Số lượng và % chủng loại của những công trình tiêu biểu (có giá trị ³ 2 tỷ đồng) Nhóm ồ CTXD Số 4 CTXD Hà Hồng CTXD Hà Số3 Nội CTXL 665 CT Hồ Tây sản phẩm Sản lượng Tỷ lệ (%) Sản lượng Tỷ lệ (%) Sản lượng Tỷ lệ (%) Sản lượng Tỷ lệ (%) Sản lượng Tỷ lệ (%) Biệt thự, nhà ở cao tầng 64 20 31,25 18 28,125 11 17,19 7 10,94 8 12,5 Trường đại học 31 6 19,35 7 22,58 3 9,68 6 19,35 9 29,03 Trụ sở làm việc, văn phòng 58 12 20,69 15 25,86 10 17,24 9 15,52 12 20,69 Trường đại học 43 10 23,25 8 18,6 6 13,95 10 23,26 9 20,93 Bệnh viện 22 3 13,64 3 13,64 1 4,54 11 50,00 4 18,18 Qua đó ta thấy thế mạnh của Công ty trong thi công các công trình như: -Xây dựng các công trình cho các trường đại học như: giảng đường, nhà làm việc; -Xây dựng các công trình trường học; -Xây dựng trụ sở nhà làm việc cho các đơn vị hành chính cũng như các đơn vị kinh doanh. Tuy nhiên, Công ty cũng có một số hạn chế trong xây dựng một số loại công trình như: xây dựng nhà ở, biệt thự, bệnh viện... *Chất lượng công trình: Chất lượng là vũ khí cạnh tranh lợi hại nhất. Công ty luôn lấy trách nhiệm và chất lượng là mục tiêu cao nhất trong quản lý và kinh doanh của mình. Để nâng cao chất lượng công trình, Công ty đã chú trọng đầu tư hệ thống trang thiết bị, hệ thống máy móc thiết bị thi công hiện đại và tăng cường công tác quản lý thi công. Vì vậy, Công ty đã đạt những thành tích nhất định trong việc thực hiện chiến lược sản phẩm đặc biệt là việc nâng cao chất lượng công trình. Bằng chứng là Công ty đã được bộ xây dựng và công đoàn xây dựng việt Nam tặng nhiều huy chương vàng chất lượng công trình, sản phẩm xây dựng Việt Nam. Tiêu biểu như các công trình sau: -Công trình giảng đường, trung tâm học viện quân y; -Nội thất giảng đường học viện quân y; -Trụ sở Công ty Tây Hồ- bộ Quốc Phòng ; -Công trình khoa nội N.3 bệnh viện 103- Học Viện Quân Y; -Trụ sở UBND tỉnh Lạng Sơn; -Trung tâm hội nghị tỉnh Lạng Sơn; -Trung tâm văn hoá tỉnh Bình Phước; -Cục điều tra hình sự- bộ Quốc Phòng; -Bệnh viện Việt Đức. Tuy nhiên, với số lượng huy chương vàng của Công ty so với một vài đối thủ còn khiêm tốn. Cụ thể như sau: Biểu 9: Số lượng công trình đạt huy chương vàng của một số Công ty trong những năm gần đây Đơn vị 1998 1999 2000 2001 CTXD số 4 3 5 6 7 CTXD Hồng Hà 2 5 7 6 CTXD số 3-HN 1 1 2 2 CTXL 665-BQP 1 2 2 3 CT Tây Hồ 2 2 3 3 Như vậy, chúng ta có thể hình dung được sản phẩm của Công ty đang ơ mức trung bình của thị trường.Điều đó đòi hỏi Công ty phải có chiến lược hoàn thiện sản phẩm của mình 2.Doanh thu và thị phần Trên thị trường xây lắp dân dụng xuất hiện rất nhiều đối thủ cạnh tranh, trong đó phải kể đến các đối thủ sau: -Công ty xây dựng số 4 (CTXD 4) thuộc tổng Công ty xây dựng Hà Nội; -Công ty xây dựng Hồng Hà (CTXD Hồng Hà) thuộc tổng Công ty xây dựng Sông Hông; -Công ty xây lắp 665 (CTXL 665) -bộ Quốc Phòng (BQP); -Công ty xây dựng số 3 Hà Nội thuộc tổng Công ty đầu tư phát triển nhà ở. 2.1.Doanh thu Biểu 6: Doanh thu của một số Công ty trên thị trường (đơn vị 1 triệu dồng) Tên CT Năm CTXD số 4 CTXD Hồng Hà CTXL 665- BQP CTXD số 3 Hà Nội CT Tây Hồ- BQP 1998 165.000 110.435 61.617 70.730 130.849 1999 170.000 125.234 64.631 80.257 96.998 2000 200.000 135.036 81.198 94.540 106.879 2001 217.000 143.756 103.630 107.570 119.890 Qua số liệu điều tra thấy năm 1999 do có sự thay đổi về cơ cấu hoạt động mà doanh thu của Công ty có sự giảm sút. So với đối thủ thì hiện nay doanh thu của Công ty ở mức trung bình. Công ty đang cố gắng để theo át các đối thủ mạnh hơn đồng thời cũng là để chống lại sự đe doạ của các đối thủ tiềm tàng như CTXL 665- BQP Và CTXD số 3 Hà Nội. Các Công ty này có tốc độ tăng doanh thu đều đặn hàng năm tương đối cao. Tốc độ tăng doanh thu của: -CTXL 665 NĂM 2000: 125,63%; năm 2001: 107,62%. -CTXD Số 3 Hà Nội 2000: 117,80%; năm 2001: 113,80%. Trong khi đó tốc độ tăng doanh thu của Công ty Tây Hồ chỉ đạt 112% vào năm 2001. Điều đó đặt ra cho ban lãnh đạo Công ty bài toán về doanh thu với tốc độ tăng trưởng khả quan để tạo vị thế vưngx mạnh trên thị trường. 2.2.Thị phần *Thị trường truyền thống của Công ty là các công trình phục vụ an linh và quân đội trong toàn quốc, đây là một thế mạnh của Công ty bởi vì Công ty được tổng cục công nghiệp quốc phòng bảo lãnh. Thị trường tương đối quan trọng (chiếm 15 á 20% doanh thu hàng năm) với công ty. Thị trường xây lắp dân dụng chiếm khoảng 30 á 40% doanh thu hàng năm. Còn lại là những công trình xây lắp thuộc lĩnh vực khác như: công trình giao thông, điện nước, thuỷ lợi... Qua đó ta thấy sản phẩm xây lắp dân dụng chiếm một vai trò chủ đạo và thị trường xây lắp dân dụng là thị trường quan trọng đóng vai trò chủ yếu trong hoạt động của Công ty hiện nay. *Phạm vi hoạt dộng -Miền Bắc bao gồm: Hà Nội, Hà Tây, Hà Nam, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Bắc Giang, Yên Bái, Tuyên Quang, Hoà Bình, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hưng Yên... -Miền Trung: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh. -Miền Nam bao gồm: Bình Phước, Bình Dương, Lâm Đồng, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Long An, Bến Tre,... Trong đó, miền Nam do chi nhánh Công ty ở thành phố Hồ Chí Minh đảm nhiệm. *Với quy mô vừa, Công ty Tây Hồ tập trung vào những công trình giá trị vừa phải (Ê 15 tỷ đồng). Trong phân khúc thị trường này có nhiều đối thủ cạnh tranh không chỉ có các doanh nghiệp Nhà nước mà có nhiều liên doanh xây dựng tương đối mạnh. Do đó muốn thành công trong kinh doanh xây lắp dân dụng đòi hỏi Công ty phải nghiên cứu đối thủ cạnh tranh. -Thị phần của Công ty trên toàn thị trường

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc4582.doc
Tài liệu liên quan