Chuyên đề Một số biện pháp nhằm phát triển thị trường giao nhận vận tải tại công ty giao nhận kho vận ngoại thương (VIETRANS)

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 4

Chương 1: Một số vấn đề về phát triển thị trường dịch vụ giao nhận vận tải và khái quát về công ty giao nhận kho vận ngoại thương- Vietrans. 6

1.1. Một số vấn đề về phát triển thị trường dịch vụ giao nhận vận tải. 6

1.1.1. Phát triển thị trường dịch vụ 6

1.1.1.1. Phát triển thị trường dịch vụ và vai trò, ý nghĩa của việc phát triển thị

trường dịch vụ. 6

1.1.1.2. Một số chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của thị trường dịch vụ của doanh nghiệp. 8

1.1.2 Dịch vụ giao nhận vận tải và phát triển thị trường giao nhận vận tải. 9

1.1.2.1. Dịch vụ giao nhận vận tải. 9

1.1.2.1.1. Dịch vụ vận tải. 9

1.1.2.1.2. Dịch vụ giao nhận. 10

1.1.2.1.3. Mối quan hệ giữa dịch vụ giao nhận và vận tải. 13

1.1.2.2. Thị trường dịch vụ giao nhận vận tải và phát triển thị trường dịch vụ giao nhận vận tải. 13

1.1.3. Những nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển thị trường dịch vụ giao nhận vận tải của doanh nghiệp. 15

1.1.3.1 Các nhân tố chủ quan. 15

1.1.3.2. Các nhân tố khách quan. 16

1.2. Khái quát về công ty Giao nhận kho vận ngoại thương- Vietrans. 20

1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển. 20

1.2.2. Chức năng- hoạt động. 22

1.2.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức. 27

1.2.4. Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty. 30

Chương 2: Thực trạng phát triển thị trường dịch vụ giao nhận vận tải tại Công ty Vietrans. 34

2.1. Tổng quan về sự phát triển dịch vụ giao nhận vận tải tại Việt Nam 34

2.2. Thực trạng thị trường và công tác phát triển thị trường dịch vụ giao nhận vận tải tại Vietrans. 41

2.2.1. Về thị trường. 42

2.2.2. Về đối thủ và khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị trường. 45

2.2.3. Về thị phần và chất lượng dịch vụ giao nhận vận tải của Công ty trên thị trường. 47

2.3. Đánh giá công tác phát triển thị trường giao nhận vận tải tại Vietrans. 48

Chương 3: Một số biện pháp nhằm phát triển thị trường dịch vụ giao nhận vận tải tại Công ty Giao nhận kho vận ngoại thương. 51

3.1. Phương hướng, mục tiêu phát triển dịch vụ giao nhận vận tải của Công ty trong giai đoạn tới. 51

3.1.1. Phương hướng-nhiệm vụ. 51

3.1.2. Mục tiêu. 53

3.2. Biện pháp phát triển thị trường dịch vụ giao nhận vận tải tại Vietrans. 54

3.2.1. Giải pháp thị trường. 54

3.2.1.1. Xây dựng chiến lược phát triển thị trường. 54

3.2.1.2. Đẩy mạnh nghiên cứu nhu cầu thị trường và nhu cầu khách hàng. 55

3.2.1.3. Nâng cao chất lượng dịch vụ và xây dựng cơ cấu giá hợp lý. 56

3.2.1.4. Tìm hiểu, đánh giá và có chiến lược thích hợp với các đối thủ cạnh tranh. 57

3.2.1.5. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại. 59

3.2.1.6. Xây dựng và hoàn thiện nghiệp vụ kinh doanh cho các đại lý, chi nhánh của Công ty trong và ngoài nước. 60

3.2.1.7. Hạn chế đến mức thấp nhất sự ảnh hưởng của tính thời vụ để tạo sự chủ động trong kinh doanh. 61

3.2.2. Các giải pháp về quản lý, tài chính, nhân sự. 62

3.3. Một số kiến nghị đối với Nhà nước nhằm phát triển thị trường dịch vụ giao nhận vận tải. 66

KẾT LUẬN 69

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 70

 

 

 

doc71 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2772 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số biện pháp nhằm phát triển thị trường giao nhận vận tải tại công ty giao nhận kho vận ngoại thương (VIETRANS), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mua sắm vật tư thiết bị, phụ tùng thay thế và đơn giá quyết toán công trình xây dựng cơ bản trước khi trình giám đốc duyệt. + Công tác khác có liên quan đến công tác tài chính kế toán. - Phòng tổ chức cán bộ: + Đổi mới, sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị trực thuộc, các phòng thuộc công ty. + Xây dựng và sửa đổi điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty, quy chế cán bộ, thẩm định quy định của đơn vị trực thuộc. + Quy hoạch cán bộ, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, luân chuyển, nhận xét, đánh giá cán bộ theo phân cấp quản lý. + Dự thảo ủy quyền về nguyên tắc của giám đốc cho cấp dưới thực hiện; làm các thủ tục đăng ký kinh doanh hành nghề, thành lập đơn vị mới. + Thẩm định, trình giám đốc công ty quyết định cử cán bộ, người lao động của công ty đi công tác, học tập ở nước ngoài. + Các nghiệp vụ khác có liên quan đến công tác tổ chức cán bộ. Tổng giám đốc Khối kinh doanh dịch vụ 1.Phòng giao nhận vận tải quốc tế. 2.Phòng xuất nhập khẩu. 3.Phòng xúc tiến thương mại. 4.Xí nghiệp dịch vụ xây dựng. 5.Kho Yên Viên. 6.Đội xe. Công ty liên doanh 1.Lotus joint venture co.Ltd. 2.TNT- Vietrans Express Worldwide Vietnam Ltd. Khối quản lý 1.Phòng kế toán-tài vụ. 2.Phòng tổ chức cán bộ. 3.Phòng tổng hợp. 4.Phòng hành chính Các chi nhánh trực thuộc 1.Vietrans Hải Phòng. 2.Vietrans Nghệ An. 3.Vietrans Đà Nẵng. 4.Vietrans Nha Trang. 5.Vietrans Quy Nhơn. 6.Vietrans TP Hồ Chí Minh. CÁC VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN Ở NƯỚC NGOÀI 1.ODSA 2.VLADIVOSTOCK Phó tổng giám đốc 1.2.4. Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty. Nhìn chung hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian qua đã đạt được kết quả tương đối tốt. Qua bảng số liệu cho thấy doanh thu của công ty tăng đều qua các năm, chỉ tiêu lợi nhuận cũng tăng cho thấy công ty đang có sự phát triển tương đối tốt. Bảng 1.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Đơn vị: Tỷ VNĐ. Các chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Doanh số 176,095 206,918 251,315 296,204 365,303 456,63 Lợi nhuận 49,234 59,676 52,457 55,020 58,102 72,63 Nộp ngân sách 21,233 27,854 30,689 53,153 43,156 45,30 Thu nhập bình quân(Tr đ) 2,572 2,793 3,313 3,500 4,200 4,85 (Nguồn: Phòng tổng hợp công ty Vietrans) Doanh thu từ năm 2002 là 176,095 tỷ, đến năm 2007 là 456,63 tỷ , tăng hơn 2,5 lần. Lợi nhuận của công ty cũng tăng đều từ năm 2002 là 49,234 tỷ thì đến năm 2007 là 72,63 tỷ. Đây thực sự là con số rất ấn tượng bởi trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường, có nhiều công ty tham gia kinh doanh giao nhận vận tải bao gồm cả nhiều doanh nghiệp nước ngoài nhưng doanh thu và lợi nhuận của công ty vẫn tăng, với quy mô hoạt động ngày càng được mở rộng. Trong hệ thống các doanh nghiệp của Bộ Thương Mại thì công ty được đánh giá là có sự phát triển rất tốt, tình hình tài chính minh bạch, không có nợ xấu, nợ khó đòi. Năm 2007 nộp ngân sách của công ty đạt 45,3 tỷ và là một trong những doanh nghiệp nộp ngân sách lớn của Bộ Thương Mại. Với đà tăng trưởng và phát triển như vậy, công ty đang có chiến lược mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh, tiến hành cổ phần hóa và xây dựng mô hình kinh doanh công ty mẹ công ty con, trong tương lai sẽ phát triển thành tập đoàn kinh doanh mạnh của nước ta. VIETRANS là một doanh nghiệp Nhà nước do vậy hàng năm ngoài chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận thì Công ty còn phải tính đến chỉ tiêu nộp ngân sách Nhà nước. Từ những chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận … có thể nhận thấy Vietrans là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động hiệu quả, đóng góp tích cực vào ngân sách Nhà nước hàng năm. Giai đoạn 2002-2007 là giai đoạn mà Vietrans có những thay đổi lớn và được coi là mốc son trong chặng đường phát triển của Công ty. Vietrans đã vượt qua được những khó khăn và khủng hoảng, đạt được những thành tựu lớn trong toàn bộ hoạt động kinh doanh. Doanh thu, lợi nhuận và nộp ngân sách trong giai đoạn này đều đạt chỉ tiêu và tăng với số lượng tương đối lớn nhờ đó đời sống cán bộ công nhân viên được cải thiện và nâng cao, cụ thể thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên hiện nay vào khoảng hơn 4,5 triệu đồng/tháng. Để có được những thành tựu đó Công ty đã phải xây dựng những chiến lược kinh doanh khoa học, hợp lý để chủ động thích ứng với môi trường kinh doanh luôn biến động. Công ty luôn coi trọng mục tiêu nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận vận tải quốc tế, đồng thời đa dạng hóa các loại hình dịch vụ trên cơ sở khai thác triệt để các thế mạnh vốn có của Vietrans như hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật về kho tàng, bến bãi, cầu cảng, đất đai, thương hiệu và đội ngũ nhân viên được đào tạo cơ bản và giàu kinh nghiệm. Vietrans cũng không ngừng tiến hành mở rộng hoạt động gia công hàng hóa xuất nhập khẩu, đa dạng hóa ngành nghề, đa dạng hóa quan hệ, tổ chức tốt việc chiếm lĩnh thị trường trong và ngoài nước. Trong các loại hình kinh doanh dịch vụ của Công ty thì kinh doanh giao nhận vận tải chiếm vị trí lớn nhất. Dịch vụ giao nhận vận tải luôn là dịch vụ mang lại doanh thu chính cho Công ty, hàng năm thường chiếm khoảng 80-90% doanh thu. Nhưng trong thời gian gần đây, trước sự mở cửa của thị trường dịch vụ giao nhận thì sự cạnh tranh sẽ rất khốc liệt và cơ hội cũng sẽ mở ra. Do vậy mà lãnh đạo công ty đang có chiến lược và biện pháp nhằm củng cố thị trường và phát triển thị trường dịch vụ giao nhận vận tải để có thể biến khó khăn thách thức thành cơ hội để phát triển. Bên cạnh những nỗ lực của chính công ty thì sự phát triển của nền kinh tế nước ta trong giai đoạn 2002-2007 cũng có những tác động tích cực tới hoạt động của Vietrans. Kinh tế đối ngoại phát triển tạo điều kiện cho xuất nhập khẩu diễn ra mạnh mẽ, đây chính là cơ hội cho Công ty đẩy mạnh hoạt động giao nhận vận tải quốc tế mang lại doanh thu và lợi nhuận cao. CHƯƠNG II Thực trạng phát triển thị trường dịch vụ giao nhận vận tải tại Công ty Vietrans 2.1. Tổng quan về sự phát triển dịch vụ giao nhận vận tải tại Việt Nam. Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình phát triển với tốc độ tương đối nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu lớn trong phát triển kinh tế và được thế giới đánh giá rất cao, môi trường đầu tư ngày càng thông thoáng hơn tạo điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài. Trong sự phát triển chung của nền kinh tế, ngành dịch vụ giao nhận vận tải nước ta đã có bước tăng trưởng và phát triển khá tốt. Năm 2007 kim ngạch xuất khẩu của nước ta vào khoảng 48 tỷ USD, tăng 20,5% so với năm 2006, vượt trên 3% so với kế hoạch Chính phủ đặt ra. Kim ngạch nhập khẩu của nước ta năm 2007 đạt 60 tỷ USD, tăng 26,7% so với năm 2006. Cùng với sự tăng trưởng của xuất nhập khẩu thì khối lượng hàng hoá mà ngành giao nhận vận tải thực hiện được cũng tăng mạnh. Bảng 2.1: Khối lượng hàng hoá ngành giao nhận vận tải Việt Nam thực hiện giai đoạn 2005-2007 Đơn vị: nghìn tấn Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Tổng khối lượng hàng hóa đã thực hiện 263.980 295.495 317.309 Đường sắt 8.385 8.874 8.838 Đường bộ 172.798 195.996 212.263 Đường sông 55.259 59.196 62.984 Đường biển 27.449 31.332 33.118 Đường không 90 98 105 Nguồn: Tổng cục thống kê Hiện nay nhiều hợp đồng giao nhận vận tải quan trọng và quy mô lớn, các doanh nghiệp Việt Nam đã đảm nhận và thực hiện rất tốt, uy tín cũng được nâng cao trên thị trường thế giới. Biểu hiện cụ thể là nhiều quốc gia phát triển như Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Nhật…khi vận chuyển hàng hoá vào nước ta đã ưu tiên sử dụng dịch vụ giao nhận vận tải do các doanh nghiệp trong nước đảm nhận. Triển vọng phát triển của dịch vụ giao nhận vận tải trong thời gian tới là rất khả quan, đáp ứng nhu cầu vận chuyển và giao nhận hàng hoá của nền kinh tế. Dịch vụ giao nhận vận tải là một loại hình kinh doanh còn tương đối mới mẻ, mới xuất hiện ở nước ta vào khoảng 20 năm trong khi trên thế giới thì dịch vụ này đã tồn tại và phát triển từ rất lâu. Tuy vậy nhưng trong thời gian gần đây dịch vụ này tại nước ta phát triển rất mạnh mẽ, đã có nhiều doanh nghiệp tham gia như: Vietrans, Giamatrans, Vinatransco, Vietrach…Chất lượng dịch vụ ngày càng được nâng cao, nghiệp vụ và phương thức giao nhận hiện đại theo xu hướng phát triển của thế giới. Các dịch vụ vận tải mới như giao nhận đa phương thức, giao nhận hàng hoá trọn gói “Door to Door”, phương tiện vận tải được trang bị hiện đại, đội ngũ nhân viên giao nhận chuyên nghiệp và được các doanh nghiệp nước ngoài thừa nhận là những minh chứng cho sự phát triển của dịch vụ giao nhận vận tải tại nước ta. Trong cơ cấu nền kinh tế quốc dân thì xu hướng ngành dịch vụ ngày càng chiếm tỷ trọng cao. Nước ta là một quốc gia đang phát triển và trong chiến lược phát triển thì chúng ta cũng ưu tiên phát triển dịch vụ. Dịch vụ giao nhận vận tải là ngành dịch vụ quan trọng của nền kinh tế, khi phát triển không cần một nguồn vốn quá lớn và nó mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn, cải thiện cán cân thanh toán quốc gia và đóng góp không nhỏ cho ngân sách. Do vậy mà hiện tại và trong tương lai chính phủ sẽ có đầu tư mạnh mẽ cho ngành này. Theo thông tin từ Bộ Giao thông vận tải thì trong giai đoạn 2006-2010 tổng số vốn đầu tư cho hạ tầng giao thông vận tải vào khoảng 200000 tỷ đồng với tỷ trọng huy động vốn ngoài ngân sách tới ¼, tạo cơ hội lớn cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng giao thông. Về đường bộ thì toàn bộ hệ thống quốc lộ và hầu hết tỉnh lộ phải được đưa vào đúng cấp kĩ thuật, mở rộng và xây dựng các quốc lộ có nhu cầu vận tải lớn, xây dựng hệ thống đường bộ cao tốc trên hành lang vận tải quan trọng. Đường sắt sẽ được hoàn thành việc mở rộng, nâng cấp các cảng tổng hợp quốc gia chính, xây dựng cảng nước sâu ở 3 vùng kinh tế trọng điểm, phát triển cảng trung chuyển quốc tế tiếp nhận tàu trọng tải lớn, đáp ứng nhu cầu vận tải. Các cảng hàng không, sân bay quốc tế có quy mô và tiêu chuẩn kỹ thuật cũng sẽ được đầu tư xây mới nâng cấp, mở rộng ngang tầm khu vực, sân bay nội địa cũng được đầu tư đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. Việc đầu tư nâng cấp cho hệ thống giao thông vận tải của chính phủ trong giai đoạn tới đã tạo động lực to lớn thúc đẩy sự phát triển của dịch vụ giao nhận vận tải. Chất lượng dịch vụ sẽ được nâng cao, hoạt động giao nhận hàng hóa sẽ diễn ra thuận lợi, nhanh chóng, tiết kiệm và chính xác hơn. Bên cạnh sự đầu tư cho hệ thống cơ sở hạ tầng cho dịch vụ giao nhận vận tải thì các phương tiện phục vụ cho kinh doanh dịch vụ này của nước ta đã có sự phát triển vượt bậc. Các phương tiện chuyên dụng phục vụ cho việc vận chuyển và bốc xếp hàng hoá như xe nâng, xe cẩu, xe kéo, băng chuyền vận tải… đã được các doanh nghiệp sử dụng với công nghệ hiện đại, đáp ứng mọi nhu cầu bốc xếp hàng hoá tại các cảng. Đội tàu phục vụ cho giao nhận vận tải bằng đường biển ngày một phát triển và có thể cạnh tranh với các đội tàu nước ngoài. Chúng ta đã đóng được nhiều tàu có tải trọng lớn như tàu chở hàng, container 2000-3000 tấn, mới đây lần đầu tiên Việt Nam đã được các công ty nước ngoài đặt mua như tàu chở hàng 5190 tấn và tàu container 3000 tấn mới đây đã được đóng mới theo hợp đồng xuất khẩu sang Canada, Đan Mạch và nhiều quốc gia trên thế giới. Cùng với sự phát triển của ngành đóng tàu thì đội tàu quốc gia đã được đầu tư, trang bị hiện đại, đội ngũ thuyền viên ngày một chuyên nghiệp đáp ứng được đòi hỏi khắt khe của vận tải biển quốc tế, điều này đã góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải của ta và góp phần giúp cho hoạt động giao nhận thuận lợi hơn và giá trị mà chúng ta thu được sẽ lớn hơn. Vận tải hàng không trong những năm gần đây phát triển rất mạnh mẽ. Theo Cục hàng không dân dụng Việt Nam thì hiện tại hãng hàng không trong nước đang không ngừng mở rộng và phát triển mạng bay và mở thêm nhiều đường bay mới quốc tế và nội địa, hiện tại các hãng hàng không này đang khai thác 18 đường bay trong nước và 38 đường bay quốc tế bao gồm Châu Âu, Châu Á, Châu Úc và Bắc Mỹ. Số lượng hành khách và khối lượng hàng hóa mà các hãng hàng không trong nước trong nước là Vietnam Airlines và Pacific Airlines thực hiện trong thời gian qua tăng mạnh và đạt kết quả rất tốt. Tính đến hết năm 2007 thì các hãng này đã vận chuyển được gần 6,8 triệu hành khách trong đó có khoảng 3,1 triệu hành khách trong các chuyến bay quốc tế và khoảng 3,7 triệu hành khách trên các chuyến bay nội địa, khối lượng hàng hoá vận chuyển vào khoảng 106 nghìn tấn. Các dịch vụ vận tải do các hãng hàng không của nước ta cung cấp được khách hàng trong và ngoài nước đánh giá cao và đạt tiêu chuẩn của thế giới, minh chứng cho điều này là Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế IATA đã chính thức đưa hãng hàng không quốc gia Việt Nam vào là thành viên. Các dịch vụ vận tải bằng đường bộ và đường sắt và một số loại hình vận tải hiện đại khác đang có sự phát triển tốt và ngày càng được hiện đại hoá để đáp ứng nhu cầu của giao nhận vận tải và theo kịp sự phát triển của nền kinh tế. Mặc dù đã có bước phát triển tương đối tốt trong thời gian gần đây nhưng dịch vụ giao nhận vận tải tại nước ta vẫn được các chuyên gia kinh tế đánh giá là mới chỉ ở mức tiềm năng, và vẫn còn tồn tại nhiều yếu kém và bất cập cả từ phía Nhà nước và doanh nghiệp. Nếu so sánh chất lượng của dịch vụ giao nhận vận tải của các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp vận tải nước ngoài thì chúng ta còn thua kém cả về phương tiện giao nhận và tính chuyên nghiệp của đội ngũ giao nhận vận tải. Khả năng chiếm lĩnh và phát triển thị trường tại nước ngoài của các doanh nghiệp nước ta còn yếu và chậm. Do là ngành mới phát triển tại nước ta nên các doanh nghiệp của ta chưa có được sự kinh nghiệm cùng nguồn lực cần thiết khác để phát triển thị trường quốc tế. Chúng ta chưa có nhiều các chi nhánh tại nước ngoài để thực hiện giao dịch và cung cấp các dịch vụ giao nhận trọn gói để thu được lợi nhuận là cao nhất. Trong khi thị phần của các doanh nghiệp nước ngoài chưa cao thì tại thị trường trong nước chúng ta vẫn chưa thật sự khai thác tốt, nhiều hợp đồng vận chuyển vẫn để các doanh nghiệp nước ngoài đảm nhận. Hiện nay giá cước vận tải đường biển đối với hàng hoá xuất nhập khẩu thì các doanh nghiệp nước ngoài vẫn nắm khả năng chi phối cao chiếm tới hơn 80% thị phần vận tải. Đây thực sự là một thách thức đối với các doanh nghiệp trong nước để có thể cạnh tranh và giành lấy thị phần trên thị trường. Trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu tại nước ta thì các doanh nghiệp thường mua theo giá CIF và bán với giá FOB. Đây thực sự là một thói quen mua bán rất không có lợi cho ngành giao nhận vận tải. Mặc dù nhiều hợp đồng xuất nhập khẩu các doanh nghiệp trong nước có đủ khả năng đảm nhận nhưng sự tin tưởng vào các doanh nghiệp giao nhận trong nước là chưa lớn, uy tín của các doanh nghiệp này trong giao nhận quốc tế chưa đủ để tạo dựng lòng tin và cũng do có sự liên kết và hợp tác giữa các doanh nghiệp trong nước thực sự là chưa tốt. Chính điều này đã giúp cho các doanh nghiệp nước ngoài thu được lợi nhuận rất cao, nhiều hợp đồng giao nhận vận tải có giá trị lớn đều thuộc về tay họ và gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong nước và là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải nước ta. Theo tính toán của hiệp hội giao nhận vận tải quốc tế FIATA thì giá cước vận chuyển quốc tế thường chiếm 10-15% giá hợp đồng thương mại. Do vậy mà khi tiến hành ký kết các hợp đồng thì doanh nghiệp thường rất quan tâm đến điều khoản giao nhận hàng hoá và mức giá cước dịch vụ. Giá cước vận tải của nước ta nhìn chung vẫn còn cao hơn so với khu vực và thế giới làm giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường. Nhiều doanh nghiệp do vẫn độc quyền trong việc cung cấp dịch vụ về cảng biển và bốc xếp hàng hoá đã cố tình ép giá các chủ tàu và người giao nhận đẩy mức giá lên cao và mất uy tín trong kinh doanh. Thị trường dịch vụ giao nhận vận tải phát triển phụ thuộc rất lớn vào sự quản lý cũng như cơ chế chính sách của Nhà nước. Mặc dù Nhà nước đã có sự đầu tư mạnh mẽ và đổi mới phương pháp quản lý nhưng vẫn còn một số tồn tại và bất cập ảnh hưởng đến sự phát triển của dịch vụ này. Khi hàng hoá xuất nhập khẩu vào nước ta thì hải quan là cơ quan quản lý và kiểm soát. Nhưng thủ tục hải quan còn phức tạp cùng đó là sự chậm trễ trong việc thông quan đã gây thiệt hại cho doanh nghiệp do phải lưu kho, lưu bãi hàng hoá, và phát sinh nhiều chi phí khác. Bên cạnh đó hầu hết các doanh nghiệp lớn hoạt động trong lĩnh vực giao nhận vận tải là các doanh nghiệp Nhà nước như Vinatransco, Gimatrans, Vietrans…nên sự kiểm soát của cơ quan chủ quản và các quy định về hoạt động các doanh nghiệp nhà nước đã tạo những sức ép nên hoạt động kinh doanh và nhiều lúc đã làm mất cơ hội cũng như chưa phát huy hết được tiềm năng của các doanh nghiệp. Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO, ngoài những lợi ích mang lại cho phát triển kinh tế thì thách thức chúng ta gặp phải cũng không phải là nhỏ. Chúng ta phải thực hiện cam kết về mở cửa thị trường hàng hoá và thực hiện tự do hoá thương mại, các quốc gia yêu cầu chúng ta mở cửa mạnh nhất là thị trường dịch vụ trong đó có dịch vụ giao nhận vận tải. Đây thực sự là thách thức đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Nếu khi trước khi vào WTO thì các doanh nghiệp có thể độc quyền trong khai thác các hệ thống giao thông vận tải và cảng biển thì như một lợi thế thì nay các lợi ích đó sẽ phải chia sẻ và doanh nghiệp nào hoạt động tốt hơn sẽ có doanh thu và lợi nhuận cao hơn. Mới đây công ty Maersk A/S (Đan Mạch) đã được cấp phép và trở thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam kinh doanh trong lĩnh vực giao nhận vận tải với số vố điều lệ là 1 triệu USD, sự kiện này đã đánh dấu sự thâm nhập của các doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải vào nước ta tạo nên sự cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường. Bên cạnh những quy định chặt chẽ của WTO về hỗ trợ và trợ cấp sẽ tạo cho các doanh nghiệp những khó khăn khi cần sự hỗ trợ từ phía Nhà nước. Nhưng nó cũng là động lực để thúc đẩy các doanh nghiệp nỗ lực phấn đấu mạnh hơn nữa để tồn tại và phát triển được trong môi trường cạnh tranh bình đẳng. Trên thế giới thì các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải thường có xu hướng liên kết và hợp nhất nhằm tạo ra tập đoàn có quy mô hoạt động rộng lớn, tăng khả năng cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường. Nhưng tại nước ta thì chưa có những liên minh, liên kết hợp tác giữa các doanh nghiệp để cùng kinh doanh, chia sẻ thị phần và cùng xây dựng chiến lược phát triển ra thị trường nước ngoài nâng cao khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài, tạo dựng được uy tín và thương hiệu trên toàn thế giới. Đây cũng là điểm yếu của các doanh nghiệp trong nước trước ngưỡng cửa của hội nhập. Kết luận: Nhìn chung cùng với sự phát triển của nền kinh tế, dịch vụ giao nhận vận tải nước ta đã có sự phát triển vượt bậc trong giai đoạn vừa qua và triển vọng trong tương lai là rất tốt. Mặc dù còn tồn tại một số yếu kém về chất lượng dịch vụ, giá cả còn chưa hợp lý, khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài còn yếu, cơ sở vật chất hệ thống giao thông vận tải tuy được đầu tư nâng cấp nhưng vẫn chưa đáp ứng tốt nhu cầu của dịch vụ giao nhận vận tải. Thị phần cũng như khả năng chiếm lĩnh thị trường của các doanh nghiệp nước ta còn thấp, lợi ích mà chúng ta thu được từ hoạt động giao nhận còn chưa cao, chưa thật sự tương xứng với tiềm năng của nước ta về khả năng phát triển dịch vụ này. Khó khăn trong đó còn phải nói đến sự cạnh tranh mạnh mẽ của các doanh nghiệp nước ngoài khi chúng ta đã là thành viên của WTO nhưng nếu biết tận dụng cơ hội, vượt qua khó khăn cùng với sự khuyến khích và đầu tư hợp lý của Nhà nước trong tương lai các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải sẽ phát triển tốt, theo kịp sự phát triển của thế giới và đáp ứng tốt nhu cầu vận chuyển của nền kinh tế quốc dân và có đóng góp lớn cho ngân sách Nhà nước, góp phần phát triển kinh tế đất nước. 2.2. Thực trạng thị trường và công tác phát triển thị trường dịch vụ giao nhận vận tải tại Vietrans. Do Công ty hoạt động trong lĩnh vực giao nhận vận tải ngoại thương nên thị trường bao gồm cả thị trường nội địa và quốc tế. Trên mỗi thị trường Công ty có những ưu thế và cả những tồn tại phải giải quyết trong quá trình phát triển thị trường. Tuy phân chia như vậy nhưng sự phát triển của các thị trường có quan hệ mật thiết với nhau và cùng hỗ trợ nhau phát triển. 2.2.1. Về thị trường. * Thị trường nội địa. Với thị trường trong nước thì Công ty đã thiết lập hầu hết các chi nhánh ở các tỉnh, thành phố quan trọng là đầu mối để phát triển thị trường đó là: Hải Phòng, Nghệ An, Đà Nẵng, Nha Trang, Quy Nhơn, Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay các chi nhánh đều đã tiến hành cổ phần hoá và quá trình kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải đã có hiệu quả cao. Hàng năm, ngoài văn phòng công ty thì các chi nhánh đã đóng góp khoảng 90% doanh thu. Trên thị trường nội địa thì Công ty là đơn vị hoạt động rất có hiệu quả trong việc giao nhận hàng hoá và Công ty có uy tín cao cũng như chất lượng dịch vụ nhưng doanh thu hàng năm theo ước tính thì cũng chỉ khoảng 30% trong tổng doanh thu thu được từ hoạt động giao nhận vận tải, điều này là do giá trị hợp đồng cũng như lợi nhuận của dịch vụ giao nhận vận tải trong nước là không lớn. Mặc dù vậy với sự tăng trưởng cao của nền kinh tế trong thời gian tới thì thị trường nội địa thực sự là một thị trường tiềm năng và cơ hội để phát triển dịch vụ giao nhận vận tải là rất cao. Bảng 2.2: Doanh thu hoạt động giao nhận vận tải nội địa của công ty Đơn vị: tỷ đồng Năm 2004 2005 2006 2007 Tổng DT nội địa 40,99 49,57 62,41 81,14 DT từ giao nhận 26,23 31,72 39,94 51,929 DT từ vận tải 14,76 17,85 22,47 29,211 Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu. * Thị trường quốc tế là thị trường chính về dịch vụ giao nhận vận tải của Công ty. Hiện nay Công ty đã có hoạt động giao nhận tại nhiều lãnh thổ và khu vực trên thế giới. Doanh thu hàng năm vào khoảng 70% trong tổng số doanh thu về dịch vụ giao nhận vận tải. Các thị trường chính của Công ty là: + Khu vực Đông Nam Á chủ yếu là các nước Asean. + Khu vực Đông Bắc Á với thị trường chính là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. + Khu vực Nam Á với Ấn Độ và Pakistan. + Khu vực Tây Âu chủ yếu là các nước EU25. + Khu vực Đông Âu. + Khu vực Châu Mỹ có Hoa Kỳ, Cu Ba… Bảng 2.3 : Cơ cấu Sản lượng giao nhận hàng hoá XNK của Vietrans theo khu vực thị trường. Đơn vị: Tấn 2005 2006 2007 Khu vực SL % SL % SL % Giao hàng xuất ASEAN 15.139 27,4 18.859 28,1 22.721 28,6 Đông Bắc Á 9.890 17,9 10.571 15,7 14.459 18,2 Châu Âu 19.946 36,1 25.624 38,1 31.619 39,8 TT khác 10.278 18,6 12.272 18,1 10.328 13,4 Tổng xuất 55.253 100 67.326 100 79.445 100 Nhận hàng nhập ASEAN 19.044 28,2 21.883 26,8 27.963 29,3 Đông Bắc Á 20.462 30,3 25.075 31,0 30.253 31,7 Châu Âu 16.410 24,3 20.458 25,1 25.959 27,2 TT khác 11.617 17,2 14.153 17,1 11.261 11,8 Tổng nhập 67.533 100 81.569 100 95.436 100 Tổng cộng 122.786 148.895 174.881 Nguồn: Phòng tổng hợp công ty Vietrans Trong các thị trường mà Công ty tiến hành hoạt động giao nhận thì thị trường Asean, Đông Bắc Á, Châu âu là thị trường chủ yếu của Công ty, do các khu vực này có khoảng cách địa lý tương đối gần chúng ta, kim ngạch thương mại giữa nước ta về khu vực này là rất lớn, bên cạnh đó là các ưu đãi về thuế quan từ các hiệp định thương mại song phương nên doanh thu về dịch vụ giao nhận vận tải từ thị trường này là rất lớn chiếm tới khoảng hơn 80% trong doanh thu từ các thị trường quốc tế. Điều này cho thấy được tầm quan trọng của thị trường này và lãnh đạo của Công ty rất chú trọng vào việc phát triển thị trường tại khu vực này. Trong thời gian qua Công ty đã mở thêm nhiều đại lý tại các nước Asean, Đông Bắc á và Châu âu, bên cạnh đó là tiến hành nhiều hoạt động quảng bá thương hiệu, tham gia các cuộc hội chợ, triển lãm nhằm giới thiệu về khả năng cung ứng dịch vụ tốt nhất cho các doanh nghiệp khi muốn xuất nhập khẩu hàng hoá vào nước ta. Tuy vậy thì sự phát triển thị trường tại khu vực này vẫn chưa thật sự tương xứng với sự phát triển thương mại. Trong giai đoạn 2001-2006 kim ngạch thương mại của nước ta với các nước Asean tăng 21,5% trong khi doanh thu từ việc kinh doanh của công ty trong cùng giai đoạn này chỉ tăng 10%, kim ngạch thương mại Việt Nam- EU dự kiến năm 2008 là 8,3 tỷ USD, tăng 22% so với năm 2007 nhưng tốc độ tăng trưởng thị trường của công ty năm 2007 so với 2006 chỉ là 15%. Chất lượng dịch vụ và năng lực cạnh tranh của công ty trên thị trường này còn yếu, khả năng phát triển thị trường sẽ gặp khó khăn do sự phát triển lâu đời cùng sự vượt trội về tài chính và kinh nghiệm của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giao nhận vận tải. Trong những năm gần đây thì kim ngạch thương mại của nước ta với Mỹ tăng mạnh nhưng tại thị trường này thì công ty chưa có nhiều hợp đồng vận chuyển và giao nhận. Mặc dù nhận thấy đây là thị trường rất lớn và khả năng thu lợi nhuận rất cao nếu tiếp cận và có được thị phần, nhưng do có khoảng cách địa lý tương đối xa và những cơ chế thủ tục của các nước về h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc20510.doc
Tài liệu liên quan