Chuyên đề Một số biện pháp nhằm phát triển thị trường tiêu thụ xi măng của công ty Sông Đà 12

MỤC LỤC

 

 

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRONG DOANH NGHIỆP 3

2. Các tiêu thức xác định thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp 3

3. Vai trò của thị trường tiêu thụ trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 5

II. Phát triển thị trường và vai trò của phát triển thị trường trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 7

1. Khái niệm của phát triển thị trường 7

2. Vai trò của hoạt động phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp 9

III. Nội dung của hoạt động phát triển thị trường sản phẩm của doanh nghiệp 10

1. Nghiên cứu thị trường và nhận biết cơ hội kinh doanh 10

2. Lập chiến lược phát triển thị trường 14

3. Tổ chức thực hiện chiến lược. 27

4. kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch, chiến lược 28

IV. Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp 29

CHƯƠNGII 35

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM XI MĂNG CỦA CÔNG TY SÔNG ĐÀ 12 35

I.Khái quát về công ty Sông Đà 12 35

1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty Sông Đà 12 35

Các đơn vị thành viên 35

Các hoạt động xung quanh việc sản xuất cung ứng vật tư. 37

Giai đoạn 1996 -2000 37

- Các đơn vị chuyên xây lắp 37

2. Chức năng của công ty Sông Đà 12 38

3. Sơ đồ tổ chức của công ty Sông Đà 12 39

II. Đặc điểm sản xuất kinh doanh và đặc điểm về thị trường của công ty Sông Đà 12 43

1. Đặc điểm về lĩnh vực kinh doanh của công ty Sông Đà 12 43

2. Đặc điểm về sản phẩm 44

3. Đặc điểm về khách hàng của công ty Sông Đà 12 46

4. Đặc điểm về thị trường: 47

5. Đặc điểm nhân lực của công ty Sông Đà 12 48

Biểu 4: lao động theo ngành nghề 48

công nhân kỹ thuật của doanh nghiệp 48

6. Đặc điểm về tài sản 49

b,Tín dụng 49

Tổng giá trị tín dụng 64 tỷ đồng Việt Nam 50

7. Những nhân tố ảnh hưởng của môi trường kinh doanh tác động tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 50

III. phân tích Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm của công ty Sông Đà 12 50

1. phân tích Một số kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Sông Đà 12 50

2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của công ty. 53

3. Nhận xét chung về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 56

VI. Tình hình thị trường và hoạt động phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm xi măng tại công ty Sông Đà 12. 57

1. Tình hình thị trường xi măng 57

2. Tình hình thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty Sông Đà 12 58

V. Những đánh giá về thị trường và hoạt động phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm xi măng của công ty Sông Đà 12 70

1. Những kết quả đã đạt được 70

2. Những hạn chế cần khắc phục. 71

CHƯƠNGIII 73

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM XI MĂNG CỦA CÔNG TY SÔNG ĐÀ 12 73

I. Mục tiêu phấn đấu của công ty Sông Đà 12 73

1. Các chỉ tiêu kế hoạch năm Đối với sản phẩm xi măng: 73

2. Phương hướng phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm xi măng của công ty Sông Đà 12 trong những năm tới. 73

II. Một số biện pháp cụ thể nhằm phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm xi măng của công ty Sông Đà 12 73

1. Hoàn thiện hoạt động Marketing. 73

2. tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm. 78

3. Xây hệ thống đại lý tiêu thụ sản phẩm. 80

4.Tăng cường các hoạt động xúc tiến hỗn hợp. 85

KẾT LUẬN 92

MỤC LỤC 93

 

doc94 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1591 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số biện pháp nhằm phát triển thị trường tiêu thụ xi măng của công ty Sông Đà 12, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xây dựng, phê duyệt các kế hoạch tín dụng ngắn, trung và dài hạn - Tổ chức kiểm tra kế toán, tài chính trong đơn vị để xác định tình trạng thực, khách quan - Phân tích hoạt động kinh tế thường xuyên để đánh giá kết quả trong kỳ, rút kinh nghiệm để tổ chức tốt hơn. - Phổ biến hướng dẫn chế độ chính sách của Đảng, nhà nước, các qui định của tổng công ty và công ty về tài chính kế toán 1.2.4. Phòng kinh tế kế hoạch Chức năng. Là phòng có chức năng tham mưu cho giám đốc công ty trong các khâu xây dụng kế hoạch, tổng hợp báo cáo thống kê, công tác đầu tư, công tác hợp đồng kinh tế, định mức đơn giá, giá thành, công tác vật tư, công tác quản lý, sản xuất vật tư xây dựng cơ bản cuả công ty Nhiệm vụ. - Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, hàng quí cho công ty để báo cáo với tổng công ty duyệt giao - Lập và trình duyệt các kế hoạch 5 năm, 10 năm để làm cơ sở cho công tác chỉ đạo sản xuất kinh doanh và phát triển của công ty - Hướng dẫn và thừa hành uỷ quyền của giám đốc cong ty chỉ đạo các đơn vị trực thuộc xây dựng và thực hiện kế hoạch 52 năm quý tháng - Điều động công tác sản xuất giữa các đơn vị trong công ty theo nhiệm vụ kế hoạch sản xuất do giám đốc công ty giao - Quản lý các định mức kinh tế kỹ thuật, hứng dẫn áp dụng đơn giá và phụ phí theo chế độ chính sách của nhà nước và của tổng công ty - Căn cứ kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm lập kế hoạch đầu tư, tái đầu tư đê trình giám đốc công ty - Dự thảo, quản lý, lưu trữ hợp đồng kinh tế, hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện thanh lý hợp đồng kinh tế 1.2.5.Phòng kinh tế kỹ thuật a,Chức năng - Quản lý xây lắp ,thực hiện đúng quy định và chính sách nhà nước về xây dựng cơ bản đối với tất cả các công trình công ty thi công và đầu tư xây dựng cơ bản - áp dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến hiện đại ,sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong xây lắp b, Nhiệm vụ - Kiểm tra giám sát chất lượng và khồi lượng công trình mà công ty nhận thầu - Hứng dẫn kiểm tra các đơn vị trong công ty thực hiện các quy định, quy phạm và thủ tục thủ tục trình duyệt cơ bản - Quản lý việc thi công theo qui hoạch kiến trúc công trình ,thiết kế kỹ thuật đã được tổng công ty phê duyệt - Quản lý thực hiện các biện pháp thi công trong việc áp dụng các tiêu chuẩn qui phạm chất lượng công trình - Kiểm tra thiết kế, dự toán, quyết toán công trình, trình giám đốc công ty phê duyệt 1.2.6. Phòng thị trường a.Chức năng Giúp giám đốc công ty trong công tác đấu thầu mua sắm thiết bị công nghệ, mua sắm thiết bị xe máy, vật tư phụ tùng b. Nhiệm vụ - Lập kế hoạch đấu thầu mua sắm vật tư, thiết bị khi công ty có nhu cầu, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt - Tổ chức đấu thầu mua vật tư, thiết bị sau khi hồ sơ mời thầu được phê duyệt theo qui định của công ty - Chủ trì tổ chức thương thoả, lựa chọn nhà thầu được công ty chỉ định trình lãnh đạo công ty phê duyệt - Cùng với các phòng các đơn vị liên quan tính toán giá cho thiết bị xe máy thanh lý, vật tư phụ tùng tồn kho - Xây dựng định hướng và hỗ trợ việc kinh doanh các sán phẩm công nghiệp bao gồm quảng cáo, panô, truyền hình làm tờ rơi, catalo, xây dựng quy chế bán hàng, quản lý, theo dõi hoạt động bán hàng 1.2.7. Phòng quản lý cơ giơí a.Chức năng - Quản lý các loại xe máy, thiết bị xây dựng, thiết bị dây chuyền sản xuất công nghiệp - Hứng dẫn kiểm tra công tác an toàn lao động, bảo hộ lao động cho lao động và thiết bị xe máy b. Nhiệm vụ - Phân cấp trách nhiệm về quản lý và khai thác các trang thiết bị cơ giới cho các đơn vị trực thuộc và tổ chức mạng lứu thông tin nhậy bén, chặt chẽ về các mặt hoạt động này - kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện các qui định ,quy trình vận hành - Lập đầy đủ các sổ sách về cơ giới II. Đặc điểm sản xuất kinh doanh và đặc điểm về thị trường của công ty Sông Đà 12 1. Đặc điểm về lĩnh vực kinh doanh của công ty Sông Đà 12 1.1.Về xây lắp Công ty Sông Đà 12 đã và đang tham gia thi công những công trình lớn trọng điểm của nhà nước như : Nhà máy thủy điện Hòa Bình, Nhà máy xi măng IALY, Nhà máy xi măng Sơn La, Nhà máy xi măng Hoàng Thạch, Nhà máy xi măng Bút Sơn, Nhà máy xi măng Hải PHòng, Nhà máy xi măng Hòa Bình, Nhà máy đường Sơn La, đường dây và trạm biến thế 500kv, Nhà máy thủy điện Na Ha, Nhà máy thủy điện Sê San III, Nhà máy thủy điện Ry Linh, Nhà máy chế biến thức ăn gia súc Bắc Ninh, lưới điện thành phố hạ long ...vvv và nhiều công trình cấp nhà nước khác . 1.2.Về lĩnh vực vận tải Công ty Sông Đà 12 có lực lượng vận tải đường thủy, bộ lớn và đội ngũ cán bộ công nhân kỹ thuật lành nghề với nhiều năm kinh nghiệm trong công tác tiếp nhận vận chuyển vật tư thiết bị. Đặc biệt là vận chuyển vật siêu trường trọng. Công ty đã vận chuyển an toàn vật tư thiết bị cho Nhà máy thủy điện Hòa Bình, Vĩnh Sơn, Ialy, vật tư thiết bị cho viện bảo tàng thành phố Hồ CHí Minh, thiết bị nhà máy xi măng Sông Đà, nhà máy xi măng Kiện Khê, thiết bị Nhà máy đừơng Sơn La, thiết bị Nhà máy đường Hòa Bình, gần đây là hai dây truyền thiết bị cho Nhà máy xi măng Hoàng Thạch, Nhà máy xi măng Bút Sơn đều được tiếp nhận và vận chuyển an toàn tuyệt đối . 1.3. Lĩnh vực gia công cơ khí Công ty Sông Đà 12 đã gia công và lắp đặt nhiều công trình như:Gia công hàng rào, cổng, lan can, tấm trang trí công trình Nhà điều hành thủy điện Hòa Bình, học viện xã hội học CamPuChia, trung tâm điều hành tổng công ty tại Hà Nội và gia công lắp đặt nhà công nghiệp liên doanh Sông Đà -YuRong tại Hải Phòng ,xưởng sửa chữa cơ khí ,xưởng sản xuất bao bì xi măng Hải Phòng ,xưởng sản xuất bao bì BaLa-Hà Đông ... Công ty sửa chữa, cải tạo nhiều phương tiện vận tải thủy, bộ và gia công đóng mới các loại tầu và sà lan. Gia công chế tạo các loại cấu kiện thép phục vụ cho xây dựng như :Cốp pha thép các loại, giàn giáo xây dựng ,các phụ tùng phụ kiện kim loai khác cho xây dựng . 1.4. Về sản xuất công nghiệp Công ty Sông Đà 12 có Nhà máy xi măng Lò Đứng Sông Đà, sản phẩm của Nhà máy là các loại xi măng PC30, xi măng PC40, xí nghiệp sản xuất bao bì tại BaLa - Hà Đông có công suất là 20 triệu vỏ /năm, xưởng sản xuất cột điên xi măng ly tâm tại Hòa Bình có công suất là 2.500cột/năm. Sản phẩm công nghiệp của công ty có nhiều uy tín trên thị trường . Sản phẩm xi măng Sông Đà được chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng ISO9001-2000. Xi măng Sông Đà là sản phẩm hợp chuẩn theo tiêu chuẩn Việt Nam của TCLCL bộ khoa học công nghệ và môi trường Đối với sản phẩm bao bì đã được nhiều khách hàng như:NHà máy xi măng Hoàng Thạch, Nhà máy xi măng Bỉm Sơn ,Nhà máy xi măng Long Thọ, Nhà máy xi măng Hòa Khương, Nhà maý xi măng Quốc Phòng X18, Nhà máy xi măng Bút Sơn đặt hàng tiêu thụ . Đặc biệt công ty đang triển khai dự án đầu tư nhà máy sản xuất thép theo quyết định số 114/TCT/HDQT ngày 18/5/2001 của hội đồng quản trị tổng công ty xây dựng Sông Đà. Theo kế hoạch dự kiến đến tháng 10 năm 2002 sẽ cho sản phẩm ,các số liệu chủ yếu : -Địa chỉ khu công nghiệp Phố Nối A huyện Yên Mỹ tỉnh Hưng-Công suất 20.000tấn sản phẩm thép /năm -Tổng số vốn đầu tư là 321.000.000 -Hình thức đầu tư là xây dựng mới 100%, vốn tín dụng trong nước 100% 1.5.Về kinh doanh vật tư, thiết bị xuất nhập khẩu Công ty có đội ngũ cán bộ giầu kinh nghiệm đảm bảo cung ứng vật tư thiết bị và phụ tùng. Công ty có nhiều uy tín với khách hàng, luôn luôn cung cấp kịp thời với giá cả phù hợp cho khách hàng 2. Đặc điểm về sản phẩm Trước đây với sự cho phép của uỷ ban kế hoạch nhà nước công ty kinh doanh chủ yếu trong các ngành Thương nghiệp: Cung ứng vật tư thu mua, kinh doanh vật tư thiết bị vật liệu xây dựng. Ngành công nghiệp bao gồm: Công nghiệp vật liệu xây dựng, sản xuất gạch các loại, sản xuất các phụ kiện bằng kim loại cho xây dựng, công nghiệp chế biến gỗ. Ngành xây dựng: Thực hiện thi công xây lắp các công trình nhà ở, công trình công cộng, công trình công nghiệp, san lấp mặt bằng xây dựng. Ngành giao thông vận tải: Chuyển vật tư thiết bị bằng đường bộ, đường sông. Qua quá trình đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, khối lượng công việc thi công giảm đi cùng với sự khó khăn về vốn công ty lại phải đối đầu với sự cạnh tranh. Nhất là khi chuyển đổi cơ chế quản lý, nền kinh tế thị trường tạo lên sức ép lớn đối với công ty, nền kinh tế thị trường đã tạo cơ hội cho nhiều công ty khác ra đời và tự do kinh doanh, tự do đầu tư vốn vào các ngành nghề kinh doanh miễn là đem lại lợi nhuận. Trong khi đó, các công trình lớn như nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, thuỷ điện Vĩnh Sơn, YALY đã bước vào giai đoạn hoàn thành và đi vào hoạt động nên các hoạt động xây lắp giảm đi, nhu cầu cung ứng vật tư thiết bị cũng giảm đi nghiêm trọng. Các ngành kinh doanh khác như kinh doanh vận tải, kinh doanh vật tư thiết bị xuất nhập khẩu cũng gặp nhiều khó khăn về đầu ra, công tác kinh doanh vật tư thiết bị chịu sức ép do thị trường bị thu hẹp, tiêu thụ sản phẩm ngày càng gặp nhiều khó khăn. Trước tình hình đó với những kiến nghị của đội ngũ lãnh đạo công ty và sự giúp đỡ của tổng công ty. Bộ xây dựng đã liên tục bổ xung chức năng nhiệm vụ, mở rộng phát triển sang các ngành nghề khác theo nhu cầu của thị trường như gia công cơ khí phi tiêu chuẩn, kết cấu thép xây dựng, gia công chế biến gỗ, sửa chữa trùng tu các phương tiện vận tải thuỷ bộ và máy xây dựng. Đến cuối năm 1996 nhận thấy nhu cầu thị trường về vật liệu cho xây dựng, công ty chú trọng đến sản xuất công nghiệp với các loại sản phẩm vỏ bao và cột điện ly tâm. nhưng chủ yếu là sản phẩm xi măng. Đối với sản phẩm xi măng công ty đã tập trung đầu tư đổi mới trang thiết bị kỹ thuật, tăng cường huy động vốn cho nhà máy xi măng Sông Đà, nâng công suất sản xuất nên 82.000 tấn/năm với các loại sản phẩm xi măng PC30 và PC40. Hai loại xi măng trên đều do công ty tự sản xuất - Sản phẩm có sự đông kết nhanh, chất lượng đảm bảo, khách hàng tin tưởng. - Sản phẩm xi măng Sông Đà - chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn ISO 9001 - 2000 xi măng Sông Đà cũng là một sản phẩm hợp chuẩn theo tiêu chuẩn Việt Nam của tổng cục TCĐLCL - bộ khoa học công nghệ và môi trường. năm 1996-1997 đạt giải bạc về chất lượng cuả bộ khoa học công nghệ và môi trường. Thị trường xi măng hiện nay có rất nhiều sản phẩm với những chủng loại khác nhau. Người tiêu dùng là người quyết định có mua sản phẩm hay không? Họ chỉ mua sản phẩm khi họ thực sự tin tưởng sản phẩm đó đạt chất lượng nhất định. Vì vậy, công ty luôn coi trọng công tác nâng cao chất lượng sản phẩm . 3. Đặc điểm về khách hàng của công ty Sông Đà 12 Khách hàng tiêu thụ của công ty rất đa dạng, họ có nhu cầu về xi măng khác nhau. Có thể chia khách hàng tiêu thụ của doanh nghiệp thành các nhóm sau: -Khách hàng là các đơn vị tiêu thụ trong nội bộ tổng công ty: Các đơn vị trong nội bộ tổng công ty tiêu thụ sản phẩm xi măng của công ty bao gồm công ty Sông Đà1, công ty Sông Đà2, công ty Sông Đà3, công ty Sông Đà4, công ty Sông Đà5, công ty Sông Đà6, công ty Sông Đà7, công ty Sông Đà8, công ty Sông Đà9, công ty Sông Đà10, công ty Sông Đà11. Khách hàng này có đặc điểm là tiêu dùng với khối lượng lớn, và nó luôn luôn ưu tiên tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp nếu chất lượng sản phẩm đáp ứng được nhu cầu về kỹ thụât -Các đơn vị xây dựng từ trung ưng tới địa phương nằm ngoài tổng công ty như :Tổng công ty điện lực Việt Nam, tổng công ty xi măng Việt Nam, bộ nông nghiệp phát triển nông thôn Việt Nam, bộ xây dựng, bộ giao thông vận tải, bộ công nghiệp các ban quản lý các dự án lớn của tỉnh, thành phố ...Đây là những đơn vị tiêu thụ với khối lượng lớn, quan hệ lâu dài, họ là những khách hàng không những am hiểu về mặt kỹ thuật mà họ còn rất hiểu giá cả trên thị trường vật liệu nói chung và xi măng nói riêng, nhóm khách hàng này là nhóm khách hàng có tiềm năng rất lớn đối với công ty. -Các hộ gia đình: trong những năm qua, đời sống kinh tế của nước ta được nâng lên rất nhiều. Vì vậy, nhu cầu xây dựng nhà ngày càng tăng lên. Thực tế này đã tạo ra sự sôi động cho thị trường vật liệu xây dựng nói chung và thị trường tiêu thụ xi măng nói riêng Đặc trưng của nhóm khách hàng này là họ thường tiêu thụ với khối lượng nhỏ, họ không am hiểu lắm về mặt kỹ thuật, không hiểu lắm về gía cả của sản phẩm xi măng trên thị trường, họ luôn so sánh rất kỹ về giá cả và các dịch vụ đi kèm ...rồi quyết định mau sắm. Nhóm khách hàng này bao gồm các hộ gia đình ở thành thị và nông thôn. họ có có sự khác nhau về nhu cầu và khả năng thanh toán. Khách hàng nước ngoài: Đó là các doanh nghiệp, các công ty nước ngoài. Nhóm khách hàng này thường xuyên ký với số lượng lớn. Họ quan tâm tới phương thức thanh toán, địa điểm giao hàng, giá cả, dịch vụ đi kèm... Đối với nhóm khách hàng này thì hiện tại công ty vẫn chưa chiếm được. Tức là công ty chưa xuất khẩu được sản phẩm xi măng của mình. 4. Đặc điểm về thị trường: Như chúng ta đã biết sản phẩm xi măng của công ty Sông Đà 12 không những được tiêu thụ trong nội bộ tổng công ty mà còn được tiêu thụ ra cả thị trường bên ngoài. Sau đây ta sẽ tìm hiểu đặc điểm thị trường tiêu thụ của công ty ở cả bên trong nội bộ tổng công ty và bên ngoài. 4.1. Đặc điển thị trường tiêu thụ xi măng nội bộ (trong tổng công ty) Tổng công ty Sông Đà 12 là một công ty xây dựng lớn của cả nước, nó thường xuyên thi công các công trình lớn của quốc gia. Vì vậy lượng vật liệu nói chung, lượng xi măng nói riêng mà nó cần là rất lớn. Có thể nói rằng nhà máy xi măng Sông Đà có hoạt động hết công suất thì vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu về xi măng cho tổng công ty Sông Đà. Nhưng thực tế thì tổng công ty xi măng Sông Đà không chỉ tiêu thụ sản phẩm xi măng của nhà máy xi măng Sông Đà mà còn tiêu thụ xi măng của một số công ty khác như các công ty trong tổng công ty xi măng của nước ta... nguyên nhân là do sản phẩm xi măng mà nhà máy xi măng Sông Đà sản xuất chỉ có hai loại là xi măng PC30 và xi măng PC4, hai loại này trong nhiều trường hợp không đáp ứng được yêu cầu của các công trình có chỉ tiêu về mặt kỹ thuật khắt khe. Tuy vậy hàng năm công ty Sông Đà 12 vẫn tiêu thụ một phần lớn sản phẩm xi măng của mình cho tổng công ty ( chiếm trên 65% tổng lượng xi măng sản xuất ra ). Từ thực tế này, lẩy sinh yêu cầu là nhà máy xi măng Sông Đà cần phải cải tiến mày móc, thiếp bị, dây chuyền công nghệ để ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm xi măng sản xuất ra và trong tương lai nhà máy cần đa dạng hóa sản phẩm sản xuất ra theo hướng, phát triển các sản phẩm xi măng có chất lượng cao hơn. Có như vậy công ty mới trở thành đơn vị cung ứng độc quyền cho tổng công ty. 4.2. Đặc điểm thị trường tiêu thụ xi măng bên ngoài của công ty Sông Đà 12 Sản phẩm xi măng của công ty Sông Đà 12 đã có mặt trên thị trường nội địa được gần trục năm nay. Trong khoảng thời gian này, thị trường của công ty đã liên tục phát triển và trải rộng ra cả nước. + Thị trường miền bắc: Đây là thị trường tiêu thụ xi măng lớn nhất cả nước. Nó chiếm khoảng gần 50% tổng lượng xi măng tiêu thụ trong cả nước. Còn riêng đối với công ty Sông Đà 12 thì thị trường này là thị trường trọng điểm thị trường, thị trường chính. Lượng xi măng tiêu thụ trên thị trường này chiếm trên 70% tổng lượng xi măng bán ra bên ngoài của công ty. Trên thị trường này sản phẩm xi măng của công ty được bán cho các đơn vị tiêu dùng như: Tổng công ty xây dựng, bộ nông nghiệp phát triển nông thôn, các ban quản lý các dự án của tỉnh... và sản phẩm xi măng của công ty cũng đuợc bán cho đông đảo nguời tiêu dùng ở Hà Nội và các tỉnh, nhưng chủ yếu vẫn được bán ở Hà Nội. + Thị trường miền trung: Trên thị trường này lượng tiêu thụ xi măng chiếm khoảng 11% tổng số xi măng được tiêu thụ trong cả nước. Qua đây có thể thấy đây là thị trường tiêu thụ xi măng không đựơc sôi động lắm. Nhưng trong những năm tới có rất nhiều dự án xây dựng sẽ được thực hiện ở đây để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Hơn nữa trong những năm tới thu nhập của nhân dân ở đây sẽ tăng, dẫn đến nhu cầu xây dựng và sửa chữa nhà ở sẽ tăng, điều này sẽ đóng góp vào làm cho thị trường xi măng miền này sôi động hơn. ở thị trường này hiện tại mới chỉ chiếm khoảng trên 10% tổng lượng xi măng tiêu thụ của công ty ra bên ngoài. Vì vậy trong thời gian tới công ty cần phải có các chính sách như: xúc tiến, giá, phân phối... hợp lý hơn để tăng lượng tiêu thụ xi măng của công ty trên thị trường này. + Thị trường miền nam: Có thể khẳng định ngay từ đầy đây là thị trường tiêu thụ xi măng rất sôi động. Vì đây là thị trường có nhịp độ phát triển kinh tế cao nhất trong cả nước. Hàng năm lượng tiêu thụ xi măng của nó chiếm trên 40% tổng lượng tiêu thụ xi măng của cả nước. Mặc dù như vậy đây lại là thị trường rất mới mẻ đối với sản phẩm xi măng của công ty Sông Đà 12, tới tận năm 2001 sản phẩm xi măng của công ty Sông Đà 12 mới bắt đầu có mặt trên thị trường này và tới nay lượng xi măng tiêu thụ của công ty trên thị trường này mới chỉ chiếm 5% tổng lượng xi măng bán ra bên ngoài của công ty Sông Đà 12. Vì vậy đây là thị trường tiềm năng của công ty, nếu trong tương lai công ty chiếm lĩnh được thị trường này thì lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nói chung và hoạt động sản xuất xi măng nói riêng sẽ rất phát triển. 5. Đặc điểm nhân lực của công ty Sông Đà 12 Biểu 4: lao động theo ngành nghề công nhân kỹ thuật của doanh nghiệp stt Lao động theo ngành nghề Số lượng Ghi chú A Công nhân kỹ thuật 2300 Bậc thợ bình quân 4/7 I Công nhân xây dượng 153 II Công nhân cơ giới 734 III Công nhân lắp máy 200 IV Công nhân cơ khí 307 V Công nhân sản xuất công nghiệp 901 VI Công nhân khảo sát 5 b Lao động phổ thông 300 Tổng cộng 2600 nguồn từ hồ sơ giới thiệu công ty Sông Đà 12 Biểu6: lao động theo trình độ stt trình độ số lượng số năm trong nghề I trên đại học 1 10 II trình độ đại học 261 >10 III cao đẳng 24 >5 IV trung cấp, sơ cấp 182 >10 nguồn từ hồ sơ giới thiệu công ty Sông Đà 12 Nhìn vào hai bảng số liệu trên ta có thể nhân xét rằng : Công ty có đội ngũ cán bộ đông đảo ,dầy dặn kinh nghiệm, có đủ khả năng để tham ra thi công các công trình từ nhỏ tới lớn còn trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh thì có thể cạnh tranh và phát triển thị trường được Bên cạnh thế mạnh như vậy thì đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty cũng có điểm yếu là số người có trình độ trên đại học còn quá ít (mới chỉ có một người ), lao động có trình độ phổ thông còn quá nhiều. Vậy công ty Sông Đà 12 cần phải có chính sách để nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên 6. Đặc điểm về tài sản a,Tóm tắt tài sản có và tài sản nợ trên cơ sở báo cáo tài chính đã được khiểm toán trong vòng 3 năm 1999,2000,2001 Biểu số 7: Tài sản của công ty Sông Đà 12 từ 2000-2002 đơn vị :nghìn đồng Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 1-tổng giá trị tài sản có 125.000.000 121.772.900 181.063.400 2-tổng giá trị tài sản lưu động 94.025.700 94.641.000 142.326.120 3-tổng số nợ phải trả 99.642.800 93.063.400 151.974.300 4-tài sản nợ lưu động 97.041.400 88.944.400 113.307.200 5- giá trị ròng 26.133.100 28.709.500 29.088.700 6-vốn lưu động 10.332.500 10.332.500 10.332.500 Nguồn từ báo cáo tài chính của công ty Sông Đà 12 từ năm 2000-2002 b,Tín dụng Ngân hàng công thương Hà Tây :269- đường Quang Trung –thị xã Hà Đông –tỉnh Hà Tây Tổng giá trị tín dụng 64 tỷ đồng Việt Nam Qua trên ta thấy công ty có tổng giá trị tài sản tương đối lớn và tăng dần qua các năm . Với tổng tài sản hiện có công ty là một trong những công ty tương đối lớn ở Việt Nam và có thế mạnh về vốn trên thị trường 7. Những nhân tố ảnh hưởng của môi trường kinh doanh tác động tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bất kỳ doanh nghiệp nào hoạt động trong nền kinh tế đều chịu sự tác đông của rất nhiều nhân tố. Công ty Sông Đà 12 không nằm ngoài quy luật đó. Các yếu tố của môi trường kinh doanh ít nhiều có ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty. Các quy định của nhà nước, của ngành về điều chỉnh thuế đều có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các quy định về xử lý hàng nhập lậu, Các quy định hỗ trợ nhập khẩu máy móc, công nghệ... Ngoài ra còn có các yếu tố của nền kinh tế như GDP, tỷ giá hối đoái, tỷ lệ lạm phát...Các yếu tố về tình hình cạnh tranh trên thị trường cũng ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh của công ty... III. phân tích Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm của công ty Sông Đà 12 1. phân tích Một số kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Sông Đà 12 Là một doanh nghiệp nhà nước, từ chỗ được bao cấp chuyển sang hạch toán kinh doanh độc lập trong nền kinh tế thị trường. Công ty Sông Đà 12 gặp phải rất nhiều khó khăn như: Thiết bị lạc hậu, năng lực quản lý kém, thiếu vốn Sông Đà 12 kinh doanh, không có định hướng sản xuất kinh doanh rõ ràng...Để công ty từng bước định hướng vị trí của mình trên thị trường là một quá trình sáng tạo và nỗ lực của cán bộ lãnh đạo, đội ngũ công nhân viên của công ty. Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có sự tăng trưởng khá, đó là những thành tích đáng kích lệ trong điều kiện cạnh tranh khó khăn như ngày nay. Những thành tích đó được thể hiện qua bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Sông Đà 12 trong ba năm trở lại đây. Biểu 8: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Sông Đà 12 (2000-2002) Đơn vị: triệu đồng stt chỉ tiêu 2000 (1) 2001 (2) 2002 (3) So sánh % 1/2 2/3 1 GTSXKD 325.512 433.981 440.992 133,3 101.6 2 DT 331.042 337.074 329.424 101,8 100,6 3 Nộp ngân sách 6.892 7.029 7.321 101,9 103,2 4 Lợi nhuận 902 930 976 103,1 105 5 Thu nhập bình quân/người / tháng 0,86 0,9 1,25 104,7 138,8 Nguồn từ báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Sông Đà 12 Chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất kinh doanh là một trong những chỉ tiêu hết sức quan trọng nhằm đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Qua bảng số liệu trên ta thấy giá trị sản xuất kinh doanh của công ty năm 2000 là 325.512 triệu đồng, năm 2001 con số này là 433.981 triệu đồng tăng 3.3% so với năm 2000. Năm 2002 con số này là 440.922 triệu đồng tăng 1,6 % so với năm 2001. Nguyên nhân là do công ty đã đầu tư cải tiến máy móc thiếp bị nâng cao năng xuất lao động, nâng cao khối lượng sản phẩm sản xuất ra, đặc biệt công ty đã đầu tư xây dựng xong nhà máy thếp Việt ý vào năm 2002 và đã bắt đầu sản xuất thép tung ra trên thị trường, giá trị sản xuất kinh doanh của công ty tăng lên liêm tục là do giá trị sản xuất xây lắp của công ty tăng dần qua các năm. Chỉ tiêu doanh thu cho biết tốc độ tiêu thụ sản phẩm của công ty qua các năm. Năm 2000 doanh thu tiêu thụ sản phẩm của công ty là 331.042 triệu đồng, năm 2001 con số này là 337.074 triệu đồng tăng 1,8% so với năm 2000, năm 2002 con số này là 329.424 triệu đồng tăng 0,6% so với năm 2001. Như vậy là doanh thu của doanh nghiệp tăng dần qua các năm. Đạt được kết quả đó là nhờ vào việc chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm ( sản phẩm của công ty đạt tiêu chuẩn chất lương ISO 9001:2000 và được giải bạc hàng Việt Nam chất lượng cao...), công ty đã chú trọng tới việc mở rộng mạng lưới bán hàng tới các tỉnh vì vậy mà đã đẩy nhanh công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty ...Mặc dù doanh thu tiêu thụ của công ty tăng dần qua các năm nhưng tốc độ tăng trưởng còn chậm vì vậy đòi hỏi doanh nghiệp cần phải có biện pháp hữu hiệu hơn để tốc độ tăng trưởng lớn hơn. Công ty Sông Đà 12 là đơn vị luôn đi đầu trong việc thực hiện nghĩa vụ nhà nước. Năm 2000 công ty nộp ngân sách nhà nước là 6.892 triệu đồng, năm 2001 con số này là 7.029 triệu đồng tăng 1,9% so với năm 2000. Năm 2002 công ty nộp cho nhà nước là 7.321 triệu đồng tăng 3,2% so với năm 2001 Lợi nhuận là chỉ tiêu quan trọng nhất trong việc đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của bất cứ một doanh nghiệp nào. Lợi nhuận vừa là mục tiêu đầu tiên vừa là mục đích cuối cùng mà mỗi một doanh nghiệp đều hướng tới. Qua bảng số liệu trên cho thấy, lợi nhuận của công ty luôn tăng dần qua các năm. Năm 2000 lợi nhuận của công ty đạt được là 902.218 triệu đồng, năm 2001 con số này là 930.000 triệu đồng tăng 3,1% so với năm 2000, năm 2002 con số này là 976.600 triệu đồng tăng 5% so với năm 2001. Lợi nhuận của công ty tăng dần qua các năm là do doanh thu tiêu thụ sản phẩm của công ty tăng dần qua các năm và lợi nhuận từ lĩnh vực xây lắp của công ty tăng dần qua các năm... Bên cạnh việc củng cố vị thế trên thị trường, đầu tư thêm trang thiếp bị máy móc phục vụ sản xuất, công ty còn quan tâm tới đời sống của cán bộ công nhân viên. Điều đó được thể hiện qua mức tăng thu nhập bình quân theo đầu người trong một tháng. Thu nhập bình quân tăng từ 860 nghìn đồng năm 2000 lên 900 nghìn đồng và năm 2002 con số này lên tới 1.250 nghìn đồng. Ngoài việc quan tâm tới đời sống vật chất tăng lương, tăng thưởng cho cán bộ công nhân viên, công ty còn thường xuyên quan tâm tới đời sống tình thần của họ như: tổ chức các hoạt động ngoại khoá bổ ích: Hội thi giỏi, giải vô địch bóng bàn, bóng đá toàn công ty,... Các hoạt động này thực sự tác động mạnh tới việc nâng cao tinh thần tích cực trong sản xuất, tăng năng suất

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc10546.DOC
Tài liệu liên quan