Chuyên đề Một số biện pháp nhằm tăng cường công tác quản lý tiền lương tại công ty cơ khí Hà Nội

Mục lục

Trang

Lời mở đầu 1

Phần I. Những luận cứ khoa hoc về công tác quản lý tiền lương

I.Tiền lương 2

1.Khái niệm về tiền lương 2

2.Bản chất của tiền lương 3

3.Chức năng và vai trò của tiền lương 3

3.1.Chức năng của tiền lương 3

3.2.Vai trò của tiền lương 4

4.Các yếu tố ảnh hưởng đến tiền lương 5

5.Các yêu cầu cơ bản của tổ chức tiền lương 6

5.1.Các yêu cầu cơ bản của tổ chức tiền lương 6

5.2.Những nguyên tắc cơ bản của tổ chức tiền lương 6

6.Phương pháp xây dưng đơn giá tiền lương và quỹ lương trong doanh nghiệp 7

6.1.Xác định năm kế hoạch để xây dựng đơn giá tiền lương 7

6.2.Xác định quỹ lương năm kế hoạch để xây dựng đơn giá tiền lương 7

6.3.Các phương pháp xây dựng đơn giá tiền lương 8

6.4.Tổng quỹ lương chung năm kế hoạch 8

6.5.Xác định quỹ tiền lương thực hiện 9

7.Các chế độ trả lương 9

8.Các hình thức trả lương 11

8.1.Hình thức trả lương theo thời gian 11

8.2.Hình thức trả lương theo sản phẩm 12

II. Vai trò của việc xây dựng và quản lý quỹ tiền lương trong điều kiện hiện nay 15

III. Nguồn hình thành và sử dụng quỹ tiền lương. 16

Phần II. Thực trạng tình hình quản lý tiền lương tại Công ty Cơ khí Hà Nội

I. Giới thiệu chung. 18

1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cơ khí Hà Nội 18

2. Chức năng nhiệm vụ của Công ty Cơ khí Hà Nội trong điều kiện hiện nay 20

3. Một số đặc điểm ảnh hưởng đến công tác quản lý tiền lương 21

3.1.Đặc điểm về quy trình công nghệ 21

3.2.Đặc điểm về máy móc thiết bị 21

3.3.Đặc điểm về nguồn vốn 23

3.4.Đặc điểm về lao động của công ty 24

3.5.Đặc điểm về tổ chức bộ máy 26

4. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong một số năm vừa qua 29

II. Phân tích tình hình quản lý tiền lương tại Công ty Cơ khí Hà Nội 30

1.Các quy định chung 30

1.1. Quy chế trả lương của công ty 30

1.2.Nguyên tắc chung xác định lương 31

1.3.Phân cấp xác định lương 31

1.4.Định mức lao động và đơn giá tiền lương 31

2. Xác định lương cho cán bộ công nhân viên tại công ty 34

2.1.Xác định hệ số 34

2.2.Xác định lương cho trưởng các đơn vị bộ phận 36

2.3.Xác định lương cho CBCNV trong các đơn vị 38

2.4.Xác định lương cho nhân viên quản lý 39

2.5.Xác định lương cho nhân viên các phòng 39

3.Tổ chức thực hiện quản lý tiền lương 39

3.1. Tình hình giao khoán quy lương 39

3.2. Công tác quản lý thanh toán lương 40

4. Phân tích hoạt động quản lý tiền lương 42

5. Đánh giá thực trạng công tác quản lý tiền lương tại Công ty Cơ khí Hà Nội 43

5.1.Ưu điểm 44

5.2.Nhược điểm 45

Phần III. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tiền lương tại Công ty Cơ khí Hà Nội

I.Bối cảnh chung 47

II. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tiền lương tại Công ty Cơ khí Hà Nội 48

1. Biện pháp củng cố chấn chỉnh lại hệ thống định mức lao động 48

1.1. Xây dựng định mức lao động 48

1.2. Đội ngũ cán bộ xây dựng định mức 49

2. Tạo nguồn tiền lương trong doanh nghiệp 51

2.1. Nâng cao chất lương sản phẩm 51

2.2. Gắn tiền lương với hoạt động quản lý của công ty 51

3. Điều chỉnh cách tính lương và tính điểm 52

3.1.Điều chỉnh cách tính lương 52

3.2. Điều chỉnh cách tính điểm 54

4. Biện pháp đào tạo nâng cao trình độ lao động và sắp xếp lại cơ cấu lao động 54

4.1. Đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ lao động 54

4.2. Tổ chức sắp xếp lao động 55

Kết luận 57

Phụ lục I 58

Phụ lục II 60

Phụ lục III 61

Tài liệu tham khảo 62

 

 

 

doc69 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1632 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số biện pháp nhằm tăng cường công tác quản lý tiền lương tại công ty cơ khí Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
000m3/ giờ, máy lốc tôn, máy ép nhựa, các dây chuyền thiết bị có tính tự động hoá cao. Đầu năm 2004 Công ty Cơ Khí Hà Nội tiếp tục đổi mới nâng cấp trang thiết bị,chế tạo được nhiều thiết bị lớn phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty. Biểu 1: Đặc điểm máy móc thiết bị của Công ty. Stt Tên Số giờ sản xuất Số lượng (chiếc) Giá trị (USD/Máy) Mức hao mòn(%) 1 Máy tiện các loại 1400 147 7000 65 2 Máy phay các loại 1000 92 4500 60 3 Máy bào các loại 1100 24 4000 55 4 Máy mài 900 137 4400 55 5 Máy doa 900 15 5500 60 6 Máy cưa 1400 16 1500 65 7 Máy chuốt ép 700 8 4000 60 8 Búa máy 900 5 15000 40 9 Máy cắt 800 11 800 60 10 Máy cắt tôn 1400 3 400 70 11 Máy hàn điện 1400 26 600 50 12 Máy nén khí 1000 9 600 50 13 Cần trục 1000 14 11000 60 14 Lò luyện thép 800 65 5000 50 15 Lò luyện gang 800 4 2000 50 16 Máy khoan 1200 2 600 80 17 Máy hàn hơi 1200 64 5500 60 3.3. Đặc điểm về nguồn vốn Biểu 2: thống kê về tài sản và nguồn vốn của Công ty Cơ Khí Hà Nội Đơn vị : triệu đồng Chỉ tiêu Đầu kỳ Cuối kỳ Chênh lệch TSCĐ - Đầu tư ngắn hạn 2. Nguồn vốn - Nợ phải trả - Chủ sở hữu 22913 9105 19926 8903 22145 9223 19326 8733 -768 118 -600 -170 Nhìn vào số liệu trong bảng ta thấy công ty có TSCĐ rât lớn. Đây là điều tất yếu bởi vì là một Công ty sản xuất thiết bị công nghiệp thì cần phải có TSCĐ lớn, TSCĐ thường gắn với đầu tư dài hạn. TSCĐ cuối kỳ so với đầu kỳ chênh lệch -768, nhưng đầu tư ngắn hạn lại chênh lệch +118. Đầu tư ngắn hạn là hình thức đầu tư mà kết quả của nó được thể hiện rõ trong một kỳ kế toán, nó không đòi hỏi vốn đầu tư lớn. Ta có thể thấy công ty đã đầu tư ngắn hạn và có lãi trong kỳ kinh doanh vừa qua. Bên cạnh đó nguồn vốn của Công ty lại chênh lệch đáng kể giữa nợ phải trả và chủ sở hữu. Cả đầu kỳ và cuối kỳ nguồn vốn chủ sở hữu chỉ bằng khoảng 1,3 lần nợ phải trả, chứng tỏ nguồn vốn chủ sở hữu ít và chênh lệch giữa cuối kỳ so với đầu kỳ đều giảm. Công ty nên khắc phục tình trạng này để làm giảm chênh lệch giữa vốn chủ sở hữu và vốn nợ phải trả sao cho hợp lý. 3.4.Đặc điểm về lao động của Công ty. Công ty Cơ Khí Hà Nội là một đơn vị kinh tế quốc doanh. Trong những năm gần đây Nhà nước xoá bỏ bao cấp, Công ty cũng như các doanh nghiệp hoạt động trong cả nước đều hạch toán độc lập, hoạt động theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Bước đâu Công ty thực sự có những khó khăn do bộ máy tổ chức cồng kềnh. Nhận thấy điều này ban Giám đốc Công ty đã tiến hành thanh lọc, tinh giảm bộ máy vừa gọn nhẹ, vừa dễ quản lý. Theo báo cáo hàng ngày thì đến ngày 10/1/2004 số lao động của công ty là 957 ( số liệu có thể bị thay đổi do có người xin chuyển công tác, thôi việc, nghỉ hưu, tuyển thêm lao động mới). Biểu 3: Cơ cấu lao động trong Công ty Cơ Khí Hà Nội Stt Chỉ tiêu 2001 2002 2003 T1/2004 1 Chỉ tiêu chung 952 929 653 957 Trong đó nữ 238 238 238 243 Tuổi bình quân 40.48 40.79 40.67 41.08 Tuổi bình quân nam 40.07 40.43 40.26 40.69 Tuổi bình quân nữ 41.71 41.84 41.92 42.22 <=20 tuổi 3 5 4 1 Từ 21-25 tuổi 79 72 96 95 Từ 26 đến 30 tuổi 79 86 91 100 Từ 31 – 40 tuổi 268 233 191 175 Từ 41 đến 50 tuổi 407 400 417 423 Từ 51 đến 55 tuổi 91 114 134 135 Trên 55 tuổi 25 19 20 28 2 Cơ cấu lao động theo khu vực sản xuất 952 929 953 957 Gián tiếp 283 270 267 239 Trực tiếp 669 659 686 718 3 Theo cơ cấu quản lý hành chính 952 929 953 957 3.1 Cán bộ quản lý 74 73 72 79 Giám đốc Công ty 1 1 1 1 Phó Giám đốc Công ty 3 3 5 4 Trợ lý Giám đốc 3 3 5 4 Trưởng-phó các phòng ban 47 37 27 35 GĐ-PGĐ trung tâm 2 2 8 8 GĐ-PGĐ xưởng, phân xưởng, xí nghiệp 18 27 26 27 3.2 Nhân viên gián tiếp 209 197 203 194 Phòng ban trung tâm 185 174 159 167 Xưởng, phân xưởng, xí nghiệp 24 23 44 27 3.3 Công nhân sản xuất 669 659 678 684 Sản xuất 556 547 569 566 Phục vụ 113 112 109 118 4 Trình độ 952 929 953 957 Trên đại học 3 2 3 3 Đại học 153 150 162 168 Cao đẳng 8 11 10 12 Trung học chuyên nghiệp 80 73 81 88 Sơ cấp 42 54 40 17 Công nhân lỹ thuật bậc 3 trở xuống 107 113 132 143 Công nhân kỹ thuật bậc 4 61 53 55 53 Công nhân kỹ thuật bậc 5 140 119 111 108 Công nhân kỹ thuật bậc 6 trở lên 241 253 260 254 Lao động phổ thông 117 101 99 111 * / Phân tích cơ cấu lao động của Công ty. -Theo độ tuổi và giới tính: Dựa vào bảng số liệu ta thấy số lao động nữ trong Công ty ít hơn số lao động nam ( chỉ bằng khoảng 25% tổng số lao động trong công ty) . Đó là điều tất yếu vì đây là công ty sản xuất thiết bị công nghiệp nặng. Nhưng tuổi bình quân người lao động trong Công ty lại rất cao Tuổi bình quân 41.08 Tuổi bình quân nam 40.69 Tuổi bình quân nữ 42.22 Chúng ta có thể thấy tuổi đời như thế này thì không phù hợp lắm. Tuổi đời từ 21-30 tuổi năm 2003 chỉ có 195 còn tuổi từ 41-55 là 558 người. Đó là chênh lệch lớn trong Công ty sản xuất công nghiệp. Theo khu vực sản xuất thì T1/2004 số lao động gián tiếp của Công ty là 239 còn lao động trực tiếp là 718 người. - Theo trình độ chuyên môn Qua bảng trên xét về tổng số lao động thì số liệu năm 2003 và đầu năm 2004 chỉ chênh lệch có 4 người nhưng khi chi tiết về từng chỉ tiêu chúng ta mới thấy rõ được số lao động theo trình độ của Công ty biến động rõ rệt, đặc biệt là số lao động phổ thông tăng từ 99 lên 111 người. Hiện tượng này do đâu? Phải chăng đó là do Công ty đã tuyển thêm lao động để bù đắp cho số lao động đã lớn tuổi về hưu, hay là Công ty mở rộng sản xuất thiếu công nhân lao động phổ thông. Cái chính ở đây là vấn đề chất lượng lao động trong công ty để đảm bảo đáp ứng được những đòi hỏi chắc chắn ngày càng khắt khe hơn về nhân tố con người trong tương lai. 3.5. Đặc điểm về tổ chức bộ máy. Toàn Công ty có 25 đơn vị bao gổm 17 phòng ban, 7 phân xưởng sản xuất và 3 xí nghiệp. Các phân xưởng sản xuất chính đó là xưởng máy công cụ, xưởng cơ khí lớn, xưởng bánh răng, xưởng đúc, xưởng gia công áp lực và nhiệt luyện, xưởng kết cấu thép. Các xí nghiệp là xí nghiệp lắp đặt và bảo dưỡng thiết bị công nghiệp, xí nghiệp sản xuất và kinh doanh vật tư chế tạo máy. Ban Giám đốc Công ty gồm có một Giám đốc, bốn phó Giám đốc trong đó một phó Giám đốc kinh doanh, một phó Giám đốc sản xuất, một phó Giám đốc kỹ thuật và một phó Giám đốc phụ trách nội chính. Giám đốc được sự tham mưu của các phòng ban chức năng trong quá trình quản lý. Các phòng ban chức năng được tổ chức theo yêu cầu của việc quản lý sản xuất kinh doanh và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc. Người giữ trọng trách cao nhất trong các phòng ban là trưởng phòng. Giám Đốc Công Ty PGĐ quản lý chất lượng PGĐ sản xuất PGĐ kinh doanh Xưởng MCC V.phòng GĐ Phòng TCHC Phòng KTTKTC Phòng vật tư Xưởng bánh răng X. cơ khí X.Gcal-M Xưởng đúc TTTĐH Thư viện Trường THCNCTM Phòng KT Phòng ĐHSX Phòng KCS VP GDTM Phòng XDCB Phòng bảo vệ Phòng QT.ĐS Phòng y tế Phòng VH-XH Xưởng mộc X. kết cấu thép PX. Thuỷ lực Xưởng cán thép Ghi chú: : Tổ chức toàn công ty :PGĐ chịu trách nhiệm về hệ thống đảm bảo chất lượng, GĐ uỷ quyền làm đại diện lảnh đạo về chất lượng PGĐ phụ trách nội chính Sơ đồ 2: bộ máy quản lý của công ty Cơ khí Hà Nội */Ban giám đốc Công ty. - Giám đốc Công ty: là người có quyền điều hành cao nhất trong Công ty, ngoài công tác phụ trách chung các mặt hoạt động quản lý sản xuất kinh doanh, giám đốc công ty còn trực tiếp điều hành, giám sát các mặt công tác của một số đơn vị gồm phòng tổ chức nhân sự, ban quản lý dự án, trường trung học công nghiệp chế tạo máy. trường mần non Hoa Sen và phòng KTTKTC. Phó Giám đốc sản xuất: Có chức năng điều hành sản xuất, thực hiện đúng tiến độ kế hoạch theo mục tiêu đã đinh , chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều hành các hoạt động sản xuất và phục vụ sản xuất cho các đơn vị. - Phó Giám đốc quản lý chất lượng: Giúp Giám đốc Công ty quản lý chất lượng sản phẩm và môi trường, an toàn lao động, có quyền thay mặt Giám đốc ký thay các văn bản quy chế, các quy định liên quan đến vấn đề chất lượng sản phẩm và vệ sinh môi trường cũng như các văn bản về an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ và an ninh quốc phòng. - Phó Giám đốc phụ trách nội chính: quản lý điều hành các mặt hoạt động nội chính đời sống và xây dựng cơ bản. Chịu trách nhiệm về việc điều hành giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị thuộc mình quản lý trong Công ty. */ Các phòng ban nghiệp vụ - Văn phòng Giám đốc Công ty: Nhiệm vụ chủ yếu là tập hợp các thông tin các văn bản pháp lý hành chính trong và ngoài Công ty, truyền đạt ý kiến của Giám đốc xuống các đơn vị hoặc cá nhân, tổ chức quản lý, lưu trữ, chuyển các loại thông tin và văn bản quản lý -Phòng tổ chức nhân sự: Giúp Giám đốc ra quyết định, quy định nội quy, quy chế về lao động tiền lương, tổ chức nhân sự và giải quyết các vấn đề chính sách xã hội theo quyết định của Giám đốc. -Trung tâm tự động hoá: Nghiên cứu công nghệ tự động hoá của các nước phát triển, tìm mọi giải pháp ứng dụng vào sản xuất và chế tạo tại Công ty nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả sử dụng của các sản phẩm. -Phòng kế toán tài chính: Có chức năng làm tham mưu cho Giám đốc về sử dụng nguồn vốn, khai thác khả năng vốn của nhà máy đạt hiệu quả cao. -Phòng kỹ thuật: Điều tra, nghiên cứu, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công tác thiết kế công nghệ và quản lý khoa học kỹ thuật của công ty vào nền nếp. Xây dựng các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu của sản xuất và của các sản phẩm, các định mức lao động, tiêu hao vật tư. -Phòng vật tư: Tìm kiếm thị trường, mua sắm vật tư kỹ thuật đúng với chỉ tiêu và định mức kinh tế kỹ thuật đảm bảo số lượng, chất lượng, chủng loại và thời gian để cung ứng cho sản xuất kinh doanh được liên tục, nhịp nhàng và đúng kế hoạch. -Phòng điều độ sản xuất: Có chức năng phân công sản xuất, xây dựng kế hoạch tác nghiệp, đề xuất các giải pháp quản lý và tổ chức sản xuất nhằm thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty. Bên cạnh đó còn có nhiều phòng ban khác, mỗi phòng ban có một nhiệm vụ cụ thể và có quan hệ mật thiết với nhau. Tất cả các phòng ban đều có một mục tiêu là đưa Công ty đi lên theo định hướng xã hội Chủ nghĩa 4. Kết quả sản xuất kinh doanh trong một số năm vừa qua của công ty. Công ty cơ khí Hà Nội là một đơn vị kinh tế quốc doanh hạch toán độc lập, tự sản xuất và tìm thị trường tiêu thụ, công ty đã có những chuyển biến rõ rệt về tài chính, kinh tế, cơ sở vật chất, ... Biểu 4: tổng kết hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây. Stt Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 K.hoạch Thực hiện % thực hiện K.hoạch Thực hiện % thực hiện K. hoạch 1 2 3 4 5 6 GTSX( tr.đ) Doanh thu (tr.đ) Nộp NS (tr.đ) Lãi Thu nhập bq (nđ) Tổng số lao động 63755 76250 3752 70 1000 71003 78625 4667 156 1060 929 111,3103,1 124 223 106 74380 104100 6400 180 1170 67843 100926 7440 183 1171 953 91,21 96,9 116,25 102 106,08 76476 150695 quy định N2 1170 Bảng trên đã trình bày quá trình thực hiện một số chỉ tiêu của Công ty trong một số năm vừa qua và có kế hoạch cho năm 2004. Qua bảng số liệu so sánh ta thấy trong năm 2002 hầu hết mọi chỉ tiêu đều vượt so với kế hoạch. Nhưng đến năm 2003 tuy công ty vẫn đạt và vượt chỉ tiêu về thu nhập bình quân, lãi và các khoản nộp ngân sách. Bên cạnh đó chỉ tiêu về giá trị tổng sản lượng, doanh thu lại chưa đạt kế hoạch thậm chí còn thấp hơn kế hoạch do những nguyên nhân chủ quan, khách quan đem lại. đặc biệt sản phẩm thép cán chỉ thực hiện được 60,54%. Đây là chỉ tiêu chủ yếu ảnh hưởng đến kế hoạch doanh thu, công nhân cần phải nghỉ việc trong thời gian dài. Sang năm 2004 công ty cần phải nỗ lực để đưa công ty vượt mức kế hoạch và khắc phục được những khuyết điểm của năm 2003. điều này tuỳ thuộc rất lớn vào các cán bộ hàng đầu cũng như những người công nhân trong công ty. II. Phân tích tình hình quản lý tiền lương tại Công ty Cơ Khí Hà Nội 1. Các quy định chung. Hàng năm, Công ty Cơ Khí Hà Nội tiến hành đăng ký định mức lao động và đơn giá tiền lương với Tổng Công ty. Biểu tổng hợp mức lao động và đơn giá tiền lương được kèm theo bản giải trình xây dựng đơn giá tiền lương và định mức lao động theo đơn giá sản phẩm hàng năm, đơn giá tiền lương được thực hiện theo hướng dẫn quy định tại thông tư 13/LĐTBXH và số 14/LĐTBXH-TT ban hành ngày 14/4/1997. 1.1Quy chế trả lương của Công ty Quá trình xây dựng, chỉnh lý quy chế trả lương của Công ty Cơ Khí Hà Nội có sự kết hợp chặt chẽ giữa chuyên môn và công đoàn theo đúng thoả thuận về lao động tập thể với người lao động và đảm bảo khuyến khích thoả đáng việc xây dựng đào tạo cán bộ công nhân trẻ, có chú ý đến những người lớn tuổi để phát huy sức mạnh của mọi người trong công ty nhằm hoàn thành nhiệm vụ được giao. Quy chế trả lương được hiện theo quy tắc. + Phân công theo lao động. +Trả lương phụ thuộc vào hiệu quả của từng cá nhân, bộ phận. Phương thức trả lương được xây dựng qua phương pháp tính điểm các yếu tố liên quan đến năng lực, trình độ, thâm niên, khối lượng, chất lượng công việc của lao động và đánh giá từng lao động theo hệ số lương. Quy chế trả lương được phổ biến công khai đến từng cá nhân để mọi người có thể cùng đóng góp ý kiến và qúa trình thực hiện được thuận lợi, công bằng. Hệ thống thang, bảng lương, phụ cấp chức vụ theo quy định tại nghị định 26/CP của chính phủ ngày 29/12/1998 1.2 Nguyên tắc chung xác định lương. Tại điều 1: phương thức trả lương của Công ty Cơ Khí Hà Nội. - Tiền lương cấp bậc + phụ cấp chức vụ theo nghị định 26/CP để tính cho các ngày nghỉ chế độ, lễ, phép, ốm đau, đóng BHXH và BHYT theo luật định. - Ngày làm thực tế: tiền lương hưởng theo loại công việc được giao và hiệu quả công tác. 1.3. Phân cấp xác định lương. Tại điều 2: phương thức trả lương của Công ty Cơ Khí Hà Nội. - Quản đốc, tổ trưởng xác định trả lương cho công nhân viên của lĩnh vực mình phụ trách. - Giám đốc phân xưởng xác định lương cho phó Giám đốc phân xưởng, các quản đốc, nhân viên thuộc xưởng. - Giám đốc Công ty xác định lương cho Giám đốc xưởng, trưởng các phòng ban và đơn vị trực thuộc Công ty. - Lương của ban Giám đốc Công ty được xác định trên cơ sở bình quân lương của các trưởng các đơn vị trực thuộc Công ty. 1.4.Định mức lao động và đơn giá tiền lương. a) Định mức lao động. Định mức lao động trong doanh nghiệp Nhà nước là cơ sở để kế hoạch hoá lao động, tổ chức sử dụng lao động phù hợp với quy trình công nghệ, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là cơ sở để xây dựng đơn giá tiền lương và trả lương gắn với năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc của người lao động. Theo thông tư 14/LDTBXH- TT của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ngày 10/4/1997 định mức lao động được xây dựng như sau: Tth = Tcn + Tpv + Tql Trong đó: Tth: Định mức lao động tổng hợp. Tcn: Định mức lao động công nghệ Tpv: Định mức lao động phục vụ Tql: Định mức lao động quản lý. đơn vị tính định mức lao động là người/sản phẩm. Theo số liệu năm 2003: Định mức một lao động tổng hợp là 3927,53 Trong đó: Tcn = 2434834,9 giờ (62%) Tpv = 824702,1 giờ ( 21%) Tql = 667616 giờ ( 17 %) b) Xây dựng đơn giá tiền lương. Căn cứ vào quyết định 185/TTCP của Thủ tướng Chính phủ giao đơn gía tiền lương cho doanh nghiệp xếp hạng. Công ty Cơ Khí Hà Nội có quyết định về việc xây dựng đơn giá tiền lương cho các xưởng, phân xưởng theo giờ. Công thức xác định đơn giá Vdg =Vgiơ x Tsp Trong đó: Vdg : Đơn giá tiền lương. Vgiơ :Tiền lương giờ Tsp :Mức lao động của đơn vị sản phẩm. c) Xây dựng quỹ lương kế hoạch. Việc xây dựng quỹ lương kế hoạch tại Công ty Cơ Khí Hà Nội phụ thuộc vào đặc điểm riêng của Công ty: khối lượng công việc không ổn định, hợp đồng năm trước, liên doanh liên kết. Do vậy việc lập quỹ lương là rất khó khăn phức tạp. Để lập kế hoạch quỹ lương người lập cần phải xem xét từ những chỉ tiêu kế hoạch của năm tới, tình hình sản xuất cụ thể của năm trước, số hợp đồng đã kí kết năm sau. Việc xây dựng quỹ lương kế hoạch là cần thiết và quan trọng bởi vì thu nhập của người lao động phụ thuộc vào quỹ tiền lương. Nếu sản xuất kinh doanh có lãi thì quỹ tiền lương lớn, thu nhập của người lao động sẽ cao. Quỹ lương và hiệu quả lao động có mối quan hệ với nhau, đó là cơ sở để xác định lương cho người lao động. Hiện nay quỹ lương kế hoạch của Công ty được tính theo công thức: åVc = åKkh + Vpc + Vbs + Vtg Trong đó: Vc : Tổng quĩ tiền lương chung năm kế hoạch åVkh : Tổng quĩ tiền lương năm kế hoạch. Vpc : Quĩ kế hoạch các khoản phụ cấp lương và các chế độ khác không được tính trong đơn giá tiền lương theo qui định. Vbs : Quĩ tiền lương bổ xung theo kế hoạch. Vtg : Quĩ tiền lương làm thêm giờ được xác định theo kế hoạch không vượt quá số giờ làm thêm qui định của bộ luật lao động. Biểu 5: Kế hoạch quỹ tiền lương của Công ty Cơ Khí Hà Nội STT Chỉ tiêu Kế hoạch năm 2004 1 Giá lương theo đơn giá sản phẩm 730.700.000 2 Quỹ lương bổ xung 269.080.000 3 Quỹ lương làm thêm giờ 119.910.000 4 Tổng quỹ tiền lương 1.119.690.000 2. Xác định lương cho cán bộ công nhân viên tại Công ty Cơ Khí Hà Nội. 2.1. Xác định hệ số. - Hệ số của Công ty: Là hệ số hiệu quả áp dụng cho tất cả lao động trong Công ty Cơ Khí Hà Nội. Hệ số hiệu quả do Giám đốc căn cứ vào tình hình kinh doanh của Công ty năm trước đó để quyết định hàng năm. Hệ số được quy định trong khoảng từ 0,8-1,2, hệ số này phản ánh hiệu quả hoạt động của toàn Công ty năm trước đó, được áp dụng để trả lương cho các thành viên trong công ty năm sau. -Hệ số đơn vị (KH1) : là hệ số hiệu quả áp dụng cho các lao động tại mỗi đơn vị, hệ số đơn vị KH1 phản ánh hiệu quả hoạt động của toàn đơn vị trong mối tương quan với các đơn vị khác trong Công ty, hệ số này được xác định hàng tháng và được chia làm hai loại: Hệ số cho các đơn vị sản xuất và hệ số cho các đơn vị nghiệp vụ. Với mỗi loại hệ số có các chỉ tiêu đánh giá và tính điểm khác nhau. Mức điểm tối đa để phân loại hệ số KH1 là 100 điểm. Hệ số KH1 được xác định trong khoảng 0,8-1,2 trong đó mức độ cho hệ số này là 70 điểm. Biểu 6: Phân loại chỉ tiêu đánh giá các đơn vị sản xuất. STT Chỉ tiêu đánh giá Điểm tối đa 1 Khối lượng công việc thực hiện 30 2 Tiến độ công việc 20 3 Chất lương công việc 10 4 An toàn lao động 10 5 Vệ sinh công nghiệp 10 6 Kỷ luật lao động 10 7 Khả năng phối hợp đồng bộ 10 Tổng điểm 100 Tại điều 4: Phương thức trả lương của Công ty Cơ Khí Hà Nội Xác định điểm phân loại hệ số KH1 cho các đơn vị nghiệp vụ, các chỉ tiêu đánh giá để tính điểm phân loại hệ số KH1 cho các đơn vị nghiệp vụ cũng gồm 7 chỉ tiêu, tuy nhiên có một số thay đổi so với các chỉ tiêu đánh giá đối với các đơn vị sản xuất. Biểu 7: Phân loại chỉ tiêu đánh giá cho các đơn vị nghiệp vụ STT Chỉ tiêu Điểm tối đa 1 Khối lượng công việc thực hiện 30 2 Tiến độ công việc 15 3 Chất lượng công việc 15 4 Phối hợp công tác trong và ngoài đơn vị 10 5 VSCN và ATLĐ 10 6 Lỷ luật lao động 10 7 Chương trình công tác tuần, tháng 10 Cộng 100 Dựa vào số điểm đã xác định được để xây dựng bảng phân loại xác định hệ số KH1 cho các đơn vị như sau: Biểu 8: Phân loại và xác định hệ số KH1 Tổng điểm Phân loại Hệ số KH1 100 A 1,2 95 A1 1,1 85 B 1,05 70 B1 1 50 C 0,9 30-49 C1 0,85 <30 D 0,8 Khi đơn vị đạt từ 50 điểm trở lên được tính nội suy hệ số phân loại theo loại gần nhất ưu tiên cận trên. - Hệ số cá nhân: là hệ số hiệu quả áp dụng đối với từng cá nhân trong Công ty. Hệ số này phản ánh hiệu quả của mỗi cá nhân trong mối tương quan với các cá nhân khác trong đơn vị và được xác định mỗi tháng 1 lần. Hệ số hiệu quả cho các trưởng đơn vị (KH2). Hệ số hiệu quả cho các phó Giám đốc (K1). Hệ số hiệu quả cho Giám đốc (K2). Hệ số hiệu quả cho CBCNV các đơn vị nghiệp vụ (KH1). 2.2. Xác định lương cho các trưởng đơn vị bộ phận. Mức lương chuẩn trong năm của các đơn vị phụ thuộc vào độ phức tạp của quản lý. Trong Công ty Cơ Khí Hà Nội có nhiều đơn vị với quy mô và vai trò khác nhau, do đó vấn đề quản lý mỗi đơn vị không đơn giản giống nhau. Mức độ phức tạp của quản lý được chia làm 3 loại, tương ứng với 3 loại đơn vị. - Loại 1( L1): các phân xưởng lớn (>100 CBCNV) có nhiều đơn vị thành viên, nhiều công nghệ, công đoạn phối hợp phức tạp hoặc mang lại doanh thu lớn cho Công ty, cho phối hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty ( phòng Giám đốc, phòng tổ chức, phòng tài vụ …) - Loại 2 (L2): các xưởng nhỏ (<100 CBCNV) công nghệ đơn giản, không có phân xưởng trực thuộc và các phòng ban còn lại của Công ty. Lương trưởng các đơn vị loại L2 : L2 =0,9 x L1 Nếu làm ngày chủ nhật, ngày lễ ( do Giám đốc giao thêm ngoài việc khoán theo kế hoạch) thì mức lương chuẩn được nhân với hệ số 1,5 nếu làm ngày tết thì nhân với hệ số 2. * Xác định lương tháng cho các trưởng đơn vị L= ( N1 x M + N2 x M x1,5 ) x Kh2 Trong đó: N1: số ngày làm việc bình thường N2: Số ngày làm thêm do Giám đốc yêu cầu M: mức lương chuẩn KH2: hệ số hiệu quả trong tháng Ví dụ: Giám đốc xưởng loại 2, làm 22 ngày trong tháng, Giám đốc giao việc ngoài kế hoạch làm 2 ngày chủ nhật, Kh2=1,2 ; M= 36000/ngày Ta có : L= (22 x 36000 + 2x 36000 x 1,5 ) x 1,2 = 1.080.000 đ/tháng. * Xác định lương của ban Giám đốc Công ty. - Lương phó Giám đốc L= 1,5 x K1 x M bq x N Trong đó: K1: hệ số hiệu quả của phó Giám đốc N: số ngày làm việc trong tháng Mbq: mức lương bình quân của các trưởng trong tháng - Lương của Giám đốc. L= 1,3 x Mpgđ x N x K2 Trong đó: Mpgđ: lương bình quân của các phó Giám đốc N: số ngày làm việc trong tháng K2: Hệ số hiệu quả của Giám đốc. Hệ số K1 và K2 do hội đồng lương của Công ty xác định và nằm trong khoảng 0,8-1,2. Biểu 9: phân loại và xác định hệ số KH2 Tổng số điểm Phân loại Hệ số KH2 100 A1 2 90 A2 1,7 80 A3 1,5 70 B1 1,2 60 B2 1,1 50 B3 1 40 C1 0,9 30 C2 0,8 20 C3 0,6 10 D1 0,4 5 D2 0,3 0 D3 0,2 2.3. Xác định lương cho CBCNV trong các đơn vị Các tổ sản xuất xác đinh lương cho công nhân viên theo phương pháp cho điểm: Bậc thợ 2 3 4 5 6 7 Điểm 3 6 10 15 17 20 - Theo khối lượng công việc: Điểm tối đa là 50 tính theo người công nhân làm việc với năng suất cao, làm đủ 100% ngày công, không có việc tính 0 điểm. - Theo chất lượng công việc: Tối đa 10 điểm cho tiêu chuẩn không có sản phẩm hỏng, việc trừ điểm do tổ trưởng quyết định mức trừ đối với cá nhân. - Theo kỷ luật lao động : tối đa 5 điểm, các mức trừ được quy định khác nhau, mức cao nhất là trừ 5 điểm. - Vệ sinh lao động: tối đa 5 điểm, trường hợp ngược lại trừ 5 điểm. - An toàn lao động: tối đa 10 điểm, mức trừ do tổ trưởng quy định đối với từng cá nhân và trường hợp cụ thể. - Sáng kiến: Mỗi sáng kiến được cộng 2 điểm. - Phẩm chất người thợ: Do tổ trưởng xác định cao nhất là 5 điểm. Tổng điểm tối đa một công nhân đạt được là 100 điểm. Hệ số lương cuả công nhân chính được quy định từ 0,9-3,5 trong đó mức điểm đạt hệ số 1 là 10 điểm. Tổng quỹ lương của công nhân phụ, phụ trợ được tính trên tổng quỹ lương của công nhân sản xuất chính ( phụ lục 2 ). Trên đây là phương thức xác định lương cho công nhân sản xuất của Công ty. Tuy nhiên, đối với từng đơn vị lại có đặc thù riêng do vậy không nhất thiết phải thực hiện đúng những quy định chung của Công ty. Các xưởng, phân xưởng, tổ sản xuất có thể triển khai các biện pháp trả lương cho phù hợp với đơn vị mình bằng cách thông qua Hội đồng lương của Công ty. 2.4. Xác định lương cho các nhân viên quản lý. Giám đốc các xưởng, phân xưởng độc lập do Giám đốc Công ty xác định lương. Cán bộ kỹ thuật xưởng, phân xưởng chỉ làm kỹ thuật không tham gia vào công tác quản lý do Giám đốc xưởng xác định lương căn bản tính lên Giám đốc Công ty duyệt hàng tháng. Các cán bộ kỹ thuật khi nhận được công việc khoán do Giám đốc phân công sẽ hưởng theo mức khoán theo thời hạn nhận việc. Khối lượng kỹ thuật công việc quản lý còn lại được tính theo tổng quỹ lương của công nhân sản xuất trong xưởng va xác định lương theo nguyên tắc xác định lương nhân viên các phòng. 2.5. Xác định lương cho nhân viên các phòng. Giám đốc xác định mức lương chuẩn cho trợ lý Giám đốc, chuyên viên, kỹ sư bậc cao, cố vấn Giám đốc. Phó phòng ban, phó quản đốc phân xưởng độc lập bằng 85% mức lương trưởng đơn vị. Lương của nhân viên các phòng cũng được trả theo cách tính điểm. 3. Tổ chức thực hiện quản lý tiền lương. 3.1 Tình hình giao khoán quỹ lương. - Quỹ lương của Công ty được phòng tổ chức lao động quản lý dưới sự lãnh đạo của Giám đốc. Do đặc điểm của sản xuất kinh doanh mà việc giao khoán quỹ lương cũng rất đa dạng. - Cơ chế quản lý và kiểm soát quỹ lương của của Công ty thông qua các công cụ sau: + Thông qua mức lương tối thiểu. + Thông qua hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể. + Thông qua thuế lợi tức và thuế thu nhập. - Quỹ lương của Công ty thay đổi theo hiệu quả sản xuất kinh doanh. -Việc xác định quỹ lương cho từng tổ sản xuất được quyết định bởi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTăng cường công tác quản lý tiền lương tại công ty cơ khí Hà Nội.doc
Tài liệu liên quan