Chuyên đề Một số biện pháp nhằm tăng cường quản lý tiền lương ở công ty Hoá chất mỏ

Để chủ động cho các đơn vị sản xuất kinh doanh đồng thời để quản lý tốt chế độ hạch toán,công ty đã triệt để chế độ giao khoán tiền lương cho các đơn vị trực thuộc. Trên cơ sở đơn giá tiền lương, công ty đã thiết lập quy chế trả lương, thưởng, khoán đơn giátiền lương theo kết quả sản xuất kinh doanh nên đã khuyến khích người lao động làm việc tích cực, tăng năng suất, nêu cao ý thức làm chủ và góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị mình và của toàn công ty.

 

doc88 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1362 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số biện pháp nhằm tăng cường quản lý tiền lương ở công ty Hoá chất mỏ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u chỉnh mức lương tối thiểu để đảm bảo đồi sống cho người lao động theo quan điểm: Bảo đảm sự mềm dẻo, linh hoạt của tiền lương theo những quy luật của thị trường, kết hợp với những chính sách kinh tế xã hội của Nhà nước. Chương II THựC TRạNG QUảN Lý TIềN LƯƠNG ở CÔNG TY HOá CHấT Mỏ I. Một số đặc điểm chung của công ty Hoá chất mỏ 1.Quá trình hình thành. Ngành Hoá Chất Mỏ ra đời vào đúng thời kỳ chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ. Ngành được thành lập ngày 20 tháng 12 năm 1965 với tên gọi đầu tiên là Tổng kho III thuộc Công ty Vật tư, lúc đầu là kho chứa vật liệu nổ đặt tại Hữu Lũng - Lạng Sơn chủ yếu để tiếp nhận hàng Vật liệu nổ Công nghiệp của Liên Xô (cũ), trung Quốc và các nước Đông Âu và chuyển giao hàng tới địa chỉ quy định của Bộ Công nghiệp. Những năm tiếp theo bổ sung thêm một số kho ở Đông Triều, Hòn Gai, Cẩm Phả, Ninh Bình, Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu nhằm đáp ứng nhu cầu về sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trong ngành than và các ngành Kinh tế Quốc dân trong cả nước. Đến ngày 7 tháng 11 năm 1975 Bộ trưởng Bộ Điện và Than có quyết định số 49/ĐT - QLKT về việc chuyển Tổng kho III- Công ty Vật tư thành xí nghiệp Hoá Chất Mỏ trực thuộc Công ty Vật tư. Quyết định số3641/ĐT- TCCB ngày 7 tháng 12 năm 1976 của Bộ trưởng Bộ Điện và Than qyu định địa điểm đặt trụ sở của Xí nghiệp Hoá Chất Mỏ tại Đồi tây, thuộc hợp tác xã nông nghiệp Hướng Trung, Hương Sơn - Lạng Giang - Hà Bắc. Đến trước năm 1994, Xí nghiệp Hoá Chất Mỏ chuyển địa điểm về thị xã Bắc Ninh- Tỉnh Hà Bắc và Xí nghiệp trực thuộc Công ty COALIMEX, dưới Xí nghiệp cá các chi nhánh: Chi nhánh Hoá Chất Mỏ Quảng Ninh. Chi nhánh Hoá Chất Mỏ Ninh Bình. Chi nhánh Hoá Chất Mỏ Đà Nẵng. Chi nhánh Hoá Chất Mỏ Bà Rịa - Vũng Tàu. Đến cuối năm 1994 Xí nghiệp có tổng số 920 cán bộ công nhân viên, có một hệ thống phương tiện vận tải gồm một tàu pha sông biển trọng tải 400 tấn, một số xà lan, hàng chục xe ô tô tải và một hệ thống kho chứa được đặt tại các chi nhánh Hoá Chất Mỏ. Năm 1994, năm cuối cùng ngành Hoá Chất Mỏ hoạt động theo mô hình tổ chức xí nghiệp, Xí nghiệp Hoá Chất Mỏ sản xuất được 3.350 tấn, ccung ứng được 7.100 tấn thuốc nổ, thu nhập bình quân của công nhân trong dây truyền chính đạt xấp xỉ 500.000 đ/người/tháng và các bộ phận khác đạt xấp xỉ 200.000 - 300.000 đ/người/tháng. Một bộ phận nhỏ cán bộ công nhân không đủ việc làm, nghỉ đóng bảo hiểm xã hội. Xí nghiệp là một đơn vị hạch toán phụ thuộc nên gặp rất nhiều khó khăn. Ngày 29 tháng 3 năm 1995 Văn phòng Chính phủ có công văn số 44/VPCP thông báo ý kiến của Thủ Tướng Chính Phủ chính thức cho phép Bộ Năng Lượng (nay là Bộ Công nghiệp) tổ chức lại ngành Hoá Chất Mỏ. Trên cơ sở đó ngày 1 tháng 4 năm 1995 Bộ Trưởng Bộ Năng lượng (nay là Bộ Công nghiệp) có quyết định số 204 NL/TCCB-LĐ thành lập lại doanh nghiệp Nhà nước Công ty Hoá Chất Mỏ. Như vậy, kể từ ngày 1 tháng 4 năm 1995 Công ty Hoá Chất Mỏ chính thức được thành lập, Công ty Hoá Chất Mỏ là một doanh nghiệp Nhà nước hạch toán độc lập, đơn vị thành viên của Tổng Công ty Than Việt Nam. Địa điểm đầu tiên của văn phòng Công ty đặt tại xã Đình Xuyên - huyện Gia Lâm - Thành phố Hà Nội. Nhưng thực chất từ khi thành lập đến nay Công ty luôn đóng tại tổ 27 phường Phương Liệt- Quận Thanh Xuân - Hà Nội. 2. Quá trình phát triển. Thời điểm mới thành lập cơ quan Công ty có 7 phòng ban. Dưới Công ty có 6 đơn vị trực thuộc, với tổng số 920 cán bộ công nhân viên. Tổng số vốn đầu tư là25446611127 đ (trong đó: vốn ngân sách cấp 21.922.810.211 đ, vốn bổ sung: 3.523.850.916 đ), vốn cố định 13.714 triệu đồng. Ngày đầu Công ty đi vào sản xuất kinh doanh với muôn vàn khó khăn. Trước hết là nơi làm việc từ Công ty đến các Xí nghiệp đều phải làm ciệc ở các dãy nhà cấp 4 đã xuống cấp, lại thường xuyên bị ngập úng sau những trận mưa lớn, các phương tiện chỉ huy, điều hành như: ô tô, điện thoại, máy Fax, máy Photocopy... đều chưa có. Cùng một lúc Công ty phải lo củng cố cơ sở vật chất, trang sắm các thiết bị mà tài chính rất khó khăn, vốn cho sản xuất kinh doanh đã thiếu lại càng thiếu thêm. Đội ngũ cán bộ chủ chốt của Công ty được Tổng Công ty điều từ các đơn vị khác nhau của ngành than về Công ty. Số cán bộ này có trình độ và có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý. Song số đông chưa từng quản lý Vật liệu nổ. Đội ngũ cán bộ của các Xí nghiệp trực thuộc đều lớn lên từ thực tiễn quản lý thuốc nổ, họ có bề dày kinh nghiệm về quản lý sản xuất, cung ứng Vật liệu nổ. Song họ mới chỉ quen công tác quản lý kho và cấp Chi nhánh nên chưa quen với công tác quản lý kinh doanh theo đúng chức năng, nhiệm vụ quy định đối với cấp Xí nghiệp . Hơn nữa đại bộ phận chỉ có trình độ trung cấp, số trình độ đại học ít, một số mới chỉ có trình đọ sơ cấp, tuổi đời đã lớn... Vì vậy, khi tổng công ty giao nhiệm vụ quản lí theo phân cấp Xí mghiệp thì họ rất lúng túng và có những hạn chế nhất định. Như vậy, đội ngũ cán bộ trong công ty vừa thiếu lại vừa yếu. Đó là một trong những khó khăn đòi hỏi công ty phải vừa sử dụng, vừa tích cực đào tạo lại, bổ sung thêm kiến thức để từng người, từng bộ phận vươn lên đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của một Doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường. Các đơn vị trực thuộc công ty nằm khắp các địa bàn trong cả nước từ Quảng Ninh, Hà Bắc, Ninh Bình đến Đà Nẵng, Vũng Tàu... nên công tác chỉ huy điều hành gặp không ít khó khăn, đoi khi thiếu kịp thời. Chi phí cho việc đi lại, quan hệ công tác tốn kém nên Công ty phải khắc phục dần. Qua năm năm xây dựng và trưởng thành, đến nay Công ty Hoá Chất Mỏ đã có 9 phòng ban thuộc cơ quan điều hành Văn phòng công ty , 10 Xí nghiệp, 01 Trung tâm, 05 chi nhánh và 02 Văn phòng đại diện với tổng số 1.643 cán bộ công nhân viên chức (CBCNVC), chất lượng công nhân viên chức ngày càng được nâng lên thể hiện: - Số có trình độ đại học 200 người = 12,2% tổng số CBCNVC. - Số có trình độ trung cấp 165 người = 10,4% tổng số CBCNVC. - Số công nhân kỹ thuật và lao động 1.278 người = 77,8% tổng số CBCNV. - Số lao động nữ có 391 người = 24% tổng số CBCNVC. Hết năm 1999 tổng số vốn đầu tư là 35.924 triệu đồng. Vốn cố định 18.324 triệu đồng, vốn lưu động 17.600 triệu đồng. Nguyên giá tài sản cố định 65.770 triệu đồng. Năm năm qua mặc dù gặp không ít khó khăn song cán bộ công nhân viên trong Công ty đã đồng tâm nhất trí cao, đoàn kết phát huy truyền thống và thế mạnh, lập nhiều thành tích mới, đánh dấu bước phát triển rất có ý nghĩa trong lịch sử hơn 35 năm xây dựng và trưởng thành của ngành Hoá Chất Mỏ, đó là sản xuất kinh doanh tăng trưởng, thu nhầp đời sống của người lao động không ngừng được cải thiện cụ thể: (Xem biểu số 1) Biểu số 1: Một số chỉ tiêu phát triển trong sản xuất kinh doanh của Công ty Chỉ tiêu ĐVT 31-12 1995 31-12 1996 31-12 1997 31-12 1998 31-12 1999 31-12 2000 Cung ứng thuốc nổ Tấn 11.186 15.084 16.844 16.340 11.966 12.074 Sản xuất thuốc nổ Tấn 3.126 5.996 7.142 7.566 4.857 6.231 Doanh thu Trong đó: Cung ứng Sản xuất khác Tỷ đ Tỷ đ Tỷ đ 187 182,4 4,6 241 218,8 20,5 320 271 49 300,9 248 50,9 227,2 175,2 48,7 232 181,3 50,7 Giá trị XS VLN Tỷ đ 35,5 52,7 53 50 33,6 35,8 Nộp ngân sách Tỷ đ 5,36 6,32 10,41 3,86 6,34 6,72 Lãi Tr. đ 1.916 3.623 2.218 519 -869 402 Chi lương Tr. đ 11.970 17.855 27.270 19.230 13.880 17.900 Bình quân thu nhập Ngàn.đ/ng/th 902 1.070 1.423 975 940 1.189.000 Năm 1998 và năm 1999 thu nhập bình quân đầu người của Công ty thấp là do ảnh hưởng của việc ngừng sản xuất kinh doanh của ngành than nên việc cung ừng thuốc nổ giảm nhiều so với kề hoạch của Tổng Công ty Than Việt Nam giao. Cuối năm 1999 Công ty có số lỗ là do ảnh hưởng của thuế giá trị gia tăng (hiện nay Nhà nước đang xem xét cho Công ty). Năm 2000 công ty đang dần đi vào ổn định, sản xuất kinh doanh có nhiều thuận lợi bình quân thu nhập theo đầu người đang dần được cải thiện. - Về năng lực sản xuất kinh doanh: không ngừng được tăng cường củng cố. Thể hiện: + Thiết bị sản xuất thuốc nổ: Công ty có 3 dây chuyền sản xuất thuốc nổ. Đó là: Dây chuyền sản xuất thuốc nổ ANFO với thiết bị sản xuất tĩnh có công suất 18.000 tấn/năm. Hệ thống sản xuất cơ động gồm 2 xe ô tô chuyên dùng sản xuất thuốc nổ tại khai trường, công suất là 12.000 tấn/năm. Dây chuyền sản xuất thốc nổ an toàn hầm lò AH1, công suất là: 900 tấn/năm. Dây chuyền sản xuất thuốc nổ lộ thiên ZECNÔ, công suất là: 4.200 tấn/năm. + Phương tiện vận tải: Công ty có hệ thống các phương tiện vận tải đường bộ, đường thuỷ, đường biển chuyên dùng được thiết kế và trang bị các phương tiện dụng cụ phòng chống cháy nổ theo đúng quy trình, quy phạm vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp với tổng số 2.883 tấn phương tiện vận tải gồm: 90 xe ô tô trọng tải từ 1,5 đến 12 tấn, 4 tàu đi biển, 1 tài pha sông biển, 2 tàu tự hành đường sông 100 tấn, 3 đầu kéo và 6 xà lan, 26 xe chỉ huy điều nành, 5 xe FORD chuyên phục vụ khoan nổ mìn. + Kho chứa Vật liệu nổ Công nghiệp: Công ty là đơn vị duy nhất có một hệ thống kho chứa vật liệu nổ công nghiệp (bao gồm cả kho chìm và kho nổi) ở khắp ba miền đất nước với tổng soó 63 nhà kho chứa 6.000 tấn thuốc nổ, đủ điều kiện chứa VLNCN theo tiêu chuẩn quy định + Vế xuất nhập khẩu Vật liệu nổ Công nghiệp: Công ty là đơn vị được Nhà nước cho phép xuất nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp. Công ty đã nhập khẩu nguyên liệu về sản xuất và cung ứng cho các nhà máy quốc phòng sản xuất VLNCN, bình quân từ 8-10 triệu USD/năm. + Hệ thống thông tin liên lạc: Công ty là đơn vị đầu tiên của ngành thanh thực hiện việc chỉ huy điều hành sản xuất hàng ngày trên mạng máy vi tính được nối mạng trong toàn quốc từ đầu năm 1997. Tổng số máy vi tính trong toàn công ty là 45 chiếc. Chương trình quyết toán tài chính và quản lý vật liệu nổ được sử dụng nối mạng toàn quốc. 3.Đặc điểm về cơ cấu tổ chức của công ty Hoá chất mỏ a.cơ cấu tổ chức. Để đảm bảo đủ điều kiện nhiệm vụ được giao công ty Hoá chất mỏ sắp xếp cơ cấu tổ chức.Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Hoá chất mỏ (xem sơ đồ). b.Đặc điểm: Công ty Hoá chất mỏ là đơn vị duy nhất được chính phủ và bộ công nghiệp giao chuyên về quản lý đảm bảo cung ứng vật liệu nổ công nghiệp cho cả nước. Công ty sản xuất kinh doanh và hoạt đông theo luật doanh nghiệp và chụi sự quản lý của công ty than Việt nam. Để đảm bảo điều kiện nhiệm vụ được giao công ty Hoá chấ mỏ sắp xếp cơ cấu tổ chức (xem biểu) đặc điểm như sau: - Giám đốc Công ty (Nguyễn Như Hải): Là đại diện pháp nhân của công ty có trách nhiệm điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo chế độ thủ trưởng và chịu trách nhiệm cao nhất về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước theo đúng pháp luật. Giám đốc Công ty do hội đồng quản trị của Tổng Công ty Than Việt Nam bổ nhiệm và miễn nhiệm. - Hai phó giám đốc: Giúp việc cho Giám đốc được phân công theo chức năng, nhiệm vụ chuyên môn của mỗi người. + Phó giám đốc kinh tế. + Phó giám đốc sản xuất - Kế toán trưởng: Giúp Giám đốc thực hiện chức năng quản lý tài chính theo đúng quy định của Nhà nước. - Văn phòng công ty có 9 phòng ban + Văn phòng + Phòng KH & CHSX + Phòng thanh tra bảo vệ pháp chế + Phòng KTAT + Phòng thống kê kế toán tài chính + Phòng thương mại + Phòng thiết kế đầu tư + Phòng kiểm toán nội bộ Các phòng ban chức năng này đmr nhiệm các công việc cụ thể và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc và các phó giám đốc. Các nhiệm vụ cụ thể bao gồm: Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch tuyển dụng lao động. Xây dựng thoả ước lao động với công đoàn Công ty. Trên cơ sở các chỉ tiêu kế hoạch đã được Tổng Công ty duyệt, lập kế hoạch về các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh và quỹ tiền lương giao cho các đơn vị sản xuất. Xây dựng các chỉ tiêu loa động, các định mức về lao động, các chỉ tiêu kỹ thuật. Kiểm tra tổng hợp việc thực hiện các tiêu chuẩn định mức mà Công ty đã duyệt ở các đơn vị sản xuất. Xây dựng và ban hành cơ chế tuyển dụng, quy chế trả lương, nội dung về kỷ luật lao động, quy địng giao khoán quỹ lương cho các đơn vị trên đơn vị sản phẩm và định mức, kiểm tra việc thực hiện các quy chế đó. Xây dựng kế hoạcn đào tạo cán bộ quản lý kỹ thuật nghiệp vụ kinh tế, công nhân kỹ thuật cho toàn Công ty theo yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý về công nghệ. Quyết toán tiền lương với các đơn vị sản xuất trên cơ sở định mức tiền lương của khối lượng công việc và sản phẩm, doanh thu đạt được, tổng hợp quỹ tiền lương của Công ty duyệt quyết toán. Xây dựng kế hoạch về nguyên vật liệu, hàng hoá kế hoạch sửa chữa lớn và đặt hàng. Xây dựng các phương án bảo vệ, PCCC, an ninh trật tự tại kho và trên đường vận chuyển. Xây dựng các phương án phòng chống bão lụt và kế hoạch bảo vệ môi trường 4.Đặc điểm về lao động và quản lý tiền lương. a.Đặc điểm lao động. Lao động là tài sản quý giá của một doanh nghiệp, chất lượng, số lượng và quản lý lao động sẽ quyết định đến năng suất, chất lượng, hiệu quả lao động . Công ty Hoá chất mỏ có một đội ngũ cán bộ quản lý tương đối đông, đa dạng trên nhiều ngành nghề khác nhau. Kế hoạch bố trí lao động năm 2001 của công ty hoá chất mỏ Biểu số3 STT Chức danh nghề Tổng số Trong đó Cung ứng Sx VLN Sx khác 1 Giám đốc, PGĐ, KTT 50 39 5 6 2 Trưởng, phó phòng và TĐ 95 73 17 5 3 CBNV quản lý 120 90 24 6 4 Lái xe chuyên dùng 4 2 2 0 5 Lái xe phục vụ 39 32 5 2 6 Lái xe tải, cẩu 85 73 10 2 7 Thợ sửa chữa các loại 51 37 13 1 8 Giao nhận áp tải 67 55 11 1 9 Bảo vệ 228 184 37 7 10 Thủ kho,CBNV kho 51 43 7 1 11 Bốc vác 103 93 10 0 12 T. trưởng ,p.tàu biển 30 30 0 0 13 T. trtưởng, phó tàu sông 6 6 0 0 14 Thuỷ thủ tàu biển 53 53 0 0 15 Thuỷ thủ tàu sông 16 16 0 0 16 Bảo quản VSCN 35 30 5 0 17 Thử nghiệm VLN 22 13 9 0 18 SX VLN 403 0 403 0 19 Nổ mìn 125 125 0 0 20 Cấp dưỡng, phục vụ 38 23 15 0 21 SX than 10 0 0 10 22 May bao bì 8 0 8 0 23 SX dây điện 20 0 10 10 24 May bảo hộ lao động 29 0 0 29 25 Đóng vỏ hòm 9 0 0 9 Tổng cộng 1697 1017 591 89 Qua bảng kế hoạch bố trí lao động năm 2001 ta thấy công ty có đội ngũ công nhân viên đa ngành nghề, nó rất phù hợp với cơ chế ngày nay, đây là một đổi mới lớn của công ty trong cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước đổi mới từ những năm 90 đến nay. Công ty nhận thấy rằng ngày nay hoạt động sản xuất kinh doanh không những chỉ một sản phẩm mà phải đa dạng hoá sản phẩm. Để thực hiện mục tiêu sản xuất kinh doanh đa dạng hoá sản phẩm công ty rất coi trọng và chú ý tới công tác bồi dưỡng cán bộ, nâng cao tay nghề cho công nhân viên cũng như việc trẻ hoá lực lượng lao động trong công ty. Do chính sách của nhà nước về tinh giảm biên chế cán bộ công chức Nhà Nước nên công ty cũng gặp ráat nhiều khó khăn về đào tạo lại đội ngũ công nhân viên để kịp thời với sự thay đổi, đổi mới của xã hội . Đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật của công ty có trình độ chuyên môn khá, nhiệt tình, hăng say và có trách nhiệm cao trong công tác. Để hoàn thành nhiệm vụ công tác trong cơ quan công ty cũng như các đơn vị, đội ngũ cán bộ đang dần được tiêu chuẩn hoá theo tiêu chuẩn của ngành (về chuyên môn, nghiệp vụ, về chính trị, tuổi đời...) Công ty luôn tạo điều kiện học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ chấp hành tốt các chính sách cán bộ của nhà nước quy định và làm tốt quy chế của Công ty đối với cán bộ. Từ đó đã khuyến khích được cán bộ học tập bồi dưỡng ngày càng nâng cao năng lực công tác b.Đặc điểm quản lý tiền lương. Để chủ động cho các đơn vị sản xuất kinh doanh đồng thời để quản lý tốt chế độ hạch toán,công ty đã triệt để chế độ giao khoán tiền lương cho các đơn vị trực thuộc. Trên cơ sở đơn giá tiền lương, công ty đã thiết lập quy chế trả lương, thưởng, khoán đơn giátiền lương theo kết quả sản xuất kinh doanh nên đã khuyến khích người lao động làm việc tích cực, tăng năng suất, nêu cao ý thức làm chủ và góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị mình và của toàn công ty. Hiện nay việc quản lý lao động tiền lương do phòng tổ chức nhân sự phụ trach, dưới các đơn vị trực thuộc do phòng tổ chức hành chính phụ trách. *ở công ty, phòng tổ chức nhân sự có chức năng và nhiệm vụ sau: Nghiên cứu đề xuất với Giám đốc công ty về tổ chức, quản lý lao động phù hợp với nhiệm vụ và phương hướng phát triển của công ty. Lập kế hoạch lao động và đạo tạo, huấn luyện cán bọ công nhân viên chức nâng cao trình độ, nghiệp vụ chuyên môn kiểm tra theo dõi thi nâng bậc. Quản lý hồ sơ CBCNV cơ quan công ty, lưu trữ các quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng kỷ luật. Nghiên cứu soạn thảo các văn bản .tiêu chuẩn viên chức, hợp đồng lao động, thoả ước lao động, nọi quy lao động giúp cho các đơn vị thực hiện đúng nội quy khi đã được lãnh đạo duyệt. Thống kê toàn bộ lực lượng CBCNV củ toàn bộ công ty. Làm thủ tục về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế cho CBCNV của toàn công ty. Nghiên cứu hướng dẫn áp dụng và tham gia kiểm tra về tiền lương với các đơn vị và thông qua kế hoach đơn giá tiền lương với bộ công nghiệp, phụ cấp, tiền thưởng, vận dụng các chính sách của Nhà nước đối với ngành than và ngành xây dựng. Theo dõi việc chấp hành nội quy lao động, giờ giấc, tiền lương hàng tháng cho CBCNV trong công ty. *ở các đơn vị trực thuộc, phòng tổ chừc hành chính có chức năng và nhiệm vụ: Nghiên cứu và đề xuât với Giám đốc xí nghiệp về tổ chức biên chế lao động phù hợp với nhiệm vụ và hướng phát triển của xí nghiệp cũng như công ty. Xây dựng chức danh tiêu chuẩn CBCNV, kế hoạch tiền lương,tiền thưởng. Điều tiết thu nhập trong đơn vị bằng các nguồn thu hợp pháp. Thực hiện chế độ lương, thưởng và các chính sách đối với người lao động. Căn cứ vào số liệu do phòng tổ chức nhân sự của công ty cung cấp, phòng tài chính kế toán sẽ tính lương cho CBCNV trong cơ quan công ty cũng như các đơn vị trực thuộc. Cung cấp những số liệu càn thiết cho phòng tổ chức để lập kế hoach cũng như báo cáo thực hiện quỹ lương như: Doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách. II.Thực trạng quản lý tiền lương ở công ty hoá chất mỏ 1.Quản lý quỹ tiền lương ở công ty hoá chất mỏ. 1.1.Những căn cứ pháp lý và nguyên tắc chung trong quy chế quản lý tiền lương của công ty Hoá chất mỏ. a.những căn cứ pháp lý khi ban hành quy chế tiên lương. Khi lập kế hoạch quỹ tiền lương, công ty căn cứ vào quyết định số 356NL/TCCB-LĐ, ngày 19/06/1993 của Bộ trưởng Bộ năng lượng(nay là Bộ công nghiệp) thành lập công ty Hoá chất mỏ. Căn cứ Nghị định 28/CP ngày 28/03/1997 của chính phủ về “đổi mới cơ chế quản lý tiền lương”.Thông tư số 13/LĐ-TBXH ngày 10/04/1994 của Bộ lao động thương binh và xã hội.Thông tư liên tịch số 18/1998/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 31/12/1998 của Bộ lao động thương binh và xã hội và Bộ tài chính hưỡng dẫn thực hiện nghị định 28/CP và công văn số 4320/LĐTBXH/TL ngày 29/12/1998 hướng dẫn xây dựng quy chế trả lương trong các doanh nghiệp Nhà nước của Bộ lao động thương binh và xã hội. Căn cứ quyết định số 329 QĐ/LĐTL&CTXH ngày 03/03/1999 của tổng công ty than Việt nam về cơ chế điều hành và quản lý lao động tiền lương năm 1999 trong công ty. Sau khi nghiên cứu các văn bản hướng dẫn các chế độ trả lương hiện hành của Nhà nước và thực hiện sản xuất kinh doanh, căn cứ vào đề nghị của trưởng phòng tổ chức ngân sách sau khi ttao đổi thống nhất với công đoàn công ty và hội đồng xây dựng cơ chế trả lương công ty, Giám đốc công ty Hoá chất mỏ ban hành quy chế quản lý tiền lương ngày 20/02/1999 áp dụng cho tất cả các đơn vị sản xuất kinh doanh dịch vụ trong toàn công ty. b. Những nguyên tắc chung về quản lý tiền lương ở công ty Hoá chất mỏ. - Việc giao khoán trả lương và thưởng phải trên quy định về chế độ tiền lương của Nhà nước, nhưng phải lựa chọn hình thức phù hợp cụ thể của từng đơn vị nhằm năng cao năng suất , chất lượng và hiệu quả. - Khuyến khích nâng cao thu nhập cho người lao động bắng cách tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả công tác, chống phân phối bình quân nhưng phải đơn giản dễ hiểu và kịp thời. - Các sản phẩm và dịch vụ phải có định mức và định biên lao động, đơn gía tiền lương hợp lý. Khi có sự thay đổi về điều kiện lao động thì phải thay đổi định mức lao động và đơn giá tiền lương cho phù hợp. - Thường hợp có những biến động lớn trong sản xuất kinh doanh do khách quan gây ra khi quyết toán tiền lương, Giám đốc công ty sẽ xem xét khi quyết định quỹ tiền lương được hưởng để đỡ ảnh hưởng thu nhập của CBCNVC. - Tiền lương và thu nhập của người lao động phải được thể hiện đầy đủ trong sổ thu nhập của cá nhân do công ty ban hành vàsổ lương của doanh nghiệp theo mãu theo Bộ LĐTBXH ban hành theo Thông tư số 15/ LĐTBXH ngày 10/04/1997. Tiền lương chỉ được dùng trả lương, thưởng cho CBCNV trong đơn vị, tuyệt đối không được dùng tiền lương vào các mục đích khác. 1.2.Những cơ sở để xác định tiền lương. a.Tiền lương tối thiểu điều chỉnh theo ngành, vùng. Theo quy định tại Nghị dịnh số 26/CP ngày 21/01/1997, từ ngày 01/01/1997 mức công suất lương tối thiểu chung là 144.000 đ/tháng. Theo quy định tại Nghị dịnh số 10/CP ngày 27/03/2000 từ ngày 01/01/2000 mức lương tối thiểu chung được điều chỉnh là 180.000đ/tháng. Đây là giới hạn dưới của khung lương tối thiểu của tất cả các đơn vị trong toàn công ty. Theo Nghị định 28/CP mức lương tối thiểu cho các doanh nghiệp được điều chỉnh theo ngành, vùng, nhưng phần tăng thêm tối đa không vượt quá 1,5 lần so với lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Mức tiền lương tối thiểu được xác định theo công thức sau: TLminđc=TLminx(1+kđc) kđc= k1+ k2 Trong đó: TLminđc:Tiền lương tối thiểu điều chỉnh tối đa doanh nghiệp được phép áp dụng TLmin : Mức lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định kđc : Hệ số điều chỉnh tăng thêm của doanh nghiệp k1 : Hệ số điều chỉnh theo vùng(k1= 0,15) k2 : Hệ số điều chỉnh theo ngành(k2= 1,3 Trong thực tế lương tối thiểu của công ty nay đang áp dụng là: TLminđc = 180.000(1 + 0,15 +1,3) =441.000đ/người/tháng. Nhưng thu nhập riêng của từng CBCNV trong cơ quan có khác nhau về thu nhập là do phụ cấp, bậc tay nghề và trình độ văn hoá. Do đó thu nhập bình quân trong công ty là:1.189.000đ. Việc xác định mức lương tối thiểu của các đơn vị trực thuộc căn cứ vào quỹ tiền lương khoán sau khi trừ đi 10% để dự phòng khi điều kiện sản xuất biến động, để thưởng tác nghiệp quý, tháng... quỹ lương còn lại chia cho tổng hệ số lương phụ cấp và các khoản phụ cấp của đơn vị. Để tránh phân phối bình quân các đơn vị chia làm ba mức lương tối thiểu: Mức1: Là mức cao nhất, áp dụng với lao động làm việc trong dây chuyền sản xuất chĩnh và số lao động quản lý, lao động có chuyên môn cao, nghiệp vụ giỏi, giữ vai trò quan trọng trong việc sản xuất kinh doanh của đơn vị. Mức 2: Xác định bằng 75-85% mức 1, áp dụng với lao động phụ trợ, lao động thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ trong đơn vị. Mức3: áp dụng với lao động thủ công làm công việc giản đơn trong đơn vị và lao động hợp đồng theo thời vụ, xác định băng 50-6% mức1. b.Hệ số lương theo cấp bậc công việc và các chế độ phụ cấp lương Hệ số lương của công ty Hoá chất mỏ áp dụng theo Nghị định 26/Cp ngày 25/03/1993 của Chính phủ. Các khoản phụ cấp của công ty gồm:Phụ cấp khu vực, phụ cấp độc hại,nguy hiểm, phụ cấp trách nhiệm tổ trưởng, phụ cấp chức vụ, phụ cấp làm đêm.Nguyên tắc chung là tất cả các khoản phụ cấp trên đều phải dựa vào đơn giá trả lương với năng suất, chất lượng và hiệu quả công tác của từng chức danh lao động . Cấp bậc công việc, hệ số lương theo cấp bậc công việc được tính theo bảng sau: cấp bậc công việc để tính đơn giá tiền lương Biểu số 4a Chức danh ngành ngề Tổng số Cấp bậc công việc của CNV Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4 Bậc 5 Bậc 6 Bậc 7 Công nhân khoan mỏ Công nhân SX thuốc nổ Công nhân SX dây điện Công nhân may Công nhân XDCB Thợ máy tàu thuỷ T. trưởng,p.tàu,đ.kéo Trưởng máy tàu thuỷ Công nhân vận tải Công ngân cơ khí Điện 97 413 12 33 9 54 15 17 119 30 31 20 4 3 3 2 3 3 12 14 39 2 20 1 2 2 80 8 10 60 1 22 2 25 6 8 97 141 3 2 2 14 6 9 170 5 2 5 4 2 2 7 1 6 Tổng cộng 830 30 75 123 124 274 188 16 Biểu số 4b Stt Cấp bậc Hệ số lương Thu nhập bình quân (người/tháng) 1 2 3 4 5 6 7 Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4 Bậc 5 Bậc 6 Bậc 7 3,56 3,60 3,65 4,28 4,40 4,42 4,72 640.800 648.000 657.000 770.400 792.000 795.000 849.600 Theo mức lương tối thiểu Nhà nước quy định và các khoản phụ cấp mà công ty Hoá chất mỏ áp dụng, đến nay thu nhập của công nhân viên trong công ty tương đối ổn định đáp ứng được tối thiểu sinh hoạt của gia đình ngừi lao động. Nay đang dần đựơc cải thiện thêm và nâng cao mức sống cho CBCNV cơ quan. Nhưng trong thực tế thu nhập của CBCNV trong công ty so với các đơn vị trực thuộc có phần cao hơn là do mức phụ cấp khác nhau dẫn đến hệ số lương của CBCNV trong công ty có phần cao hơn và thu nhập bình quân là:1.189.000đ/người/tháng. Với mức thu nhập này so với thu nhập bình quân chung của toàn CBCNV thì tương đối cao nhưng mức sống giữa các khu vực lại khác nhau, ở Hà nội mức sống cao hơn so với các tỉnh khác. Do vậy thu nhập này cũng chỉ đáp ứng nhu cầu tối thiểu sinh hoạt của cô

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28182.doc
Tài liệu liên quan