Chuyên đề Một số biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động bán hàng của Công Ty TNHH Thương mại Long Thành

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU

CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ MARKETING 1

I. MARKETING TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG. 1

1. Khái niệm về Marketing . 1

2. Bản chất của Marketing. 3

3. Một số lý luận chung về Marketing trong hoạt động bán hàng. 4

3.1. Vị trí của khách hàng trong Marketing bán hàng. 4

3.2. Cách thức tiếp cận và chinh phục khách hàng theo quan điểm Marketing bán hàng. 5

II. VAI TRÒ CỦA MARKETING ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI LONG THÀNH. 6

1. Có một chiến lược kinh doanh bán hàng khoa học theo cách thức Marketing hiện đại . 6

2. Giúp công ty hiểu rõ được những mong muốn và nhu cầu của khách hàng mục tiêu và tiềm năng. 7

3. Nâng cao khả năng cạnh tranh, giảm thiểu rủi ro. 7

III. NỘI DUNG CỦA HOẠT ĐỘNG MARKETING . 8

1. Sản phẩm ( P1 – Product ). 8

1.1. Phân loại sản phẩm. 9

1.2. Những thuộc tính cơ bản của sản phẩm. 9

1.3. Chu kỳ sống. 10

1.4. Vai trò của chiến lược sản phẩm. 11

2. Giá cả ( P2 – Price ). 11

3. Xúc tiến ( P3 - Promotion). 12

4. Phân phối ( P4 – Place ) 13

5. Con người ( P5 -Product) 16

IV. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA CÔNG TY. 17

1. Môi trường Marketing vi mô. 18

1.1. Tiềm lực của doanh nghiệp. 19

1.2. Những người cung ứng. 20

1.3. Khách hàng. 21

1.4. Đối thủ cạnh tranh. 21

2. Môi trường Marketing vĩ mô. 22

2.1. Môi trường nhân khẩu học. 22

2.2. Môi trường kinh tế - công nghệ. 22

2.3. Môi trường tự nhiên. 23

2.4. Môi trường chính trị - luật pháp. 23

2.5. Môi trường văn hóa – xã hội. 24

CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI LONG THÀNH. 26

I. CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI LONG THÀNH. 26

1. Vài nét về công ty TNHH Thương mại Long Thành. 26

2. Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Thương mại Long Thành. 28

2.1. Cơ cấu tổ chức của toàn thể công ty. 28

2.2. Các phòng ban trong công ty . 29

2.3. Đội ngũ nhân viên của công ty TNHH Thương mại Long Thành. 32

3. Chức năng và nhiệm vụ của công ty Thương mại Long Thành. 33

II. KẾT QUẢ BÁN HÀNG CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI LONG THÀNH 3 NĂM GẦN ĐÂY (2004.2005.2006) 34

1. Doanh thu và lợi nhuận. 34

2. Khách hàng mục tiêu và tiềm năng của công ty. 36

III. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA CÔNG TY THƯƠNG MẠI LONG THÀNH 37

1. Hệ thống thông tin và tìm kiếm khách hàng. 37

1.1. Công ty Long Thành sử dụng hệ thống thông tin Marketing (MIS). 37

2. Việc vận dụng 5 tham số vào hoạt động Marketing bán hàng tại công ty. 40

CHƯƠNG III : MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG MARKETING BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY THƯƠNG MẠI LONG THÀNH. 43

I. PHƯƠNG HƯỚNG KINH DOANH BÁN HÀNG CỦA CÔNG TY THƯƠNG MẠI LONG. 43

1. Đặt ra mục tiêu và cách thức để thực hiện mục tiêu. 431

2. Đào tạo, nâng cao trình độ lực lượng bán hàng. 442

3. Tạo lập thương hiệu cho công ty Thương mại Long Thành. 443

4. Áp dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào việc bán hàng. 45

5. Đa dạng hóa sản phẩm. 46

II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA CÔNG TY THƯƠNG MẠI LONG THÀNH. 46

1. Phân tích thị trường và chiến lược Marketing hiện đại . 475

2. Phân tích cơ may và rủi ro. 476

3.Xác định mục tiêu Marketing bán hàng, lựa chọn thị trường, khách hàng mục tiêu và tiềm năng. 486

4. Xác định ngân sách cho Marketing . 4847

5. Sử dụng nâng cao hơn nữa thương mại điện tử cho việc bán hàng của công ty. 49

III. KẾT LUẬN 51

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 53

 

 

doc57 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1203 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động bán hàng của Công Ty TNHH Thương mại Long Thành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệc nghiên cứu Marketing cũng đều cần phải sử dụng , dưới góc độ của nhà sản xuất thì đòi hỏi nhà sản xuất phải sử dụng Marketing để nghiên cứu nhu cầu và mong muốn của khách hàng để từ đó nghiên cứu, đưa ra những sản phẩm phù hợp với nguyện vọng đó. Đối với khách hàng, vô hình dung họ cũng phải dùng Marketing để tìm hiểu về sản phẩm mà họ đang có nhu cầu như mẫu mã, chức năng, công dụng, sự vượt trội về tính năng sản phẩm của hãng này với hãng khác, dịch vụ bảo hành, phục vụ nói chung để có thể đưa ra những quyết định đúng đắn nhất trong quá trình lựa chọn sản phẩm cho mình. IV. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA CÔNG TY. "Môi trường Marketing là tổng hợp tất cả các yếu tố, những lực lượng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến hoạt động hoặc các quyết định của bộ phận Marketing trong doanh nghiệp, đến khả năng thiết lập hoặc duy trì mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng "(1). Mỗi doanh nghiệp hoạt động trên thị trường đều đòi hỏi phải thích ứng với môi trường kinh doanh và phải tìm hiểu môi trường để có thể đưa ra những quyết định phù hợp nhất. Môi trường Marketing là tập hợp của môi trường Marketing vĩ mô và Marketing vi mô. (1) Trần Minh Đạo, Giáo trình Marketing căn bản, NXB Giáo dục, Hà Nội 2002, Trang 56 - 57 Có thể tóm tắt những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến chiến lược Marketing của doanh nghiệp như sau : Khách hàng mục tiêu Xúc tiến hỗn hợp Giá cả Sản phẩm Phân Phối Hệ thống lập kế hoạch Marketing Hệ thống lập thông tin Marketing Hệ thống kiểm tra Marketing Hệ thống tổ Chức thực hiện Marketing Công chúng Trung gian Marketing Những người cung ứng Đối thủ cạnh tranh Môi trường kinh tế và nhập khẩu Môi trường công nghệ và tự nhiên Môi trường văn hoá Môi trường chính trị, pháp luật 1. Môi trường Marketing vi mô. Môi trường Marketing vi mô bao gồm các yếu tố liên quan chặt chẽ đến doanh nghiệp và nó ảnh hưởng đến khả năng của doanh nghiệp khi phục vụ khách hàng. Những người cung ứng Các trung gian Marketing Khách hàng Doanh nghiệp Đối thủ cạnh tranh 1.1. Tiềm lực của doanh nghiệp. Tiềm lực của doanh nghiệp phản ánh yếu tố chủ quan mà doanh nghiệp có thể kiểm soát được. Tiềm lực doanh nghiệp không phải là bất biến lmà nó có thể yếu đi hoặc mạnh lên, đó là do hoạt động của doanh nghiệp dưới sự dẫn dắt của những người quản lý với những mục tiêu chủ yếu sau : Đánh giá đúng tiềm lực hiện tại, tìm ra những cơ hội và thách thức để từ đó lựa chọn và khai thác những cơ hội hấp dẫn hơn trong kinh doanh. Doanh nghiệp phải xây dựng và phát triển tiềm lực của doanh nghiệp để dảm bảo cho doanh nghiệp có thể thích ứng được với những hoạt động mới trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. * Các yếu tố và lực lượng bên trong doanh nghiệp: Nhân tố và lực lượng bên trong của doanh nghiệp tác động rất nhiều đến chiến lược Marketing của doanh nghiệp bởi nó phụ thuộc vào mục tiêu, nhiệm vụ, các chính sách và định hướng phát triển của ban lãnh đạo công ty đặt ra.Việc hoạt động của bộ phận Marketing phải kết hợp một cách đồng bộ với các bộ phận khác của doanh nghiệp như tài chính- kế toán, vật tư- sản xuấtMỗi bộ phận có một chức năng nhiệm vụ khác nhau nhưng hoạt động của chúng phải đồng bộ và hướng đến mục tiêu chung cụ thể của ban lãnh đạo đã đặt ra bởi doanh nghiệp như một cơ thể sống, chỉ có thể hoạt động và phát triển khỏe mạnh nếu các bộ phận trong cơ thể đều hoạt động khỏe mạnh và ăn nhịp với nhau. * Tiềm lực tài chính : Phản ánh sức mạnh thực sự của doanh nghiệp thông qua khối lượng vốn của doanh nghiệp. Trong lượng vốn của doanh nghiệp phản ánh được doanh nghiệp đó đang hoạt động như thế nào, phân bổ lượng vốn cho các hoạt động có hợp lý và hiệu quả không Lấy ví dụ như ở một doanh nghiệp thương mại, sẽ rất tốt nếu lượng vốn chủ sở hữu chiếm phần lớn trong tổng nguồn vốn, và cũng rất hợp lý nếu tài sản lưu động chiếm phần lớn trong tổng tài sản của doanh nghiệp. * Tiềm lực con người : trong hoạt động thương mại bán hàng thì yếu tố con người là rất quan trọng bởi tất cả việc mua bán, giao dịch đều do một tay con người trực tiếp thực hiện. Chính vì vậy, đào tạo đội ngũ cán bộ là vấn đề rất cần thiết và quan trong đối với các doanh nghiệp. Đặc biệt là doanh nghiệp thương mại, đội ngũ nhân viên bán hàng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng bán hàng của doanh nghiệp, với một đội ngũ bán hàng nhiệt tình, năng động, hiểu biêt sẽ đảm bảo cho việc bán hàng được tiến hành trôi chảy hơn. Chính vì vậy, không phải ngẫu nhiên mà Kenichi Ohmac đã đặt con người ở vị trí số 1 trên cả vốn và tài sản của doanh nghiêp khi đánh giá sức mạnh của doanh nghiệp. Theo ông, đội ngũ cán bộ cần phải : - Lực lượng lao động có năng suất, có khả năng phân tích, tìm hiểu và không ngừng sáng tạo. - Có năng lực về hoạt động mà mình đang theo đuổi, có nghệ thuật giao tiếp tốt. - Có năng lực quản trị kinh doanh, có khả năng ra quyết định. - Luôn trung thành với doanh nghiệp, có sức khỏe, hòa nhập và đoàn kết với các thành viên khác trong công ty. * Tiềm lực vô hình :Khả năng bán hàng của doanh nghiệp cũng chịu ảnh hưởng rất lớn bởi hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp, nó được thể hiện bằng các hoạt động như xây dựng, bảo vệ và phát triển thương hiệu, nhãn hiệu 1.2. Những người cung ứng. Đó là các doanh nghiệp hay các cá nhân đảm bảo cung ứng các yếu tố cần thiết cho quá trình sản xuất ra sản phẩm của doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh. Chính vì vậy, mọi hoạt động của các nhà cung ứng đều khiến cho doanh nghiệp phải đặc biệt quan tâm chú ý bởi vì bất kỳ sự thay đổi nào từ phía nguồn cung cũng ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiệp đến hoạt động của doanh nghiệp. Nhà quản lý phải nắm bắt đầy đủ các thông tin chính xác về tình trạng giá cả, số lượng.. hiện tại và tương lai của phía cung cấp để có những biện pháp điều chỉnh cần thiết khi có sự thay đổi của bên cung, của môi trường bên ngoài hoặc chính bên trong doanh nghiệp. 1.3. Khách hàng. Khách hàng là đối tượng mà doanh nghiệp phục vụ, là nhân tố chính quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh. Khách hàng ngày càng khó tính kéo theo sự thay đổi thường xuyên về nhu cầu, mong muốn. Chính vì vậy hoạt động Marketing càng phải thường xuyên nắm bắt được sự thay đổi đó để đưa ra những chiến lược phù hợp, giúp doanh nghiệp đưa ra những quyết định về sản phẩm hợp với nhu cầu của khách hàng.Có thể nói khách hàng là đối tượng trực tiếp ảnh hưởng đến không chỉ chiến lược Marketing mà còn ảnh hưởng đến các chiến lược khác của doanh nghiệp, vì vậy việc thường xuyên nắm bắt được nhu cầu và sự thay đổi của khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp tự tin hơn khi tung sản phẩm ra thị trường. 1.4. Đối thủ cạnh tranh. Đây là một trong những môi trường quan trọng nhất và có mức ảnh hưởng lớn nhất mà doanh nghiệp phải nghiên cứu. Một môi trường không có sự cạnh tranh thì nền kinh tế và cuộc sống con người không thể tồn tại vào phát triển được, nền kinh tế có sự cạnh tranh càng mạnh thì nền kinh tế đó càng có cơ hội nhanh chóng phát triển. Nhưng khi có sự cạnh tranh ngày càng gay gắt thì lại càng đòi hỏi các doanh nghiệp phải sử dụng nhiều biện pháp , công cụ hơn để có thể thích ứng được với môi trường, để có thể tiếp tục tồn tại và phát triển. Marketing – Mix cũng vậy, khi sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt thì đòi hỏi các doanh nghiệp càng phải nghiên cứu các biến số của Marketing một cách khoa học hơn chứ không thể nghiên cứu hời hợt bề ngoài được và chính vì vậy các biến số của Marketing – Mix ngày càng tăng lên từ 4P lên 5P và hiện nay, các tham số này càng được hoàn thiện hơn nữa.Các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp ngày càng tăng lên theo quá trình toàn cầu hóa, do đó doanh nghiệp phải nghiên cứu cách sử dụng Marketing để góp phần đưa ra những sản phẩm có nhiều ưu thế vượt trội hơn đối thủ cạnh tranh. 2. Môi trường Marketing vĩ mô. Môi trường Marketing vĩ mô bao gồm các yếu tố, các lực lượng mang tính chất xã hội rộng lớn, chúng có tác động ảnh hưởng tới toàn bộ môi trường Marketing vi mô và tới các quyết định Marketing của doanh nghiệp. 2.1. Môi trường nhân khẩu học. Đây là môi trường nghiên cứu về các vấn đề dân số như mật độ phân bố dân cư, tỷ lệ sinh, tuổi tác, giới tính, nghề nghiệpCác nhà Marketing thường rất qua tâm đến môi trường này bởi sự thay đổi của các nhân tố trong môi trường này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều quyết định mà doanh nghiệp phải đưa ra như : khách hàng mục tiêu, khách hàng tiềm năng Đơn cử như sự thay đổi về cơ cấu tuổi tác trong dân cư sẽ dẫn đến sự thay đổi cơ cấu khách hàng tiềm năng theo độ tuổi. Khi nền kinh tế càng phát triển, trình độ văn hóa càng được nâng cao thì đòi hỏi của khách hàng về sản phẩm ngày càng khó tính hơn đòi hỏi các nhàhoạt động thị trường phải đưa ra những chính sách Marketing phù hợp hơn. 2.2. Môi trường kinh tế - công nghệ. Cả 5 yếu tố của Marketing – Mix đều liên quan đến sự tác động của công nghệ từ việc sản xuất sản phẩm đến việc phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng. Cụ thể như việc sản xuất ra sản phẩm, nếu doanh nghiệp sống trong môi trường kinh tế phát triển, áp dụng được những công nghệ cao và tiên tiến nhất thì chắc chắn rằng hiệu suất công việc sẽ cao hơn về chất lượng cũng như số lượng sản phẩm. Khi doanh nghiệp được hoạt động trong môi trường nền kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được nâng cao, nhu cầu của người dân về sản phẩm cũng cao hơn, môi trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp lại càng trở nên gay gắt, do đó buộc doanh nghiệp phải nghiên cứu và cải tiến sản phẩm của mình ngày càng hoàn thiện để tạo điều kiện cho công ty có thể tồn tại và phát triển đí lên. Rồi khi sản phẩm đã được thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng rồi thì khách hàng lại đòi hỏi sản phẩm của doanh nghiệp nào có sự phân phối hợp lý, các dịch vụ kèm theo sản phẩm phải tốt kéo theo hàng loạt các tham số của Marketing – Mix phải thay đổi theo để thích ứng với môi trường đó. 2.3. Môi trường tự nhiên. Môi trường tự nhiên bao gồm các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng nhiều mặt đến nguồn lực đầu vào của doanh nghiệp. Khi nền kinh tế càng phát triển thì áp lực sản xuất kinh doanh lên môi trường càng lớn do tình trạng khai thác triệt để nguồn tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh khiến môi trường tự nhiên đang bị hủy hoại một cách nghiêm trọng và đáng báo động. Sự thiếu hụt về nghiên liệu thô khiến các nhà sản xuất phải tìm cho mình một nguồn nguyên liệu khác để thay thế, các công ty kinh doanh về nông nghiệp, lâm nghiệp đều phải dồn mọi nỗ lực vào hoạt động Marketing đảm bảo duy trì và đổi mới nguồn lực 2.4. Môi trường chính trị - luật pháp. Bất kì một doanh nghiệp nào đều hoạt động trên cơ sở nền tảng pháp luật do chính quốc gia nơi mà doanh nghiệp đó hoạt động đề ra. Khi thành lập, doanh nghiệp cũng phải thực hiện lần lượt các thủ tục cần thiết theo qui định của pháp luật như việc đăng kí ngành nghề kinh doanh rồi trong quá trình hoạt động các doanh nghiệp cũng phải theo quy định của pháp luật, từ việc sản xuất sản phẩm như thế nào cho phù hợp, không được sản xuất những sản phẩm độc hại, hoặc đối với các doanh nghiệp thương mại thì không được buôn bán các sản phẩm "độc hại " chính vì vậy nhà nướcluôn đưa ra các chính sách để can thiệp vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các chính sách của nhà nước đều có liên quan đến khuyến khích hay hạn chế kể cả sản xuất và tiêu dùng do đó buộc các doanh nghiệp phải tính đến khi ra các quyết định Marketing trên cơ sở không được phạm luật và tuân thủ nghiêm ngặt các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước đề ra . 2.5. Môi trường văn hóa – xã hội. Đây là một yếu tố có tác động mạnh đến các quyết định Marketing cũng như quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, từ yếu tố dân cư, trình độ văn hóa của tầng lớn dân cư cũng trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến những quyết định của nhà quản trị doanh nghiệp. Cũng giống như mục đích của Marketing – Mix đó là tìm hiểu nhu cầu và mong muốn của khách hàng để làm căn cứ từ đó thiết kế, chế tạo ra những sản phẩm đáp ứng tối đa nhu cầu đó. Như vậy tức là việc sống trong môi trường xã hội khác nhau sẽ khiến nhu cầu và thị hiếu của họ cũng khác nhau, doanh nghiệp phải biết được sở thích gắn liền với văn hóa của họ dể đưa ra những sản phẩm phù hợp. Đơn giản như việc một doanh nghiệp muốn sản xuất thịt lợn hộp xuất khẩu, doanh nghiệp này phải nghiện cứu xem quốc gia nào sẽ là thị trường mục tiêu của minh, quốc gia dó có thích thịt lợn hay không bởi việc ăn thịt lợn đối với một số quốc gia lợn là loài mà họ tôn sùng, là thứ thiêng liêng thì phương án xuất khẩu hàng hóa này chắc chắn phải loại ra đầu tiênTùy từng loại hình kinh doanh, mặt hàng kinh doanhcủa mỗi doanh nghiệp mà nhà quản lý phải nghiên cứu văn hóa của họ theo những mức độ, khía cạnh khác nhau để có thể đưa ra một chiến lược Marketing phù hợp. Tóm lại, các yếu tố ảnh hưởng đến Marketing bán hàng của công ty có cả các yếu tố chủ quan lẫn khách quan, có yếu tố mà doanh nghiệp có khả năng kiểm soát được nhưng cũng có những yếu tố mà doanh nghiệp chỉ có thể dự báo, nghiên cứu chuyên gia chứ không thể kiểm soát được. Nhưng cho dù như thế nào thì doanh nghiệp vẫn phải nỗ lực cố gắng tìm hiểu và vận dụng tốt các phương pháp quản lý như Marketing bán hàng để có thể thích ứng tốt với sự thay đổi của môi trường bởi một điều đơn giản mà doanh nghiệp nào cũng nhận thấy là môi trường luôn luôn biến đổi. CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI LONG THÀNH. I. CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI LONG THÀNH. 1. Vài nét về công ty TNHH Thương mại Long Thành. Công ty TNHH Thương mại Long Thành được thành lập theo quyết định số 044812 do Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và đầu tư – Thành phố Hà Nội cấp ngày 09 tháng 01 năm 1995 và thay đổi lần 2 ngày 17 tháng 10 năm 2003 .Cụ thể như sau : Tên công ty : CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI LONG THÀNH Tên giao dịch : LONGTHANH TRADING COMPANY LIMITED Tên viết tắt : LONGTHANHCO.LTD Địa chỉ giao dịch : ● Trụ sở chính của công ty TNHH Long Thành tại : Địa chỉ : Số 11 Thái Hà – Đống Đa – Hà Nội Điện thoại : 04.5376568 - Fax : 04.5376612 Mã số thuế : 0100233110 Tài khoản : 0000.05555.630.0. Tại sở giao dịch ngân hàng TMCP Quân Đội ● Giám đốc công ty : Phạm Hồng Thắng Công ty Thương mại Long Thành được thành lập ngay 04 tháng 01 năm 1995. Trước đây là một trong những công ty thương mại hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh máy vi tính, máy văn phòng và thiết bị y tế , có trụ sở đặt tại 32C1 Phố Lý Nam Đế - Quận Hoàn Kiếm – Thành phố Hà Nội, với số thành viên ban đầu là 9 người. Hiện nay trụ sở chính của công ty được đặt tại : Số 11 – Phố Thái Hà – Quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội . Từ lúc thành lập với tổng số nhân viên là 5 người, sau 10 năm hoạt động chúng tôi đã có trổng số 40 thành viên trong đó hơn 80% thành viên có trình độ đại học. Để có được một Long Thành như ngày hôm nay, công ty đã và đang thực hiện các chủ trương là cung cấp các sản phẩm và dịch vụ với chất lượng tôt nhất song song với việc tư vấn, hỗ trợ và cung cấp các giải pháp hoàn hảo cho khách hàng . Để làm được điêu này , công ty đã được sự hỗ trợ của các công ty hàng đầu trong lĩnh vực tin học và công nghệ thông tin, những đối tác kinh doanh , đối tác chiến lược và đặc biệt là đội ngũ nhân viên năng động, có trình độ cao, nhiệt tình và đầy sáng tạo. Tất cả các yếu tố trên đã góp phần tạo ra uy tín và hình ảnh của Long Thành. * Các mặt hàng kinh doanh chủ yếu của công ty Thương mại Long Thành :● Máy vi tính nguyên chiếc (PC, Notebook, Server) của các hãng nổi tiếng như : IBM, HP,COMPAQ, DELL, FUJITSU, TOSIBA, ACER, SAMSUNG, LG ● Máy tính Laser, máy in kim, máy in mạng của các hãng HP,EPSON,Lexmark, Canon,Xerox. Máy in khổ lớn A1 – A0 của HP dùng cho các ngành đặc biệt như thiết kế địa chính ● Bộ lưu điện, ổn áp dùng cho máy tính và thiết bị văn phòng của hãng UPSELEC, SUNPAC, SANTAK ● Thiết bị chống sét cho các thiết bị mạng và các thiết bị tin học ● Máy tính ASEAN được lắp ráp từ những linh kiện sản xuất tại các nước Đông Nam Á.. ● Thiết bị mạng : Network Card, HUP, Swich, Router, Moderm, Cable của các hãng Scom, INTEL, DLINK, ● Thiết bị máy chiếu (Projecter, Overhead, của các hãng SONY, PANASONIC, LG, HITACHI), phòng hội thảo, phòng học ngoại ngữ, Camera kỹ thuật số ● Thiết bị viễn thông, tổng đài điện thoại, máy Fax ● Thiết bị văn phòng : Máy Photocopy của hãng CANON, SHARP, TOSHIBA, máy hủy tài liệu, máy chấm công, máy in ● Cung cấp các giải pháp, phần mềm ứng dụng 2. Cơ cấu tổ chức của Công ty . 2.1. Cơ cấu tổ chức quản lý. Phó GĐ DA Giám đốc Phó GĐ PP Bộ phận dự án Bộ phận phân phối Bộ phận bán lẻ Bộ phận đặt hàng và nhận hàng Bộ phận dịch vụ và hỗ trợ kỹ thuật Khách hàng Khách hàng Khách hàng 2.2. Các phòng ban . a. Ban giám đốc Giám đốc : Phạm Hồng Thắng Phó giám đốc : Phạm Hồng Thiệu * Giám đốc. Giám đốc là người đại diện cho công ty trước pháp luật, trực tiếp điều hàng hoạt động của công ty và chịu trách nhiệm quản lý toàn diện về toàn bộ kết quả hoạt động của doanh nghiệp và làm tròn nghĩa vụ với nhà nước. Giám đốc là người trực tiếp ra những quyết định chiến lược hoặc có ảnh hưởng lớn tới các quyết định chiến lược như : lựa chọn phương án kinh doanh, phương thức phát triển của công ty , xây dựng và phát triển kế hoạch sao cho phù hợp với doanh nghiệp cũng như tình hình kinh tế xã hội ở địa phương. Giám đốc còn có quyền quyết định các chính sách, chỉ đạo mối quan hệ tổ chức với môi trường như : quyết định liên doanh liên kết với công ty nào, ký kết các hợp đồng kinh tế ,.. * Phó giám đốc. Phó giám đốc có chức năng tham mưu cho giám đốc về công tác nội bộ chính trong các lĩnh vực thị trường, là người trực tiếp gặp giám đốc để bàn bạc công việc. b. Phòng hành chính Phòng hành chính có chức năng tham mưu cho giám đốc về công tác nội bộ chính quản lý lao động ,chăm lo đời sống vật chất tinh thần của cán bộ công nhân viên trong công ty, sắp xếp đội ngũ cán bộ nhân viên trong công ty. Nhiệm vụ của phòng hành chính như sau : - Nghiên cứu mô hình tổ chức bộ máy, đề xuất ban giám đốc công ty quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách các phòng chuyên môn nghiệp vụ. - Đề xuất các phương án, kế hoạch tiếp nhận, tuyển dụng, điều động lao động, quản lý và lưu trữ toàn bộ hồ sơ của công chức, hợp đồng lao động dài hạn, ngắn hạn. Giúp ban lãnh đạo công ty thực hiện việc nâng lương, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật - Tổ chức điều hành công tác văn thư, hành chính bao gồm công văn đi đến, lưu trữ, hướng dẫn và tiếp khách đến làm việc tại công ty - Mua sắm văn phòng phẩm, máy móc và phương tiện phục vụ cho mọi hoạt động của công ty,quản lý tài sản theo chế độ qui định, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả. - Thực hiện việc chi tiêu hành chính về đối nội và đối ngoại theo đúng qui định hiện hành của giám đốc công ty. Quyền hạn của phòng hành chính nằm trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao, được toàn quyền chủ động phát huy tính năng động để thực hiện nhiệm vụ theo chương trình kế hoạch đã được duyệt. c. Phòng kế toán Phòng kế toán có nhiệm vụ quản lý và chịu trách nhiệm trước công ty về hoạt động tài chính kế toán. Cung cấp số liệu kịp thời, chính xác về kết quả hoạt động của công ty cho Giám đốc để giám đốc có kế hoạch kinh doanh cụ thể cho kỳ tiếp theo. Nhiệm vụ của phòng kế toán cụ thể như sau : - Mở sổ theo dõi nhập hàng, xuất hàng - Tổ chức kế toán, mở sổ theo dõi thu chi hàng tháng các khoản liên quan đến nghiệp vụ kinh doanh máy tính - Thực hiện nộp các khoản thuế GTGT, thuế thu nhập đặc biệt, thuế thu nhập doanh nghiệp và các thuế khác. - Nghiên cứu và đề xuất phương án kinh doanh trong từng thời kỳ , vận dụng đúng chế độ trong việc thu chi phục vụ trong quá trình hoạt động kinh doanh và quản lý chặt chẽ tiền vốn tài sản của công ty ngày càng đạt được hiệu quả cao. d. Phòng kinh doanh - Đẩy mạnh phát triển các dòng sản phẩm truyền thống của công ty như : bộ lưu điện, máy tính, máy in. - Ngoài ra phòng kinh doanh bán buôn còn có nhiệm vụ mở rộng thêm hệ thống khách hàng nhằm mở rộng thêm các kênh phân phối sản phẩm , quản lý và chăm sóc hệ thống khách hàng cũ, giám sát việc thanh toán công nợ của khách hàng , có kế hoạch bổ sung , huấn luyện nhân viên nhằm khắc phục được những tồn tại của năm 2006 - Nghiên cứu dòng sản phẩm mới nhằm đa dạng hóa mặt hàng - Đẩy nhanh quá trình quay vòng vốn trên cơ sở đối lưu hàng hóa với khách hàng một cách có cơ sở khoa học và có tính kế hoạch cao - Nghiên cứu và phát triển mảng dự án và thị trường ngoại tỉnh . Tiến hành phân tích, đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động bán buôn của phòng để kịp thời đề xuất với giám đốc định hướng phát triển cho phù hợp với tình hình kinh tế , xã hội trong từng thời kỳ nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng đạt được hiệu quả kinh tế xã hội cao - Thường xuyên tiếp cận thị trường để nắm được những nhu cầu , thị hiếu mới của khách hàng hiện tại cũng như khách hàng tiềm năng để công ty có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất. - Lập kế hoạch thực hiện việc tuyên truyền, quảng cáo bằng nhiều hình thức để thu hút sự quan tâm cảu khách hàng đến công ty, tạo điều kiện để bán đựoc nhiều sản phẩm hơn. e. Phòng kỹ thuật bảo hành Phòng ký thuật có nhiệm vụ hỗ trợ tất cả các dự án, các hợp đông trong việc đảm bảo lắp đặt toàn bộ hệ thống thiết bị phần cứng, máy tính, máy văn phòng, điện tử, điện lạnh, lắp đặt các thiết bị ngoại vi và các thiết bị chuyên dụng. Bảo trì các thiết bị mạng, các phần mềm hệ thống và các phần mềm ứng dụng d. Phòng dự án. Phòng dự án đưa ra các dự án hoạt động mới cho công ty như việc mở rộng thị trường từ nội tỉnh ra ngoài tỉnh và thực hiện các dự án khác 2.3. Đội ngũ nhân viên. STT Họ và tên Chức vụ 1 Phạm Hồng Thắng Giám đốc 2 Phạm Hồng Hải Phó Giám đốc 3 Phạm Minh Anh Kế toán trưởng 4 Nguyễn Thị Bích Thảo Phó Phòng kế toán 5 Nguyễn Thùy Linh Nhân viên kế toán 6 Nguyễn Thị Hảo Nhân viên kế toán 7 Nguyễn Thị Hồng Huệ Nhân viên kế toán 8 Trần Thị Thanh Thủy Nhân viên kế toán 9 Đỗ Văn Hồng TP. Kỹ thuật 10 Nguyễn Trung Thành Nhân viên Kỹ thuật 11 Nguyễn Thành Tấn Nhân viên Kỹ thuật 12 Nguyễn Thanh Tùng Nhân viên Kỹ thuật 13 Nguyễn Tấn Thành Nhân viên Kỹ thuật 14 Bùi Đình Thiệu Nhân viên Kỹ thuật 15 Lê Văn Thắng Nhân viên Kỹ thuật 16 Trần Thanh Phương TP. Kinh doanh phân phối 17 Nguyễn Hải Nam NV Kinh doanh phân phối 18 Nguyễn Thanh Hùng NV Kinh doanh phân phối 19 Nguyễn Thế Sơn NV Kinh doanh phân phối 20 Nguyễn Tuấn Anh NV Kinh doanh phân phối 21 Nguyễn Văn Thu TP. Dự án 22 Dương Anh Tuấn NV Dự án 23 Phạm Ngọc Thạch TP. Kinh doanh bán lẻ 24 Khuất Văn Xuyển NV Kinh doanh bán lẻ 25 Trần Thanh Hậu NV Kinh doanh bán lẻ 26 Hoàng Thị Anh NV Kinh doanh bán lẻ 27 Lê Thị Phương NV Kinh doanh bán lẻ 28 Nguyễn Tiến Hoàng TP. Đào tạo 29 Trần Văn Cường NV phòng đào tạo 30 Lê Ánh Tuyết TP Hành chính 31 Phạm Thanh Hương NV Phòng hành chính Hiện tại công ty Long Thành có 31 thành viên , trong đó số nhân viên có trình độ đại học chiếm hơn 70% tổng số nhân viên, số còn lại cũng đã qua đào tạo tại các trường trung học cao đẳng. 3. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty. Là một nhà phân phối hàng đầu về các sản phẩm LG, UPS, Long Thành có một hệ thống đại lý phân phối rộng khắp trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận. Với kinh nghiệm và uy tín được xây dựng bằng cả tập thể đoàn kết, Long Thành luôn nỗ lực củng cố nâng cao thương hiệu của mình trên thị trường cung cấp máy tính , máy văn phòng và linh kiện lẻ bằng cách tìm kiếm, mở rộng các đối tác với các sản phẩm chất lượng cao với mong muốn khách hàng của mình luôn luôn được sở hữu những thiết bị chất lượng cao, chi phí thấp, dịch vụ hậu mãi hoàn hảo. Ngoài hệ thống phân phối, Công ty cũng hết sức chú trọng đến khách hàng là người có nhu cầu sử dụng trực tiếp những sản phẩm do Công ty cung cấp bằng cách không ngừng mở rộng hệ thống bán lẻ xuống tận nơi người tiêu dùng trên khắp địa bàn Hà Nội. Đó chính là nhiệm vụ mà Công ty đã, đang và sẽ thực hiện được. II. KẾT QUẢ BÁN HÀNG CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI LONG THÀNH 3 NĂM GẦN ĐÂY (2004 - 2006) Hoạt động doanh thu và bán hàng của Công ty trong thời gian vừa qua đã phản ánh được kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. 1. Doanh thu và lợi nhuận. Ta có bảng doanh thu và lợi nhuân trước thuế của Công ty TNHH Thương mại Long Thành các năm gần đây : Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Doanh thu 23.5 tỷ 30.35 tỷ 40.45 tỷ Lợi nhuận 16.32 tỷ 20.7 tỷ 27.97 tỷ Ta có bảng doanh số và lợi nhuận của các mặt hàng chính như sau: Đơn vị ( Tỷ đồng ) Năm 2004 2005 2006 Các sản phẩm của LG (màn hình, ổ CD,DVD) 16.9 20.8 26.5 UPSELEC 4.2 5.9 8.6 Máy tính nguyên chiếc 1.1 2.0 3.1 Các mặt hàng khác 1.3 1.65 2.25 Tổng số 23.5 30.35 40.45 Trong đó, hầu như các năm thì mặt hàng của hãng LG chiếm vị trí chủ đạo trong tổng số doanh thu và lợi nhuận bởi Long Thành là nhà phân phối chính của LG về các sản phẩm như : màn hình, ổ CD, DVD.. . Các mặt hàng thuộc loại bán chạy nhất

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7822.doc
Tài liệu liên quan