Chuyên đề Một số biện pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Xí nghiệp sản xuất hàng xuất nhập khẩu và kinh doanh tổng hợp

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

Chương I. Những lý luận cơbản vềhoạt động xuất khẩu

I. Xuất khẩu hàng hoá trong nền kinh tếthịtrường

1. Khái niệm xuất khẩu

2. Vai trò và ý nghĩa của hoạt động xuất khẩu

II. Những hoạt động chủyếu trong quá trình kinh doanh xuất khẩu của

doanh nghiệp

1. Nghiên cứu và lựa chọn thịtrường xuất khẩu

2. Lập kếhoạch và chiến lược kinh doanh

3. Giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng

4. Tổchức thực hiện hợp đồng

III. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp

1. Những nhân tốvĩmô

2. Những nhân tốvi mô

Chương II. Thực trạng hoạt động kinh doanh xuất khẩu của xí nghiệp

sản xuất hàng xuất nhập khẩu và kinh doanh tổng hợp

I. Khái quát vềxí nghiệp sản xuất hàng xuất nhập khẩu và kinh doanh tổng hợp

1. Quá trình hình thành và phát triển của xí nghiệp

2. Chức năng và nhiệm vụkinh doanh chủyếu của xí nghiệp

3. Cơcấu tổchức bộmáy của xí nghiệp

4. Nguồn lực của xí nghiệp

II. Thực trạng hoạt động kinh doanh xuất khẩu của xí nghiệp trong thời gian qua

1. Kết quảhoạt động kinh doanh của xí nghiệp

2. Tình hình hoạt động xuất khẩu của xí nghiệp

3. Hàng thủcông mỹnghệcủa xí nghiệp ởcác thịtrường mục tiêu chính

III. Đánh giá chung

Chương III. Một sốbiện pháp chủyếu nhằm thúc đẩy xuất khẩu của xí

nghiệp sản xuất hàng xuất nhập khẩu và kinh doanh tổng hợp

1. Tăng cường nghiên cứu thịtrường và xây dựng chiến lược

2. Lựa chọn mặt hàng chiến lược, nâng cao chất lượng sản phẩm và đa dạng

hoá các mặt hàng sản xuất kinh doanh

3. Đa dạng hoá hình thức xuất khẩu

4. Thiết lập các quan hệ đầu vào

5. Hoàn thiện quá trình lựa chọn nhà nhập khẩu

6. Hoàn thiện chính sách giao tiếp khuyếch trương và các hoạt động xúc tiến bán

7. Đẩy mạnh công tác tổchức và quản lý

Những kiến nghị

1. Kiến nghịvới Nhà nước

2. Kiến nghịvới ngành TCMN

3. Kiến nghịvới xí nghiệp

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

pdf40 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1706 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số biện pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Xí nghiệp sản xuất hàng xuất nhập khẩu và kinh doanh tổng hợp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thương mại theo luật pháp Nhà nước và theo hướng của Bộ Thương mại. Trong quá trình hoạt động của mình Xí nghiệp chủ động ký kết các hợp đồng kinh tế với bạn hàng trong và ngoài nước, Xí nghiệp có quyền chủ động tổ chức bộ máy quản lý, mạng lưới sản xuất kinh doanh phù hợp với nhiệm vụ được giao. Các hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp cụ thể như sau: - Trực tiếp xuất khẩu và nhận uỷ thác xuất khẩu các mặt hàng nông lâm sản, tạp phẩm thủ công mỹ nghệ và các mặt hàng khác do Xí nghiệp sản xuất, gia công, chế biến hoặc liên doanh liên kết. - Trực tiếp nhập khẩu và nhận uỷ thác nhập khẩu các mặt hàng vật tư phục vụ cho ngành giao thông vận tải, hàng tiêu dùng, phương tiện vận tải. - Tổ chức sản xuất, lắp ráp, gia công, liên doanh liên kết hợp tác đầu tư với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước để tổ chức sản xuất hàng xuất khẩu và hàng tiêu dùng. 3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Xí nghiệp Từ một trung tâm xuất nhập khẩu và kinh doanh tổng hợp Hà Nội chuyển sang Xí nghiệp sản xuất hàng xuất nhập khẩu và kinh doanh tổng hợp đã làm thay đổi cơ cấu tổ chức để phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh trong phạm vi pháp luật cho phép. Thực hiện công tác quản lý theo chế độ tự chủ, Xí nghiệp quản lý theo chế độ một thủ trưởng trên cơ sở thực hiện quyền làm chủ tập thể của cán bộ công nhân viên. Với những đặc điểm trên xí nghiệp cần có một bộ máy quản lý thống nhất gọn nhẹ, có trình độ và năng lực để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường khắc nghiệt. Đứng đầu xí nghiệp là Giám đốc do Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải bổ nhiệm và miễn nhiệm. Giám đốc quản lý Xí nghiệp theo chế độ 1 thủ trưởng chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động của Xí nghiệp trước pháp luật và là THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN 13 đại diện pháp nhân có quyền tổ chức bộ máy quản lý và mạng lưới kinh doanh. Giúp việc cho Giám đốc là 2 Phó giám đốc phụ trách lĩnh vực công tác được Giám đốc lựa chọn và đề nghị Bộ trưởng Bộ giao thông bổ nhiệm và miễn nhiệm. Kế toán trưởng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc xí nghiệp, có trách nhiệm giúp Giám đốc Xí nghiệp tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán, thống kê thông tin kinh tế, báo cáo các kết quả hoạt động của xí nghiệp theo qui định hiện hành của Nhà nước. Cơ cấu tổ chức của Xí nghiệp được biểu hiện qua hình 1. Hình 1: Sơ đồ tổ chức của Xí nghiệp Nhiệm vụ của các phòng ban chức năng do Giám đốc quy định, cụ thể: * Phòng xuất nhập khẩu và thị trường: có trách nhiệm tổ chức các nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá như: tìm kiếm bạn hàng, tìm hiểu giá cả thị Giám đốc Phó Giám đốc nội chính Phó Giám đốc kinh doanh Phòng Kinh doanh Phòng XNK Phòng Tổ chức - LĐ Phòng Hnh chính Phòng TC Kế toán Phân xưởng lắp ráp Các đại lý v cửa h ng bán sản phẩm THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN 14 trường phù hợp với thị trường thực hiện ký kết hợp đồng kinh tế với các bạn hàng nước ngoài. * Phòng kinh doanh: Có trách nhiệm tổ chức các nghiệp vụ bán hàng, giới thiệu hàng, giao nhận hàng, nhập kho bảo quản, lập hợp đồng mua bán trong nước. * Phòng Tài vụ: có trách nhiệm thực hiện các khâu hạch toán kế toán, bảo toàn phát huy hiệu quả đồng vốn, huy động vốn vay, thanh toán các hợp đồng ký kết trong và ngoài nước, viết hoá đơn bán hàng, có trách nhiệm với toàn bộ hoạt động tài chính của xí nghiệp theo đúng quy định của Nhà nước. * Phòng tổ chức lao động: có trách nhiệm giải quyết các vấn đề tổ chức hành chính, lao động tiền lương bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, điều hành các công việc về văn phòng, quản lý máy Telex - Fax của xí nghiệp. * Về mặt bảo vệ: Bảo vệ an ninh an toàn tài sản trong khu vực xí nghiệp giám sát các mặt hàng ra vào của Xí nghiệp, đảm bảo, phát hiện và chữa cháy kịp thời. * Phân xưởng sản xuất, gia công, chế biến, lắp ráp: Có trách nhiệm gia công cơ khí, lắp ráp xe máy, sửa chữa tân trong máy móc thiết bị, phục vụ khách hàng nếu cần. Với bộ máy quản lý gọn nhẹ các phòng ban chức năng phục vụ có hiệu quả cho Giám đốc trong việc giám sát kinh doanh quản lý kinh tế, tổ chức hạch toán để phù hợp với công việc điều hành, nhiệm vụ của các phòng ban rõ ràng đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh cho Xí nghiệp. Giám đốc Xí nghiệp thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách của Nhà nước. Đối với cán bộ công nhân viên của Xí nghiệp quyền lợi của người lao động là được hưởng thụ theo lao động, được tham gia các tổ chức đoàn thể được pháp luật thừa nhận. 4. Nguồn lực của Xí nghiệp Cơ cấu tổ chức gọn nhẹ linh hoạt và việc bố trí các phòng ban hợp lý nên việc thông tin giữa các phòng ban, từ các phòng ban tới ban giám đốc và THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN 15 ngược lại được thực hiện rất chính xác và kịp thời. Với hệ thống thông tin như điện thoại, máy tính, máy fax được lắp đặt ở từng phòng ban rất tốt. Xí nghiệp có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ sản xuất kinh doanh khá tốt, xưởng sản xuất và lắp ráp được trang bị máy móc hiện đại với đội ngũ công nhân có tay nghề cao (có phân xưởng lắp ráp xe máy và gia công cơ khí rộng 1800m2 với các trang thiết bị máy móc hiện đại). - Vốn kinh doanh của xí nghiệp: 21,63 tỷ đồng - Trong đó: Vốn cố định: 4,83 tỷ đồng Vốn lưu động: 16,8 tỷ đồng Hệ thống marketing của Xí nghiệp hoạt động vẫn còn chưa được quan tâm nhiều lắm, các hoạt động như nghiên cứu thị trường tìm hiểu khách hàng và đối thủ cạnh tranh cũng được thực hiện nhưng không nhiều và thường xuyên chưa có phòng marketing riêng nên hiệu quả hoạt động chưa tốt. Bên cạnh đó, Xí nghiệp lại có đội ngũ cán bộ công nhân viên có kinh nghiệm đã làm việc lâu năm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Hiện Xí nghiệp có 156 cán bộ công nhân viên (bao gồm 86 Nữ và 70 Nam) được biên chế và có 100 người lao động hợp đồng. Trình độ đại học: 20 người Trình độ trung cấp: 25 người Công nhân và lao động kho: 111 người Việc bố trí và sắp xếp là rất hợp lý về mặt nhân sự nên đã phát huy được tối đa năng lực của từng cá nhân tận dụng mối quan hệ làm ăn lâu dài, uy tín của họ với các bạn hàng trong và ngoài nước. Chế biến gia công hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU CỦA XÍ NGHIỆP TRONG THỜI GIAN QUA 1. Kết quả hoạt động kinh doanh của xí nghiệp THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN 16 Bảng 1: Kết quả hoạt động sản xuất - kinh doanh năm 2002 Chỉ tiêu Số tiền 1. Doanh thu 227.220.918.888 2. Giá vốn hàng bán (đ) 212.822.262.419 3. Lợi nhuận trước thuế (đ) 1.591.109.734 4. Lao động (người) 156 5. Vốn kinh doanh (đ) 21.630.000.000 - VCĐ (đ) 4.830.000.000 - VLĐ (đ) 16.800.000.000 6. Tỷ suất lợi nhuận so với doanh thu (3) : (1) 0,007 7. Vòng quay của vốn (vòng) 10,5 8. Năng suất lao động (đ) (1) : 4) 1.456.000.000 Trải qua suốt quá trình hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp từ năm 1999 đến năm 2002 ta thấy hoạt động chính là kinh doanh nhập khẩu vật tư, thiết bị máy móc, phụ tùng phục vụ công trình giao thông, phương tiện giao thông. Còn kim ngạch xuất khẩu chiếm tỷ lệ rất ít trong hoạt động kinh doanh. Đó là vì xí nghiệp chưa đẩy mạnh việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng, hơn nữa ngoài những sản phẩm truyền thống của Việt Nam như hàng nông sản thực phẩm, thủ công mỹ nghẹ, hàng công nghiệp nhẹ thì các mặt hàng xuất khẩu khác không phải là thế mạnh của xí nghiệp. Còn một lý do chung nữa đó là tiêu chuẩn chất lượng và khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế và hàng hoá sản xuất trong nước còn thấp. Qua quá trình hoạt động kinh doanh, tính đến nay Xí nghiệp đã cung cấp được một số lượng hàng hoá tương đối lớn phục vụ tích cực cho việc xây dựng các công trình giao thông vận tải và các ngành nghề kinh tế khác như: quốc lộ 5, đường cao tốc Bắc Thăng Long - Nội Bài, quốc lộ 1A, xây dựng nâng cấp cảng Cái Lân, cảng Hải Phòng, cảng Sài Gòn, Cầu Lai vu, Phú THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN 17 Lương - Hải Dương, cung cấp máy móc thiết bị cho các công trình khai khoáng xây dựng sân bay, bến cảng, nhà máy. Tình hình thực hiện kinh doanh một số mặt hàng chủ yếu qua các năm được biểu hiện qua bảng sau: Bảng 2: Năm Chỉ tiêu Đơn vị 1999 2000 2001 2002 I. Hàng nhập khẩu 1. Nhựa đường - chất phụ gia xây dựng đường 1000t 12 17 22 32 2. Sắt thép XD cầu đường 1000t 4 4,5 5 6 3. Máy móc thiết bị Chiếc 600 630 720 750 4. Ô tô Chiếc 120 100 70 70 5. Xe máy Chiếc 4000 5000 3500 4000 6. Lốp ô tô Bộ 3200 4000 3500 4000 II. Hàng xuất khẩu 1. Khoáng sản Tấn 2000 2. Sản phẩm hoá chất Tấn 400 500 3. Nông hải sản Tấn 20 25 45 4. Hàng thủ công mỹ nghệ Côngtennơ 7 10 (Nguồn: Báo cáo tổng kết cuối năm 1999 - 2000 của Xí nghiệp) * Về kim ngạch xuất nhập khẩu (2002) + Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu: 80.775.532 USD đạt 105,21% kế hoạch cả năm, giảm 3,23% so với thực hiện năm 1999 (kể từ khi thành lập xí nghiệp đến nay thì năm 1999 là năm đạt kim ngạch xuất nhập khẩu cao nhất THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN 18 tới 83 triệu USD. Trong đó: xuất khẩu là 40 triệu USD, nhập khẩu là 43.446.020 USD). Xuất khẩu: 37.496.273 USD, đạt 62,38% kế hoạch Nhập khẩu: 43.285.369 USD, đạt 105,27% kế hoạch 2. Tình hình hoạt động xuất khẩu của Xí nghiệp Bảng 3: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu thực hiện của xí nghiệp qua các năm 1999-2002. Đơn vị tính: triệu USD Năm Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 Tổng kim ngạch 83,5 73,5 78,7 80,8 Kim ngạch xuất khẩu 40 25,5 32,6 37,5 Kim ngạch nhập khẩu 43,5 48 46,1 43,5 (Nguồn: Tài liệu của xí nghiệp sản xuất hàng xuất nhập khẩu và kinh doanh tổng hợp Hà Nội) + Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu năm 2002 (trừ thiếc) - Thủ công mỹ nghệ: 5.062.500 USD, chiếm 13,5% - Lạc nhân: 3.487 tấn, trị giá 2.002.500 USD, chiếm 5,34% - Cà phê: 832 tấn, trị giá 1991.250 USD, chiếm 5,31% - Hàng gia công: 22.162.500 USD, chiếm 59,1% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. - Các mặt hàng khác: 870.000 USD, chiếm 2,32%. * Phân tích tình hình kinh doanh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại xí nghiệp THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN 19 Bảng 4: Bảng tình hình kinh doanh mặt hàng Thủ công mỹ nghệ Đơn vị: USD Năm Mặt hàng Năm 2001 Năm 2002 So sánh TH Tỉ lệ (%) TH Tỉ lệ (%) CL TL (%) 1. TCMN 3.787.200 5.062.500 1.275.300 133,67 + Mây tre đan 1.287.600 33,99 1.912.506 37,77 624.906 148,53 + Sơn mài 944.774 24,94 1.031.600 20,37 86,826 109,18 + Đồ gốm 989.500 26,12 1.275.105 25,18 285.605 128,86 + Thêu ren 565.360 14,92 843.289 16,65 277,929 149,15 Qua bảng trên ta thấy: Xét về tổng giá trị xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của năm 2002 tăng lên nhiều so với năm 2001, cụ thẻ là tăng 133,67% chênh lệch 1.275.300 USD trong đó: + Hàng mây tre tăng 148,53% có giá trị là 624.906 USD + Hàng sơn mài tăng 109,19% có giá trị là 86.826 USD + Hàng gốm sứ tăng 128,86% có giá trị là 285.605 USD + Hàng thêu ren có tín hiệu đáng mừng tăng 149,15% có giá trị là 277.929 USD. So sánh về tỷ trọng cơ cấu của từng loại mặt hàng ta thấy hàng mây tre đan cũng là mặt hàng thuộc thế mạnh trong hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu chiếm tỷ trọng xuất khẩu cao trong cả 2 năm. 3. Hàng thủ công mỹ nghệ của xí nghiệp ở các thị trường mục tiêu chính Đối với xí nghiệp việc phân đoạn thị trường chủ yếu là 3 mục tiêu chính đó là: Nhật Bản, Hàn Quốc, Italia. THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN 20 Bảng 5:Tình hình xuất khẩu hàng TCMN sang các thị trường mục tiêu Năm Thị trường xuất 2001 2002 USD TT (%) USD TT (%) Nhật Bản 1.275.600 33,68 1.835.300 36,25 Hàn Quốc 984.200 25,98 1.256.000 24,81 Italia 1.025.000 27,07 1.598.100 31,57 Thị trường khác 502.400 13,27 373.100 7,37 Tổng 3.787.200 100 5.062.500 100 Ngoài ra xí nghiệp đã và đang thực hiện hoạt động xuất khẩu của mình sang Pháp, Đức, Nga.. với mức xuất khẩu ngày càng tăng ra các thị trường nước ngoài đặc biệt là 3 thị trường trọng điểm là Nhật Bản, Hàn Quốc và Italia. Năm 2001, xí nghiệp xuất khẩu ra 3 thị trường này 3.787.200 USD nhưng sang năm 2002 mức xuất khẩu sang 3 thị trường này đã đạt được là 5.062.000 USD. Qua đó ta thấy rằng xí nghiệp đã đang dần nâng cao lượng hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu cũng như thị phần của mình tại các thị trường này. Nếu như cứ với đà phát triển này trong vài năm tới xí nghiệp sẽ sớm khẳng định mình trên các thị trường trọng điểm là Nhật Bản, Hàn Quốc và Italia xí nghiệp vẫn đang mở rộng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của mình sang các thị trường khác như Thái Lan, Đài Loan, Pháp, Nga… và từ các thị trường này xí nghiệp sẽ tìm cho mình và xác định các sản phẩm của xí nghiệp cũng được các thị trường này rất ưa chuộng. Nhưng hiện nay xí nghiệp chủ yếu vẫn phát triển 3 thị trường trọng điểm nhất đó là Nhật Bản, Hàn Quốc, Italia. Để có được tỷ lệ ngày càng tăng lên như vậy ở các thị trường trong năm 2002 xí nghiệp đã áp dụng một số chính sách nhằm nâng cao sức cạnh tranh toàn Xí nghiệp như sau: * Quyết định về sản phẩm xuất khẩu THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN 21 - Về kế hoạch hoá và phát triển sản phẩm xuất khẩu: để đáp ứng sự thay đổi của nhu cầu khách hàng nước ngoài theo kịp thị hiếu của họ và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu xí nghiệp sử dụng 2 dạng phát triển sản phẩm mới: + Phát triển sản phẩm mới: xí nghiệp có 2 hình thức phát triển sản phẩm mới đó là lấy những sản phẩm hiện đang tiêu thụ tại thị trường trong nước để xuất khẩu và đầu tư thiết kế các mặt hàng mới. + Cải tiến các sản phẩm hiện tại: ở đây xí nghiệp sẽ cải tiến chất lượng và mẫu mã, cải tiến về chất lượng chủ yếu tập trung vào việc xử lý nguyên liệu để chúng có màu sắc đẹp hơn và không bị mốc; cải tiến về mẫu mã là việc thay đổi về kích thước, hình dạng của sản phẩm để tạo ra sự hấp dẫn đối với khách hàng. - Về chủng loại sản phẩm: xí nghiệp luôn quan tâm đến việc đa dạng hoá sản phẩm xuất khẩu tuỳ thuộc theo thị hiếu, nhu cầu của khách và nhằm giảm rủi ro trong kinh doanh, được thể hiện ở chỗ khi xí nghiệp gặp rủi ro, gặp thất bại về một sản phẩm nào đó thì ảnh hưởng của nó không lớn lắm đối với việc kinh doanh của xí nghiệp. Trong việc kinh doanh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ xí nghiệp chủ yếu phát triển một số mặt hàng như: mây tre đan, thêu ren, gốm sứ, sơn mài. - Về chất lượng của hàng xuất khẩu: hầu hết các sản phẩm của xí nghiệp xuất khẩu đều có nhu cầu hàng đầu là đảm bảo chất lượng để giữ chữ tín với bạn hàng. Chính vì vậy, mà xí nghiệp thường xuyên phải cử cán bộ đến các cơ sở chân hàng để giám sát, đôn đốc, kiểm tra chất lượng. Thường thì trước khi ký hợp đồng nội, xí nghiệp đã thoả thuận với khách hàng nước ngoài về các yêu cầu: chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã của sản phẩm. Do vậy xí nghiệp căn cứ vào các yếu tố đó để giám sát các cơ sở chân hàng. * Quyết định về phương pháp xác định giá: - Giá xuất khẩu là rất quan trọng nó là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm, nó ảnh hưởng trực tiếp THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN 22 đến hiệu quả kinh doanh và sự thành bại của xí nghiệp trên thương trường. Nhận thức rõ được tầm quan trọng đó, các cán bộ định giá của xí nghiệp rất cẩn thận, thận trọng và không khéo trong việc định giá cho các mặt hàng của mình. Để nâng cao sức cạnh tranh cho mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu tại xí nghiệp. Xí nghiệp đã tiến hành việc định giá xuất khẩu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: giá chào hàng tại cơ sở chân hàng, giá cả chung trên thị trường, các chi phí mà xí nghiệp phải bỏ ra (đóng gói, thuế, phí hải quan…) và các chi phí khách thích ứng với từng điều kiện thương mại quốc tế (Incotems). Các yếu tố trên khi định giá xí nghiệp đặc biệt chú trọng đến giá cả chung trên thị trường coi đó là yếu tố chính quyết định đến giá xuất khẩu của xí nghiệp. - Về phương pháp định giá: Do xí nghiệp thường xuất khẩu theo đơn đặt hàng của nước ngoài. Trong khi đó thông tin của thị trường xuất khẩu của giá cả bị hạn chế, bên cạnh đó mục tiêu xuất khẩu của xí nghiệp là lợi nhuạn nên xí nghiệp thường áp dụng phương pháp xác định giá theo tỷ lệ lợi nhuận định mức. Theo phương pháp này, giá xuất khẩu được xác định là tổng các chi phí cho một sản phẩm + lợi nhuận định mức của sản phẩm, sau cùng là cộng với chi phí phát sinh ch từng sản phẩm thích ứng với mỗi điều kiện thương mại quốc tế. * Quyết định về lựa chọn kênh phân phối: Kênh phân phối là một trong những vấn đề phức tạp nhất mà ban lãnh đạo xí nghiệp phải thông qua. Các kênh được lựa chọn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc nâng cao sức cạnh tranh và các quyết định khác trong lĩnh vực marketing. Các quyết định của xí nghiệp về kênh phân phối không chỉ nhằm những mục tiêu trước mắt mà còn phải nghĩ đến môi trường thương mại sau này. Kênh phân phối mà xí nghiệp thường sử dụng để phân phối các sản phẩm là: Người sản xuất Xí nghiệp Người nhập khẩu THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN 23 Tuy nhiên, xí nghiệp không chỉ sử dụng kênh này một cách cứng nhắc mà sẽ có những thay đổi linh hoạt đối với từng thời điểm cho từng loại mặt hàng và từng thị trường xuất khẩu. III. ĐÁNH GIÁ CHUNG * Ưu điểm: Mặc dù gặp nhiều khó khăn và trở ngại nhưng xí nghiệp sản xuất hàng xuất nhập khẩu và kinh doanh tổng hợp đã có những cố gắng tạo ổn định trong hướng đi lên nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu. Bên cạnh đó, xí nghiệp tích cực khai thác thị trường, chủ động khai thác nguồn hàng, tìm các bạn hàng nước ngoài chấp nhận khoản chi phí hợp lý trả công cho người môi giới để có hợp đồng, tranh thủ sự giúp đỡ của Uỷ ban kế hoạch Nhà nước, Văn phòng Chính phủ, Bộ Thương mại. Mặt khác để giữ uy tín, xí nghiệp còn tích cực xem xét các khiếu nại của nước ngoài về hàng xuất khẩu để hạn chế số tiền phải bồi thường, đồng thời rút kinh nghiệm về phía mình như soạn thảo hợp đồng, phẩm chất hàng hoá, số lượng đóng gói, thời gian giao hàng… Trong những năm gần đây mặc dù kim ngạch xuất khẩu của xí nghiệp có tăng nhưng xí nghiệp vẫn không ngừng phát huy tính tự chủ của mình trong hoạt động kinh doanh, năng động sáng tạo mở các mối quan hẹ kinh tế sang thị trường mới. Xí nghiệp đã lựa chọn được một chiến lược đúng đắn cho mặt hàng xuất khẩu đó là đa dạng hoá sản phẩm xuất khẩu cho từng loại thị trường và các khu vực khác nhau trên thế giới nhằm đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Việc mở rộng sang các thị trường mới nhằm thay thế các thị trường bị thu hẹp và làm tăng số lượng hàng xuất của xí nghiệp. * Nhược điểm: Trong công tác mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu, xí nghiệp có đạt các kết quả. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số nhược điểm. THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN 24 - Song song với việc tìm kiếm thị trường mới, xí nghiệp đã không củng cố thị trường truyền thống của mình tức là xí nghiệp đã không có những biện pháp để củng cố thị trường nước ngoài, xí nghiệp đã chọn chiến lược tập trung, tức chỉ phát triển một số thị trường bằng cách thâm nhập sâu vào thị trường đó. - Hiện nay, kinh doanh xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ này quá thấp, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ mà xí nghiệp kinh doanh mẫu mã còn chưa phong phú, chưa có sự đảm bảo mới lạ về sản phẩm, có ít cải tiến về mẫu mã hình dáng sản phẩm xuất khẩu. Bên cạnh đó, xí nghiệp còn chưa nắm được những biến động về giá quốc tế nên trong kinh doanh xí nghiệp còn để xảy ra tình trạng khách hàng ép giá dẫn đến tình trạng ảnh hưởng kết quả kinh doanh. * Nguyên nhân tồn tại: Do công tác nghiên cứu thị trường còn bộc lộ một số hạn chế đó là việc nghiên cứu chưa mang tính thường xuyên liên tục, các hoạt động nghiên cứu thị trường vẫn mang tính thực hiện các thương vụ đơn lẻ, chưa đánh giá đúng dung lượng thị trường, nhu cầu khách hàng cũng như khả năng thanh toán của khách hàng. Tóm lại xí nghiệp chưa nhận thức hết tầm quan trọng của marketing nên xí nghiệp chưa có nhiều quan tâm đúng mức cho các hoạt động này, xí nghiệp chưa có chuyên viên về marketing, các cán bộ kinh doanh còn bị hạn chế về chuyên môn marketing. Quá trình nghiên cứu marketing xuất khẩu ở xí nghiệp còn chưa có phần phân tích, đánh giá và chọn lựa các cơ hội kinh doanh. Xét từng công đoạn của quá trình marketing xuất khẩu của xí nghiệp ta có những nhận xét sau: - Nghiên cứu thị trường xuất khẩu xí nghiệp đã có những nghiên cứu khá bao quát. Tuy nhiên những nghiên cứu này còn chưa sâu sắc, một số những yếu tố rất thiếu và yếu mà xí nghiệp chưa nắm được: xí nghiệp chưa THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN 25 biết được chính xác mục đích của người tiêu dùng nước ngoài khi mua hàng thủ công mỹ nghệ để làm gì? Khách hàng của nước ngoài thích hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam vì lý do gì? - Phương thức xâm nhập: xí nghiệp đã sử dụng chủ yếu phương thức xâm nhập trực tiếp ít qua các khâu trung gian làm cho xí nghiệp thu được nhiều lợi nhuận hơn - đây là ưu điểm. Nhưng xí nghiệp lại chưa thiết lập được mối quan hệ với các hãng buôn xuất khẩu đặc cơ sở trong nước để có thể tăng kim ngạch và mở rộng thị trường. Giá các sản phẩm của xí nghiệp có thể cạnh tranh với các đối thủ trong nước nhưng lại khá cao so với các sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh do họ sản xuất bằng máy nên năng suất cao (đồ gốm). - Điều thiếu cơ bản của xí nghiệp là chưa có các hoạt động quảng cáo cho các sản phẩm của mình ở nước ngoài. Hoạt động xúc tiến bán của xí nghiệp thực hiện khá tốt với các hình thức như hàng mẫu tham gia hội chợ triển lãm, cataloge. Việc tổ chức các hoạt động marketing của xí nghiệp còn nhiều hạn chế. THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN 26 CHƯƠNG III MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỦ YẾU NHẰM THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CỦA XÍ NGHIỆP SẢN XUẤT HÀNG XUẤT NHẬP KHẨU VÀ KINH DOANH TỔNG HỢP 1. Tăng cường nghiên cứu thị trường và xây dựng chiến lược Việc hoạch định một chiến lược tổng thể về thị trường là việc có tầm quan trọng hàng đầu, để xây dựng chiến lược này Xí nghiệp phải nắm rõ được năng lực và hiện trạng của sản xuất, đặc điểm, tính chất và thể chế của thị trường ngoài nước nhằm trả lời các câu hỏi xuất khẩu mặt hàng gì? xuất khẩu đi đâu? xuất khẩu với số lượng bao nhiêu? xuất khẩu như thế nào? và có vấn đề gì trong quan hệ song phương, trên cơ sở đó Xí nghiệp xác định tốc độ phát triển cho từng thị trường và cơ cấu mặt hàng đi cho đối tác. Nghiên cứu thị trường là chức năng của phòng kinh doanh, để đáp ứng nhu cầu bức thiết của Xí nghiệp, thông tin về thị trường để phục vụ cho việc đề ra phương án sản xuất kinh doanh, phòng kinh doanh cần xác định cho mình một nhiệm vụ cụ thể đó là: - Tổ chức tiếp cận và phân tích, khai thác các thông tin, trực tiếp và thường xuyên tiếp xúc với thị trường thế giới thông qua hội thảo khoa học, hội chợ triển lãm, đẩy mạnh tiếp thị để kịp thời nắm bắt thị trường, bám sát và tiếp cận tiến bộ của thế giới, chủ động tìm bạn hàng, thị trường, ký hợp đồng, tổ chức sản xuất và xuất khẩu theo nhu cầu và thị hiếu của thị trường, tránh tư tưởng ỷ lại vào các cơ quan Nhà nước hoặc trông chờ trợ cấp, trợ giá, kết hợp với dự báo thị trường chính xác để đưa ra các quyết định đúng về thị trường. - Phối hợp với ban lãnh đạo của Xí nghiệp cũng như phối hợp với từng phòng kinh doanh để đề ra mục tiêu cụ thể và chiến lược phát triển lâu dài đối với từng khu vực thị trường cũ và mới. Mục tiêu của nghiên cứu thị trường là tìm hiểu cơ hội kinh doanh, xác định khả năng bán hàng cung cấp thông tin để cơ sở sản xuất tổ chức sản xuất. Do đặc điểm hàng thủ công mỹ nghệ phụ THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN 27 thuộc vào sở thích, thẩm mỹ và truyền thống dân tộc, do đó khi nghiên cứu thị trường cần chú ý các vấn đề: + Tính dân tộc: Mỗi dân tộc có phong tục tập quán, sở thích thị hiếu khác nhau, do vậy việc nghiên cứu thị trường để đưa ra sản phẩm có kiêu dáng, màu sắc, chất liệu, mẫu mã, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng. + Các yếu tố về kinh tế: Các chính sách thuế XNK, hạn ngạch XNK, chính sách kinh tế của Nhà nước, đơn cử tại thị trường Nhật kể từ ngày 26/5/1999 Việt Nam được hưởng quy chế Tối Huệ Quốc MFN, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ như mây tre đan, gốm sứ và nội thất làm bằng gỗ thuế xuất khẩu từ 0-3%, do vậy đây là thị trường tốt để xí nghiệp tiến hành ký kết hợp đồng. + Yếu tố tâm lý: truyền thống cũng quyết định thị hiếu của khách hàng. Được Bộ đánh giá là 1 trong 10 doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và có quan hệ buôn bán với trên 40 nước. Do vậy, thị trường xuất khẩu tương đối rộng, từ cơ cấu thị trường từ đó Xí nghiệp đưa ra các biện pháp thúc đẩy hàng hoá ở một số thị trường. 2. Lựa chọn mặt hàng chiến lược, nâng cao chất lượng sản phẩm và đa dạng hoá các mặt hàng sản xuất kinh doanh. Xuất khẩu thời kỳ 2001-2005 phải đạt thay đổi về chất từ đại hội VIII đã đặt ra, đó là nâng cao chất lượng đa dạng hoá các mặt hàng, với xí nghiệp mặt hàng mũi nhọn là: Thêu ren, SMM

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfMotsobienphapnhamthucday.pdf
Tài liệu liên quan