MỤC LỤC
Lời nói đầu 1
I. Giới thiệu chung về công ty 2
1.Thông tin chung về doanh nghiệp 2
2. Quá trình hình thành và phát triển 2
3. Chức năng của công ty 3
4. Cơ cấu tổ chức 4
5. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty 6
5.1.Kết quả sản xuất kinh doanh 6
5.2. Tình hình lao động 12
6. Công tác Quản lý chất lượng 16
II.Thực trạng về công tác thiết kế tại công ty 22
1. Chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm của một số công tác thiết kế chủ yếu ở công ty 22
1.1. Thiết kế thuỷ công 22
1.2. Thiết kế tổ chức thi công 23
1.3. Thiết kế điện 26
2. Một số yếu tố ảnh hưởng tới công tác thiết kế ở công ty 27
2.1. Yếu tố con người 27
2.2. Yếu tố khảo sát 28
2.3 Yếu tố máy móc thiết bị công nghệ 28
2.4 Yếu tố quản lý và tổ chức 31
3. Quy trình chung thực hiện công tác thiết kế tại công ty 31
3.1. Mục đích 31
3.2. Phạm vi áp dụng 31
3.3. Trách nhiệm 31
3.4. Tài liệu liên quan 35
3.5. Các bước thực hiện 35
4. Tình hình thực tế triển khai hoạt động thiết kế tại công ty 42
4.1. Những kết quả đạt được trước và sau khi áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ở trung tâm tư vấn và thiết kế 42
4.2. Một số công trình thiết kế của công ty 45
4.3. Những tồn tại cần khắc phục trong hệ thống quản lý công tác thiết kế ở công ty 47
III. Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng thiết kế ở công ty 48
1. Nâng cao năng lực của cán bộ nhân viên thiết kế trong công ty 48
2. Về thiết bị và công nghệ 51
3. Về công tác khảo sát 52
4. Về biện pháp quản lý 52
Kết luận 56
Tài liệu tham khảo 57
61 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1632 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng thiết kế tại công ty Tư Vấn và Xây Dựng Thuỷ Lợi 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rí các công trình khác . Tuy nhiên cũng phải lưu ý rằng , sau khi luận chứng kinh tế kỹ thuật đã được cơ quan có thẩm quyền duyệt mà thay đổi vị trí tuyến , quy mô công trình và các giải pháp kỹ thuật chủ yếu hoặc tổng dự toán vượt qua mức vốn đã phê duyệt trong luận chứng kinh tế kỹ thuật thì phải báo cáo lên cấp có thẩm quyền xét duyệt để xem xét lại chủ trương đầu tư .
Đối với các công trình có kỹ thuật xây dựng đơn giản có thể sử dụng thiết kế định hình thì cơ quan xét duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật được quyết định cho thiết kế theo một bước : Thiết kế kỹ thuật và bản vẽ thi công
1.2. Thiết kế tổ chức thi công
Thiết kế tổ chức thi công là môn khoa học kinh tế và kỹ thuật về công tác tổ chức và quản lý sản xuất trên những công trường xây dựng thuỷ lợi, thuỷ điện.Nó có nhiệm vụ nghiên cứu sự tác động của các quy luật kinh tế xã hội chủ nghĩa trong mọi hoạt động của công trường, nghiên cưú và xác định việc lãnh đạo tổ chức kế hoạch, sản xuất và toàn bộ cơ cấu thi công một cách hợp lý nhất.
Mục đích của thiết kế tổ chức thi công là để đảm bảo kế hoạch các khâu công tác, nâng cao trình độ quản lý thi công đến mức thật khoa học đảm bảo công trình hoàn thành đúng thời hạn. Không có thiết kế tổ chức thi công thì không thể lập được kế hoạch cung cấp kịp thời các vật liệu, thành phẩm, nhân lực, thiết bị máy móc..mặt bằng công trường lộn xộn, phát sinh những hiện tượng thừa thiếu lãng phí, đình đốn, chất lượng kém, kỳ hạn sai.
Nội dung và mức độ của thiết kế tổ chức thi công tuỳ theo các yêu cầu của các giai đoạn thiết kế mà qui định nhưng nói chung gồm có các phấn sau:
Phân tích điều kiện thi công: như các điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế vùng xây dựng công trình: đặc điểm về địa hình, thuỷ văn, địa chất, địa chất thuỷ văn... ở hiện trường, tình hình nhân lực, giao thông vận chuyển, cung cấp vật liệu, động lực, thiết bị, đặc điểm kết cấu công trình... Dựa trên sự phân tích điều kiện thi công mà đề xuất đặc điểm thi công của công trình.
Dẫn dòng thi công: chọn phương án dẫn dòng thi công, giải quyết lưu lượng thi công, xác định phương pháp ngăn dòng, bịên pháp tháo nước hố móng và thiết kế công trình tạm ( như đê quai, kênh dẫn dòng, bè ngăn dòng...
Hầu hết các công trình thuỷ lợi đều phải dẫn dòng thi công. Việc xác định phương án dẫn dòng thi công chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều nhân tố, phương án dẫn dòng qua mỗi lần xác định lại ảnh hưởng đến toàn bộ sự sắp xếp thi công công trình. Cho nên dẫn dòng thi công là một phần rất quan trọng trong thiết kế tổ chức thi công.
Trình tự và kế hoạch tiến độ thi công: căn cứ vào nhiệm vụ công trình, thời hạn thi công và điều kiện thi công mà tiến hành sắp xếp các hạng mục công trình. Dựa vào phương án dẫn dòng thi công quyết định trình tự thi công và kế hoạch tiến độ thi công. Kế hoạch tiến độ thi công là một nội dung chủ yếu của thiết kế tổ chức thi công, nó phản ảnh sự diễn biến về thời gian trong thi công.
Phương pháp thi công: căn cứ vào các điều kiện thi công đề xuất một số phương án thi công ( thi công thủ công, thi công cơ giới, thi công nửa thủ công, nửa cơ giới...) tiến hành so sánh các mặt kinh tế kỹ thuật để quyết định phương án thi công hợp lý.
Công tác quy hoạch, thiết kế thi công công trình tạm: bao gồm đường xá vận chuyển trong và ngoài hiện trường thi công, nhà ở, lán trại, các công trình văn hoá phúc lợi, các xưởng gia công sửa chữa, kho bãi, hệ thống cung cấp điện, nước, hơi ép...
Kế hoạch cung ứng về kỹ thuật và sinh hoạt: tính toán số lượng cần thiết về nhân lực, vật liệu, công cụ máy móc, thiết bị, động lực, lương thực, thực phẩm, dụng cụ bảo hộ lao động... Căn cứ vào trình tự thi công và sự cân bằng tiến độ mà xác định kế hoạch cung ứng kịp thời.
Bố trí hiện trường thi công: Khi thiết kế bố trí hiện trường thi công nên nghỉên cứu những cơ sở thi công cũ sẵn có ở hiện trường để lợi dụng chúng, lấy công trình đơn vị chủ yếu làm hạt nhân tiến hành bố trí với mục đích làm cho sự bố trí hợp lý về kinh tế và có thể phát huy đầy đủ về hiệu suất công tác thi công. Cần xét đến khả năng thay đổi sự bố trí hiện trường thi công theo sự phát triển của của thi công công trình, đồng thời chiếm ít diện tích đất canh tác. Cuối cùng thể hiện kết quả bố trí hiện trường lên bản đồ bố trí mặt bằng thi công.
Bố trí hiện trường thi công ( cùng với kế hoạch tiến độ thi công) là một trong hai nội dung chủ yếu của thiết kế tổ chức thi công nhằm giải quyết vấn đề không gian trong thi công.
Vấn đề an toàn thi công: đề xuất những biện pháp kỹ thuật để đảm bảo an toàn trong quá trình thi công công trình.
Cơ cấu quản lý tổ chức thi công: đề xuất ý kíên về cơ cấu quản lý tổ chức thi công, sơ bộ định ra cán bộ, nhân viên cần thiết.
1.3. Thiết kế điện
Nhu cầu sử dụng điện năng để thi công các công trình thuỷ lợi thuỷ điện là rất lớn. Điện năng dùng để chạy các máy móc thi công cung cấp cho các xí nghiệp sản xuất phục vụ và để thắp sáng...
Khi thiết kế tổ chức cung cấp điện cho một công trường chủ yếu là phải giải quyết các nội dung sau:
Xác định địa điểm dòng điện và lượng điện cần dùng cho 4 đối tượng dùng điện: cấp cho các máy móc thi công chạy bằng điện ở hiện trường các công trình chính, cho thắp sáng, tháo nước hố móng, cho hạ thấp mực nước ngầm, cho đổ bê tông và thi công xây lắp ở công trình chính ấy; cấp điện cho các xưởng sản xuất phục vụ như các nhà máy bê tông,ván khuôn, cốt thép, sửa chữa xe máy, nghiền sàng; cung cấp điện cho khu ăn ở sinh hoạt và làm việc gián tiếp; cung cấp điện tăng cường cho các xí nghiệp và khu daan cư sẵn có ở gần khu vực công trường được sử dụng vào việc chuẩn bị công trường trong thời gian đầu.
Chọn nguồn điện: do các thành phố gần công trường cung cấp, do các trạm phát điện tạm thời của công trường, do các đường dây cao thế đi qua công trường
Thiết kế hệ thống cung cấp điện
Dự trù vật tư và kế hoạch cung ứng các vật tư thiết bị ấy
2. Một số yếu tố ảnh hưởng tới công tác thiết kế ở công ty
2.1. Yếu tố con người
Như chúng ta đã biết trong hầu hết các hoạt động kinh tê, xã hội thì yếu tố con người bao giờ cũng đóng vai trò trung tâm, quyết định sự hoạt động và kết quả của các hoạt động này. Ở công ty tư vấn và xây dựng thuỷ lợi I thì yếu tố con người là yếu tố quan trọng hàng đầu trong công tác thiết kế nói chung và toàn bộ các công tác khác nói riêng. Để có một bản thiết kế hoàn chỉnh thì phải thông qua rất nhiều công đoạn khác nhau: khảo sát thiết kế, thiết kế, thẩm định. Công đoạn đầu tiên là công đoạn khảo sát thiết kế, ở công đoạn này phải tiến hành khảo sát địa hình để lập các bản đồ địa hình, lập mô hình, lập các hệ thống khống chế mặt bằng và thuỷ chuẩn... sau đó phải tiến hành khảo sát địa chất đề đánh giá chính xác các nền móng phức tạp nhằm đảm bảo an toàn cho công trình, rồi phải tiến hành thí nghiệm đất đá và phân tích nước, công việc tiếp theo là khảo sát kinh tế... Ở công đoạn khảo sát thiết kế này tuy hiện nay đã có sự hỗ trợ rất lớn của máy móc hiện đại những vẫn rất cần những kỹ sư, công nhân có trình độ cao, có kinh nghiệm thì mới tổng hợp được chính xác các kết quả khảo sát để phục vụ cho quá trình thiết kế. Ở công đoạn thiết kế thì nhà thiết kế phải dựa trên các tài liệu thu thập được về kỹ thuật, kinh tế, xã hội từ đó phải thiết kế công trình phù hợp với điều kiện của bên A và với điều kiên kinh tế- xã hội ở nơi đó. Thiết kế viên phải là người có kiến thức toàn diện, vì phải hiểu được và nắm rõ tất cả các kiến thức về địa hình, địa chất, khí tượng, thuỷ văn... thì mới có thể vận dụng tất cả các kiến thức đấy để xây dựng một phương án thiết kế tốt nhất. Sau khi tiến hành thiết kế thì phải tiến hành công đoạn thẩm định thiết kế bởi vì nhiều khi kết quả khảo sát không phải là chính xác và xem xét lại thiết kế xem đã thực sự hợp lý hay chưa. Nhận thức rõ ràng được điều này, hàng năm trung tâm tư vấn thiết kế của công ty đều mở các cuộc tuyển chọn kỹ sư thiết kế từ các trường đại học trong và ngoài nước, đến năm 2005 trung tâm đã có 150 kỹ sư thiết kế ( chiếm 18% số lượng lao động toàn công ty)
2.2. Yếu tố khảo sát
Như chúng ta đã biết, một công trình sẽ chịu tác động bởi rất nhiều yếu tố: khí hậu thời tiết, những cơn địa chấn, tình trạng sụt lở...đặc biệt là các công trình càng lớn thì phải chịu những tác đông đó càng lớn. Các công trinh thuỷ lợi thưòng được xây dựng với quy mô lớn, vị trí lại gần nguồn nước như biển, sông, hồ nên càng phải chịu những tác động của thiên nhiên. Vì vậy trước khi xây dựng chúng ta phải tiến hành khảo sát thật kỹ những tác động của thiên nhiên có ảnh hưởng tới công trình để công trình có chất lượng cao và tuổi thọ lâu. Để làm được như vậy thì chúng ta phải sử dụng các máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại kết hợp với kinh nghiệm của những nhà khảo sát để có được kết quả tốt nhất.
2.3 Yếu tố máy móc thiết bị công nghệ
Trong công đoạn thiết kế thì máy móc, công nghệ có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Trước đây khi chưa có máy móc, thiết bị, công nghệ hiện đại thì việc khảo sát, thiết kế tốn rất nhiều sức người và sức của mà hiệu quả lại không cao. Hiện nay nhờ vào sự phát triển của khoa học, kỹ thuật mà chúng ta có thể sử dụng các loại máy móc vào trong khảo sát đem lại kết quả chính xác, nhanh chóng, chúng ta cũng có thể đưa máy móc, phần mềm công nghệ vào trong khâu thiết kế, chúng ta đưa các số liệu vào máy tính và các phần mềm ứng dụng sẽ tính toán, xử lý các số liệu. Như vậy nhờ vào máy móc công nghệ hiện đại mà chúng ta có thể tiết kiệm được rất nhiều thời gian và tiền bạc
Bảng 7: Năng lực về thiết bị, công nghệ
Tên thiết bị
Đ.vị
Số lượng
Nước sản xuất
Tính năng kỹ thuật
Thư viện kỹ thuật
Trên 3000 đầu sách
Sách kỹ thuật, tạp chí, qui trình, qui phạm
Lưu trữ
Trên 500 công trình
Hồ sơ KS, TK các công trình
Máy vi tính
bộ
276
Đ.loan-Nhật
Tính toán và vẽ
Máy vẽ
bộ
13
Đ.loan-Nhật
Vẽ các bản vẽ KSTK
Máy photocoppy
bộ
15
Nhật
Chụp các tài liêụ
Máy in La ze
bộ
42
Nhật- Mỹ
In tài liệu
Máy in LQ 100
bộ
70
Đ.loan-Nhật
In tài liệu
Máy phun màu
bộ
4
Nhật
Làm hồ sơ
Máy chiếu
bộ
2
Nhật
Phục vụ báo cáo
Máy nối mang
bộ
8
Nhật
Truy cập thông tin
Máy scaner
bộ
4
Nhật
Quét ảnh màu
Máy in màu
bộ
2
Nhật
Chương trình IRRI
Việt Nam
Tự động hoá việc lập bản đồ
Chương trình WSD2
Việt Nam
Phân tích kết cấu khung dàn với nền
Chương trình SAL
Việt Nam
Mô hình tính toán thuỷ lực vùng triều
Chương trình VRSAP
Việt Nam
Như trên và chất lượng nước
Chương trình CRESS
Mỹ
Tính toán sóng, thuỷ lực, gia cố bờ
Chương trình STABR-STABRD
Hà Lan
Tính toán ổn định
Chương trình SHEETPILE
Mỹ
Tính toán tường và cừ thép
Chương trình AUTOCAT
Việt Nam
Lập các bản vẽ thiết kế
Chương trình UNI GIS
Vẽ bản đồ
Chương trình TANK
Mô hình tính toán thuỷ văn
Chương trình SARR
Máy Fax
cái
7
Nhật
2.4 Yếu tố quản lý và tổ chức
Khi tiến hành xây dựng một công trình thì yêu cầu về tiến độ là rất quan trọng, vừa phải đảm bảo chất lượng công trình vừa phải hoàn thành công trình trong thời gian ngắn nhất. Hơn nữa ở công trường vủa có khối lượng lớn công việc cần làm, lại có nhiều lực lượng lao động phức tạp cũng như các máy móc thiết bị, vật liệu ở đó. nếu không quản lý chặt chẽ sẽ rất dễ gây thất thoát, lãng phí về tiền của và lao động. Vì vậy trong công tác thiết kế đòi hỏi sự quản lý và tổ chức chặt chẽ của các cấp lãnh đạo.
3. Quy trình chung thực hiện công tác thiết kế tại công ty
Công ty tư vấn xây dựng thuỷ lợi I đã ban hành quy trình kiểm soát thiết kế có hiệu lực từ ngày 20/10/2003.
3.1. Mục đích
Thống nhất trình tự triển khai để lập một đồ án ( sản phẩm thiết kế)
Phân định trách nhiệm, quyền hạn của các chức danh trong dây chuyền thiết kế
Đảm bảo sản phẩm thiết kế được thực hiện- kiểm soát liên tục trong mọi công đoạn
3.2. Phạm vi áp dụng
Áp dụng cho mọi sản phẩm thiết kế thuộc các giai đoạn:
Chuẩn bị đầu tư: báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế sơ bộ và tổng mức đầu tư.
Thực hiện đầu tư: thiết kế kỹ thuật, thiết kế kỹ thuật thi công và tổng dự toán.
3.3. Trách nhiệm
Những chức danh có trách nhiệm thực hiện quy trình này và chịu trách nhiệm về chất lượng, tiến độ những phần việc mà mình tham gia gồm:
Tổng giám đốc hoặc người được tổng giám đốc uỷ quyển ( TGĐ), hoặc các giám đốc xí nghiệp ( GĐXN) khi được phân cấp
- Phê duyệt “ Đề cương tổng quát khảo sát thiết kế”
- Thông qua “ Hồ sơ dự thảo”
- Ký cho phép xuất bản “ Hồ sơ chính thức”
Giám đốc xí nghiệp
-Thông qua “ đề cương chi tiết chuyên ngành”
- Tổ chức hoạt động kiểm tra tại xí nghiệp
Chủ nhiệm đồ án ( CNĐA)
- Lập “Đề cương tổng quát khảo sát thiết kế”, phác thảo phương án bố trí tổng thể, xác lập yêu cầu nhiệm vụ nghiên cứu, khảo sát, thiết kế của đối tượng được lập đồ án thiết kế cho các bộ môn chuyên ngành, xác nhận “ đề cương chi tiết chuyên ngành” do chủ nhiệm thiết kế chuyên ngành lập.
- Tổ chức thu thập các dữ liệu đầu vào, cung cấp các số liệu đầu vào cho các bộ môn chuyên ngành, cùng chủ nhiệm thiết kế chuyên ngành phác thảo phương án thiết kế chủ đạo.
- Theo dõi quá trình thiết kế, bổ sung hiệu chỉnh nhiệm vụ nếu thấy cần thiết nhằm đảm bảo tính đồng bộ và nhất quán của các bộ môn chuyên ngành cùng tham gia thiết kế, chủ trì hoạt động của hội đồng thiết kế.
- Tập hợp kiểm tra hồ sơ khảo sát thiết kế các chuyên ngành, viết thuyết minh chung và thuyết minh tóm tắt.
Bảo vệ, giải trình đồ án trước TGĐ/GĐXN, khách hàng và cơ quan các cấp có liên quan.
- Tổng hợp hồ sơ thiết kế trình TGĐ/GĐXN ký cho phép xuất bản, giao nộp sản phẩm, tài liệu cho lưu trữ công ty và phòng kinh tế kế hoạch ( KTKH) để xuất hồ sơ cho khách hàng.
- Chủ trì công tác giám sát tác giả, bảo hành công trình và bổ sung đồ án khi cần sửa đổi, hiệu chỉnh
- Viết tổng kết công tác khảo sát thiết kế công trình sau khi công trình hoàn thành.
Chủ nhiệm thiết kế chuyên ngành ( CNCN)
- Lập “ đề cương chi tiết chuyên ngành” , xác định nhiệm vụ, nội dung công việc cần triển khai, tiến độ thực hiện của đối tượng thiết kế chuyên ngành.
- Thu thập và phân giao công việc cho các thiết kế viên tiến hành thu thập, thẩm tra và xử lý các tài liệu phục vụ thiết kế. Kết quả thẩm tra được ghi vào phiếu kiểm tra đối chiếu tại xí nghiệp.
- Phác thảo các phương án thiết kế chủ đạo, xác định các thông số chính, các bài toán chính, các tiêu chuẩn hướng dẫn... phải áp dụng và tham khảo. Phân giao công việc cho các thiết kế viên thực hiện thiết kế.
- Trực tiếp tổ chức, điều độ thiết kế của nhóm dự án thông qua các phiếu giao việc.
- Tập hợp kiểm tra hồ sơ thiết kế và ký vào chức danh CNCN.
- Viết báo cáo chuyên ngành. Trực tiếp báo cáo thông qua hồ sơ bản thảo, hồ sơ chình thức với TGĐ/GĐXN với khách hàng, với các cơ quan có liên quan khác khi được CNĐA uỷ nhiệm.
- Giao nộp sản phẩm cho CNĐA.
Nhóm dự án
Bao gồm tất cả những thành viên cùng làm trong một dự án: các thiết kế viên ( TKV), CNCN, CNĐA.
Các thành viên trong nhóm thực hiện các phần việc do CNĐA/CNCN phân công: thu thập thiết kế, liên hệ, theo dõi thi công... theo đúng yêu cầu kỹ thuật đã được xác định trong tiêu chuẩn, hướng dẫn, qui định của công ty, ngành, nhà nước liên quan đến công việc. Tự kiểm tra sản phẩm trước khi ký vào chức danh qui định trong hồ sơ thiết kế.
Kiểm tra viên ( KTV)
- Là người được GĐXN phân công thực hiện kiểm tra các sản phẩm sau khi các thiết kê viên hoàn thành để đảm bảo sản phẩm được thực hiện đúng qui trình, không có lỗi trong tính toán cũng như trong bản vẽ thể hiện. Kết quả kiểm tra được ghi vào “ phiếu kiểm tra đối chiếu tại xí nghiệm”.
- Ký xác nhận vào sản phẩm đạt chất lượng sau khi kiểm tra đối chiếu.
Giám định chất lượng công ty ( GĐCLCT)/ Giám định chất lượng xí nghiệp ( GĐCLXN)
- Giám định sản phẩm thiết kế trước khi trình lên cấp quản lý trực tiếp thông qua.
- Ghi ý kiến giam định vào phiếu giám định kỹ thuật và ký vào sản phẩm để chứng tỏ là sản phẩm đã được giám định
- GĐCLCT/GĐCLXN và nhóm dự án phải thường xuyên trao đổi, phối hợp trong suốt quá trình sản xuất hồ sơ để hồ sơ đạt chất lượng tốt và tiết kiệm thời gian sản xuất.
Hội đồng thiết kế
- Hội đồng gồm các thành viên là chủ nhiệm chuyên ngành, do CNĐA điều hành hoạt động.Tuỳ thuộc vào nội dung kỳ họp nếu thấy cần thiết CNĐA có thể yêu cầu đại văn phòng tư vấn ( VPTV), phòng KTKH cùng tham dự
- Là tổ chức tư vấn cho CNĐA trong việc lập đề cương tổng quát và thực hiện các công việc có liên quan đến dự án thiết kế nhằm tạo ra khả năng phối hợp nhịp nhàng, thống nhất, tháo gỡ vướng mắc trong suốt quá trình thiết kế, xây dựng và bảo hành đồ án.
3.4. Tài liệu liên quan
Nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của chính phủ về việc ban hành “ Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng” và các thông tư hướng dẫn khác có liên quan đến công tác XDCB của nhà nước và ngành chủ quan.
Quyết định QĐ/TCCB-LĐ ngày 14/11/1997 về “ Quy định tạm thời về chức trách nhiệm vụ các chức danh quản lý, chức danh kỹ thuật đối với sản phẩm khảo sát thiết kế của công ty tư vấn xây dựng thuỷ lợi I”.
Hướng dẫn hình thức bản vẽ và văn bản kỹ thuật của công ty.
TCXDVN 285-2002 và các tTCVN liên quan đến nội dung dự án.
14TCN 118-2002 và 14TCN 119-2002 của ngành NN&PTNT và các TCN của ngành khác có liên quan đến nội dung dự án.
3.5. Các bước thực hiện
Thu thập dữ liệu đầu vào
- CNĐA thu thập tài liệu từ các nguồn cơ sở “ đầu vào” cho việc hình thành khung pháp lý và nội dung của dự án ( dân sinh kinh tế, kế hoạch phát triển, nhiệm vụ, qui mô dự án...)
- CNĐA lập “ danh sách kiểm soát tài liệu do khách hàng cung cấp” theo mấu MQT 04-01-04.
- CNCN phân công cho thiết kế viên thu thập ( hoặc trực tiếp thu thập), xử lý các tài liệu thiết kế viên thu thập được và trực tiếp nhận tài liệu liên quan được cấp từ CNĐA, từ các bộ môn chuyên nghiệp phối hợp khác để làm cơ sở cho việc thiết kế sản phẩm chuyên ngành.
Kiểm tra dữ liệu đầu vào
Các tài liệu thu thập cần nêu rõ nguồn, có chữ ký của người thu thập. KTV, CNĐA, CNCN kiểm tra và xác nhận đảm bảo chất lượng vào phiếu kiểm tra đối chiếu tại xí nghiệp
Lập đề cương tổng quát
CNĐA lập đề cương tổng quát theo HD 04-01.
Phê duyệt đề cương tổng quát
- Giám định CLCT/ Giám định CLXN ( khi được phân cấp) giám định
-TGĐ/GĐXN phê duyệt đề cương tổng quát
Lập đề cương chi tiết chuyên ngành của bộ môn thiết kế chuyên ngành.
CNCN căn cứ đề cương tổng quát, văn bản giao việc cho xí nghiệp, phương án phác thảo bố trí tổng thể lập đề cương chi tiết chuyên ngành theo các hướng dẫn chuyên ngành. Kế hoạch này cần cụ thể hoá nhiệm vụ, mục tiêu hình thành sản phẩm thiết kế chuyên ngành,giải pháp, tiến độ, các điều kiện cần thiết khác ( nhân lực, vật tư thiết bị, kinh phí, phương tiện...) yêu cầu phối hợp từ các bộ môn khác để lập đồ án. Lấy xác nhận của CNĐA.
Thông qua đề cương chi tiết chuyên ngành.
GĐXN thông qua đề cương chi tiết chuyên ngành.
Thiết kế
- Hình thành các phương án- các bài toán tài chính
CNĐA phối hợp với CNCN đề xuất:
+ Các phương án thiết kế kèm các thông số kỹ thuật chính.
+ Các bài toán tài chính và trường hợp tính toán cần áp dụng.
+ Chỉ định các TCVN, TCN, các qui định, quy chuẩn, hướng dẫn khác cần áp dụng.
+ Dự kiến số lượng bản vẽ, phụ lục, trang thuyết minh.
- Thực hiện tính - vẽ - lập phụ lục - thuyết minh
Thiết kế viên thực hiện tính,vẽ, lập phụ lục, thuyết minh phần việc được giao. Trước khi giao nộp hồ sơ cho CNCN, thiết kế viên phải tự kiểm tra kỹ để hạn chế đến mức thấp nhất lỗi kỹ thuật, tính toán. Hồ sơ lập cần tuân thủ các qui định ở hướng dẫn HD08-01.
Kiểm tra, giám định thiết kế
- Kiểm tra viên làm công việc kiểm tra đối chiếu phải không cùng trong nhóm dự án. CNCN, CNĐA thẩm tra đồ án trước khi chuyển hồ sơ lên bộ phận giám định của công ty hoặc xí nghiệp. Ý kiến kiểm tra được ghi vào phiếu kiểm tra đối chiếu tại xí nghiệp.
- Bộ phận giám định chất lượng của công ty/ xí nghiệp phải giám định đồ án trước khi tiến hành báo cáo hồ sơ dự thảo với TGĐ/GĐXN thông qua. Ý kiến giám định phải được ghi vào trong phiếu giám định kỹ thuật.
- Người kiểm tra, giám định phải xác định rõ ràng bằng ký hiệu vào những phần không phù hợp trong đồ án kèm ý kiến của mình vào phiều kiểm tra đối chiếu tại xí nghiệp và chuyển lại cho CNCN/CNĐA để xem xét sửa chửa, hoàn thiện. Trường hợp không đạt được sự thống nhất, người giám định ghi ý kiến bảo lưu của mình vào phiếu.
- Sản phẩm thiết kế sau khi sửa chữa phải được kiểm tra, giám định lại và ghi kết quả vào phiếu mới. Công tác kiểm tra, giám định được xem là hoàn thành khi người kiểm tra, người giám định ký vào hồ sơ dự thảo. Trường hợp có tranh chấp thì TGĐ/GĐ là người quyết định cuối cùng.
- Tất cả các phiếu kiểm tra đôi chiếu và phiếu kiểm tra kỹ thuật đều phải lưu giữ để làm cơ sở cho việc giải quyết bất đồng và thống kê theo quy trình hành động khắc phục phòng ngừa và giải quyết khiếu nại khách hàng.
- Tên tài liệu ghi trong biểu mẫu MQT 04-01-(01-03) được hiểu là tên tài liệu và số hiệu lưu trữ.
Báo cáo hồ sơ dự thảo
CNĐA Báo cáo hồ sơ dự thảo trước TGĐ công ty hoặc GĐXN
Thông qua hồ sơ dự thảo
- TGĐ/GĐXN thông qua hồ sơ dự thảo. Nếu hồ sơ không đạt yêu caaifu thì phải thiết kế kại từng phần hoặc toàn bộ. Nội dung thông qua ghi vào phiếu giám định kỹ thuật.
- CNĐA căn cứ vào ý kiến chỉ thị của tổng giám đốc hoặc giám đốc xí nghiệp bàn bạc thảo luận với CNCN để:
+ Hoàn thiện hồ sơ dự thảo để lập hồ sơ chính thức nếu đâ được lãnh đạo thông qua.
+ Thiết kế lại một phần hoặc toàn bộ hồ sơ dự thảo để báo cáo lần hai nếu hồ sơ không được lãnh đạo thông qua.
Lập hồ sơ chính thức của dự án
CNĐA chỉ đạo CNCN lập hồ sơ chính thức ( nhân bản theo số lượng yêu cầu của phòng KTKH) có đầy đủ chữ ký của các chức danh liên quan đến đồ án. Hồ sơ chính thức phải đúng với hồ sơ dự thảo đã được thông qua.
Phê duyệt hồ sơ chính thức
TGĐ/GĐXN ký vào hồ sơ chính thức
Hoạt động của hội đồng thiết kế
Tuỳ thuộc yêu cầu cụ thể của dự án, CNĐA có thể triệu tập Hội đồng thiết kê để xem xét: tiến độ, kỹ thuật, nguồn lực... liên quan đến dự án và đưa ra những hành động thích hợp. Nội dung thảo luận của hội đồng thiết kế được ghi thành biên bản theo mẫu MQT 04-01-05.
Giao nộp
- CNĐA phải tập hợp,phân loại hồ sơ công trình và giao nộp lưu trữ công ty theo thành phần tài liệu đã qui định ở phụ lục 5, QT 15-01 và HD 15-01.
- CNĐA phải trực tiếp giao nộp hồ sơ thiết kế cho phòng KTKH sau khi hoàn tất thủ tục giao nộp lưu trữ công ty.
Giám sát tác giả, bảo hành sản phẩm.
Trong thời gian thi công và bảo hành sản phẩm thiết kế CNĐA có trách nhiệm:
Cử cán bộ làm công tác giám sát tác giả, tổ chức khắc phục những nội dung không khớp với đồ án bằng xử lý tại chỗ hoặc có đồ án thay thế.
Tham gia nghiệm thu các giai đoạn
Hoàn thiện lý lịch công trình và qui trình vận hành- khai thác- bảo trì sản phẩm
Lập hồ sơ theo dõi thi công và hồ sơ theo dõi công trình thời gian bảo hành nộp vào lưu trữ công ty.
Lưu trữ
- Hồ sơ chính thức phải được lưu trữ ở kho lưu trữ của công ty theo HD 15-01. Thời gian lưu trữ hồ sơ do tổng giám đốc công ty quyết định. Định kỳ 5 năm 1 lần, trung tâm phát triển công nghệ đề xuất danh mục các hồ sơ có thể loại bỏ để tổng giám đốc công ty xem xét.
- CNĐA quản lý 01 bộ hồ sơ chính thức lưu vào tập hồ sơ chất lượng và được huỷ sau khi kết thúc thời gian bảo hành công trình.
Sơ đồ 2: sơ đồ minh hoạ quy trình thiết kế
Thu ThÆp “D÷ LiÖu §Çu Vµo”
1111
KiÓm tra 2 D÷ liÖu ®Çu vµo
3 LËp “§Ò C¬ng Tæng Qu¸t”
4 Phª DuyÖt §Ò
C¬ng Tæng Qu¸t
5 LËp “ §Ò C¬ng Chi TiÕt
Chuyªn Nghµnh “
Th«ng Qua
6 §Ò C¬ng Chi TiÕt
Chuyªn Nghµnh
* CN§A/ CNCN,
TKV
* KTV,CN§A/CNCN
* CN§A
* Héi ®ång thiÕt kÕ
* Gi¸m ®Þnh CLCT/
Gi¸m ®Þnh CLXN
* TG§/G§XN
* CNCN
* Nhãm Dù ¸n
* CN§A
* G§XN
TR¸CH NHIÖM
C¤NG §O¹N
§¹t
§¹t
Kh«ng ®¹t
Kh«ng ®¹t
Kh«ng ®¹t
7 ThiÕt KÕ
KiÓm Tra
8 Gi¸m §Þnh ThiÕt
KÕ
9 B¸o C¸o “ Hå S¬ Dù Th¶o
Th«ng Qua
10 Hå S¬ Dù Th¶o
11 LËp “Hå S¬ ChÝnh Thøc“
Cña Dù ¸n
Phª DuyÖt
12 Hå S¬ ChÝnh Thøc
13 Giao Nép S¶n PhÈm
ThiÕ KÕ Cho Phßng KTKH
§¹t
§¹t
Kh«ng ®¹t
Kh«ng ®¹t
Kh«ng ®¹t
* Nhãm Dù ¸n
* CNCN
* CN§A
* Ngêi kiÓm tra cña XÝ NghiÖp
* Gi¸m ®ÞnhCLCT/XN
* CN§A
* TG§/G§XN
* CNCN
*CN§A
* TG§/G§XN
* CN§A
4. Tình hình thực tế triển khai hoạt động thiết kế tại công ty
4.1. Những kết quả đạt được trước và sau khi áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ở trung tâm tư vấn và thiết kế
Từ khi công ty áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng thì công ty nói chung và công tác thiết kế nói riêng đã có những tiến bộ vượt bậc trong quá trình hoạt động.
Điều đó được phần nào thể hiện qua số liệu về sản lượng khảo sát và thiết kế công ty đã làm từ năm 2001 đến năm 2005.
Bảng 8: Sản lượng khảo sát
2001
2002
2003
2004
2005
Sản lượng
34
50.101
80.026
104.833
122.753
đơn vị: triệu đồng
Ta nhận thấy sản lượng khảo sát và thiết kế của công ty tăng dần qua các năm. Sở dĩ năm 2001, công ty đạt sản lượng thấp như vậy là do lúc đó công ty chưa áp dụng hệ thống quản lý chất lượng và lúc đó công ty đã không còn được sự “ bao cấp” của nhà nước nên còn gặp nhiều khó khăn. Nhưng sản lượng của công ty qua các năm tăng mạnh ( năm 2004 tăng 30.99%, năm 2005 tăng 17.09%)là vì từ năm 2002 công ty đã áp dụng và duy trì thành công hệ thống quản lý chất lượng, đồng thờ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng thiết kế tại công ty Tư Vấn và Xây Dựng Thuỷ Lợi 1.doc