Chuyên đề Một số biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn cố định tại Công ty cổ phần bê tông và xây dựng Vinaconex

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU

 CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIÊM VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦACÔNG TYCỔ PHẦN BÊ TÔNG VÀ XÂY DỰNG XUÂN MAI

I – GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG VÀ XÂY DỰNG VINACONEX .

1.Quá trình hình thành

2.Những đặc điểm kinh tế kĩ thuật chủ yếu của Công ty

2.1.Đặc điểm về phạm vi hoạt động và các lĩnh vực kinh doanh

2.2.Cơ cấu vốn và tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh của Công ty

2.3.Đặc điểm về lao động của Công ty

2.4.Đặc điểm về tài chính của Công ty

 

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG VÀ XÂY DỰNG VINACONEX

II- THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CÔ PHẦN BÊ TÔNG VÀ XÂY DỰNG VINACONEX

1.Đánh giá khái quát thực trạng quản lý và sử dụng VCĐ tại Công ty cổ phần bê tông và xây dựng vinaconex .

1.1.Cơ cấu VCĐ theo nguồn hình thành và sự biến động của nó

1.2.Cơ cấu VCĐ về mặt hiện vật

1.3.Khấu hao TSCĐ ở Công ty cổ phần bê tông và xây dựng vinaconex

1.4.Tình hình bảo toàn và phát triển VCĐ của Công ty

2.Một số chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng VCĐ của Công ty cổ phần bê tông và xây dựng vinaconex

3.Những kết quả đạt được và những hạn chế còn tồn tại trong công tác quản lý và sử dụng VCĐ tại Công ty cổ phần bê tông và xây dựng vinaconex

3.1.Những kết quả đạt được

3.2.Những hạn chế còn tồn tại trong quá trình sử dụng VCĐ tại Công ty và nguyên nhân

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH ĐỐI VỚI CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG VÀ XÂY DỰNG VINACONEX .

I - HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNGVÀ XÂY DỰNG VINACONEX .

II – MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH Ở CÔNG TY

Giải pháp 1: Tăng cường công tác mở rộng thị trường là giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn cố định

Giải pháp 2: Tăng cường đầu tư đổi mới, bổ sung và tìm nguồn tài trợ cho tài sản cố định

Giải pháp 3: Thanh lý một số tài sản đã quá cũ hoặc không còn phù hợp với yêu cầu của quá trình kinh doanh

Giải pháp 4: Hoàn thiện công tác hạch toán kế toán

Giải pháp 5: Coi trọng công tác bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ CBCNV nhằm nâng cao trình độ sử dụng và quản lý TSCĐ

 

doc55 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 973 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn cố định tại Công ty cổ phần bê tông và xây dựng Vinaconex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hưởng 1 Tăng do mua sắm MMTB mới 15.082,094 - Dùng cho sản xuất 13.831,543 - Dùng cho quản lý 1.250,551 2 Giảm do khấu hao cơ bản, thanh lý -13.180,783 - Do khấu hao cơ bản -13.154,634 - Thanh lý -26,149 Cộng 1.901,311 (*) Nguồn: Phòng kế toán- Tài chính Để thấy rõ mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động của Vốn cố định của Công ty năm 2003, ta đi xem xét cơ cấu tài sản cố định về mặt hiện vật và theo tình hình sử dụng. 1.2. Cơ cấu vốn cố định về mặt hiện vật. Về mặt hiện vật cơ cấu vốn cố định của Công ty theo tài sản cố định gồm 5 loại chính là: Nhà cửa vật kiến trúc, phương tiện vận tải, máy thiết bị sản xuất, máy móc thiết bị quản lý và dùng cho phúc lợi. Như đã trình bày các loại tài sản cố định này được hình thành từ 4 nguồn khác nhau: Nguồn vốn ngân sách cấp, nguồn vốn tự bổ sung, nguồn vốn tín dụng và nguồn vốn khác do Công ty tự huy động. Tài sản cố định hữu hình Nhóm TSCĐ Chỉ tiêu Nhà cửa Phương tiện Vận tải MMTB sản xuất MMTB quản lý Cộng I.Nguyên giá TSCĐ 1.Số đầu kì 8.007.592.096 8.442.750.949 60.283.930.864 2.167.128.431 78.901.402.313 2.Tăng trong kì - 1.865.508.802 12.774.005.380 442.579.630 15.082.093.812 Trong đó:- Mua mới - 1.865.508.802 12.774.005.380 442.579.630 15.082.093.812 - Xd mới - - - - - 3.Giảm trong kì - - 387.559.180 6.957.720 394.516.900 Trong đó:- Thanh lý - - 381.184.000 6.957.720 388.141.720 - Chuyển 142 - - 6.375.180 - 6.375.180 4.Số cuối kì 8.007.592.096 10.308.259.751 72.670.377.064 2.602.750.341 93.588.979.225 Trong đó:- Chưa sd - - - - - Đã KH hết 30.719.301 1.643.793.000 9.324.283.572 561.483.135 11.560.279.017 - Chờ thanh lý 809.272.000 682.769.000 992.501.666 400.963.975 2.885.506.641 II.Giá trị hao mòn 1.Đầu kì 2.188.327.126 4.358.446.423 19.687.260.015 1.243.491.849 26.877.525.413 2.Tăng trong kì 157.756.184 1.270.612.163 11.228.362.759 497.920.400 13.154.633.506 3.Giảm trong kì - - 361.409.971 6.957.720 368.367.691 4.Cuối kì 2.346.083.310 5.629.058.586 29.954.212.803 1.734.436.529 39.663.791.228 III.Giá trị còn lại 1.Đầu kì 5.819.264.943 4.084.304.526 41.196.670.849 923.636.582 52.023.876.900 2.Cuối kì 5.661.580.759 4.679.201.165 42.716.164.261 868.313.812 53.925.187.997 - TSCĐ dùng để thế chấp, cầm cố khoản vay - 1.238.669.425 43.079.169.829 - 44.317.839.254 - TSCĐ tạm thời không sd - - - - - - TSCĐ chờ thanh lý 809.272.000 682.769.000 992.501.666 400.936.975 2.885.506.641 Tính đến 0h Ngày 01/01/2003 Đơn vị: đồng tình trạng kĩ thuật TSCĐ của Công ty cổ phần bê tông và xây dựng vinaconex năm 2003 Đơn vị tính: đồng. Loại TSCĐ Nguyên giá Khấu hao luỹ kế Hệ số hao mòn Đầu năm Cuối năm Đầu năm Cuối năm Đầu năm Cuối năm Chênh lệch A (1) (2) (3) (4) (5)= (3)/(1) (6)= (4)/(2) (7)= (6)- (5) I.TSCĐ hữu hình 78.901.402.313 93.588.979.225 26.877.525.413 39.663.791.228 0,341 0,424 0,083 1.Nhà cửa 8.007.592.096 8.007.592.096 2.188.327.126 2.346.083.310 0,273 0,293 0,020 2.Phương tiện vận tải 8.442.750.949 10.308.259.751 4.358.446.423 5.629.058.586 0,516 0,546 0,030 3.MMTB sản xuất 60.283.930.864 72.670.377.064 19.687.260.015 29.954.212.803 0,327 0,412 0,085 4.MMTB quản lý 2.167.128.431 2.602.750.341 1.243.491.849 1.734.436.529 0,574 0,666 0,092 II.TSCĐ vô hình - - - - - - - Tổng 78.901.402.313 93.588.979.225 26.877.525.413 39.663.791.228 0,341 0,424 0,083 (Nguồn: Phòng TCKT- Côngty cổ phần bê tông và xây dựng vinaconex). 1.3. Khấu hao tài sản cố định ở Công ty cổ phần bê tông và xây dựng vinaconex Khấu hao tài sản cố định là một yếu tố có liên quan đến hiệu quả sử dụng Vốn cố định. Việc trích đúng và đủ mức khấu hao theo quy định về công tác khấu hao sẽ góp phần phản ánh đúng thực chất hiệu quả sử dụng Vốn cố định. Như chúng ta đã biết, trong quả trình quản lý và sử dụng tài sản cố định, tài sản cố định luôn bị hao mòn dưới hai hình thức đó là hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình. Giá trị hao mòn được dịch chuyển vào giá trị sản phẩm qua hình thức khấu hao. Sau khi sản phẩm được tiêu thụ, số tiền khấu hao được trích lại được tích luỹ thành quỹ khấu hao tài sản cố định. Quỹ khấu hao được dùng để tái sản xuất giản đơn tài sản cố định (còn gọi là quỹ khấu hao cơ bản). Song trên thực tế, trong điều kiện tiến bộ của khoa học kỹ thuật, quỹ khấu hao cơ bản vẫn có khả năng tái sản xuất mở rộng tài sản cố định. Khả năng này có thể thực hiện được bằng cách Công ty sử dụng linh hoạt quỹ khấu hao được tích luỹ hàng năm như nguồn tài chính bổ sung cho các mục đích đầu tư phục vụ sản xuất kinh doanh và thu hồi doanh lợi (trên nguyên tắc hoàn quỹ), hoặc nhờ nguồn này đơn vị có thể đầu tư thay thế, đổi mới tài sản cố định ở những năm sau lớn hơn và hiện đại hơn những năm trước. Trên ý nghĩa đó, quỹ khấu hao được coi là nguồn tài chính quan trọng để tái sản xuất mở rộng tài sản cố định trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Do chức năng và tác dụng của mỗi loại tài sản cố định là khác nhau nên mỗi loại tài sản cố định được áp dụng một tỷ lệ khấu hao nhất định. Theo chế độ quy định tại Quyết định số 1062 năm 1999 của Bộ Tài chính thì những tài sản cố định, máy móc thiết bị đang được dùng tại Công ty được áp dụng trích khấu hao theo phươngs pháp khấu hao đường thẳng. Mức trích khấu hao trung bình năm cho tài sản cố định Công ty được trích như sau: Tỷ lệ trích khấu hao trung bình = Nguyên giá của TSCĐ Thời gian sử dụng Mức trích khấu hao TSCĐ tại Công ty cổ phần bê tông và xây dựng vinaconex Loại tài sản Thời hạn sử dụng Tỷ lệ khấu hao 1. Nhà cửa, vật kiến trúc 10 (năm) 10% 2. Máy móc thiết bị 6 (năm) 16,7% 3. Phương tiện vận tải 10 (năm) 10% 4. Thiệt bị văn phòng 4 (năm) 20% (*) Nguồn : Phòng tài chính- kế toán- Công ty cổ phần bê tông và xây dựng vinaconex Đánh giá tình hình thực hiện khấu hao của Công ty cổ phần bê tông và xây dựng vinaconex năm 2003 Đơn vị tính: Trđ Chỉ tiêu Nguyên giá Khấu hao Chênh lệch Nguyên giá Hao mòn Thực hiện Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Giá trị Tỷ lệ % Giá trị Tỷ lệ % I.Đầu kì 89.901,402 89.901,402 26.877,525 26.877,525 - - - - 1.Vốn NS cấp 5.572,932 5.572,932 2.333,976 2.333,976 - - - - 2.Vốn TBS 10.456,342 10.456,342 5.520,145 5.520,145 - - - - 3.Vốn khác 26.625,215 26.625,215 11.439,876 11.439,876 - - - - 4.Vốn tín dụng 36.246,914 36.246,914 7.583,529 7.583,529 - - - - II.Tăng trong kì 15.082,094 18.200,000 13.154,634 14.875,138 -3.117,906 -17,13 -1.720,504 -11,57 1.Vốn NS cấp - 109,116 2.Vốn TBS 743,727 939,938 3.Vốn khác 5.548,188 5.724,676 4.Vốn tín dụng 8.790,179 6.380,903 III.Giảm trong kì 394,520 360,000 368,368 469,581 34,520 9,59 -101,213 -21,55 1.Vốn TBS 98,850 80,125 2.Vốn khác 295,667 288,242 IV.Dư cuối kì 93.588,979 108.101,042 39.663,791 41.283,082 -14.512,063 -13,42 -1.619,291 -3,92 1.Vốn NS cấp 5.572,932 2.443,902 2.Vốn TBS 11.101,218 6.379,957 3.Vốn khác 31.877,735 16.876,310 4.Vốn tín dụng 45.037,093 13.964,432 (Nguồn: Phòng TCKT- Công ty cổ phần bê tông và xây dựng vinaconex) Qua bảng trên ta thấy trong năm Công ty đã thực hiện kế hoạch trích khấu hao tài sản cố định tương đối phù hợp so với kế hoạch đã đề ra đầu năm. Về tăng trong kỳ nguyên giá giảm so với kế hoạch là 3.117,906 Trđ tương ứng 17,13% nên khấu hao giảm 1.720,504 Trđ tương ứng 11,57%. Về giảm trong kỳ nguyên giá tăng 469,581 Trđ tương ứng 9,59% nhưng khấu hao lại giảm 101,213 Trđ tương ứng 21,55%. Phần này nguyên giá tăng có thể do thanh lý, nhượng bán tài sản cố định tăng, điều này có thể do công tác quản lý tài sản cố định tốt hơn nên đã kịp thời thanh lý những tài sản đã giảm chất lượng phục vụ sản xuất, quản lý hoặc do công tác quản lý sử dụng tài sản cố định chưa có hiệu quả nên tài sản cố định chóng hư hỏng. Công ty cần có biện pháp tích cực tìm hiểu để quản lý tài sản cố định có hiệu quả hơn. Vì vậy dư cuối kỳ nguyên giá tài sản cố định giảm 14.512,063 Trđ tương ứng 13,42% so với kế hoạch nên khấu hao cũng giảm 1.619,291 Trđ tương ứng 3,92% so với kế hoạch. Chỉ tiêu này cho ta thấy tuy Công ty thực hiện trích khấu hao giảm so với kế hoạch nhưng tỷ lệ giảm rất nhỏ, không đáng kể. So với năm 2002 Công ty đã thực hiện trích khấu hao tốt hơn và sát với kế hoạch đề ra. Như vậy, với cách tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng với tỷ lệ khấu hao như hiện nay, Công ty sử dụng tài sản cố định trong một thời gian nhất định là có thể khấu hao hết chúng. Yêu cầu đặt ra là Công ty phải không ngừng bổ sung, đổi mới máy móc thiết bị, tài sản cố định. Điều này có tác dụng tích cực đối với việc nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn cố định, hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty. Kế hoạch khấu hao trong năm 2004: Một số chỉ tiêu về kế hoạch khấu hao tài sản cố định của Công ty trong năm 2004 như sau: Dư đầu kỳ: 78.901,402 Trđ Giá trị bình quân tăng trong kỳ: 40.254,364 Trđ Giá trị bình quân giảm trong kỳ: 672,394 Trđ Giá trị TSCĐ phải trích khấu hao = (1) + (2)- (3) = 118.483,372 Trđ Tỷ lệ khấu hao bình quân: 11,726% Mức khấu hao năm KH = (4)x(5) = 13.893,360 Trđ Vậy Công ty cần phải có biện pháp quản lý sử dụng tài sản cố định có hiệu quả, đặc biệt phải thực hiện trích khấu hao tài sản cố định đúng như kế hoạch đã dự tính để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. 1.4. Tình hình bảo toàn và phát triển Vốn cố định tại công ty. Bảo toàn và phát triển vốn cố định là yếu tố quan trọng đảm bảo cho các doanh nghiệp duy trì và phát triển vốn sản xuất kinh doanh. Hàng năm các doanh nghiệp Nhà nước sau khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công bố hệ số điều chỉnh giá trị tài sản cố định của từng ngành kinh tế, kỹ thuật sẽ tiến hành điều chỉnh, tăng giá trị tài sản cố định, thực hiện bảo toàn và phát triển Vốn cố định. Khấu hao là một biện pháp quản lý Vốn cố định nhằm thu hồi vốn đầu tư cơ bản vào TSCĐ để tái sản xuất. Nguyên lý này được thực hiện trong điều kiện sản xuất và tiêu thụ sản phẩm diễn ra bình thường, trôi trẩy trong một nền kinh tế ổn định, không có lạm phát và không có sự biến động giá cả. Nhưng trên thực tế những điều kiện như vậy rất hiếm có, nói chung các điều kiện đều nằm trong trạng thái “động”. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường thì các biến động của yếu tố kinh tế càng thể hiện mạnh mẽ hơn. Xu thế chung của sự biến động là sự mất giá của tiền tệ và sự tăng giá của hàng hoá trên thị trường. Điều này dẫn đến tình trạng là một lượng tiền của ngày hôm nay sẽ mua được nhiều hàng hoá hơn một lượng tiền như vậy vào thời gian sau. Trong điều kiện đó chúng ta luôn luôn cố định nguyên giá TSCĐ để tính khấu hao trong nhiều năm thì tất yếu rằng số tiền khấu hao thu được sẽ không đủ để mua sắm TSCĐ cùng loại khi tài sản hết thời gian sử dụng. Chính vì lý do như vậy mà trong công tác quản lý Vốn cố định người ta phải đặt ra vấn đề bảo toàn vốn. Bảo toàn vốn có nghĩa là trong quá trình vận động cho dù vốn cố định được biểu hiện dưới hình thái nào đi chăng nữa thì khi được một vòng tuần hoàn, vốn cố định vẫn được tái đầu tư cũng bằng quy mô cũ để có thể trang bị lại cho bằng hoặc hơn cũ ở thời điểm hiện tại. Để có thể bảo toàn Vốn cố định, thông thường người ta sử dụng các biện pháp như đánh giá và đánh giá lại tài sản cố định, lựa chọn phương pháp khấu hao phù hợp, sửa chữa và xác định hiệu quả kinh tế của công tác sửa chữa lớn TSCĐ và nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn cố định trong doanh nghiệp. Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác bảo toàn vốn sẽ có một ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý tài chính doanh nghiệp. Việc bảo toàn Vốn cố định không chỉ là cơ sở đảm bảo cho doanh nghiệp thực hiện quá trình tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng mà còn tạo ra cơ sở để các doanh nghiệp có thể so sánh thực sự đúng đắn giữa chi phí bỏ ra và kết quả do hoạt động sản xuất kinh doanh đem lại, từ đó có thể xác định chính xác được hiệu quả sử dụng Vốn cố định của doanh nghiệp. Trong năm 2003, tính theo yêu cầu bảo toàn Vốn cố định thì lợi nhuận Công ty đạt được phản ánh đúng thực chất và hiệu quả sử dụng vốn cố định và lợi nhuận là 1.060,891 Trđ. Trong thời gian tới Công ty cần tiếp tục thực hiện tốt công tác bảo toàn và phát triển vốn. Phấn đấu phát triển Vốn cố định, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng vốn cố định nói riêng. 2.Một số chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng Vốn cố định của Công ty cổ phần bê tông và xây dựng vinaconex Tài sản cố định thể hiện hình thái vật chất của Vốn cố định. Trên cơ sở kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm qua và các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả sử dụng Vốn cố định đã được trình bày ở phần lý luận, ta đi phân tích hiệu quả sử dụng Vốn cố định tại Công ty. 2.1.Hiệu suất sử dụng tài sản cố định. Hiệu suất sử dụng TSCĐ = Tổng doanh thu (hoặc DT thuần) Nguyên giá TSCĐ sử dụng bình quân năm + Tổng doanh thu năm 2002: 203.871,954 Trđ. + Tổng doanh thu năm 2003: 315.959,832 Trđ. Nguyên giá TSCĐ bq năm = NG TSCĐ đâù kì + NG TSCĐ cuối kì 2 Nguyên giá TSCĐ bq năm 2002 = 44.725,809 + 78.901,402 2 = 61.813,606 Trđ Nguyên giá TSCĐ bq năm 2003 = 78.901,402 + 93.588,979 2 = 86.245,191 Trđ Chỉ tiêu này phản ánh một đồng tài sản cố định bỏ vào sản xuất kinh doanh đem lại bao nhiêu đồng doanh thu (hoặc DT thuần). Sức sản xuất của tài sản cố định Công ty năm 2002 là 3,298 (đồng doanh thu/ đồng nguyên giá tài sản cố định), năm 2003 là 3,664 (đồng doanh thu/ đồng nguyên giá tài sản cố định), với mức tăng là 0,,366 so với năm 2002 tương ứng với tỉ lệ tăng 11,097%. Nếu như sức sản xuất của năm 2002 bằng sức sản xuất của năm 2003 thì để đạt được doanh thu của năm 2002 Công ty chỉ cần sử dụng: 203.871,954 = 55.641,909 Trđ nguyên giá TSCĐ 3,664 Như vậy so với năm 2002, năm 2003 công ty tiết kiệm sử dụng: 61.813,606 – 55.641,909 = 6.171,697 Trđ nguyên giá TSCĐ với sức sản xuất cao, nguyên nhân do công ty trong năm 2003 đã đầu tư thêm một số máy móc thiết bị chuyên dụng mới đã làm giảm bớt chi phí kinh doanh. + Mức tăng tổng doanh thu từ 203.871,954 Trđ năm 2002 lên 315.959,832 Trđ năm 2003 tương ứng với tỉ lệ tăng là 54,98%. + Mức tăng nguyên giá tài sản cố định sử dụng bình quân trong năm 2003 so với năm 2002 là 24.431,585 Trđ, tương ứng với tỉ lệ tăng là 39,52%. Như vậy sức sản xuất của TSCĐ năm 2003 cao hơn sức sản xuất của TSCĐ năm 2002. 2.2. Suất hao phí của TSCĐ. Đây chính là chỉ tiêu nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu suất sử dụng theo nguyên giá TSCĐ, chỉ tiêu suất hao phí của TSCĐ cho biết để tạo ra một đồng doanh thu thì công ty cần bỏ vào sản xuất bao nhiêu đồng nguyên giá tài sản cố định. Suất hao phí của TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ sử dụng bình quân Tổng doanh thu (hoặc DT thuần) +Năm 2002 là: 0,303 (đồng nguyên giá/ đồng doanh thu) +Năm 2003 là: 0.273 (đồng nguyên giá/ đồng doanh thu) Với thực tế này suất hao phí của TSCĐ năm 2003 đã giảm so với năm 2002 là 0,030 (đồng nguyên giá/ đồng doanh thu), tương ứng với tỉ lệ giảm là 9,90%. Điều đó có nghĩa là với chỉ tiêu này công ty đã sử dụng TSCĐ trong năm 2003 có hiệu quả hơn so với năm 2002. 2.3.Tỷ suất lợi nhuận Vốn cố định. Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VCĐ trong kì có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế (hoặc LN sau thuế thu nhập). Tỷ suất lợi nhuận VCĐ = Lợi nhuận (hoặc LN thuần) VCĐ bình quân trong kì + Lợi nhuận trước thuế năm 2002: 3.078,858 Trđ. + Lợi nhuận trước thuế năm 2003: 1.060,891 Trđ. VCĐ sử dụng bình quân trong kì = VCĐ đầu kì + VCĐ cuối kì 2 Trong đó, số Vốn cố định ở đầu kì (hoặc cuối kì) được tính theo công thức: Số VCĐ đầu kì (hoặc cuối kì) = NG TSCĐ đầu kì (hoặc cuối kì) - Khấu hao luỹ kế đầu kì (hoặc cuối kì) VCĐ sử dụng bình quân năm 2002 = 25.763,883 + 52.023,877 2 = 38.893,880 Trđ. VCĐ sử dụng bình quân năm 2003 = 53.023,877 + 53.925,188 2 = 53.474,533 Trđ. Tỷ suất lợi nhuận VCĐ năm 2002 là 0,079 (đồng lợi nhuận/ đồng VCĐ), của năm 2003 là 0,020 (đồng lợi nhuận/ đồng VCĐ), tức là tỷ suất lợi nhuận VCĐ năm 2003 giảm 0,059 (đồng lợi nhuận/ một đồng VCĐ), tương ứng với tỉ lệ giảm là 74,68%. Như vậy giá trị một đồng lợi nhuận tạo ra bởi một đồng VCĐ năm 2003 rất nhỏ so với năm 2002 là 0,020 (đồng lợi nhuận/ đồng VCĐ). Nguyên nhân chủ yếu do lợi nhuận trước thuế thu nhập mà Công ty đạt được năm 2003 giảm rất lớn so với năm 2002 và mức tăng VCĐ trong năm 2003 so với năm 2002. + Mức giảm của lợi nhuận trước thuế thu nhập là 2.017,967 Trđ, tương ứng với tỉ lệ giảm 65,54%. + Mức tăng của Vốn cố định là 14.580,653 Trđ, tương ứng với tỉ lệ tăng 37,49%. 2.4.Hiệu suất sử dụng Vốn cố định: Hiệu suất sử dụng Vốn cố định phản ánh một đồng Vốn cố định bỏ vào sản xuất kinh doanh mang lại bao nhiêu đồng doanh thu: Hiệu suất sử dụng VCĐ = Tổng doanh thu (hoặc DT thuần) VCĐ sử dụng bình quân + Tổng doanh thu năm 2002: 203.871,954 Trđ. + Tổng doanh thu năm 2003: 315.959,832 Trđ. + Vốn cố định bình quân năm 2002: 38.893,880 Trđ. + Vốn cố định bình quân năm 2003: 53.474,533 Trđ. Như vậy hiệu suất sử dụng Vốn cố định năm 2002 là 5,242 (đồng doanh thu/ đồng Vốn cố định) và năm 2003 là 5,909 (đồng doanh thu/ đồng Vốn cố định). Số liệu trên cho thấy hiệu suất sử dụng Vốn cố định theo doanh thu năm 2003 so với năm 2002 đã tăng 0,667 (đồng doanh thu/ đồng vốn cố định) tương ứng với tỷ lệ tăng 12,72%. Nguyên nhân hiệu quả sử dụng Vốn cố định theo doanh thu năm 2003 cao hơn năm 2002 là do trong năm 2003 Vốn cố định và tổng doanh thu đều tăng nhưng tổng doanh thu tăng mạnh hơn Vốn cố định làm cho hiệu suất sử dụng Vốn cố định tăng. + Mức tăng tổng doanh thu từ 203.871,954 Trđ năm 2002 lên 315.959,832 Trđ năm 2003 tương ứng với tỉ lệ tăng là 54,98%. + Mức tăng của Vốn cố định sử dụng bình quân từ 38.893,880 Trđ vào năm 2002 lên 53.474,533 Trđ vào năm 2003, tương ứng 37,49% nhỏ hơn tỉ lệ tăng của tổng doanh thu thực hiện được. 2.5.Hàm lượng Vốn cố định. Chỉ tiêu hàm lượng Vốn cố định là đại lượng nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu suất sử dụng Vốn cố định. Nó phản ánh để tạo ra một đồng doanh thu (hoặc doanh thu thuần) thì cần bao nhiêu đồng Vốn cố định. Hàm lượng VCĐ = VCĐ sử dụng bình quân Tổng doanh thu (hoặc DT thuần) Ta thấy hàm lượng Vốn cố định năm 2002 là 0,191 (đồng Vốn cố định/ đồng doanh thu) và năm 2003 là 0,196 (đồng Vốn cố định/ đồng doanh thu), năm 2003 giảm so với năm 2002 là 0.022 (đồng Vốn cố định/ đồng doanh thu) tương ứng với tỷ lệ giảm 11,52%. Điều này cho ta thấy việc sử dụng Vốn cố định năm 2003 đã có hiệu quả hơn năm 2002 . 2.6) Hệ số hao mòn TSCĐ. Chỉ tiêu hệ số hao mòn TSCĐ phản ánh mức độ hao mòn của TSCĐ trong doanh nghiệp so với thời điểm ban đầu. Hệ số càng lớn chứng tỏ độ hao mòn TSCĐ càng cao và ngược lại. Hệ số hao mòn TSCĐ = Số tiền khấu hao luỹ kế NG TSCĐ ở thời điểm đánh giá Trong năm 2003: Hệ số hao mòn TSCĐ đầu kì = Số tiền khấu hao luỹ kế đầu kì NG TSCĐ đầu kì Hệ số hao mòn TSCĐ đầu kì = 26.877,525 78.901,402 = 0,341 Hệ số hao mòn TSCĐ cuối kì = 39.633,791 93.588,979 = 0,423 Như vậy hệ số hao mòn TSCĐ năm 2003 tăng so với năm 2002 tương ứng với tỷ lệ tăng là 24,05%. Công ty cần có biện pháp điều chỉnh mức độ khấu hao cho phù hợp với sức sản xuất của TSCĐ. Tổng hợp các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng VCĐ của công ty được phản ánh ở biểu sau: Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng Vốn cố định tại Công ty cổ phần bê tông và xây dựng vinaconex Đơn vị tính: Trđ Chỉ tiêu 2002 2003 So sánh Chênh lệch Tỷ lệ (%) 1. Tổng doanh thu 203.871,954 315.959,832 112.087,878 54,98 2. Lợi nhuận trước thuế 3.078,858 1.060,891 -2.017,967 -65,54 3. Nguyên giá TSCĐ bình quân 61.813,606 86.245,191 24.431,585 39,52 4. VCĐ bình quân. 38.893,880 53.474,533 14.580,653 37,49 5. Hiệu suất sử dụng TSCĐ (5) = (1)/(3) 3,298 3,664 0,366 11,10 6. Suất hao phí của TSCĐ (6)=(3)/(1) 0,303 0,273 -0,030 -9,90 7. Tỷ suất lợi nhuận VCĐ (7)=(2)/(3) 0,079 0,020 -0,059 -74,68 8. Hiệu suất sử dụng VCĐ (8)=(1)/(4) 5,242 5,909 0,667 12,72 9. Hệ số hao mòn TSCĐ 0,341 0,423 0,082 24,05 (Nguồn: Phòng tài chính kế toán Công ty cổ phần bê tông và xây dựng vinaconex) 3.Những kết quả đạt được và những hạn chế còn tồn tại trong công tác quản lý sử dụng Vốn cố định tại Công ty cổ phần bê tông và xây dựng vinaconex Qua thời gian thực tập tại Công ty cổ phần bê tông và xây dựng vinaconex, được nghiên cứu tìm hiểu thực tế quá trình xây dựng, phát triển của Công ty, em xin phép được nhận xét về những ưu nhược điểm còn tồn tại trong quá trình sử dụng vốn cố định tại Công ty như sau: 3.1.Những kết quả đạt dược trong việc quản lý và sử dụng Vốn cố định. Công ty cổ phần bê tông và xây dựng vinaconex là một doanh nghiệp Nhà nước chuyển sang cơ chế thị trường, thực hiện hạch toán độc lập, Công ty đã gặp phải những khó khăn chung là tình trạng thiếu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất là vốn đầu tư cho tài sản cố định, đội ngũ CBCNV đã có trình độ cao song cần phải được bồi dưỡng, học tập để nâng cao trình độ, trình độ chuyên môn kỹ thuật lúc đầu còn hạn chế, phải tự cạnh tranh đi lên bằng chính khả năng của mình. Nhưng nhờ có sự mạnh dạn của ban lãnh đạo Công ty, chủ trương đúng đắn, coi chất lượng là yếu tố hàng đầu. Trải qua quá trình phát triển, Công ty đã trưởng thành và củng cố được chỗ đứng vững chắc trong ngành xây dựng cũng như trên thị trường. Thực tế cho thấy Công ty là một trong số ít các doanh nghiệp Nhà nước đã đảm bảo sản xuất kinh doanh ổn định, giá trị sản lượng, lợi nhuận và các khoản thu nộp ngân sách Nhà nước hàng năm đều tăng trưởng rất nhanh, việc làm và đời sống của CBCNV trong Công ty được đảm bảo. Trong quản lý và sử dụng vốn cố định, Công ty đã thu được những kết quả sau: a) Công ty đã tận dụng tối đa số Vốn cố định hiện có. Ngoài số vốn ngân sách cấp và số vốn tự bổ sung, hàng năm Công ty còn huy động thêm một lượng vốn đáng kể thuộc nguồn khác. Vốn cố định luôn có vai trò quyết định đối với sự thành bại của các doanh nghiệp, nhất là đối với doanh nghiệp nào có tỷ lệ Vốn cố định lớn. Mặt khác do đặc trưng của lĩnh vực tư vấn, thiết kế xây dựng là cần phải có một lượng Vốn cố định lớn để có thể đầu tư cho máy móc thiết bị phục vụ thi công nhiều công trình trong cùng một thời gian nên thiếu về Vốn cố định để đầu tư cho các hoạt động này là điều khó tránh khỏi. Chính vì thế trong năm 2002 Công ty đã đầu tư chiều sâu, mua sắm thay thế các máy móc, thiết bị hiện đại phục vụ trực tiếp cho sản xuất kinh doanh với giá trị trên 15 tỷ đồng. Trong cơ cấu Vốn cố định hiện nay, một lượng vốn đáng kể là các thiết bị kiểm soát, kiểm tra chất lượng công trình, các thiết bị văn phòng. Đây là những tài sản trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. b) Để đảm bảo việc tái đầu tư tài sản cố định, Công ty còn thường xuyên thực hiện việc tính và trích khấu hao TSCĐ. Hàng năm Công ty tiến hành trích khấu hao đúng theo kế hoạch nhằm bổ sung vào quỹ khấu hao, tái đầu tư cho tài sản cố định. Qua đó thực tế hiệu quả sử dụng vốn cố định đã tăng lên rõ rệt. Trong năm qua tài sản cố định của Công ty đã được đổi mới một phần. Mặt khác hệ số sử dụng tài sản cố định qua hai năm 2002 và năm 2003 cho thấy khả năng tiếp tục phục vụ của tài sản cố định tại Công ty vẫn còn dồi dào. Trong những năm tới thực hiện đầu tư chiều sâu, mua sắm, trang bị các máy móc thiết bị hiện đại phục vụ trực tiếp công tác tư vấn, khảo sát và thiết kế công trình cũng như số máy móc, thiết bị hiện có phát huy hết năng lực trong sản xuất kinh doanh thì hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty sẽ tăng lên. c) Điểm quan trọng nhất trong quá trình sử dụng vốn cố định thời gian qua đem lại là tạo được doanh số và lợi nhuận đáng kể cho Công ty. Hiện nay, trong khi nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, không thích nghi với cơ chế thị trường và phá sản, thì các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty bước đầu hoạt động đã có hiệu quả và đem lại lợi nhuận, mặc chưa phải là lớn nhưng đó cũng là một thành quả đáng khích lệ. d) Thông qua việc quản lý và sử dụng vốn cố định có hiệu quả, Công ty đã tạo được uy tín đối với chủ đầu tư các công trình. Mặt khác công tác tư vấn, khảo sát thiết kế công trình của Công ty ngày càng được nâng cao, đáp ứng được yêu cầu về chất lượng công trình của các đối tác tham gia thi công công trình. e) Về bảo toàn và phát triển vốn cố định, trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay việc bảo toàn và phát triển vốn nói chung là một vấn đề khó khăn đối với các doanh nghiệp. Do đặc điểm của Công ty là Vốn cố định rất quan trọng trong tổng số vốn sản xuất kinh doanh nên sự biến động của Vốn cố định sẽ ảnh hưởng đến tình hình tài chính trong Công ty. 3.2 Những hạn chế còn tồn tại trong quá trình quản lý và sử dụng Vốn cố định tại Công ty và nguyên nhân. Mặc dù trong quá trình sử dụng Vốn cố định, Công ty có nhiều cố gắng và đã đạt được những thành tựu đáng kể, song quá trình sử dụng Vốn cố định của Công ty cũng còn bộc lộ một số hạn chế, thiếu sót nhất định. Để có thể nâng cao được hiệu quả sử dụng Vốn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7920.doc
Tài liệu liên quan