Chuyên đề Một số biện pháp tài chính chủ yếu để tăng lợi nhuận ở Công ty cổ phần Mía Đường Lam Sơn

MỤC LỤC

Lời nói đầu: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1

Phần I: Khái quát chung về lịch sử hình thành, cơ cấu tổ chức

hoạt động và quản lý tài chính của công ty cổ phần Mía Đường Lam

Sơn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2

 I. Đặc điểm chung của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn . . . . . . . 2

 1. Lịch sử hình thành và phát triển . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2

 2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty . . . . . . . . . . . . . 3

 II. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3

 1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3

 2. Chức năng, nhiệm vụ tổ chức điều hành quản lý tại công ty . . . . . . . . . 3

 III. Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4

 1. Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4

 2. Chức năng, nhiệm vụ của các thành viên trong phòng kế toán của

Công ty . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4

 3. Hình thức và phương pháp kế toán doang nghiệp áp dụng . . . . . . . . . . 6

 4. Năm tài chính của Công ty . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7

 Phần II: Thực trạng về hoạt động kinh doanh và tình hình lợi

nhuận của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 8

 I. Khái quát về Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn . . . . . . . . . . . . . . 8

 II. Tình hình hoạt động của Công ty cổ phần mía đường LSơn . . . . . . 8

 1. Về khó khăn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 8

 2. Về thuận lợi . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 9

 3. Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty . . . . . . . 9

 a. Về tổng doanh thu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 9

 b. Về lợi nhuận . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 10

 Phần III: Một số đề xuất góp phần tăng lợi nhuận ở Công ty cổ

phần mía đường Lam Sơn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 13

 Kết luận . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 15

 Phần phụ lục . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 16

 

 

doc33 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1453 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số biện pháp tài chính chủ yếu để tăng lợi nhuận ở Công ty cổ phần Mía Đường Lam Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các đơn vị: Văn phòng tổng hợp, Phòng tài chính kế toán, phòng vật tư & tiêu thụ sản phẩm, Chi nhánh Hà nội, Nhà máy bánh kẹo, đại diện của lãnh đạo phụ trách chất lượng. Báo cáo HĐQT về tình hình SXKD của Công ty. - Các Phó Tổng giám đốc giúp Tổng giám đốc giải quyết các công việc của Công ty trong phạm vi được uỷ quyền, và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và HĐQT. - Các Nhà máy, XN, phòng ban nghiệp vụ tham mưu giúp việc cho Tổng giám đốc theo đúng chức năng nhiệm vụ quyền hạn đã được phân công trong quá trình SXKD nhằm SXKD ổn định đạt hiệu quả chất lượng cao, đồng thời tiết kiệm CP, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, tăng thu nhập cho CBCNV và cho người trồng mía, trong đó có sự phân công chuyên môn hoá rõ rệt. * Ưu nhược điểm của của mô hình tổ chức quản lý: - Đây là mô hình tổ chức quản lý thích hợp theo hướng nâng cao quyền tự chủ của các đơn vị thành viên trong Công ty. - Các đơn vị được áp dụng theo những quy định cụ thể và được hoạt động theo Pháp luật và các Quy định của Công ty. Tuy nhiên đây cũng là mô hình mang tính chất phức tạp với số lượng cán bộ quản lý đông. Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty: 1. Sơ đồ bộ máy Kế toán của Cty: (Xem phụ lục số 2) 2. Chức năng, nhiệm vụ của các thành viên trong phòng kế toán của Cty: Để phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh và đáp ứng yêu cầu quản lý của Công ty, Công ty lựa chọn hình thức tổ chức công tác kế toán vừa tập trung vừa phân tán. Lựa chọn hình thức này mới có thể ghi chép, phản ánh một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời tình hình kinh tế phát sinh tại các đơn vị trực thuộc nói riêng và cũng như của toàn Công ty nói chung . - Phòng kế toán của Công ty gồm có 15 người được bố trí phân công phù hợp theo từng chức năng, nhiệm vụ của mỗi người, mỗi phần hành. Thực hiện theo hướng dẫn HD-0.008/TV ngày 29/9/2001 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của CBCNV phòng tài chính kế toán Công ty, cụ thể như sau: + Kế toán trưởng - kiêm Trưởng phòng TCKT: Giúp Tổng giám đốc điều hành, tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán thống kê và hạch toán kinh tế toàn Công ty, đồng thời làm nhiệm vụ tổ chức chỉ đạo công tác tài chính. Tổ chức bộ máy kế toán thống kê phù hợp với tổ chức SXKD. Kiểm tra việc ghi chép ban đầu, chấp hành chế độ báo cáo thống kê, kiểm tra xét duyệt báo cáo quyết toán của các đơn vị cấp dưới và quyết toán của Công ty. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh, tổ chức hướng dẫn thi hành kịp thời các chế độ, thể lệ tài chính, kế toán của Nhà nước và các qui định của Công ty về quản lý tài chính. Tổ chức bảo quản lưu trữ hồ sơ theo qui định .... + Phó phòng tài chính kế toán: Giúp việc Kế toán trưởng giải quyết các công việc chuyên môn được Kế toán trưởng phân công, khi Kế toán trưởng đi vắng thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Kế toán trưởng theo uỷ quyền. + Kế toán Tổng hợp, và kế toán nguồn vốn quỹ: (+) Kế toán Tổng hợp : Kiểm tra soát xét chứng từ tổng hợp tại Công ty, kiểm tra số liệu báo cáo kế toán của các đơn vị trực thuộc trước khi tổng hợp toàn Công ty. Lập báo cáo quyết toán toàn Công ty theo mẫu qui định. Chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng về số liệu tổng hợp của mình trên các báo cáo và sổ sách tổng hợp. (+) Kế toán nguồn vốn quỹ: Theo dõi và hạch toán tổng hợp và chi tiết các TK 411,412,413,414,415,416,431,441,451,466, đồng thời lên nhật ký số 10, mỗi TK được ghi trên một tờ nhật ký. + Kế toán tập hợp chi phí tính giá thành SP: Giám sát kiểm tra các khoản chi phí , tính đúng tính đủ, chính xác kịp thời các khoản chi phí tạo lên giá thành SP. +Kế toán tiệu thụ và xác định kết quả KD và kế toán thuế: Giám sát tình hình biến động giá cả thị trường và tình hình bán hàng, soát xét các CP bán hàng, CP quản lý và các chi phí khác có liên quan, xác định tổng doanh thu , tổng CP để kết chuyển xác định kết quả lỗ lãi, kiểm tra việc sử dụng và lưu trữ hoá đơn bán hàng , tình hình thanh toán với ngân sách nhà nước. Tham gia kiểm tra đánh giá hàng tồn kho theo đúng quy định , lập báo cáo gửi Kế toán trưởng và Lãnh đạo Công ty. + Kế toán tiền mặt: Giám sát tình hình thu chi quỹ tiền mặt. Kiểm tra tính pháp lý của chứng từ gốc trước khi làm phiếu chi. Hàng ngày đối chiếu với thủ quỹ, in báo cáo quỹ, rút số dư cuối ngày báo cáo Tổng giám đốc và Kế toán trưởng. Kiểm tra nhận lại chứng từ thu chi trong ngày từ thủ quỹ. Hạch toán chi tiết, tổng hợp quỹ tiền mặt ( Bảng kê số 1 và nhật ký chứng từ số 1). Cuối quí, năm kế toán quỹ tiền mặt phải lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ. + Kế toán ngân hàng: Giám sát tình hình biến động của tiền vay, tiền gửi trên các tài khoản của Công ty tại ngân hàng, kiểm tra chứng từ trước khi thanh toán qua ngân hàng, hạch toán chi tiết, tổng hợp tiền gửi, tiền vay. Cuối tháng phải có đối chiếu số dư tiền gửi, tiền vay, lãi của từng ngân hàng. + Kế toán nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ: Giám sát tình hình nhập xuất tồn kho, kiểm tra tình hình dự trữ vật tư. Kiểm tra việc chấp hành chế độ bảo quản dự trữ và sử dụng vật tư tồn kho. Tham gia kiểm kê đánh giá hàng tồn kho theo đúng qui định, hạch toán tổng hợp, lập báo gửi lên Kế toán trưởng. +Kế toán tài sản cố định: Tính toán, kiểm tra việc chấp hành qui chế đầu tư XDCB, mua sắm TSCĐ, sửa chữa, kiểm tu, nâng cấp máy móc thiết bị của từng đơn vị. Ghi chép phản ánh tình tăng giảm, giá trị hiện có của TSCĐ. Tính toán phân bổ chính xác khấu hao TSCĐ vào chi phí kinh doanh cho từng đối tượng. Hạch toán tổng hợp TSCĐ. Cuối quí (năm) lập báo cáo giải trình tăng giảm TSCĐ theo nguồn hình thành. + Kế toán Công nợ: Theo dõi và hạch toán các khoản phải thu phải trả của doanh nghiệp, cập nhật chứng từ hàng ngày, hạch toán kịp thời chính xác. Hàng tháng (quí) lập bảng cân đối công nợ của từng loại công nợ trong kỳ, lập báo cáo trình kế toán trưởng. + Kế toán tiền lương: Tính cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp, trích các khoản BHXH, BHYT, Kinh phí công đoàn. + Kế toán chuyên quản các đơn vị trực thuộc Công ty: Ngoài các nhiệm vụ kế toán nêu trên, mỗi kế toán còn được phân công trực tiếp chuyên quản một hoặc nhiều đơn vị trực thuộc Công ty. Kế toán chuyên quản chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng về việc theo dõi giám sát quá trình hạch toán kế toán của đơn vị thành viên do mình chuyên quản đảm bảo chính xác, trung thực. + Tại các đơn vị trực thuộc bộ máy Kế toán được tổ chức phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị. Phòng Tài chính Kế toán Công ty trực tiếp chỉ đạo, kiểm soát và tổng hợp báo cáo tài chính từ các đơn vị này. 3. Hình thức và phương pháp kế toán doanh nghiệp áp dụng: Công ty áp dụng hình thức kế toán nhật ký chứng từ theo chương trình kế toán trên máy vi tính. ( Sử dụng phần mềm kế toán AC Soft của phòng TM và Công nghiệp VN) Đặc điểm chủ yếu của hình thức này là sự kết hợp ghi chép theo thứ tự thời gian với việc ghi sổ theo hệ thống giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết, giữa việc ghi chép hàng ngày và việc ghi chép cuối tháng . + Ghi chép kế toán theo hình thức này có một số nguyên tắc cơ bản sau: a. Tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên có của các tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo hệ thống các tài khoản đối ứng bên nợ. b. Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian với việc hệ thống hoá các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế. c. Kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên cùng một sổ kế toán và trong cùng một quá trình ghi chép. d. Sử dụng các mẫu sổ in sẵn các quan hệ đối ứng tài khoản, chỉ tiêu quản lý kinh tế và lập báo cáo tài chính. + Hệ thống sổ kế toán của công ty bao gồm có: - Sổ nhật ký chứng từ (từ số 1 đến số 10). - Bảng kê từ số 1 đến số 11 (trừ số 7 không có). - Sổ cái các tài khoản: - Các bảng phân bổ, sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết. + Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán nhật ký chứng từ + Trình tự luân chuyển chứng từ theo hình thức NKCT (Sơ đồ xem phụ lục số 3) + Phương pháp tập hợp: - Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc đã được kiểm tra lấy số liệu ghi trực tiếp vào các nhật ký chứng từ hay các bảng kê, sổ chi tiết có liên quan. Đối với các loại chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh nhiều lần hoặc mang tính chất phân bổ, các chứng từ gốc trước hết được tập hợp và phân loại trong các bảng phân bổ, sau đó lấy số liệu của bảng phân bổ ghi vào bảng kê và nhật ký chứng từ có liên quan. - Cuối tháng khoá sổ cộng số liệu trên các nhật ký chứng từ, kiểm tra đối chiếu số liệu trên các nhật ký chứng từ với các sổ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các nhật ký chứng từ ghi vào sổ cái. - Số liệu ở các sổ cái và một số chỉ tiêu trong nhật ký chứng từ và bảng kê, các bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập báo cáo tài chính. Hình thức nhật ký chứng từ rất phù hợp với Công ty vì Công ty có quy mô sản xuất lớn. Trình độ nghiệp vụ kế toán của cán bộ kế toán vững vàng hơn nữa có rất nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Để phục vụ tốt cho công tác tổ chức kế toán Công ty đã và đang trang bị cho phòng kế toán các phương tiện, kỹ thuật tính toán hiện đại. ( Hiện nay, Công ty đang triển khai phần mềm kế toán mới của hãng Oracle-Mỹ thông qua Công ty FPT triển khai. Dự kiến 1/1/2006 hệ thống này được vận hành). 4. Năm tài chính của Công ty: - Năm tài chính bắt đầu từ ngày 01/01 đến cuối ngày 31/12 hàng năm. - Chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng hệ thống kế toán DN Việt Nam ban hành theo Quyết định 1141TC/QĐ/CĐKT ngày 01 tháng 11 năm 1995 đã sửa đổi,bổ sung đến tháng 11 năm 2001, Chế độ báo cáo tài chính DN ban hành theo Quyết định 167/2000/QĐ/BTC ngày 25 tháng 10 năm 2000 của bộ trưởng bộ tài chính và các thông tư hướng dẫn, sửa đổi bổ sung Quyết định 1141TC/QĐ/CĐKT của bộ tài chính. phần II Thực trạng về hoạt động kinh doanh và tình hình lợi nhuận của công ty cổ phần mía đường lam sơn I. Khái quát về công ty cổ phần mía đường Lam Sơn: Hình thức sở hữu vốn: Là Công ty cổ phần. Lĩnh vực kinh doanh: Công nghệ Đường, Cồn, Nha, Nước uống có cồn và không có cồn, chế biến các sản phẩm sau đường, nông lâm sản, thức ăn gia súc, dịch vụ vận tải, cơ khí, cung ứng vật tư nguyên liệu, sản xuất và cung ứng giống, cây con, tiêu thụ sản phẩm. Tổng số nhân viên: 1.414 người .Trong đó, Nhân viên quản lý 42 người. Năm 1999, thực hiện chủ chương của Đảng và Nhà nước về đổi mới, sắp xếp lại Doanh nghiệp Nhà nước, Công ty là đơn vị sản xuất chế biến mía đường đầu tiên của Bộ NN & PTNT thực hiện cổ phần hóa theo quyết định số 1133/QĐ-TTg ngày 06 -12 -1999 của Thủ tướng Chính phủ, đến năm 2004 đạt được các chỉ tiêu như sau: - Vốn điều lệ : 200.000.000.000đ (Hai trăm tỷ đồng) Trong đó: - Vốn Nhà nước : 36,425 tỷ đồng - Chiếm 18,21% - Vốn của các cổ đông : 163,575 tỷ đồng - Chiếm 81,79% + Người LĐ trong DN: 63,749 tỷ đồng - Chiếm 31,87% + Người LĐ trồng và bán mía: 19,437 tỷ đồng - Chiếm 9,72% + Các đối tượng ngoài DN: 53,294 tỷ đồng - Chiếm 26,65% + Cổ phiếu ngân quỹ: 27,09 tỷ đồng - Chiếm 13,55% Công ty có tư cách pháp nhân đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt nam. iI. Tình hình hoạt động của công ty cổ phần mía đường Lam Sơn: Công ty sản xuất mang tính thờì vụ, hàng năm bắt đầu tổ chức sản xuất đường và người nông dân tiến hành thu hoạch mía là từ ngày 15/11 của năm trước đến 30/4 của năm sau (5 tháng). Nhưng việc tiêu thụ sản phẩm kéo dài trong cả năm cho nên Công ty gặp phải không ít những khó khăn. 1. Về khó khăn: Từ một Doanh nghiệp Nhà nước chuyển sang Công ty cổ phần vào lúc cả ngành đường trong nước và thế giới gặp khủng hoảng thừa, giá đường giảm xuống liên tục, làm cho giá mía cũng bị giảm theo. Thời tiết diễn biến bất thuận, thiên tai, hạn hán, lũ lụt xảy ra liên tiếp và kéo dài ở nhiều vùng trong cả nước, cộng với sự biến động của giá nông sản, ảnh hưởng bất lợi đến thu nhập và đời sống nông dân, làm cho sức mua của dân cư giảm sút, hàng hoá ứ thừa nhiều. 2. Về thuận lợi: Sau 4 năm thực hiện Nghị quyết đại hội cổ đông, tuy có khó khăn và thách thức, nhưng vớí sự phấn đấu vượt bậc của CBCNV và tập thể lãnh đạo, SXKD vẫn có tốc độ tăng trưởng khá. Đặc biệt là Chính phủ đã có chính sách và các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, khuyến khích phát triển sản xuất. Tạo ra không khí phấn khởi lao động sản xuất trong CBCNV, ý thức trách nhiệm và tinh thần làm chủ của người lao động được nâng lên một bước, chi phí được tiết kiệm, giá thành giảm đáng kể, mối quan hệ giữa Công ty với các địa phương và người trồng mía tiếp tục được phát huy. Tạo thế và lực cũng như những kinh nghiệm mới trong điều kiện của Công ty cổ phần về đổi mới tổ chức hoạt động và quản lý, về tổ chức thị trường,về quản lý xây dựng vùng nguyên liệu, về tổ chức quản lý dự án phát triển và tổ chức quản lý đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật cũng như hoạt động của các tổ chức quần chúng, đã và đang tạo ra tiền đề cơ sở vững chắc cho sự phát triển bền vững của Công ty trong giai đoạn mới. - Quy mô của công ty đã thay đổi một cách đáng kể (Xem bảng 1): Năm 2003: - Tổng số CBCNV : 1.650 người - Tổng doanh thu : 467.067 triệu đồng Năm 2004: - Tổng số CBCNV : 1.414 - Tổng doanh thu : 576.402 triệu đồng ( Số CBCNV giảm do chuyển sang các đơn vị khác công tác mà Công ty góp vốn mua cổ phần, liên doanh). Thu nhập bìmh quân của người lao động: Tổng quĩ lương Thu nhập BQ của người LĐ toàn Công ty = Số người LĐ*12 tháng Năm 2003 = 27.530.000.000/(1.650*12) = 1.390.000 người/ tháng Năm 2004 = 36.530.000.000/(1.414*12) = 2.153.000 người/tháng. Như vậy thu nhập của người lao động càng tăng lên năm sau cao hơn năm trước cụ thể : Năm 2004 tăng hơn năm 2003 là 763.000 đồng/tháng, tỷ lệ tăng tương ứng là 54,89%. Điều này chứng tỏ Cty hướng phát triển ngày một tốt hơn, với mức lương ngày một tăng cao, đời sống của CBCNV được nâng lên rõ rệt. 3. Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần mía đường Lam Sơn : Qua số liệu ở bảng 1 dưới đây ta có thể rút ra nhận xét về hoạt động của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn như sau: a. Về tổng doanh thu: Trong năm 2004 tổng doanh thu thuần đã tăng 109.677 triệu đồng so với năm 2003 tỷ lệ tăng là 23,50%. Nguyên nhân chính là chịu ảnh hưởng bởi nhân tố giá bán, giá bán đường bình quân trong năm 2004 tăng hơn so với năm 2003 (Năm 2003 giá bán BQ/Tân 4.467 nghìn đồng/năm 2004 giá bán bình quân tấn 5.245 nghìn đồng/năm) là (5.245NĐ-4.467NĐ) = 778NĐ/năm, điều này chứng tỏ Công ty KD có hiệu quả . Bảng 1: Kết quả kinh doanh qua năm 2003 và năm 2004 (Số liệu lấy từ BCTC) ĐVT: 1.000.000đ TT Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Chênh lệch KH TH KH TH ST +,- 1 Tổng doanh thu: 550.000 467.067 600.000 576.402 109.335 23,41 2 Doanh thu thuần 550.000 466.668 600.000 576.345 109.677 23,50 3 CPSXKD 437.592 413.705 516.339 468.500 54.795 13,24 4 Nộp NSNN: Trong đó 35.000 34.918 36.000 30.644 -4.274 -12,24 - VAT 34.073 20.734 -13.339 -39,15 -XK 111 79 -32 -28,83 -Các loại thuế khác 632 9.829 9.197 1.455,22 -TTTĐB 102 0 -102 -102 5 Lợi nhuận 34.000 37.541 57.000 83.588 46.047 122,66 - LN trước thuế 34.000 37.541 57.000 83.588 46.047 122,66 -LN sau thuế 29.750 37.541 41.696 64.285 26.744 71,24 6 TNBQ/1người 1.,400 1,390 2,000 2,153 0,763 54,89 Với việc doanh thu thuần tăng 109.677 triệu đồng tỷ lệ tăng 23,5%, CP cũng tăng mức như ta đã phân tích ở trên. Nhưng lợi nhuận năm 2004 so với năm 2003 tăng 46.047 triệu đồng tỷ lệ tăng là 222,66%(tăng lên 122,66%). Điều này chứng tỏ rằng từ khi cổ phần hoá DNNN sang Công ty cổ phần , lợi nhuận ngày càng tăng cao gấp nhiều lần so với trước khi cổ phần hoá . Từ đó ta có thể thấy giá bán tăng, sản lượng ổn định (hoặc tăng nhẹ) lợi nhuận của Công ty là rất lớn, tuy nhiên sự ổn định và tăng sản lượng mới là nhân tố chủ quan, Công ty hoàn toàn có thể duy trì và điều tiết được . Còn giá bán hoàn toàn phụ thuộc vào sự điều tiết của quan hệ cung cầu trên thị trường. Do đó trong những chu kỳ kinh doanh tới Công ty cần có những mục tiêu, biện pháp thích hợp để hoạt động SXKD ngày càng đem lại hiệu quả cao, tăng thêm lợi nhuận cho DN. b. Về lợi nhuận: - Lợi nhuận SXKD năm năm 2004 so với năm 2003 tăng lên cụ thể là: + Lợi nhuận trước thuế tăng 46.047 triệu đồng tỷ lệ tăng 122,66%, tỷ suất tăng 6,64%. + Lợi nhận sau thuế tăng 26.744 triệu đồng tỷ lệ tăng 71,24%, tỷ suất lợi nhuận tăng 3,26% Để có thể nhận thức 1 cách sâu sắc hơn ta cần phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận qua số liệu ở bảng báo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh dưới đây: Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2003-2004 ĐVT : 1.000.000đ Chỉ tiêu Mã số Năm 2003 Năm 2004 Chênh lệch ST +,- 1 2 3 4 5=4-3 6=4/3 1.Tổng doanh thu 01 467.066 576.402 109.336 23,41 2. Giảm trừ doanh thu 03 398 57 -342 -85,71 3. Doanh thu thuần 10 466.668 576.345 109.677 23,50 4. Giá vốn hàng bán 11 377.458 423.328 45.870 12,15 5. Lợi nhuận gộp(10-11) 20 89.209 153.017 63.808 71,53 6. Chi phí BH 21 18.947 20.743 1.796 9,48 7. Chi phí QLDN 22 17.298 24.429 7.131 41,22 8. LN thuần HĐKD (20-21-22) 30 52.964 107.845 54.881 3,62 9.Thu nhập HĐTC 31 12.157 2.603 -9.554 -78,59 10. Chi phí HĐTC 32 27.996 27.132 -864 -3,09 11.LN HĐTC (31-32) 40 -15.839 -24.529 -8.690 54,86 12. Các khoản thu khác 41 446 1.667 1.221 273,77 13. Chi phí bất thường 42 30 1.394 1.364 4.546,67 14.LN khác (41-42) 50 416 272 -144 -34,62 15.Tổng LN trước thuế (30+40+50) 60 37.541 83.588 46.047 222,66 16. Thuế lợi tức phải nộp 70 0 19.303 19.303 0 17. Lợi nhuận sau thuế (60-70) 80 37.541 64.285 26.744 171,24 18. Tổng DT thuần từ HĐKD(10+31) 81 478.825 578.948 100.123 120,91 19. Tỷ suất LN gộp/DT thuần 82 19,12 26,55 +7,43 20. Tỷ suất CPQL/DT thuần 83 3,71 4,24 +0,53 21. Tỷ suất về CPBH/DT thuần 84 4,06 3,60 -0,46 22. Tỷ suất LN thuần từ HĐKD/Tổng DT thuần 85 7,75 14,39 +6,64 23. Tỷ suất CPTC/Tổng DTTC 86 230,29 1.042,34 +812,06 24. Tỷ suất LN từ HĐTC/Tổng DT thuần HĐTC 87 -130,29 -942,34 -812,14 25. Tỷ suất LN sau thuế/ Tổng DT thuần 88 7,84 11,10 +3,26 + Lợi nhuận tăng lên chủ yếu là do lợi nhuận gộp tăng 63.808 triệu đồng tỷ lệ tăng 71,53%, tỷ suất tăng từ 19,12 lên 26,55%. + Lợi nhuận tăng do doanh thu bán hàng tăng , doanh thu gộp và doanh thu thuần tăng. + Trị giá vốn hàng bán tăng nhưng tỷ lệ tăng thấp hơn tỷ lệ tăng doanh thu bán hàng + Tỷ suất lợi nhuận gộp năm 2004 tăng so với năm 2003 là 7,43%. + Các khoản giảm trừ doanh thu năm 2004 so với năm 2003 giảm đáng kể từ 398 triệu đồng năm 2003 giảm xuống 57 triệu năm 2004, giảm 342 triệu đồng, tỷ lệ giảm 85,71%. Điều đó chứng tỏ Công ty tổ chức và quản lý tốt trong SXKD. Tuy nhiên, những số liệu trong biểu cũng thấy rằng thu nhập hoạt động tài chính giảm đáng kể , tỷ lệ giảm 78,59%, trong khi đó chi phí chỉ giảm 3,09% điều này đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến lợi nhuận của công ty, Công ty cần có những biện pháp khắc phục trong những năm sau. - Chi phí bán hàng và chi phí quản lý tăng, đặc biệt là chi phí quản lý có tỷ lệ tăng (41,22%) tỷ suất tăng 0,53%. Điều đó làm ảnh hưởng giảm lợi nhuận bán hàng. Trong kỳ SXKD tới, Công ty cần phải đề ra những biện pháp quản lý chặt chẽ các khoản chi phí nhất là chi phí quản lý. Phần iii. Một số đề xuất góp phần tăng lợi nhuận ở công ty cổ phần mía đường Lam Sơn Trong thời gian ngắn thực tập tại Công ty, qua tìm hiểu em nhận thấy Công ty đã rất tích cực trong việc đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty vẫn còn một số hạn chế và tồn tại đòi hỏi Ban lãnh đạo cũng như toàn thể các CBCNV cần phải có những biện pháp phù hợp để có thể đạt được mức lợi nhuận như mong muốn. Căn cứ vào tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2003-2004, em xin đề xuất một số biên pháp góp phần tăng lợi nhuận của Công ty trong thời gian tới: * Đẩy mạnh đầu tư mở rộng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm: Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn là một trong những doanh nghiệp đứng đầu cả nước trong việc sản xuất kinh doanh Mía-Đường, tuy nhiên trong những năm qua Công ty đã gặp không ít khó khăn khi giá bán sản phẩm luôn bị khống chế bởi giá cả trên thị trường thay đổi một cách liên tục..., Khi giá bán bị khống chế thì việc đẩy mạnh hoật động tiêu thụ các sản phẩm đường, sữa, cồn sẽ góp phần mở rộng doanh thu tiêu thụ và tăng khả năng thu lợi nhuận cho Công ty. Để có thể thực hiện được điều đó Công ty cần chú trọng tới việc đảm bảo sản lượng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Để có thể làm tốt công việc này, ngay từ đầu năm Công ty cần thiết lập kế hoạch tiêu thụ cho các loại sản phẩm, kế hoạch này được lập dựa trên những căn cứ tình hình tiêu thụ năm trước, tốc độ phát triển kinh tế dự đoán trong năm.... * Nâng cao trình độ tay nghề cho đội ngũ công nhân sản xuất và các cán bộ kĩ thuật của công ty: Trong điều kiện hiện nay và những năm tới, hoạt động sản xuất với các máy móc, thiết bị ngày càng hiện đại đòi hỏi người công nhân vận hành phải có trình độ hiểu biết nhất định, do vậy yều cầu về công tác đào tạo cho công nhân và các cán bộ kĩ thuật là rất cần thiết. Với đội ngũ công nhân lành nghề, những cán bộ kĩ thuật có trình độ chuyên môn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc, thiết bị và hạn chế được các hỏng hóc, hao mòn. Để làm được điều đó, công ty cần mở các lớp học thường kì, các cuộc hội thảo chuyên ngành, tổ chức các cuộc thi tay nghề cho công nhân, phát động phong trào sáng kiến cải tiến kĩ thuật, có các biện pháp đáp ứng nhu cầu chính đáng của người lao động, các chính sách khen thưởng kịp thời cho các thành tích của cán bộ công nhân viên. Từ đó góp phần nâng cao năng suất lao động, phát triển hoạt động sản xuất và đem lại lợi ích cho công ty. Trong công tác quản lý cán bộ: hiện nay, Công ty đã sử dụng hệ thống mạng máy tính cho công tác quản lý của mình tuy nhiên mức độ khai thác hiệu ích từ hệ thống này còn thấp, chủ yếu tập trung cho công tác kế toán và các công việc văn phòng. Trong thời gian tới, Công ty nên sử dụng các phần mềm về quản lý nhân sự theo hệ thống này để giúp nhà quản lý có thể nắm rõ về tình hình số lượng lao động cũng như năng suất lao động trong một thời gian nhất định nào đó..., tiến hành phân tích kịp thời, chính xác hiệu quả của công tác quản lý nhân sự mang lại để đưa ra các biện pháp phù hợp. * Tăng cường quản lý chi phí phấn đấu hạ giá thành sản phẩm đường: Phấn đấu hạ giá thành có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng lợi nhuận của công ty, căn cứ vào tình hình thực hiện tổng giá thành đường năm 2003-2004, để có thể tiết kiệm chi phí hạ giá thành trong thời gian tới công ty cần chú ý tới các vấn đề sau: - Tiến hành đầu tư máy móc, thiết bị cho hoạt động sản xuất đường nhằm nâng cao sản lượng sản phẩm tiêu thụ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng trên toàn quốc. Mặt khác, công ty cần đẩy mạnh công tác lập kế hoạch sản lượng các loại sản phẩm như đường sữa, cồn ..., dự đoán các biến động của thị trường để có các phương án và biện pháp khắc phục kịp thời. - Đẩy mạnh các biện pháp giảm các chi phí giải quyết sự cố như: tiến hành bảo dưỡng, kiểm tra thường xuyên đối với các TSCĐ đi đôi với giáo dục ý thức cho người lao động..... Việc giảm được các chi phí giải quyết sự cố sẽ góp phần đảm bảo sự ổn định, an toàn của hệ thống sản xuất và hạ được giá thành sản phẩm đường, cồn các loại nhằm tăng khả năng thu lợi nhuận cho công ty. - Tiết kiệm chi phí sản xuất chung, chi phí tiêu thụ: Đối với hai khoản chi phí này, công ty cần áp dụng các biện pháp quản lý phù hợp. Cụ thể: hạn chế các chi phí dịch vụ mua ngoài như điện, điện thoại, nước.... Các khoản chi phí công tác, chi phí hội họp, áp dụng biện pháp bảo quản và sử dụng tài sản hợp lý, trao trách nhiệm tự bảo quản cho người lao động..... Việc tiết kiệm chi phí tiêu thụ chính là tiết kiệm các chi phí phục vụ việc bán sản phẩm, cụ thể như: các chi phí tiền lương cho công nhân, chi phí khấu hao TSCĐ dùng trong khâu tiêu thụ đường, chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ khâu bán đường và các sản phẩm khác... Vì vậy, việc hạn chế những khoản chi phí không cần thiết, tiết kiệm chi phí sẽ góp phần hạ giá thành tăng lợi nhuận cho công ty. Kết luận Làm sao để tăng được lợi nhuận cho doanh nghiệp đây luôn là bài toán mà bất cứ một doanh nghiệp nào cũng phải đặt ra trong bất kì một giai đoạn phát triển nào của mình, bởi lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu và là điều kiện bắt buộc đối với các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận không những đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp mà còn góp phần tăng thu ngân sách Nhà nước và sự tăng trưởng của nền kinh tế. Công Ty cổ phần mía đường Lam Sơn là một công ty có truyền thống lâu đời và thành đạt trong hoạt động sản xuất kinh doanh Mía-Đường trên toàn quốc. Trong những năm gần đây, công ty đã có nhiều cố gắng trong việc mở rộng qui mô sản xuất, mở rộng mạng lưới tiêu thụ đường và sản phẩm các loại, đầu tư mới máy móc trang thiết bị, mạnh dạn áp dụng khoa học công nghệ vào hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như các biện pháp đẩy

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34147.doc
Tài liệu liên quan