Chuyên đề Một số biện pháp tăng cường hoạt động xuất khẩu ở Công ty vật liệu điện và dụng cụ cơ khí

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN 1: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY VẬT LIỆU ĐIỆN VÀ DỤNG CỤ CƠ KHÍ (ELMACO ) 2

1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty: 2

1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty. 2

1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực kinh doanh 5

1.2. Một số đặc điểm kinh tế, kỹ thuật đặt trong mối quan hệ tác động tới hoạt động xuất khẩu 6

1.2.1. Xét trong nội bộ Doanh nghiệp 6

1.2.2. Tác động từ bên ngoài 13

1.3. Phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu ở Elmaco 17

1.3.1. Kết quả xuất khẩu một số năm vừa qua 17

1.3.2. Tổ chức hoạt động xuất khẩu 22

1.3.3. Phân tích một số nội dung trong hoạt động xuất khẩu 28

1.3.4. Đánh giá khái quát 35

PHẦN 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU Ở ELMACO 40

2.1. Chủ trương của nhà nước giai đoạn tới 40

2.2. Định hướng phát triển Công ty trong giai đoạn tới. 41

2.2.1. Định hướng phát triển chung 41

2.2.2. Các định hướng cơ bản trước mắt 41

2.3. Một số biện pháp nhằm tăng cường hoạt động xuất khẩu ở Elmaco 42

2.3.1. Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với các doanh nghiệp 42

2.3.2. Một số biện pháp 43

KẾT LUẬN 53

 

doc54 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1565 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số biện pháp tăng cường hoạt động xuất khẩu ở Công ty vật liệu điện và dụng cụ cơ khí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
343 -7.965 101.000 119.545 7.455 Nguồn: Báo cáo phòng kế hoạch đầu tư Nhìn chung cùng với việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh cả chiều sâu lẫn chiều rộng, doanh thu Công ty đạt được hàng năm đều tăng lên và doanh thu xuất khẩu năm 2003 tăng lên rõ rệt so với năm 2002. Mặc dù năm 2003 là năm xảy ra rất nhiều sự kiện khó khăn làm ngăn cản đến hoạt động thương mại quốc tế như chiến tranh Irắc, bệnh sars hoành hành, dịch cúm gia cầm trên diện rộng các nước Châu á,… nhưng nền kinh tế nước ta nói chung vẫn tăng trưởng, hàng hoá phong phú không những đảm bảo cho nhu cầu trong nước mà còn có dự trữ cho xuất khẩu với tổng kim ngạch ngày càng tăng. Riêng đối với Elmaco, do tính hiệu quả trong việc khai thác thị trường mới cùng với việc mạnh dạn xuất khẩu hàng hoá tự sản xuất dẫn đến giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2003 tăng mạnh gần gấp 3 lần so với giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2002. Doanh thu xuất khẩu năm 2002 giảm so với năm 2001 là do trong khi hoạt động xuất khẩu trực tiếp là hoạt động chính của Công ty năm 2002 có hiệu quả hơn xuất khẩu năm 2001 thì hoạt động xuất khẩu uỷ thác lại chỉ diễn ra trong năm 2001. Nhưng chính hoạt động được coi là tay trái này lại đem về nguồn lợi gần gấp 3 lần so với những gì mà xuất khẩu trực tiếp làm được cũng vào năm này (Theo bảng 7 hai con số lần lượt là 609,151.00 USD so với 278,694.00 USD). Điều này đem lại lợi thế về doanh thu xuất khẩu năm 2001 so với năm 2002. Tuy nhiên theo bảng báo cáo tài chính nội bộ của Elmaco năm 2002 thì số thực hiện vẫn lớn hơn so với số ước thực hiện (5.126 Trđ so với 4.359 Trđ). Đó là tính hiệu quả của hoạt động xuất khẩu năm 2002 qua một phép so sánh giản đơn trên góc độ con số trên văn bảnvà con số thực hiện. Nhưng bối cảnh sau đây mới cho chúng ta thấy rõ sự nỗ lực cố gắng của toàn thể công nhân viên công ty Elmaco nhằm hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao: 6 tháng đầu năm 2002 doanh thu xuất khẩu Công ty chỉ đạt 151.052 USD= 2.296 Trđ và bằng 18,82% kế hoạch Bộ Thương mại giao. Với điều kiện suy luận giản đơn, thì con số này chưa bằng một nửa ước thực hiện và tại thời điểm này ít ai có thể khả quan nghĩ tới viễn cảnh là Công ty sẽ hoàn thành kế hoạch đề ra nhất là trong điều kiện nhiệm vụ tập trung xuất khẩu 3 mặt hàng chính mà Bộ giao đều gặp phải những khó khăn nhất định và đứng trước nguy cơ phá sản: Cao su tự nhiên thì do biến động về giá, khả năng đầu tư tích luỹ nguồn hàng không có (do hạn chế về vốn) nên 6 thág đầu năm chỉ xuất khẩu được 43.552 USD= 15,55% nhiệm vụ Bộ giao. Mặt hàng nhựa thông cũng vấp phải những nguyên nhân tương tự và chỉ xuất khẩu được 107.500USD= 39,81% kế hoạch Bộ giao. Các mặt hàng về động cơ thì bị cạnh tranh khốc liệt về giá (từ các sản phẩm tương tự của Trung quốc) nên việc kí kết hợp đồng chưa thể thực hiện được. Người ta có thể nhắc đến nguyên nhân dẫn đến việc xuất khẩu các mặt hàng Cao su và Nhựa thông không đạt kết quả như mong muốn là do tính thời vụ (Cả hai mặt hàng này đều thu hoạch vào cuối năm). Song, nhất quyết đây không thể là nguyên nhân chính bởi vì tính thời vụ có thể khắc phục bằng việc tích luỹ của năm nay cho năm sau. Do đó, tính thời vụ có thể coi là dấu hiệu khả quan cảu việc cán đích đúng thời điểm và mong muốn, nhưng đối với những người luôn nhìn nhận vấn đề một cách sâu sắc thì họ không tin đó là yếu tố chính mang lại hiệu quả khả dĩ trên cả mức kế hoạch đề ra. Năm 2003, doanh thu đến từ hoạt động xuất khẩu mà Công ty thực hiện được là 838.710 USD= 83,87% kế hoạch Bộ giao. Công tác xuất khẩu đã và vẫn là hướng phát triển chiến lược của Công ty, tuy kim ngạch xuất khẩu không chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu nhưng cũng góp phần quan trọng giải quyêt vấn đề về ngoại tệ chi trả cho bạn hàng nước ngoài, giảm thiểu phát sinh chênh lệch tỷ giá. 1.3.2. Tổ chức hoạt động xuất khẩu 1.3.2.1. Nghiên cứu thị trường xuất khẩu Nghiên cứu thị trường là một quá trình tìm hiểu khách quan và có hệ thống cùng sự phân tích những thông tin cần thiết để giải quyết những vấn đề Marketing. Bởi vậy nghiên cứu thị trường đang rất được ELMACO quan tâm để có những quyết định đúng trong kinh doanh. Công tác điều tra nghiên cứu thị trường nước ngoài của ELMACO có nhiều khó khăn và phức tạp, vì thị trường rộng lớn, đa dạng, có nhu cầu cao về chất lượng, chủng loại đa dạng, thay đổi nhanh về mẫu mã, kiểu cách, phương tiện điều kiện thông tin, liên lạc, hệ thống Marketing của nước ta còn bị hạn chế. Sau đây là một số chính sách xâm nhập và tiếp cận thị trường nước ngoài của công ty ELMACO: - Công ty tiến hành quảng cáo rộng rãi qua các tạp chí, các sách giới thiệu ngành hàng, mặt hàng của Việt Nam (như quảng cáo trên quyển “Giới thiệu Việt Nam toàn thế giới”, “Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam”... ). - Công ty tiến hành gặp gỡ đại diện của bạn hàng tại Việt Nam hoặc thông qua các trung tâm xúc tiến thương mại... để quảng cáo, giới thiệu về công ty (lợi thế của công ty, mặt hàng công ty cần xuất khẩu... ). Về phương pháp nghiên cứu thị trường, công ty chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu tại văn phòng thông qua các sách báo trong và ngoài nước: Tạp chí thương mại, Bản tin kinh tế... để nắm bắt được nhu cầu. Từ đó Công ty tiến hành gặp gỡ, đàm phán và thương lượng. Sau khi nghiên cứu thị trường nước ngoài, ELMACO phải trả lời được các vấn đề sau: + Mặt hàng cụ thể nào có thể xuất khẩu ở nước nào ? + Mặt hàng xuất khẩu phải được ưu tiên đầu tư, đổi mới công nghệ, trước hết trọng tâm là đầu tư, đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm. + Phát triển quan hệ ổn định lâu dài trong mua bán, trao đổi tiến tới phát triển quan hệ liên kết, liên doanh trong sản xuất kinh doanh. + Tạo lập, giữ vững và nâng cao uy tín của ELMACO trong hoạt động xuất khẩu. Công tác điều tra, nghiên cứu thị trường nước ngoài sẽ giúp ELMACO hiểu biết qui luật hoạt động của từng thị trường trên các mặt: Loại sản phẩm họ đang cần, yêu cầu đặt ra đối với sản phẩm về chất lượng, bao bì, mẫu mã, dung lượng thị trường, điều kiện chính trị, tập quán buôn bán, hệ thống pháp luật... Trên cơ sở đó thị trường xuất khẩu của công ty ELMACO chủ yếu tập trung ở các nước Châu á: Trung Quốc, Thái Lan, Bangladest, Hàn Quốc, Nhật, ấn Độ, Đài Loan... Nhưng ta cũng thấy rằng do điều kiện chưa cho phép, công tác nghiên cứu thị trường của ELMACO mới chỉ dừng lại ở phương pháp “ gián tiếp”. Vì vậy độ chính xác hiệu quả chưa cao. Chẳng hạn, do thiếu thông tin về cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ xảy ra năm 1997 ở Inđônêxia mà ELMACO đã bị mất thị trường Diezen ở Hồng Kông năm đó. Sau khi tìm được khách hàng hoặc tạo được mối quan hệ với khách hàng và nhận được đơn hàng, Công ty tiến hành kí kết các hợp đồng xuất khẩu. 1.3.2.2. Kí kết hợp đồng xuất khẩu Thông thường bạn hàng của Công ty là nước ngoài nên việc đàm phán trực tiếp trước khi kí kết hợp đồng ít khi diễn ra. Công ty thường phát hành các hợp đồng xuất khẩu dưới hình thức “Hợp đồng mua bán hàng hoá” (Sale Contract), “Bản chào hàng kiêm hoá đơn chiếu lệ” (Offer Proforma Invoice) qua fax. Hằng năm, Công ty thường kí kết hợp đồng theo mọi mức giá nhưng thông thường là theo giá CIF. 1.3.2.3. Tổ chức thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu Nguồn hàng xuất khẩu của công ty ELMACO do hai nguồn sau đảm nhận: Nguồn 1: Công ty tiến hành sản xuất để xuất khẩu: Khi có bạn hàng, Nhà máy sản xuất dây và cáp điện ELMACO và xí nghiệp sản xuất thiết bị điện sẽ sản xuất theo đơn đặt hàng. Nguồn 2: Công ty tiến hành thu mua ở bên ngoài. Công tác thu mua được Công ty thực hiện như sau: - Khi tìm được bạn hàng Công ty sẽ có đơn đặt hàng với các nhà cung cấp trong nước. Trong quá trình thu mua vấn đề chất lượng được đặt lên hàng đầu để đảm bảo chất lượng. Đối với sản phẩm thông thường cán bộ thu mua tự kiểm tra chất lượng, còn một số sản phẩm đòi hỏi tính kĩ thuật cao nên phải đưa về công ty để kiểm tra chất lượng bằng máy móc hiện đại hoặc qua các đơn vị như “ Vina Control”, “ Omic”... Một số mặt hàng sau khi được đưa về công ty sẽ được sản xuất, chế biến lại theo đúng yêu cầu kĩ thuật, chất lượng và yêu cầu của bạn hàng. Trước 1991, hàng thu mua chiếm một tỷ trọng lớn trong hàng xuất khẩu của ELMACO (khoảng 70-80%). Sau 1991, hàng xuất khẩu của ELMACO hoàn toàn là hàng thu mua. Do đó, ELMACO rất chú trọng công tác thu mua từ bên ngoài. 1.3.2.4. Thực hiện hợp đồng mua bán Sau khi hợp đồng được kí kết, Công ty với tư cách là một bên kí kết phải tổ chức thực hiện hợp đồng đó. Đây là một công việc rất phức tạp, nó đòi hỏi phải tuân thủ luật quốc gia và quốc tế, đồng thời bảo đảm được quyền lợi quốc gia và bảo đảm uy tín kinh doanh của đơn vị. Nội dung của công việc này bao gồm những bước sau: + Công ty yêu cầu bạn hàng mở L/C và tiến hành kiểm tra L/C (vì hầu hết các hợp đồng xuất khẩu của ELMACO đều sử dụng phương thức tín dụng chứng từ). + Xin giấy phép xuất khẩu: Trước 6/1997, ELMACO phải xin giấy phép xuất khẩu của từng bộ cho từng lô hàng. Chẳng hạn như, lô hàng trực thuộc Bộ Thương mại thì công ty xin giấy phép của Bộ Thương mại. Nếu lô hàng trực thuộc Bộ Công Nghiệp thì công ty xin giấy phép của Bộ Công nghiệp... Sau 6/1997, thủ tục xuất khẩu được đơn giản hoá giấy phép xuất khẩu được thay bằng “Giấy đăng kí kinh doanh” - Công ty được sử dụng nó như một giấy phép xuất khẩu. + Chuẩn bị hàng xuất khẩu: Thu gom tập trung làm thành lô hàng xuất khẩu Đóng gói bao bì hàng xuất khẩu: Các mặt hàng xuất khẩu của ELMACO được đóng gói theo yêu cầu của bạn hàng. Việc đóng gói bao bì không do Công ty đảm nhận mà do nhà cung cấp nguồn hàng làm. + Kiểm tra chất lượng: Mặt hàng xuất khẩu của ELMACO đều được kiểm nghiệm chất lượng ở các đơn vị có kinh nghiệm như “Vina Control”, “Omic”... + Thuê tàu: Đối với hợp đồng kí kết theo giá CIF Công ty phải đứng ra thuê tàu và trả cước phí vận chuyển. Còn đối với hợp đồng kí theo giá FOB Công ty sẽ đứng ra thuê tàu khi có yêu cầu của khách hàng, ở trường hợp này cước phí vận chuyển do bên khách hàng trả, Công ty chỉ đứng ra thuê hộ và nhận tiền hoa hồng. + Mua bảo hiểm: Đối với hợp đồng kí theo giá giá CIF công ty phải mua bảo hiểm theo điều kiện C (tức là bảo hiểm tổn thất riêng). Ngoài ra với hợp đồng kí theo giá CFR hoặc FOB phí bảo hiểm do người mua chịu. + Làm thủ tục hải quan: Công ty khai báo các chi tiết về hàng hoá lên tờ khai để cơ quan hải quan kiểm tra giấy tờ. Nội dung của tờ khai bao gồm những mục như: Loại hàng, tên hàng, số lượng, tên công cụ vận tải, xuất khẩu với nước nào... tờ khai hải quan được xuất trình kèm theo một số chứng từ khác mà chủ yếu là: giấy phép xuất khẩu, hoá đơn, phiếu, đóng gói, bảng kê chi tiết. + Xuất trình hàng hoá: Hàng hoá xuất khẩu được sắp xếp trật tự, thuận tiện cho việc kiểm soát. ELMACO phải chịu chi phí và nhân công về việc mở, đóng các kiện hàng. + Thực hiện các quyết định của hải quan: Sau khi kiểm soát giấy tờ và hàng hoá, hải quan sẽ ra những quyết định như: cho hàng được phép qua biên giới, cho hàng đi qua một cách có điều kiện (ví dụ như sửa chữa bao bì lại... ) cho hàng đi qua sau khi chủ hàng đã nộp thuế, hàng không được phép xuất khẩu... Nghĩa vụ của ELMACO là nghiêm túc thực hiện các quyết định đó vì việc vi phạm các quyết định đó thuộc tội hình sự. + Giao nhận hàng với tàu: Với ELMACO, hàng hoá chủ yếu được giao bằng đường biển. Khi giao hàng Công ty đã thực hiện các công việc sau: - Căn cứ vào các chi tiết hàng xuất khẩu, lập bảng đăng kí hàng chuyên chở cho người vận tải để đổi lấy sơ đồ xếp hàng. - Trao đổi với cơ quan điều độ cảng để nắm vững ngày, giờ làm hàng. - Bố trí phương tiện đem hàng vào cảng, xếp hàng lên tàu. - Lấy biên lai thuyền phó và đổi biên lai thuyền phó lấy vận đơn đường biển. Nếu hàng được giao bằng Container khi chiếm đủ một Container (FCL), chủ hàng phải đăng ký thuê Container, đóng hàng vào Container và lập bảng kê hàng trong Container. Khi hàng giao không chiếm hết một Container (LCL) chủ hàng phải lập “Bản đăng ký hàng chuyên chở” (Cargo Lest). Sau khi đăng ký được chấp nhận chủ hàng giao hàng đến ga Container cho người vận tải. + Làm thủ tục thanh toán: ELMACO thường áp dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. Công ty đôn đốc người mua ở nước ngoài mở tín dụng thư (L/C) đúng hạn và sau khi nhận được L/C phải kiểm tra L/C và khả năng thuận tiện trong việc thu tiền hàng xuất khẩu bằng L/C đó. Nếu L/C không đáp ứng được yêu cầu này, ELMACO yêu cầu người mua sửa đổi lại rồi mới giao hàng. + Khiếu nại và giải quyết khiếu nại: Khi thực hiện hợp đồng xuất khẩu nếu chủ hàng xuất nhập khẩu bị khiếu nại đòi bồi thường, cần phải có thái độ nghiêm túc, thận trọng trong việc xem xét yêu cầu của khách hàng (người nhập khẩu). Việc giải quyết phải khẩn trương, kịp thời và có tình có lý. Nếu khiếu nại của khách hàng là có cơ sở, công ty có thể giải quyết bằng một trong các phương pháp sau: - Giao hàng tốt thay thế hàng kém chất lượng. - Sửa chữa hàng hỏng. - Giảm giá hàng mà số tiền giảm giá được trang trải bằng hàng hoá giao vào thời điểm sau đó. Nếu việc khiếu nại không được giải quyết thoả đáng hai bên có thể kiện nhau tại hội đồng trọng tài (nếu có thoả thuận trọng tài) hay toà án. 1.3.3. Phân tích một số nội dung trong hoạt động xuất khẩu 1.3.3.1. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu Bảng 6: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu (2000- 2003) Mặt hàng 2000 2001 2002 2003 SL (tấn) GT (USD) T.trọng (%) SL (tấn) GT (USD) T.trọng (%) SL (tấn) GT (USD) T.trọng (%) SL (tấn) GT (USD) T.trọng (%) 1.. Quặng Cromit 3000 150000 45,45 2000 100000 58,82 2000 90000 44,33 2000 90000 23,45 2.. Quặng Rutile 100 30000 9,1 100 25000 14,71 100 25000 12,32 100 25000 6,51 3. Quạt điện 150000 45,45 4. Tùng hương 60 45000 26,47 50 25000 12,32 100 50000 13,03 Nguồn: Lưu phòng kế hoạch và đầu tư 1.3.3.1.1. Cáp điện Đây là mặt hàng chiến lược quan trọng mang thương hiệu Elmaco trên thị trường quốc tế. Thực tế đây là sản phẩm chỉ mới được triển khai kinh doanh xuất khẩu trong năm 2003 và Công ty chủ yếu xuất khẩu vào thị trường Myanmar. Tính đến tháng 12 năm 2003 tổng số cáp đã kí theo hợp đồng là 173T cáp AC doanh số đạt 250.235 USD. Thuận lợi cho Elmaco trong việc kinh doanh sản phẩm cáp điện là đối tác có uy tín và tương đối thế lực ở Myanmar nên có khả năng nhập khẩu lớn để cung cấp trong nước, hơn nữa mặt hàng AC đơn giản, dễ cung cấp và đáp ứng được yêu cầu kĩ thuật cho khách hàng. Sự khác biệt lớn nhất của sản phẩm Cáp điện so với những mặt hàng xuất khẩu khác là ở chỗ hàng do Elmaco tự sản xuất nên có thể hoàn toàn chủ động cung cấp về tiến độ và thời gian giao hàng,… Song, do là mặt hàng mới và lần đầu tiên Elmaco thực hiện theo phương thức tự sản xuất và kinh doanh nên đã gặp phải những khó khăn nhất định: Trước hết là chưa có quy chế rõ rệt và hợp lý giữa hai đơn vị, hai bên thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu trong khi phía đối tác gặp khó khăn khi xin giấy phép nhập khẩu làm cho tiến độ giao hàng chậmảnh hưởng đến số lượng cung cấp và tiến độ giao hàng. 1.3.3.1.2. Quạt điện Đây là mặt hàng kinh doanh xuất khẩu có hiệu quả nhất từ trước đến nay, trung bình hàng năm lợi nhuận đạt gần 3% doanh số xuất khẩu tuy nhiên chỉ mới triển khai thành công tại Bangladest. Kết quả năm 2003 như sau: Doanh số đạt 50.000 USD tương ứng với số lượng là 6700 chiếc. Thuận lợi của việc kinh doanh sản phẩm này trước hết đến từ phía nhà cung cấp, họ chấp nhận để Elmaco là xuất khẩu sản phẩm của họ sang thị trường khu vực Châu á đồng thời hỗ trợ tối đa cho Elmaco xuất khẩu đặc biệt về giá. Trong điều kiện đó Công ty lại có được một đối tác có khả năng phân phối tương đối rộng, thị trường gần giống với thị trường của Việt nam. Khó khăn thường xảy ra với sản phẩm Quạt điện là mặt hàng mang tính thời vụ, chỉ có thể xuất khẩu từ tháng 11 đến tháng 4 nên hiện tại Công ty đang cố gắng khắc phục bằng cách tích cực mở rộng thị trường nhằm tăng số lượng xuất khẩu. Mục tiêu của Công ty trong hai tháng đầu năm 2004 phải xuất được 4 cont sang Bangladest đạt 60.000 USD và lợi nhuận tương ứng là 40 triệu đồng. Đồng thời phải cố gắngchiếm lĩnh thị trường Myanmar và srilanka và xuất ít nhất 1 cont (2000 chiếc tương ứng 15.000 USD) sang hai thị trường này. 1.3.3.1.3. Tùng hương Là một trong những mặt hàng xuất khẩu truyền thống của Elmaco, Tùng hương luôn mang lại nguồn lợi về doanh thu lớn hơn bất cứ mặt hàng tham gia vào cơ cấu các hàng hoá xuất khẩu của Công ty. Chỉ tính riêng sáu tháng đầu năm 2003, Công ty đã xuất trên 800T đạt trên 300.000 USD, các thị trường nhập khẩu chủ yếu là Hàn quốc, Thái lan, Bangladest, Pakistan. Thành công của sản phẩm này trong năm 2003 được lý giải bởi hai nguyên nhân cơ bản sau: Thứ nhất, Elmaco có lượng dự trữ tương đối vào năm 2002 nên cứ có hợp đồng là Công ty có thể xuất bán được ngay. Thứ hai là do tính thời vụ trong điều kiện cung ít cầu nhiều, hàng bán được giá nên thị trường được mở rộng, doanh số tăng và có lợi nhuận cao. Để giữ vững và khai thác thêm những thị trường mới Công ty quyết tâm tìm kiếm thêm các nhà cung cấp mới trong nước để giới thiệu sản phẩm Tùng hương ra thị trường quốc tế với mục đích gia tăng nguồn dự trữ, ổn định và chủ động trong nghiệp vụ xuất bán. Từ tháng 7 đến tháng 10 là giai đoạn giữa vụ Tùng hương, nguồn cung bắt đầu nhiều dần, giá hạ có lúc thấp đến mức kỷ lục là 360- 370 USD/ T FOB (thấp hơn so với mức dự trữ là 410 USD/ T) nên chủ trương của Công ty là chấp nhận bán hoà vốn để giữ khách hàng là chính và chờ đợi giá Tùng hương phục hồi trở lại sẽ xuất khẩu bình thường với mức giá thấp nhất cũng là 415 USD/ T. 1.3.3.1.4. Quặng và một số mặt hàng mới Trái lại với các mặt hàng trên, Quặng đã gây thất vọng do không thể đạt được mục tiêu về doanh số, lợi nhuận trong khi đó công nợ với nước ngoài còn dây dưa và những tồn tại cũ chưa được giải quyêt một cách dứt điểm. Mục tiêu của Công ty đối với sản phẩm này là cố gắng giải quyết mọi công nợ và tồn đọng cũ, phấn đấu đạt doanh thu 3 tháng cuối năm 2003 là 500 triệu, lợi nhuận tương ứng là 10 triệu VNĐ. Đối với các mặt hàng mới thì Elmaco chủ trương tập trung vào các mặt hàng công nghiệp có lợi nhuận tương đối và coi đây là bước đi tương đối có tính chiến lược khi Công ty đang từng bước chuyển sang mô hình công ty cổ phần. Những mặt hàng mới có thể triển khai là: - Ti vi màu. - Cáp điều khiển sang Myanmar. - ống gang cầu các loại phục vụ hệ thống dẫn nước khu vực Đông nam á và Trung đông. - Một số phụ tùng máy xay xát, vòng bi, que hàn, đá mài sang Bangladest. Để thực hiện được các mục tiêu chiến lược trên, Elmaco đề ra các giải pháp như thuyết phục với các nhà cung cấp đồng ý để Công ty là nhà xuất khẩu duy nhất sản phẩm của họ đồng thời phối hợp cùng đối tác để sớm có cửa hàng giới thiệu sản phẩm xuất khẩu của Elmaco tại trung tâm kinh doanh các nước nhập khẩu. 1.3.3.2. Thị trường tiêu thụ Bảng 7: Xuất khẩu trực tiếp theo khu vực thị trường ĐVT: USD Thị trường Năm 2002 Năm 2003 So sánh Tuyệt đối Tương đối(%) Myanmar 100.397 560.400 460.003 558,18 Thái lan 82.363 114.654 32.291 139,21 Bangladest 330.744 650.960 320.216 195,47 Trung quốc 33.435 197.940 164.505 592,01 Nguồn: Báo cáo nội bộ của xí nghiệp kinh doanh xuất khẩu Như vậy nhìn chung doanh thu các sản phẩm theo khu vực thị trường năm sau đều cao hơn năm trước. Một số thị trường, doanh thu có sự thay đổi rất rõ nét như Myanmar hay Trung quốc. Nguyên nhân cũng rất dễ hiểu: Chẳng hạn như đối với thị trường Myanmar năm 2002 chỉ đạt doanh số là 10.397.500 USD, sang năm 2003 con số đó đã là 56.400.000 USD. Sở dĩ có sự thay đổi tích cực đó là do năm 2002 Công ty chỉ xuất khẩu được mặt hàng Tùng hương sang Myanmar với một số lượng rất khiêm tốn, bắt đầu vào năm 2003 cùng với sự chuyển đổi trong chiến lược kinh doanh xuất khẩu là đầu tư tự sản xuất để có thể xuất khẩu chủ động, Công ty đã tìm được đối tác làm ăn lớn tại đất nước này, tiến tới kí kết hợp đồng cung cấp sản phẩm Cáp điện do chính tay Công ty sản xuất. Và thực tế cùng với sự chuyển hướng trong xuất khẩu là doanh thu tại thị trường tiêu thụ Myanmar tăng mạnh, chỉ riêng một mình sản phẩm Cáp điện đã đạt doanh số hơn một nửa tổng giá trị xuất khẩu của tất cả các mặt hàng mà Công ty đang kinh doanh tại Myanmar. Thị trường Bangladest cũng rất đáng tự hào, doanh thu tại đây lúc nào cũng đạt một con số rất cao và là nơi tiêu thụ hàng hoá dồi dào. Bangladest là một thị trường có nhiều nét tương đồng với thị trường của Việt nam nên rất dễ cho Công ty khai thác và giữ vững được sự ổn định lâu dài. Còn đối với Trung quốc, thì Elmaco vẫn giữ được mối quan hệ bạn hàng truyền thống, doanh thu Xuất khẩu hàng năm đều tăng và có một số mặt hàng mới xâm nhập vào thị trường này như balast đIện tử…. Tuy nhiên, Trung quốc từ lâu được dự báo là một thị trường phức tạp và rủi ro cao do có quá nhiều nhà sản xuất cung cấp các sản phẩm tương tự và lợi thế hơn Elmaco ở chỗ họ không tốn chi phí xuất khẩu và vận chuyển đường dài. Đó thực sự là một thách thức khó khăn cho Công ty khi quyết định gia nhập vào thị trường này. Nhìn chung thị trường buôn bán của ELMACO trong những năm qua thay đổi rất cơ bản. Các nước thuộc Châu á tăng dần trong xuất khẩu của công ty. Châu á chiếm 22,6% tổng trị giá xuất khẩu của ELMACO trong năm 1986 thì năm 1999 tỷ lệ này là 94,78%. Ngược lại buôn bán với Châu Âu, đặc biệt với Nga và Đông Âu giảm dần. Năm 2002, Châu Âu chỉ chiếm 3,52% tổng trị giá xuất khẩu của ELMACO 1.3.3.3. Vốn cho hoạt động Xuất khẩu Đối với Elmaco, chưa khi nào nguồn vốn do ngân sách nhà nước cấp và vốn tự bổ xung có thể đủ để đáp ứng nhu cầu về vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Nhất là trong đIêù kiện hiện nay, khi mà quy mô hoạt động cảu Cồng ty tăng trưởng không ngừng và đang quyết tâm thực hiên mô hình kinh doanh “Lợi nhuận chuyên doanh theo hướng đa dạng hoá mặt hàng”, đồng thời đẩy mạnh việc thay đổi cơ cấu kinh doanh từ kinh doanh thương mại thuần tuý sang sản xuất và kinh doanh thương mại, cảI tiến phương thức kinh doanh đồng thời mở rộng mạng lưới tiêu thụ, đặc biệt phát triển hoạt động Xuất khẩu nhằm đáp ứng những đòi hỏi của thị trường và nhu cầu xã hội. Hoạt động Xuất khẩu phải giải quyết được hai nhu cầu chủ yếu là thu ngoại tệ thực hiện đóng góp vào ngân quỹ Công ty và quan trọng là chi trả cho hoạt động nhập khẩu hàng năm. Tuy nhiên, trước hết cần có đầu vào đầu tư cho Xuất khẩu: Đó là vốn nói chung. Vốn ở đây là tất cả các chi phí giao dịch, chi phí nghiên cứu thị trường, chi phí mua, sản xuất hàng Xuất khẩu, chi phí làm thủ tục,…. Nguồn vốn này hàng năm được Công ty trích lập từ tổng nguồn vốn cho hoạt động sản xuất và kinh doanh trên cơ sở tỷ lệ giữa doanh thu Xuất khẩu so với tổng doanh thu và phụ thuộc vào nhu cầu xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho riêng hoạt động Xuất khẩu để Công ty có sự đIều chỉnh phù hợp. Bình thường, nguồn vốn này chiếm khoảng 25- 30% so với tổng nguồn vốn. Nhưng vào 6 tháng cuối năm 2003 và 3 tháng đầu năm 2004 thì lượng vốn rót vào cho hoạt động xuất khẩu cao hơn nhiều do hiện tại Công ty đang triển khai đầu tư hai dự án chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu là dự án xây dựng nhà máy tinh bột sắn xuất khẩu, nâng cấp mở rộng nhà máy sản xuất dây cáp điện, …. 1.3.3.4. Tình hình thanh toán và thu hồi vốn ngoại tệ Trước năm 2003, Công ty vẫn thực hiện hai hình thức thanh toán trong hoạt động xuất khẩu như sau: - Thứ nhất, mở L/ C: Hai bên, cả bán và mua đều phảI mở tàI khoản tại một ngân hàng bất kỳ có nghiệp vụ thanh toán quốc tế. Mọi thủ tục hầu hết đều phảI qua ngân hàng kiểm tra tính chính xác và hai bên thực hiện thanh toán thông qua ngân hàng này. Với hình thức này Công ty yên tâm trong việc thu hồi vốn ngoại tệ: Tiền chuyển từ tay người mua qua ngân hàng đến người bán đồng thời hàng hoá xuất bán được ngân hàng bên kia công nhận có sự hiện diện. - Thứ hai, thực hiên thanh toán theo hình thức TTR: Phía bạn hàng thực hiện nhận hàng kỳ này thanh toán tiền hàng kỳ trước tạo thành công nợ luân chuyển. Thực tế, nếu là bạn hàng truyền thống có quan hệ làm ăn lâu dàI thì rõ ràng việc thực hiện theo hình thức này sẽ không ảnh hưởng lắm làm gia tăng công nợ phải thu. Tuy nhiên, trên thực tế số nợ phải thu ở cả hoạt động trong và ngoài nước tăng lên mạnh theo từng năm một: Năm 2000 con số đó là 37.052 trđ, năm 2001 đã là 48.157trđ, đến năm 2002 tăng lên thành 79.035 trđ. Nhưng cũng cần phải thấy rằng, nếu như đem toàn bộ số công nợ trên tính cho mỗi đầu đơn vị thì con số đó không cao (có cả thảy 26 đơn vị nằm tại các tỉnh và thành phố lớn) và hầu hết đều được đảm bảo bằng tài sản hoặc hợp đồng kinh tế nên không thuộc dạng nợ phải thu khó đòi hay không thể đòi được. Song, quyết tâm của Công ty trong năm 2004 là chấm dứt hình thức xuất khẩu này để tránh tình trạng nợ dây dưa, ảnh hưởng đến nguồn ngoại tệ cung cấp cho hoạt động nhập khẩu diễn ra thường xuyên với khối lượng công việc cao. 1.3.4. Đánh giá khái quát 1.3.4.1. Những thành công Thứ nhất, Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm của ELMACO có xu hướng tăng lên, góp phần thực hiện mục tiêu trong chiến lược kinh doanh của công ty: cân bằng cán cân thương mại, đảm bảo an toàn cho quá trình tăng trưởng kinh tế trong tương lai. Đồng thời làm tăng lợi nhuận góp phần nâng cao đờ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc11006.DOC
Tài liệu liên quan