[MỤC LỤC
[[[[[[ Trang
PHẦN MỞ ĐẦU
1_Lý do chọn đề tài
2_Nội dung nghiên cứu
3_Phạm vi giới hạn
PHẦN MỘT
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC BIỆN PHÁP TĂNG DOANH THU & LỢI NHUẬN TRONG HỌAT ĐỘNG KINH DOANH
I) KHÁI NIỆM CHUNG VỀ DOANH THU & LỢI NHUẬN
I.1_Về doanh thu
I.1.1_Khái niệm, nội dung và vai trò của doanh thu
a) Khái niệm
b) Nội dung của doanh thu
c) Vai trò của doanh thu
I.1.2_Phương pháp lập kế họach doanh thu bán hàng về tiêu thụ sản phẩm
I.1.3_Những nhân tố tác động đến doanh thu
a) Khối lượng sản phẩm sản xuất & tiêu thụ hoặc lao vụ dịch vụ cung ứng
b) Kết cấu mặt hàng
c) Chất lượng sản phẩm
d) Giá bán sản phẩm
e) Những nhân tố khác
I.2_Về lợi nhuận
I.2._Khái niệm, nội dung & vai trò của lợi nhuận
a) Khái niệm
b) Nội dung của lợi nhuận
c) Vai trò của lợi nhuận
I.2.2_Phương pháp lập kế họach lợi nhuận về tiêu thụ sản phẩm
a) Phương pháp trực tiếp
b) Phương pháp phân tích
I.2.3_Tỉ suất lợi nhuận
a) Tỉ suất lợi nhuận_giá thành
b) Tỉ suất lợi nhuận trên vốn sản xuất kinh doanh
c) Tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu bán hàng
d) Tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
I.2.4_Phân phối lợi nhuận
I.2.5_Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận
a) Chi phí sản xuất
b) Chi phí bán hàng
c) Chi phí quản lý doanh nghiệp
II_TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ DOANH THU & LỢI NHUẬN TRONG HỌAT ĐỘNG KINH DOANH
III_MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG DOANH THU & LỢI NHUẬN TRONG HỌAT ĐỘNG KINH DOANH
PHẦN HAI
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ONG MẬT ĐỒNG NAI
I_ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY
II_ CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ QUYỀN HẠN & MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY
III_ BỘ MÁY QUẢN LÝ,CƠ CẤU TỔ CHỨC, CHỨC NĂNG CỦA CÁC ĐƠN VỊ THÀNH VIÊN TRONG CÔNG TY
IV_ QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ
V_ TÌNH HÌNH NHÂN SỰ
VI_ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG SXKD CỦA CÔNG TY
PHẦN BA
TÌM HIỂU MỘT SỐ MẶT HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DOANH THU & LỢI NHUẬN ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP TÌNH HÌNH DOANH THU_LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ONG MẬT ĐỒNG NAI
I_THỊ TRƯỜNG VÀ CÁC MỐI QUAN HỆ ĐỐI TÁC
1) Về mặt hàng kinh doanh
2) Thị trường và khách hàng chủ yếu
3) Nhà cung cấp và các đối thủ cạnh tranh
[
II_PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNGKINH DOANH ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY:
1) Các yếu tố bên trong:
a) Lập chiến lược kinh doanh
b) Xây dựng cơ cấu tổ chức
c) Yếu tố tài chính
d) Công tác tiếp thị (Marketing)
2) Các yếu tố bên ngòai:
a) Môi trường pháp luật
b) Dân số
c) Giá cả
d) Các đối thủ cạnh tranh
e) Môi trường tự nhiên
f) Tỷ giá hối đóai
III_PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP HIỆU QUẢ TRONG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
Các chỉ tiêu về hiệu quả kinh doanh
1) Về lao động _tiền lương:
a) Tình hình sử dụng lao động của công ty:
b) Năng suất lao động:
c) Tiền lương lao động:
2) Về vốn
3) Về doanh thu
4) Về lợi nhuận
IV_ NHẬN XÉT:
1) Ưu điểm:
2) Nhược điểm:
PHẦN BỐN
CÁC BIỆN PHÁP NHẰM TĂNG DOANH THU &LỢI NHUẬN TRONG HOẠT ĐỘNG SXKD
I_MỤC TIÊU& PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG TY
II_VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG VIỆC TĂNG DOANH THU &LỢI NHUẬN
1) Về doanh thu
2) Về lợi nhuận
III_THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP TĂNG HIỆU QUẢ KINH DOANH CHO CÔNG TY
IV_NHỮNG ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
66 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1046 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số biện pháp tăng hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần ong mật Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, tồn dư hóa chất.
[[[[[[
_Sản xuất giả mạo phế phẩm sau đó tiến hành kiểm tra sản phẩm trước khi đưa vào phân xưởng chế biến, sau khi sử lý tiếp tục kiểm tra một lần nữa.
_Nhân viên KCS kiểm tra chất lượng sản phẩm nhằm phát hiện ra những lô sản phẩm không đạt chất lượng nhằm chấn chỉnh kịp thời, tránh tình trạng để cho sản phẩm không đồng nhất. Nếu như sản phẩm mất chất lượng thì xử lý lại. KCS kiểm tra xong 100% thành phẩm, tiến hành lấy mẫu trước khi giao lại sản phẩm cho bộ phận đóng gói. Trước khi xuất khẩu sản phẩm, KCS lấy mẫu xác suất đưa đến cơ quan trước khi giao hàng cho khách hàng.
V_TÌNH HÌNH NHÂN SỰ:
_Trong các yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh, thì yếu tố con người là quan trọng nhất. Nó quyết định sự tồn tại cũng như sức mạnh họat động của một doanh nghiệp.
_Lực lượng lao động của công ty được sắp xếp theo cơ cấu phù hợp với quá trình sản xuất được phân ra từng bộ phận như sau:
+Tổng số lao động tính đến ngày 07/03/2005 là 35 người.
· Phân bổ công nhân viên ở các bộ phận:
K Bộ phận văn phòng : 14 người
à Ban giám đốc 3 người
à Phòng tổ chức hành chính 3 người
à Phòng kinh doanh 8 người
K Bộ phận gián tiếp : 7 người
à Bảo vệ, tài xế : 5 người
à Tổ kho : 2 người
K Bộ phận trực tiếp sản xuất : 14 người
Bảng lao động theo trình độ học vấn
TRÌNH ĐỘ
SỐ LAO ĐỘNG
(Người)
TỶ LÊ (%)
Đại học
4
11,42
Trung học chuyên nghiệp
10
28,58
Trung học phổ thông
21
60
[[[
Theo bảng số liệu trên ta thấy, tỷ lệ lao động có trình độ đại học thấp chỉ đạt 11,42%, Tỷ lệ trung cấp chuyên nghiệp 28,58%, còn lại là lao động có trình độ Trung học phổ thông 60%.
[[
[[
[[[[[
[
_Lao động có trình độ đại học và trung cấpchuyên nghiệp chủ yếu đảm
trách trong các bộ phận quản lý chuyên môn
_Đại bộ phận công nhân lao động chỉ đạt trình độ phổ thông nhưng với sự cần cù vốn có của người công nhân Việt Nam, nên trình độ nghiệp vụ công nhân rất cao, điều này cũng làm giảm bớt những khó khăn trong việc quản lý nhân sự và quản lý sản xuất.
VI_ TÌNH HÌNH HỌAT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY:
Vụ mật năm 2003-2004 bắt đầu với những khó khăndo sự mất mùa của năm trước để lại, do đó số lượng trại ong cùng qui mô của mỗi trại đều co cụm lại với mức giảm 30% tổng đàn ong trong tòan tỉnh, cho nên chi phí đầu tư trong vụ mật 2003-2004 có mức thấp nhất từ đó đến nay ( Với mức đầu tư bình quân 1,3 Kg đường/cầu ong) .Tuy nhiên là cơ hội để người nuôi ong có điều kiện phân bố lại đàn ong một cách hợp lý trong mùa nuôi ong sắp tới.
Cùng với những trở ngại nói trên thì những cơn mưa trái mùa liên tiếp vào khỏang tháng 3-4 đã làm trôi hết hy vọng nguồn mật cao su chính vụ. Nhưng bù lại có được nguồn mật cao su tái sinh và mật chôm chôm, nhãn tương đối dồi dào. Với sản lượng tòan tỉnh ước đạt 4.000 tấn mật ong, trong đó công ty đã thu mua và xuất khẩu.
CHỈ TIÊU
ĐVT
NĂM 2003
NĂM2004
Mật ong
Tấn
1.570
1.933
Sáp ong
Tấn
83
88
Doanh thu
Triệu
32.097
36.892
Lương bình quân/người
Triệu
2.2
2.5
Đây là kết quả cao nhất từ trước đến nay, đánh dấu một bước đột phá mới của công ty trong thời gian đầu chuyển đổi hình thức sở hữu, cho phép công ty tin tưởng vào khả năng của mình trong tương lai. Với kết quả đó đã khẳng định được vị thế của công ty đối với bạn hàng trong nước cũng như với khách hàng nuớc ngòai. Đặc biệt trong năm vừa qua, tuy thị trường có ổn định và có nhu cầu nhưng đòi hỏi chất lượng ngày càng cao và cũng đúng vào lúc hệ thống tinh lọc thứ hai được khánh thành và đã đi
vào họat động phát huy hiệu quả chủ động, đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng . Tuy nhiên công ty cũng gặp không ít khó khăn đó là : sự thiếu hụt bao bì trong thời điểm xuất khẩu, sự biến động giá cảcác mặt hàng nông sản trên thế giới, cũng như giá cước tàu biển đột biến, tuy
[[[[
[
[
không lớn nhưng ít nhiều đã gây cho công ty gặp phải khó khăn trong những năm vừa qua, đặc biệt đối với những hợp đồng xuất khẩu đã ký với giá CIF và giá FOB.
1_ Tình hình họat động doanh thu:
Họat động chính của công ty Cổ Phần Ong Mật Đồng Nai gồm nhiều chức năng như : tổ chức kinh doanh, chế biến hàng xuất khẩu, liên kết với các công ty hay đơn vị sản xuất trong tỉnh trực tiếp ký kết với những hợp đồng xuất nhập khẩu Kết quả cho thấy khả năng tồn tại và phát triển của công ty được thể hiện qua doanh thu các năm như sau:
Doanh thu của công ty từ năm 2003-2005
Đơn vị tính 1.000.000đ
NĂM
DOANH THU
DOANH THU HÀNG XUẤT KHẨU
TỶ LỆ (%)
Năm 2003
32.097
30.492
94.99
Năm 2004
36.892
35.785
96.99
Năm 2005
39.257
38.276
97.50
Tổng doanh thu của công ty Cổ Phần Ong Mật Đồng Nai đều tăng dần qua các năm, họat động xuất khẩu của công ty chiếm hơn 90% trên tổng doanh thu. Riêng năm 2004 doanh thu hàng xuất khẩu chiếm đến 97.10% đạt giá trị tương ứng là58.472.000.000 đồng, do nhu cầu về sản phẩm mật ong trong lĩnh vực mỹ phẩm, phục vụ cho nhu cầu sức khỏe con người và trong lĩnh vực thực phẩm tăng.
Trong tương lai, doanh thu của công ty sẽ càng tăng thêm do công ty đã mở rộng được thị trường đi nhiều nước trên thế giới, đồng thời mở rộng thêm lượng tiêu thụ ở trong nước.
2_ Tình hình lợi nhuận của công ty:
Điều quan tâm hàng đầu đối với mỗi công ty, mỗi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đó là lợi nhuận, vì lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp biểu hiện kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh, biểu hiện sức mạnh của doanh nghiệp, phản ánh kết quả của việc sử dụng các yếu tố cơ bản của
sản xuất như lao động, nguyên vật liệu, tài sản cố định Khi có lợi nhuận thì doanh nghiệp mới có tiền để đầu tư trở lại nhằm mở rộng qui mô kinh doanh và lập quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng. Tất cả các doanh nghiệp phải không ngừng phấn đấu để nâng cao lợi nhuận.
[[
Lợi nhuận của công ty từ năm 2003-2005
Đơn vị tính : 1.000.000 đồng
NĂM
LỢI NHUẬN
Năm 2003
1155
Năm 2004
1383
Năm 2005
1677
Qua bảng số liệu trên ta thấy, nhờ chiến lược tiến đến thị trường từ EU sang Bắc Mỹ đã mang lại cho công ty nhiều kết quả khả quan, năm sau luôn cao hơn năm trước, năm 2003 lợi nhuận đạt 1.155.000.000 đồng, nhưng đến năm 2004 đã đạt được mức lợi nhuận là1.383.000.000 đồng và năm 2005 là1.677.000.000 đồng. Điều này đã mang lại sự ổn định cho sản phẩm ong mật.
3_Tình hình vốn của công ty:
Vốn có vai trò rất quan trọng đối với việc kinh doanh của doanh nghiệp, nếu doanh nghiệpp có nhiều vốn thì sẽ có khả năng thu được nhiều lợi nhuận hơn.
Tình hình vốn của công ty từ năm 2003-2005
Đơn vị tính : 1000.000 đồng
CHỈ TIÊU
NĂM 2003
NĂM 2004
NĂM 2005
Vốn cố định
Vốn lưu động
4.481
8.027
5.439
9.653
7.125
10.945
Tổng số vốn
12.508
15.092
18.070
Qua bảng số liệu trên ta thấy, tình hình vốn của công ty có chiều hướng tăng, năm sau cao hơn năm trước, năm 2003 tổng số vốn đạt12.508.000.000 đồng , năm 2004 đạt 15.092.000.000 đồng , năm 2005 đạt18.070.000.000 đồng . Với mức tăng trưởng này cho thấy khả năng về vốn của công ty là tương đối ổn định và tiến triển, đảm bảo có đủ nguồn vốn để phục vụ cho nhu cầu sản xuất của công ty.
[[
PHẦN BA
&
TÌM HIỂ MỘT SỐ MẶT HỌAT ĐỘNG CHỦ YẾU CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DOANH THU, LỢI NHUẬN VÀ ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢPTÌNH HÌNH DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ONG MẬT ĐỒNG NAI.
I_THỊ TRƯỜNG VÀ CÁC QUAN HỆ ĐỐI TÁC:
1) Về mặt hàng kinh doanh:
Sản phẩm ong mật của công ty hiện nay có rất nhiều chủng lọai: mật thô; mật chế biến (bao gồm: mật ong nghệ, mật ong chúa, mật ong đóng chai ) ; phấn hoa;sáp ong ; sữa ong chúa. Tuy chủng lọai sản phẩm của công ty cũng khá đa dạng , nhưng sản phẩm chủ yếu dùng để xuất khẩu chiếm tỷ lệ cao nhất vẫn là mật thô, chiếm tới 90% sản lượng , còn 10% sản lượng là dùng cho việc chế biến để tiêu thụ nội địa . Do vậy, doanh thu của công ty hòan tòan dựa vào xuất khẩu mật thô.
Bảng1:Tình hình xuất khẩu và tiêu thụ nội địa mật ong từ năm 2003-2004:
MẶT HÀNG KINH DOANH
NĂM 2003
NĂM 2004
NĂM 2005
Mật ong xuất khẩu
30.492
35.785
38.276
Mật ong tiêu thụ nội địa
1.605
1.107
981
Qua số liệu ở bảng 1 ta thấy, mật thô là mặt hàng chủ lực của công ty, trong thời gian vừa qua từ năm 2003-2005 công ty chủ yếu chỉ xuất khẩu mật thô, giá trị có xu hướng tăng dần qua các năm và có chiều hướng tăng cao do đã có được lòng tin của khách hàng . Công ty đang ngày càng phát triển thêm nhiều mặt hàng mới để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
2) Tình hình thị trường và khách hàng chủ yếu:
2.1_ Thị trường nội địa:
Với dân số hơn 80 triệu người, thị trường nội địa là một thị trường vô cùng hấp dẫn đối với tất cả các doanh nghiệp . Thế nhưng công ty Cổ Phần Ong Mật Đồng Nai hiện nay vẫn chưa chú trọng nhiều đến thị trường nội địa , nên sản lượng tiêu thụ nội địa của công ty chỉ chiếm 10%
Tổng sản lượng sản phẩm, thêm một nguyên nhân nữa là do người Việt Nam chỉ sử dụng mật ong nhằm mục đích chữa bệnh và phục hồi sức khỏe, do đó mật ong không được sử dụng phổ biến như các nước khác trên thế giới, ngòai hai mục đích trên họ còn sử dụng mật ong để làm thực phẩm, mỹ phẩm, chất bảo quản hơn nữa giá cả của mật ong nguyên chất lại cao không phù hợp với thu nhập của người dân Việt Nam.
Bảng 2.1: Giá một số mặt hàng tiêu biểu được bán trong nước:
TÊN SẢN PHẨM
GIÁ
ĐƠN VỊ TÍNH
Mật ong nghệ
Mật ong sữa chúa
Mật ong đóng chai
Phấn hoa
Sáp ong
Sữa ong chúa
10.500
6.000
19.000
100.000
45.000
500.000
Lọ
Lọ
Chai
Kg
Kg
Kg
Vì vậy muốn mở rộng được thị trường trong nước công ty cần phải đưa ra những phương thức quảng cáo phù hợp, để người tiêu dùng nội địa hiểu rằng đây là một lọai thực phẩm tiêu dùng có giá trị cao để thay thế đường mía. Đây là chiến lược chiêu thị lâu dài, đòi hỏi công ty cần có một chính sách riêng hợp lý. Có như vậy mới có khả năng tăng tiêu thụ nội địa. Đồng thời công ty cũng phải cải tiến điều kiện sản xuất và chế biến sản phẩm bằng việc đầu tư trang thiết bị, công nghệ mới hiện đại, cải tiến mẫu mã, hình thức bao bì, giảm giá bán để tạo ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu, sở thích của người tiêu dùng trong nước.
2.2_Tình hình thị trường nước ngòai:
Bảng 2: Tình hình thị trường nước ngòai từ năm 2003-2005:
Đơn vị tính :USD
TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG XK
2003
2004
2005
GIÁ TRỊ
TỶ TRỌNG
(%)
GIÁ TRỊ
TỶ TRỌNG
(%)
GIÁ TRỊ
TỶ TRỌNG
(%)
Mỹ
Đức
Canada
16.770.600
8.232.840
5.488.560
55
27
18
23.260.250
6.888.612,5
5.636137,5
65
19.25
15.75
22.965.600
6.124.160
9.186.240
60
16
24
Tổng cộng
30.492.000
100
35.785.000
100
38.276.000
100
Qua số liệu bảng 2 ta thấy, thị trường xuất khẩu của công ty tập trung chủ yếu ở các nước Mỹ, Đức , Canada. Từ năm 2003-2005 tình hình xuất khẩu ở các thị trường này luôn biến động, biểu hiện:
_Ở thị trường Mỹ: Mỹ hiện đang là nước đứng đầu về tiêu thụ sản phẩm mật thô của công ty, năm 2003 đạt16.770.600 USD chiếm 55% tỷ trọng xuất khẩu, năm 2004 chiếm 65% tỷ trọng xuất khẩu đạt giá trị tương ứng 23.260.250 USD đến năm 2005 đạt 22.965.600 USD chiếm 60% tỷ trọng xuất khẩu.
_Ở thị trường Đức: giá trị xuất khẩu sản phẩm sang Đức , giảm liên tục từ năm 2003-2005. Năm 2003 kim ngạch xuất khẩu sang Đức chiếm tới 27% tỷ trọng xuất khẩu đạt giá trị tương ứng là 8.232.840 USD, nhưng đến năm 2004 là 19,25% tỷ trọng xuất khẩu đạt 6.888.612,5 USD và năm 2005 chiếm 16% tỷ trọng tương ứng với giá trị là 6.124.160 USD.Tuy nhiên , Đức hiện vẫn đang là khách hàng lớn của công ty. Nguyên nhân chính làm cho lượng xuất khẩu sản phẩm sang Đức giảm xuống đáng kể đó là vì trước đây Đức nhập khẩu mật thô của công ty để chế biến, sau đó tái xuất sang Mỹ. Nhưng trong những năm sau này do tình hình mua bán giữa Mỹ và Việt Namn thuận lợi hơn, nên Mỹ trực tiếp nhập khẩu mật thô mà không nhập khẩu từ Đức nữa, nên đã làm cho nhu cầu về sản phẩm mật thô của Đức không còn nhiều như trước.
_Ở thị trường Canada : cũng giống như ở thị trường Mỹ, kim ngạch xuất khẩu ở thị trường này liên tục tăng từ năm 2003-2005. Do đời sống của người dân Canada ngày càng cao, nhu cầu về lượng chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe dùng trong thực phẩm và nhu cầu về làm đẹp trong lĩnh vực mỹ phẩm đã góp phần làm cho sản lượng nhập khẩu mật thô ở thị trường này càng cao. Năm 2003 kim ngạch xuất khẩu đạt 5.488.560 USD chiếm 18% tỷ trọng; năm 2004 đạt 5.636.137,5 USD chiếm 15,75% tỷ trọng xuất khẩu; năm 2005 đã tăng lên 6.047.608 USD chiếm 24% tỷ trọng xuất khẩu.
Trước đây Anh cũng nhập khẩu mật thô từ công ty,nhưng trong những năm gần đây do nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng, mà sản phẩm của công ty chỉ là mật thô chưa qua chế biến. Do đó đã làm mất thị trường đầy triển vọng này. Tuy nhiên trong tương lai Anh sẽ nhập khẩu sản phẩm ong mật đã chế biến từ Đức, điều này sẽ mở ra cơ hội cho công ty tiếp tục mở rộng và phát triển việc xuất khẩu của mình tại thị trường Đức.
Tóm lại: Công ty nên duy trì khả năng tiêu thụ sản phẩm mật thô ở các quốc gia:Mỹ,Đức, Canada, nhưng đồng thời công ty cũng nên có chiến lược thâm nhập vào các thị trường Bắc Mỹ, khi mà hiệpđịnh thương
Mại Việt_Mỹđã có hiệu lực trong những năm gần đây, đặc biệt là thâm nhập thị trường Châu Á, vì đây là một thị trường rộng lớn chiếm đến 50% dân số thế giới và các nước này có xu hướng sử dụng nhiều mật ong.
3) Nhà cung cấp và các mối quan hệ đối tác:
_Nhà cung cấp chủ yếu là các hộ nuôi ong trong tòan tỉnh Đồng Nai và một phần nhỏ là các nhà cung cấp từ các tỉnh khác.
_Trong 3 năm qua đối tác của công ty chủ yếu là các thương nhân người Mỹ, số lượng đơn đặt hàng từ phía các đối tác này ngày một tăng cao. Số lượng đơn đặt hàng tứ các thương nhân người Mỹ năm 2003 đạt giá trị 16.770.600 USD; năm 2004 đạt giá trị 23.260.250 USD; năm 2005 đạt 22.965.600 USD. Mỹ là thị trường đầy triển vọng đối với các công ty trong cả nước nói chung và Công Ty Cổ Phần Ong Mật Đồng Nai nói riêng. Đặc biệt vào tháng 7-2005 vừa qua, Việt Nam và Mỹ đã chính thức ký kết hợp đồng thương mại song phương, diều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho sản phẩm của công ty dễ dàng thâm nhập vào thị trường Mỹ và các thương nhân Mỹ cũng sẽ quan tâm nhiều hơn nữa đối với thị trường việt Nam.
[[[
[
[[
[[[[[[[[[
II_PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH ẢNH HƯỞNH ĐẾN HIỆU QUẢKINH DOANH CỦA CÔNG TY:
Bất kỳ một công ty hay doanh nghiệp nào, khi đi vào họat động kinh doanh đều chịu sự chi phối, ảnh hưởng của các yếu tố bên trong và bên ngòai. Các yếu tố này tác động lên quá trình họat động của công ty rất lớn, chúng tác động đồng thời lên cả hai mặt : mặt tích cực và mặt tiêu cực. Nếu công ty biết tận dụng đúng thời cơ kinh doanh thì sẽ làm cho mặt tiêu cực trở thành mặt tích cực, nó sẽ góp phần đưa công ty ngày càng phát triển lớn mạnh. Nhưng ngược lại nó cũng làm cho công ty bị tàn lụi nếu công ty không biết vận dụng hay vận dụng sai, việc nắm bắt và vận dụng thời cơ kinh doanh không có một quy luật, nguyên tắc nào cụ thể, nó phụ thuộc vào sự nhạy bén, trình độ lãnh đạo của ban Giám Đốc. Do đó, mà mỗi công ty đều có các kế họach hành động khác nhau.Và công ty Cổ Phần Ong Mật Đồng Nai cũng không nằm ngòai quy luật này. Để làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty như thế nào? Chúng ta sẽ phân tích cụ thể.
1) Các yếu tố bên trong:
Là các yếu tố xuất phát từ trong nội bộ của công ty, các yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của công ty, bao gồm các yếu tố về quản lý, nhân sự, tài chính,
a) Lập chiến lược kinh doanh:
Trong 3 năm từ năm 2003-2005, Công Ty Cổ Phần Ong Mật Đồng Nai đã đạt được hiệu quả so với các năm,năm sau luôn cao hơn năm trước, bước vào đầu kỳ kinh doanh công ty đã thiết lập được một số phòng ban có đội ngũ cán bộ dày dạn kinh nghiệm, các kế họach kinh doanh đề ra được ban Giám Đốc và các bộ phận có liên quan thỏa luận rất cặn kẽ. Do đó, các chiến lược kinh doanh của công ty được vạch rõ ràng, từ đó công ty đã đưa ra một chương trình hành động cụ thể.Năm 2005, với các chiến lược được thiết lập thì công ty đã đi vào thực hiện cải thiện lại cơ sở vật chất tại công ty và đẩy mạnh việc mua hàng tận gốc và triệt để của các hộ dân, bên cạnh đó phải giảm tối thiểu chi phí tại công ty và chuyên chở để phục vụ quý khách hàng được tốt nhất. Bên cạnh một số chiến lược đãđược thực hiện tốt công ty vẫn còn thiết lập và chọn một số phương án khả thi để công ty tiếp tục thực hiện như việc : mở rộng thị trường trong nước, gởi những thông điệp về tiện ích của sản phẩm đến người tiêu dùng ,và công ty cũng đang tìm kiếm thêm khách hàng mới là các đối tác lớn và có uy tín trong_ ngòai nước để hiệu quả đạt được ngày càng tốt hơn.
b) Xây dựng cơ cấu tổ chức:
Mỗi bộ phận, mỗi phòng ban phải được xác định công việc và nhiệm
[
[[
vụ một cách cụ thể, rõ ràng. Để đảm bảo cho các họat động kinh doanh tại công ty có hiệu quả thì các phòng ban, các bộ phận có sự liên kết chặt chẽ lại với nhau và kiểm tra lẫn nhau, không rời rạc, cần lọai bỏ hoặc kết hợp lại các bộ phận không cần thiết và có quan hệ với nhau để giảm được chi phí cho công ty.
Công ty cần thiết phải xây dựng được một đội ngũ chuyên gia về các lĩnh vực, tạo ra một môi trường làm việc thỏai mái, không có áp lực, không phân biệt giữa cấp trên và cấp dưới tạo ra bầu không khí vui vẻ tại công ty. Với hiệu quả đạt được của năm 2005, thì việc xây dựng lại cơ cấu tổ chức của công ty không nằm ngòai việc góp phần tạo nên hiệu quả công ty trong 3 năm qua. Trong thời gian qua, cộng ty đã ký hợp đồng xuất khẩu sản phẩm thiết yếu cho hầu hết là thị trường tiêu thụ sẵn có, khách hàng quen thuộc chủ yếu như : Đức, Mỹ, Canada, nên công ty không có bộ phận Marketing.Ở công ty các phòng có liên quan thì được đặt gần nhau giảm được việc đi lại làm mất sự tập trung của những người khác. Về nhân viên : đào tạo một đội ngũ nhân viên giới thiệu sản phẩm, thu mua niềm nở, nhạy bén,
Công ty luôn bố trí cho nhân viên đúng người đúng việc, đúng với khả năng của họ. Vì yếu tố con người là yếu tố quyết định cho tất cả các
yếu tố khác, ngay cả việc họach định và thực hiện cũng do con người tạo
[
ra. Vì vậy trong một tổ chức, yếu tố con người phải được đặt lên hàng đầu, phải chăm lo đến tinh thần, nguyện vọng của công nhân, từ đó các họat động kinh doanh của công ty sẽ tiến triển từ sự nổ lực của con người.
c) Yếu tố tài chính:
Đây là yếu tố hàng đầu mà các công ty luôn quan tâm khi bước vào họat động sản xuất kinh doanh, khi đi vào họat động kinh doanh thì yếu tố về tài chính càng khẳng định vai trò của nó, công ty phải tích cực để huy động được nguồn vốn rãnh rỗi cho mình với lãi suất thấp.Về phần này chúng ta sẽ thấy rõ hơn ở phần phân tích và đánh giá các yếu tố về hiệu quả kinh doanh của công ty,điều mà ban quản lý của công ty cần quan tâm và đề ra các chương trình hành động cho tòan công ty về việc sử dụng nguồn vốn có hiệu quả nhất.
d) Công tác tiếp thị (Marketing):
Đối với công tác Marketing thì nó đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu thụ hàng hóa, đưa các thông tin cần thiết từ công ty tới người tiêu dùng, tạo ra được lòng ham muốn mua hàng cho người tiêu dùng. Đối với công ty Cổ Phần Ong Mật Đồng Nai thì công tác Marketing cần được thiết lập để hỗ trợ cho việc kinh doanh của công ty, giúp cho công ty ngày càng có nhiều đối tác và khách hàng hơn. Bên cạnh các phòng ban mà
[[
công ty xây dựng được, còn bộ phận Marketing chưa được xây dựng cần thiết được thành lập để đẩy mạnh các chiến lược về chiêu thị, quảng cáo, khuyến mại để góp phần vào việc tiêu thụ hàng hóa, làm cho doanh thu của công ty tăng lên.
2) Các yếu tố bên ngòai:
Bao gồm tất cả các yếu tố từ môi trường bên ngòai ảnh hưởng tới quá trình họat động của công ty, các yếu tố này bao gồm : môi trường luật pháp, môi trường tự nhiên, cơ cấu dân số, giá cả, các đối thủ cạnh tranh, tỷ giá hối đóai,
a) Môi trường luật pháp:
Trong quá trình họat động kinh doanh của công ty thì công ty phải tuân thủ các quy định, đường lối, chíng sách của nhà nước đề ra, phải thực hiện đúng các khỏan phải nộp ngân sách. Với chức năng là thu mua nguyên liệu từ các hộ dân, sau đó chế biến và xuất khẩu sản phẩm là chủ yếu công ty được sự ưu đãi của chính phủ và chủ trương nhà nước ta hiện nay, tiếp tục phát triển ngành nghề, mở rộng quan hệ ra ngòai các nước.Do đó, công ty được họat động trong môi trường thuận lợi về quan hệ ngọai giao cho quốc gia. Tuy phần lớn là xuất khẩu nhưng đối với thị
trường trong nước sản phẩm của công ty cũng được bảo vệ trong môi trường luật pháp.
[[
b) Dân số:
Ước tính đến thời điểm này, trên địa bàn phần lớn là dân tộc kinh, dân số ảnh hưởng tới việc tiêu thụ hàng hóa, khi phân tích sự ảnh hưởng từ yếu tố dân số, cần xác định cơ cấu dân cư, thu nhập bình quân, độ tuổi ,giới tính trên địa bàn mà công ty đang họat động, vì dân số tạo ra sức mua tuy nhiên cho đến đây thì chúng ta có thể thấy rằng đối với thị trường trong nước nói chung và thị trường trong tỉnh nói riêng dường như công ty chưa quan tâm lắm về sản phẩm của mình đến người tiêu dùng.Do đó, công ty cần phải nghiên cứu về yếu tố này và cung cấp hàng hóa theo nhu cầu và ước muốn của số lượng dân số mà công ty đã nghiên cứu.
c) Giá cả :
Như ta đã biết giá cả là yếu tố quyết định trong việc mua hàng hóa, nhất là trong nền kinh tế thị trường hiện nay các công ty đều cố gắng giảm mọi chi phí để làm cho giá thành thấp tạo ra sự cạnh tranh mạnh và đứng vững trên thương trường, giá cả là yếu tố rất quan trọng, do đó mà các công ty đều có sự cạnh tranh về giá cả.
Doanh thu của công ty cũng phụ thuộc vào giá cả, vì vậy công ty không những cần phải ổn định một mức giá thích hợp cho người tiêu dùng, mà còn phải phù hợp với các đối thủ cạnh tranh về giá cả. Vì vậy công ty phải đưa ra chiến lược giá cho mình để đảm bảo nguồn doanh thu
[[[
cho mỗi kỳ kinh doanh.
Đốivới công ty Cổ Phần Ong Mật Đồng Nai thì vấn đề giá cả cần được công ty quan tâm và chú trọng sao cho mức giá thấp hơn các đối thủ cạnh tranh. Do đó, mà co