MỤC LỤC
Lời nói đầu 1
Chương I: Những vấn đề lý luận chung về tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp chè 3
1.1 Hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp 3
1.1.1 Khái niệm tiêu thụ sản phẩm 3
1.1.2 Vai trò tiêu thụ sản phẩm đối với doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh 3
1.2 Hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp chè 4
1.2.1 Các bước thực hiện tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp chè 4
1.2.1.1 Hoạt động điều tra nghiên cứu thị trường tiêu thụ 4
1.2.1.2. Xây dựng chiến lược và kế hoặch tiêu thụ sản phẩm: 5
1.2.1.3 Chính sách giá bán 6
1.2.1.4. Xây dựng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm: 7
1.2.1.5 Tổ chức xúc tiến yểm trợ hoạt động tiêu thụ sản phẩm: 11
1.2.1.6 Tổ chức tiêu thụ sản phẩm 11
1.2.1.7 Dịch vụ khách hàng sau khi bán hàng 14
1.2.1.8 Đánh giá kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm. 14
1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề tiêu thụ sản phẩm chè của doanh nghiệp 17
1.2.2.1 Các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh 17
1.2.2.2 Tiềm lực của doanh nghiệp 20
1.3 Phân tích ngành chè (các thời điểm liên quan đến tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp) 22
1.3.1 Giai đoạn trước 1990 22
1.3.2 Giai đoạn 1990 – 1996 22
1.3.3 Giai đoạn 1997 – 2001 23
1.3.4 Giai đoạn 2002 – 2006 23
1.3.5 Giai đoạn 2007 đến nay 24
1.3.6 Những cơ hội và thách thức ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ sản phẩm đối với công ty cổ phần chè Quân Chu 25
1.3.6.1 Thách thức 25
1.3.6.2 Cơ hội 26
Chương II: Thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần chè Quân Chu 27
2.1 Một số nét khái quát tình hình hoạt động của công ty 27
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 27
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty 30
2.1.2.1 Những thông tin chung về công ty cổ phần chè Quân Chu: 30
2.1.2.2 Hệ thống tổ chức, chức năng và nhiệm vụ các phòng ban trực thuộc 30
2.1.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của công ty 44
2.2 Thực trạng hoạt động tiêu thụ của công ty cổ phần chè Quân Chu 46
2.2.1 Các sản phẩm sản xuất kinh doanh của công ty 46
2.2.2 Phân tích hoạt động tiêu thụ chè 47
2.2.3 Kết quả tiêu thụ sản phẩm chè của công ty 51
2.2.3.1 Đánh giá chung kết quả tiêu thụ sản phẩm chè của công ty 51
2.2.3.2 Đánh giá kết quả tiêu thụ sản phẩm theo từng mặt hàng 52
2.2.3.3 Những điểm mạnh trong công tác tiêu thụ sản phẩm 57
2.2.3.4 Những vấn để cần giải quyết trong công tác tiêu thụ sản phẩm.58
Chương III: Một số biện pháp chủ yếu góp phần đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần chè Quân Chu 60
3.1 Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới 60
3.2 Một số biện pháp chủ yếu góp phần đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm 60
3.2.1. Tổ chức tốt công tác điều tra nghiên cứu thị trường 60
3.2.2 Đổi mới máy móc thiết bị 62
3.2.3 Nâng cao chất lượng sản phẩm 62
3.2.4 Đa dạng hóa hình thức thanh toán đồng thời tăng kỷ luật thanh toán 64
3.2.5 Hoàn thiện tốt công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm 64
3.2.5.1 Tổ chức tốt công tác lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm 64
3.2.5.2 Tổ chức và quản lý có hiệu quả mạng lưới tiêu thụ 65
3.2.5.3 Xây dựng chiến lược quảng cáo và giới thiệu sản phẩm tiết kiệm, có hiệu quả 67
3.2.6 Đào tạo nâng cao trình độ, đội ngũ cán bộ nhân viên hoạt động tiêu thụ sản phẩm 69
Kết luận 71
76 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1271 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số biện pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm chè của công ty cổ phần chè Quân Chu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cấp của nhà nước, hàng loạt khó khăn mới đặt ra như: vốn, lợi nhuận, cổ tức, năng lực uy tín của HĐQT, ban kiểm soát
Trong hơn 8 năm sau cổ phần hoá, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đã đạt được những thành quả nhất định. Tổng sản phẩm bán ra có tăng nhưng không ổn định, khách hàng từ chỗ chỉ bán cho Tổng công ty chè là chính, nay đã xuất khẩu trực tiếp và với nhiều khách hàng khác nhau.
Tuy nhiên do thị trường có nhiều biến động trong khi đó Công ty chưa có những chính sách phù hợp nhằm tạo sự ổn định bền vững trong SXKD, hậu quả trong 2 năm 2005 và 2006 SXKD không kiểm soát được tình hình và kết quả dẫn đến thua lỗ lớn. Từ năm 2007, nhờ áp dụng chính sách cải tổ lại toàn bộ từ việc sắp xếp tinh giảm bộ máy quản lý, cải tiến thiết bị máy móc, phương án tiền lương, quy trình công nghệ,...nên sản xuất kinh doanh đã trở nên ổn định và tiếp tục phát triển. Kết quả đã chấm dứt được tình trạng thua lỗ, lãi năm sau cao hơn năm trước và từng bước dần khẳng định lại vị thế của mình trên thị trường.
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty
2.1.2.1 Những thông tin chung về công ty cổ phần chè Quân Chu:
- Tên giao dịch:
+ Tên đầy đủ bằng tiếng Việt Nam: Công ty cổ phần chè Quân Chu.
+ Tên đối ngoại: Quan Chu Tea Joint Stock Company.
- Đơn vị quản lý: Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Thái Nguyên.
- Giám đốc công ty: Lê Xuân Tình.
- Tổng số cán bộ công nhân viên: 120 người.
- Trụ sở chính: Thị trấn Quân Chu, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
- Điện thoại: 0280 (626 003 - 626 006).
- Fax : 02803 626 010- Email: cqc@hn.vn.vn
- Lĩnh vực hoạt động:
Công ty cổ phần chè Quân Chu sản xuất - chế biến - kinh doanh các sản phẩm chè, nông sản sản phẩm chè và kinh doanh dịch vụ thương mại, xuất nhập khầu trong và ngoài nước theo giấy phép kinh doanh số 1700000001 do sở Kế Hoạch và Đầu Tư tỉnh Thái Nguyên cấp ngày 24 tháng 3 năm 2000.
2.1.2.2 Hệ thống tổ chức, chức năng và nhiệm vụ các phòng ban trực thuộc
Sơ đồ 3: Sơ đồ tổ chức tổng thể của Công ty cổ phần chè Quân Chu:
Phòng tổng hợp
Xưởng chế biến
P. Kinh doanh
Phòng tài chính kế hoạch
Giám đốc
Đại diện lãnh đạo
Phó Giám đốc
Kế toán trưởng
Xưởng chè đen
Xưởng chè xanh
Phó Giám đốc
Qu¶n ®èc
: Không thuộc Hệ thống quản lý chất lượng
a. Chức năng và nhiệm vụ phòng tổng hợp
P.Giám đốc
Tr. phòng
Trëng phßng
Lái xe
Nhân viên 1
Nhân viên 2
Bảo vệ
Tạp vụ
Thu mua
Thu mua
Thu mua
Thu mua
* Sơ đồ 4: Sơ đồ tổ chức
* Chức năng nhiệm vụ
- Tổ chức, quản lý, chỉ đạo sản xuất nông nghiệp
- Chỉ đạo việc quản lý đất đai, rừng trồng, an ninh trật tự trong công ty.
- Quản lý toàn bộ hồ sơ cán bộ công nhân viên, đề xuất giải quyết các vấn đề liên quan đến chế độ chính sách, BHXH.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc trực tiếp giao.
* Phó phòng
- Chịu trách nhiệm về kỹ thuật sản xuất nông nghiệp. Soạn thảo quy trình, hướng dẫn, chăm sóc và thu hoạch chè...
- Dự báo tình hình sâu bệnh, đề xuất biện pháp phòng ngừa và khắc phục.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc hoặc trưởng phòng phân công.
* Nhân viên 1
- Phụ trách tiền lương:
+ Tham mưu xây dựng phương án tiền lương và theo dõi việc thực hiện phương án tiền lương khối gián tiếp cơ quan, lập bảng lương và BHXH.
+ Tổng hợp bảng lương hàng tháng và lương ốm đau, thai sản.
+ Theo dõi diễn biến bậc lương của CBCNV.
+ Cân nhận nguyên liệu chè búp tươi.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do trưởng phòng phân công.
* Nhân viên 2
- Tham mưu XD kế hoạch thu nghĩa vụ nương chè, theo dõi và đôn đốc tiến độ thực hiện kế hoạch thu nghĩa vụ nương chè.
- Quản lý, theo dõi việc thực hiện của các hợp đồng nhận tư liệu sản xuất.
- Theo dõi đôn đốc thu các khoản nợ trong nông nghiệp.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do trưởng phòng phân công.
* Lái xe
- Chức năng: Thực hiện nhiệm vụ đưa đón lãnh đạo đi công tác.
- Nhiệm vụ: Đảm bảo an toàn về người và tài sản trong quá trình đưa đón, lưu thông trên đường.
+ Quản lý, bảo quản, bảo dưỡng xe và các dụng cụ, phụ tùng của xe.
+ Kiểm tra, lập kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế và khám định kỳ theo đúng quy định.
+Thực hiện các nhiệm vụ khác do trưởng phòng phân công.
* Tổ bảo vệ
- Chức năng: Chịu trách nhiệm toàn bộ về công tác bảo vệ theo chức năng, nhiệm vụ được phân công.
- Nhiệm vụ:
+ Đảm nhiệm công tác bảo vệ khu cơ quan, nhà máy 24/24h
+ Quản lý con dấu của công ty.
+ Nhận báo chí, công văn đi và đến. Vào sổ lưu trữ.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do trưởng phòng phân công.
* Tạp vụ
Thực hiện các nhiệm vụ do trưởng phòng phân công.
* Nhân viên thu mua
- Làm nhiệm vụ mua nguyên liệu chè búp tươi theo sự phân công.
- Thực hiện đúng các quy định về thu mua nguyên liệu chè tươi.
- Phối hợp với các bộ phận liên quan trong công việc thu nghĩa vụ và nợ vay (nếu có).
b. Chức năng nhiệm vụ xưởng chế biến
* Sơ đồ 5: Sơ đồ tổ chức xưởng chế biến
Quản đốc
Phó quản đốc
Trưởng KCS
Trưởng ca chè xanh
Nhân viên KCS
Trưởng ca BTP
Công nhân
Héo – Vò – Sấy
Đóng bao bì
Tổ sàng
Tổ trộn
Tổ cơ điện
Thủ kho kế toán
Vệ sinh CN
:Không thuộc Hệ thống quản lý chât lượng
* Chức năng:
- Sản xuất chế biến sản phẩm chè cho công ty.
- Kiểm tra, kiểm soát quá trình sản xuất từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm cuối cùng.
- Quản lý và huy động nguồn nhân lực cho quá trình sản xuất, chế biến sản phẩm.
- Quản lý bảo dưỡng, bảo trì các loại thiết bị, máy móc, nhà xưởng trong phạm vi xưởng chế biến.
- Kiểm soát các phương tiện theo dõi và đo lường.
* Nhiệm vụ:
- Sản xuất sản phẩm chè các loại theo kế hoạch năm , quí, tháng và lệnh sản xuất của Giám đốc công ty.
- Sản xuất sản phẩm đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
- Thực hiện việc lập kế hoạch quản lý, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng, bảo trì hệ thống máy móc thiết bị, nhà xưởng nhằm duy trì tốt quá trình sản xuất.
- Bảo toàn sản phẩm: Trong việc lưu kho, xếp, dỡ, vận chuyển, nhập, xuất kho nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm.
- Thực hiện công tác vệ sinh công nghiệp, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ theo các quy trình, quy định của công ty và các văn bản hiện hành của nhà nước.
- Trao đổi thông tin với các bộ phận liên quan trong quá trình sản xuất sản phẩm.
* Quản đốc
- Quản lý chung và điều hành toàn bộ hoạt động của xưởng, kiêm phụ trách bộ phận cơ điện.
- Trực tiếp điều hành ngành BTP.
- Tổ chức sản xuất, điều hành và giám sát quá trình sản xuất chế biến sản phẩm chè cho công ty.
- Lập phương án cải tiến thiết bị, tìm kiếm khách hàng, mua sắm vật tư đáp ứng yêu cầu SX.
- Thực hiện các hợp đồng bên ngoài về chế tạo, sửa chữa thiết bị. Lập kế hoạch sửa chữa lớn máy móc thiết bị, tổ chức kiểm định các thiết bị theo dõi và đo lường.
- Tham mưu giúp việc cho Giám đốc về lĩnh vực sản xuất công nghiệp.
- Phân công và giao nhiệm vụ cho các bộ phận trong xưởng, theo dõi, đôn đốc thực hiện các nhiệm vụ đó.
- Chủ trì đánh giá và phân loại kết quả thực hiện nhiệm vụ hàng tháng của từng bộ phận và các thành viên trong xưởng.
- Cùng với các phòng chức năng xây dựng kế hoạch, phương án SXKD của công ty.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc phân công.
- Báo cáo Giám đốc công ty về kết quả hoạt động công tác.
* Trưởng KCS kiêm trưởng ngành hoàn thành phẩm, phụ trách công nghệ chế biến.
- Quản lý, kiểm tra chất lượng sản phẩm, kiểm soát chất lượng của quá trình sản xuất từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm cuối cùng.
- Thực hiện các nhiệm vụ được giám đốc giao về chất lượng sản phẩm, tiến độ sản xuất, tiến độ giao hàng.
- Chỉ đạo giám sát việc thực hiện các quy trình, quy định công nghệ, vận hành thiết bị, máy móc. Công tác an toàn lao động, vệ sinh công nghệ, phòng chống cháy nổ thuộc phạm vi phụ trách.
- Kiểm tra theo dõi và đề ra các biện pháp phòng ngừa, khắc phục những sản phẩm sai hỏng trong quá trình sản xuất của ngành.
- Kiểm tra bảng chấm công của của các tổ hoàn thành phẩm và chè xanh.
- Lập kế hoạch và xây dựng giáo án đào tạo công nhân (kể cả công nhân hợp đồng) hằng năm về các quy trình, quy định công nghệ trong SX, chế biến chè BTP,TP.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc và quản đốc phân công.
- Quản lý và điều hành các công việc của xưởng khi quản đốc đi vắng.
- Báo cáo quản đốc về các nhiệm vụ được giao.
* Trưởng ca BTP.
- Giúp việc cho quản đốc và trực tiếp phụ trách, quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động trong ca sản xuất kể cả tổ chức bố trí lao động.
- Chỉ đạo giám sát quy trình, quy định công nghệ, nguyên tắc vận hành máy móc thiết bị, an toàn lao động, VSCN, PCCN.
- Chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc theo dõi, kiểm tra, điều chỉnh các thông số kỹ thuật để tạo được sản phẩm đạt chất lượng cao nhất trong từng công đoạn thuộc ca phụ trách.
- Thực hiện việc ghi chép các loại sổ sách, biểu mẫu theo các quy định công nghệ.
- Nhận kết quả đánh giá của KCS về chất lượng sản phẩm SX của ca phụ trách.
- Thực hiện các công việc khác do quản đốc, phó quản đốc phân công.
- Báo cáo quản đốc, phó quản đốc về các nhiệm vụ được giao.
* Tổ trưởng các tổ thuộc bộ phận hoàn thành phẩm.
- Chịu trách nhiệm quản lý thiết bị, nhà xưởng, dụng cụ thuộc ca mình sản xuất. Thực hiện bàn giao ca cụ thể rõ ràng, đề xuất cải tiến kỹ thuật sáng kiến tiết kiệm trong quá trình sản xuất.
- Quản lý SX, Phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong tổ.
- Thực hiện các quy định về công nghệ và các quy định khác.
- Hướng dẫn công nhân mới trong quá trình SX.
- Chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc theo dõi, kiểm tra, điều chỉnh các thông số kỹ thuật để tạo được sản phẩm đạt chất lượng cao nhất trong từng công đoạn thuộc tổ phụ trách.
- Thực hiện việc ghi chép các loại sổ sách, biểu mẫu theo các quy định công nghệ.
- Nhận kết quả đánh giá của KCS về chất lượng sản phẩm của tổ phụ trách.
- Thực hiện các công việc khác do Quản đốc và KCS phân công. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ đã được giao.
* Tổ trưởng tổ cơ điện.
- Giúp việc cho quản đốc, tổ chức điều hành bộ phận cơ điện thực hiện các nhiệm vụ được giao, quản lý hệ thống máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất, tổ chức việc sửa chữa bảo dưỡng thường xuyên đảm bảo duy trì phục vụ tốt cho quá trình sản xuất. Phối hợp với các bộ phận trong xưởng thực hiện nghiệp vụ và trao đổi thông tin.
- Phân công nhiệm vụ cho từng thành viên phụ trách ca sản xuất.
- Thực hiện chấm công. Hướng dẫn công nhân mới trong quá trình SX, đề xuất sáng kiến cải tiến tiết kiệm trong chi phí sản xuất.
- Quản lý nguồn nhân lực trong tổ. Phân công nhiệm vụ cho từng thành viên phụ trách ca SX.
- Báo cáo quản đốc về các nhiệm vụ được giao.
Đối với công nhân cơ điện đi ca
- Ghi chép nội dung công việc thực hiện vào sổ bàn giao ca
- Thực hiện các quy định về vận hành, bảo trì thiết bị, máy móc và các quy định khác của công ty.
- Hướng dẫn công nhân mới trong quá trình sản xuất.
- Đề xuất cải tiến, sáng kiến tiết kiệm trong chi phí sản xuất.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do quản đốc và tổ trưởng phân công.
- Báo cáo tổ trưởng về các nhiệm vụ được giao.
* Kế toán xưởng kiêm thủ kho.
- Tổng hợp làm lương cho cán bộ CNV thuộc xưởng.
- Tổng hợp số lao động thực tế trong tháng để thanh toán tiền lương.
- Hằng ngày cập nhật số lượng sản phẩm mua ngoài, sản phẩm sản xuất nội bộ, sản phẩm xuất kho báo cáo Giám đốc và Quản đốc.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Quản đốc phân công.
- Báo cáo Quản đốc về các nhiệm vụ được giao.
- Nhập, xuất kho các loại vật tư, sản phẩm theo QĐ-75-04 (nguyên tắc nhập, xuất kho vật tư sản phẩm).
- Hàng ngày cập nhật lượng chè BTP và sản phẩm nhập kho của các ca sản xuất.
- Báo cáo quản đốc về các nhiệm vụ được phân công.
* Chức năng, nhiệm vụ của nhân viên KCS và nhận nguyên liêu
- Kiểm tra đánh gía chất lượng nguyên liệu đầu vào. Phân lô, loại nguyên liệu và đánh dấu nhận biết. Bàn giao nguyên liệu cho các ca sản xuất. Kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm của các khâu trong quá trình sản xuất thông qua việc kiểm tra trực tiếp và phân tích mẫu sản phẩm. Thực hiện các nhiệm vụ khác do KCS trưởng và Quản đốc phân công.
- Báo cáo trưởng KCS và Quản đốc về các nhiệm vụ được phân công.
* Nhân viên vệ sinh công nghiệp.
- Quản lý trang thiết bị phục vụ cho quá trình vệ sinh công nghiệp. Vệ sinh sạch sẽ toàn bộ xung quanh xưởng, các công trình phụ và cơ quan.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Quản đốc phân công.
- Báo cáo Quản đốc về các nhiệm vụ được giao.
* Công nhân sản xuất.
- Trực tiếp SX, chế biến sản phẩm và các công việc khác dưới sự chỉ đạo, điều hành của trưởng ca và tổ trưởng.
- Thực hiện nhiệm vụ theo các quy định công nghệ, quy định vận hành, bảo trì thiết bị, máy móc và các quy trình, quy định khác của công ty.
- Đề xuất những sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trong quá trình sản xuất - Báo cáo trưởng ca, tổ trưởng những vấn đề phát sinh trong quá trình sản xuất và những nhiệm vụ được giao
c. Chức năng nhiệm vụ phòng kinh doanh
* Sơ đồ 6: Sơ đồ tổ chức phòng kinh doanh
Trưởng phòng
NV phụ trách kinh doanh chè nội tiêu
NV phụ trách bán xăng dầu, mỡ, gas
NV kinh doanh chè xuất khẩu
Nhân viên lái xe tải
* Chú thích: Nhân viên phòng kinh doanh có thể một người làm nhiều việc hoặc nhiều người cùng làm một việc tuỳ theo số lượng và mức độ phức tạp từng công việc cụ thể, các công việc phát sinh hoặc theo yêu cầu của trưởng phòng.
* Chức năng, nhiệm vụ của phòng Kinh doanh.
- Nghiên cứu thị trường, tiếp nhận yêu cầu khách hàng. Theo dõi phản hồi khách hàng, định kỳ đánh giá phản hồi của khách hàng.
- Trợ giúp giám đốc về việc lập và theo dõi hợp đồng mua, bán hàng.
- Theo dõi, thu mua, bán nguyên liệu chè khô.
- Kinh doanh chè nội tiêu, xuất nhập khẩu, bán xăng dầu, mỡ, gas.
- Vận tải chuyên chở hàng hoá.
- Tổ chức bộ máy của phòng làm tốt công việc kinh doanh của doanh nghiệp.
- Quan hệ với các bộ phận khác trong công ty để giải quyết cũng như hỗ trợ lẫn nhau trong công việc.
* Nhân viên phụ trách công việc kinh doanh xuất khẩu:
- Phụ trách công việc kinh doanh xuất khẩu với khách hàng nước ngoài, quan hệ với các bộ phận, phòng ban trong và ngoài công ty nhằm giải quyết các vướng mắc và hỗ trợ cho công việc được phân công.
- Làm các công việc chung của phòng, hỗ trợ, giúp việc cho trưởng phòng và các thành viên trong phòng về các công việc liên quan, các công việc phát sinh theo yêu cầu của trưởng phòng.
- Thực hiện tốt công việc được phân công, tham mưu với trưởng phòng về các công việc liên quan đến nghiệp vụ, chịu trách nhiệm và báo cáo với trưởng phòng về các công việc được phân công.
* Nhân viên phụ trách công việc kinh doanh nội tiêu:
- Xây dựng, lập chương trình cho công việc kinh doanh nội tiêu, các sản phẩm hàng hoá trong nước khác khi được phân công.
- Tạo mối quan hệ với các bộ phận có liên quan trong và ngoài công ty nhằm hỗ trợ cho công việc.
- Làm các công việc chung của phòng, hỗ trợ giúp việc cho trưởng phòng và các thành viên trong phòng về các công việc liên quan, các công việc phát sinh và theo yêu cầu của trưởng phòng. Thực hiện tốt các nhiệm vụ được phân công, tham mưu cho trưởng phòng về các công việc liên quan đến nghiệp vụ, chịu trách nhiệm và báo cáo trước trưởng phòng về các công việc được phân công.
* Nhân viên phụ trách công việc bán xăng dầu, mỡ, gas:
- Việc kinh doanh xăng dầu, mỡ gas sẽ được trực tiếp giám đốc công ty chỉ đạo về giá xuất, nhân viên bán hàng sẽ chịu trách nhiệm về việc hàng xuất ra, thu tiền về và kiểm tra số lượng hàng tồn. Nộp tiền bán hàng vào phòng TCKH của công ty, cuối tháng sẽ có báo cáo kiểm kê hàng xuất tồn gửi phòng TCKH.
* Nhân viên lái xe tải:
- Lái xe tải, thực hiện theo lệnh điều động của Giám đốc, thực hiện các công việc được phân công, chịu trách nhiệm và báo cáo công việc với trưởng phòng. Thực hiện tốt các công việc được phân công, làm các công việc chung của phòng, hỗ trợ giúp việc cho trưởng phòng và các thành viên trong phòng về các việc có liên quan.
d. Phòng Tài chính - Kế hoạch
* Sơ đồ 7: Sơ đồ tổ chức phòng Tài chính – kế hoạch
Kế toán trưởng
K.toán thanh toán
Thủ kho
* Chức năng, nhiệm vụ phòng Tài chính kế hoạch.
Chức năng:
- Tổ chức bộ máy của phòng làm công tác tài chính - kế hoạch phục vụ cho nhu cầu sản xuất và kinh doanh của công ty.
- Tham mưu giúp việc cho Giám đốc công ty trong việc quản lý sử dụng vật tư, tiền vốn trong quá trình tổ chức và sản xuất kinh doanh. Chấp hành thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước.
- Quan hệ với các bộ phận trong công ty để giải quyết quan hệ công tác.
Nhiệm vụ:
1. Tổ chức ghi chép cập nhật, phản ánh đầy đủ, trung thực, chính xác, khách quan mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong doanh nghiệp. Lập đầy đủ và kịp thời các báo cáo tài chính theo đúng chế độ hiện hành của Nhà nước.
2. Giám sát và kiểm soát chặt chẽ sự vận động của vốn và nguồn vốn trong hoạt động SXKD của doanh nghiệp theo đúng luật kế toán thống kê và các quy định của Nhà nước về tài chính.
3. Tổ chức huy động mọi nguồn lực về vật tư tiền vốn đáp ứng cho nhu cầu về SXKD của công ty. Tham mưu cho lãnh đạo trong công tác quản lý tài chính và kinh doanh. Chịu trách nhiệm giao dịch với các cơ quan tín dụng ngân hàng và quản lý tài chính của nhà nước.
4. Tổ chức lập và giám sát việc thực hiện các kế hoạch và phương án trong SXKD và tài chính tại doanh nghiệp.
5. Tổng hợp và lập báo cáo thống kê theo theo quy định.
6. Chịu trách nhiệm công bố tài chính công khai của công ty tới các cổ đông và các cơ quan đơn vị ngoài doanh nghiệp.
* Kế toán trưởng.
- Chức năng:
+ Quản lý chung và điều hành công việc của phòng TCKH nhằm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
+ Tham mưu giúp việc cho giám đốc trong công tác kế toán tài chính, kế hoạch và các công tác khác khi được phân công.
- Nhiệm vụ:
+ Có nhiệm vụ tổ chức bộ máy kế toán và giám sát toàn bộ công tác hạch toán kế toán trong công ty. Kiểm soát tất cả mọi mặt hoạt động kinh SXKD của công ty thông qua công tác tài chính kế toán.
+ Lập kế hoạch về tài chính, huy động mọi nguồn vốn trong và ngoài doanh nghiệp đáp ứng đủ theo yêu cầu của SXKD và các nhu cầu vốn khác của công ty, lập các khế ước vay, theo dõi trả nợ đối với ngân hàng và các tổ chức kinh tế khác.
+ Trực tiếp ký duyệt tất cả các chứng từ thu chi thanh toán, séc lĩnh tiền, các chứng từ nhập xuất vật tư, sản phẩm, các báo cáo tài chính của công ty, các kế hoạch và phương án SXKD của công ty. Lập và chịu trách nhiệm công bố tài chính công khai của công ty tới các cổ đông và các cơ quan đơn vị ngoài doanh nghiệp.
+ Trực tiếp lập báo cáo thống kê theo quy định.
+ Giúp Giám đốc công ty soạn thảo các văn bản liên quan đến hoạt động SXKD của công ty trong lĩnh vực quản lý tài chính và hạch toán kế toán.
+ Giao dịch với các cơ quan quản lý như : ngân hàng, thuế và các cơ quan đơn vị khác trong việc giải quyết các mối quan hệ về tài chính.
+ Quan hệ trực tiếp với các bộ phận, phòng ban, nhà máy, ... để giải quyết các khó khăn vướng mắc về tài chính có ảnh hưởng tới SXKD và các mối quan hệ công tác khác.
+ Quản lý hoá đơn, chứng từ, và lập báo cáo về tình hình thực hiện thuế giá trị gia tăng (VAT) từng tháng trong năm.
+ Chịu trách nhiệm kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của các chứng từ gốc của nguyên liệu đầu vào và sản phẩm xuất kho tiêu thụ, viết các phiếu nhập xuất vật tư, sản phẩm, hoá đơn bán hàng. Theo dõi công nợ khách hàng.
+ Mở và ghi chép các loại sổ sách liên quan đến phần hành kế toán vật tư, tiêu thụ sản phẩm và doanh thu bán hàng. Lập các báo cáo bán hàng, các báo cáo chi tiết về nhập xuất tồn kho vật tư, sản phẩm.
- Trực tiếp báo cáo với Giám đốc công ty.
* Kế toán thanh toán - Thủ quỹ.
- Chức năng:
+ Giúp việc cho kế toán trưởng.
+ Trực tiếp làm kế toán tổng hợp.
+ Trực tiếp làm phần hành vốn bằng tiền và theo dõi công nợ.
+ Trực tiếp làm công tác thủ quỹ của công ty.
- Nhiệm vụ:
+ Chịu trách nhiệm kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp các chứng từ gốc, viết các phiếu thu, chi, định khoản kế toán ...
+ Mở và ghi chép các loại sổ sách, nhật ký chứng từ liên quan đến phần hành kế toán vốn bằng tiền, công nợ phải thu, phải trả, phân bổ tiền lương, lên giá thành sản phẩm.
+ Cập nhật các số liệu phát sinh thuộc phần hành mình phụ trách, các chứng từ gốc này phải được lưu trữ theo chế độ hiện hành. Chịu trách nhiệm về tính hợp lý, hợp pháp của các chứng từ thu chi quỹ tiền mặt, tiền gửi, tiền vay ngân hàng, các chi phí SXKD và quản lý trong kỳ theo phần hành mình phụ trách. Giúp việc cho kế toán trưởng, có trách nhiệm cùng kế toán trưởng kiểm tra việc thực hiện các nghiệp vụ về công tác kế toán tài chính theo đúng chế độ của nhà nước hiện hành.
+ Tổng hợp số liệu để lập các báo cáo tài chính theo chế độ hiện hành.
+ Thu chi quỹ tiền mặt theo các phiếu thu, chi đã được ký duyệt và chịu trách nhiệm về quản lý quỹ tiền mặt của công ty cũng như việc quản lý an toàn kho quỹ; thường xuyên cập nhật và báo cáo kế toán trưởng về tình hình tồn quỹ tiền mặt.
+ Làm các công việc khác khi được kế toán trưởng phân công.
2.1.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của công ty
Bảng 1: kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
(đơn vị: đồng)
Số thứ tự
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
1
Tổng doanh thu
21 366 322 208
19 884 137 338
24 747 290 945
2
Các khoản giảm trừ doanh thu
80 850 000
7 769 629
28 324 690
3
Doanh thu thuần
21 285 472 208
19 886 367 709
24 718 966 255
4
Giá vốn hàng bán
19 702 170 424
18 148 685 019
22 354 712 227
5
Lợi tức gộp
+ 1 583 301 784
+1 737 682 690
+2 364 254 029
6
Doanh thu hoạt động tài chính
59 602 276
70 818 067
31 939 235
7
Chi phí HĐ tài chính
348 081 265
442 047 177
560 196 938
8
Chi phí bán hàng
1 507 157 704
1 029 702 130
1 081 648 340
9
Chi phí quản lý doanh nghiệp
529 016 411
398 001 663
631 631 080
10
Lợi tức thuần thừ SXKD
- 741 351 320
-61 250 213
+122 716 906
11
Các khoản thu nhập khác
30 000 000
575 333 270
200 000 000
12
Chi phí khác
88 466 154
489 513 157
150 784 845
13
Lợi nhuận HĐ khác
- 58 466 154
+85 820 113
+49 215 155
14
Tổng lợi nhuận trước thuế
-799 817 474
+24 569 900
+171 932 061
15
Tổng lợi nhuận sau thuế
-799 817 474
+24 108 640
+171 932 061
(Nguồn: Phòng tài chính kế hoạch)
Như vậy, nhìn chung từ năm 2006 - 2008 cả doanh thu và chi phí của công ty đều tăng nhẹ. Cụ thể, từ năm 2006 - 2008 giá trị tổng sản lượng tăng 12 557 776 000đ lên 15 050 000 000đ ( tăng 2 492 224 000đ tương đương với 19,8% so với năm 2006). Doanh thu tăng nhẹ từ 21 366 322 208đ năm 2006 lên 24 747 290 945 (tăng 3 380 968 657đ tương đương với 26,9% so với năm 2008). Tuy nhiên năm 2007 doanh thu giảm 1 482 184 970đ so với năm 2006 ( giảm 6.94%). Điều này được giải thích là do lượng chè xuất khẩu sang Trung Quốc giảm mạnh ( chủ yếu là chè xanh). Chi phí của doanh nghiệp chủ yếu bao gồm chi phí hoạt động tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Từ năm 2006 đến 2008, chi phí hoạt động tài chính tăng 212 115 673đ, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 102 614 669đ trong khi chi phí bán hàng giảm nhẹ 425 509 364đ.
Bảng 2: thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên từ 2006 - 2008
Đơn vị: đồng
Năm
2006
2007
2008
Thu nhập bình quân
850 000
950 000
1 200 000
(Nguồn: phòng tài chính kế hoạch)
Như vậy, từ năm 2006 đến 2008 lợi nhuận của công ty đã tăng mạnh, kéo theo đó là mức thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên trong công ty cũng tăng từ 850 000đ lên 1 200 000đ ( tăng 41,2%). Điều này đã chứng tỏ hướng đi đúng đắn của công ty trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và tăng thu nhập của người lao động hiện nay.
2.2 Thực trạng hoạt động tiêu thụ của công ty cổ phần chè Quân Chu
2.2.1 Các sản phẩm sản xuất kinh doanh của công ty
Từ nguyên liệu chè tươi công ty đã thực hiện chế biến thành nhiều loại chè khác nhau dựa trên việc thực hiện chuyển hoá các chất trong chè đặc biệt hệ enzim có sẵn trong búp chè tươi .Các sản phẩm được chế biến bao gồm :
Ø Chè đen :
Được sản xuất theo phương pháp : héo, sấy, cho lên men cho đến khi đạt được vị nồng và có màu hổ phách đậm. Sản phẩm chè đen có màu nước đỏ tươi ,có vị chát hậu dịu ngọt và hương thơm của hoa tươi quả chín .Chè đen được phân loại dựa trên kích thước và tỉ trong cánh chè .
Chè cánh gồm OP-P-PS cánh chè xoăn đều, chắc đen tự nhiên, khá nhiều tuyết, nước pha có màu đỏ nâu trong sáng khá sánh rõ viền vàng, hương thơm đượm khá hài hoà hấp dẫn.Đây là các sản phẩm chè cấp cao .
Chè mảnh gồm FBOP – BPS :Loại chè nhỏ mảnh, đều đen khá chắc nhiều tuyết, nước pha có màu đỏ nâu, mùi thơm khá hài hoà, đậm dịu rõ hậu .
Chè vụn F-D : nhỏ đều, tương đối nặng, sạch, tương đối đen, nước có màu đỏ nâu, mùi thơm nhẹ dễ chịu, vị đậm .
ØChè xanh:
Từ nguyên liệu chè búp tươi thu mua người sản xuất tiến hành diệt men, vò, làm khô, phân loại, thành chè xanh thành phẩm.Chè xanh sản phẩm nước có màu xanh tươi hoặc vàng sáng, có vị chát đượm, hậu ngọt và có hương thơm tự nhiên, có mùi cốm nhẹ, mùi mật ong. Chè xanh thành phẩm gồm các loại như xanh xô + OPA, xanh nhật, xanh BR và xanh cấp thấp khác.
Phân chia chè bán thành phẩm gồm 3 dạng:
Chè cánh gồm OP-P-PS
Chè mảnh gồm BP, BPS
Chè vụn gồm F, D
Phân chia khối chè bán thành phẩm theo cấp loại ban đầu của nguyên liệu sau khi đã bỏ bồm cẫng và chè vụn.
Nguyên liệu sản phẩm
Chè A hái đặc biệt chè đặc
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TH2644.doc