MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Chương I. CƠ SỞ LÝ LUẬN THÚC ĐẨY TIÊU THỤ SẢN PHẨM DỊCH VỤ Ở DOANH NGHIỆP. 1
I. Ý NGHĨA VÀ KHÁI NIỆM CƠ SỞ VỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ở DOANH NGHIỆP . 1
1.Ý nghĩa của việc thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. 1
2. Lựa chọn khái niệm cơ sở về tiêu thụ sản phẩm. 2
II. NỘI DUNG CỦA HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM DỊCH VỤ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP 4
1. Nghiên cứu, phân tích môi trường kinh doanh tìm cơ hội và nguy cơ 5
2. Xây dựng chiến lược và kế hoạch bán hàng của doanh nghiệp. 9
3. Chuẩn bị mạng lưới phân phối cho sản phẩm của doanh nghiệp. 10
4. Lực lượng tiêu thụ sản phẩm và cơ cấu lực lượng tiêu thụ sản phẩm. 12
5. Tổ chức các hoạt động hỗ trợ cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm dịch vụ. 14
6. Tổ chức thực hiện nghiệp vụ tiêu thụ sản phẩm dịch vụ. 17
7. Phân tích và đánh giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm. 18
Chương II.KHÁI QUÁT VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM DỊCH VỤ MẠ KẼM NHÚNG NÓNG Ở CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP VIỆT TIẾN. 20
I. KHÁI QUÁT CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP VIỆT TIẾN. 20
1. Sự ra đời và phát triển của công ty. 20
2. Khái quát hoạt động sản xuất của công ty Việt Tiến. 21
3. Nhân lực và tổ chức bộ máy của công ty cổ phần thép Việt Tiến 26
4.Các hoạt động marketing mix của công ty Việt Tiến. 28
5. Một số yếu tố cơ bản của thị trường ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. 29
6.Khái quát tình hình tài chính của công ty thép Việt Tiến. 31
7.Một số điểm mạnh và điểm yếu của công ty cổ phần thép Việt Tiến 38
II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ DỊCH VỤ MẠ KẼM NHÚNG NÓNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP VIỆT TIẾN. 39
1. Tổ chức thực hiện nghiên cứu thị trường tìm kiếm cơ hội tiêu thụ sản phẩm và những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ. 39
2. Tổ chức kênh phân phối sản phẩm dịch vụ mạ kẽm nhúng nóng. 40
3. Nhân sự và cơ cấu nhân sự cho hoạt động tiêu thụ của công ty. 41
4. Tổ chức thực hiện các hoạt động hỗ trợ cho hoạt động tiêu thụ. 42
5. Tổ chức thực hiện nghiệp vụ tiêu thụ ở công ty cổ phần thép Việt Tiến. 45
6. Kết quả hoạt động tiêu thụ một số năm của công ty cổ phần thép Việt Tiến. 46
7. Một số nhận xét và đánh giá về hoạt động tiêu thụ ở công ty. 51
Chương III. MỤC TIÊU VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY TIÊU THỤ SẢN PHẨM DỊCH VỤ MẠ KẼM NHÚNG NÓNG Ở CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP VIỆT TIẾN. 53
I. MỤC TIÊU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP VIỆT TIẾN 53.
II.NHÓM BIỆN PHÁP NHẰM TẠO TIỀN ĐỀ CHO VIỆC THÚC ĐẨY TIÊU THỤ SẢN PHẨM DỊCH VỤ MẠ KẼM NHÚNG NÓNG Ở CÔNG TY. 54
1. Tăng cường đổi mới, cải tiến và hoàn thiện hệ thống trang thiết bị của công ty. 54
2. Cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất và lưu chuyển sản phẩm. 55
3. Tăng cường công tác quản lý lực lượng lao động để sử dụng có hiệu quả hệ thống trang thiết bị của công ty. 56
4. Không ngừng tìm kiếm và hoàn thiện hệ thống nghiệp vụ, công tác tạo nguồn nguyên liệu. 58
5. Hoàn thiện, cải tiến hoạt động của hệ thống kho bãi của công ty. 6
III. NHÓM BIỆN PHÁP TRỰC TIẾP ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ CỦA CÔNG TY CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP VIỆT TIẾN. 63
1. Hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường để phát hiện và tận dụng tốt các cơ hội xuất hiện hoặc có những thay đổi cho phù hợp với sự thay đổi của môi trường kinh doanh. 63
2. Thực hiện các hoạt động tuyên truyền, quảng cáo nhằm giới thiệu hình ảnh của công ty đến với khách hàng. 63
3. Tham gia một số hội chợ, triển lãm chuyên ngành. 65
4. Thực hiện và đẩy mạnh việc áp dụng các chế độ ưu đãi về giá cho khách hàng. 66
5. Áp dụng các dịch vụ bổ sung bên cạnh dịch vụ mạ kẽm nhúng nóng. 68
6. Hoàn thiện hệ thống nghiệp vụ bán hàng và ứng dụng những thành tựu mới của khoa học công nghệ vào hoạt động bán hàng. 69
7. Nâng cao trình độ và chất lượng đội ngũ nhân viên bán hàng của công ty. 70
8. Đẩy mạnh công tác quản lý và xây dựng quan hệ khách hàng. 71
IV. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI CƠ QUAN CHỨC NĂNG ĐỂ TẠO ĐIỀU KIỆN CHO HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ CỦA CÔNG TY. 72
1. Nhà nước cần có những biện pháp cải tiến để nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý hệ thống nguồn cung và giá cả của các loại sắt thép 72
2. Nhà Nước cần đẩy mạnh việc giải ngân vốn cho các công trình, dự án để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhanh chóng hoàn thành công trình, dự án. 72
3. Nhà nước cần có những sửa đổi và điều chỉnh để tạo ra sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. 73
MỘT SỐ KẾT LUẬN QUA QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP VIỆT TIẾN. 74
PHỤ LỤC I: DANH SÁCH MỘT SỐ KHÁCH HÀNG ĐIỂN HÌNH 75
PHỤ LỤC II : MỘT SỐ DỰ ÁN ĐIỂN HÌNH MÀ CÔNG TY THAM GIA 77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO & TÀI LIỆU SỬ DỤNG ĐỂ PHÂN TÍCH TRONG CHUYÊN ĐỀ 78
83 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1905 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số biện pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm dịch vụ mạ kẽm nhúng nóng ở công ty cổ phần thép Việt Tiến, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
620,496
100
12137,253
100
4734,045
44,57
1516,757
114,28
Nguồn: Phòng kế toán và tài chính của công ty.
6.2. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Qua bảng 3 dưới đây cho thấy, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tăng lên qua từng năm, trong năm 2003 tổng doanh thu thuần của công ty là 14.912,203 triệu đồng còn năm 2004 là 16.276,4 triệu đồng tăng 9,148% so với năm 2003. Sự gia tăng của tổng doanh thu thuần năm 2004 so với 2003 là do sự gia tăng của các loại chi phí, năm 2004 chi phí tăng 1.198,510 triệu đồng so với 2003 tương ứng là 8.107%. Tuy nhiên điều đáng mừng là sự tăng lên của chí phí thấp hơn sự tăng lên của doanh thu. Tốc độ tăng của chi phí chậm hơn tốc độ tăng của doanh thu làm lợi nhuận của công ty năm 2004 hơn năm 2003. Cụ thể, lợi nhuận trước thuế năm 2004 bằng 295,045 triệu đồng tăng lên 1,28% so với năm 2003.
Cơ cấu của tổng doanh thu thuần năm 2003 và 2004 cũng có sự thay đổi, nếu trong năm 2003 tỷ trọng của doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ chiếm 98,02% trong tổng doanh thu thì năm 2004 tổng doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh đã tăng lên, chiếm 99,99% trong tổng doanh thu thuần. Sự tăng lên của doanh thu thuần trong tổng doanh thu của năm 2004 so với 2003 có hai ý nghĩa:
-Hoạt động sản xuất kinh doanh chính của công ty công đã có những tiến bộ, công ty ngày càng tập trung được nguồn lực vào hoạt động sản xuất kinh doanh chính của mình, điều này thể hiện công ty ngày càng đi vào chuyên môn hoá trong lĩnh vực kinh doanh của mình và hoạt động sản xuất kinh doanh chính của công ty nắm giữ vai trò chủ đạo trong doanh thu của công ty.
-Thu nhập từ hoạt động khác của công ty bị giảm đi sẽ gây ra khó khăn cho công ty nếu như hoạt động sản xuất kinh doanh chính của công ty gặp khó khăn, điều này lại là một yếu tố không tốt cho sự tồn tại và phát triển của công ty.
Cơ cấu kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong năm 2003 tổng chi phí chiếm 99,13% trong tổng doanh thu thuần, trong đó chi phí cho giá vốn hàng bán chiếm tỷ lệ lớn nhất của tổng doanh thu thuần(96,37%), thứ hai là chi phí quản lý doanh nghiệp(1,51%), thứ ba là chi phí khác (1,26%). Với tổng chi phí cao như vậy cho nên tổng lợi nhuận trước thuế của công ty trong năm 2003 chỉ chiếm 0,87% tổng doanh thu thuần. Như vậy, trong năm 2004 cho thấy kết quả kinh doanh của công ty tốt hơn năm 2003 cả về số lượng và chất lượng.
Không những kết quả kinh doanh của công ty tốt hơn mà trong cơ cấu kết quả kinh doanh cũng có sự khác biệt. Trong năm 2004 tổng doanh thu thuần của công ty là 16.276,422 triệu đồng trong đó tỷ trọng của tổng chi phí đã giảm hơn năm 2003, chúng chỉ chiếm 98,19%, trong đó tỷ trọng của giá vốn hàng bán chiếm tỷ lệ cao nhất 96,659% (cao hơn năm2003), tiếp theo vẫn là chi phí quan lý doanh nghiệp và chi phí khác. Bên cạnh sự tăng lên của giá vốn hàng bán thì hai yếu tố chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí khác của công ty năm 2004 đều giảm so với 2003 cho nên tỷ trọng của lợi nhuận trước thuế trong tổng doanh thu thuần của công ty năm 2004 chiếm 1,813% (cao hơn so với 2003).
Doanh thu của công ty năm 2005 đạt 15.735,853 triệu đồng cao hơn năm 2003 (năm 2003 doanh thu đạt 14.912,203 triệu đồng) nhưng lại thấp hơn năm 2004( năm 2004 doanh thu là 16.276,422 triệu đồng), chỉ bằng 96,678%, tương ứng với một lượng tuyệt đối là 540,568 triệu đồng. Chính vì doanh thu của công ty năm 2005 thấp hơn năm 2004 mà dẫn đến lợi nhuận của công ty năm 2005 thấp hơn năm 2004. Lợi nhuận của công ty năm 2005 chỉ bằng gần 50% của năm 2004. Sự sụt giảm này, nguyên nhân trực tiếp là sự sụt giảm của doanh thu, doanh thu của công ty năm 2005 không đạt được theo kế hoạch đề ra, khối lượng hàng hóa của công ty bán ra thực tế trên thị trường chỉ đạt hơn 48% so với kế hoạch của công ty. Bên cạnh sụt giảm quá lớn của doanh thu là sự tăng lên của giá cả nguyên liệu đầu vào.
Một nguyên nhân khác nữa cũng có ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2005 là kết quả của hoạt động khác. Nếu như hoạt động khác của công ty năm 2004 chỉ làm công ty bị lỗ 29,982 triệu đồng thì năm 2005 kết quả hoạt động khác của công ty đã làm công ty bị lỗ tới 1875,469 triệu đồng, bằng 6.255,32%. Kết quả kinh doanh từ các hoạt động khác của công ty lỗ quá lớn đã khiến tổng doanh thu của công ty bị thấp hơn năm 2005. Mặc dù, năm 2005 kết quả hoạt động kinh doanh chính của công ty cao hơn năm 2004. Năm 2004 lợi nhuận gộp của công ty chỉ là 541,305 triệu trong khi đó lợi nhuận gộp năm 2005 là 2735,589 triệu đồng, bằng 505,37% năm 2004. Nguyên nhân của thất bại trong hoạt động khác của công ty trong năm 2005 là do không hoàn thành được mục tiêu trong hoạt động kinh doanh chính của công ty, kết quả cung cấp dịch vụ năm 2005 chỉ đạt gần 50% khối lượng đặt ra theo kế hoạch.
Bảng 2 : Doanh thu của công ty ba năm gần đây. Đơn vị: triệu đồng.
CHỈ TIÊU
Năm 2003
Năm 2004
Năm2005
Năm 2004/2003
Năm 2005/2004
Giá trị
TT (%)
Giá tr ị
T T (%)
Giá trị
T T (%)
Giá trị
T T (%)
Giá trị
T T (%)
1. Tổng doanh thu thuần
14912,203
100
16276,422
100
15735,853
100
1364,219
9.15
540,568
96,68
1.1.Doanh thu thuần kinh doanh
14614,279
16273,911
15507,067
1659,632
-766,844
1.2.Doanh thu thuần khác
297,924
2,511
228,786
-295,413
226,275
2.Các loại chi phí
14782,867
99.13
15981,377
98.19
15594,483
99,10
1198,510
8.11
386,894
97,58
2.1. Giá vốn hàng bán
14371,022
15732,605
12271,478
1361,583
-3461,127
78, 00
2.2. Chi phí quản lý doanh nghiệp
224,572
216,279
718,75
-8,293
502,471
2.3. Chi phí khác
187,273
32,493
2104,255
-154,781
-2071,762
6.476,03
3. Tổng lợi nhuận trước thuế (1-2)
129,336
0.87
295,045
1.81
141,371
0.9
165,709
1.28
-153,67
47,91
3.1.Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
18,685
325,026
2735,589
306,341
2140,563
3.2.Lợi nhuận khác
110,651
-29,982
-1875,469
-140,632
-1845,487
6.255,32
4.TTNDNphải nộp
36,214
0.24
82,613
0.51
38,170
0,24
46,399
1,28
-44,443
46,20
5.Lợi nhuận sau thuế(3-4)
93,122
0.62
212,432
1.31
103,201
1.76
119,311
1,28
-109,231
48,58
6. Lợi nhuận gộp (1.1-2.1)
243,256
541,305
2735,589
298,049
1,23
2194,284
505,37
Nguồn: Phòng tài chính và kế toán của công ty.
6.3. Một số chỉ tiêu và tỷ lệ tài chính chủ yếu của công ty.
Bảng 3:Một số chỉ tiêu và tỷ lệ tài chính chủ yếu của công ty.
CHỈ TÊU
2003
2004
2005
Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán
1. Hệ số thanh toán ngắn hạn(TSLĐ/nợ ngắn hạn)
1,61
1,156
1,044
2. Hệ số thanh toán nhanh(vốn bằng tiền&phải thu /nợ ngắn hạn)
1,61
0,774
0,726
3. Hệ số thanh toán tức thời(vốn bằng tiền/nợ đến hạn)
0,0458
0.04
Nhóm chỉ tiêu cơ cấu tài chính
4. Hệ số nợ tổng tài sản(tổng nợ phả trả/tổng tài sản)
0,468
0,674
0,621
5.Hệ số cơ cấu nguồn vốn chủ sở hữu(vốn chủ sở hữu/nguồn vốn)
0,532
0,326
0,379
6. Hệ số nợ vốn cổ phần(nợ phải trả/ vốn chủ sở hữu)
0,881
2,065
1,635
Nhóm chỉ tiêu năng lực hoạt động
6.Vòng quay hàng tồn kho(giá vốn hàng bán/ hàng tồn kho)
-
5,8
-
7. Vòng quay vốn lưu động(doanh thu thuần/tài sản lưu động)
4,1 lần
1,9 lần
2,00
8. Số ngày một vòng quay(số ngày trong kỳ/số vòng quay)
87 ngày
189 ngày
180 ngày
9. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định(DT thuần/TSCĐ)
6,343
7
3,629
10. Hiệu sử dụng tổng tài sản (DT thuần/tổng tài sản)
2,48262
1,534
1,277
Nhóm chỉ tiêu về lợi nhuận
11. Hệ số sinh lợi doanh thu (lợi nhuận sau thuế/ DT thuần)
0,006
0,013
0,066
12. Hệ số sinh lợi tổng tài sản(LN sau thuế&lãi vay phải trả/tổng tài sản)
0,0158
0,020
0,005
13. Hệ số sinh lợi vốn chủ sở hữu ( lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu)
0,03
0,093
0,022
Nguồn: Phòng kế toán tài chính của công ty.
Từ việc tính toán một số chỉ tiêu tài chính trong bảng trên của công ty cổ phần thép Việt Tiến,có thể đưa ra một số nhận xét dưới đây:
Một: Nhìn chung đối với các khoản thanh toán ngắn hạn của công ty công ty có thể đáp ứng được trong điều kiện bình thường. Tuy nhiên, với hệ số thanh toán nhanh và hệ số thanh toán tức thời của công ty như vậy là không đảm bảo, khi xảy ra những mất ổn định với các khoản nợ ngắn hạn công ty sẽ không có khả năng đối phó với những biến động đó bằng nguồn vốn của mình mà công ty phải huy động từ phía bên ngoài. Song nếu nhìn vào hệ thống chỉ tiêu cơ cấu tài chính của công ty thì việc huy động vốn từ bên ngoài là khó khăn bởi vì nhóm hệ số này là rất cao. Giải pháp cho tình trạng này doanh nghiệp phải cân đối một cách chặt chẽ hơn nữa các khoản phải thu và các khoản nợ, tăng cường các chính sách ưu đãi và chiết khấu để giảm các khoản phải thu. Hai: Tốc độ chu chuyển vốn lưu động của công ty có xu hướng giảm, đặc biệt trong năm 2004 vốn lưu động của công ty chỉ quay được hơn một vòng. Trong năm 2005 thì có khá hơn một chút, tốc độ chu chuyển đạt 2,00 vòng song vẫn thấp hơn nhiều so với năm 2003. Công ty cần đẩy nhanh tốc độ chu chuyển của vốn, việc tăng cường vòng quay của vốn cũng là một biện pháp tăng cường để nâng cao các hệ số thanh toán của công ty. Các chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản của doanh nghiệp là tương đối cao điều này thể hiện là doanh nghiệp tận dụng tương đối tốt các chi phí cố định của công ty.
Ba: Nhóm chỉ tiêu về khả năng về lợi nhuận của công ty còn thấp, điều này bên cạnh nguyên nhân là thuế thu nhập doanh nghiệp của nước ta còn cao thì chúng còn cho thấy các chi phí quản lý và chí phí biến đổi khác của doanh nghiệp còn cao. Trong những năm tới doanh nghiệp cần đẩy mạnh hơn việc quản lý tiết kiệm chi phí biến đổi.
7.Một số điểm mạnh và điểm yếu của công ty cổ phần thép Việt Tiến.
7.1. Một số điểm mạnh của công ty.
-Sản phẩm đa dạng: Các kết cấu thép phục vụ trong các nghành xây dựng, kết cấu toà nhà, các thiết bị giao thông, điện lực, viễn thông,và nhiều lĩnh vực khác nữa. thiết bị điện; thiêt bị cầu, đường giao thông; thiết bị công trình ; cột chuyền thanh truyền thanh truyền hình và viễn thông; thiết bị quảng cáo ngoài trời.
-Các thiết bị, kết cấu thép được mạ kẽm nhúng nóng theo tiêu chuẩn chất lượng quốc tế: tiêu chuẩn Mỹ ASTM ASH40; tiêu chuẩn Anh BS 1387- 1985; tiêu chuẩn Úc AS 1074
-Giá cả sản phẩm và dịch vụ: Công ty đưa ra một mức giá phải chăng, chúng được căn cứ trên mức giá của đối thủ cạnh tranh.
- Đội ngũ nhân lực của công ty tham gia sản xuất có kỷ luật, có trình độ chuyên môn cao.
-Công ty có quá trình sản xuất và quản lý đạt yêu cầu theo những tiêu chuẩn của hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000.
7.2. Những điểm yếu của công ty.
-Công ty cổ phần thép Việt Tiến là công ty thuộc thành phần kinh tế tư nhân nên không có nhiều ưu đãi từ phía Nhà Nước .
- Nguồn vốn của công ty không lớn.
- Cách bố trí hai lĩnh vực kinh doanh của công ty chưa hợp lý dẫn đến sự hỗ trợ cho nhau là không thật sự hiệu quả.
- Công ty mới thành lập và đi vào hoạt động trong thời gian ngắn vì vậy mà ảnh hưởng trên thị trường là chưa lớn.
- Các hoạt động nhằm giới thiệu hình ảnh của công ty chưa được thực hiện, các dịch vụ bổ sung cho dịch vụ chính là không có.
- Vị trí đặt cơ sở kinh doanh chưa thực sự hợp lý với mục tiêu của công ty.
- Cơ sở hạ tâng phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty không tốt.
- Một số hoạt động nghiệp vụ của công ty còn yếu và thiếu, trong đó phải kể đến hoạt động kho.
II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ DỊCH VỤ MẠ KẼM NHÚNG NÓNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP VIỆT TIẾN.
1. Tổ chức thực hiện nghiên cứu thị trường tìm kiếm cơ hội tiêu thụ sản phẩm và những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ.
Hiểu rõ được vai trò và tầm quan trọng của hoạt động nghiên cứu thị trường tới hoạt động kinh doanh của công ty. Nên ngay từ khi bước vào kinh doanh trong dịch vụ mạ kẽm nhúng nóng công ty đã tổ chức nghiên cứu thị trường để tìm hiểu về đặc điểm của môi trường kinh doanh, cơ hội và những ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty. Hoạt động nghiên cứu thị trường của công ty gồm có những nội dung cơ bản sau:
- Công ty xác định phạm vi nghiên cứu trong quá trình điều tra thị trường là thị trường mạ kẽm nhúng nóng trên khu vực miền Bắc nước ta.
- Trong quá trình nghiên cứu thị trường trước tiên công ty tiến hành điều tra về khối lượng nhu cầu của dịch vụ mạ kẽm nhúng nóng.
- Công ty điều tra cụ thể về khối lượng của từng loại sản phẩm.
- Điều tra thông tin về đối thủ cạnh tranh, công ty thuộc thành phần kinh tế nào?; công ty tập trung vào sản phẩm nào, mức giá của công ty đó đưa ra là như thế nào?; công ty nào chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường.
- Khối lượng kẽm nguyên liệu thị trường tiêu thụ là bao nhiêu trong một năm, chúng thường biến động nhiều vào khoảng thời gian nào, nghành nào thường sử dụng nhiều kẽm nhất trong năm.
- Công ty nghiên cứu về các thông tin vĩ mô có ảnh hưởng đên dịch vụ mạ kẽm của công ty, thực tế mật độ của hệ thống giao thông của nước ta, số km vuông trên đầu người, sự quan tâm vào việc đầu tư phát triển hệ thống giao thông trên phạm vi miềm bắc, xu hướng của việc sử dụng các dịch vụ bảo vệ cho các sản phẩm giao thông làm bằng thép, hệ thống các văn bản quy định đối với lĩnh vực kinh doanh mạ kẽm nhúng nóng, nghiên cứu hệ thống tiêu chuẩn của các nước có nghành mạ kém nhúng nóng phát triển trên thế giới.
Kết quả của hoạt động nghiên cứu thị trường ngay từ khi thành lập công ty của công ty là công ty đã lựa chọn được mục tiêu tổng quát phát triển trong dài hạn là công ty trở thành công ty đứng đầu trong lĩnh vực kinh doanh mạ kẽm nhúng nóng trên thị trường miền Bắc; công ty theo đuổi chính sách giá cả phải chăng, giá của công ty được xây dựng căn cứ trên mức giá của các đối thủ cạnh tranh; hệ thống tiêu chuẩn công ty sử dụng để làm căn cứ đánh giá cho sản phẩm của công ty là hệ thống tiêu chuẩn của mỹ…
Hoạt động nghiên cứu thị trường đã được công ty coi trọng và quan tâm thực hiện ngay từ khi bắt đầu kinh doanh nhưng do mỗi lần tiến hành nghiên cứu thị trường thường đòi hỏi công ty phải bỏ ra nhiều thời gian và tốn nhiều chi phí. Cho nên sau lần điều tra thị trường bài bản và quy mô khi bắt đầu kinh doanh, từ đó đến nay công ty không tổ chức cuộc điều tra có quy mô nào khác nữa. Nhưng trong quá trình kinh doanh công ty thường chỉ thực hiện nghiên cứu thị trường đối với một số thông tin quan trọng và có ảnh lớn đến hoạt động kinh doanh của công ty, công ty luôn ghi lại các thông tin về khách hàng, thông tin về sự biến động của kẽm trên thị trường trong nước và trên thị trường thế giới.
2. Tổ chức kênh phân phối sản phẩm dịch vụ mạ kẽm nhúng nóng.
Như trong phần lý thuyết về hoạt động tiêu thụ của các các sản phẩm dịch vụ tùy theo từng loại dịch vụ khác nhau mà chúng co thể sử dụng các kênh phân phối khác nhau. Dịch vụ mạ kẽm nhúng nóng là một dịch vụ mang tính chất sản xuất. Để có thể thực hiện việc cung cấp dịch vụ mạ kẽm nhúng nóng cần phải đầu tư một nguồn vốn lớn cho việc mua sắm công nghệ, xây dựng nhà xưởng, hệ thống kho bãi. Cho nên hệ thống kênh phân phối được doanh nghiệp sử dụng để cung cấp dịch vụ mạ kẽm nhúng nóng tới khách hàng là kênh phân phối trực tiếp. Số lượng phần tử trong kênh phân phối trực tiếp cũng chỉ có duy nhất một phần tử. Hoạt động cung cấp dịch vụ được thực hiện tại cơ sở sản xuất kinh doanh của công ty.
Việc lựa chọn hình thức kênh phân phối trực tiếp là một lựa chọn đúng dắn và chính xác của các doanh nghiệp kinh doanh loại dịch vụ mang tính chất sản xuất nói chung và đối với công ty cổ phần thép Việt Tiến nói riêng. Tuy nhiên đối chiếu giữa mục tiêu phát triển công ty trong dài hạn và thực tế kênh phân phối hiện nay của công ty thì khó có thể đảm bảo cho công ty thực hiện được mục tiêu này nếu trong tương lai công ty không có những thay đổi ví chúng có một số hạn chế sau:
-Thị trường toàn miền bắc của nước ta mà công ty muốn dẫm đầu là thị trường rất lớn cả về khối lượng nhu cầu và địa lý.
-Việc đặt địa điểm phân phối như hiện nay thì không phải là trung tâm của thị trường do đó xảy ra tình trạng có khách hàng ở quá xa công ty, có khách hàng ở quá gần công ty.
-Với năng lực và khả năng hiện nay của kênh phân phối thì cho dù công ty có không bị cạnh tranh bởi các đối thủ mà tập trung hết nhu cầu của mình cho công ty đáp ứng công ty cũng không thể đáp ứng được hết các nhu cầu của khách hàng. Chưa kể đến trên thực tế hiện nay các đối thủ của công ty luôn tìm cách khai thác và cạnh tranh khách hàng với công ty.
3. Nhân sự và cơ cấu nhân sự cho hoạt động tiêu thụ của công ty.
3.1. Đội ngũ nhân sự bán hàng của công ty cổ phần thép việt tiến.
Đội ngũ nhân sự bán hàng của công ty hiện nay gồm ba thành viên. Với số lượng khách hàng hiện có của công ty gần 150 khách hàng thì bình quân mỗi cán bộ bán hàng của công ty phải chịu trách nhiệm với koảng 50 khách hàng. Với số lượng khách hàng như vậy có thuận lợi là cán bộ bán hàng của công ty không phải quản lý nhiều mối quan hệ, có điều kiện chăm sóc và quan tâm chu đáo đến từng khách hàng. Nhưng với số lượng quá ít như vậy nhất là khi khách hàng đã trung thành với công thì dãn đến lãng phí nguồn nhân lực của đội ngũ bán hàng của công ty.
Đội ngũ nhân sự bán hàng của công ty đều thuộc lực lượng bán hàng cơ hữu của công ty. Việc chỉ sử dụng đội ngũ bán hàng là lực lượng cơ hữu của công ty đảm bảo rằng đội ngũ bán hàng này chỉ tập trung vào bán sản phẩm cho công ty, trung thành với công ty trong suốt thời gian tồn tại của công ty. Nhưng khi chỉ sử dụng lực lượng bán hàng là lực lượng cơ hữu của công ty sẽ không tận dụng được các lợi thế sẵn có của các doanh nghiệp khác nếu công ty sử dụng các công ty đó làm một bộ phận bán hàng cho công ty.
Ví dụ: Khi công ty muốn thâm nhập vào thị trường của tỉnh A nào đó. Nếu công ty chỉ sử dụng lực lượng bán hàng cơ hữu của mình để xâm nhập thì công ty phải thực hiện hàng loạt các bước tuần tự từ đầu đến cuối mới có thể thâm nhập vào thị trường tỉnh A. Nhưng thay vì việc công ty tự mình huy động động đội ngũ bán hàng của mình làm việc đó công ty chọn một doanh nghiệp nào đó trên địa bàn tỉnh A đó để làm một bộ phận cho lực lượng bán hàng của công ty chẳng hạn làm đại diện cho nhà sản xuất công ty có thể tận dụng được những lợi thế của doanh nghiệp đó. Chẳng hạn như sự thông thuộc địa bàn; uy tín của doanh nghiệp đó;… giúp cho công ty nhanh chóng thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường của tỉnh A.
Đội ngũ nhân sự bán hàng được bố trí thuộc phòng kinh doanh và Marketing của công ty.
Trình độ của độ ngũ nhân sự bán hàng đều có trình độ đại học. Như vậy là công ty có đội ngũ bán hàng có trình độ cơ bản tương đối cao. Nhưng để nâng cao hơn nữa về trình độ và kỹ thuật nghiệp vụ cho đội ngũ bán hàng ngay từ khi được tuyển dụng vào công ty, công ty đã tổ chức những lớp đào tạo bổ sung thêm kiến thức về nghiệp vụ và về sản phẩm cho các cán bộ bán hàng của công ty.
3.2. Cơ cấu nhân sự cho hoạt động tiêu thụ.
Căn cứ vào đặc điểm của công việc và khách hàng ban lãnh đạo cơ cấu đội ngũ cán bộ tiêu thụ của công ty được chia ra làm hai bộ phận như sau:
- Bộ phận phát triển thị trường và trực tiếp quan hệ với khách hàng. Bộ phận này của công ty gồm có hai thành viên, một người chuyên phụ trách về mảng sản phẩm giao thông, một người chuyên phụ trách mảng sản phẩm về điện. Các công việc của bộ phận này trực tiếp gia dịch và quan hệ với khách hàng, giải quyết những thắc mắc cho khách hàng khi khách hàng có yêu cầu, duy trì mối quan hệ đối với khách hàng, phat triển thị trường cho công ty.
- Bộ phận quản lý khách hàng. Bộ phận này của công ty có một cán bộ phụ trách. Trong đó cán bộ này có nhiệm vụ tổng hợp những thông tin về khách hàng, ghi chép lại những biến động và phản ánh của khách để cung cấp cho bộ phận phát triển thị trường, ghi chép tổng hợp tình hình tiêu thụ sản phẩm của từng khách hàng, từng mặt hàng. Đôi khi nếu có những khách hàng lẻ mang sản phẩm đến công ty mạ mà không hẹn trước thì bộ phận này cũng có thể đứng ra thực hiện các nghiệp vụ tiêu thụ thay cho bộ phận trên của công ty.
Với việc cơ cấu lực lượng tiêu thụ của công ty theo chức năng và theo sản phẩm như vậy tạo điều kiện cho các thành viên của đội ngũ tiêu thụ có cơ hội chuyên môn hóa trong các hoạt động của mình từ đó nâng cao hiệu quả của hoạt động tiêu thụ.
4. Tổ chức thực hiện các hoạt động hỗ trợ cho hoạt động tiêu thụ.
Các hoạt động hỗ trợ cho hoạt động tiêu thụ tuy không trực tiếp tăng khối lượng sản phẩm được tiêu thụ nhưng chúng lại tạo điều kiện cho việc thực hiện tốt hoạt động tiêu thụ và thúc đẩy khối lượng hàng hóa được tiêu thụ. Thực tế, hoạt động này của công ty được tổ chức và thực hiện như sau:
- Đối với hoạt động chuẩn bị các điều kiện sản xuất để sẵn sàng cung cấp dịch vụ mạ kẽm nhúng nóng ngay khi khách hàng có nhu cầu. Công ty luôn tìm kiếm và thực hiện các biện pháp cải tiến kỹ thuật để nâng cao khả năng đáp ứng về số lượng và chất lượng cho hoạt động dây chuyền trang thiết bị của công ty. Trong hoạt động kinh doanh của công ty, công ty đã áp dụng hệ thống tiêu chuẩn quản lý chất lượng toàn diện ISO 9001: 2000. Về mặt kỹ thuật, để làm cơ sở cho việc đánh giá chất lượng của lớp kẽm bao phủ trên bề mặt chi tiết mạ. Công ty đã xây dựng lên tiêu chuẩn quy định về độ dày tối thiểu của lớp kẽm mạ trên bề mặt chi tiết mạ.
Bảng tóm tắt yêu cầu về độ dày tối thiểu của lớp kẽm mạ.
HẠNG
MỤC
TIÊU CHUẨN
ĐỘ DÀY CỦA THÉP(mm)
ĐỘ DÀY TỐI THIỂU CỦA LỚP KẼM PHỦ m (g/m2)
Trung bình của chi tiết
Trung ở mỗi vị trí
THÉP GÓC VÀ THÉP TẤM
ASTM
A123
< 6,4
85(605)
75(515)
6,4
100(710)
85(605)
ASTM
A153
< 4,76
65(458)
54(381)
4,76
86(610)
78(550)
CSA
G164
< 5
80(560)
5
87(610)
BS
729
< 5
65(460)
5
86(610)
AS
1650
< 5
63(450)
5
85(600)
BU LÔNG, ĐAI ỐC VÀ VÒNG ĐỆM
ASTM
A153
54(381)
43(305)
CSA
G164
65(460)
BS
729
43(305)
AS
1650
54(375)
43(300)
-Đối với việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống chất lượng toàn diện cho sản phẩm của công ty. Công ty đã tiến hành xây dựng lên những quy chuẩn và những quy định riêng trong cương lĩnh phục vụ cho công ty, trong các nghiệp vụ cụ thể của hoạt động tiêu thụ. Bên cạnh những tiêu chuẩn được xây dựng bởi công ty, công ty còn đăng ký thực hiện áp dụng các hệ thống tiêu chuẩn tiên tiến trên thế giới cho hoạt động kinh doanh của mình.
- Hoạt động yểm trợ cho hoạt động tiêu thụ của công ty. Đây là một nội dung quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Nhưng đối với công ty cổ phần thép Việt Tiến là một công ty nhỏ nguồn ngân sách còn hạn hẹp. Cho nên trong thời gian qua, công ty không tổ chức hay thực hiện bất cứ một hoạt động yểm trợ cho hoạt động kinh doanh của công ty.
- Đối với hệ thống chính sách và chế độ ưu đãi cho khách hàng. Đối với những công cụ này, chưa được công ty coi trọng và sử dụng đúng như tầm quan trọng thực sự của chúng. Cho nên trong thời gian qua công ty hầu như không có bất cứ một hoạt động nào nhằm xây dựng lên một kế hoạch cho việc áp dụng hệ thống công cụ này vào thực tế hoạt động kinh doanh của Công ty mà những áp dụng của hệ thống này vào thực tế kinh doanh của công ty thường do những lý do khách quan đòi hỏi.
-Công ty chưa áp dụng những tiến bộ của ngành công nghệ thông tin vào hỗ trợ cho hoạt đông tiêu thụ. Việc chưa áp dụng những tiến bộ của khoa học công nghệ vào hoạt động bán hàng của công ty xuất phát từ những nguyên nhân cơ bản sau:
Các khách hàng của công ty cũng chưa ứng dụng những tiến bộ của Công nghệ thông tin vào hoạt động kinh doanh của họ.
Nguyên nhân thứ hai quan trọng hơn, tại khu vực đặt cơ sở kinh doanh của công ty cơ sở hạ tầng cho việc sử dụng công nghệ thông tin là thấp, không có các dịch vụ hỗ trợ để tăng tốc độ cỉa đường truyền.
Nguồn vốn kinh doanh của công ty nhỏ, nên các hoạt động hỗ trợ và bổ trợ cho hoạt động kinh doanh của công ty nói chung. Việc áp dụng tiến bộ của ngành Công Nghệ Thông Tin vào hoạt động bán hàng chưa được quan tâm thực sự.
- Đối với hệ thống các dịch vụ trước và sau khi bán. Nếu trước khi khách hàng mang sản phẩm của mình đến công ty để sử dụng dịch vụ của công ty, khách hàng còn có những thắc mắc hoặc muốn tư vấn gì dịch vụ khách hàng có thể gọi điện hoặc trực tiếp đến công ty công ty luôn có nhân viên sẵn sàng giải đáp những thắc mắc và tiến hành tư vấn cho khách hàng sao cho khách hàng có được những quyết định hợp lý nhất.
Sau khi giao hàng để tạo niền tin và uy tín cho khách hàng về công ty, công ty tiến hành bảo hành cho các sản phẩm trong một khoảng thời gian nhất định. Trong thời gian bảo hành mà sản phẩm có hỏng hóc hoặc sai sót gì mà khách hàng phát hiện, phản ánh đến công ty thì công ty lập tức cử nhân viên của mình đến công trường để tiến hành kiểm tra. Nếu thấy những sai sót, hỏng hóc là do công ty thì công ty sẽ tiến hành khắc phục ngay những sai sót đó và tự chịu mọi chi phí phát sinh do quá trình khắc phục những sai sót và hỏng hóc .
5. Tổ chức thực hiện nghiệp vụ tiêu thụ ở công ty cổ phần thép Việt Tiến.
Thực hiện các ngiệp vụ tiêu thụ chính là thực hiện các công đoạn cuối cùng của quá trình tiêu thụ, là công đoạn cuối cùng để chuyển đổi hình giá trị của sản phẩm sang hình thái giá trị, kết thúc chu kỳ kinh doanh. Trong việc thực hiện các nghiệp vụ tiêu thụ tuỳ theo từn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TM123.doc