Chuyên đề Một số biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản tại công ty xuất nhập khẩu với Lào (VILEXIM)

MỤC LỤC

Lời nói đầu Trang

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU

TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

I.Xuất khẩu hàng hoá và vai trò của hoạt động xuất khẩu trong nền kinh tế thị trường. .1

II. Các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu ở các doanh nghiệp.6

III. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu hiện nay.9

IV. Nội dung hoạt động xuất khẩu ở các doanh nghiệp.13

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA CÔNG TY VILEXIM .28

I.Khái quát về công ty VILEXIM.28

II. Khái quát hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian gần đây. 34

III.Tình hình xuất khẩu nông sản ở Việt Nam và hoạt động kinh doanh xuất khẩu nông sản của công ty xuất nhập khẩu VILEXIM hiện nay.42

 IV.Những thuận lợi và khó khăn của công ty trong xuất nhập khẩu.55

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN Ở CÔNG TY VILEXIM.63

I. Tình hình thị trường hàng nông sản thế giới và định hướng phát triển kinh doanh của công ty trong thời gian tới.63

II. một số giải pháp để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nông sản của công ty trong thời gian tới.66

III. Một số kiến nghị đối với Nhà nước và Bộ thương mại nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nông sản của công ty.69

 

 

 

doc85 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1227 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản tại công ty xuất nhập khẩu với Lào (VILEXIM), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m vụ kinh doanh xuất nhập khẩu với Lào và có thể kinh doanh xuất nhập khẩu với một số thị trường khác. Phòng xuất nhập khẩu 3 Có nhiệm vụ chuyên kinh doanh với thị trường Trung Quốc. Ngoài ra còn được uỷ thác nhập khẩu một số mặt hàng của công ty khác. Phòng nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu 2,4 Là các phòng kinh doanh đa ngành. Có nhiệm vụ tự tìm khách hàng và thị trường cho mình. Khi đã tìm khách hàng và thị trường cho mình thì các phòng này phải lập phương án kinh doanh trình lên giám đốc. Giám đốc sẽ duyệt và đứng ra làm đại diện để ký kết hợp đồng với khách hàng. Còn các nghiệp vụ cụ thể và giao dịch do các phòng giao dịch, vốn để kinh doanh công ty sẽ phân bổ cho từng phòng theo từng hợp đồng. Nhìn chung các phòng xuất nhập khẩu này được coi là trụ cột của Công ty, đảm trách thực hiện các khâu trong kinh doanh đối ngoại như kinh doanh hàng xuất nhập khẩu trực tiếp hay uỷ thác. Tổ chức thực hiên quá trình kinh doanh, vạch ra những kế hoạch xuất nhập tối ưu nhất, tự tìm kiếm khách hàng, nguồn hàng và mở rộng thị trường nhằm tạo cho việc kinh doanh có hiệu quả. Chi nhánh và văn phòng đại diện Hoạt động theo phương thức khoán. Trưởng chi nhánh và văn phòng đại diện có quyền quyết định và quản lý mọi hoạt động kinh doanh của chi nhánh đồng thời chịu trách nhiệm trước giám đốc, pháp luật, tập thể cán bộ công nhân viên chi nhánh. Văn phòng đại diện có quan hệ với các cơ quan chủ quản cấp trên, với các ngành, các đơn vị kinh doanh trong và ngoài nước 2.3 Tình hình tài chính và cơ sở vật chất - Tài chính: Số vốn có ban đầu: + vốn cố định: 1.266.991.000đ + vốn lưu động: 2.266.911.000đ Đến nay đã có: + vốn cố định: 3.990.808.207đ + vốn lưu động: 6.767.474.539đ Cơ sở vật chất kỹ thuật: + Công ty có một trụ sở chính tại P4A đường Giải Phóng + Một chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh và một đại diện tại Đông Hà- Quảng Trị + Công ty có hai kho lớn là kho Cổ Loa và kho Pháp Vân. Diện tích của hai kho khoảng 2000 mét vuông + Một dây chuyền chuyên lắp ráp xe loại tiêu chuẩn B. Công ty có cơ sở tại 139 đường Lò Đúc- Hà Nội với 17 văn phòng cho công ty bạn thuê. Ngoài ra công ty còn có 3 xe ô tô, xe máy phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty. Trong mỗi phòng ban được trang bị máy in, máy vi tính, máy điện thoại, fax...và một số vật dụng khác. Công ty đang ngày càng cố gắng mở rộng hoạt động kinh doanh sang thị trường nhiều nước và mở các văn phòng đại diện tại Singapo, Malaixia... II. Khái quát hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian gần đây Kể từ ngày thành lập đến nay, bằng mọi nỗ lực và cố gắng, Công ty đã không ngừng nâng cao tổng kim ngach XNK, từng bước xâm nhập, củng cố và mở rộng thị trường. Mặc dù trong những năm đầu mới thành lập công ty phải đương đầu với nhiều khó khăn. Bị hạn chế nhiều hoạt động trong chức năng kinh doanh, cơ sở vật chất yếu kém, chưa có kinh nghiệm thị trường... Những năm qua, tình hình kinh tế trong khu vực và trên thế giới có nhiều khó khăn, khủng hoảng tài chính, tiền tệ ở Châu á tác động tiêu cực đến nền kinh tế khu vực. ở Việt Nam tốc độ tăng trưởng kinh tế ở cuối những năm 90 bị chậm lại, sức mua giảm sút. Những yếu tố đó tác động không nhỏ đến tình hình hoạt động của công ty. Điển hình như lượng khách của công ty bị giảm sút, thêm vào đó chính sách của nhà nước liên tục thay đổi gây không ít khó khăn cho công ty, chẳng hạn như năm 1999 nhà nước áp dụng luật thuế mới thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp, tuy có tiến bộ hơn so với thuế doanh thu và thuế lợi tức trước đây. Nhưng trong quá trình thực hiện đã nảy sinh nhiều vấn đề gây khó khăn cho công ty như việc làm thuế diễn ra chậm, doanh nghiệp phải vay vốn ngân hàng để nộp thuế làm cho công bị thiếu hụt vốn trong kinh doanh. Trong những năm gần đây, Công ty phải đối mặt với không ít những khó khăn như cạnh tranh quyết liệt về giá cả, nguồn hàng, về khách bán, khách mua cả trong nước và ngoài nước, nhất là một số mặt hàng xuất khẩu giá thế giới xuống thấp như cà phê, gạo... Tuy nhiên, lãnh đạo công ty cùng tập thể công nhân viên trong công ty đã nỗ lực phấn đấu không ngừng tìm mọi biện pháp khắc phục những khó khăn vướng mắc, hiệu quả kinh doanh mà công ty đạt được rất đáng khích lệ. Tổng kim ngạch tăng dần, các hoạt động kinh doanh và dịch vụ ngày càng phong phú, cơ cấu mặt hàng kinh doanh ngày càng đa dạng và có khả năng ngày càng chiếm lĩnh thị trường cao. Công ty luôn hoàn thành và hoàn thành vượt kế hoạch đề ra, đảm bảo hoạt động kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh, Công ty luôn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ giao nộp thuế của Nhà nước và tuân thủ các quy định của pháp luật. Cụ thể kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong 4 năm gần đây 1999- 2000- 2001-2002 như sau: Bảng 1: Tình hình thực hiện chỉ tiêu kim nghạch xuất khẩu các năm 1999-2002 tại VILEXIM Chỉ tiêu đơn vị tính 1999 2000 2001 2002 KH TH KH TH KH TH KH TH Tổng KN Usd 18.000.000 19.298.457 20.000.000 25.295.227 23.000.000 29.092.866 25.000.000 26.225.000 Trong đó:XK Usd 8.000.000 10.546.309 9.500.000 11.888.560 12.000.000 11.818.925 12.500.000 10.363.000 Nk Usd 10.000.000 8.752.148 10.500.000 13.406.667 11.000.000 13.273.941 12.500.000 15.862.000 Doanh số Tỷ VNĐ 175 187,395 195 255 220 280 230 330 Lợi nhuận Triệu VNĐ 500 589,447 600 401 650 100 650 660 Nộp ngân sách Tỷ VNĐ 21,944 30,987 25 30 29,45 29,553 30,119 42 Nguồn: Báo cáo tổng kết Công ty năm 1999-2002 để đánh giá và so sánh tình hình thực hiện kinh doanh xuất nhập khẩu chúng ta xem bảng sau: Bảng 2: so sánh các chỉ tiêu kinh tế thực hiện của từng năm so với kế hoạch và so với cùng kỳ năm trước. Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 Tỷ lệ % đạt so với KH Tỷ lệ % đạt so với cùng kỳ năm 98 Tỷ lệ % đạt so với KH Tỷ lệ % đạt so với cùng kỳ năm 99 Tỷ lệ % đạt so với KH Tỷ lệ % đạt so với cùng kỳ năm 2000 Tỷ lệ % đạt so với KH lệ % đạt so với cùng kỳ năm 2001 Tổng KN 107,21 90,6 126,48 131,07 109,09 99,2 104,9 90,14 Trong đó: XK 131,82 163,15 125,14 112,73 96,49 99,41 82,9 87,7 Nk 87,52 58,99 127,68 153,18 120,67 99,01 126,9 119,5 Doanh số 107,08 91,41 130,77 136,08 115 109,8 143,5 117,9 Lợi nhuận 117,88 100,76 66,83 68,03 15,83 24,92 101,5 660 Nộp ngân sách 141,2 133,56 120 96,81 100,28 98,44 139,4 131,3 Nguồn: Báo cáo tổng kết Công ty năm 1999-2002 Đánh giá tình hình thực hiện kinh doanh xuất nhập khẩu trong 4 năm vừa qua cho thấy rằng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng dần qua các năm, Công ty hoàn thành và hoàn thành vượt kế hoạch các chỉ tiêu mà Bộ đã giao. Cụ thể: Năm 1999 là năm Nhà nước bắt đầu áp dụng Luật thuế GTGT bởi vậy còn nhiều trục trặc và vướng mắc, các doanh nghiệp phải vay vốn Ngân hàng, giá mua hàng trong nước bị đẩy lên cao và bị ép giá bởi khách hàng nước ngoài. Trước tình hình đó Công ty đã điều chỉnh phương hướng giảm nhập khẩu và đẩy mạnh xuất khẩu, đặc biệt năm 1999 Công ty đã tìm kiếm được thêm thị trường xuất khẩu mặt hàng gạo sang Singapo và Angola với khối lượng lớn gần 20.000 tấn đạt trên 4 triệu USD đưa kim ngạch xuất khẩu lên 10.546.309 USD vượt kim ngạch nhập khẩu 8.752.148 USD, đạt 131,82% so với kế hoạch và so với cùng kỳ năm 1998 đạt 163,15% . Doanh số thực hiện được là 187,395 tỷ VNĐ đạt 107,08% so với kế hoạch và 91,41% so với cùng kỳ năm 1998. Năm 2000, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty thực hiện được 25.295.227 USD đạt 126,48% so với kế hoạch trong đó kim ngạch xuất khẩu thực hiện được là 11.888.560 USD đạt 125,14% so với kế hoạch và 112,73% so với cùng kỳ năm 1999. Mặc dù doanh số Công ty được 130,77% so với kế hoạch và 136,08% so cùng kỳ năm 1999 nhưng lợi nhuận Công ty đạt chỉ có 66,83% so với kế hoạch và 68,03% so với cùng kỳ năm 1999. Đó là do giá cả của mặt hàng nông sản giảm, trong khi đó hàng nông sản luôn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Công ty. Năm 2001, mặc dù có nhiều khó khăn như giá các mặt hàng nông sản thế giới giảm trong khi giá thu mua trong nước không giảm, tình hình kinh tế thế giới có xu hướng suy thoái nhất là sau sự kiện ngày 11/9 tại Mỹ đã ảnh hưởng tới công tác xuất khẩu của Việt Nam nói chung. Tuy nhiên Công ty đã cố gắng đẩy mạnh xuất khẩu phù hợp với chủ trương chính sách của Nhà nước và đạt được kết quả như sau: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu thực hiện được là 29.092.866 USD đạt 109,09% so với kế hoạch và 99,2% so với cùng kỳ năm 2000 trong đó xuất khẩu thu về 11.818.925 USD đạt 96,49% so với kế hoạch và 99,41% so với cùng kỳ năm 2000. Bước vào năm 2002, tuy có nhiều thuận lợi do cơ chế chính sách của Nhà nước được thông thoáng hơn cho hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu. Song tình hình thực tế trong và ngoài nước còn nhiều phát sinh như: Sự cạnh tranh quyết liệt về thị trường, giá cả, nguồn hàng, khách hàng; Sự cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế trong nước, sự cạnh tranh giữa trong nước và ngoài nước. Số lượng các doanh nghiêp tư nhân tham gia xuất nhập khẩu trực tiếp ngày càng gia tăng. Gía hàng nông sản lên xuống thất thường. Thị trường giá cả thế giới cũng không ổn định gây khó khăn cho việc kinh doanh các mặt hàng nông sản như: Gạo, chè, cà phê... là những mặt hàng xuất khẩu chính của Công ty. Tuy vậy, Công ty đã chủ động tìm mọi cách để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của mình và đã đạt được những kết quả kinh doanh cụ thể như: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu là 26.225.000 USD đạt 104,9% so với kế hoạch và 90,14% so với năm 2001 trong đó xuất khẩu được 10.363.000 USD đạt 82,9% so với kế hoạch và 87,7% so với 2001. Về xuất khẩu do nhờ lợi thế là tỷ giá USD tăng so với VNĐ nên xuất khẩu có lợi, nhưng giá hàng nông sản của thế giới lại giảm, trong khi đó giá mua ở trong nước lại không giảm. Mặt hàng gạo năm 2001 Công ty xuất khẩu với khối lượng lớn thì năm 2002 do thay đổi của chính phủ về điều hành xuất khẩu gạo trong quí 1 năm 2002 nên số lượng xuất khẩu được thấp hơn nhiều so với năm 2001. Tuy vậy, Công ty đã có nhiều cố gắng để đẩy mạnh xuất khẩu phù hợp với chủ trương chính sách của Nhà nước; các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Công ty là: 1. Lạc nhân 6.507 tấn 3.263.775 USD 2. Gạo 11.965 tấn 2.207.961 USD 3. Tinh bột sắn 6.061 tấn 1.071.423 USD 4. Trục trà lúa 787.491 USD 5. Cà phê 1.667 tấn 693.638 USD 6. Hạt tiêu 402 tấn 541.210 USD Công ty đã nhập khẩu 15.862.000 USD đạt126,9% so với kế hoạch và đạt 119,5% so với năm 2001. Công ty chủ yếu tập trung vào nhập một số nguyên liệu vật tư phục vụ sản xuất trong nước như: 1. Sắt thép các loại 7.726 tấn 3.152.773 USD 2. Vòng bi các loại 1.165.203 USD 3. Hạt nhựa và các sản phẩm nhựa 1.673 tấn 1.148.651 USD (Nguồn: báo cáo tổng kết công ty năm 2002) Liên doanh sản xuất thép tại Lào đang trong quá trình hoàn vốn và bước đầu có lãi. Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh những năm qua. Nhưng với sự quản lý điều hành hợp lý của ban giám đốc, công ty đã vượt qua được nhiều khó khăn, mức tăng trưởng dần được ổn định. Dự báo bước sang năm 2003 này nền kinh tế Việt Nam vẫn duy trì tăng trưởng cao, môi trường kinh doanh thông thoáng hơn, điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho công ty thực hiện tốt mục tiêu kinh doanh đặt ra. Những điểm mạnh và điểm yếu của công ty + Điểm mạnh: Công ty VILEXIM ra đời từ năm 1967, có tới 36 năm hoạt động đã tạo được uy tín cao trên thị trường, đây là một lợi thế rất lớn đối với công ty trong thời kỳ cạnh tranh gay gắt của rất nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đây chính là giá trị vô hình to lớn mà công ty đang sở hữu, mà các doanh nghiệp khác đang rất cần. Công ty đang có một đội ngũ cán bộ công nhân viên giỏi, có trình độ, có năng lực, có nhiều kinh nghiệm, có thể xoay sở đáp ứng được những yêu cầu khắt khe và thường xuyên thay đổi của thị trường. Có hệ thống kho bãi rộng lớn trải khắp từ Bắc tới Nam với các kho ở Hà Nội, Quảng Trị, TP Hồ Chí Minh là những điểm trung tâm của 3 miền cho nên có thể đáp ứng nhanh các nhu cầu trong và ngoài nước . Công ty đang có xu hướng trẻ hoá đội ngũ cán bộ công nhân viên nhằm tạo sự kết hợp giữa sự năng động sáng tạo của tuổi trẻ và kinh nghiệm của cán bộ công nhân viên công tác lâu năm tạo nên sự đột phá trong kinh doanh. + Điểm yếu: - Mặc dù là công ty ra đời lâu năm nhưng đến nay số vốn như thế là quá ít so với nhu cầu và khả năng của công ty cho nên bỏ lỡ nhiều cơ hội kinh doanh Vẫn chưa có những biện pháp nhằm khuyến khích khai thác hết những khả năng tiềm ẩn trong đội ngũ cán bộ công nhân viên Chưa chủ động được đầu vào và đầu ra ổn định, còn lệ thuộc nhiều vào yếu tố bên ngoài Công ty vẫn chưa có đủ các trang thiết bị máy móc hiện đại để sản xuất chế biến ra các sản phẩm có chất lượng cao nổi tiếng cho riêng mình cho nên đối với một số thị trường Công ty phải thông qua các doanh nghiệp trung gian để xuất khẩu bán tới tay người tiêu dùng. Do đó giá trị xuất khẩu không cao và phụ thuộc nhiều. Tình hình xuất khẩu nông sản ở Việt Nam và hoạt động kinh doanh xuất khẩu nông sản của công ty xuất nhập khẩu VILEXIM hiện nay 1. Tình xuất khẩu nông sản ở Việt Nam: Bảng3: Tình hình thực hiện xuất khẩu nông sản ở nước ta qua các năm 1999-2000-2001-2002 Đơn vị: Triệu USD Mặt hàng 1999 2000 2001 2002 Gạo 1025,1 667 624,71 602 Cà phê 584,9 501 385 40,5 Hạt tiêu 137,3 146 89,7 113 Điều nhân 109,7 167 144 158 Chè các loại 45,1 69 66,4 67,1 Lạc nhân 32,7 41 39,1 40,2 Nguồn : bộ thương mại Năm 2001, các mặt hàng xuất khẩu nông sản tăng về lượng nhưng giảm mạnh về giá trị. Cụ thể: Gạo: Năm 2001, Việt Nam đã xuất khẩu được 3,55 triệu tấn gạo, trị giá 624,71 triệu USD, tăng 7,27% về lượng nhưng lại giảm 6,39% về trị giá so với năm 2000 Quý 1 năm 2002 khối lượng gạo xuất khẩu bằng 47% so với cùng kỳ năm 2001, giá xuất khẩu tăng so với cùng kỳ năm 2001. Hiện nay thị trường xuất khẩu gạo hứa hẹn nhiều sôi động và khách hàng nhiều nước đang xúc tiến thương lượng với các công ty kinh doanh lương thực của Việt Nam để mua gạo tận gốc. Cà phê: Niên vụ 2000-2001 Việt Nam là quốc gia đứng thứ hai (sau Braxin) về khối lượng cà phê xuất khẩu. Còn xét về chủng loại cà phê thì Việt Nam là nước đứng thứ nhất thế giới về xuất khẩu cà phê Robusta, phạm vi thị trường cũng được mở rộng, hiện cà phê Việt Nam đã có mặt trên 60 quốc gia, một số thị trường thật sự khó nhưng niên vụ qua tỷ lệ nhập cà phê của Việt Nam so với vụ trước đã tăng Đức tăng 15,8%, Tây Ban Nha tăng 51%, Bỉ tăng 55%... Mỹ tuy nhập giảm 6% nhưng vẫn là quốc gia mua cà phê của Việt Nam với khối lượng lớn nhất. Ngành xuất khẩu cà phê của Việt Nam đã gặp nhiều khó khăn trong niên vụ qua. Chính phủ đã có giải pháp hỗ trợ nhằm phanh lại sự mất cân đối giữa cung- cầu nhưng giá xuất khẩu vẫn liên tục trượt dốc, giá đầu vụ từ 543 USD/tấn(tháng 10/2000) xuống chỉ còn 320 USD/tấn (tháng 9/2001) Quý 1 năm 2002 khối lượng cà phê xuất khẩu giảm17,1% so với cùng kỳ năm 2001. Từ sau tết giá cà phê thế giới tăng nên giá xuất khẩu cà phê tăng liên tục so với đầu năm. Những tháng cuối năm 2002, giá giao dịch cà phê Robusta loại1 của Việt Nam xấp xỉ 600 USD/tấn (FOB-Thành phố Hồ Chí Minh) gần gấp đôi những ngày cuối năm 2001. Gía tăng chủ yếu do mất mùa vì hạn hán và sự cam kết cắt giảm sản lượng của các quốc gia xuất khẩu nhiều cà phê như Việt Nam, Braxin, Inđônêxia...nhiều thương nhân đang dự trữ nhiều cà phê, giảm khối lượng xuất khẩu, đã có hiện tượng doanh nghiệp và các hộ trồng cà phê găm hàng, chờ giá lê Điều: Theo hiệp hội cây điều, mỗi năm Việt Nam xuất khẩu khoảng 150 triệu USD. Năm 2001, tuy khó khăn nhưng vẫn xuất khoảng 38000 tấn hạt điều với trị giá 125 triệu USD. Hiện nay đã có 10 Công ty Mỹ và Châu âu là các nhà nhập khẩu Điều chủ yếu của Việt Nam tham gia mua sản phẩm qua mạng. Năm nay xuất khẩu điều sang Trung Quốc có thể đạt từ 16000-17000 tấn, tăng từ 1000-2000 tân so với năm trước. Các doanh nghiệp đang đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường mới khai thông: ả rập xê út, Nga... Tuy vậy, nguồn điều thô cung ứng cho các nhà máy chế biến điều xuất khẩu đang gặp nhiều khó khăn, năng suất điều trong nước giảm sút. Một số mặt hàng nông sản khác như: chè, tiêu, lạc... cũng không tránh khỏi tình trạng tương tự : giá giảm, cung vượt cầu... 2. Hoạt động kinh doanh xuất khẩu nông sản của Công ty 2.1 Thực trạng chiến lược mặt hàng xuất khẩu của Công ty trong thời gian qua Thực trạng chung về chiến lược xuất khẩu của Công ty: Mục tiêu chiến lược xuất khẩu của công ty VILEXIM là mục tiêu lợi nhuận và mục tiêu vị thế của Công ty. Trong những năm qua, Công ty đã gặp không ít khó khăn như giá mặt hàng nông sản thế giới xuống thấp, tình hình kinh tế thế giới có xu hướng xuy thoái dẫn tới sức mua giảm. Đồng thời chính sách quản lý vĩ mô của Nhà nước thường xuyên thay đổi. Trước tình hình đó, Ban giám đốc công ty trên cơ sở chiến lược phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu đã đề ra những kế hoạch ngắn hạn. Cụ thể để đảm bảo thực thi chiến lược có hiệu quả nhất, các kế hoạch đề ra phù hợp với từng giai đoạn nhất định nhằm khắc phục khó khăn trước mắt và góp phần thực thi chiến lược của Công ty. Công ty luôn cố gắng giữ mối quan hệ với các bạn hàng cũ đồng thời mở rộng thêm xuất khẩu sang thị trường các nước Châu âu, SNG và thị trường Mỹ. Năm 2000, hai dự án đầu tư vào Lào cuả Công ty đã triển khai thực hiện, đó là : Liên doanh một xưởng sản xuất sắt thép và một cưả hàng bán lẻ hàng bách hoá, sản phẩm nông sản chế biến. Năm 2001, doanh thu từ liên doanh sản xuất sắt thép đạt 286.180.000đ. Để đảm bảo thực thi chiến lược, Ban giám đốc công ty phối hợp với tập thể cán bộ công nhân viên của Công ty để tiến hành kiểm tra công việc một cách sát sao và đạt hiệu quả nhất. Mỗi phòng ban chịu trách nhiệm về công việc được giao và báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch tới Ban giám đốc một cách kịp thời. Nhờ đó Công ty đã khắc phục được nhiều khó khăn, hoàn thành và hoàn thành vượt chỉ tiêu kế hoạch mà Bộ giao. Thực trạng triển khai nội dung chiến lược mặt hàng nông sản xuất khẩu của Công ty: + Qúa trình nghiên cứu maketing mặt hàng xuất khẩu của Công ty: Để có chiến lược mặt hàng xuất khẩu mang tính thực thi Công ty phải xây dựng được chiến lược xuất khẩu phù hợp với nhu cầu của khách hàng nhờ làm thoả mãn được những tập quán tiêu dùng, sử dụng của khách hàng. Trong những năm qua, kim ngạch buôn bán của Công ty với các nước ASEAN chiếm một tỷ trọng rất lớn và quan trọng. Đặc biệt kim ngạch xuất khẩu sang các nước ASEAN đạt khoảng 50% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty. Việt Nam và các nước thành viên ASEAN là những nước láng giềng lại có chung cội nguồn văn hoá, bởi vậy trong tập tính và thói quen tiêu dùng có nhiều điểm giống nhau mà Công ty có thể vận dụng để xây dựng chiến lược mặt hàng. Tuy nhiên, những điểm khác biệt là yếu tố quyết định tới chiến lược xuất khẩu của Công ty. Bởi vậy, với từng bạn hàng, Công ty phải đề ra được một phương châm hợp lý cho kế hoạch của mình để từ đó có thể đưa ra chiến lược phù hợp với từng thị trường. Chẳng hạn: Về thị trường nhập khẩu gạo được chia làm hai khối với các đặc tính khác nhau: - Khối Trung Đông, Nam Mỹ, Châu á, Châu phi nhập gạo với chất lượng thấp và sức mua yếu. - Khối Châu âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản, Singapo là thị trường yêu cầu chất lượng cao và sức mua lớn. Để có kế hoạch kịp thời và phù hợp nhất, Công ty thường xuyên theo dõi và nghiên cứu sự biến động của mặt hàng nông sản xuất khẩu. Việc nghiên cứu và phân tích maketing mặt hàng nông sản xuất khẩu được Công ty tiến hành thông qua các tạp chí, các tổ chức thương mại, văn phòng đại diện của Việt Nam ở nước ngoài kết hợp với phân tích kết quả kinh doanh mặt hàng nông sản ở một số năm trước. + Lựa chọn cặp sản phẩm/thị trường xuất khẩu: Trong những năm qua, công ty VILEXIM đã tiến hành xuất khẩu mặt hàng nông sản sang các thị trường sau: Gạo : xuất sang Singapo, Angola, Trung Quốc Lạc nhân: xuất sang Singapo, Bỉ, Philipin Hạt tiêu: xuất sang Inđônêxia Tinh bột sắn: xuất sang Philipin, Trung Quốc Hiện nay gạo và lạc nhân là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Công ty. Năm 1999, Công ty đã tìm kiếm được thêm thị trường xuất gạo sang Singapo và Angola với khối lượng gần20.000 tấn đạt trên 4 triệu USD. Trước đây chỉ có mặt hàng lạc nhân là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Công ty. Công ty đã sử dụng phương pháp thâm nhập thị trường với sản phẩm chủ lực truyền thống là lạc nhân xuất khẩu sang Singapo đồng thời sử dụng phương pháp phát triển sản phẩm với việc triển khai xuất khẩu gạo vào thị trường Singapo và phương pháp phát triển thị trường với việc xuất khẩu gạo sang thị trường mới Angola. Tuy buôn bán với Singapo đạt được kim ngạch lớn nhưng lợi nhuận không cao vì đây là trung gian thương mại, dân số lại ít. Trung Quốc là thị trường rộng lớn với dân số 1,3 tỷ người nhu cầu lương thực như lạc, gạo là rất cao. Hơn nữa Trung Quốc nằm ngay sát Việt Nam rất thuận lợi cho vận chuyển mặt hàng nông sản. Inđônêxia là nước chiếm thị phần tương đối lớn, lại là nước có dân số cao nhất ASEAN, thứ 5 thế giới. Những năm trước, trong chính sách của nước này là ngăn cấm việc nhập khẩu gạo phẩm chất thấp. Để xuất khẩu gạo sang Inđônêxia đạt kim ngạch lớn, Công ty có kế hoạch thu mua ngay từ đầu để đảm bảo chất lượng gạo đáp ứng cho thị trường tiềm năng này. Thị trường luôn có nhiều biến động bởi vậy Công ty không nên phụ thuộc quá nhiều vào một thị trường nhằm tránh tình trạng kim ngạch xuất khẩu của Công ty bị giảm sút khi thị trường chủ lực có biến động. + Thực trạng về mặt hàng nông sản xuất khẩu của Công ty Mặt hàng xuất khẩu của Công ty bao gồm các loại gạo, cà phê, lạc nhân, hạt tiêu, hoa hồi... Trong đó gạo và lạc nhân là hai mặt hàng chủ lực, mặt hàng gạo xuất khẩu bao gồm: gạo 25% tấm, gạo 5% tấm... Tuy nhiên chất lượng gạo của công ty chưa cao như độ trắng không đều, lẫn thóc và nhiều tạp chất, tỷ lệ độ gãy cao... Để khắc phục những vấn đề này Công ty phải làm các khâu từ thu mua, bảo quản cho đến lưu thông. Cà phê cũng là mặt hàng xuất khẩu khá nhiều của Công ty. Công ty chủ yếu xuất khẩu cà phê Robusta loại I, loại II ở dạng hạt thô đã qua sơ chế. Hiện nay mặt hàng nông sản của Công ty chủ yếu cung cấp cho những khách hàng nhu cầu về chất dinh dưỡng chứ chưa chú ý đến mức độ thoả mãn khi tiêu dùng, về sự hài lòng hay về những đặc tính khác của sản phẩm. Hay nói cách khác, mặt hàng xuất khẩu nông sản của Công ty chỉ dừng ở mức sản phẩm mong đợi. Thông thường sản phẩm này có đặc điểm là nguyên liệu để chế biến ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu về chất dinh dưỡng nhưng ở mức độ đa dạng hơn và thiết thực hơn. Ví dụ: Lạc nhân và hạt điều xuất khẩu chủ yếu để chế biến thành các dạng bánh kẹo, ép dầu. Hơn nữa các dịch vụ bổ sung để tạo ra giá trị cho sản phẩm là chưa có như bổ sung về bao gói, bao bì, quảng cáo, cải tiến mẫu mã, chất lượng sản phẩm. Qua đó có thể nhận thấy rằng: - Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Công ty còn hẹp, chưa dài và chưa sâu, mặt hàng xuất khẩu nghèo nàn, chất lượng thấp chủ yếu cung cấp ở dạng nguyên liệu thô sang các nước khác chế biến lại. Hàng hoá của công ty chưa mang nhãn hiệu và thương hiệu của Công ty. Như vậy để có thể đa dạng hoá sản phẩm, Công ty nên tìm hiểu thêm nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng để từ đó chế biến và bổ sung vào các tuyến sản phẩm xuất khẩu của mình. - Về bao bì do thường được vận chuyển bằng đường biển nên hàng nông sản sau khi đã được chế biến thường được cho vào các bao tải đay nhằm đảm bảo độ khô ráo, chống mối mọt khi xuất các bao tải đay đó được chứa trong các container đảm bảo an toàn với tác động của môi trường bên ngoài. Khối lượng của mỗi bao thường do thoả thuận giữa hai bên, thông thường mỗi bao là 1 bao- 60kg hay 80kg. Hầu hết hàng nông sản của Công ty xuất khẩu dưới dạng nguyên liệu thô, cho nên công ty cũng không nhất thiết phải tập chung chú ý tới chức năng cũng như công dụng của bao bì trong việc quảng cáo cho các sản phẩm của Công ty. Bao bì ở đây đối với Công ty chỉ có công dụng là chứa đựng hàng hoá và bảo vệ hàng hoá mà thôi, tuy nhiên cũng phải quan tâm tâm tới tính thẩm mỹ của bao bì. + Tình hình phối kết hợp sản phẩm với các biến số khác tại VILEXIM Sản phẩm là một trong 4 yếu tố cấu thành nên Marketing-mix đó là sản phẩm, giá, phân phối và giao tiếp khuyếch trương trong đó sản phẩm là yếu tố trung tâm của các quết định Marketing-mix. Trong VILEXIM tình hình phối kết hợp 4 yếu tố được thực hiện như sau: - Quyết định vê giá: Do đặc điểm của mặt hàng nông sản chịu ảnh hưởng của yếu tố tự nhiên và nó mang tính mùa vụ nên quá trình sản xuất các sản phẩm nông nghiệp không tập trung, rất manh mún. Dẫn đến quá trình tập hợp nguồn hàng hoá cho thị trường cũng không ổn định, không thường xuyên, chủ yếu lượng hàng cung ứng vào mùa vụ còn những giai đoạn khác lượng hàng cung ứng khá ít. Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho giá cả mặt hàng này lên xuống thất thường. Mức giá của Công ty được xác định dựa trên giá mua hay giá nội địa của sản phẩm, các chi phí trong quá trình thu mua và xử lý sản phẩm đạt tới khách hàng của Công ty. Các chi phí bao gồm: chi phí tập hợp thông tin về khách hàng và thị trường nước n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc9502.doc
Tài liệu liên quan