Chuyên đề Một số biện pháp thúc đẩy xuất khẩu ở công ty cổ phần xuất nhập khẩu nam Hà Nội (Simex)

 

LỜI NÓI ĐẦU

phần I: lý luận chung về hoạt động xuất khẩu hàng hoá trong nền kinh tế thị trường

I - Bản chất và vai trò của xuất khẩu hàng hoá

1. Bản chất của xuất khẩu

2. Vai trò của xuất khẩu

2.1. Đối với sự phát triển nền kinh tế của một quốc gia nói chung và đối với Việt Nam nói riêng

2.2. Đối với một doanh nghiệp

II - Những nội dung cơ bản của xuất khẩu hàng hoá trong nền kinh tế thị trường

1. Nghiên cứu thị trường

2. Tạo nguồn hàng cho xuất khẩu

3. Giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng

3.1. Các hình thức giao dịch

3.2. Đàm phán, nghệ thuật đàm phán

3.3. Ký kết hợp đồng xuất khẩu hàng hoá

4. Thực hiện hợp đồng

5. Đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu

III - CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG GIÁN TIẾP, TRỰC TIẾP TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP

1. Nhóm nhân tố thuộc môi trường kinh doanh (bên ngoài doanh nghiệp)

1.1. Các chính sách quản lý vĩ mô của Nhà nước

1.2. Nhu cầu tiêu dùng, sự bố trí của sản xuất dân cư tập trung hay phân tán.

1.3. Môi trường khoa học kỹ thuật tự nhiên

2. Nhóm nhân tố thuộc bản thân doanh nghiệp

2.1. Trình độ quản lý kinh tế

2.2. Chi phí sản xuất

2.3. Chất lượng sản phẩm

2.4. Tổ chức hoạt động tiêu thụ

2.5. Tổ chức các hoạt động kinh tế vi mô của doanh nghiệp.

* Nhận xét - sù cần thiết phải đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu

Phần II: thực trạng hoạt động xuất khẩu của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Nam Hà Nội (simex)

I - Đặc điểm hoạt động của Công ty SIMEX

1. Quá trình hình thành và phát triển

2. Một số đặc điểm chủ yếu của Công ty SIMEX

2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty SIMEX

2.2. Đặc điểm về hàng hoá

2.3. Đặc điểm của bộ máy tổ chức

2.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật

2.5. Tình hình vốn kinh doanh của Công ty SIMEX

II - Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty SIMEX trong các năm (1999 - 2001).

1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 1999

2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2000

3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2001

4. Kế hoạch thực hiện sản xuất kinh doanh năm 2002

III - PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY SIMEX TRONG CÁC NĂM (1999- 2001)

1. Phân tích hoạt động xuất khẩu theo mặt hàng

2. Phân tích hoạt động xuất khẩu theo phương thức xuất khẩu

3. Phân tích hoạt động xuất khẩu theo thời gian

4. Quy trình nghiệp vụ xuất khẩu của Công ty

IV. Kết luận chung về hoạt động xuất khẩu của Công ty SIMEX

1. Kết luận chung

2. Thuận lợi và khó khăn trong hoạt động xuất khẩu của Công ty SIMEX.

Phần III: Một số biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu của Công ty xuất nhập khẩu nam Hà Nội (SIMEX)

I - Định hướng hoạt động xuất khẩu của Công ty SIMEX

1. Định hướng hoạt động xuất khẩu

2. Những biện pháp thực hiện mục tiêu xuất khẩu của Công ty

2.1. Biện pháp về mặt hàng

2.2. Biện pháp về nguồn hàng

2.3. Biện pháp về bán hàng

2.4. Biện pháp xúc tiến quảng cáo

2.5. Biện pháp về vốn kinh doanh

2.6. Biện pháp về con người

II - Mét số biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Nam Hà Nội

III - Mét số đề xuất - kiến nghị với cơ quan Nhà nước

Kết luận

 

 

doc81 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1540 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số biện pháp thúc đẩy xuất khẩu ở công ty cổ phần xuất nhập khẩu nam Hà Nội (Simex), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ổng kim ngạch 80 15 3 2 Xét theo châu lục - thị trường hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu diễn ra trên Châu Á Thái Bình Dương (chiếm 80% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam). Trong đó xuất khẩu sang các nước Đông Nam Á là 34% (chủ yếu là Singapore), sang các nước Đông Bắc á là 31,5% (gồm Nhật bản, Đài Loan, Hồng Kông và Hàn Quốc), xuất sang Trung Quốc chiếm 3,9%. Sau thị trường Châu Á là thị trường Châu Âu, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này chiếm 15%, trong đó xuất sang EU là 13,8%. Các thị trường châu Mỹ và Châu Phi đang có nhiều hứa hẹn tuy vậy hàng hóa của ta xuất sang các thị trường này còn ở mức khiêm tốn. Xét riêng từng nước, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang 10 nước lớn nhất cho ở bảng sau: Bảng VII: Kim ngạch xuất khẩu sang một số nước Nước Nhật Sigapo T.Quốc Đài Loan Hồng Kông Đức Pháp Thái Lan Nga Hàn Quốc % å kim ngạch XK 28,5 14,6 7,4 5,4 4,9 4,6 2,2 2,9 2,2 2,2 Nguồn: Tạp chí thương mại số 3-4/1996. Trong các nước trên, Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Theo thống kê của Bộ Tài chính Nhật Bản, kim ngạch xuất khẩu mậu dịch giữa 2 nước năm 1996 đạt 3,4 tỷ USD, tăng 40% so với năm 1995, trong đó Việt Nam xuất sang Nhật Bản 2,2 tỷ USD. Thị trường thứ hai sau Nhật Bản là Singapore. Năm 1996, kim ngạch buôn bán 2 chiều đạt 2,2 tỷ USD, năm 1997 là 3,44 tỷ USD. Điều đáng mừng là ngoài các sản phẩm truyền thống như dầu thô, may mặc, hàng nông sản chế biến, năm 1997 ta đã xuất sang Singapore được hàng điện tử (ti vi), dù giá trị mới ở mức khiêm tốn 5,2 triệu USD. Tuy nhiên đây sẽ là bước khởi đầy tốt đẹp để hàng công nghiệp cao cấp của ta xâm nhập thị trường này. Sau Nhật Bản và Singapore có thể kể đến các thị trường như Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Trung Quốc, Thái Lan, Đức, Pháp, Nga. Qua phân tích trên ta thấy, thị trường xuất khẩu của Việt Nam vẫn chủ yếu là các nước Châu Á - Thái Bình Dương (chiếm 80%). Mặc dù đã có hàng dệt sang EU từ 1992 nhưng tháng 7-1995 Việt Nam mới ký hiệp định thương mại và tháng 7-1996 mới ký hiệp định xuất khẩu hàng dệt sang EU. Tuy đã bình thường hóa quan hệ với Mỹ, nhưng Việt Nam chưa được hưởng quy chế tối huệ quốc (MFN) và chưa ký hiệp định Thương mại với họ nên thị trường châu Mỹ mới trong quá trình thử nghiệm. Thị trường Châu Phi và Trung Đông đỡ cách biệt về địa lý, nhu cầu nhập khẩu hàng ta chưa lớn nên kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang các nước này còn nhỏ bé. 1.4.Những hạn chế - khó khăn trong xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Theo đánh giá chung của các chuyên gia kinh tế, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đạt hiệu quả chưa cao, thiếu ổn định và đang nổi cộm hàng loạt vấn đề. So với nhập khẩu, tốc độ xuất khẩu hàng hóa còn thấp. Trong khi đó, sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của ta vẫn là nguyên liệu thô, hàng đã qua chế biến chiếm tỷ lệ thấp trong cơ cấu hàng xuất khẩu, chính vì thế giá trị hàng xuất khẩu không tăng được bao nhiêu dù số lượng nhiều hơn. Quả thật, đây là một chỉ số quá thấp, không tương xứng với tiềm năng to lớn về mặt tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực của ta. Hiệu quả thấp trong hoạt động xuất khẩu của ta thể hiện rõ trên nhiều mặt, đáng chú ý là những mặt sau: Thứ nhất: Hoạt động xuất khẩu của ta diễn ra không đồng đều, chủ yếu tập trung ở một số thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng. Các địa phương chỉ chiếm 40% giá trị xuất khẩu cả nước và đang có nguy cơ giảm dần. Một số tỉnh phải thông qua các thành phố lớn mới xuất khẩu được, bởi họ chưa định hình nổi các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu, sản lượng thấp, thất thường, vì thế hiệu quả đạt được rất thấp. Thứ hai: Chất lượng hàng hóa của Việt Nam chưa cao, chủ yếu là hàng thô hoặc sơ chế làm cho nguồn hàng giảm đi 50% giá trị. Đây được coi là hạn chế lớn nhất của hàng xuất khẩu Việt Nam. Do hạn hẹp về vốn, thấp kém về trình độ công nghệ, chúng ta đã bán rẻ tài nguyên thiên nhiên, các loại nông lâm hải sản, không tận dụng hết nguồn lao động rẻ, dồi dào. Thứ ba: Trong hoạt động xuất khẩu, chưa giải quyết mối quan hệ thỏa đáng giữa các mặt hàng chủ đạo với các nhóm hàng khác, quá chú trọng và ưu tiên cho một số mặt hàng mà lại không biết tận dụng và bỏ qua nhiều loại hàng hóa khác rất có triển vọng, tiềm năng như: các loại máy động lực, mật ong, và nhiều sản phẩm về rừng. Bên cạnh việc nâng cao chất lượng mặt hàng kim ngạch lớn, chủ đạo thì việc đa dạng hóa các sản phẩm khác phải trở thành nội dung then chốt trong chiến lược xuất khẩu của ta sau này. Thứ tư: Những hạn chế, mất cân đối, bất cập trên thị trường hàng xuất khẩu. Xu hướng chính của Việt Nam là đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ kinh tế đối ngoại. Thế nhưng, cho đến nay, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam mới chỉ chủ yếu diễn ra trên châu Á (chiếm 80%) còn ở các châu lục khác thì rất Ýt và hạn chế: Châu Âu 12-15%, châu Mỹ 3-3,5%. Đặc biệt xuất khẩu Việt Nam còn chưa vươn tới các thị trường châu Phi mênh mông, đầy tiềm năng. Thứ năm: Trong thời gian qua, quan hệ tỷ giá hối đoái chỉ khuyến khích nhập khẩu, các chuyên gia nước ngoài cho rằng Việt Nam mới chỉ lo quản lý người xuất khẩu mà chưa lo quản lý nguồn ngoại tệ, để cho các doanh nghiệp dùng ngoại tệ nhập khẩu tràn lan. Dưới tác động của tỷ giá hối đoái, năm 1996 một số doanh nghiệp đã lợi dụng sự giảm tỷ giá hối đoái USD-VND để nhập hàng thông qua bảo lãnh L/C trả chậm khiến nhập khẩu tăng vọt. Do vậy cần điều chỉnh lãi suất vay vốn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ, rút bớt khoảng cách chênh lệch giữa hai loại lãi suất này. Thứ sáu: Đó là vấn đề thông tin thương mại phục vụ xuất nhập khẩu còn hạn chế. Đối tác của các doanh nghiệp hiểu rất rõ tình hình xuất khẩu và các nhu cầu của ta. Thậm chí giá cả thu, gom hàng, phí mua quota, xuất nhập uỷ thác... họ đều rành. Nhưng chúng ta nắm được rất Ýt thông tin về bạn hàng. Chưa kể các doanh nghiệp nội địa cùng cạnh tranh lẫn nhau xuất phá giá để hướng lợi một mình. Cuối cùng chỉ có phía bạn hàng được lợi, cả nhà nước và doanh nghiệp Việt Nam đều thiệt. Thứ bảy: Cơ chế quản lý kinh tế nói chung và cơ chế quản lý xuất nhập khẩu nói riêng thay đổi thường xuyên làm cho doanh nghiệp không kịp xoay xở, bị động, lúng túng trong hoạt động kinh doanh. Một số doanh nghiệp chưa thực sự yên tâm đầu tư vốn, mở rộng sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu. 2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty thời gian qua. 2.1.Kết quả hoạt động kinh doanh. Trong những năm từ đầu thập kỷ 90 đến nay, hoạt động kinh doanh của Công ty SIMEX đã có những bước phát triển vững chắc. Sự đổi mới cơ chế quản lý của Nhà nước, trong đó Nhà nước giao quyền tự chủ cho Công ty tự lùa chọn và lập phương án kinh doanh, tự hạch toán độc lập đã mở ra cho Công ty mét phong cách làm ăn mới năng động và sáng tạo hơn. Tuy rằng, trong cơ chế thị trường mới, tính cạnh tranh và loại trừ lẫn nhau diễn ra giữa các chủ thể kinh tế là hết sức gay gắt và khốc liệt, và mặc dù Công ty phải đối mặt với những tình trạng khó khăn ban đầu như nạn thiếu vốn, thiếu thị trường tiêu thụ, thiếu đội ngò cán bộ có khả năng thực hành nghiệp vụ xuất nhập khẩu, nhưng qua những thử nghiệm ban đầu, ban lãnh đạo Công ty cùng toàn thể cán bộ công nhân viên đã từng bước vượt qua thử thách, giành lấy cơ hội và không ngừng đưa công ty phát triển lên một tầm cao mới. Có thể phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua một số chỉ tiêu sau. Bảng VIII: Kim ngạch xuất nhập khẩu (1992-1997) Đơn vị: USD Năm Chỉ tiêu 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1. Kim ngạch XK 5.851.420 10.997.661 12.243.799 18.833.860 22.889.914 38.326.320 2. Kim ngạch NK 1.566.320 6.720.373 17.208.064 12.797.433 16.815.191 13.594.978 3. Tổng kim ngạch XNK 7.415.740 17.718.034 29.451.863 31.631.293 39.705.105 52.421.298 4. Tốc độ tăng % 138,86 66,23 7,40 25,52 32,03 Năm 1992 là năm đánh dấu một bước phát triển mới của Công ty. Đây là năm mà Công ty phải chuyển đổi thị trường tiêu thụ từ thị trường chủ yếu là Đông Âu và Liên Xô (cũ) sang các nước thị trường châu Âu và Tây Âu. Do có những bước đi trong các phương án kinh doanh linh động và phù hợp với sự chuyển đổi cơ chế của nền kinh tế quốc dân nên Công ty đã đẩy mạnh được hoạt động xuất nhập khẩu với những kết quả rất khả quan. Nếu năm 1992, kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu chỉ đạt 7.417 USD thì đến năm 1997, giá trị xuất nhập khẩu của Công ty đã đạt 52.421.298 USD tăng 606,7% hay tăng 7 lần. Trong sáu năm qua, nhịp độ tăng XNK của Công ty trung bình là 25-30% năm, trong đó năm 1993 là năm ghi nhận kết quả đầy Ên tượng nhất, giá trị xuất nhập khẩu tăng 138,86% hay tăng gần 2,4 lần so với năm 1992. Trong kinh doanh xuất nhập khẩu thì hoạt động xuất khẩu luôn chiếm tỷ trọng cao hơn, với mức tăng bình quân hàng năm khá vững chắc là 30-35%. Trong khi đó, hoạt động nhập khẩu có những biểu hiện thất thường, năm 1993 tăng 4,3 lần so với 1992 thì đến năm 1995 lại xuống còn 0,74% so với năm 1994 và đến năm 1997 là 0,81 lần so với năm 1996. Tuy vậy, Công ty đang phấn đấu để đẩy mạnh hơn nữa kim ngạch xuất khẩu còn kim ngạch nhập khẩu có thể giữ như xu hướng của năm qua. Hiệu quả xuất nhập khẩu được coi là nhân tố quan trọng nhất quyết định kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Trong những năm qua, kết quả kinh doanh của Công ty như sau: Bảng XI: Kết quả kinh doanh của công ty Đơn vị: đồng Năm Chỉ tiêu 1995 1996 1997 1. Kết quả HĐSXKD chính 2.767.033.099 622.945.755 3.182.975.477 2. Kết quả HDSXKD phô 222.057.783 122.554.824 3. Kết quả hoạt động tài chính 38.734.904 4.626.240.437 1.712.035.590 4. Kết quả hoạt động khác (17.856.319) (1.135.815.038) (116.164.767) 5. Phân phối kết quả (1+2+3+4) 3.009.969.467 4.113.551.151 4.901.401.124 6. Thuế lợi tức 1.559.016.030 2.125.922.413 2.534.024.381 7. Trích lập quỹ xí nghiệp 1.386.316.893 1.987.628.741 2.134.822.813 8. Các khoản trừ vào lợi nhuận 64.638.544 0 232.553.930 9. Thu nhập chưa phân phối 0 0 0 Từ bảng trên ta thấy, trong ba năm liên tục từ 1995 đến 1997, lợi nhuận trước thuế của Công ty liên tục tăng. Nếu năm 1995, lợi nhuận trên thuế là hơn 3 tỷ đồng thì đến năm 1997 là gần 5 tỷ đồng, tăng lên tới 1,63 lần. Mức tăng lợi nhuận trong giai đoạn này là khoảng 37%. Có được kết quả này là do Công ty đã đẩy mạnh được mọi hoạt động kinh doanh, luôn luôn đổi mới phương thức kinh doanh, tìm kiếm cơ hội mới. Năm 1995, hoạt động sản xuất kinh doanh chính đưa lại khoảng 2,8 tỷ đồng, chiếm 92% lợi nhuận trước thuế, trong khi đó hoạt động tài chính chỉ chiếm 1,3%. Thế nhưng, đến năm 1996 kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chính giảm xuống chỉ còn 15,1% so với lợi nhuận trong khi kết quả hoạt động tài chính tăng lên một cách đột biến, chiếm hơn 11,2% lợi nhuận. Tuy nhiên, sang năm 1997 thì tình hình kinh doanh đã ổn định hơn. Kết quả từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính đã tăng khá và chiếm 65% lợi nhuận, tăng 15% so với 1995 và tăng 5,1 lần so với 1996. Kết quả hoạt động tài chính đã giảm xuống chỉ còn chiếm gần 35% lợi nhuận, tăng 44,2% lần so với năm 1995 và giảm chỉ còn 37% so với năm 1996. Hoạt động sản xuất kinh doanh phụ đưa lại kết quả không đáng kể và biến động thất thường qua từng năm. Các kết quả khác như hoạt động bất thường luôn đưa lại kết quả âm và đang có xu hướng tăng lên theo từng năm. Đây là một khó khăn lớn đòi hỏi Công ty phải xem xét để giải quyết. Các kết quả cuối cùng từ lợi nhuận sau thuế đã được trích lập các quỹ xí nghiệp tăng đều đặn hàng năm và góp phần cải thiện tình hình vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty. Còng trong 3 năm qua, Công ty đã thực hiện nghĩa vụ nép thuế với Ngân sách Nhà nước như sau: Bảng X: Tình hình nép NSNN (1995-1997) Đơn vị: đồng Năm Năm 1995 Năm 1996 Năm 1997 Chỉ tiêu Phải nép Đã nép Phải nép Đã nép Phải nép Đã nép 1. Thuế doanh thu 892.582.649 973.389.255 438.389.255 403.938.012 948.765.421 786.228.564 2. TTT đặc biệt 3. Thuế lợi tức 1.559.016.030 939.755.959 2.215.922.413 1.854.022.565 2.543.024.381 2.237.645.631 4. Thu về sử dụng vốn 547.578.609 1.460.372.325 536.918.550 842.578.609 602.734.218 1.328.624.500 Tổng 2.410.792.328 2.999.177.288 3.101.691.081 3.100.519.716 4.058.524.020 4.352.498.703 Tình hình nép thuế của Công ty là khá tốt, mức nép thuế luôn luôn tăng qua các năm. Trong các loại thuế thì thuế lợi tức là chiếm tỷ trọng cao hơn cả. Thu nhập bình quân trên tháng của mỗi cán bộ công nhân viên trong Công ty qua các năm đạt mức cao so với các cơ quan cùng ngành. Mức thu nhập này không những được giữ vững mà còn tăng cao qua các năm. Năm 1995 thu nhập đầu người/tháng là 1.534.901 đồng, năm 1996 là 1.982.763 đồng và năm 1997 là 2.450.000 đồng. Mức thu nhập cao đảm bảo đời sống vật chất của cán bộ ngày một cải thiện hơn, tạo động lực cho mọi người phấn đấu hăng say làm việc. Đây là một đòn bẩy lớn góp phần thúc đẩy sự phát triển của Công ty. Bảng XI: Thu nhập bình quân đầu người 1 tháng (1995-1997) Đơn vị: Đồng Chỉ tiêu 1995 1996 1997 1. Quỹ lương 62.930.941 77.327.757 95.628.000 2. Sè CNV 41 39 39 3. Thu nhập bình quân 1.534.901 1.982.763 2.452.000 Qua các kết quả trên, ta có thể đánh giá sơ bộ tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty qua các năm như sau: a) Bối cảnh Hoạt động của Công ty diễn ra trong bối cảnh môi trường kinh doanh có những diễn biến phức tạp. - Các chế độ, chính sách của Nhà nước và các ngành có liên quan có nhiều thay đổi và chưa được đầy đủ, toàn diện. - Tình hình thị trường, đặc biệt là thị trường tiêu thụ có những biến động bất ngờ. Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Châu Á nổ ra vào tháng 7 năm 1997 và kéo dài cho đến bây giê đã ảnh hưởng tiêu cực tới tình hình hoạt động xuất khẩu của Công ty. - Sù chuẩn bị các mặt của Công ty còn nhiều lúng túng và bất cập, nhiều vấn đề vẫn chưa tháo gỡ được, đặc biệt là vấn đề tổ chức và quản lý khi chuyển từ cơ chế bao cấp sang. Bên cạnh những khó khăn trên cũng cần nhận thấy những tiềm năng và cơ hội mới một cách đầy đủ và toàn diện nhằm củng cố và phát triển, đó là tình hình môi trường pháp lý đã được cải thiện hơn, quan hệ thương mại quốc tế của quốc gia được mở rộng. Đội ngò cán bộ của Công ty qua các năm kinh doanh đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm. Công ty hoạt động trên địa bàn rộng đã xây dựng được uy tín nhất định đối với nhiều bạn hàng. Hoạt động của Công ty được sự hỗ trợ mạnh mẽ từ các cấp, các ngành, đặc biệt là Sở Thương mại. b) Kết quả Từ bối cảnh trên, Ban lãnh đạo Công ty đã xác định phương hướng kinh doanh là tiếp tục đổi mới về tổ chức, về phương thức kinh doanh, không ngừng tìm kiếm cơ hội và mở rộng thị trường. Qua đó đã đạt được một số kết quả nhất định. * Về nhận thức tư tưởng Mặc dù, còn mang nặng tính chất kinh doanh theo thời vụ và chưa có kế hoạch kinh doanh ổn định trong dài hạn song tập thể cán bộ công nhân viên cũng như ban lãnh đạo Công ty đã xác nhận những điều kiện kinh doanh hiện nay là rất khó khăn và phức tạp, và Công ty cũng thấy vấn đề bức xúc là phải đổi mới phương pháp tư duy và hành động trong sản xuất kinh doanh. Từ đó tập thể cán bộ công nhân viên đã không ngừng chủ động và sáng tạo trong kinh doanh, nâng cao chất lượng, và hiệu quả của các hoạt động, lấy chỉ tiêu kinh tế làm tiêu chí hành động. * Về tổ chức Trong những năm qua, tổ chức lao động của Công ty có nhiều cải cách đáng kể. Một mặt, cùng với việc duy trì và phát triển các cơ sở kinh doanh làm ăn có hiệu quả, đồng thời với việc rà soát và giải thể các cơ sở làm ăn kém hiệu quả, Công ty đã thực hiện giảm biên chế và tổ chức lao động theo hướng gọn nhẹ, linh động, với phương châm một nhân viên thực hiện nhiều chức năng. Bên cạnh đó, Công ty chỉ tiến hành ký hợp đồng ngắn hạn với các nhân viên khác khi công việc yêu cầu. Chính vì vậy, tổ chức lao động của công ty rất linh hoạt và làm ăn có hiệu quả. Phương pháp quản lý lao động của Công ty là tự chủ và sáng tạo, nghĩa là cán bộ lãnh đạo chức năng lập kế hoạch kinh doanh và giao cho các nhân viên cấp dưới tự hoàn thành các nhiệm vụ thuộc thẩm quyền của mình theo các phương án phù hợp. * Kết quả kinh doanh Những cố gắng về nhận thức cũng như tổ chức đã đưa lại kết quả khả quan cho Công ty như sau: Bảng XII: Kết quả kinh doanh (1995-1997) Đơn vị: tỷ VNĐ Chỉ tiêu 1995 1996 1997 1. Lợi nhuận trước thuế 3,010 4,114 4,901 2. Doanh thu 533,691 507,540 522,028 3. Vốn hoạt động 12,453 12,822 14,420 4. Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu (%) 0,564 0,811 0,939 5. Tỷ suất lợi nhuận/vốn (%) 24,171 32,085 33,985 6. Số vòng quay vốn / năm 42,8 39,9 36,2 Kết quả trên cho thấy: Mặc dù doanh thu trong 3 năm 1995-1997 không tăng nhưng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu tăng hàng năm, tỷ suất lợi nhuận trên vốn cũng tăng và mức tỷ suất này trung bình là 30%. Nếu so với các doanh nghiệp trong nước thì tỷ suất này khá cao, chứng tỏ đồng vốn của Công ty đã được sử dụng có hiệu quả. Tuy nhiên số vòng quay của vốn đang có xu hướng giảm, Công ty cần có biện pháp để thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa, góp phần tăng nhanh vòng quay của vốn hơn. 2.2.Các hoạt động nghiệp vụ về xuất khẩu của Công ty a) Nghiệp vụ tạo nguồn hàng Nhiệm vụ của nghiệp vụ này là lùa chọn nguồn hàng, thị trường và nhà cung cấp, giao dịch, ký kết hợp đồng, tiến hành vận chuyển và bảo quản hàng hóa. Trong những năm gần đây, Công ty đã sử dụng các hình thức tạo nguồn sau: - Mua đứt bán đoạn: đây là hình thức thu mua chủ yếu của Công ty, chiếm gần 80% giá trị hàng hóa thu mua. Sau khi Công ty và người bán đã đạt được những thỏa thuận về mặt số lượng, chất lượng, mẫu mã, phương thức thanh toán, điều kiện và cơ sở giao hàng... thì hai bên mới tiến hành ký kết hợp đồng kinh tế. Hợp đồng này là cơ sở ràng buộc trách nhiệm của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng. Thông thường người ký kết hợp đồng là Giám đốc Công ty hoặc cán bộ phòng xuất nhập khẩu được uỷ quyền. - Phương thức ủy thác: Là phương thức mà Công ty dùng danh nghĩa của mình để giao dịch với khách hàng nước ngoài nhằm thỏa thuận với họ về các điều khoản: Số lượng, chất lượng, giá cả, điều kiện cơ sở giao hàng... và tổ chức bán hộ hàng cho người ủy thác. Phương thức thu mua này chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong hoạt động kinh doanh của Công ty. - Phương thức đầu tư, liên doanh liên kết hàng xuất khẩu. Theo phương thức này, Công ty sẽ bỏ vốn ra đầu tư vào các đơn vị sản xuất chế biến hàng xuất khẩu theo các hợp đồng ngắn hạn, trong đó Công ty chịu trách nhiệm tiêu thụ các sản phẩm được sản xuất ra. Thông thường Công ty chỉ ứng vốn trước cho các cơ sở chứ không tham gia trực tiếp điều hành các hoạt động sản xuất. Hình thức này được áp dụng khi Công ty đã ký hợp đồng xuất khẩu với nước ngoài mà nguồn hàng trong nước chưa có sẵn. Công tác thu mua tạo nguồn hàng của Công ty được thực hiện theo quy trình sau: - Xác định nhu cầu: Căn cứ vào các đơn đặt hàng của nước ngoài và các hợp đồng đã ký kết. - Xây dựng đơn hàng: Dùa trên các điều kiện: Số lượng, chất lượng, giá cả... biến đơn hàng nước ngoài thành đơn hàng của mình. - Lùa chọn khu vực thị trường: Căn cứ vào tính chất và yêu cầu hàng hóa xuất khẩu theo từng hợp đồng. Thông thường, thị trường khai thác hàng của Công ty là các tỉnh phía Nam vì nơi đây tập trung các mặt hàng nông, lâm, thủy sản là những mặt hàng có thế mạnh xuất khẩu của Công ty. - Tìm kiếm và lùa chọn người cung cấp: Căn cứ vào khu vực thị trường đã lùa chọn, Công ty tiến hành tìm kiếm người cung cấp. Bước đầu là tập hợp các nhà cung cấp có thể có, sau đó tiến hành phân loại các nhà cung cấp theo các chỉ tiêu ưu tiên và dùng phương pháp loại trừ dần để chọn nhà cung cấp có khả năng đáp ứng được yêu cầu của đơn hàng. - Tiếp cận và đàm phán với nhà cung cấp: Trên cơ sở đã xác định được nhà cung cấp, Công ty tiếp cận đàm phán về các điều kiện của đơn hàng, ký kết hợp đồng thu mua nếu đạt được các thoả thuận với nhà cung cấp. - Tổ chức thực hiện hợp đồng mua bán. Trong khâu này, vận chuyển là khâu quan trọng nhất. Công ty sử dụng các hình thức tiếp nhận, vận chuyển sau: + Giao hàng tại cảng xuất khẩu. + Giao hàng tại kho của Công ty + Giao hàng lên phương tiện vận chuyển của Công ty tại kho người bán. Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể mà Công ty lùa chọn các điều kiện cơ sở giao hàng phù hợp. Bảng XIII: Mô hình tổ chức công tác thu mua tạo nguồn hàng. Thanh lý hîp ®ång Tæ chøc thùc hiÖn hîp ®ång TiÕp cËn, ®µm ph¸n ký kÕt hîp ®ång Lùa chän thÞ tr­êng X©y dùng ®¬n hµng X¸c ®Þnh nhu cÇu Lùa chän nhµ cung cÊp T×m kiÕm nhµ cung cÊp B¶o qu¶n Thanh To¸n VËn chuyÓn hµng ho¸ TiÕp nhËn hµng ho¸ KiÓm tra hµng ho¸ b) Nghiệp vụ giao hàng xuất khẩu. Nghiệp vụ này bao gồm các khâu sau: - Chuẩn bị hàng: Sau khi Công ty đã đưa hàng về kho thì tiến hành các khâu chuẩn bị như đóng gói hàng hóa, kẽ ký mã hiệu, để hoàn thiện hàng theo đơn hàng của nước nhập khẩu. - Thuê tàu và ký kết hợp đồng vận chuyển. Thông thường, Công ty sử dụng điều kiện giao hàng theo điều kiện FOB với nước ngoài, do vậy ở khâu này, Công ty chỉ việc ký hợp đồng vận chuyển với các tổ chức vận tải, thuê các tổ chức này đưa phương tiện đến tận kho hàng của Công ty để chuyển hàng hóa ra cảng xuất khẩu, sau đó tiến hành bốc dỡ hàng xuống cảng để Hải quan kiểm định hàng hóa. - Hoàn thiện thủ tục giấy tờ. Khi làm thủ tục giấy phép xuất khẩu Công ty thường phải chuẩn bị các loại giấy tờ sau: + Hợp đồng thương mại (bản chính và bản sao) + Bản dịch hợp đồng + Hạn ngạch, quota nếu xuất khẩu hàng hạn ngạch. + Giấy chứng nhận xuất xứ. + Giấy kiểm dịch vệ sinh hàng hóa + Các giấy tờ hải quan - Tổ chức khai báo và giám định hải quan. Khâu này Công ty có trách nhiệm xuất trình đầy đủ giấy tờ, mở hàng hóa để Hải quan kiểm tra. - Giao hàng lên tàu và lập vận đơn. Thông thường Công ty ủy thác toàn phần cho hãng vận tải. Sau khi giao hàng lên tàu thì đại diện của Công ty và cơ quan bảo hiểm xác nhận hàng vào biên bản để Công ty tiến hành mua bảo hiểm. Cũng trong khâu này, đại diện Công ty phải lấy xác nhận thuyền phó và sau đó đổi lấy vận đơn thuyền trưởng. c- Nghiệp vụ thanh toán bao gồm các khâu vay vốn thanh toán nguồn hàng và nhận tiền thanh toán của bên nhập khẩu. Đối với thanh toán đầu vào, các phòng hoặc đơn vị thực hiện nhiệm vụ trực tiếp thì được Công ty ủy quyền giao vốn để thanh toán. Sau khi nhận được tiền hàng bên nhập khẩu thanh toán, đơn vị sẽ giao lại cho Công ty toàn bộ doanh thu và các chi phí hợp lý. Hình thức thanh toán nguồn hàng chủ yếu bằng tiền mặt. Nguồn vốn để thanh toán đầu và của Công ty một phần là vốn tự có, nhưng do điều kiện còn rất thiếu vốn nên Công ty thường chủ động vay ngắn hạn ngân hàng. Việc thanh toán của đơn vị nhập khẩu là khâu Ên định kết quả cuối cùng cả quá trình nghiệp vụ xuất khẩu hàng hóa. Số tiền thanh toán căn cứ vào trị giá hàng hóa và thời hạn thanh toán đã được quy định trong hợp đồng. Phương thức thanh toán trong xuất khẩu của Công ty có rất nhiều, chẳng hạn, thanh toán bằng thư tín dụng (L/C) , thanh toán bằng phương thức nhờ thu, thanh toán hàng đổi hàng, thanh toán trao tay tiền mặt. Ngoại trừ phương pháp mở L/.C còn các phương pháp khác rủi ro là khá lớn, vì vậy, Công ty chủ trương tạo điều kiện để bên đối tác mở L/C. d) Nghiệp vụ xử lý thông tin thị trường hàng xuất khẩu Trên cơ sở thông tin thu thập được qua niên giám thống kê Việt Nam, qua các bản tin nhanh về thị trường, giá cả, tạp chí thương mại, qua các cơ quan nhà nước có liên quan, qua tiếp xúc trực tiếp với các bạn hàng trong và ngoài nước... cán bộ phòng xuất khẩu xác định từng thị trường phù hợp với những mặt hàng nào, số lượng, chất lượng, giá cả có thể đáp ứng. Phương pháp nghiên cứu được áp dụng chủ yếu là thống kê kinh nghiệm. Trong những năm qua, tình hình thị trường thế giới có nhiều biến đổi thất thường, đặc biệt là thị trường hàng nông sản. Trong khi đó, hệ thống cung cấp thông tin của nước ta còn rất kém, chưa theo kịp với xu hướng phát triển của thế giới. Do đó, công tác thu thập và xử lý thông tin của Công ty gặp rất nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, đội ngò cán bộ kinh doanh của Công ty chưa được trang bị những kiến thức cần thiết về nghiên cứu thị trường, chưa có các phương án nghiên cứu mang tính hệ thống. Vì vậy, có nhiều trường hợp Công ty đã gặp những lúng túng về việc định hướng các thị trường trọng điểm để tiến hành giao dịch xuất khẩu. Còn nữa, do yếu kém về dự đoán xu hướng của cung cầu và giá cả trong tương lai nên Công ty chưa xác định được các chiến lược xuất khẩu hợp lý. Nhiều khi giá cả chưa lên cao thì tiến hành bán ồ ạt hàng hóa, khi giá cả đã lên cao rồi thì không còn hàng để bán. Hoặc có tình trạng chọn sai đối tượng buôn bán, họ không có đủ khả năng tài chính để thanh toán tiền hàng hoặc chây ỳ thực hiện hợp đồng gây ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu và nhiều khi còn dẫn đến thất thu, thua lỗ. Đây cũng là tình trạng chung của nhiều doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu ở nước ta. Có thể nói, nghiệp vụ xử lý thông tin là cực kỳ quan trọng, nhất là đối với mặt hàng xuất khẩu của Công ty đa dạng, và phong phú về chủng loại, chất lượng, giá cả. Công ty phải rất linh hoạt và tính toán kịp thời mới có khả năng đáp ứng được nhu cầu thị trường, đảm bảo làm ăn lâu dài, tránh được lối hoạt động kinh tế theo kiểu "phi vụ" hiện vẫn còn phổ biến ở các doanh nghiệp thương mại của n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1 237.doc
Tài liệu liên quan