MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHI PHÍ KINH DOANH VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP 3
1.1. Chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp 3
1.1.1. Chi phí kinh doanh của doanh nghiệp 3
1.1.1.1. Khái niệm và đặc điểm chi phí kinh doanh của doanh nghiệp 3
1.1.1.2. Phân loại chi phí kinh doanh của doanh nghiệp 4
1.1.2.Giá thành sản phẩm của doanh nghiệp 7
1.1.2.1. Khái niệm và ý nghĩa của giá thành sản phẩm 7
1.1.2.2. Các loại giá thành sản phẩm 8
1.1.2.3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp. 8
1.2. Chi phí quản lý kinh doanh và giá thành sản phẩm 12
1.2.1. Sự cần thiết phải quản lý chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp 12
1.2.2. Nội dung công tác quản lý chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm 13
1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm 14
1.3. Tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm 14
1.3.1. Ý nghĩa của giảm chi phí kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường 14
1.3.2. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp 17
Chương II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ KINH DOANH VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA HÀ NỘI 20
2.1. Khái quát chung về Công ty cổ phần LILAMA Hà Nội 20
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 20
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cụng ty. 21
2.1.3. Đặc điểm về sản xuất kinh doanh, quy trỡnh cụng nghệ. 22
2.1.3.1. Đặc điểm về sản xuất kinh doanh. 22
2.1.3.2. Quy trỡnh cụng nghệ. 22
2.1.3.3. Cỏc lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Cụng ty. 22
2.1.3.5. Bộ mỏy quản lý. 23
2.2. Đặc điểm tổ chức cụng tỏc kế toỏn tại cụng ty. 25
2.2.1. Tổ chức bộ mỏy kế toỏn. 25
2.2.2. Khái quát tình hình tài chính của Công ty. 26
2.2.2.1. Tình hình sử dụng vốn và nguồn vốn của công ty 26
2.2.2.2. Kết quả kinh doanh của công ty trong thời gian qua 27
2.3. Thực trạng công tác quản lý chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm của Công ty. 28
2.3.1. Công tác tập hợp chi phí sản xuất và lập kế hoạch giá thành ở Công ty 28
2.3.2. Tình hình công tác quản lý chi phí kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm của Công ty 32
2.3.3. Đánh giá chung về công tác quản lý, tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm 38
CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP NHẰM TIẾT KIỆM CHI PHÍ VÀ HẠ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA HÀ NỘI 42
3.1. Phương hướng kinh doanh của công ty trong thời gian tới 42
3.1.1. Định hướng phát triển của công ty 42
3.1.2. Mục tiêu phát triển của công ty 42
3.2. Những thuận lợi và khó khăn của công ty 43
3.2.1. Những thuận lợi của công ty 43
3.2.2. Những khó khăn của công ty 43
3.3. Một số biện pháp tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm ở Công ty cổ phần LILAMA Hà Nội . 44
3.3.1. Tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu 44
3.3.2. Phát triển nguồn nhân lực giảm chi phí nhân công 45
3.3.3. Tăng cường công tác quản lý vật liệu để giảm chi phí nguyên vật liệu trong giá thành 46
3.3.4. Tăng cường công tác quản lý và khai thác TSCĐ 47
3.3.5. Khắc phục khó khăn về vốn dài hạn tạo điều kiện đầu tư 47
3.3.6. Kiểm soát chặt chẽ chi phí quản lý doanh nghiệp. 48
KẾT LUẬN 49
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 50
56 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1099 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số biện pháp tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần LILAMA Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hí giờ máy, thúc đẩy việc nâng cao năng suất lao động dẫn đến giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Đặc biệt bộ máy quản lý phải là những người có trình độ chuyên môn, năng lực quản lý, năng lực sáng tạo sẽ giúp cho doanh nghiệp xác định được phương án sản xuất tối ưu làm cho lượng chi phí bỏ ra hợp lý nhất; phân công bố trí lao động đúng ngành, đúng năng lực lao động sẽ làm tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả kinh tế góp phần tích cực vào việc hạ giá thành sản phẩm.
Việc phát huy đầy đủ vai trò của quản lý tài chính cũng ảnh hưởng rất lớn tới khả năng tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Việc tổ chức đầy đủ vốn, đảm bảo kịp thời với chi phí sử dụng vốn thấp nhất sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tận dụng được các cơ hội kinh doanh có hiệu quả. Việc phân phối, sử dụng hợp lý, tăng cường kiểm tra giám sát sử dụng vốn sẽ tạo điều kiện sử dụng vốn kinh doanh tiết kiệm và có hiệu quả cao, bảo toàn và phát triển được vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó có tác động đến việc tiết kiệm chi phí sản xuất góp phần tích cực hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp.
c. Nhân tố thuộc điều kiện tự nhiên và môi trường kinh doanh của doanh nghiệp
Trong nhiều trường hợp, điều kiện tự nhiên và môi trường kinh doanh của từng doanh nghiệp khó khăn hay thuận lợi cũng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tiết kiệm chi phí và hạ giá thành.
Chẳng hạn đối với các doanh nghiệp khai thác, nguồn tài nguyên cũng như điều kiện khai thác có ảnh hưởng quan trọng tới khả năng tiết kiệm chi phí và hạ giá thành. Nguồn tài nguyên phong phú, điều kiện khai thác thuận lợi thì chi phí khai thác sẽ thấp và ngược lại.
d. Chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm ảnh hưởng nhiều đến chi phí kinh doanh. Do đặc điểm của các sản phẩm xây dựng là làm theo đơn đặt hàng là chủ yếu do đó đòi hỏi những người tiến hành sản xuất phải nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng đồng thời tránh được những sai sót có thể phải phá đi làm lại vừa gây lãng phí vừa gây tốn kể cả thời gian và tiền bạc. Để làm tốt việc này đòi hỏi những nhà quản lí không ngừng cải tiến, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tăng cường công tác quản lý con người nhằm hạ thấp chi phí, nâng cao chất lưọng sản phẩm , đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Như vậy có thể thấy chất lượng sản phẩm ảnh hưỏng không nhỏ đến việc hạ thấp chi phí và giảm giá thành sản phẩm.
e. Nhân tố giá cả
Thị trường không chỉ là nơi diễn ra các hoạt động mua và bán mà nó còn thể hiện quan hệ hàng hoá và tiền tệ. Do thị trường được coi là môi trường kinh doanh. Nó là nơi tập trung đầy đủ nhất những gì mà con người đã và sẽ cần đáp ứng cung cầu về hàng hoá và thị trường còn là yếu tố quan trọng nhất trực tiếp quyết định đến giá cả. Mà đặc biệt là giá cả thị trường nó lại có ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm. Khi giá cả thị trường tăng lên làm chi phí kinh doanh cũng tăng theo dẫn đến giá thành sản phẩm cũng tăng. Ngược lại, khi giá cả thị trường giảm xuống sẽ là điều kiện hạ thấp chi phí kinh doanh do đó giá thành sản phẩm cũng giảm. Trong điều kiện thị trường luôn biến động, giá cả hàng hoá tiêu thụ cũng biến động theo. Sự thay đổi của giá cả hàng hoá sẽ làn ảnh hưởng đến chỉ tiêu tỷ suất chi phí vì nó ảnh hưởng đến doanh số bán. Sự ảnh hưởng của giá cả hàng hoá tiêu thụ đến tỉ suất chi phí là một nhân tố khách quan do sự điều tiết của thị trường. Việc xác định mức độ ảnh hưởng của giá đến tổng mức phí và tỉ suất phí được thực hiện trên cơ sỏ tính toán chi tiết.
Tóm lại, có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến việc quản lý chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. Mỗi nhân tố có phạm vi và mức độ tác động khác nhau, làm sao hạn chế ảnh hưởng tiêu cực, phát huy tích cực nhằm có biện pháp tăng cường quản lý chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ KINH DOANH VÀ
GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA HÀ NỘI
2.1. Khái quát chung về Công ty cổ phần LILAMA Hà Nội
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty cổ phần LILAMA Hà Nội tiền thân là Công ty Lắp Máy và Xây Dựng Hà Nội (Viết tắt là LILAMA Ha Nội) là Doanh nghiệp Nhà nước, thuộc Tổng công ty Lắp Máy Việt Nam (LILAMA), được chuyển từ Công ty Lắp máy và Xây dựng Hà nội thành Công ty cổ phần LILAMA Hà Nội tháng 2 năm 2007, có giấy phép đăng ký kinh doanh số 109587, do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp.
LILAMA Hà Nội là doanh nghiệp cổ phần có tư cách pháp nhân hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế độc lập, có tài khoản, con dấu riêng để giao dịch.
Trụ sở của Công ty đóng tại số 52 đường Lĩnh Nam, phường Mai Động, quận Hoàng Mai , thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 04.8625813.
Với bề dày hơn 45 năm xây dựng và phát triển, với sự phấn đấu bền bỉ của tập thể cán bộ công nhân viên toàn công ty, LILAMA Hà Nội đã xây dựng cho mình được một tên tuổi không chỉ với bạn bè trong nước mà còn với bạn bè quốc tế, đặc biệt trong lĩnh vực xây lắp công nghiệp. Sự tín nhiệm của các bạn bè, niềm tin của Đảng thể hiện qua hàng chục những tấm Huân chương, Bằng khen và hàng trăm công trình xây dựng trên mọi miền đất nước được đánh giá cao: như công trình Nhà máy sợi Nha trang, Huế, Nhà máy thức ăn gia súc EH Tiên Sơn, Nhà máy gạch Cotto Hạ Long, Nhà máy nhiệt điện Uông bí, khu thể thao dưới nước Seagames 23,Công Trình Trung Tâm Hội Nghị Quốc Gia, Nhà máy thép Thái Nguyên ... Năm 2007, công ty cũng đã đầu tư và chính thức đưa vào hoạt động Nhà máy Thép mạ màu LILAMA tại khu công nghiệp Quang Minh tỉnh Vĩnh Phúc, cách trung tâm Hà Nội trên đường cao tốc Thăng Long Nội Bài. Với công nghệ hiện đại của cộng hoà Liên bang Đức, Ý, hoạt động với công suất 130.000tấn/ năm. Sản phẩm là thép mạ kẽm, galfan, mạ màu với tiêu chuẩn tốt nhất hiện nay, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Công ty luôn luôn theo đuổi mục tiêu không những đảm bảo chất lượng công trình mà còn cung cấp cho khách hàng và nhà đầu tư những sản phẩm trọn gói, chất lượng ngày càng cao hơn.
Bảng 01:
Kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm gần đây
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Doanh thu thuần
124.122.212.647
130.215.419.537
135.539.872.120
Giá vốn HB
116.319.552.139
120.637.928.112
121.941.537.943
DT HĐ tài chính
465.660.870
62.591.627
715.927.315
CP HĐ tài chính
3.123.111.478
415.637.219
4.166.579.822
Cp quản lý DN
4.314.074.100
4.351.123.570
435.569.989
LN từ HĐ KD
831.135.800
5.436.646.963
9.712.111.681
TN khác
928.311.436
1.025.637.860
1.256.987.522
Thuế TN DN
341.867.916
3.748.468.662
4.763.683.369
LN sau thuế
726.469.320
9.638.919.418
12.249.471.520
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của công ty.
Chức năng: LILAMA Hà Nội có chức năng chính là xây dựng và tư vấn xây dựng các công trình.
Nhiệm vụ: Công ty có nhiệm vụ kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký, chịu trách nhiệm trước khách hàng và trước pháp luật về sản phẩm và dịch vụ công ty cung cấp.
Quyền hạn: Công ty có quyền kinh doanh tất cả các ngành nghề đã đăng ký và được hưởng tất cả các quyền lợi theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2.1.3. Đặc điểm về sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ.
2.1.3.1. Đặc điểm về sản xuất kinh doanh.
Sản phẩm xây lắp có các đặc điểm nổi bật:
+ Sản phẩm xây lắp có thời gian sản xuất lâu dài, có giá trị lớn, sản xuất mang tính đơn chiếc.
+ Tính chất hàng hoá không được thể hiện rõ.
+ Quá trình sản xuất rất phức tạp, không ổn định và có tính lưu động cao, chịu sự tác động của rất nhiều nhân tố khác nhau.
2.1.3.2. Quy trình công nghệ.
Để có công trình xây dựng phải trải qua các bước sau:
Khi có thư mời thầu, Phòng KT - KT tiến hành lập dự toán chi phí.
Giá trị dự toán từng Giá thành dự toán
công trình, hạng mục = từng công trình, hạng + Lãi định mức
công trình mục công trình
Đây cũng chính là giá đưa ra đấu thầu.
Nếu công ty trúng thầu, hai bên sẽ chính thức ký kết hợp đồng kinh tế.
Như vậy có thể khái quát quy trình công nghệ của công ty như sau:
Hợp Đồng
Dự Toán
Thi Công
Bàn Giao
2.1.3.3. Các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Công ty.
Công ty kinh doanh trong các lĩnh vực chính sau:
Lắp đặt đường dây tải điện, trạm biến áp 220KV, hệ thống điều hoà không khí, điện lạnh, điện dân dụng.
Sản xuất và kinh doanh thép mạ kẽm, mạ màu, sản xuất phụ tùng, cấu kiện kim loại cho xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng.
Thi công các công trình kỹ thuật hạ tầng, xây dựng công trình công nghiệp, lắp ráp thiết bị máy móc cho các công trình.
Lắp đặt thiết bị và cấu kiện các công trình kể cả công trình điện nhóm B và các công trình dân dụng.
Lắp đặt cơ, điện, nước công trình, chế tạo và lắp đặt nồi hơi.
Xây dựng nhà ở, trang trí nội thất, lắp đặt thang máy.
Khảo sát, thiết kế, tư vấn XD các công trình công nghiệp, dân dụng.
Tư vấn, thiết kế các dây truyền sản xuất vật liệu xây dựng, các dây truyền công nghệ chế biến lương thực, thực phẩm.
Xây dựng các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp, đầu tư xây dựng và kinh doanh nhà ở.
2.1.3.5. Bộ máy quản lý.
Công ty tổ chức bộ máy quản lý theo nguyên tắc điều hành trực tiếp.
Bộ máy quản lý của công ty gồm có: Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị, Giám đốc điều hành, Ban kiểm soát. Giúp đỡ ban quản lý quản lý các xí nghiệp, tổ đội xây dựng là các phòng ban chức năng: Phòng kế toán, phòng tổ chức, phòng hành chính, phòng kinh tế kỹ thuật ...
Sơ đồ 1:
SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÝ CÔNG TY
Xưởng Quang Minh
Phòng KT - KT
PGĐ KINH
DOANH
ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG
BAN KIỂM SOÁT
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH
PGĐ KỸ THUẬT
PGĐ PHỤ TRÁCH SX
THÉP MẠ KẼM
MẠ MÀU
Phòng kỹ thuật
Ban QA-QC
Phong tài chính kế toán
Dây chuyền
mạ kẽm
Xưởng Mai ĐỘNG
Phòng kinh - doanh
XNK
Dây chuyền
mạ màu
Đội lắp đặt KCT 1
Đội lắp đặt KCT 2
Phòng kế hoạch và
đầu tư
Đội LĐ hệ thống
điện 1
Phòng cung ứng
vật tư
Đội LĐ hệ thống
điện 2
Phong tổ chức
Đội LĐ
hệ thống ống
Phòng hành chính
Đội LĐ thanh máy
2.2. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty.
LILAMA Hà Nội là doanh nghiệp hoạch toán kinh doanh độc lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng để giao dịch.
2.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán.
Mô hình tổ chức bộ máy kế toán:
Công ty áp dụng mô hình kế toán tập trung.
Sơ đồ 02:
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN
Bộ
phận
KT
TSCĐ
Bộ phận
KT
tổng
hợp
Bộ
phận
KT
tiền
lương
Bộ
phận
thủ
quỹ
Bộ
phận
KT
thanh
toán
Kế toán trưởng
Bộ
phận
KT
vật
tư
Nhân viên kinh tế ở các đội, các phòng của các đơn vị trực thuộc
Nhiệm vụ của các bộ phận trong bộ máy kế toán:
Với mô hình tổ chức như trên, phòng kế toán được biên chế gọn nhẹ nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu công việc đặt ra.
Kế toán trưởng: Kế toán trưởng là người chỉ đạo toàn bộ công tác kế toán - tài chính của công ty.
Kế toán TSCĐ: Kế toán TSCĐ có trách nhiệm theo dõi tình hình biến động TSCĐ .
Kế toán tiền lương: Theo dõi việc tính lương và thanh toán tiền lương cho người lao động.
Bộ phận kế toán tổng hợp: Bộ phận kế toán tổng hợp quản lý chi phí giá thành, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.
Bộ phận Kế toán vật tư: Kế toán vật tư có trách nhiệm theo dõi chi tiết vật tư nhập, xuất kho.
Bộ phận Kế toán thanh toán: Kế toán thanh toán chịu trách nhiệm theo dõi các nghiệp vụ thanh toán của công ty.
Thủ quỹ: Thủ quỹ có nhiệm vụ theo dõi về tiền mặt tại quỹ công ty.
2.2.2. Khái quát tình hình tài chính của Công ty.
2.2.2.1. Tình hình sử dụng vốn và nguồn vốn của công ty
Vốn là linh hồn của doanh nghiệp. Một công ty muốn chớp được cơ hội trong kinh doanh thì cần phải đảm bảo về vốn. Vì vậy, đòi hỏi công ty phải biết cách sử dụng sao cho hợp lý để một đồng vốn bỏ ra thu được lợi nhuận tối đa.
Bảng 02: Tình hình sử dụng vốn và nguồn vốn của công ty
Đơn vị tính: đồng
STT
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Chênh lệch
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ lệ (%)
Tỷ trọng (%)
1
Vốn lưu động
2259207573
36,56
1324799321
32,14
-934408252
-41,36
45,41
2
Vốn bằng tiền
289681569
4,68
145999511
3,54
-143682058
-49,6
6,98
3
Các khoản phải thu
2686560873
43,48
429581083
10,42
-2256979790
-84,01
1,09
4
Hàng tồn kho
1901745
0,03
0
0
-1901745
0
0,09
5
TSLĐ khác
-
-
-
1438894801
6
Vốn cố định
3820494714
61,83
2797172774
100
-1023321940
-26,1
49,73
7
Tổng nguồn vốn
6179457282
100
4121745090
100
-2057730192
-33,3
100
8
Nợ phải trả
3521866008
56,6
1715853119
41,41
-1806012889
-51,28
9
Nợ ngắn hạn
412758456
6,63
412758456
9,96
0
0
0
10
Nợ dài hạn
0
0
0
0
0
0
0
11
Nợ khác
0
0
0
0
0
0
0
12
Nguồn vốn CSH
2697173030
43,37
2427455727
58,58
-269717303
-10
100
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy tổng vốn kinh doanh đầu năm 2007 của công ty là 6179457282đ, đến cuối năm thì tổng vốn kinh doanh của Công ty là 4121745090đ. Như vậy, trong năm 2007 tổng vốn kinh doanh của Công ty đã giảm 2057730192 đ tương ứng với -33,3% đi sâu phân tích từng khoản mục ta thấy:
Tổng Vốn lưu động giảm 934408252đ tương ứng với -41,36% trong đó:
Vốn bằng tiền của Công ty cuối năm 2007 so với đầu năm giảm 143682058đ tương ứng với –49,6%. Điều này cho thấy khả năng thanh toán của Công ty đã giảm.
Giá trị các khoản phải thu đến cuối năm 2007 so với năm 2006 giảm 2256979790đ tương ứng với - 84,01%. Điều này cho thấy các khoản vốn bị chiếm dụng của doanh nghiệp đã giảm rất nhiều và tỷ trọng các khoản phải thu giảm đi khá nhiều trên tổng vốn lưu động.
Giá trị hàng tồn kho của Công ty đến cuối năm 2007 là 0đ so với đầu năm đã giảm 1901745đ.
Tài sản lưu động khác, số cuối năm 2007 tăng 1438894801đ so với đầu năm.
Giá trị Vốn cố định của Công ty cuối năm 2007 là 2797172774đ, giảm 1023321940đ so với năm 2006 hay giảm 26,1% .
Tổng nguyên giá tài sản cố định hữu hình giảm 1327517485đ. Điều này có thể là do trong năm công ty đã tiến hành bán một số tài sản cố định.
Qua bảng trên ta thấy tổng nguồn vốn của Công ty đã giảm 2057730192đ tương ứng với - 33,3% so với năm 2006.
Tổng nợ phải trả giảm đi 1806012889đ hay –51,28%% trong đó:
Riêng các khoản nợ ngắn hạn đã được công ty thanh toán hết hay giảm 100%. Mặc dù nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng không nhiều nhưng việc thanh toán hết nợ ngắn hạn đã giúp công ty giảm khoản nợ phải trả đi rất nhiều.
Các khoản nợ dài hạn của công ty không thay đổi vì công ty không sử dụng nguồn vốn vay dài hạn.
Nguồn vốn chủ sở hữu đã giảm 269717303đ ứng với 10% cho thấy dấu hiêu phát triển chưa được tốt của Công ty.
Ngoài ra các khoản khác không biến động nên không có ảnh hưởng gì.
2.2.2.2. Kết quả kinh doanh của công ty trong thời gian qua
Sau hai năm kể từ ngày thành lập, Công ty đã đạt được một số thành tựu khả quan chứng tỏ con đường mà công ty lựa chọn là đúng đắn.
Bảng 03: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2006 - 2007
Đơn vị tính: đồng
TT
Tên chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
So sánh
Chênh lệch
TL(%)
1
Doanh thu thuần
7410261117
19698074625
12287813508
165,8
2
Lợi nhuận trước thuế
120981990
767566532
646584542
534,4
3
Thuế và các khoản phải nộp
88284155
533463956
445179801
504,3
4
Lợi nhuận sau thuế
32697835
234102576
201404741
615,9
5
Thu nhập bình quân người lao động
750
850
Qua bảng kết quả trên ta thấy doanh thu của công ty năm 2007 tăng 12287813508đ so với năm 2006, tương ứng với tỷ lệ tăng là 165,8%. Lợi nhuận đạt được của công ty năm 2007 tăng so với năm 2006 với tỷ lệ tăng là 615,9% tương ứng với số tiền là 201404741đ. Nghĩa vụ nộp với ngân sách nhà nước tăng 504,3% với số tiền là 445179801đ. Đây là một bước tiến thực sự quan trọng của công ty. Là một đơn vị hạch toán độc lập, lấy thu bù chi, kinh doanh có lãi nên thu nhập của người lao động tuy chưa cao song từng bước được cải thiện. Người lao động có công ăn việc làm ổn định, được sự quan tâm sâu sắc của đoàn thể quần chúng và được tạo mọi điều kiện để chứng tỏ mình.
Những kết quả sản xuất kinh doanh trên phần nào đã nói lên sự phấn đấu nỗ lực của cán bộ công nhân viên trong Công ty đặc biệt là đội ngũ lãnh đạo giàu kinh nghiệm, năng động sáng tạo, sự đoàn kết phối hợp nhịp nhàng trong các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh từ khi ký hợp đồng, lập kế hoạch đến tổ chức thi công và nghiệm thu công trình.
2.3. Thực trạng công tác quản lý chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm của Công ty.
2.3.1. Công tác tập hợp chi phí sản xuất và lập kế hoạch giá thành ở Công ty
Đối tượng tập hợp chi phí
Trong doanh nghiệp xây lắp, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ở Công ty được xác định là từng công trình, hạng mục công trình, một bộ phận của hạng mục công trình, nhóm hạng mục công trình. Mỗi công trình, hạng mục công trình từ khi khởi công đến khi hoàn thành bàn giao đều được mở riêng những tờ kê chi tiết chi phí sản xuất phát sinh cho từng công trình, hạng mục công trình đó.
Tập hợp chi phí sản xuất theo đúng đối tượng đã có tác dụng phục vụ tốt cho việc tăng cường quản lý sản xuất và chi phí sản xuất, cho công tác hạch toán kinh tế nội bộ và hạch toán kinh tế toàn doanh nghiệp, phục vụ cho công tác tính giá thành sản phẩm được kịp thời, chính xác.
* Nội dung các khoản mục chi phí
Giá thành sản phẩm xây lắp bao gồm các khoản chi phí có liên quan đến việc thi công xây lắp công trình, nội dung các khoản mục bao gồm:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Gồm tất cả các chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho thi công xây lắp như:
Vật liệu xây dựng: Là giá thực tế của cát, đá, sỏi, sắt, thép, xi măng
Vật liệu khác: Bột màu, đinh, dây
Nhiên liệu: xăng, dầu diezel
Vật kết cấu: Bê tông đúc sẵn
Thiết bị gắn liền với vật kiến trúc như: Thiết bị vệ sinh, thông gió, ánh sáng, thiết bị sưởi ấm (kể cả công xi mạ, bảo quản thiết bị).
Chi phí nhân công trực tiếp: Gồm tiền lương, phụ cấp của công nhân trực tiếp tham gia công tác thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị dụng cụ gồm:
Tiền lương chính của công nhân trực tiếp thi công xây lắp kể cả công nhân phụ.
Các khoản phụ cấp theo lương như phụ cấp làm đêm, thêm giờ, phụ cấp trách nhiệm, chức vụ
Tiền lương phụ của các công nhân trực tiếp thi công xây lắp.
Các khoản chi BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất trong doanh nghiệp.
Chi phí sử dụng máy thi công: Gồm các chi phí trực tiếp liên quan đến việc sử dụng máy thi công như:
Tiền lương của công nhân điều khiển máy móc thi công, kể cả công nhân phục vụ máy và các khoản phụ cấp theo lương, kể cả khoản tiền ăn giữa ca của công nhân điều khiển máy thi công.
Chi phí khấu hao tài sản cố định là máy thi công.
Chi phí về công cụ dụng cụ dùng cho máy móc thi công.
Chi phí về sữa chữa, bảo trì, điện nước cho máy thi công, tiền thuê TSCĐ, chi phí trả trước cho nhà thầu.
Chi phí quản lý máy thi công.
Chi phí sản xuất chung: Là các chi phí trực tiếp khác (trừ những chi phí trực tiếp kể trên) và các chi phí về tổ chức, quản lý phục vụ sản xuất xây lắp, các chi phí có tính chất chung cho hoạt động xây lắp gắn liền với từng đơn vị thi công như tổ, đội, công trường thi công, bao gồm:
Chi phí nhân viên phân xưởng: Gồm tiền lương chính, lương phụ, phụ cấp lương, phụ cấp lưu động phải trả cho nhân viên quản lý đội xây dựng
Chi phí vật liệu: Gồm chi phí vật liệu cho đội xây dựng như vật liệu dùng để sửa chữa, bảo dưỡng tài sản cố định, công cụ dụng cụ thuộc đội xây dựng quản lý và sử dụng, chi phí lán trại tạm thời.
Chi phí dụng cụ sản xuất xây lắp: Gồm các chi phí về công cụ dụng cụ dùng cho thi công như cuốc xẻng, dụng cụ cầm tay, xe đẩy, ván khuân và các loại công cụ dụng cụ dùng cho sản xuất và quản lý đội xây dựng.
Chi phí khấu hao tài sản cố định: Gồm các chi phí khấu hao tài sản cố định dùng chung cho hoạt động của đội xây dựng.
* Đối tượng tính giá thành
Đối tượng tính giá thành xây lắp là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ do doanh nghiệp sản xuất ra và cần phải tính được giá thành và giá thành đơn vị.
Kỳ tính giá thành là theo năm.
Đối với các công trình được giao (hay chỉ định thầu): Căn cứ vào bản thiết kế kỹ thuật và khối lượng công việc chủ yếu, đơn giá do cơ quan Nhà nước ban hành thì Phòng kế hoạch lập dự toán, xác định giá dự toán công trình. Giá dự toán được sử dụng để hai bên xem xét, ký hợp đồng (bên chỉ định và bên được chỉ định).
Đối với công trình tham gia dự thầu: Khi nhận được thông tin mời thầu thì Công ty cùng với các phòng ban liên quan tiến hành khảo sát, xác định khối lượng thi công, biện pháp thi công để lập hồ sơ dự thầu, xác định rõ giá dự thầu. Trong quá trình đấu thầu Phòng Tài chính – kế toán tuỳ theo tình hình có thể thay đổi giá trị dự thầu trong phạm vi cho phép một cách hợp lý. Nếu trúng thầu thì giá trị dự thầu là cơ sở ký kết hợp đồng, xác định giá trị hợp đồng.
Trong quá trình lập và tính giá thành sản phẩm xây lắp, công ty lấy giá trị dự toán làm giá trị sản lượng kế hoạch do đó trong kết cấu giá thành sản xuất kế hoạch công trình gồm:
Chi phí nguyên vật liệu
Chi phí nhân công
Chi phí máy thi công
Chi phí sản xuất chung
* Phương pháp lập kế hoạch giá thành
Do hoạt động trong ngành xây lắp, sản phẩm mang tính đơn chiếc, có sự khác biệt về nhiều mặt: Đặc điểm về chủng loại, số vật liệu, thời gian tiêu hao. Nên công tác lập kế hoạch ở Công ty là theo từng công trình cụ thể, đảm bảo tính toán giá thành chính xác, sát với thực tế.
Trước hết dựa vào bản vẽ kỹ thuật hoặc thiết kế thi công để xác lập vốn đầu tư xây dựng và quản lý chi phí xây dựng công trình. Những công trình thiết kế kỹ thuật theo từng đợt thì tổng dự toán được lập theo từng đợt.
Căn cứ vào định mức dự toán xây dựng cơ bản của từng địa phương, định mức hao phí nguyên vật liệu, nhân công, máy thi công cho một khối lượng đơn vị.
Bảng tính tiền lương ngày công bao gồm lương cơ bản và các khoản phụ cấp có tính chất lương theo cấp bậc do phòng Tài chính – kế toán lập.
Bảng cước giá nguyên vật liệu xây dựng của định mức giai đoạn xây dựng cơ bản của địa phương nơi có công trình mà chi phí đang thi công tại thời điểm tính toán.
Ngoài ra còn căn cứ vào tổ chức mặt bằng thi công, cự ly, cấp đường từ những căn cứ đó và khối lượng thi công theo kế hoạch tính các khoản mục hay công trình.
Kế hoạch giá thành năm được lập trên cơ sở tổng giá thành kế hoạch các công trình đang xem xét trong năm và kế hoạch chi phí quản lý doanh nghiệp.
2.3.2. Tình hình công tác quản lý chi phí kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm của Công ty
Để thấy rõ tình hình thực hiện nhiệm vụ quản lý chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm ở Công ty cổ phần LILAMA Hà Nội , đánh giá được cụ thể đâu là nguyên nhân chính ảnh hưởng, những nhân tố tích cực, những tồn tại cần được giải quyết. Do các công ty xây dựng có nhiều công trình khác nhau nên em chỉ thực hiện phân tích một công trình là công trình ép cọc Trung tâm thương mại Thăng Long.
Giá thành quyết toán được xác định căn cứ vào chi phí chung và chi phí trực tiếp trong giá trị quyết toán.
Trong khi phân tích tình hình thực hiện giá thành trong một công trình thực hiện cần phải đi sâu phân tích chi phí quản lý doanh nghiệp ở công trình đó. Phương pháp phân tích này phù hợp với tính chất là chi phí chung, phù hợp với đặc điểm xây dựng cơ bản có chu kỳ sản xuất dài, một số chi phí thuộc nhóm chi phí quản lý doanh nghiệp bỏ ra một lần cho cả quá trình thi công, phù hợp với đặc điểm công tác lập kế hoạch giá thành xây dựng đó là hai bộ phận: Kế hoạch giá thành sản phẩm xây lắp riêng biệt và chi phí quản lý doanh nghiệp.
Bảng 04: Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành công trình TTTM- Thăng Long
Đơn vị tính: VNĐ
Diễn giải
Kế hoạch
(dự toán)
Thực tế
So với kế hoạch
Mứctăng(+)
Mức hạ (-)
Tỷlệ %
1
2
3
4
5 = 4 – 3
6=5/3
A
Chi phí vật liệu
6531624500
5975275533
-556348967
-8,51
B
Chi phí nhân công
310245563
299046858
-11198705
-3,6
C
Chi phí máy
1388589562
1291466756
-97122806
-6,994
D
Chi phí chung
24614257
23019133
-1595124
-6,48
E
Giá thành SX
E=A+B+C+D
8255073882
7588808280
-666265602
-8,07
F
Chi phí QLDN
169946172
151547013
-18399159
-10,82
G
Giá thành toàn bộ G = E + F
8425020054
7740355293
-684664761
-8,12
Qua bảng số liệu trên ta thấy công ty đã hoàn thành kế hoạch giá thành sản xuất. Ở công trình này, giá thành sản xuất thực tế so với kế hoạch giảm 684.664.761 đồng tương ứng với tỷ lệ hạ là 8,12%. Tỷ lệ hạ là khá cao, vì thế Công ty đã tiết kiệm được lượng chi phí khá lớn cho quá trình thi công mà vẫn đảm bảo chất lượng công trình. Điều đó phản ánh một sự cố gắng nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên trong Công ty, sự năng động sáng tạo, phấn đấu không ngừng nghỉ. Công ty đã thực sự quan tâm đến việc hạ giá thành sản phẩm và từng bước thành công, đây là thành tích cần phát huy. Tuy nhiên để đánh giá xem Công ty đã phát huy hết khả năng hạ giá thành sản phẩm của mình chưa, các mặt mạnh yếu trong cách thức quản lý từng khoản mục chi phí thì ta cần đi sâu phân tích các khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm.
Khoản mục chi phí nguyên vật liệu
Khoản chi phí nguyên vật liệu phu thuộc vào hai yếu tố là khối lượng vật tư tiêu hao và giá vật liệu xuất dùng. Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch về tiêu hao một số vật liệu chính của công trình này, có thể xem qua sự biến động về định mức tiêu hao trong đơn giá chi tiết.
Bảng 05: Định mức tiêu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7783.doc