Trước đây hầu hết dây truyền thiết bị của Công ty đã rất cũ, lạc hậu không đồng bộ. Các loại máy đột 30 tấn có từ thời Pháp, chủ yếu là các loại máy đơn lẻ, dùng trục khuỷu ít dùng thuỷ lực. Hơn nữa Công ty không có đủ sức để làm một dây truyền sản xuất dài.
Từ năm 1999 đến nay Công ty đã tăng cường đầu tư, đổi mới máy móc thiết bị với mục đích đồng bộ hoá dây truyền sản xuất. Cụ thể:
Đầu tư đồng bộ thiết bị gia công khuôn với giá 5,8 tỷ đồng gồm các loại máy:
Máy tiện đứng
Máy mài tròn trong
Máy mài tròn ngoài
Máy phay hiện đại
Máy khoan đường kính lớn
Đầu tư dây truyền sản xuất xoong inox tháng 9/1996 với giá 400.000 USD. Gồm các máy:
Xén tiền
Dán đáy
Đánh bóng
Đầu năm 1999 Công ty đầu tư dây truyền mạ sơn tĩnh điện ướt (trị giá 5 tỷ đồng Việt Nam) mới mua thêm 2 cabin sơn khô theo công nghệ tiên tiến đI theo dây truyền này.
56 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1075 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số biện phát nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm tại công ty kim khí Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phẩm cho các ngành công nghiệp khác từ kim loại tấm, lá mỏng bằng công nghệ đột, dập. Sản phẩm được bảo vệ và trang trí bằng công nghệ Mạ, tráng Men, nhuộm kim loại và các công nghệ khác. Với trang thiết bị hiện đại, quy trình công nghệ khép kín, hàng năm Công ty có thể sản xuất từ 2,5 đến 3 triệu sản phẩm hoàn chỉnh.
Săn phẩm của Công ty rất phong phú, có khoảng trên 80 mặt hàng thuộc các nhóm sau:
Nhóm Mặt hàng truyền thống: bếp dầu tráng men các loại, đèn toạ đăng, đèn bão, vỏ đèn chiếu sáng công cộng, ấm, Xoong, Chảo nhôm. . .
Nhóm Mặt hàng gia dụng cao cấp: Các loại đèn trang trí, Xoong, chảo inox, ấm điện, bếp điện, vỏ bếp ga, đèn nến ( ROTERA), bộ đồ chơi trẻ em bằng inox . . .( Mặt hàng đèn nến, bộ đồ chơi trẻ em bằng inox được xuất khẩu trực tiếp sang thị trường EU và Mỹ La Tinh). (nhóm mặt hàng INOX)
Ngoài ra, Công ty còn tham gia vào chương trình nội địa hoá các sản phẩm tiêu dùng cao cấp như: Phụ tùng xe máy Super Dream, xe máy FUTURE, phụ tùng máy bơm nước SHiNiL . . .( Nhóm Mặt hàng thay thế)
Sản phẩm của Công ty hiện được tiêu thụ trên cả nước thông qua 30 đại lý tại các tỉnh thành phố, và các trung tâm kinh tế lớn của cả nước như: Hà nội, T.P Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cần Thơ, Đà Nẵng . . .và một số thị trưòng nước ngoài như: CHLB Đức, Pháp, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc, Nga, Bêlarut. .
Do đảm bảo được chất lượng, thoả mãn thị hiếu người tiêu dùng, sản phẩm của Công ty đã có uy tín không chỉ trên thị trường trong nước mà ca thị trường nước ngoài, đã gành được nhiều huy chương vàng tại các hội chợ triển lãm. Năm 1998, Công ty được Tổng cục Tiêu Chuẩn-Đo Lường-Chất Lượng Tặng giải thưởng Bạc. Mặt hàng bếp dầu tráng men của Công ty được xếp hạng 37/2000 mặt hàng chất lượng cao được người tiêu dùng tín nhiệm.
Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh của Công ty
Tổ chứ sản xuất.
Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận:
Phân xưởng chuẩn bị Phôi.
Phân xưởng Đột I: Đột dập tạo hình các chi tiết sản phẩm.
Phân xưởng Đột II: Sản xuất các bán thành phẩm, thành phẩm như: xoong, chảo inox, đèn đường các loại, các chi tiết xe máy như:WGBG, KFLG
Phân xưởng Đột III: Sản xuất đèn nến ROTERA.
Phân xưởng mạ sơn: Mạ hoặc sơn bề mặt của các chi tiết , cum chi tiết sản phẩm như: mạ niken, crôm, mạ kẽm, sơn, bảo vệ các loại chi tiết và trang chỉ sản phẩm
Phân xưởng hàn: Hàn các loại chi tiết riêng lẻ thành các cum chi tiết
Phân xưởng lắp ráp: Lắp ráp các chi tiết, cụm chi tiết để tạo ra sản phẩm cuối cùng hoàn chỉnh
Phân xưởng cư điện: Bảo dưỡng sửa chữa máy móc thiết bị, chế tạo các chi tiết thay thế.
Phân xưởng khuôn mẫu: Sửa chữa khuôn mẫu, chế tạo các loại khuôn cối mới phục vụ sản xuất.
Phân xưởng Inox:
Bộ phận sản xuất nước: Khai thác và xử lý nước ngầm để cung cấp nước cho các phân xưởng.
Đội xe vận tải: Vận chuyển vật tư đến nơi sản xuất, vận chuyển hàng hoá đến nơi tiêu thụ.
Công tác tổ chức của công ty chủ yếu theo hình thức công nghệ. Mỗi phân xưởng chỉ thực hiện một công nghệ nhất định( hàn, mạ, Đột). Phương pháp tổ chức sản xuất là phương pháp bố trí theo dây truyền. Do đặc điểm sản phẩm của công ty đã lựa chọn phương pháp sản xuất song song kết hợp với tuần tự. Điều này đã làm giảm nhiều thời gian ngừng nghỉ của các giai đoạn, công nghệ.
Tổ chức bộ máy quản lý ở Công Ty Kim Khí Thăng Long
Ban Giám Đốc
a1. Giám đốc
* Trách nhiệm:
Quyết định chính sách chất lượng.
Xác lập mục tiêu, chiến lược, dự án phát triển chất lượng.
Chỉ đạo việc xem xét hợp đồng với khách hàng, chỉ đạo việc đánh giá các nàh cung ứng.
Chỉ đạo các đơn vị có liên quan thực hiện các yêu cầu đối với khách hàng.
Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch sản xuất, triển khai tổ chức sản xuất nhằm thực hiện các hợp đồng với khách hàng.
Kết hợp với các phó Giám đốc chỉ đạo các đơn vị liên quan giải quyết các vấn đề phát sinh trong sản xuất nhằm đảm bảo tiến độ thực hiện kế hoạch.
Phê duyệt quy định trách nhiệm và quyền hạn của các thành viên trong Hệ thống quản lý chất lượng.
* Quyền hạn:
Chỉ đạo, điều hành các hoạt động nhằm đạt được chính sách, mục tiêu chất lượng và mục tiêu các dự án hoạt động chất lượng của Công ty.
Chỉ đạo việc điều hành sản xuất, tổ chức sản xuất của các phân xưởng công nghệ đảm bảo đúng tiến bộ kế hoạch.
Cung cấp đủ nguồn lực để duy trì hoạt động của Hệ thống chất lượng.
Điều hành các cuộc họp xem xét của lãnh đạo về Hệ thống chất lượng.
Định kỳ tổ chức các cuộc họp xem xét Hệ thống quản lý chất lượng.
Phụ trách các phòng: Vật tư, Tài vụ, Tổ chức, bảo vệ, Kế hoạch và các phân xưởng công nghệ.
Phó Giám đốc phụ trách Kỹ thuật.
* Trách nhiệm:
Thực hiện mọi sự uỷ quyền của Giám đốc.
Xây dựng kế hoạch kỹ thuật nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược của Hệ thống chất lượng.
Chỉ đạo việc nghiên cứu chế thử sản phẩm mới, nghiên cứu áp dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Chỉ đạo việc xác lập qui trình công nghệ sản xuất.
Chủ tịch hội đồng an toàn lao động.
Kết hợp với các Phó Giám đốc chỉ đạo các đơn vị có liên quan giảI quyết các vấn đề có liên quan, giải quyết các vấn đề phát sinh trong công tác kỹ thuật, chất lượng, khuôn mẫu và cơ điện.
* Quyền hạn:
Chỉ đạo việc triển khai thực hiện các phương án tiến bộ kỹ thuật, phương án quản lý chất lượng nhằm nâng cao hiệu quả cho công tác kỹ thuật và chất lượng.
Chỉ đạo điều hành mọi hoạt động kỹ thuật, hoạt động chất lượng, hoạt động thực hiện kế hoạch sản xuất khuôn mẫu, sữa chữa cơ điện trong toàn công ty.
Chỉ đạo hoạt đọng của bộ máy làm công tác an toàn lao động trong Công ty.
Giúp việc Giám đốc trong công tác xem xét và kiến nghị hình thức kỷ luật đối với CBCNV vi phạm nội quy, quy chế của Công ty.
Kết hợp với các Phó Giám đốc chỉ đạo, điều hành các đơn vị liên quan thực hiện kế hoạch kỹ thuật, chất lượng trong toàn Công ty.
Báo cáo Giám đốc công tác hoạt động kỹ thuật, chất lượng, cơ điện trong toàn Công ty.
Tham gia xây dựng kế hoạch đào tạo của Công ty.
Phụ trách ban đào tạo.
Phụ trách các phòng Tiết kế, phòng Công nghệ, phòng Cơ điện, phong QC, phân xưởng Cơ điện và phân xưởng Khuôn mẫu.
Phó Giám đốc phụ trách Đầu tư và mở rộng sản xuất
* Trách nhiêm:
Thực hiện mọi sự uỷ quyền của Giám đốc Công ty.
Chỉ đạo công tác xây dựng các dự án đầu tư và nghiên cứu thị trường. Kết hợp với các bộ phận có liên quan gaỉi quyết các vấn đề về đầu tư.
* Quyền hạn:
Chỉ đạo công tác kiểm soát, lưu trữ các tài liệu, hồ sơ xây dựng các dự án đầu tư và nghiên cứu thị trường.
Kết hợp với các Phó Giám đốc chỉ đạo, điều hành các đơn vị có liên quan thực hiện kế hoạch đầu tư.
Báo cáo Giám đốc việc thực hiện kế hoạch đầu tư và mở rộng sản xuất.
Tham gia Ban đào tạo và tham gia xây dựng kế hoạch đào tạo của Công ty.
Phụ trách phòng Đầu tư, Phân xưởng Lãng yên.
Phó Giám đốc phụ trách Hành chính và Hệ thống quản lý chất lượng.
* Trách nhiệm:
Thực hiện mọi uỷ quyền của Giám đốc Công ty.
Là đại diện của lãnh đạo về chất lượng(QMR).
Đảm bảo Hệ thống chất lượng được xây dựng và duy trì theo các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO9001: 2000
Kết hợp với các Phó Giám đốc có liên quan chỉ đạo các đơn vị trong Công ty giải quyết các vấn đề có liên quan đến Hệ thống chất lượng.
Chỉ đạo công tác văn thư hành chính, quản lý phương tiện thông tin, quản lý trang bị ngoài sản xuất, chăm sóc sức khoẻ và đời sống của CBCNV
Chỉ đạo công tác vệ sinh lao động, vệ sinh môi trường trong toàn Công ty.
Chỉ đạo công tác sửa chữa nhà xưởng, xây dựng cơ bản trong mặt băng hiện tại của Công ty.
* Quyền hạn:
Tổ chức thanh tra, đánh giá Hệ thống quản lý chất lượng.
Triển khai và hoàn thiện hoạt động của Hệ thống chất lượng
Lập văn bản báo cáo Giám đốc việc thực hiện các hoạt động của Hệ thống chất lượng để làm cơ sở xem xét, cải tiến Hệ thống chất lượng.
Báo cáo Giám đốc việc thực hiện công tác hành chính chăm sóc sức khoẻ và nâng cao đời sống CBCNV
Kết hợp các Phó Giám đốc có liên quan triển khai công tác sửa chữa nhà xưởng, xây dựng cơ bản trong mặt bằng hiện tại và Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000 của Công ty.
Phụ trách phòng Hành chính, phòng ISO.
Các phòng ban chức năng:
a, Phòng Hành chính: giúp việc cho Giám đốc trong công tác quản lý hành chính, chăm lo sức khoẻ, đời sống cho CBCNV, giữ gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh lao động, quản lý công tác xây dựng cơ bản trong phạm vi Công ty.
b, Phòng Kế hoạch: xây dựng kế hoạch sản xuất năm, quý và tháng; phối kết hợp với các phòng ban, phân xưởng chuẩn bị vật tư, công nghệ, tác nghiệp sản xuất, cân đối nhân lực, thiết bị và sản phẩm cho phù hợp với điều kiện sản xuất; xây dựng và quản lý định mức lao động; tổ chức xây dựng kế hoạch quỹ tiền lương.
c, Phòng Tài vụ: tổ chức, chỉ đạo, thực hiện toàn bộ công tác kế toán thống kê, tài chính, thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế ở doanh nghiệp theo cơ chế quản lý mới. Đồng thời làm nhiệm vụ kiểm soát viên kinh tế tài chính của Nhà nước tại Công ty.
d, Phòng Tổ chức: đề xuất phương án tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh và tổ chức cán bộ; quản lý lao động, tuyển dụng lao động, đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên; theo dõi việc lập danh sách thông báo đóng BHXH và giải quyết chế độ cho CBCNV theo quy định của Pháp luật hiện hành.
e, Phòng QC: xây dựng tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng, sản phẩm đầu vào, chi tiết hoàn chỉnh, sản phẩm xuất xưởng; kiểm tra nguyên vật liệu, bán thành phẩm, sản phẩm đầu vào của Công ty; kiểm soát chất lượng công đoạn trong quá trình sản xuất; kiểm tra hàng thành phẩm và sản phẩm qua dịch vụ sau bán hàng.
g, Phòng Đầu tư: căn cứ phương hướng phát triển sản xuất và kinh doanh của Công ty để xây dựng và triển khai thực hiện các dự án đầu tư
h, Phòng Vật tư: cung ứng vật tư cho sản xuất, tổ chức tiêu thụ sản phẩm, tổ chức vận chuyển, xếp dỡ phục vụ sản xuất và tiêu thụ.
i, Phòng Thiết kế: nghiên cứu, thiết kế, chế thử và đưa vào sản xuất các sản phẩm mới; thiết kế quy trình công nghệ, khuôn gá để sản xuất ra sản phẩm theo đơn đặt hàng; tham gia Ban đào tạo Công ty.
k, Phòng Công nghệ: quản lý công nghệ sản xuất của Công ty, thiết kế cải tiến và ban hành quy trình công nghệ, khuôn gá cho phù hợp với tình hình sản xuất của Công ty, ban hành quy định bảo hành sản phẩm; thường trực Hội đồng An toàn lao động Công ty.
l, Phòng Cơ điện: quản lý hệ thống thiết bị, hồ sơ thiết bị, hệ thống cung cấp điện, thiết bị điện, hồ sơ thiết bị điện; tham mưu với Giám đốc trong công tác quản lý hệ thống thiết bị, quản lý hệ thống cung cấp điện nhằm khai thác có hiệu quả năng lực của thiết bị và hệ thống cung cấp điện phục vụ sản xuất.
m, Phòng Bảo vệ: tham mưu giúp việc Giám đốc trong công tác giữ gìn an ninh chính trị, an ninh kinh tế, phòng chống cháy nổ trên địa bàn Công ty; kết hợp với các đơn vị bạn nằm liền kề với Công ty, phối hợp với công tác nghiệp vụ do công an hướng dẫn; kết hợp với các phòng ban, phân xưởng có liên quan duy trì việc thực hiện các nội quy, quy chế quản lý Công ty.
n, Phòng Tổng hợp thuộc Nhà máy chế tạo khuôn mẫu theo Công nghệ cao: tham mưu giúp việc Giám đốc Nhà máy trong công tác xây dựng kế hoạch điều độ tác nghiệp, thực hiện hoàn thành tiến độ kế hoạch sản xuất của Nhà máy Chế tạo khuôn mẫu theo Công nghệ cao.
p, Cửa hàng bán lẻ sản phẩm: quản lý cửa hàng GTSP, quản lý hệ thống các đại lý ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với Công ty; bán và GTSP của Công ty.
q, Trung tâm đào tạo và dạy nghề: tuyển dụng học sinh là con em CBCNV, lao động phổ thông ngoài xã hội để đào tạo và dạy nghề Cơ khí nhằm mục đích tạo nguồn nhân lực cho Công ty Kim Khí Thăng Long, các đơn vị trên vùng lãnh thổ và Sở Công nghiệp.
Quy trình công nghệ sản xuất.
Công ty Kim khí Thăng Long có quy trình công nghệ khép kín. Do Công ty sản xuất nhiều mặt hàng và mỗi mặt hàng lại có quy trình công nghệ sản xuất khác nhau cộng với thời gian thực tập không được nhiều cho nên em xin được trình bày sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm mà em nghiên cứu.
+++- Để sản xuất ra các mặt hàng kim khí tiêu dùng các loại đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, Công ty đang sử dụng nhiều công nghệ sản xuất khác nhau, Cụ thể như sau:
1, Công nghệ Đột, Dập:
Để tạo hình sản phẩm phải dùng công nghệ dập tấm, dập thể tích trên các máy dập cơ khí dập thuỷ lực có lực từ 1 đến 1000 tấn. Sau đó, dùng các công nghệ khác để hoàn chỉnh sản phẩm như: gấp viền, uốn trên các máy chuyên dùng.
2, Công nghệ Hàn:
Sau khi tạo hình, các chi tiết rời được ghép với nhau bằng công nghệ Hàn, với các máy hàn cao tần, hàn điểm, hàn đường, hàn chương trình, hàn có khí bảo vệ.
3, Công nghệ Mạ, Sơn và tráng men:
Sau các công nghệ xử lý bề mặt là các công nghệ đánh bóng, sơn, mạ, tráng men theo yêu cầu của từng loại sản phẩm. Để thực hiện công đoạn, Công ty đã trang bị các công nghệ Sơn tĩnh điện, mạ kẽm, mạ Crôm, mạ Niken, mạ vàng . . .
4, Công nghệ chế tạo và sữa chữa khuôn mẫu:
Để sản xuất ra sản phẩm, trước tiên phải chế tạo khuôn mẫu, đồ gá và các thiết bị chuyên dùng sửa chữa thiết bị. Ngoài các công nghệ gia công cơ khí thông thường, Công ty đã trang bị thêm một trung tâm gia công cơ khí theo công nghệ CNC (Computer Numerical Control). Đây là công nghệ gia công cơ khí hiện đại nhất mà thế giới đang áp dụng và lần đầu tiên được áp dụng ở một Công ty cơ khí của Hà Nội, Công ty Kim Khí Thăng Long. Với công nghệ này toàn bộ quá trình thiết kế hàng mẫu, khuôn mẫu đều được lập trình và điều khiển trên máy Vi tính độ chính xác cao.
5, Công nghệ lắp ráp:
Đây là công nghệ cuối cùng của quá trình sản xuất , là kết qủa của toàn bộ quá trình.
6, Hệ thống kiểm soát chất lượng:
Trong tất cả quá trình công nghệ trên, các chi tiết đều được kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt bằng các thiết bị đo độ cứng, độ bền mối hàn, đo chiều dày lớp sơn, cũng như quản lý chất lượng sản phẩm. Đầu năm 2000 được cập chứng chỉ.
Sơ đồ 1: Quá trình sản xuất.
Nguyên vật liệu:
sắt, thép, hoá chất
Dập tạo hình sản phẩm
Hàn ghép các chi tiết sản phẩm.
Tráng men lên bề mặt sản phẩm
Mạ hoặc sơn lên chi tiết S.P
Lắp ráp hoàn chỉnh s. p
Thành phẩm.
PX Cơ khí
Đội xe vận tải
Sản xuất nước
Bộ phẫn chế tạo khuôu mẫu
Sửa chữa điện
Hiện nay, Công ty chuyên sản xuất các mặt hàng kim khí gia dụng và các chi tiết sản phẩm cho các ngành công nghiệp khác từ kim loại tấm, lá mỏng bằng công nghệ đột, dập. Sản phẩm được bảo vệ và trang trí bằng công nghệ Mạ, tráng Men, nhuộm kim loại và các công nghệ khác. Với trang thiết bị hiện đại, quy trình công nghệ khép kín, hàng năm Công ty có thể sản xuất từ 2,5 đến 3 triệu sản phẩm hoàn chỉnh.
Sản phẩm của Công ty hiện được tiêu thụ trên cả nước thông qua 30 đại lý tại các tỉnh thành phố, và các trung tâm kinh tế lớn của cả nước như: Hà nội, T.P Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cần Thơ, Đà Nẵng . . .và một số thị trưòng nước ngoài như: CHLB Đức, Pháp, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc, Nga, Bêlarut. .
Do đảm bảo được chất lượng, thoả mãn thị hiếu người tiêu dùng, sản phẩm của Công ty đã có uy tín không chỉ trên thị trường trong nước mà ca thị trường nước ngoài, đã gành được nhiều huy chương vàng tại các hội chợ triển lãm. Công ty được Tổng cục Tiêu Chuẩn-Đo Lường-Chất Lượng Tặng giải thưởng Bạc. Mặt hàng bếp dầu tráng men của Công ty được xếp hạng 37/2000 mặt hàng chất lượng cao được người tiêu dùng tín nhiệm.
5. Đặc điểm về lao động
1/ Số lượng lao động.
Biểu số: 2 Tổng hợp Số lượng lao động.
(Nguồn: Phòng Kế hoạch)
Chỉ tiêu
Năm 2003
(người)
Năm 2004
(người)
Công nhân viên sản xuất
1640
1677
- Công nhân trực tiếp
1604
1657
- Nhân viên giám sát.
36
20
Nhân viên ngoài sản xuất.
210
233
- Nhan viên bán hàng
10
12
- Nhân viên quản lý.
200
221
Tổng cộng.
1850
1910
Dự kiến năm 2005, số lượng cán bộ công nhân viên chức toàn công ty vào khoảng 1980người. Thực tế tính đến ngày 10/3/2004, Công ty có 1910 cán bộ công nhân viên.
2/ chất lượng Lao động.
Biểu số 7. Tổng hợp chất lượng lao động của Công ty
( Tính đến ngày 31/12/2004)
Stt
Tên đơn vị
Số CBCNV (Người)
Trình độ lao động
Kỹ sư/ Cử nhân
Cao Đẳng
Trung cấp
Công nhân
1
Phòng Hành chính
23
4
2
17
2
Phòng Kế hoạch
12
2
4
6
3
Phòng Công nghệ
15
14
1
4
Phòng Đầu tư
10
5
4
1
5
Phòng Tài vụ
10
4
3
3
6
Phòng Vật tư
22
3
2
17
7
Phòng Tổ chức
14
9
4
1
8
Phòng Thiết kế
5
3
2
9
Phòng QC
9
3
4
2
10
Phòng Cơ điện
29
9
7
13
11
Phòng Tổng hợp
2
2
12
Phòng Bảo vệ
23
7
16
13
PX. Đột I
175
2
3
170
14
PX. Đột II
177
4
1
172
15
PX. Đột III
170
3
2
2
163
16
PX. Đột dập
138
5
2
4
127
17
PX. Khuôn mẫu
184
2
3
5
174
18
PX. Hàn
167
1
166
19
PX. Mạ Sơn
162
2
2
158
20
PX. Cơ điện
63
3
2
1
57
21
PX. Cơ điện 1
42
2
11
8
21
22
PX. Ráp
159
3
1
155
23
PX. INOX
282
6
13
21
242
24
Cửa hàng BLSP
12
3
2
1
6
25
Ban Giám đốc
5
5
Tổng cộng
1910
Nguồn: Phòng Tổ chức
(Riêng Trung tâm đào tạo và dạy nghề do Phó Giám đốc phụ trách đầu tư mở rộng sản xuất phụ trách. Cán bộ giảng viên của Trung tâm là các cán bộ bên trong Công ty hoặc có thể thuê ngoài)
Xét về mặt cơ cấu, lao động của Công ty được chia thành 3 nhóm sau:
+ Công nhân Kỹ thuật bao gồm các công nhân phục vụ cho các dây chuyền công nghệ, chủ yếu là công nghệ chế tạo khuôn cối bằng hệ thống máy vi tính (trung tâm CNC), đội ngũ công nhân điều khiển sản xuất bằng máy cơ khí gồm 64 người.
+ Công nhân hoạt động mang tính chất nghề nghiệp (theo công nghệ) bao gồm công nhân ở các PX Đột, dập, mạ
+ Đội ngũ công nhân viên phục vụ văn phòng, phục vụ xây dựng bản của Công ty.
Đội ngũ công nhân phục vụ văn phòng, phục vụ cao về xây dựng cơ bản của Công ty. Đội ngũ này ngày càng được nâng cao về chất lượng theo hướng nâng cao trình độ văn hoá bằng cách cử đi đào tạo tại các trường ĐH Bách Khoa, ĐH Kinh Tế.
6. Đặc điểm về may móc thiết bị
Trước đây hầu hết dây truyền thiết bị của Công ty đã rất cũ, lạc hậu không đồng bộ. Các loại máy đột 30 tấn có từ thời Pháp, chủ yếu là các loại máy đơn lẻ, dùng trục khuỷu ít dùng thuỷ lực. Hơn nữa Công ty không có đủ sức để làm một dây truyền sản xuất dài.
Từ năm 1999 đến nay Công ty đã tăng cường đầu tư, đổi mới máy móc thiết bị với mục đích đồng bộ hoá dây truyền sản xuất. Cụ thể:
Đầu tư đồng bộ thiết bị gia công khuôn với giá 5,8 tỷ đồng gồm các loại máy:
Máy tiện đứng
Máy mài tròn trong
Máy mài tròn ngoài
Máy phay hiện đại
Máy khoan đường kính lớn
Đầu tư dây truyền sản xuất xoong inox tháng 9/1996 với giá 400.000 USD. Gồm các máy:
Xén tiền
Dán đáy
Đánh bóng
Đầu năm 1999 Công ty đầu tư dây truyền mạ sơn tĩnh điện ướt (trị giá 5 tỷ đồng Việt Nam) mới mua thêm 2 cabin sơn khô theo công nghệ tiên tiến đI theo dây truyền này.
Nâng cao hoàn chỉnh thiết bị đột dập trị giá 20 tỷ đồng gồm:
Máy đột 1000 tấn (dùng thuỷ lực)
Máy đột 400 tấn (dùng thuỷ lực)
Dây truyền xẻ tôn
+ Đầu tư thiết bị sản xuất bồn chứa nước, trị giá 5 tỷ đồng.
+ Đầu tư thiết bị sản xuất dao, thìa, dĩa, trị giá 5 tỷ đồng.
+ Đầu tư các máy hàn, máy doa phục vụ cho việc sản xuất chi tiết xe máy.
Hiện nay Công ty có số lương máy như sau:
Máy gia công khuôn:
8 máy tiện( 1 máy tiện đứng đường kính sản xuất chi tiết 1.6m)
4 máy phay
2 máy mài phẳng
4 may mài tròn trong
3 máy khoan đường kính lớn
Máy đột: Có trên 3000 máy(từ 2.5 tấn đến 1000 tấn)
Một trung tâm gia công CNC, gia công khuôn cối có sự trợ giúp của máy vi tính.
2 máy cắt dây.
Trên 30 máy hàn MIC, SPOT, hàn lăn.
Máy đánh kim loại hàng chục chiếc.
7. Đặc điểm về nguyên liệu, vật liệu
Như đã trình bày ở trên, Công ty Kim Khí Thăng Long là một Công ty chủ yếu sản xuất hàng kim khí tiêu dùng. Vì vậy, nguyên liệu được dùng chủ yếu là các loại sắt thép, tôn (ở dạng tấm, miếng lớn), hoá chất và các nguyên liệu phụ khác phục vụ cho sản xuất. Kim loại (sắt, thép, tôn) thường ở dạng tấm rất lớn do vậy khó gia công chế biến; để đột dập, tạo hình sản phẩm Công ty đã sử dụng các máy chuyên dùng có lực lớn.
Một đặc điểm nữa là những nguyên liệu này chủ yếu nhập từ nước ngoài. Cụ thể gồm có các loại nguyên liệu sau:
Kim loại đen dạng tấm (loại 0,3-0,5ly) phục vụ cho sản xuất hàng truyền thống. Năm 2003, 2004 mỗi năm Công ty đã nhập khoảng 1200 tấn.
Nguyên vật liệu dùng sản xuất hàng inox (loại 0,2-2ly) nhập khẩu từ Nhật bản. Năm 2004, Công ty đã nhập 900 tấn loại này.
Ngoài nguyên vật liệu dùng vào sản xuất theo yêu cầu, mục đích của mình, Công ty còn sử dụng để sản xuất theo nhu cầu khách hàng. Cụ thể để sản xuất các chi tiết cho hãng HONDA, hãng đã yêu cầu sản xuất với nguyên liệu là thép (0,6-6 ly) của Công ty Nippon Steel của Nhật bản. Công ty đã nhập 1900 tấn thép loại này năm 2004.
Còn lại các loại vật liệu, hoá chất phục vụ cho sản xuất, Công ty chủ yếu mua trong nước. Ví dụ dầu, mỡ bôi trơn mua của Công ty TOTAL. Ngoài ra, để cải tiến mẫu mã, nâng cao khả năng cạnh tranh, Công ty cũng mua một số bán thành phẩm do các Công ty khác sản xuất như: quai ấm bằng nhựa, bao bì sản phẩm, bóng đèn thuỷ tinh và một số bán thành phẩm khác.
Chính vì nguồn nguyên vật liệu của Công ty chủ yếu là được nhập khẩu cho nên quá trình sản xuất-kinh doanh của Công ty đã bị chi phối bởi một nhân tố, có thể xem là nhân tố khách quan đó là tỷ giá. Do vậy, Công ty cần phải có dự báo về giá một số loại nguyêu liệu trong những năm tới, có kế hoạch dự trữ nguyên vật liệu hợp lý để vừa phục vụ kịp thời cho sản xuất vừa có thể tận dụng chênh lệch tỷ giá.
* Vật liệu phục vụ sản xuất trong Công ty chủ yếu là mua ở trong nước như: Dầu mỡ xủa Công ty ToTal, hầu hết các nguyên vật liệu phụ đều được phòng QC kiểm tra một cách kỹ lưỡng trước khi đưa vào sản xuất. Hàng tháng đều có phiếu thông báo của phòng vật tư về số lương và chất lượng của nguyên vật liệu. Thông thường nguyên vật liệu đều được dự trữ cho vào một tháng sản xuất, do đó không xảy ra hiện tượng thiếu nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất đảm bảo đúng tiến độ kế hoạch sản xuất, tạo ra sự tin tưởng đối với khách hàng.
* Bán thành phẩm: Do đổi mới mẫu mã, nâng cao chất lượng, doanh nghiệp cũng cần mua một số bán thành phẩm do Công ty khác sản xuất như: Quai ấm, xoong bằng nhựa, bao bì sản phẩm, bóng đèn thuỷ tinh và một số bán thành sản phẩm khác như: Vít sắt, vít gỗ
8. Đặc điểm về tài chính
Công ty Kim khí Thăng Long là một doanh nghiệp có công nghệ sản xuất chủ yếu là công nghệ ngàng cơ khi. Mà như chúng ta đã biết đối với ngành cơ khí thì vòng quay của vốn chậm. Trong khi đó số vốn lưu động của Công ty là 4 tỷ đồng. Số vốn cố định là 25 tỷ đồng. Hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu là dựa vào số vốn lưu động. Với số vốn nhỏ như vậy nhưng Công ty vẫn tiến hành sản xuất kinh doanh một cách bình thường, ngoài ra còn tiến hành đa dạng hoá sản phẩm, có chất lượng cao, phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng và trong những năm gần đây doanh nghiệp đã đạt được doanh thu cao. Cụ thể, năm 2001 là 102 tỷ đồng, năm 2002 là 130 tỷ đồng và năm nay dự kiến mức doanh thu thấp nhất là 260 tỷ đồng. Nếu làm phép tính đơn giản ta sẽ thấy số vòng quay của vốn là khá lớn(> 3 lần). Một doanh nghiệp thuộc ngành cơ khí thì số vòng quay của vốn không thể lớn như vậy => rõ ràng Công ty có chính sách tài chính linh động trong những năm gần đây, sản phẩm hàng hoá của Công ty được đa dạng về chủng loại, chất lượng được nâng cao. Kết quả vốn kinh doanh khả quan, do đó đã tạo được sự uy tín đối với khách hàng, cũng như sự tín chấp của các chủ đầu tư, ngân hàng. Chính nhờ thế mạnh đó Công ty đã tạo được nguồn vốn khá lớn qua nguồn thu vốn vay ngân hàng Để tiến hành hoạt động sản xuất của mình.
Cụ thể năm 2001 Công ty đã huy động và vay được 50 tỷ đồng(vốn lưu động), một số vốn khá lớn, ngoài ra Công ty còn vay để bổ xung vốn cố định của Công ty là 13 tỷ đồng. Nhưng đến nay số nợ là 7 tỷ đồng còn số vốn vay mang tính chất lưu động là(50 tỷ đồng). Công ty đã thực hiện chính sách vay đau trả đấy, chính vì vậy Cong ty mới không còn khoản nợ trên. Chính vì vậy Công ty ngày càng phát triển và lớn mạnh.
II. Thực trạng về chất lượng tại Công ty kim khí thăng long
1. Thực trạng về chất lượng sản phẩm của công ty Kim Khí Thăng Long
A. Chất Lượng sản phẩm.
Bảng 6: Tổng hợp chất lượng sản phẩm Công ty
Stt
Tên Sản phẩm
Năm 2003
Năm 2004
Thành phẩm (chiếc)
Phế phẩm (chiếc)
Tỷ lệ (%)
Thành phẩm (chiếc)
Phế phẩm (chiếc)
Tỷ lệ (%)
1
Bếp dầu các loại
560
2
0,3
480
1
0,2
2
Đèn các loại
38
0
0
33
0
0
3
Các sản phẩm inox
40
0
0
50
0
0
4
Sản phẩm HONDA
550
2
0,3
600
1
0,1
5
Sản phẩm xuất khẩu
2000
2
0,1
2500
0
0
Nguồn: Phòng Kế hoạch
Hiện nay tỷ lệ phế phẩm của Công ty đã giảm nhiều so với một số năm trước (khoảng trên 2%). Công ty đang phấn đấu đến năm 2005 sẽ thay thế được 70% máy móc hiện đại làm cho tỷ lệ phế phẩm giảm hơn nữa.
Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng trong và ngoài nước, Công ty đã, đang sản xuất hơn 80 mặt hàng thuộc 3 nhóm chính ( hàng truyền thống, hàng xuất khẩu, hàng thay thế nhập khẩu). Tình hình sản xuất mặt hàng của Công ty trong các năm qua được thể hiện qua biều sau:
Biểu số: 3 Tìn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4493.doc