Chuyên đề Một số cơ chế giải pháp đẩy mạnh tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội

MỤC LỤC

Phần I: Cổ phần hoá với phát triển kinh tế và tổ chức lại doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn Hà Nội 1

I. Doanh nghiệp nhà nước và vấn đề cổ phần hoá 1

1. Doanh nghiệp nhà nước 1

1.1. Khái niệm 1

1.2. Quá trình hình thành và phát triển 2

1.2.1. Quá trình hình thành 2

1.2.2. Vai trò của kinh tế nhà nước. 3

1.2.3. Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước. 4

2. Công ty cổ phần. 6

2.1. Khái niệm. 6

2.2. Quá trình hình thành và phát triển. 8

2.3. Ưu nhược điểm của công ty cổ phần 8

3. Quá trình cổ phần hoá 9

3.1. Bản chất cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. 9

3.2. Quá trình cổ phần hoá ở Việt Nam 10

3.2.1. Tính tất yếu phải cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam. 10

3.2.2. Nội dung cơ bản của chủ trương cổ phần hoá. 12

3.2.3. Quy trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam 14

4. Kinh nghiệm cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở một số quốc gia trên thế giới. 15

4.1. Tư nhân hoá, cổ phần hoá ở Ba Lan. 16

4.2. Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Trung Quốc. 20

4.3. Kinh nghiệm cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở thành phố Hồ Chí Minh 24

5. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 26

5.1. Tính cấp thiết 26

5.2. Vận dụng kinh nghiệm quốc tế vào cổ phần hoá ở Việt Nam. 27

5.3. Thành lập cơ quan quản lý nhà nước chịu trách nhiệm về quá trình cổ phần hoá. 29

5.4. Vừa làm vừa rút kinh nghiệm cổ phần hoá 31

5.5. Tạo môi trường pháp lý 32

5.6. Cần lập kế hoạch tài chính cho quá trình thực hiện cổ phần hoá. 33

Phần II: Thực trạng cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn Hà Nội 34

I. Quá trình cổ phần hoá ở Việt Nam. 34

1. Giai đoạn thí điểm (1992-5/1996) 34

2. Giai đoạn mở rộng (5/1996-6/1998): 36

3. Giai đoạn chủ động (7/1998-nay) 40

II. Thực trạng tiến trình cổ phần hoá tại các doanh nghiệp nhà nước ở Hà Nội 41

1. Khái quát hoạt động của doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn Hà Nội trước thực hiện cổ phần hoá mở rộng. 41

2. Quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Hà Nội 42

2.1. Tình hình thực hiện năm 1998. 42

2.2. Tình hình thực hiện năm 1999. 43

2.3. Tình hình thực hiện năm 2000. 43

2.4. Tình hình thực hiện năm 2001. 43

3. Đánh giá những kết quả đạt được 47

3.1. Tích cực. 47

3.2. Tồn tại và nguyên nhân làm chậm tiến trình cổ phần hoá. 49

Phần III: Một số cơ chế giải pháp đẩy mạnh tiến trình cổ phần hoá. 51

I. Quan điểm và mục tiêu đẩy mạnh tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. 51

1. Quan điểm cổ phần hoá 51

2. Mục tiêu cổ phần hoá của Hà Nội đến cuối 2005. 51

II. Một số cơ chế giải pháp đẩy mạnh cổ phần hoá. 55

1. Nâng cao nhận thức về cổ phần hoá. 55

2. Hoàn thiện cơ chế chính sách về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước 55

3. Vấn đề lựa chọn và củng cố doanh nghiệp nhà nước để thực hiện cổ phần hoá. 57

3.1. Lựa chọn doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá. 57

3.2. Củng cố doanh nghiệp trước khi cổ phần hoá. 58

4. Hoàn thiện định giá doanh nghiệp nhà nước và vấn đề nhà đất. 59

4.1. Hoàn thiện định giá nhà đất. 59

4.2. Giải quyết vướng mắc về nhà đất. 61

5. Cơ chế phân bổ và tổ chức bán cổ phiếu. 62

5.1. Cơ chế phân bổ việc bán cổ phiếu 62

5.2. Tổ chức bán cổ phiếu 64

5.3. Cần hoàn chỉnh chính sách bán cổ phần cho đối tác nước ngoài 65

6. Chính sách đối với doanh nghiệp nhà nước và người lao động khi thực hiện cổ phần hoá. 66

6.1. Chính sách ưu đãi hợp lý đối với doanh nghiệp cổ phần hoá 66

6.2. Đảm bảo lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp cổ phần hoá. 69

6.3. Chính sách đối với cán bộ lãnh đạo khi cổ phần hoá. 71

7. Kết hợp thị trường chứng khoán và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. 72

8. Thành lập hội doanh nghiệp cổ phần hoá. 73

III. Một số kiến nghị với trung ương và thành phố 73

1. Kiến nghị với trung ương 73

1.1. Về chính sách ưu đãi cho người lao động tại các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá. 73

1.2. Về bán cổ phần cho các cá nhân và pháp nhân trong nước. 74

1.3. Về một số nội dung khác trong xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá 74

2. Kiến nghị với thành phố. 75

 

doc79 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1125 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số cơ chế giải pháp đẩy mạnh tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n đến cổ đông của doanh nghiệp 5.4. Vừa làm vừa rút kinh nghiệm cổ phần hoá Thông thường ở các nước diễn ra quá trình cổ phần hoá gồm nhiều giai đoạn như: chuẩn bị các mặt về tổ chức, lựa chọn mục tiêu cổ phần hoá, phương pháp thực hiện, kiểm soát và điều chỉnh... nhưng không tách rời nhau, không thể phân biệt các giai đoạn này với nhau mà nó đan xen vào nhau vì thế nó được coi như một quá trình gồm nhiều giai đoạn. Việc coi nó như vậy có nhiều thuận lợi cho quá trình cổ phần hoá như nó đơn giản nên dễ tiếp thu và áp dụng, triển khai nhanh chóng vào thực tế, tránh được việc hiểu sai về cổ phần hoá tách rời các giai đoạn. Ngoài ra qua đó có thể dự kiến được những tác động xảy ra trong giai đoạn sau để có trước những phương án dự phòng trong mọi tình huống xảy ra, tránh được gây hoang mang đối với doanh nghiệp và người lao động trong công ty cổ phần hoá . Nó gạt bỏ tư tưởng nóng vội của những người cực đoan cấp tiến muốn nhanh chóng thực hiện cổ phần hoá mà không quan tâm đến tính giai đoạn của cổ phần hoá giảm việc mắc sai lầm trong cổ phần hoá, khuyến khích việc thận trọng với các côngviệc mới của các nhân viên chính phủ. Phù hợp với các chính phủ đang cần thời gian để nắm bắt kiểm soát cũng như người dân cần có thời gian để tin vào sự ổn định lâu dài của chính phủ. Đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài vốn hoài nghi về sự ổn định của chính sách của Việt Nam. Riêng đối với các nước đang phát triển, kinh tế thị trường chưa phát triển, thị trường chứng khoán chưa hình thành, nên thành phần kinh tế tư nhân còn yếu nên tính lâu dài và nhiều giai đoạn phải thực hiện trong nhiều năm mới có thể tạo được sự tin tưởng của các nhà đầu tư Chính phủ cũng lưu ý đến tác động nhân quả giữa cổ phần hoá và các điều kiện của cổ phần hoá nhằm hạn chế các tác động tiêu cực của quá trình cổ phần hoá do đó tính quá trình càng được nhấn mạnh cả ở trong chủ trương chính sách của nhà nước và trên thực tế. àCổ phần hoá bao hàm cả một quá trình thường xuyên liên tục để di chuyển sở hữu nhà nước sang các lĩnh vực khác nhau nhằm cơ cấu lại khu vực kinh tế nhà nước và khu vực kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường hỗn hợp. Nó là quá trình lâu dài và có những bước đi cụ thể tương ứng với các giai đoạn khác nhau. 5.5. Tạo môi trường pháp lý Tạo môi trường pháp lý là cần thiết nhằm tạo khuôn khổ pháp lý cho sự chuyển hoá và hoạt động của các doanh nghiệp được cổ phần hoá và của các công ty. Khác với các nước phát triển thì sự không ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô với những chính sách thường xuyên thay đổi sẽ gây cản trở lớn cho quá trình cổ phần hoá cũng như thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Những chính sách đang trong quá trình thay đổi sẽ làm tăng độ rủi ro và tính không chắc chắn cho nhà đầu tư. Nhà nước cần nhanh chóng thiết lập một hệ thống pháp luật tạo khuôn khổ cho hoạt động kinh tế. ở Việt Nam luật công ty được quốc hội thông qua ngày 21/12/1990 và cũng đã cho ra đời nhiều văn bản dưới luật dạng nghị quyết, nghị định, thông tư... được ban hành phong phú phục vụ cho cổ phần hoá. Tuy nhiều văn bản còn tản mạn chưa có hệ thống nhưng cũng góp phần không nhỏ vào tạo cơ sở pháp lý đảm bảo chủ trương cổ phần hoá một bộ phận doanh nghiệp nhà nước được thuận lợi. Cũng theo tinh thần nghị quyết 202 – HĐBT thì doanh nghiệp được cổ phần hoá sẽ hoạt động theo luật công ty. Xây dựng điều lệ và quy chế hoạt động tuân theo luật công ty, nhưng theo quy định của nhà nước thì viên chức nhà nước không được tham gia làm sáng lập viên hoặc quản trị viên trong công ty. Vậy thì ai sẽ thay mặt nhà nước sở hữu vốn của nhà nước tại doanh nghiệp? Nhà nước cần xây dựng một đội ngũ công chức ở các bộ chủ quản và các địa phương để thay mặt nhà nước quản lý vốn trong các công ty cổ phần có sự tham gia của nhà nước, hoạt động như một công ty tài chính nhằm quản lý thực hiện hoạt động đầu tư thông qua công ty cổ phần nhằm điều tiết định hướng nền kinh tế. Xây dựng đội ngũ nhà quản trị kinh doanh có đủ năng lực hoạt động trong điều kiện mới, không phân biệt khu vực nhà nước hoặc tư nhân. Trong một số trường hợp có thể thuê các nhà quản trị kinh doanh giỏi ở nước ngoài để học tập kiến thức và kinh nghiệm cũng như kêu gọi nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phiếu. 5.6. Cần lập kế hoạch tài chính cho quá trình thực hiện cổ phần hoá. Kinh nghiệm ở tất cả các nước muốn thực hiện cổ phần hoá thành công thì nhà nước sẽ phải chịu những chi phí nhất định do phải quan tâm đến các doanh nghiệp hậu cổ phần hoá. Không như tư nhân thì sau khi bán cổ phần của mình thu lợi thì không còn trách nhiệm đối với doanh nghiệp. Nhưng đối với nhà nước sau khi cổ phần hoá thì còn phải quan tâm về vấn đề của doanh nghiệp. Khoản phí tổn này được các chính phủ khác nhau có quan niệm và các xử lý khác nhau: có thể là sự ưu đãi cổ phiếu khi bán hoặc cho không đối với những tầng lớp dân cư nhất định nhằm mục tiêu chính trị xã hội. Đối với Việt Nam cần lường trước được những khoản phí tổn không thể giảm được nhất là vấn đề giải quyết việc làm, đào tạo lại, bảo hiểm xã hội trong doanh nghiệp, tư vấn kiểm toán quảng cáo, môi giới đầu tư trong và ngoài nước với cổ phần hoá. Việc thực hiện cổ phần hoá, thì nhà nước không chỉ chú ý đến thu hồi vốn mà chấp nhận một khoản phí tổn nhất định như: bảo hiểm, trợ cấp mất việc làm và tìm việc làm mới, bán giá thấp nhằm ưu đãi những tầng lớp dân cư nhất định... Ngoài ra còn có hiệu quả và lợi ích lâu dài của chuyển đổi mô hình kinh doanh, mà có thể chấp nhận bán doanh nghiệp thấp hơn giá trị thị trường chút ít, vì mục tiêu đa dạng hoá và tạo điều kiện cho người lao động làm chủ doanh nghiệp, thì nhà nước chấp nhận chi phí về trợ cấp, cho vay ưu đãi đặc biệt, giá thấp, cho người lao động trong doanh nghiệp. Phần ii: thực trạng cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn Hà Nội I. quá trình cổ phần hoá ở Việt Nam. 1. Giai đoạn thí điểm (1992-5/1996) Giai đoạn này cả nước mới chỉ có 5 doanh nghiệp được cổ phần hoá. Trong đó Hà Nội không có doanh nghiệp nào được cổ phần hoá. Các công ty được cổ phần hoá đó là công ty cổ phần chế biến thức ăn gia súc Việt Phương, cổ phần hoá vào ngày 1/7/1995 với tổng vốn là 7.912 triệu đồng, nhà nước nắm giữ 30% số cổ phần tại doanh nghiệp. Công ty cổ phần đại lý liên hiệp vận chuyển cổ phần hoá ngày 1/7/1993 với số vốn là 6.200 triệu đồng. Công ty cổ phần cơ điện lạnh ngày 1/10/1993 với số vốn ban đầu là 16.000 triệu đồng. Còn các công ty khác được cổ phần hoá lại ở các địa phương khác, mà nhà nước chủ yếu chỉ nắm giữ 30% cổ phần tại công ty. Riêng tại công ty cổ phần đại lý liên hiệp vận chuyển nhà nước chỉ nắm giữ 18% tổng số cổ phần. (Danh sách được trình bày ở phụ lục 1) Các nghị quyết hội nghị trung ương 2 khóa VII, nghị quyết 10 của Bộ Chính trị, thông báo số 63 TB/TW của Bộ chính trị, nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, nghị quyết kỳ họp thứ 10 quốc hội khóa VII ngày 26/12/1991, nghị quyết kỳ họp thứ IV quốc hội khóa IX tháng 12/1993 đều chủ trương: - Thực hiện từng bước vững chắc việc cổ phần hoá một bộ phận doanh nghiệp mà Nhà nước không cần giữ 100% vốn nhằm ngăn chặn tiêu cực, thúc đẩy doanh nghiệp Nhà nước làm ăn có hiệu quả. - Phải làm thí điểm, chỉ đạo chặt chẽ, rút kinh nghiệm chu đáo trước khi mở rộng phạm vi thích hợp - Cần thực hiện các hình thức cổ phần hoá có mức độ thích hợp với tính chất và lĩnh vực sản xuất kinh doanh, trong đó sở hữu Nhà nước chiếm tỷ lệ cổ phần chi phối. - Tùy tính chất, loại hình doanh nghiệp mà tiến hành bán một tỷ lệ cổ phần cho công nhân, viên chức làm việc tại doanh nghiệp để tạo động lực bên trong trực tiếp thúc đẩy phát triển và bán cổ phần cho tổ chức hay cá nhân ngoài doanh nghiệp để thu hút thêm vốn, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Cụ thể hóa các nghị quyết của Đảng và của quốc hội, chính phủ (lúc đó là HĐBT) đã có quyết định 202/HĐBT ngày 8/6/1992 về việc : "tiếp tục thí điểm chuyển một số doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần", và chỉ thị 84/TTg ngày 4/3/1993 của thủ tướng về việc "xúc tiến thực hiện thí điểm cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước và các giải pháp đa dạng hóa sở hữu doanh nghiệp Nhà nước", đây là những cơ sở pháp lý đầu tiên của chính phủ hướng dẫn và thúc đẩy việc thực hiện thí điểm cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước. Về phía ngành tài chính cũng đã ban hành thông tư số 36/TC/CN ngày 7/5/1993 hướng dẫn những vấn đề về tài chính trong việc thực hiện thí điểm cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước. Có thế nói chương trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam thực sự bắt đầu từ năm 1992. Nhìn chung, do hoạt động cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước mới chính thức được thực hiện ở Việt Nam, do đó hệ thống cơ chế chính sách về cổ phần hóa cũng chưa lường hết được những khía cạnh phát sinh trong tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước như: - Còn quá nhiều chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp Nhà nước, đặc biệt là các chính sách tài chính, tín dụng nên dẫn tới các doanh nghiệp cảm thấy bị thiệt thòi, khó khăn khi chuyển sang hình thức công ty cổ phần. - Việc xử lý các tồn tại về tài sản trong doanh nghiệp chưa có hướng dẫn cụ thể, rõ ràng, còn mang tính chất khoán trắng cho doanh nghiệp (doanh nghiệp phải xử lý trước khi tiến hành cổ phần hóa), làm cho các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn hết sức lúng túng khi xử lý các vấn đề tồn tại. Thậm chí một số doanh nghiệp đã xin thôi không làm thí điểm vì trong một thời gian dài vẫn chưa xác lập được quyền sở hữu đối với một số tài sản được tiếp quản trong quá trình cải tạo công thương, hoặc không tự xử lý nổi các tồn tại về mặt tài chính khác như: các khoản lỗ, công nợ khó đòi hoặc hàng hóa ứ đọng kém, mất phẩm chất... - Chưa có các chính sách ưu đãi thỏa đáng cho doanh nghiệp và người lao động ở các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa, dẫn tới người lao động ở các doanh nghiệp này cảm thấy quyền lợi mình không được đảm bảo, quá bị thiệt thòi khi chuyển sang hình thức công ty cổ phần. 2. Giai đoạn mở rộng (5/1996-6/1998): Trong giai đoạn này đã có nhiều doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá hơn trong giai đoạn trước nhờ chính phủ đã quan tâm hơn đến công tác cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Và việc một số doanh nghiệp đã cổ phần hoá thành công đã và đang thu được nhiều kết quả khả quan cải thiện đáng kể năng lực cạnh tranh của công ty và hiệu quả sản xuất kinh doanh so với trước khi cổ phần hoá, đã thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá ở Việt Nam nhưng tốc độ vẫn chậm chạp chưa đảm bảo thực hiện được kế hoạch của nhà nước giao. Cụ thể đã có 111 doanh nghiệp đã được tiến hành cổ phần hoá chiếm 2% so với tổng số doanh nghiệp nhà nước. Trong đó Hà Nội chiếm khoảng 3,6% tổng số doanh nghiệp cổ phần hoá trên cả nước. Đặc biệt là năm 1998 trên địa bàn Hà Nội đã cổ phần hoá được 30 công ty với tổng số vốn đầu tư đạt 119.341 triệu đồng trong đó vốn nhà nước là 28.744 triệu đồng chiếm 24% tổng vốn đầu tư, vốn do cổ đông trong doanh nghiệp nắm giữ là 61.655 triệu đồng chiếm 51,6% số cổ phần của doanh nghiệp còn lại là số vốn do cổ đông ngoài doanh nghiệp nắm giữ, chỉ chiếm 24,3%. Như vậy cổ đông trong doanh nghiệp là người nắm giữ tỷ lệ áp đảo số cổ phần trong các doanh nghiệp. Nhưng nhìn chung quy mô vốn của các doanh nghiệp còn nhỏ do chưa có tích luỹ nội bộ, mỗi doanh nghiệp trung bình chỉ có gần 4 tỷ đồng vốn. Văn bản ban hành trong giai đoạn này là: Nghị định 28/CP ngày 7/5/1996 về việc chuyển một số doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần. Nghị định 25/CP ngày 26/3/1997 sửa đổi một số điều NĐ28/CP và chỉ thị 658/TTg ngày 20/8/1997 của Thủ tướng chính phủ về thúc đẩy triển khai vững chắc công tác cổ phần hóa. Tuy nhiên còn nhiều hạn chế đối với chính sách này, nên tốc độ cổ phần hoá đã chững lại trên cả nước (bao hàm cả yếu tố kinh tế quốc tế). - Mục tiêu huy động vốn chưa được khai thác tốt. NĐ28/CP chưa quy định việc bán cổ phần cho người nước ngoài và giới hạn đầu tư vốn của các nhà đầu tư trong nước từ 5-10% giá trị doanh nghiệp dẫn đến chủ yếu là cổ phần hóa nội bộ, rất ít doanh nghiệp cổ phần hóa rộng rãi ra công chúng. -Việc hướng dẫn, giải thích các tiêu thức để lựa chọn doanh nghiệp Nhà nước làm cổ phần hóa trong NĐ28 còn chưa đầy đủ, chưa rõ ràng (thế nào là quy mô vừa và nhỏ, thế nào là không thuộc diện Nhà nước cần thiết giữ 100% vốn đầu tư, tiêu chí gì để xác định? ai xác định? xí nghiệp tự xác định hay Nhà nước xác định..) - NĐ 28 đưa ra 3 hình thức cổ phần hóa, tuy nhiên chưa có tiêu thức rõ ràng: thế nào là đủ điều kiện để cổ phần hóa một bộ phận, cách thức tách và tổ chức cổ phần hóa theo hình thức này? việc giải quyết các chế độ ưu đãi cho người lao động ở trong cùng doanh nghiệp nhưng không làm việc ở bộ phận này như thế nào? sẽ giải quyết ra sao đối với phần còn lại, đặc biệt khi phần còn lại hoạt động kinh doanh không có hiệu quả?... - Về định giá: thiếu một hệ thống văn bản pháp quy quy định và hướng dẫn việc định giá doanh nghiệp và thiếu đội ngũ cán bộ có đủ năng lực, trình độ để làm công tác định giá Chưa chú ý đúng mức quyền lợi của người mua: chưa tuân theo quy luật thị trường (ở đây người bán là Nhà nước định trước, người mua định sau); giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa vẫn còn chứa đựng những yếu tố rủi ro cao, hoặc người mua không có nhu cầu (như tài sản không cần dùng, chờ thanh lý, các khoản công nợ dây dưa chưa được xử lý...) - Những phương pháp xác định giá trị lợi thế (quy định tại NĐ 28 và thông tư 50 TC/TCDN) còn nhiều hạn chế: + Khi xác định tỷ suất lợi nhuận của 3 năm liền kề với thời điểm cổ phần hoá là dựa trên vốn Nhà nước cấp hiện hành. Nhưng khi xác định lợi thế lại dựa trên số vốn Nhà nước đã đánh giá lại. Sự không đồng nhất này đã làm thiệt hại cho người mua nếu phần vốn Nhà nước đánh giá tăng lên và thiệt hại cho Nhà nước nếu phần vốn Nhà nước đánh giá lại giảm đi. + Lợi thế mới chỉ dựa vào kết quả kinh doanh thực tế trong quá khứ, nhưng tương lai của doanh nghiệp còn chịu ảnh hưởng của nhiều biến động khác, đặc biệt là cạnh tranh cao thì giá trị siêu ngạch do lợi thế mang lại sẽ giảm đi. Vì vậy có tính cả 100% giá trị lợi thế vào giá trị doanh nghiệp để bán thì người mua cổ phần sẽ bị thiệt thòi. - Quy trình xác định giá trị doanh nghiệp quá phiền hà, phải qua tới 3 giai đoạn: hội đồng thẩm định giá của doanh nghiệp, kiểm toán, hội đồng thẩm định của Nhà nước và sau đó cơ quan có thẩm quyền mới công bố giá. - Giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá là giá trị thực tế mà người mua, người bán đều chấp nhận được, nhưng khi xác định giá trị doanh nghiệp tổ chức kiểm toán chủ yếu dựa trên sổ sách kế toán. Do đó, kết quả kiểm toán không sử dụng được vào việc công bố giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá, làm chậm tiến trình cổ phần hoá và làm tăng chi phí của doanh nghiệp. Chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp và cho người lao động khi tiến hành cổ phần hoá chưa hấp dẫn: theo NĐ28 có 6 ưu đãi cho doanh nghiệp chuyển đổi, song không quy định rõ các giải pháp để thực hiện các ưu đãi đó nên thực tế thực hiện rất khó khăn, có khi không thực hiện được như chính sách ưu đãi về tín dụng hoặc ưu đãi về thuế theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước. Chưa có giải pháp tích cực để hỗ trợ và tạo điều kiện cho doanh nghiệp sau khi chuyển thành công ty cổ phần ổn định và phát triển sản xuất. Việc ưu đãi cho người lao động như cấp một số cổ phần theo thâm niên và chất lượng công tác bộc lộ những điểm chưa hợp lý: + Cổ phần cấp cho người lao động chỉ có ý nghĩa sử dụng để lĩnh tiền lãi cổ tức do công ty cổ phần trả hàng năm. Cổ phần cấp không thuộc quyền sở hữu của người lao động, không được chuyển nhượng trên thị trường, bị hạn chế khi thừa kế nên cũng ít hấp dẫn cho người lao động + Tổng giá trị cổ phiếu cấp cho người lao động giới hạn không quá 6 tháng lương cấp bậc, chức vụ theo hệ thống thang bảng lương Nhà nước ban hành và tổng số cổ phiếu cấp không quá 100% giá trị doanh nghiệp, trên thực tế giá trị cổ phiếu cấp cho người lao động lá rất thấp, chỉ khoảng 4% giá trị doanh nghiệp. + Việc bán chịu cổ phần cho người lao động trên thực tế không phải là ưu đãi cho người nghèo + Việc vừa cấp không cổ phiếu, vừa bán chịu cổ phần cho người lao động làm phức tạp thêm việc quản lý cổ phiếu Hệ thống chính sách cho cổ phần hoá còn thiếu và bất cập: các vấn đề liên quan đến xác định phẩm cấp tài sản, mẫu đề án, hệ thống chỉ tiêu kinh tế thuộc diện buộc phải công khai hoá, xử lý lao động dôi dư..., thiếu các văn bản hướng dẫn hoạt động sau cổ phần hoá. 3. Giai đoạn chủ động (7/1998-nay) Văn bản: NĐ 44/1998/NĐ-CP ngày 29/6/1998 thay thế nghị định 28/CP và các thông tư hướng dẫn của các Bộ, ngành chức năng. Tính đến 31/5/2001, số doanh nghiệp được cổ phần hoá mới chỉ dừng ở con số 800, chiếm 15 % số doanh nghiệp và 2,5 % số vốn của khối doanh nghiệp nhà nước. Nâng mức tỷ lệ giữa công ty cổ phần so với doanh nghiệp nhà nước là 15%. Trong đó năm 1999 có 249 doanh nghiệp được cổ phần hoá chiếm 4,4% số doanh nghiệp nhà nước. Năm 2000 có 212 doanh nghiệp cổ phần hoá chiếm 3,7 % tổn số doanh nghiệp nhà nước hiện nay. Còn đến ngày 1/7/2002 cả nước đã có gần 1000 doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá với 229.778 lao động trong các công ty này trung bình có 116 lao động trên 1 doanh nghiệp. Trong đó tỷ lệ cổ phần hoá trong ngành thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng, dịch vụ du lịch và công nghiệp là cao nhất với hơn 60% số công ty cổ phần hoạt động trong lĩnh vực này. Còn ngành nông lâm nghiệp có tỷ lệ này là nhỏ nhất chỉ có 2 % số doanh nghiệp. Ngành xây dựng, giao thông vận tải, bưu điện có tỷ lệ là 24 % số doanh nghiệp cổ phần hoá. Tất cả các ngành còn lại chỉ chiếm 13,7% trong số các công ty cổ phần. Riêng thành phố Hà Nội năm 1999 là 40 công ty với tổng vốn 131.497 triệu đồng, nhà nước nắm 27.135 triệu đồng chiếm 20,63% tỷ lệ vốn của doanh nghiệp. Các cổ đông trong doanh nghiệp chiếm 75.156 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 57% tổng vốn của doanh nghiệp, với 3439 cổ đông, còn lại số vốn do cổ đông ngoài doanh nghiệp nắm giữ là 29.206 triệu đồng chiếm 22,2% như vậy ở hầu hết các doanh nghiệp thì cổ đông trong doanh nghiệp đều nắm giữ đa số cổ phiếu của doanh nghiệp. Điều này đã tạo cho người lao động quyền làm chủ doanh nghiệp, khiến họ hăng say sản xuất hơn, tăng năng suất lao động. Nhưng cũng lại là điều khó khăn khi hầu hết người lao động không có kiến thức về quản lý kinh tế và hoạt động kinh doanh nhưng họ lại nắm phần lớn số cổ phiếu thì khi giám đốc doanh nghiệp đưa ra quyết định sẽ khó khăn hơn nếu không được đa số cổ đông chấp nhận. Từ tháng 6/1998 đến tháng 11/2001, thực hiện cổ phần hoá theo nghị định 44/CP, Hà Nội đã cổ phần hoá được 81 doanh nghiệp, đưa tổng số doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá ở Hà Nội lên 85 doanh nghiệp . II. thực trạng tiến trình cổ phần hoá tại các doanh nghiệp nhà nước ở Hà Nội Khái quát hoạt động của doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn Hà Nội trước thực hiện cổ phần hoá mở rộng. Hà Nội là một trong những địa phương dẫn đầu về số doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá. Tính đến 11/2001, Hà Nội đã cổ phần hoá được 85 doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp do UBND Thành phố Hà Nội sáng lập. Tuy nhiên, tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Hà Nội còn nhiều khó khăn. Trong suốt 4 năm đầu thực hiện cổ phần hoá theo chỉ thị 202/CT (từ 6/1992 đến 5/1996) Hà Nội không chuyển được một doanh nghiệp nhà nước nào thành công ty cổ phần. Trong 2 năm tiếp theo, thực hiện cổ phần hoá theo nghị định 28/CP (5/1996 đến 6/1998), Hà Nội mới chuyển được 4 doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần. Từ 6/1998 đến 11/2001, thực hiện cổ phần hoá theo nghị định 44/CP, Hà Nội đã cổ phần hoá được 81 doanh nghiệp, đưa tổng số doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá ở Hà Nội lên 85 doanh nghiệp. Trước khi tiến hành cổ phần hoá mở rộng thì trên địa bàn Hà Nội có hơn 600 doanh nghiệp nhà nước. Không có doanh nghiệp nhà nước trực thuộc trung ương nào do Hà Nội quản lý mà Hà Nội chỉ chịu trách nhiệm quản lý các doanh nghiệp nhà nước trực thuộc thành phố và đa phần các doanh nghiệp này làm ăn không hiệu quả tình trạng thua lỗ kéo dài xảy ra thường xuyên và ở hầu hết các doanh nghiệp. Trong khi đó thì tình hình chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước sang hình thức tư nhân hoá và cổ phần hoá là diễn ra rất chậm hầu như không có, trong suốt thời kỳ thí điểm cổ phần hoá thì Hà Nội không cổ phần hoá được doanh nghiệp nhà nước nào. 2. Quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Hà Nội 2.1. Tình hình thực hiện năm 1998. Tính đến đầu năm 1998 thành phố Hà Nội có 4 doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá nhưng chỉ trong các năm từ 1996-1998 còn trong giai đoạn về trước thì không chuyển được doanh nghiệp nào sang hình thức công ty cổ phần. Nhìn chung trong giai đoạn này việc cổ phần hoá chưa được quan tâm đúng mức, chưa tạo được sự chú ý của doanh nghiệp nhà nước đối với việc cổ phần hoá, (các doanh nghiệp chuyển sang hình thức công ty cổ phần đều hoạt động có hiệu quả). Trong năm 1998 toàn thành phố có 30 doanh nghiệp được cổ phần hoá thì đây quả là con số lớn so với cả giai đoạn trước đó nhưng thực tế vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả cần chuyển đổi hình thức sở hữu. Nhưng cũng là sự nỗ lực lớn của uỷ ban nhân dân thành phố cũng như các chính sách đúng đắn và hợp lý của chính phủ như nghị định 44/1998/NĐ-CP. Toàn thành phố đã tiến hành cổ phần hoá được 30 doanh nghiệp với tổng vốn là 119.341 triệu đồng (trung bình mỗi doanh nghiệp có số vốn đầu tư là gần 4.000 triệu đồng). Trong đó vốn nhà nước là 28.744 triệu đồng chiếm 24% tổng vốn đầu tư, vốn do cổ đông trong doanh nghiệp nắm giữ là 61.655 triệu đồng chiếm 51,6% số cổ phần của doanh nghiệp, số vốn do cổ đông ngoài doanh nghiệp nắm giữ là 29.141 triệu đồng, chỉ chiếm 24,3% tổng số vốn của doanh nghiệp. Số lao động của doanh nghiệp đã cổ phần hoá trong năm là 2922 người. Số cổ đông trong doanh nghiệp là 2.900 người, còn cổ đông ngoài doanh nghiệp là 231 người. 2.2. Tình hình thực hiện năm 1999. Trong năm 1999 thành phố đã tiến hành cổ phần hoá được 40 doanh nghiệp nhà nước với tổng số vốn là 131.497 triệu đồng (trung bình mỗi doanh nghiệp có số vốn khoảng 3.300 triệu đồng). Trong đó nhà nước nắm giữ 27.135 triệu đồng cổ phiếu chiếm 20,63% tỷ lệ vốn của doanh nghiệp. Các cổ đông trong doanh nghiệp nắm giữ 75.156 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 57% tổng vốn của doanh nghiệp, với 3.439 cổ đông là cổ đông trong doanh nghiệp, còn lại số vốn do cổ đông ngoài doanh nghiệp nắm giữ là 29.206 triệu đồng chiếm 22,2%. Cổ đông ngoài doanh nghiệp là 197 người. Như vậy ở hầu hết các doanh nghiệp thì cổ đông trong doanh nghiệp đều nắm giữ đa số cổ phiếu của doanh nghiệp. 2.3. Tình hình thực hiện năm 2000. Đến năm 2000 thì tình hình triển khai cổ phần hoá đã chững lại. So với kế hoạch thành phố đặt ra là cổ phần hoá 60 doanh nghiệp nhà nước thì thành phố chỉ tiến hành cổ phần hoá được 9 doanh nghiệp, thấp hơn hai năm trước và thấp hơn kế hoạch rất nhiều. Trong năm này chỉ cổ phần hoá được 9 doanh nghiệp với số vốn là 25.049 triệu đồng (trung bình mỗi doanh nghiệp có số vốn là 2.783 triệu đồng). Trong đó nhà nước góp số vốn là 5180 triệu đồng chiếm 20,7% tổng vốn đầu tư, hay nắm giữ 20,7 % cổ phần. Cổ đông trong doanh nghiệp nắm giữ 18.382 triệu đồng chiếm 73,4 % cổ phần. Và ngoài doanh nghiệp chỉ có 1.487 triệu đồng chiếm gần 6 % cổ phần. Cổ đông trong doanh nghiệp có 687 người trong khi ngoài doanh nghiệp chỉ có 20 người. 2.4. Tình hình thực hiện năm 2001. Trong năm này cũng chỉ có 9 doanh nghiệp được cổ phần hoá đa phần là các doanh nghiệp vừa và nhỏ với số vốn đầu tư là 21.585 triệu đồng (trung bình mỗi doanh nghiệp có số vốn đầu tư là 2.400 triệu đồng), trong đó nhà nước có 1.620 triệu đồng tiền vốn cổ phần chiếm 7,5 % tổng số cổ phần của các doanh nghiệp nhà nước. Vốn cổ đông khác là 14.910 triệu đồng trong đó vốn cổ đông trong doanh nghiệp là 13.290 triệu đồng, chiếm 61,6 % tổng vốn cổ phần của doanh nghiệp với 959 cổ đông là công nhân trong công ty. Trong khi đó cổ đông là người ngoài doanh nghiệp có 48 người nắm giữ 6.675 triệu đồng chiếm tỷ lệ 31 % số cổ phần của doanh nghiệp. Đánh giá sau 4 năm thực hiện cổ phần hoá mở rộng. Toàn thành phố đã cổ phần hoá được 90 doanh nghiệp nhà nước trong đó có 74 doanh nghiệp nhà nước độc lập và 16 bộ phận của doanh nghiệp nhà nước tiến hành cổ phần hoá. Tổng vốn cổ phần của các công ty cổ phần này là 297.672 triệu đồng. Trung bình mỗi doanh nghiệp có số vốn đầu tư là 3.800 triệu đồng trong đó nhà nước nắm giữ 22,6 % số cổ phần của doanh nghiệp còn lại cổ đông nắm giữ 77,4 % số cổ phần còn lại, trong đó cổ đông trong doanh nghiệp nắm 56,6 % số cổ phần của doanh nghiệp, còn cổ đông bên ngoài doanh nghiệp nắm 30,8% cổ phần. Một số so sánh với cả nước. Quán triệt chủ trương của đảng nhà nước về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước những năm qua thành phố đã vượt qua nhiều trở ngại khó khăn từng bước thực hiện công tác cổ phần hoá có hiệu quả. Đến hết năm 2001 thành phố đã cổ phần hoá được 90 doanh nghiệp nhà nước. Chọn mốc là 31/12/2001 để có một số so sánh với cả nước như sau: Thành phố Hà Nội So với cả nước Đã cổ phần hoá được 90 DN 4 doanh nghiệp 30 doanh nghiệp 40 doanh nghiệp 9 doanh nghiệp 9 doanh nghiệp Đã cổ phần hoá được 723 DN 1992-1998 36 doanh nghiệp 1998 126 doanh nghiệp 1999 259 doanh nghiệp 200

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc4588.doc
Tài liệu liên quan