Chuyên đề Một số đề xuất nhằm hoàn thiện tổ chức ứng dụng kế toán quản trị quá trình tiêu thụ và kết quả tiêu thụ tại công ty điện máy và kỹ thuật công nghệ

 

PHẦN I 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

QUÁ TRÌNH TIÊU THỤ VÀ KẾT QUẢ TIÊU THỤ 1

A/ TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

I/ Khái niệm và sự cần thiết của kế toán quản trị 1

1/ Khái niệm 1

2/ Sự cần thiết của việc áp dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp 1

3/ Chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu của kế toán quản trị 2

 Chức năng Kiểm soát 2

 Chức năng ra quyết định 2

II/ Phân loại chi phí trong kế toán quản trị 3

1/ Khái niệm 3

2/ Phân loại chi phí 4

2.1/ Phân loại theo chức năng hoạt động 4

2.2 Phân loại chi phí theo mối quan hệ với báo cáo tài chính 4

2.3/ Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí 5

B/ TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ QUÁ TRÌNH TIÊU THỤ VÀ 6

KẾT QUẢ TIÊU THỤ HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ 6

I/ Tổng quan về tổ chức kế toán quản trị quá trình tiêu thụ và kết quả tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ 6

1/ Mục đích tổ chức kế toán quản trị quá trình tiêu thụ và kết quả tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ 6

2/ Nội dung khái quát của tổ chức kế toán quản trị quá trình tiêu thụ và kết quả tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ 7

II/ Tổ chức hạch toán chi tiết quá trình tiêu thụ và kết quả tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ 7

1/ Tổ chức kế toán chi tiết doanh thu tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ 8

Chi tiết theo từng mặt hàng, nhóm hàng. 8

2/ Tổ chức chi tiết giá vốn hàng bán 9

3/ Tổ chức chi tiết chi phí kinh doanh 10

4/ Tổ chức hạch toán chi tiết kết quả tiêu thụ 11

Bảng 1. SỔ CHI TIẾT KẾT QUẢ TIÊU THỤ 12

Nhóm hàng: . 12

III/ Xử lý thông tin kế toán quản trị kết quả tiêu thụ 13

1/ Lập báo cáo kế toán quản trị doanh thu tiêu thụ 13

2/ Lập báo cáo KTQT chi phí 13

3/ Lập báo cáo KTQT kết quả tiêu thụ 14

IV/ Ứng dụng kế toán quản trị doanh thu và kết quả tiêu thụ vào công tác định giá và lập kế hoạch 15

1/ Định giá bán sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ 15

Giá bán = Chi phí nền + phần phụ trội 16

Theo phương pháp toàn bộ, tỷ lệ phụ trội (TLPT ) được xác định 16

TLPT = 16

TLPT 17

2/ Lập kế hoạch tiêu thụ 17

3/ Kiểm soát chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ 18

a/ Xác định mục tiêu 18

4/ Lập kế hoạch kết quả tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá 20

IV/ Phân tích các báo cáo doanh thu, chi phí 21

1/ Vị trí, chức năng của hoạt động phân tích đối với nhà quản trị 21

2/ Phân tích theo từng nhóm mặt hàng 21

3/ Phân tích theo chức năng hoạt động 21

4/ Phân tích chi phí, doanh thu,và kết quả theo địa điểm tiêu thụ 22

PHẦN HAI 23

TÌNH HÌNH THỰC TẾ CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ ỨNG DỤNG KTQT QUÁ TRÌNH TIÊU THỤ VÀ KẾT QUẢ TIÊU THỤ 23

TẠI CÔNG TY ĐIỆN MÁY VÀ KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ 23

A.GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY 23

ĐIỆN MÁY VÀ KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ 23

I/ Quá trình hình thành, phát triển và chức năng, nhiệm vụ của công ty 23

1/ Quá trình hình thành và phát triển 23

a/ Quá trình hình thành 23

2/ Chức năng, nhiệm vụ của công ty 24

II/ Tổ chức bộ máy quản lý ở công ty 24

1/ Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý 24

2/ Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận quản lý 25

III/ Tổ chức công tác kế toán tại công ty 26

1/ Tổ chức bộ máy kế toán 26

2. Hình thức sổ kế toán áp dụng tại công ty 28

B/ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC KTQT 29

QUÁ TRÌNH TIÊU THỤ VÀ KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY 29

I/ Công tác tổ chức kế toán chi tiết doanh thu và kết quả tiêu thụ tại Cty 29

1. Hệ thống chứng từ kế toán 30

2. Hình thức và quy trình bán hàng của Công ty 31

3/ Tổ chức kế toán chi tiết doanh thu tiêu thụ 32

4/ Tổ chức kế toán chi tiết giá vốn hàng bán 36

5/ Tổ chức kế toán chi tiết chi phí kinh doanh 36

6/ Tổ chức báo cáo chi tiết doanh thu tiêu thụ 39

7/ Tổ chức báo cáo kết quả tiêu thụ 41

8/ Tổ chức báo cáo tồn kho 42

II/ Tổ chức công tác định giá bán và lập kế hoạch tại Công ty 42

1/ Định giá bán hàng hoá 42

2/ Công tác lập kế hoạch tiêu thụ 43

PHẦN III: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN TỔ CHỨC ỨNG DỤNG KTQT QUÁ TRÌNH TIÊU THỤ VÀ KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY ĐIỆN MÁY & KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ 45

A/ MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ CÔNG TY ĐIỆN MÁY VÀ KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ 45

I/ Nhận xét chung về công tác KT tại Công ty 45

1/ Công tác tổ chức quản lý 45

2/ Công tác tổ chức hạch toán tại Công ty 45

II/ Nhận xét chung về công tác tổ chức quá trình tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty 46

1/ Công tác tổ chức chi phí 46

2/ Công tác lập kế hoạch 46

3/ Tổ chức hệ thống sổ chi tiết, báo cáo 47

4/ Ứng dụng KTQT vào công tác định giá bán và lập kế hoạch 47

B/ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT TỔ CHỨC ÁP DỤNG KTQT QUÁ TRÌNH TIÊU THỤ VÀ KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY ĐIỆN MÁY VÀ KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ 48

I/ Xây dựng mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại công ty 48

1/ Các nguyên tắc cơ bản khi xây dựng mô hình KTQT 48

2/ Những yếu tố đặc trưng của Công ty ảnh hưởng đến công tác tổ chức KTQT tại đơn vị 49

3/ Tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình kết hợp KTQT và KTTC 49

4/ Thiết lập sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty 50

5/ Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận 51

6/ Mối liên hệ cung cấp thông tin của KTQT 52

II/ Tổ chức công tác KTQT quá trình tiêu thụ và kết quả tiêu thụ 53

1/ Nhận diện và phân tích chi phí phát sinh tại công ty 53

2/ Tổ chức kế toán chi tiết doanh thu và kết quả tiêu thụ 55

3/ Xây dựng các dự toán kinh doanh 66

4/ Tổ chức hệ thống báo cáo KTQT doanh thu và kết quả tiêu thụ 74

5/ Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ 78

BẢNG BIỂU CÁC TRANG TRỐNG 80

 

 

doc102 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1374 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số đề xuất nhằm hoàn thiện tổ chức ứng dụng kế toán quản trị quá trình tiêu thụ và kết quả tiêu thụ tại công ty điện máy và kỹ thuật công nghệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tại công ty, phụ trách khâu thu chi theo chứng từ hợp lệ, phản ánh việc cấp phát và nhận tiền vào sổ quỹ tiền mặt. Thường xuyên so sánh, đối chiếu tình hình tồn quỹ tiền mặt ở công ty với sổ sách kế toán tiền mặt để kịp thời phát hiện sai lệch và sữa chữa những sai sót trong quá trình ghi chép. - Kế toán tiêu thụ và thuế: theo dõi doanh thu nội bộ và doanh thu bán ra ngoài và thuế GTGT phải nộp. - Kế toán ở các đơn vị trực thuộc: Ngoại trừ cửa hàng 35 Điện Biên Phủ, cửa hàng 124 Nguyễn Chí Thanh là hạch toán phụ thuộc, còn các đơn vị còn lại đều hạch toán độc lập nhưng theo sự chỉ đạo thống nhất của công ty. Các đơn vị hạch toán phụ thuộc định kỳ gửi về công ty chứng từ của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Nhiệm vụ của kế toán ở các đơn vị hạch toán độc lập: Là theo dõi tình hình nhập xuất, sử dụng hàng hoá nguyên vật liệu chính, công cụ dụng cụ và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Theo dõi tình hình thanh toán của công ty với các đơn vị tham mưu cho các giám đốc đơn vị về công tác tài chính, tính toán giá thành sản phẩm của các đơn vị (đối với đơn vị sản xuất) xác định kết quả kinh doanh và cuối tháng lập báo cáo gửi về công ty. 2. Hình thức sổ kế toán áp dụng tại công ty b/ Sơ đồ luân chuyển chứng từ Xuất phát từ công tác kế toán, kết hợp với yêu cầu quản lý và đội ngũ nhân viên kế toán của phòng kế toán và phù hợp với tình hình hoạt động, công ty đã áp dụng hình thức “Nhật ký chứng từ” có cải biên. Sơ đồ 3. Sơ đồ luân chuyển chứng từ Chứng từ gốc Sổ quỹ Tờ kê,bảng kê chi tiết Thẻ và sổ chi tiết Nhật ký chứng từ Sổ cái Báo cáo kế toán Bảng tổng hợp chi tiết Ghi sổ hàng ngày Ghi sổ vào cuối tháng (quý) Quan hệ đối chiếu a/ Trình tự luân chuyển chứng từ Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc đã được kiểm tra kế toán lập định khoản, lấy số liệu ghi vào tờ kê chi tiết. Đối với những đối tượng cần theo dõi chi tiết thì ghi vào sổ thẻ chi tiết kế toán liên quan. Đối với những nghiệp vụ liên quan đến tiền mặt thì kế toán còn phải vào sổ quỹ để tiện theo dõi và đối chiếu. + Cuối tháng kế toán tập hợp tất cả các tờ kê, bảng kê chi tiết, lấy số tổng cộng ghi vào nhật ký chứng từ, ghi trực tiếp vào sổ cái. + Cuối kỳ hoặc cuối tháng tổng hợp số liệu của kế toán chi tiết để lập bảng kê tổng hợp chi tiết. Tổng hợp số liệu ở bảng kê để ghi vào nhật ký chứng từ, sổ cái. Sau khi đối chiếu chứng từ ở sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết lập bảng cân đối kế toán, báo cáo kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài khoản. B/ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC KTQT QUÁ TRÌNH TIÊU THỤ VÀ KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY I/ Công tác tổ chức kế toán chi tiết doanh thu và kết quả tiêu thụ tại Cty Công ty Điện máy và kỹ thuật công nghệ là một doanh nghiệp Nhà Nước trực thuộc Bộ thương mại, với mạng lưới kinh doanh rộng lớn bao gồm trụ sở chính đặt tại 124 Nguyễn Chí Thanh, TP Đà Nẵng và các đơn vị trực thuộc trải khắp đất nước. Công ty Chi nhánh ĐM & KTCN tại Hà Nội Chi nhánh ĐM & KTCN tại TPHCM TT kinh doanh XNK Điện máy TTKD tin học & thương mại dịch vụ TT Vật tư tổng hợp Xí nghiệp lắp ráp xe máy Xí nghiệp may xuất khẩu Nhà máy cơ khí kỹ thuật Deahan Nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu GELSTAR Chi nhánh ĐM & KTCN tại Nha Trang Các cửa hàng Sơ đồ 4. Sơ đồ tổ chức mạng lưới kinh doanh Quan hệ chỉ đạo Quan hệ phối hợp Với ưu thế của một doanh nghiệp lớn, Công ty đã khai thác thế mạnh sẵn có của mình như vốn, những đặc quyền được nhà nước giao để kinh doanh nhiều loại mặt hàng. Những mặt hàng kinh doanh của Công ty hiện nay là: Xe máy, hàng điện tử, điện dân dụng, vật tư kim khí, vật tư xây dựng chủ yếu là mặt hàng kính xây dựng, linh kiện phụ tùng xe máy. Doanh thu chủ yếu của Công ty là từ mặt hàng xe máy. Hiện nay, Công ty là nhà phân phối độc quyền cho hãng DAERYANG INDUSTRY ở Việt Nam chuyên bán xe máy Deahan. Công ty nhập linh kiện phụ tùng và bán lại cho xí nghiệp xe máy lắp rắp. Hệ thống chứng từ kế toán a/ Các chứng từ sử dụng trong quá trình tiêu thụ Ở Công ty, tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được phản ánh thông qua việc lập một bộ chứng từ sử dụng thống nhất theo quy định của Bộ Tài chính. Nghiệp vụ kinh tế phát sinh thuộc phần hành nào trong Công ty thì nhân viên phần hành đó thực hiện việc lập các chứng từ có liên quan. Toàn bộ các chứng từ được lập đều có đầy đủ chữ ký của các bộ phận liên quan và chữ ký phê duyệt của Giám đốc hoặc một người được uỷ quyền trong trường hợp Giám đốc đi vắng. Đối với nghiệp vụ bán hàng, Công ty sử dụng các chứng từ sau: - Đơn đặt hàng: Mỗi khách hàng khi đặt hàng tại Công ty sẽ có một mẫu riêng của họ chứ không phải theo mẫu thống nhất do Công ty quy định. - Hợp đồng kinh tế: Thể hiện những thoả thuận giữa khách hàng và Công ty. Hợp đồng kinh tế được lập thành 4 bản: + Khách hàng giữ 2 bản. + Phòng Kinh doanh giữ 1 bản, để theo dõi tình hình xuất bán và thanh toán của khách hàng, đồng thời có biện pháp đốc thúc khách hàng thanh toán đúng hạn. + Phòng Kế toán giữ 1 bản, để theo dõi việc xuất hàng, thanh toán để từ đó ghi chép vào sổ sách. - Hóa đơn GTGT: Xác định số lượng, chủng loại, đơn giá, số tiền bán hàng để từ đó làm căn cứ ghi sổ. Hóa đơn thường được lập thành 3 liên: Liên 1 lưu ở phòng kinh doanh, liên 2 giao cho khách hàng, liên 3 thủ kho dùng làm căn cứ để ghi thẻ kho và sau đó chuyển lên phòng Kế toán. - Phiếu xuất kho: Theo dõi số lượng hàng hóa xuất kho và làm căn cứ để ghi sổ kế toán. Phiếu này được lập cho 1 hoặc nhiều loại hàng hóa ở cùng 1 kho và cùng 1 mục đích sử dụng. Phiếu xuất kho được dùng làm căn cứ để ghi thẻ kho và chuyển lên cho phòng Kế toán. - Phiếu thu. - Giấy báo có. - Hóa đơn vận chuyển. ( Xem các chứng từ này ở phần phụ lục ) b/ Trình tự ghi sổ của quá trình tiêu thụ Sơ đồ 5. sơ đồ luân chuyển chứng từ quá trình tiêu thụ Tờ kê chi tiết Hoá đơn GTGT Đơn đặt hàng Hợp đồng kinh tế Phiếu thu Hợp đồng vận chuyển Phiếu xuất kho ……….. …………. Nhật ký chứng từ số 8 Sổ cái TK511, 512, 521, 641, 642,632… Báo cáo kế toán Sổ quỹ Thẻ kho, Sổ chi tiết bán hàng Bảng tổng hợp chi tiết Ghi hàng ngày Ghi cuối ngày Đối chiếu Hình thức và quy trình bán hàng của Công ty Hiện nay, Công ty đang sử dụng hai hình thức bán hàng là hình thức bán lẻ và hình thức bán theo hợp đồng. ¯ Đối với hình thức bán lẻ: Công ty có 3 cửa hàng bán lẻ là 170 Hùng Vương, 374 Ngũ Hành Sơn và 124 Nguyễn Chí Thanh. Với các cửa hàng này thì người mua thường là các khách lẻ và chỉ mua với số lượng nhỏ cho nên khách hàng không cần viết đơn đặt hàng. Khi có nhu cầu, khách hàng sẽ đến liên hệ trực tiếp với bộ phân bán hàng của công ty tại các cửa hàng để xem xét các điều kiện về chất lượng, giá cả hàng hoá….Khi khách hàng đồng ý mua thì nhân viên bán hàng sẽ làm thủ tục bán hàng và khách hàng sẽ thanh toán luôn. Ngoài ra, nếu khách hàng có nhu cầu cửa hàng sẽ nhận làm các thủ tục đăng ký xe giùm và không lấy lệ phí. Tại các cửa hàng này không tổ chức hạch toán độc lập mà phụ thuộc vào công ty, vì vậy, cuối ngày, nhân viên tại các cửa hàng đó sẽ nộp các chứng từ bán hàng lên phòng kế toán công ty để hạch toán. ¯ Đối với hình thức bán theo hợp đồng: Đây là hình thức kinh doanh chủ yếu của công ty. Khách hàng của hình thức này là các công ty, các đại lý trên toàn quốc và thường mua với số lượng lớn. Vì vậy, khi có nhu cầu mua hàng thì khách hàng sẽ viết đơn đặt hàng gửi tới công ty. Tại công ty, việc tiếp nhận đơn đặt hàng là do phòng kinh doanh phụ trách. Sau khi nhận đơn đặt hàng, phòng kinh doanh sẽ tiến hành xem xét về điều kiện mua hàng của khách và khả năng đáp ứng của công ty về số lượng, chủng loại hang hoá, giá cả, phương thức thanh toán, thời hạn thanh toán, mức chiết khấu thanh toán… Sau khi đã xem xét kỹ, phòng kinh doanh sẽ tiến hành lập và ký hợp đồng kinh tế theo sự uỷ quyền của giám đốc. Sau đó, phòng kinh doanh sẽ lập hoá đơn GTGT và phiếu giao nhận hàng chuyển cho nhân viên vận chuyển hàng hoá. Nhân viên này sẽ cầm phiếu giao nhận hàng đến nhận hàng tại kho. Tại đây, thủ kho sẽ căn cứ vào phiếu giao nhận hàng để lập phiếu xuất kho, lên thẻ kho và tiến hành giao hàng. Sau khi đã tiến hành giao hàng và khách hàng đã ký vào giấy giao nhận hàng hoá, nhân viên vận chuyển sẽ lập hợp đồngvận chuyển và gửi cùng với giấy giao nhận hàng tới phòng kinh doanh ký, sau đó chuyển tới phòng kế toán để thanh toán tiền vận chuyển. Tại phòng kế toán, kế toán chi phí sẽ sử dụng hoá đơn vận chuyển này để hạch toán chi phí bán hàng. Còn kế toán kho hàng sẽ căn cứ vào phiếu xuất kho và thẻ kho mà thủ kho gửi lên để lên Tờ kê chi tiết TK 156 xuất, lên nhật ký chứng từ, lên bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn, lên sổ cái và cuối kỳ lên báo cáo kế toán. Kế toán tiêu thụ sẽ căn cứ vào hoá đơn GTGT, biên bản giao nhận hàng để lên bảng kê hoá đơn hàng hoá dịch vụ bán ra. 3/ Tổ chức kế toán chi tiết doanh thu tiêu thụ Ngoài cửa hàng 170 hùng Vương, 374 Ngũ Hành Sơn và 124 Nguyễn Chí Thanh là không có tổ chức kế toán riêng còn các đơn vị trực thuộc khác đều có hệ thống kế toán riêng hạch toán độc lập nhưng chịu sự quản lý của kế toán văn phòng Công ty và định kỳ lập báo cáo gửi về Công ty. Tại văn phòng Công ty có kinh doanh một số nhóm hàng và tương ứng với mỗi nhóm hàng kế toán có tổng hợp doanh thu riêng vào cuối kỳ để cung cấp thông tin cho nhà quản trị công ty. Tuy nhiên, hiện nay kế toán tại văn phòng Công ty chưa mở sổ chi tiết doanh thu để theo dõi doanh thu chi tiết theo từng mặt hàng mà theo dõi doanh thu trên bảng kê hàng hoá dịch vụ bán ra, sổ chi tiết phải thu khách hàng. Cuối tháng, kế toán căn cứ vào sổ chi tiết phải thu khách hàng, … và các sổ liên quan để tổng hợp doanh thu và các khoản giảm trừ theo từng nhóm hàng và cho toàn công ty. Tại văn phòng công ty, khi phát sinh các nghiệp vụ bán hàng thì kế toán tiêu thụ sẽ lập bảng kê hoá đơn hàng hoá, dịch vụ bán ra ( Xem trang 34 ). Đồng thời kế toán công nợ sẽ lên sổ chi tiết phải thu khách hàng. Bảng 7. SỔ CHI TIẾT PHẢI THU KHÁCH HÀNG Quý I/2007 Cty TNHH Hoàn Phước Chứng từ Diễn giải Nợ TK 131, Có TK Có TK 131, Nợ TK Dư nợ Dư có Ngày Số Số tiền Số tiền Số dư đầu kỳ 35.873.540 05/03 6202 Bán 14 xe máy Deahan Smart 5111 97.465.000 3331 9.746.500 14/03 7414 Bán 27 thắng đĩa 5111 27.500.000 3331 2.750.000 15/03 5369 Trả tiền HĐ 4973 112 35.873.540 28/03 6843 Trả tiền HĐ 6202 112 90.000.000 …….. SPS 3.527.000.000 3.439.538.500 Số dư cuối kỳ 87.461.500 Bảng 8. BẢNG KÊ HOÁ ĐƠN, CHỨNG TỪ HÀNG HOÁ DỊCH VỤ BÁN RA ( KÈM THEO TỜ KHAI THUẾ GTGT ) (dùng cho cơ sở tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế kê khai hàng tháng ) ( Ngày 09/03/07 ) Tên cơ sở kinh doanh: Công ty Điện Máy và Kỹ Thuật Công Nghệ Địa chỉ: 124 Nguyễn Chí Thanh, Hải Châu, TP Đà Nẵng ĐVT: Trđ Hoá đơn, chứng từ bán Tên người mua Mã số thuế của khách hàng Mặt hàng Doanh số bán ( chưa có thuế ) Thuế suất Thuế GTGT Ký hiệu Số Ngày 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Nhóm theo:10% RN/07 46237 09/03/07 Cty TNHH Hoà Phước 040010191 Xe Deahan Super 93.500 10 9.350 RN/07 46240 09/03/07 DNTN Bắc Sơn 4000285722 Xe Deahan Smart 21.500 10 2.150 RN/07 46245 09/03/07 Bán lẻ Xe Nova 8.700 10 870 RN/07 46357 09/03/07 Bán lẻ Xe ga Sunny 18.400 10 1.830 Tổng: 10% 142.100 14.210 Đồng thời, đối với hàng bán bị trả lại, kế toán cũng sẽ theo dõi trên bảng kê hàng bán bị trả lại. ( xem trang 35 ). 4/ Tổ chức kế toán chi tiết giá vốn hàng bán Công ty theo dõi giá xuất kho hàng hoá theo phương pháp nhập trước - xuất trước và phương pháp thực tế đích danh. Đối với mặt hàng điện dân dụng, điện lạnh, phụ tùng thì tính giá xuất kho theo phương pháp nhập trước - xuất trước. Còn đối với nhóm hàng xe máy thì tính giá vốn hàng bán theo phương pháp thực tế đích danh. Khi có chứng từ bán hàng và phiếu xuất kho, thẻ kho gửi lên, Kế toán kho hàng sẽ vào “ Tờ kê chi tiết tài khoản 156 xuất ”. Bảng 10. TỜ KÊ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 156 XUẤT Văn phòng Công ty Nhóm hàng: Xe máy. Quý I/ 2007 stt Ngày Số ctừ Diễn giải Khách hàng Số lượng ( cái ) Tổng cộng ( trđ ) 1 09/03/07 32655 Deahan Super Cty TNHH Hoà Phước 12 85.800 2 09/03/07 32655 Deahan Smart DNTN Bắc Sơn 1 20.500 3 09/03/07 32658 Xe Nova Bán lẻ 1 7.900 4 09/03/07 32659 Xe ga Sunny Bán lẻ 1 16.700 ……… Tổng 737 8.479.690.000 5/ Tổ chức kế toán chi tiết chi phí kinh doanh Sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường, bất kỳ một DN nào cũng mong muốn đạt được lợi nhuận tối đa. Mà lợi nhuận thu được chính là chênh lệch giữa doanh thu và chi phí. Do đó, cũng như bao DN nghiệp khác, công ty cũng luôn ra sức huy động cán bộ công nhân viên thực hiện tiết kiệm bởi vì những khoản chi phí phát sinh trong khối văn phòng, quản lý rất dễ bị lãng phí. Hiện tại, công ty mở sổ chi tiết chi phí BH và QLDN phù hợp với đặc điểm kinh doanh của công ty, dễ theo dõi, dễ kiểm tra. ( Xem trang 37, 38 ) Hàng ngày, kế toán tập hợp chi phí bán hàng theo từng nhóm hàng phát sinh cụ thể để ghi vào bảng kê tập hợp chi phí BH và lên sổ chi tiết bán hàng cho từng nhóm hàng. Còn đối với chi phí QLDN thì sẽ được theo dõi vào bảng kê tập hợp chi phí QLDN và lên sổ chi tiết QLDN chung cho cả văn phòng công ty. Đến cuối kỳ, công ty sẽ tiến hành phân bổ QLDN cho các nhóm hàng. Quá trình phân bổ chi phí bán hàng cho các nhóm hàng như sau: Hiện Công ty sử dụng chỉ tiêu doanh thu tiêu thụ làm tiêu thức phân bổ chi phí QLDN cho các nhóm hàng. CPQLDN CPQLDN tập hợp cần phân bổ trong kỳ Doanh thu phân bổ cho từng tiêu thụ nhóm hàng Tổng doanh thu từng nhóm Chi phí QLDN phát sinh trong quý I/2007 là: 1.537.798.294 đ tương ứng với tổng doanh thu tiêu thụ trong kỳ của các nhóm hàng là: 21.749.800.000 đ. Trong đó , doanh thu tiêu thụ của nhóm hàng xe máy là: 12.008.700.000 đ. Chi phí QLDN phân bổ cho nhóm hàng xe máy là: 1.537.798.294 12.008.700.0000 = 849.063.365 đ 21.749.800.000 Tuy nhiên, hiện nay công ty chỉ theo dõi chi phí QLDN, chi phí BH phát sinh cho từng bộ phận và cho từng nhóm hàng chứ không tiến hành phân bổ chi phí cho từng mặt hàng trong nhóm. Điều này làm cho việc cung cấp thông tin chi tiết cho nhà quản trị không đầy đủ. Vì vậy, công ty nên tiến hành phân bổ chi phí cho từng mặt hàng cụ thể trong nhóm. Công ty có thê tham khảo ở phần III của đề tài. Do các chi phí thu mua, vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa mua về thì đều do bên bán chịu trách nhiệm giao hàng tại kho của công ty nên trong quá trình đàm phán mua hàng, bên bán sẽ tính luôn cả chi phí vận chuyển và bốc dỡ vào trong giá bán. Vì vậy, trong quá trình kinh doanh của công ty không phát sinh các khoản chi phí mua hàng cho nên ở công ty không tổ chức theo dõi khoản chi phí này. 6/ Tổ chức báo cáo chi tiết doanh thu tiêu thụ Báo cáo này được lập vào cuối kỳ nhằm cung cấp thông tin về số lượng tiêu thụ và doanh thu tiêu thụ của từng mặt hàng cụ thể trong nhóm. ( xem trang 40 ) 7/ Tổ chức báo cáo kết quả tiêu thụ Mục tiêu SXKD của công ty là tối đa hoá lợi nhuận, do đó lợi nhuận được xem là đòn bẩy kinh tế quan trọng khuyến khích mở rộng SXKD, phát triển công ty. Đặc biệt đây còn là tiêu chí để xác định khen thưởng giữa các đơn vị thành viên trong công ty. Do đó hạch toán kết quả tiêu thụ là hết sức quan trọng nhằm tính toán xác định kết quả chính xác để đánh giá đúng hiệu quả hiệu quả hoạt động SXKD của công ty. Thông qua việc theo dõi chi tiết doanh thu tiêu thụ, giảm trừ doanh thu, giá vốn hàng bán, chi phí BH, QLDN, kế toán xác định kết quả tiêu thụ trên TK 911. Sau đây là kết quả tiêu thụ trong quý I/2003 của nhóm hàng xe máy: Bảng 14. KẾT QUẢ TIÊU THỤ Nhóm hàng: Xe máy Mã nhóm: XEMAY Quý I/ 2007 Chỉ tiêu Số tiền ( đ ) 1. Tổng doanh thu 12.008.700.000 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 334.970.958 3. Doanh thu thuần 11.673.729.040 4. Giá vốn hàng bán 8.479.690.000 5. Chi phí bán hàng 1.906.861.473 6. Chi phí QLDN 849.063.365 7. Lợi nhuận trước thuế + 438.114.204 Qua bảng kết quả tiêu thụ quý I năm 2007 của nhóm hàng xe máy, ta thấy, tổng lợi nhuận nhóm hàng đạt được trong quý này là 438.114.204 đồng. Hiện nay, công ty chỉ theo dõi chi phí và kết quả tiêu thụ chung cho các nhóm hàng. Điều này dẫn tới việc không cung cấp thông tin một cách chi tiết cho từng mặt hàng trong nhóm. Vì vậy, để phục vụ cho công tác KTQT, công ty cần phải tiến hành phân bổ chi phí cho từng mặt hàng trong nhóm để từ đó có phương hướng kinh doanh cụ thể cho từng mặt hàng. Mặt hàng nào kinh doanh hiệu quả thì tiếp tục mở rộng kinh doanh, còn mặt hàng nào kinh doanh không hiệu quả thì phải xem xét, tìm hiểu nguyên nhân để quyết định có nên tiếp tục kinh doanh nữa không và kinh doanh với quy mô như thế nào, tìm biện pháp để khắc phục. Công ty nên sử dụng chỉ tiêu số lượng tiêu thụ làm tiêu thức phân bổ chi phí là hợp lý nhất. Công ty có thể tham khảo ở phần III của đề tài. 8/ Tổ chức báo cáo tồn kho Báo cáo này do thủ kho lập định kỳ vào cuối tháng, nhằm cung cấp thông tin về lượng hàng tồn kho theo từng nhóm để cùng với kế toán kho hàng kiểm tra đối chiếu với sổ sách. Cty Điện Máy và Kỹ Thuật Công Nghệ 124 NCT, Hải Châu, TP Đà Nẵng Bảng 15. BÁO CÁO TỒN KHO Nhóm hàng: xe máy Mã hàng: XEMAY Mã hh Tên hàng hoá Đvt Tồn cuối Dư cuối XEMAY Nhóm xe máy 628 236.410.760 XEGA Nhóm xe tay ga 13 232.000.000 SU0 Sunny Chiếc 9 150.300.000 SMHK0 Deahan Smart Chiếc 4 82.000.000 XESO Nhóm xe số 615 4.410.760 DIIHC0 Deahan Nova 110 Chiếc 107 909.500. 000 HL0 Halley Chiếc 150 930.000.000 SIIHCO Deahan Super Chiếc 356 2. 545.400.000 U100 Xe Union 100 Chiếc 2 25.860.000 Nhìn chung, công tác tổ chức kế toán chi tiết quá trình tiêu thụ tại công ty hiện nay là khá đầy đủ nhưng để cung cấp thông tin một cách linh hoạt hơn theo yêu cầu của quản trị kinh doanh thì cần phải tổ chức thu thập thông tin chi tiết hơn nữa, nhằm đánh giá được mức độ đóng góp của từng mặt hàng vào hiệu quả kinh doanh của công ty để từ đó nhà quản trị có được những quyết định nhanh chóng, chính xác hơn trong quá trình kinh doanh, mang lại lợi nhuận cao nhất cho công ty. II/ Tổ chức công tác định giá bán và lập kế hoạch tại Công ty 1/ Định giá bán hàng hoá Đối với những hàng hoá mà văn phòng Công ty kinh doanh chưa sử dụng công thức định giá bán cho các sản phẩm một cách nhất quán mà phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể của thị trường và thông qua quá trình giao dịch, đàm phán với khách hàng mà xác định giá bán. Công ty tiến hành định giá bán theo từng quý. Còn đối với những hàng hoá mà Công ty nhận làm đại lý hay nhận uỷ thác xuất khẩu thì giá bán do bên giao ấn định và công ty sẽ được hưởng hoa hồng. Như vậy, việc Công ty xác định giá bán dựa vào thị trường chỉ phần nào phù hợp, nếu muốn cạnh tranh, đứng vững trên thị trường thì công ty cần phải tạo thế chủ động về giá bán hàng hoá để linh động trong các tình huống kinh doanh. 2/ Công tác lập kế hoạch tiêu thụ Việc lập kế hoạch tại Công ty được lập dựa trên các bản đăng ký kế hoạch của các đơn vị trực thuộc gửi lên và căn cứ vào quá khứ để Công ty xem xét, ký duyệt, lập kế hoạch chung cho toàn công ty, sau đó gửi về cho các đơn vị trực thuộc. Tại đây, các đơn vị phải tự lập các kế hoạch chi tiết cho mình để làm sao hoàn thành kế hoạch chung của Công ty. Sau đây là bảng kế hoach tiêu thụ của mặt hàng xe máy năm 2007. ( Xem trang 44 ) PHẦN III: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN TỔ CHỨC ỨNG DỤNG KTQT QUÁ TRÌNH TIÊU THỤ VÀ KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY ĐIỆN MÁY & KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ A/ MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ CÔNG TY ĐIỆN MÁY VÀ KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ I/ Nhận xét chung về công tác KT tại Công ty 1/ Công tác tổ chức quản lý Công ty Điện Máy và Kỹ Thuật Công Nghệ có bộ máy quản lý chặt chẽ từ giám đốc đến các nhân viên trong công ty. Công ty đã tổ chức quản lý vừa trực tuyến vừa chức năng, đội ngũ nhân viên có trình độ lành nghề, năng động, nhiệt tình tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý kiểm soát, phát triển Công ty ngày càng lớn mạnh và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước. Các chi nhánh hoạt động riêng lẻ, độc lập dưới sự quản lý của công ty nên đã tạo được tính tự chủ và năng động của các chi nhánh nên các chi nhánh và Công ty đều phát triển ngày càng lớn mạnh. 2/ Công tác tổ chức hạch toán tại Công ty Nhìn chung, công tác hạch toán kế toán tại Công ty được thực hiện tuân theo chế độ kế toán tài chính mới được ban hành và đã phần nào đáp ứng được nhu cầu quản lý kinh tế trong nội bộ Công ty và của Nhà nước. a/ Về tổ chức bộ máy kế toán Bộ máy kế toán tại Công ty được tổ chức theo mô hình vừa tập trung vừa phân tán phù hợp với đặc điểm tổ chức SX - KD trên địa bàn rộng của Công ty. Việc tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình trên đã tinh giảm được khối lượng công việc ở phòng kế toán Công ty, đảm bảo tính năng tự chủ trong hoạt động SX-KD của các đơn vị trực thuộc ở xa. Đồng thời, đảm bảo cung cấp thông tin kế toán được kịp thời, tăng cường hạch toán kế toán nội bộ. Tuy nhiên, loại hình này khi áp dụng cũng có một số nhược điểm: Kế toán tại văn phòng Công ty không trực tiếp giám sát các hoạt động kinh tế tài chính ở cấp dưới, chỉ quản lý thông qua các báo cáo của cá đơn vị gửi về. Như vậy thì việc hợp lý hoá số liệu diều có thể xảy ra. Thêm vào đó, do khoảng cách dịa lý nên công tác kiểm tra kế toán chưa được chú trọng đúng mức, còn mang tính chiếu lệ, chỉ kiểm tra 6 tháng/ 1 lần và một lần vào cuối niên độ kế toán. Điều này sẽ làm cho công tác quản lý các đơn vị trực thuộc của Công ty lỏng lẻo. Trong quá trình hoạt động các đơn vị có sai sót thì cũng khó phát hiện và ngăn ngừa kịp thời. Tuy nhiên, các đơn vị trực thuộc đều có tổ chức hạch toán riêng, hạch toán độc lập tạo điều kiện phát huy hết khả năng sáng tạo và chủ động trong kinh doanh của các đơn vị nhằm lựa chọn ra phương án kinh doanh, đầu tư tối ưu đem lại hiệu quả cao nhất cho Công ty. b/ Về công tác tổ chức ghi sổ Hình thức tổ chức sổ sách kế toán áp dụng tại Công ty là “Nhật ký chứng từ” có cải biên phù hợp với yêu cầu quản lý, được áp dụng thống nhất cho toàn Công ty, thuận tiện trong công tác hạch toán nói chung và công tác hạch toán giữa Công ty với các đơn vị trực thuộc nói riêng. Với việc ứng dụng phần mềm kế toán vào trong công tác hạch toán kế toán, Công ty đã tổ chức một hệ thống tài khoản, chứng từ, sổ sách và báo cáo nhìn chung khá đầy đủ, phù hợp với đặc điểm SX – KD. c/ Về công tác tổ chức KTQT Hiện nay, Công ty mới chỉ tổ chức hệ thống KTTC chứ chưa tổ chức KTQT, tuy nhiên, do chịu áp lực cạnh tranh của nền kinh tế thị trường, Công ty cũng đã tổ chức lại hệ thống kế toán DN phù hợp với điều kiện thực tế đáp ứng được phần nào công tác quản lý của đơn vị. Công tác KTQT tại Công ty chủ yếu là kiểm soát chi phí thông qua các sổ chi tiết, báo cáo, ngoài ra còn lập kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm. Tuy nhiên để công tác KT thực sự là công cụ hữu ích trợ giúp cho nhà quản trị công ty thì công ty cần phải tổ chức lại cơ cấu bộ máy kế toán trong đó bao gồm: KTQT và KTTC. II/ Nhận xét chung về công tác tổ chức quá trình tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty 1/ Công tác tổ chức chi phí Hiện nay, Công ty vẫn chưa tiến hành phân loại chi phí theo cách ứng xử chi phí thành biến phí và định phí cũng như các cách phân loại chi phí khác trong KTQT như chi phí kiểm soát được, không kiểm soát được… và công ty chỉ tổng hợp chi phí phát sinh cho từng bộ phận, chung cho cả nhóm hàng và không phân bổ cho từng mặt hàng cụ thể. Điều này làm cho việc lập kế hoạch chi phí tại Công ty chưa sát với thực tế cũng như quá trình theo dõi chi phí thực tế phát sinh cho từng bộ phận, từng nhóm hàng, mặt hàng chưa chính xác. 2/ Công tác lập kế hoạch Kế hoạch chung của công ty được lập dựa trên các bản kế hoạch đăng ký từ các đơn vị cấp dưới, căn cứ vào tình hình cụ thể của từng đơn vị. Vì vậy, công tác lập kế hoạch mang tính chủ động, linh hoạt, chính xác hơn dẫn đến hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn. Tuy nhiên, Công ty mới chỉ lập kế hoạch chung mang tính tổng quát chứ chưa cụ thể hoá một cách chi tiết. Thực tế tại công ty chỉ lập kế hoạch hoạt động kinh doanh vào đầu mỗi năm tài chính song chỉ là kế hoạch về sản lượng và doanh thu mà không chú trọng đến vấn đề chi phí. Như vậy, các báo cáo dự toán được lập ở công ty còn thiếu rất nhiều và việc lập kế hoạch chỉ do ban giám đốc lập chứ tại các phòng ban không lập các kế hoạch cụ thể cho bộ phận của mình. Việc lập kế hoạch được tiến hành theo năm, điều này dẫn đến sự thiếu chính xác và không phản ánh được tính thời vụ cũng như ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên, xã hội, chính trị, kinh tế... và một số dự toán chủ yếu thuộc phạm vi KTQT hầu như không được lập. Như vậy, Công ty cần phải lập thêm đầy đủ các báo cáo dự toán để công tác lập dự toán mang tính đồng bộ, đảm bảo các hoạt động của công ty được tiến hành và kiểm soát tốt. Công ty có thể tham khảo các mẫu báo cáo mà đề tài sẽ trình bày ở phần B. 3/ Tổ chức hệ thống sổ chi tiết, báo cáo Việc tổ chức chi tiết doanh thu và kết quả tiêu thụ chưa được quan tâm nên công tác này chưa đầy đủ, khoa học. Vì vậy, Công ty cần phải có tổ chức, sắp xếp lại cho phù hợp hơn. Hiện

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc18022.doc
Tài liệu liên quan