Chuyên đề Một số đề xuất quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm của Công ty Xây Dựng và Phát Triển Nông Thôn 6

NỘI DUNG ĐỀ TÀI: 1

CHƯƠNG 1: những vấn đề lý luận chung về chi phí sản xuất - kinh doanh và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp 2

1. CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 2

1.1 Chi phí sản xuất kinh doanh và phân loại chi phí sản xuất kinh doanh 2

1.1.1 Khái niệm về chi phí sản xuất-kinh doanh. 2

1.1.2 Ý nghĩa của việc tăng cường quản lý chi phí và tiết kiệm chi phí . 3

1.2 Phạm vi của chi phí SX-KD trong các DN . 5

1.3 Phân loại chi phí SX-KD của DN . 7

1.3.1 Phân loại chi phí theo nội dung kinh tế 7

1.3.2 Phân loại chi phí theo công dụng kinh tế và địa điểm phát sinh chi phí 8

1.3.3 Phân loại chi phí theo mối quan hệ giữa chi phí với quy mô sản xuất kinh doanh 9

1.4 Yêu cầu quản lý và lập kế hoạch chi phí SX-KD của DN . 11

1.5 Giá thành sản phẩm và các loại giá thành sản phẩm trong Doanh nghiệp xây lắp 12

1.5.1 Giá thành sản phẩm xây lắp 12

1.5.2 Các loại giá thành sản phẩm 13

1.5.2.1 Căn cứ vào thời gian và cơ sở số liệu, giá thành sản phẩm được chia thành: 13

1.5.2.2 Phân loại theo phạm vi phát sinh chi phí 14

1.6 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 15

2. NHỮNG BIỆN PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HẠ THẤP CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP 15

2.1 Sự cần thiết phải hạ thấp chi phí trong hoạt động SX-KD ở các DN 15

2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí SX-KD của DN 16

2.3 Những biện pháp chủ yếu nhằm hạ thấp chi phí SX-KD của DN 21

CHƯƠNG 2: tình hình quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm ở công ty xây dựng và phát triển nông thôn 6 25

1. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY 25

1.1 Giới thiệu về Công ty Xây Dựng và Phát Triển Nông Thôn 6: 25

1.2 Một số đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất của Công ty Xây Dựng và Phát Triển Nông Thôn 6: 27

1.2.1 Cơ cấu tổ chức 27

1.2.2 Nguyên tắc hoạt động 28

1.3 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty 30

1.4 Khái quát vốn , cơ cấu nguồn vốn và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây 33

1.4.1 Tình hình vốn kinh doanh của Công ty 33

1.4.2 Tình hình biến động tài sản và nguồn vốn của Công ty 34

1.4.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2001, 2002 35

2. TÍNH GIÁ THÀNH XÂY DỰNG Ở CÔNG TY XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 6 37

2.1 Đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành 37

2.2 Phương pháp tính giá thành 37

3. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ CÔNG TÁC PHẤN ĐẤU HẠ THẤP CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH Ở CÔNG TY 39

3.1 Tình hình chi phí sản xuất kinh doanh và công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh tại Công ty 39

3.1.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành 39

3.1.2 Tình hình quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành tại Công ty 40

3.1.2.1 Chi phí sản xuất sản phẩm 42

3.1.2.1.1 Chi phí Nguyên vật liệu 42

3.1.2.1.2 Chi phí nhân công 43

3.1.2.1.3 Chi phí khấu hao Tài sản cố định 44

3.1.2.1.4 Chi phí dịch vụ mua ngoài 45

3.1.2.1.5 Chi phí bằng tiền khác 46

3.1.2.2 Chi phí bán hàng 46

3.1.2.3 Chi phí quản lý Doanh nghiệp 47

3.1.3 Tình hình thực tế quản lý giá thành tại nhà máy 47

3.1.3.1. Chi phí vật liệu 48

3.1.3.2. Chi phí nhân công trực tiếp. 49

3.1.3.3. Chi phí sử dụng máy thi công 51

3.1.3.4. Chi phí chung 52

3.1.4 Phương pháp lập kế hoạch chi phí sản xuất và kế hoạch giá thành sản phẩm của Công ty 52

3.1.5 Đánh giá tình hình quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm ở Công ty Xây Dựng và Phát Triển Nông Thôn 6 55

Chương III: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 6 57

 

doc63 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1043 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số đề xuất quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm của Công ty Xây Dựng và Phát Triển Nông Thôn 6, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thu ,hạ thấp chi phí .Chi phí mua hợp lý sẽ làm giảm tổng chi phí ,giảm tỷ suất chi phí . -Lựa chọn phương thức kinh doanh phù hợp với tình hình đặc điểm SX-KD của DN .DN cần vận dụng linh hoạt các hình thức đấu thầu ,khoán gọn đồng thời giải quyết thoả đáng các mặt lợi ích giữa DN với người lao động ,giữa người lao động với nhau ... nhằm kích thích tiết kiệm và nâng cao NSLĐ,hạ thấp chi phí SX-KD ,tăng doanh thu cho DN . -Tổ chức quản lý lao động chặt chẽ nhằm nâng cao NSLĐvà hạ giá thành sản phẩm . Nếu DN biết sử dụng "yếu tố con người ",biết khơi dậy tiềm năng trong con người làm cho họ gắn bó và cống hiến sức lao động ,tài năng cho DN thì sẽ tạo ra một khả năng to lớn để nâng cao NSLĐ và hạ giá thành sản phẩm cho DN .Muốn thực hiện được điều đó ,người chủ DN phải biết bồi dưỡng trình độ cho cán bộ công nhân viên trong DN ,biết khen thưởng vật chất và tinh thần một cách thoả đáng và tôn trọng con người. DN phải vừa chú ý tới việc hạ thấp chi phí ,cải tiến phương thức SX_KD vừa phải kết hợp với việc tinh giảm bộ máy quản lý ,giảm bớt tỷ lệ lao động gián tiếp và tăng tỷ lệ lao động trực tiếp .DN có thể vận dụng các phương pháp bán hàng tiên tiến như giao dịch qua internet,bán hàng trả góp ... Chế độ khoán hợp lý dựa trên nguyên tắc đòn bẩy về lợi ích kinh tế sẽ góp phần kích thích người lao động hăng say làm việc ,tăng năng suất lao động đồng thời với việc giao khoán công việc cũng cần tiến hành giao khoán định mức đến từng khâu từng tổ đội,bộ phận để tiết kiệm tối đa chi phí SX_KD . -Thực hành chế độ tiết kiệm ở mọi nơi ,mọi lúc,trong tất cả các khâu ,các giai đoạn khác nhau trong quá trình sản xuất ,kinh doanh của DN .DN cần chú ý tiết kiệm chi phí sản xuất chung ,tích cực chống hiện tượng tham ô, lãng phí tài sản của DN . Tiết kiệm chi phí ở tất cả các khâu mua vào , sản xuất ,dự trữ, bán ra đồng thời phải tiết kiệm hợp lý chi phí quản lý bằng cách hạn chế đến mức thấp nhất các chi phí không cần thiết. Công việc cần đặt ra ở đây là phải lựa chọn phương tiện vận chuyển hợp lý, hợp tác chặt chẽ với các đơn vị vận chuyển, kết hợp vận chuyển hàng hoá hai chiều để tiết kiệm chi phí vận chuyển .Việc giảm chi phí hao hụt hàng hoá cần được quan tâm ,DN cần kiểm tra chặt chẽ số lượng chất lượng NVL,hàng nhập kho ,các biện pháp bảo quản thích hợp cả khi hàng hoá trong kho và hàng hoá trên đường vận chuyển .Huy động mọi nguồn vốn nhàn rỗi của các thành viên trong DN, đẩy mạnh liên doanh ,liên kết sẽ giảm được các khoản chi phí trả lãi tiền vay. -Về mặt quản lý tài chính . Để góp phần vào việc hạ thấp chi phí SX-KD, DN cần thực hiện một số nội dung cơ bản sau: Một là :Lập dự toán chi phí kinh doanh ngắn hạn trên cơ sở của kế hoạch tài chính năm hoặc quý .Lập kế hoạch ngắn hạn như vậy giúp cho công việc quản lý DN sát sao và hiệu quả hơn từ đó có thể phát huy được mọi khả năng tiềm tàng của DN ,giảm được chi phí kinh doanh ,hạ thấp chi phí cho cả năm kế hoạch . Trong việc lập dự toán chi phí ngắn hạn ,phải xác định đúng đắn những nhu cầu chi tiêu cần thiết đồng thời phải tiến hành phân tích ,rà soát lại các hệ thống định mức kinh tế -kỹ thuật sao cho phù hợp với tình hình thực tế của DN . Hai là: Phân công ,phân cấp quản lý chi phí phù hợp với tình hình SX-KD thực tế của DN .Đặc biệt là đối với những DN lớn ,cần thiết phải phân quyền hạn ,trách nhiệm cho từng bộ phận nhằm nâng cao trách nhiệm của cán bộ, nhân viên bộ phận đó ,từ đó có thể phấn đấu hạ thấp được chi phí SX-KD của từng bộ phận hợp thành ,hoặc từng bộ phận chi phí khác nhau của chi phí SX-KD. Sự phân công ,phân cấp quản lý sẽ tạo điều kiện tốt cho việc kiểm tra, kiểm soát quá trình thực hiện các dự toán chi phí ngắn hạn từ đó có thể kiểm soát tình hình thực hiện kế hoạch năm, quý, tìm được những khả năng để giảm chi phí của DN . Ba là: Thường xuyên hoặc định kỳ tiến hành kiểm tra ,phân tích đánh giá tình hình thực hiện chi phí SX-KD đặc biệt là những khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí vì sự biến đổi của các khoản chi phí này quyết định đến toàn bộ chi phí kinh doanh của đơn vị .Căn cứ để tiến hành kiểm tra phân tích và giám đốc của các hoạt động chi tiêu của DN trong kỳ là các kế hoạch chi phí ngắn hạn ,những thông tin về các loại chi phí phát sinh ghi trên hoá đơn ,chứng từ ,sổ sách của đơn vị và các chỉ tiêu khác liên quan đến nó các chế độ chính sách quản lý tài chính của DN và của Nhà Nước . Thời hạn kiểm tra có thể do DN định đoạt căn cứ vào điều kiện và đặc điểm hoạt động sản xuất -kinh doanh của DN đồng thời căn cứ vào tình hình đặc điểm ,nội dung của từng khoản chi phí để DN định ra thời gian kiểm tra ,giám đốc cho phù hợp nhằm mang lại hiệu quả tối ưu cho DN . Công việc kiểm tra phải được tiến hành một cách toàn diện nhất .DN cần phải kiểm tra cả thời gian trước ,trong và sau khi phát sinh chi phí nhằm phân tích,dánh giá tính cần thiết và hiệu quả sử dụng cũng như xem xét xem khoản chi đó có phù hợp với dự toán chi phí đã đề ra hay không . Kiểm tra ,giám đốc mọi hoạt động chi tiêu của DN là một biện pháp quan trọng nhằm phấn đấu hạ thấp chi phí SX_KD của DN . CHƯƠNG 2: tình hình quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm ở công ty xây dựng và phát triển nông thôn 6 1. Đặc điểm tổ chức của công ty 1.1 Giới thiệu về Công ty Xây Dựng và Phát Triển Nông Thôn 6: Công ty Xây Dựng và Phát Triển Nông Thôn 6 là một Doanh nghiệp nhà nước, được thành lập lại theo Quyết định số 173NN-TCCB/QĐ ngày 4 tháng 3 năm 1993 của Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm. Ngày nay, Doanh nghiệp là một công ty thành viên của Tổng công ty Xây Dựng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, thuộc Bộ Nông Nhiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam. Công ty đặt trụ sở tại phường Phương mai, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Tiền thân của Doanh nghiệp được thành lập từ 2 xí nghiệp: Xí nghiệp xây lắp 11 và xí nghiệp dịch vụ sản xuất và đời sống thuộc Bộ Nông nhgiệp và Công nghiệp thực phẩm trước đây. Khi mới đăng ký thành lập lại, số vốn kinh doanh của Doanh nghiệp là 203,1 triệu Đồng. Chức năng chủ yếu của Công ty là xây dựng các công trình xây dựng công cộng và dân dụng. Các hoạt động kinh doanh chính của Công ty Xây Dựng và Phát Triển Nông Thôn 6: 1-Xây dựng các công trình dân dụng công nghiệp và phần bao che các công trình công nghiệp 2-Xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng 3-Kinh doanh Vật tư, Vật liệu xây dụng. Kinh doanh bất động sản. 4-Xây dựng các công trình thuỷ lợi kênh và trên kênh 5-Xây dựng các công trình giao thông đường bộ và cầu cống các cấp 6-Xây lắp đường dây và trạm biến áp 7-Lắp đặt thiết bị điện nước các loại 8-Xuất nhập khẩu máy móc thiết bị và lắp ráp thiết bị xử lý nước, dây chuyêng công nghệ các nhà máy chế biến nông lâm hải sản, gia súc gia cầm, phân bón và thủ lợi phục vụ nông nhiệp và phát triển nông thôn 9-tư vấn đầu tư thiết kế xây dựng bao gồm: Lập dự án đầu tư xây dựng các công trình nông lam nghiệp thuỷ lợi, cải tạo đồng ruộng, giao thông, dân dụng, công nghiệp, khảo sát địa hình địa chất thuỷ văn môi trường sinh thái. Tư vấn đấu thầu, chọn thầu hợp đồng kinh tế về xây dựngvà mua sắm máy móc thiết bị. Thiết kế quy hoạch, thiết kế công trình và lập tổng dự toán các công trình. Thẩm định dự án đầu tư, thẩm định thiết kế và dự toán công trình xây dựng. Quản lý các dự án đầu tư xây dựng. Xây dựng thực nghiệm các đề tài nghiên cứu. Cụ thể Công ty có năng lực hành nghề như sau: Thực hiện các công trình xây dựng gồm: + Nạo vét và bồi đắp mặt bằng, đào đất nền, đào đắp công trình + Thi công các loại móng thông thường(gạch,đá,bê tông,cọc tre) + Xây lắp các kết cấu công trình + Lắp đặt các thiết bị điện nước thông dụng + Hoàn thiện xây dựng Thực hiện xây dựng các công trình gồm: + Xây dựng các công trình dân dụng và phần bao che các công trình công nghiệp nhom B + Xây dựng các công trình thuỷ lợi nhỏ, kênh vả công trình trên kênh của công trình thuỷ lợi vừa(không làm đập đất và hồ chứa nước) + xây dựng các công trình đường bộ cấp V, VI và cầu cống nhỏ phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn + Xây lắp đường dây và trạm bién áp điện thế 35KV. Với sự nỗ lực tích cực của cán bộ công nhân viên trong Công ty cùng với sự giúp đỡ của các cơ quan quản lý cấp trên, Công ty đã đạt được một mức độ tăng trưởng vốn và tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên. Đồng thời hoàn thành nghĩa vụ đối với nhà nước. Trong nhưng năm gần đây thị phần của công ty đang được củng cố và mở rộng, địa bàn hoạt động của công ty được phân bổ đều trên cả nước, cụ thể công ty co các chi nhánh sau: chi nhánh Tỉnh Bắc Kạn, chi nhánh Tỉnh Bắc giang, chi nhánh Tỉnh Hải Dương, chi nhánh TP Hồ Chí Minh, chi nhánh Tỉnh Hưng Yên, chi nhánh Tỉnh Nam Định, chi nhánh Tỉnh Nghệ An, chi nhánh Tỉnh Lạng Sơn, chi nhánh Tỉnh Thái Nguyên, chi nhánh TP Nha Trang. Với đội ngũ công nhân viên lành nghề cụ thể: trình độ Kỹ sư là 145 cnv, trình độ Trung cấp có 31 cnv, công nhân các nghành nghề 650 cnv, cùng với khối lượng máy móc thiết bị lớn và hiện đại năm 2002 vừa qua, Công ty có mức tổng doanh thu là 97.003.228.763 đồng, Lợi nhuận sau thuế là 1.466.680.819 đồng. 1.2 Một số đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất của Công ty Xây Dựng và Phát Triển Nông Thôn 6: 1.2.1 Cơ cấu tổ chức - Giám đốc công ty: đồng thời đại diện pháp nhân cho Doang nghiệp là Ông Nguyễn Thế Hà. Ông là người đứng đầu trong việc quản lý cơ cấu và tổ chức điều hành mọi hoạt động tổ chức kinh doanh của Công ty. Là người vừa đại diện cho nhà nước vừa đại diện cho Công ty, và là người chịu trách nhiệm trực tiếp về mọi hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Là người đại diện cho cán bộ công nhân viên trong Công ty, với tư cách pháp nhân đầy đủ để ký kết các hợp đồng xây dựng và phân phối thu nhập. - Các phó giám đốc Công ty: Phó Giám Đốc thứ nhất Ông Ngô Hoàng Tùng, Phó Giám Đốc Hành Chính Ông Dương Hồng Yên, Phó Giám Đốc Kinh Doanh Ông Trần Đình Hỷ. Phó giám đôc hành chính và phó giám đốc kinh doanh là người đại diện trực tiếp của Giám đốc, với đầy đủ tư cách và trình dộ khoa học để điều hành và quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh. - Phòng kinh tế kỹ thuật: lam nhiẹm vụ lập dự toán và thanh quyết toán các hạng mục công trình xây dựng và kiểm tra tiến độ thi công cũng như chất lượng công trình xây dựng. - Phòng tài chính kế toán: có nhiệm vụ là cấp phát và giám đốc chặt chẽ các mặt chi tiêu, hặch toán kết quả sản xuất kinh doanh của toàn Công ty. Ban giám đốc kết hợp với phòng tài chính kế toán phụ trách việc ký kết hợp đồng. - Phòng tổ chức hành chính: có nhiệm vụ tổ chức chăm lo đời sống tới cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty. Mô hình tổ chức hoạt động kinh doanh của Công ty Xây Dựng và Phát Triển Nông Thôn 6 được thể hiện khái quát qua sơ đồ sau: -Ngoài các phòng ban trên còn có các ban xây dựng thuộc Công ty hặch toán báo sổ: Mỗi một Ban xây dựng có từ 1 tới 3 công trình, có 1 đội trưởng là kỹ sư xây dựng phụ trách điều hành chung trong Ban. Một kế toán Ban phụ trách toàn bộ phần hặch toán chi phí sản xuất của Ban, theo dõi tiền bên A chuyển về Công ty, theo dõi phần đã ứng của Công ty về Ban, thu thập đầy đủ và chính xác các chứng từ gốc phát sinh từng công trình trong Ban, cuối tháng tập hợp chi phí gửi về Công ty. Mỗi Ban có từ 1 tới 3 thủ kho kiêm thủ quỹ quản lý trực tiếp toàn bộ tài sản, vật tư thiết bị máy móc và các thiết bị vật tư khác hiện có trên công trường. Mỗi Ban có 1 đến 3 án bộ kỹ thuật phụ trách toàn bộ khối lượng các hạng mục công trình, kiểm tra giám sát thiết kế thi công, thiết kế mỹ thuật, xử lý kỹ thuật, tổ chức biện pháp thi công, phân công công nhân làm nghiệm thu khối kượng phát sinh hàng ngày, điều hành công việc trên hiện trường, viết lệnh xuất vật tư. Còn kế toan Ban viết phiếu nhập kho kèm lệnh xuất sau phiếu, thủ kho nhận được phiếu xuất kho tiến hành xuất vật tư và đồng thời vào thẻ kho. 1.2.2 Nguyên tắc hoạt động - Tổ chức sản xuất kinh doanh theo dúng quy định của pháp luật và các quy định chung của Công ty. - Giám đốc trực tiếp chỉ đạo Công ty, tự tìm đối tác kinh doanh, đảm bảo tự chủ trong quá trình tìm kiếm và huy động vốn, khai thác mọi khả năng trong và ngoài Doanh nghiệp.Tìm kiếm các nguồn tài trợ về vốn cũng như trong các lĩnh vực khác. - Hoàn thành tốt nghĩa vụ đối với cấp trên cũng như đối với các cơ quan chủ quan. - Bảo đảm chế độ bình đẳng, giao đúng ngưòi, đúng việc, nâng cao cải tiến trang thiết bị kỹ thuật cho môi trường làm việc, nhất là các cơ quan phòng ban. Đối với người lao động đảm bảo an toàn trong lao động, thực hiên đúng các chế độ bảo hiểm. - Bảo đảm khả năng tăng trưởng và mở rộng khả năng của Công ty, kết hợp với đảm bảo đời sóng của cán bộ công nhân viên, thông qua hoạt động sản xuất. Công ty hoạt động lấy chữ tín làm tiền đề kết hợp việc hạch toán chính xác chi phí hoạt đọng sản xuất kinh doanh, góp phần giảm giá thành, thúc đẩy khả năng cạnh tranh, để thắng thầu và được chọn thầu. Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty xây dựng và phát triển nông thôn 6 Giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Phòng Tài chính Kế toán Phòng Tổ chức- Hành chính Phòng Kế hoạch- Dự Thầu Phòng kdxnk trang thiết bị Trung tâm tư vấn đttk & xây dựng 6 Ban xây dựng số 1,2,3,4,5 Ban xây dựng số 6,7,8,9 Ban xây dựng cầu đường1,2,3,4 Ban xây dựng thuỷ lợi1,2,3,4 Các chi nhánh tại các tỉnh Ban xây dựng điện nước 1,2 Các đội xây dựng trực thuộc 1.3 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty Công ty chọn hình thức kế toán chứng từ ghi sổ, do đặc điểm và khoảng cách không gian, thời gian giữa các kế toán phụ thuộc trực tiếp tại công trình, hạng mục công trình thuộc các Ban xây dựng. Vì vậy định kỳ các chứng từ ban đầu mới được tổng hợp về phòng kế toán công ty cho kế toán tổng hợp và ghi vào sổ kế toán tổng hợp. Đây là hình thức kế toán mà cán bộ kế toán công ty có kinh nghiệm trong việc tổng hợp và ghi chép. Phương thức ghi chép kế toán tại Công ty Xây Dựng và Phát Triền Nông Thôn 6: Chú thích: Đối chiếu kiểm tra Ghi hàng ngày Ghi cuối kỳ Chứng từ gốc Báo cáo kế toán Bảng tổng hợp chứng từ ghi sổ Chứng từ ghi sổ Sổ quỹ Sổ cái tài khoản Bảng tổng hợp Sổ (thẻ chi tiết) Phân loại tồng hợp chứng từ Để tương ứng với bộ máy tổ chức kế toán phân tán, Công ty Xây Dựng và Phát Triển Nông Thôn 6 đã áp dụng phương pháp chứng từ ghi sổ. Trong đó do đặc thù của một công ty xây lắp, khối lượng tài sản cố định, máy thi công lớn, khấu hao nhiều, lại có số lượng chi phí xây lắp lớn, phát sinh làm nhiều đợt, nhiều loại khác nhau, trong khi đó kết quả kinh doanh đem lại theo từng đợt hoàn thành công trình. Do vậy trong quá trình hoạt động của mình, các nhân viên kế toán đặc biệt chú trọng đến việc tập hợp chi phí xây lắp và tính giá thành sản phầm. Công việc này được diễn ra ở cả hai cấp, là phòng Tài chính-Kế toán của Doanh nghiệp và các nhân viên kế toán tại các Ban. + Trong đó, các kế toán ở các đội xây dựng chịu trách nhiệm lập và tổng hợp các chứng từ phát sinh ban đầu. Định kỳ hàng tháng tập hợp và nộp về phòng kế toán. + Tại phòng kế toán, kế toán Công ty chịu sự phân công của kế toán trưởng, lập chứng từ ghi sổ. Sau khi đã kiểm tra tính chính xác và hợp lý của chứng từ ban đầu phát sinh như phiếu nhập, phiếu xuất kho, bảng chấm công, các biên bản giao nhận khoán gọn, báo cáo nhập xuất vật tư, ghi vào sổ kế toán tổng hợp, lập bảng kê chứng từ,... Cuối tháng lập bảng thanh toán lương chuyển cho bộ phận kế toán thanh toán làm thủ tục thanh toán lương cho từng đội xây dựng. Lập báo cáo các chi phí chi tiết cho Kế toán trưởng sau khi công trình có khối lượng công tác xây lắp hoàn thành, chuẩn bị bàn giao thanh quyết toán. + Xác định đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành. + áp dụng hệ thống tài khoản kế toán theo quy định của chế độ kế toán mới. Xuất phát từ đặc điểm của công ty xây dựng thuộc loại hình sản xuất đơn chiếc, quy trình sản xuất phức tạp và phức hợp, thời gian xây dựng dài, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là công trình xây dựng và phương tiện tập hợp chi phí sản xuất theo từng công trình, do vậy đối tượng tính giá thành công trình xây dựng ở Doanh nghiệp được xác định là từng bộ phận công trình hoàn thành. Dẫn tới kỳ tính giá thành của Công ty là hàng quý. Tuỳ theo phần khối lượng xây dựng hoàn thành bàn giao theo kế hoạch hoặc hợp đồng đã ký trong quý, căn cứ vào tiến độ thực tế của Công ty mà thực hiện bàn giao thanh toán từng khối kượng xây lắp theo từng công trình, hạng mục công trình từ khi khởi công xây dựng công trình cho tới khi hoàn thành bàn giao chính thức là giá thành thực tế của công trình, hạng mục công trình đó. Do các công trình xây lắp có thời gian thi công dài nên trong Công ty chỉ tính giá thành cho các công trình hoàn thành bàn giao hoặc các công trình hoàn thành đến điểm dừng kỹ thuật hợp lý. 1.4 Khái quát vốn , cơ cấu nguồn vốn và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây 1.4.1 Tình hình vốn kinh doanh của Công ty Qua bảng và tài liệu thực tế của Công ty ta thấy năm 2001 Vốn Ngân sách cấp từ đấu kỳ là 1.523.675.217(đồng) đến cuối kỳ không có gì thay đổi, chiếm tỷ lệ 49,05% Tổng vốn kinh doanh. Tương tự Vốn tự bổ sung của Công ty chiếm 50,95% Tổng vốn kinh doanh tương đương số tiền 1.528.498.242 và không có gì thay đổi từ đầu năm tới cuối năm. Năm 2002, Vốn Ngân sách cấp tăng trong kỳ 556.860.041, tỷ lệ tăng 26,7%, tỷ trọng tăng 7,75%. Vốn tự bổ sung không có gì thay đổi so với năm 2001. Bảng số 1 Bảng phân tích tình hình biến động vốn kinh doanh của Công ty Đơn vị: Đồng Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Số tiền (%) Số tiền (%) I.Vốn Ngân sách Nhà nước cấp II.Tự bổ sung Tổng vốn 1.523.675.217 1.582.498.242 3.106.173.459 49,05 50,95 100 2.080.535.258 1.582.498.242 3.663.033.500 56,8 43,2 100 1.4.2 Tình hình biến động tài sản và nguồn vốn của Công ty Bảng số 2 Bảng phân tích tình hình biến động tài sản và nguồn vốn Đơn vị: đồng Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Chênh lệch So sánh Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) +/- (%) I.Tài sản lưu động II.Tài sản cố định Tổng tài sản III.Nợ phải trả IV.Nguồn vốn CSH Tổng nguồn vốn 56.191.146.007 2.639.988.887 58.831.134.894 52.529.028.763 6.302.106.131 58.831.134.894 95,5 0,5 100 89,3 10,7 100 74.951.221.081 3.079.479.233 78.030.700.314 70.177.772.364 7.852.927.950 78.030.700.314 96,05 3,95 100 90 10 100 18.760.075.074 439.490.346 19.199.565.420 17.648.743.601 1.550.821.819 19.199.565.420 33.4 16,65 32,64 33,6 24,61 32,64 Xét về tài sản: Tài sản của Công ty đã tăng lên 19.199.565.420 đồng với tỷ lệ tương ứng là 32,64%, mức tăng này do sự tăng trưởng của cả TSCĐ và TSLĐ trong đó chủ yếu là TSLĐ. Mức tăng TSLĐ đạt 18.760.075.074 đồng đạt mức tăng trưởng rất cao 33,6%, qua Bảng cân đối kế toán của Công ty năm 2002 ta có thể thấy rõ, TSLĐ tăng chủ yếu do tăng thêm của khoản phải thu, năm 2002 các khoản phải thu có số dư cuối kỳ là 65.664.861.707 đồng, Công ty cần có các biện pháp giảm bớt tỷ trọng của các khoản phải thu nhằm tăng khả năng linh động cho Vốn kinh doanh. Bên cạnh sự tăng trưởng mạnh của TSLĐ là sự tăng trưởng chậm của TSCĐ, năm 2002 TSCĐ có tỷ lệ tăng 16,65% tuy không thấp nhưng giá trị tăng lại không lớn 439.490.346 đồng, đó là sự cố gắng của Công ty để tận dụng hết những máy móc thiết bị đã đầu tư từ trước đó. Xét về nguồn hình thành: Nguồn vốn chủ sở hữu năm 2002 có số dư cuối kỳ là 7.852.927.950 đồng, tỷ trọng 10% trong Tổng nguồn vốn, giảm 0,7% tỷ trọng so với năm 2001. Mặc dù trên lý thuyết Nguồn vốn chủ sở hữu vẫn tăng về mặt giá trị tuơng đương 1.550.821.819 đồng, tỷ lệ tăng 24,61%. Tuy nhiên, Nợ phải trả của Công ty năm 2002 có tỷ lệ tăng cao hơn 33,6% tương đương giá trị tăng 17.648.743.601 đồng. Nếu không có những biện pháp kịp thời và hữư hiệu thì trên lý thuyết Công ty đang mất dần khả năng tự chủ vế Vốn. 1.4.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2001, 2002 Bảng 3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2001, 2002 Đơn vị: đồng Chỉ tiêu Mã số 2001 2002 Chênh lệch So sánh (%) Tổng doanh thu Trong đó: Doanh thu hang xuất khẩu Các khoản giảm trừ +Giảm giá +Hàng bị trả lại +Thuế TTĐB,XNK 1.Doanh thu thuần 2.Giá vốn hàng bán 3.Lợi nhuân gộp 4.Chi phí bán hàng 5.Chi phí quản lý Doanh nghiệp 6.LN thuần từ hoạt động kinh doanh 7.Thu nhập hoạt động tài chính 8.Chi phí hoạt động tài chính 9.Lợi nhuận từ hoạt động tài chính 10.Các khoản thu nhập bất thường 11.Chi phí bất thường 12.Lợi nhuận bất thường 13.Tổng lợi nhuận trước thuế 14.Thuế thu nhập doang nghiệp phải nộp 15.Lợi nhuận sau thuế 103.065.250.579 103.065.250.579 96.983.749.181 6.081.501.398 928.445.073 3.170.417.590 1.982.638.735 378.045.000 652.138.032 274.138.032 1.523.588.044 3.232.088.747 808.022.187 2.424.066.560 97.003.228.763 97.003.228.763 92.148.633.808 4.854.594.955 2.696.518.986 2.158.012.969 986.641.013 986.641.013 2.158.012.969 691.332.150 1.466.680.819 -6.062.021.816 -6.062.021.816 -6.237.459.050 -928.445.073 -473.898.604 +1.753.374.234 -5,88 -5,88 -6,43 100 -14,95 +8,85 Năm 2002 Tổng doanh thu giảm 6.062.021.816 Đồng so với năm 2001, tỷ lệ giảm 5,88%. Tuy nhiên, tổng chi phí sx-kd năm 2002 lại giảm so với năm 2001 là 6.237.459.050 Đồng làm cho tỷ suất Tồng chi phí sx-kd trên Doanh thu thuần năm 2002 giảm so với năm 2001 là 0,003; sự chênh lệch giữa các chỉ tiêu trên làm cho LN từ hoạt động sx-kd năm 2002 tăng so với năm 2001 là 175.3374.234 Đồng, tỷ lệ tăng 8,85%. Điều đó cho thấy hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2002 có hiệu quả hơn so với năm 2001. Qua bảng ta cũng có thể thấy có thể thấy năm 2002 chi phí bán hàng bằng 0 giảm 100% so với năm 2001 doanh nghiệp đã có những biện pháp sử lý hữu hiệu trong quá trình phân bổ nguyên vật liệu vào quá trình xây dựng, tránh lãng phí thừa nhiều cho nên năm 2002 không cần chi cho chi phí bán hàng (NVL thừa từ quá trình xây dựng), chi phí quản lý doanh nghiệp cũng giảm đáng kể 473.898.604 đồng, tỷ lệ giảm 14,95%. Bảng 4 Tình hình thực hiện chỉ tiêu kế hoạch năm 2002 Chỉ tiêu Đv tính Thực hiện 2001 Kế hoặch 2002 Thực hiện 2002 So sánh(%) TT2002/ TT2001 TT2002/ KH2002 Giá trị Tồng sản lượng Tr.đ 110.644 80.000 101.477 91,715 126,85 Phục vụ Nông nghiệp và PT Nông thôn Tr.đ 64.000 60.000 63.000 98,438 105,00 Tình hình tài chính Doanh thu Tr.đ 105.276 76.190 96.852 92,00 127,10 Chi phí Tr.đ 102.351 74.190 94.052 91,90 126,74 ước lãi(lỗ) Tr.đ 2.925 2.000 2.800 95,73 140,00 Các khoản nộp Ngân sách Số phải nộp Tr.đ 2.341 1.457 1.650 70,50 113,25 Số đã nộp Tr.đ 1.426 1.000 1.813 127,14 181,30 Chỉ tiêu lao động Lao động trong danh sách Người 120 120 170 141,67 141,67 Thu nhập bình quân 1000đ/người/ tháng 1.250 1.300 1.250 100,00 96,154 Qua biểu trên ta thấy: Năm 2002 Công ty gần như đã vượt tất cả các chỉ tiêu kế hoặch đề ra trong đó Giá trị Tổng sản lượng đạt 126,85%, Tổng doanh thu đạt 127,10%. Nhưng so với năm 2001 cả hai chỉ tiêu trên đều giảm, Tổng doanh thu năm 2002 chỉ đạt 92% so với năm 2001 tuy nhiên Tổng chi phí năm 2002 lại chỉ bằng 91,90% so với năm 2001, điều đó chứng tỏ phương pháp sản xuất kinh doanh của Công ty có hiệu quả. Chỉ tiêu duy nhất không đạt được so với ké hoach đề ra là chỉ tiêu “Thu nhập bình quân” chỉ đạt 96,154% kế hoạch đề ra, tuy nhiên có thể giải thích, nguyên nhân cơ bản là do số lao động trong danh sách đạt 141,67% so với kế hoạch đề ra, so sánh chênh lệch tương quan việc thực hiện kế hoạch giữa chỉ tiêu “ thu nhập bình quân” và “Số lao động trong danh sách” (96,154%/141,67%) ta có thể dễ dàng nhận thấy Công ty đã có những biện pháp hiệu quả trong việc tạo công ăn việc làm, mà vẫn đảm bảo thu nhập( đạt 100% sovới năm 2001). Là Công ty Xây Dựng và Phát Triển Nông Thôn, Phục vụ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là một trong những trọng tâm lớn nhất của Công ty, Năm 2002 mặc dù giá trị sản lượng phục vụ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn giảm 1.562% so với năm 2001, tuy nhiên thực hiện so với kế hoạch vẫn đạt 105%, một điều đáng khích lệ. 2. Tính giá thành xây dựng ở công ty xây dựng và phát triển nông thôn 6 2.1 Đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành Xuất phát từ đặc điểm của Công ty xây dựng thuộc loại hình sản xuất đơn chiếc, quy trình sản xuất phức tạp và phức hợp, thời gian xây dựng dài, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là công trình xây dựng và tập hợp chi phí sản xuất theo từng công trình. Do vậy, đối tượng tính giá thành ở Công ty được xác định là từng bộ phận công trình hoàn thành, giai đoạn công việc hình thành. Dẫn tới kỳ tính giá thành của Công ty được xác định là hàng Quý. Tuỳ theo phần khối lượng hoàn thành bàn giao theo kế hoạch hoặc hợp đồng đã ký trong quý, căn cứ vào tiến độ thực tế của Công ty mà thực hiện bàn giao thanh toán từng khối lượng xây lắp hoàn thành theo từng công trình. 2.2 Phương pháp tính giá thành Công ty áp dụng phương pháp tính giá thành trực tiếp cho từng công trình, hạng mục công trình. Toàn bộ chi phí phát sinh trực tiếp cho từng công trình, hạng mục công tình từ khi khởi công xây dự

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc9499.doc
Tài liệu liên quan