Có sự khác biệt lớn về tỷ lệ lực lượng lao động thường xuyên có trình độ chuyên môn kỹ thuật giữa khu vực thành thị và nông thôn của tỉnh. ở thành thị cứ 100 người tham gia lực lượng lao động thường xuyên thì có 35 người đã được đào tạo ở trình độ từ công nhân kỹ thuật có bằng trở lên, gấp hơn 4 lần so với chỉ số này ở nông thôn. Trong khi ở Thị xã Bắc Ninh và huyện Từ Sơn đạt tỷ lệ này từ gần 4 - 51% thì ở các huyện Thuận Thành, Lương Tài và Gia Bình chỉ đạt từ 11 -14%.
111 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1656 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp cho công tác xuất khẩu lao động ở tỉnh Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoẻ cho người dân ở Bắc Ninh luôn được chú ý đúng mức. Trong những năm vừa qua, mạng lưới các cơ sở y tế được mở rộng đến từng cơ sở, hiệu quả công tác phòng và chữa bệnh ngày càng cao đã tạo điều kiện cho việc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ người dân, giúp người dân có thể trạng và sức khoẻ tốt trong cuộc sống. Những chương trình như tiêm chủng mở rộng, chương trình phòng chống suy dinh dưỡng, phòng chống các loại bệnh cho trẻ em, phòng chống dịch bệnh cho người dân đã mạng lại những lợi ích to lớn, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Tạo ra điều kiện tốt cho công tác xuất khẩu lao động.
Đặc điểm nguồn lao động tỉnh Bắc Ninh
a. Số lượng lao động:
Quy mô
Tốc độ tăng dân số đồng nghĩa với tốc độ tăng nguồn lao động. Như vậy quy mô dân số có ý nghĩa quyết định đến quy mô nguồn lao động.
Tính đến thời điểm điều tra (1 – 7 - 2005), tổng số nhân khẩu thực tế thường trú của toàn tỉnh là 1.009.794 người; trong đó, khu vực thành thị có 117.394 người, chiếm 11,63%, khu vực nông thôn có 892.400 người, chiếm 88,37%. Trong tổng số nhân khẩu thực tế thường trú toàn tỉnh, nữ có 519.943 người, chiếm 51,49%; nam có 489.851 người, chiếm 48,51%.
Tính chung toàn tỉnh, số nhân khẩu từ đủ 15 tuổi trở lên có đến 1/7/2005 là 555.968 người, chiếm 55,05%. Trong đó số nhân khẩu trong độ tuổi lao động (nam từ đủ 15 - 60, nữ từ đủ 15 - 55) là 600.727 người, chiếm 59,49% trong tổng dân số thực tế thường trú.
ở khu vực nông thôn, số nhân khẩu từ đủ 15 tuổi trở lên là 714.429 người, chiếm 70,75% dân số thực tế thường trú trong khu vực
ở khu vực thành thị, số nhân khẩu từ đủ 15 tuổi trở lên là 743511 người, chiếm 73,63% dân số thực tế thường trú trong khu vực.
Tổng số lao động từ đủ 15 tuổi đang hoạt động kinh tế thường xuyên là 555.968 người trong đó nông nghiệp: 294.953; công nghiệp, xây dựng 125.235 người; dịch vụ 135.798 người. Các nhóm tuổi có tỷ lệ tham gia hoạt động kinh tế thường xuyên trong 12 tháng qua (gọi tắt là tỷ lệ tham gia lực lượng lao động) cao nhất là 35 - 39 tuổi (98,61%); tiếp đến là nhóm 30 - 34 tuổi (98,04%); nhóm 25 - 29 tuổi (97,76%); nhóm 40 - 44 tuổi (97,70%); nhóm 45 - 49 tuổi (96,14%). Thấp nhất là nhóm 15- 19 (36,29%).
Tỷ lệ tham gia hoạt động kinh tế thường xuyên của dân số trong độ tuổi lao động rất lớn, trên 70%. Trong đó, số lượng người trong độ tuổi lao động tham gia vào hoạt động kinh tế thường xuyên ở khu vực nông thôn chiếm tỷ lệ cao, gần 90% tổng số toàn tỉnh.
Nhìn vào thực trạng của nhân khẩu và lực lượng lao động của tỉnh Bắc Ninh thì ta có nhân xét như sau:
- Tốc độ tăng dân số vẫn còn cao
- Dân số trong độ tuổi lao động, lực lượng lao động thường xuyên tập trung hầu hết ở khu vực nông thôn, chiếm gần 90%.
- Dân số trong độ tuổi lao động chiểm tỷ lệ rất lớn trong tổng số dân, chiếm 59,49%.
- Lực lượng lao động trẻ và trung niên có tỷ lệ rất lơn 91,9% còn lực lượng lao động cao tuôi chỉ chiếm 8,1%
Như vậy dân số Bắc Ninh là dân số trẻ, với tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động là rất lớn đặt ra cho tỉnh những nhiệm vụ nặng nề trong công tác giải quyết việc làm. Hơn nữa, lao động tập trung chủ yếu ở nông thôn cho nên vấn đề giải quyết việc làm ở Bắc Ninh về cơ bản chính là giải quyết việc làm cho lao động ở khu vực nông thôn của tỉnh. Do vậy, giải quyết việc làm chủ yếu phải hướng vào khu vực nông thôn, nhưng không vì thế mà xem nhẹ khu vực thành thị. Phải hiểu rằng giải quyết việc làm ở hai khu vực nông thôn và thành thị phải được tiến hành song song trong đó trọng tâm là khu vực nông thôn.
Cơ cấu
Về cơ cấu theo khu vực nông thôn và thành thị như sau:
Bảng 2.5 Cơ cấu lực lượng lao động theo khu vực thành thị và nông thôn năm 2005
Chỉ tiêu
Số lao động (người)
Tỷ lệ %
Thành thị
71.731
13,34
Nông thôn
466.035
86,66
Toàn tỉnh
537.766
100%
(Nguồn tổng hợp)
Như vậy so với tổng số dân thì lực lượng lao động trong toàn tỉnh là rất lớn. Mặt khác, có sự chênh lệch lớn giữa lao động của khu vực thành thị và nông thôn, trong đó lao động của khu vực nông thôn chiếm đa số (89,1%) còn lao động khu vực thành chiếm tỷ lệ rất khiêm tốn (10,09%). Điều này cho thấy việc giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh phải tập trung chủ yếu vào khu vực nông thôn.
Cơ cấu lực lượng lao động thường xuyên chia theo nhóm tuổi:
Bảng 2.6 Lực lượng lao động chia theo nhóm tuổi, cách 10 tuổi
Tuổi
15 - 24
25 - 34
35 - 44
45 - 54
55 - 59
³ 60
Số người
96.637
130.347
143.510
117.860
28.037
21.375
%
17,97
24,24
26,68
21,92
5,21
3,97
(Điều tra lao động - việc làm Bắc Ninh 1/7/2005)
Bảng 2.7 Cơ cấu lực lượng lao động chia theo nhóm ngành kinh tế năm 2005
Chỉ tiêu
Số lao động
Tỷ lệ %
- Nông nghiệp
265.119
49,3
- Công nghiệp
119.384
22,2
- Dịch vụ
153.263
28,5
(Điều tra lao động - việc làm Bắc Ninh 1/7/2005)
Bảng 2.8 Cơ cấu lực lượng lao động chia theo thành phần kinh tế năm 2005
Chỉ tiêu
Khu vực thành phần kinh tế
Cá thể
Tập thể
Nhà nước
Tư nhân
Có vốn ĐTNN
Số lao động
461.188
6.131
38.988
27.480
3.979
%
85,76
1,14
7,25
5,11
0,74
(Điều tra lao động - việc làm Bắc Ninh 1/7/2005)
Kết luận về cơ cấu lực lượng lao động tại tỉnh Bắc Ninh
- Giữa khu vực thành thị và khu vực nông thôn có sự cách biệt quá lớn về lực lượng lao động. Lực lượng lao động ở khu vực nông thôn chiếm khoảng gần 90% tổng lực lượng.
- Trong lực lượng lao động thì lao động trẻ và trung niên chiếm tỷ lệ rất lớn, chiếm khoảng 91,09%
- Cơ cấu lực lượng lao động thường theo nhóm ngành kinh tế (3 nhóm ngành) bất hợp lý: Lao động tập trung nhiều nhất ở nhóm ngành nông, lâm, ngư nghiệp, chiếm 49,3%; trong khi đó ở nhóm ngành công nghiệp, xây dựng chỉ chiếm 22,2%; còn nhóm ngành dịch vụ chiếm 28,5%
- Lao động chia theo nhóm ngành của khu vực thành phần kinh tế vẫn còn bất hợp lý
- Lao động của thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ lệ quá thấp (0,74%), lao động của thành phần kinh tế tư nhân cũng chỉ chiếm 5,11%.
Nguyên nhân
- Tốc độ đô thị hoá và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, dẫn đến có sự cách biệt giữa 2 khu vực thành thị và nông thôn; đồng thời cơ cấu về lao động chuyển biến tương ứng với cơ cấu kinh tế. Đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá có ý nghĩa quyết định trong việc giảm khoảng cách khu vực thành thị và khu vực nông thôn về mọi mặt, hình thành các khu đô thị mới; khi đó có sự cân bằng giữa hai khu vực thành thị và nông thôn. Cho đến nay, trên địa bàn tỉnh rất ít các khu đô thị và cá khu đô thị này tập trung chủ yếu ở khu vực đường quốc lộ trong tỉnh. Những vùng khác do cơ sở hạ tầng còn kém phát triển, dân trí thấp do dó khó có khả năng phát triển thành các đô thị nếu không có sự đầu tư thích đáng.
Các chính sách phát triển kinh tế nông thôn còn mang tính hình thức chưa thực sự sâu sát với tình hình của từng địa phương. Do vậy, các địa phương không có những bước đi hợp lý trong phát triển kinh tế nhằm giảm tỷ trọng giá trị nông nghiệp trong cơ cấu giá trị
- Tuy có những điều kiện tương đối thuận lợi để phát triển ngành dịch vụ nhưng Bắc Ninh chưa tận dụng triệt để những điều kiện đó. Quy mô ngành này còn quá nhỏ chưa tương xứng với tiềm năng vốn có do đó việc không thu hút được nhiều lao động vào khu này là điều dễ hiểu.
- Chính sách thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước kém hiệu quả: khả năng tuyên truyền còn nhiều hạn chế, chính sách đầu tư chưa thực sự thuyết phục được các nhà đầu tư, công tác giải phóng mặt bằng chậm chạp, quá trình triển khai các dự án phải qua nhiều khâu thủ tục rườm rà làm nản lòng các nhà đầu tư. Trong khi đó đây là khu vực có khả năng tạo nhiều việc làm, góp phần nâng cao trình độ quản lý cho cán bộ cũng như trình độ cho người lao động.
b. Chất lượng lao động
Về sức khoẻ:
Sức khoẻ làm tăng chất lượng nguồn nhân lực cả hiện tại và tương lai, người lao động có sức khoẻ tốt có thể mang lại lợi ích bằng việc nâng cao sức bền bỉ, dẻo dai và khả năng tập trung trong khi đang làm việc. Việc nuôi dưỡng và chăm sóc sức khoẻ tốt cho trẻ em sẽ là yếu tố làm tăng năng xuất lao động trong tương lai, giúp trẻ phát triển thành những người khoẻ về thể chất, lành mạnh về tinh thần.
Bảng 2.9 Số liệu tổng hợp
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
Cơ sở y tế
142
147
147
Giường bệnh/ 1vạn dân
16.8
17.5
17.6
Kết quả tiêm chủng mở rộng
22859
16865
17048
Số cán bộ y tế/ 1 vạn dân
16.3
16.7
17.8
GDP bình quân/người (1000 đồng)
3003.1
3539.9
4142.4
(Niên giám thống kê Bắc Ninh 2005)
Những năm gần đây, tình hình kinh tế xã hội có nhiều chuyển biến tích cực nên công tác chăm sóc sức khoẻ cho người dân có nhiều tiến bộ. Thu nhập bình quân đầu người tăng lên qua các năm, mạng lưới y tế được mở rộng và hoạt động ngày càng hiệu quả, số cán bộ y tế tăng lên, kết quả tiêm chủng mở rộng được nâng cao, đáp ứng được phần nào nhu cầu người dân về chăm sóc sức khoẻ. Hiện nay, tình trạng sức khoẻ ngươi lao động tương đối tốt có thể đáp ứng các yêu cầu trong lao động như làm các công việc nặng nhọc, công việc cần sự dẻo dai. Cho nên, chúng ta có thể yên tâm về tình trạng sức khoẻ của người lao động trong tỉnh.
Về trình độ học vấn
Bảng 2.10 Cơ cấu lực lượng lao động chia theo trình độ học vấn năm 2005
Chung
Thành thị
Nông thôn
Toàn tỉnh
100%
100%
100%
- Mù chữ
0,83
0,88
0,82
- Chưa tốt nghiệp tiểu học
6,21
3,05
6,70
- Tốt nghiệp tiểu học
26,54
14,56
28,39
- Tốt nghiệp THCS
45,44
37,07
46,73
- Tốt nghiệp PTTH
20,97
44,44
17,36
(Điều tra lao động - việc làm Bắc Ninh 1/7/2005)
Theo số liệu trên, có sự khác biệt khá lớn về trình độ học vấn của lực lượng lao động giữa khu vực thành thị và nông thôn. ở khu vực thành thị, cứ 100 người hoạt động kinh tế thường xuyên thì có khoảng 45 người đã tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng 2,3 lần so với khu vực nông thôn; số người mù chữ và chưa tốt nghiệp tiểu học chỉ chiếm 3,93% thấp hơn hai lần so với tỷ lệ này ở khu vực nông thôn. Tính chung toàn tỉnh, tỷ lệ tốt nghiệp THPT còn rất thấp (20,97%), tỷ lệ mù chữ và chưa tốt nghiệp tiểu học vẫn còn cao (0,83% vầ 6,21%).
Về trình độ chuyên môn kỹ thuật
Có sự khác biệt lớn về tỷ lệ lực lượng lao động thường xuyên có trình độ chuyên môn kỹ thuật giữa khu vực thành thị và nông thôn của tỉnh. ở thành thị cứ 100 người tham gia lực lượng lao động thường xuyên thì có 35 người đã được đào tạo ở trình độ từ công nhân kỹ thuật có bằng trở lên, gấp hơn 4 lần so với chỉ số này ở nông thôn. Trong khi ở Thị xã Bắc Ninh và huyện Từ Sơn đạt tỷ lệ này từ gần 4 - 51% thì ở các huyện Thuận Thành, Lương Tài và Gia Bình chỉ đạt từ 11 -14%.
Bảng 2.11 Cơ cấu lực lượng lao động chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật năm 2005
Chung
Thành thị
Nông thôn
Tổng số
100%
100%
100%
- Chưa qua đào tạo
69,40
49,14
72,52
- CNKT có bằng
4,20
9,73
3,35
- THCN
5,79
12,32
4,79
- CĐ, ĐH và trên ĐH
4,30
15,10
2,64
(Điều tra lao động - việc làm Bắc Ninh 1/7/2005)
Bảng 2.12 Cơ cấu lực lượng lao động (có trình độ chuyên môn kỹ thuật) chia theo nhóm ngành kinh tế
Chỉ tiêu
Nông, lâm, ngư nghiệp
Công nghiệp và Xây dựng
Dịch vụ
Tổng số
Có trình độ từ sơ cấp/học nghề trở lên
13,28%
47,10%
32,06%
24,50%
Có trình độ từ CNKT có bằng trở lên
6,69%
9,20%
25,20%
11,69%
(Điều tra lao động - việc làm Bắc Ninh 1/7/2005)
Theo số liệu điều tra nêu trên, tính chung cho các nhóm ngành kinh tế quốc dân của toàn tỉnh, tỷ lệ có trình độ chuyên môn kỹ thuật nói chung của lao động có việc làm thường xuyên là 24,50%; riêng với số lao động được đào tạo có bằng trở lên là 11,69%.
Có sự chênh lêch lớn về tỷ lệ lao động có chuyên môn kỹ thuật giữa các nhóm ngành nông, lâm, ngư nghiệp và công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Lao động làm việc trong nhóm ngành nông, lâm, ngư nghiệp của tỉnh có các tỷ lệ nêu trên rất thấp: 13,28% và 6,69%. Trong nhóm ngành công nghiệp và xây dựng, các tỷ lệ này là: 47,10% và 9,20%. Nhóm ngành dịch vụ có tỷ lệ cao nhất là 32,0% và 25,20%
Nguyên nhân
- Hệ thống giáo dục đào tạo ở cả 3 cấp (tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông) chưa đáp ứng được đòi hỏi của nền giáo dục chất lượng cao.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành giáo dục còn lạc hậu đặc biệt là ở khu vực nông thôn (kém hơn rất nhiều so với khu vực thành thị), phần nào ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục của hai khu vực. Khu vực nông thôn do kinh tế kém phát triển nên khó có điều kiện đầu tư vào giáo dục.
- Trình độ giáo viên ở 2 khu vực thành thị và nông thôn có sự chênh lệch, do các giáo viên có xu hướng muốn làm việc ở thành thị, vì điều kiện ở thành thị tốt hơn
- Khu vực nông thôn do đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn cho nên không có điều kiện học tập. Tuy nhiên đây vấn đề này không phải không giải quyết được, dù điều kiện khó khăn nhưng học sinh ở nông thôn vẫn có thể học tốt nếu làm tốt công tác tuyên truyền, và phát động các phong trào phong trào khuyến học đến tận cở sở.
- Mạng lưới đào tạo nghề còn nhỏ bé và lạc hậu, không phù hợp với những yêu cầu của xã hội: cơ sở vật chất lạc hậu, trình độ giáo viên còn nhiều bất cập. Trên địa bàn toàn tỉnh số trường dạy nghề còn quá ít, quy mô đào tạo không lớn, phạm vi còn nhỏ cho nên số lượng lao động được đào tạo nghề trong tỉnh thấp là điều đương nhiên.
- Chính sách giáo dục đào tạo đã mang lại những kết quả nhất định, những bộc lộ nhiều hạn chế. Chưa có một chính sách toàn diện về giáo dục, trong đó vừa khuyến khích được người học cũng như người dạy, cân đối chất lượng giáo dục giữa nông thôn và thành thị
- Công tác tuyên truyền và khuyến học triển khai chưa mạnh và chưa rộng khắp, cho nên phần nào ảnh hưởng đến sự hiều biết của nhân dân. Nếu người dân có nhận thức đúng về giáo dục, về việc học tập của con em mình thì những hành động tích cực của họ có thể sẽ đem lại những kết quả không ngờ. Nhưng trên thực tế người dân trong tỉnh, đặc biệt là các vùng nông thôn vẫn xem nhẹ việc học tập chưa chú ý và đầu tư thoả đángvào việc học tập của con em mình.
Năng lực, phẩm chất
Là yếu tố quan trọng trong đánh giá chất lượng lao động, năng lực, phẩm chất là yếu tố không thể thiếu trong việc nâng cao chất lượng lao động. Năng lực, phẩm chất đó là: Có chăm chỉ không? Có tinh thần trách nhiệm không? Có sức sáng tạo không? Tác phong làm việc như thế nào?
Người Việt Nam nói chung và người Bắc Ninh nói riêng vốn có tính cần cù, chịu khó, thông minh. Tuy nhiên, tác phong người lao động còn chậm chạp thiếu tác phong công nghiệp, thiếu sự sáng tạo trong công việc, thái độ chấp hành kỷ luật lao động còn kém cho nên phần nào ảnh hưởng đến chất lượng lao động.
Mặt khác, trình độ quản lý còn thấp, các cán bộ quản lý không được đào tạo bài bản nên chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc hiện đại.
Nguyên nhân
- Người lao động còn quen với cơ chế cũ chưa thích ứng được những thay đổi của cơ chế thị trường tự do cạnh tranh.
- Chế độ khuyến khích đối với các cá nhân có sáng tạo trong công việc chưa hấp dẫn, nên không tạo ra động lực cho người lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh. Khi có động lực người lao động nhất định có những sáng tạo trong sản xuất. Nhưng thực tế khi người lao động có những sáng tạo trong công việc mang lại những nguồn lợi lớn cho xã hội thì lợi ích của họ lại chưa được quan tâm thoả đáng. Những chính sách thu hút và đãi ngộ nguồn nhân lực có chất lượng chưa tốt sẽ làm giảm sức sáng tạo của người lao động.
- Người lao động chủ yếu ở khu vực nông thôn, do vậy chưa quen với tác phong lao động ở các doanh nghiệp, đây chính là lỗi của người lao động cũng như các cơ quan giáo dục và tuyên truyền.
- Chưa thực sự chú ý đến đào tạo cán bộ quản lý của tỉnh trong tất cả các lĩnh vực. Số lượng và chất lượng của các lớp bồi dưỡng về trình độ quản lý cho cán bộ chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tế.
Tình trạng thiếu việc làm trên địa bàn tỉnh
a. Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị
Bảng 2.13 Tỷ lệ thất nghiệp qua các năm
Năm
2002
2003
2004
2005
Số người thất nghiệp
5.040
4.649
4.038
3.981
Tỷ lệ thất nghiệp (%)
5,28
4,87
4,23
4,17
(Điều tra lao động - việc làm Bắc Ninh 1/7/2005)
Qua biểu trên cho thấy: Tính chung cho toàn tỉnh, tỷ lệ thất nghiệp tính đến thời điểm điều tra ở khu vực thành thị của dân số trong độ tuổi lao động hoạt động kinh tế là 4,17%, giảm được 1,11% so với thời điểm này năm 2002. Qua số liệu các năm cho thấy tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị giảm dần qua các năm từ năm 2002 đến năm 2005. Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi lao động ở khu vực thành thị giảm nhẹ so với năm 2002 và ở mức thấp so với nhiều tỉnh/thành phố trong cả nước nhưng để tiếp tục giảm xuống thấp hơn ở những năm tới, cần đặc biệt quan tâm đến các giải pháp đào tạo, dạy nghề, bố trí sử dụng lao động đã qua đào và tạo mở việc làm thông qua phát triển các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ ở cả khu vực thành thị và nông thôn trong tỉnh để giải quyết việc làm cho số lao động mới tham gia lực lượng lao động, đặc biệt là lao động trẻ đã tốt nghiệp các trường lớp hoặc cơ sở dạy nghề.
Bảng 2.14 Tỷ lệ và tỷ trọng thất nghiệp
khu vực thành thị chia theo nhóm tuổi 2005 (%)
Chung
15 - 24
25 - 34
35+
Tỷ lệ
4,17
14,02
4,04
1,86
Tỷ trọng
100,00
47,44
26,30
26,26
(Điều tra lao động - việc làm Bắc Ninh 1/7/2005)
Nhận xét: Thất nghiệp tập trung chủ yếu ở độ tuổi trẻ (15 - 24), thể hiện:
Tỷ lệ thất nghiệp ở nhóm tuổi trẻ cao và cao nhất so với tỷ lệ thất nghiệp chung và các nhóm tuổi khác 14,02% (cao gấp 3,36 lần tỷ lệ thất nghiệp chung, gấp 3,47 lần tỷ lệ thất nghiệp của nhóm tuổi 25 - 34 và gấp 7,25 lần tỷ lệ thất nghiệp của nhóm tuổi từ 35 trở lên).
Tỷ trọng thất nghiệp theo nhóm tuổi (15 - 24) chiếm cao nhất 47,44% so với tổng số người thất nghiệp (có gần một nửa số người ở độ tuổi này thuộc LLLĐ là thất nghiệp), nhóm tuổi 25 - 34 chiếm 26,30%; nhóm tuổi 35 trở lên chiếm 26,26%.
Có thể nói, những người ở nhóm tuổi (15 - 24), ngoài một bộ phận không tham gia thị trường lao động (đi học), còn lại tham gia thị trường lao động ở giai đoạn bắt đầu, điều kiện (nghề nghiệp, trình độ ... ) tiếp cận với việc làm rất thấp dẫn tới tỷ lệ thất nghiệp cao.
Các nhóm tuổi còn lại tuy tỷ trọng thất nghiệp chiếm trên 1/2 (52,94%) nhưng tỷ lệ thất nghiệp theo nhóm tuổi này thấp hơn.
Phân tích trên thấy tình hình thất nghiệp ở nhóm tuổi trẻ rất lớn, và thực tế lao động trẻ đang gặp khó khăn trong tìm kiếm việc làm. Giải quyết việc làmcho lực lượng này không những làm giảm bớt căng thẳng về tình trạng thất nghiệp hiện nay mà còn kích thích phát triển kinh tế, bởi lẽ khi lực lượng trẻ có việc làm sẽ tạo ra khối lượng hàng hóa, dịch vụ cho xã hội (tăng cung hàng hóa - dịch vụ), đồng thời lại chính là lực lượng có nhu cầu tiêu dùng lớn (tăng cầu hàng hóa - dịch vụ), tác động lại phát triển sản xuất. Mặt khác, giảm số lượng thất nghiệp ở nhóm tuổi trẻ còn góp phần hạn chế những tệ nạn xã hội do họ gây ra khi không tham gia lao động.
Tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng ở khu vực nông thôn
Sự biến động về tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng ở khu vực nông thôn biến động phức tạp qua các năm. Năm 2001 tỷ lệ này là 76,29%, năm 2002 tăng lên 77,37%, năm 2003 lại tăng lên là 78,5% và năm 2004 lại tăng lên 79,4% nhưng vẫn thấp hơn năm 2005. Sự biến động này cho thấy tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng ở khu vực nông thôn đã tăng lên đều đặn trong những năm vừa qua.
Bảng 2.15 Tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng ở khu vực nông thôn
qua các năm
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
Tỷ lệ thời gian LĐ (%)
76,29
77,37
78,5
79,4
80
(Điều tra lao động - việc làm Bắc Ninh 1/7/2005)
Do vậy, trong thời gian tới cần có những biện pháp nhằm nâng cao thời gian lao động ở khu vực nông thôn hơn nữa, giảm thời gian nông nhàn: phát triển các nghề thủ công, các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Tình hình giải quyết việc làm trên địa bàn
tỉnh Bắc Ninh trong những năm vừa qua
Để đạt được mục tiêu chung của Đảng, Nhà nước đề ra: tạo mở việc làm mới và đảm bảo việc làm cho người lao động có khả năng lao động có việc làm; người thiếu việc làm sẽ có việc làm đầy đủ; việc làm kém hiệu quả sẽ có hiệu quả cao hơn. Tiến tới mục tiêu tạo việc làm đầy đủ cho người lao động, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, thông qua đó giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết việc làm cho người lao động. Nhà nước tạo ra môi trường pháplý thuận lợi để người lao động, các tổ chức kinh tế đoàn thể tự tạo việc làm, thu hút thêm lao động xã hội. Trong chính sách giải quyết việc làm, Nhà nước hỗ trợ một phần tài chính nhằm thúc đảy người lao động và xã hội hoá vấn đề giải quyết việc làm. Phấn đấu thực hiện các mục tiêu của Đảng, Nhà nước về giải quyết việc làm, trong thời gian qua tỉnh Bắc Ninh đã triển khai một số hình thức (mô hình) giải quyết việc làm:
Tạo việc làm trên cơ sở phát triển kinh tế hộ gia đình
Đây là mô hình tạo việc làm thu hút được nhiều lao động, nó thay thế cho mô hình việc làm tập trung theo sự chỉ đạo tập trung và điều hành tập thể. Người lao động chủ động bố trí phương hướng, kế hoạch sản xuất kinh doanh, tiếp cận thị trường vốn, công nghệ và đầu ra sản phẩm. Thông qua mô hình này có thể tận dụng vốn trong dân một cách tối đa vào sản xuất kinh doanh, tận dụng và linh hoạt trọng phân công và sử dụng lao động.
Tạo việc làm từ đẩy mạnh đầu tư phát triển làng nghề
Là mô hình sản xuất vơi quy mô vừa và nhỏ, phương pháp tổ chức đa dạng phong phú. Làng nghề là điểm dân cư tập trung trên địa bàn nông thôn, cho nên phát triển làng nghề có khả năng thu hút số lượng lớn lao động góp phần giải quyết việc làm cho một bộ phận dân số trong độ tuổi lao động có khả năng lao động ở nông thôn. Đẩy mạnh phát triển làng nghề chính là đẩy mạnh việc thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế nông thôn thực hiệ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Tạo việc làm trên cơ sở các Hội, Hiệp hội
Mô hình này đem lại nhưng kết quả tích cực trong vấn đề tạo mở và giải quyết việc làm. Nhờ có hoạt động tích cực của các Hội đã góp phần đẩy mạnh sản xuất, phát triển mạnh các làng nghề, tạo mới ngành nghề đem lại kết quả cao trong sản xuất kinh doanh đưa sản phẩm hàng hoá đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Tạo việc làm thông qua các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Mô hình này linh hoạt và dễ thích nghi với biến động của thị trường, với quy mô nhỏ (thường có khoảng 30 - 50 lao động) nhưng số lượng các doanh nghiệp rất lớn nên giải quyết được số lượng lớn lao động.
Tạo việc làm thông qua hoạt động xuất khẩu lao động
Vấn đề này đang có những yếu kém do vậy cần phải có những giải pháp cụ thể để đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động, bởi vì thị trường lao động ở nước ngoài đang là một tiềm năng.
Tạo việc làm thông qua hệ thống Trung tâm Dịch vụ việc làm
Trung tâm Dịch vụ việc làm với chức năng tổ chức tthực hiện các dịch vụ việc làm và dạy nghề nhằm phát triển và nâng cao trình độ cho người lao động, giúp người lao động tìm được việc làm phù hợp. Bên cạnh đó, Trung tâm Dịch vụ việc làm có nhiệm vụ tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động, tổ chức cung ứng lao động cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước, cung cấp thông tin về thị trường lao động, giúp người lao động nhận thức đúng đắn hơn về nghề nghiệp, việc làm; có thể trang bị, lựa chọn một nghề, một việc làm phù hợp với bản thân.
Tạo việc làm thông qua hình thức phát triển các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, đây là một trong những hình thức tạo việc làm rất được chú trọng, có sức thu hút lớn về lao động. Các khu công nghiệp được hình thành sẽ tạo việc làm cho lao động địa phương. Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng việc làm của khu vực này cao hay thấp phụ thuộc vào quy mô doanh nghiệp và sự lựa chọn công nghệ trong sản xuất.
Tạo việc làm cho đối tượng lao động đặc biệt
Chiến tranh ác liệt và kéo dài trong quá khứ đã để lại nhiều hậu quả cho xã hội: Thương binh, bệnh binh, người tàn tật. Ngoài ra, còn có các đối tượng tệ nạn xã hội khác. Do đó, cần phải có hình thức tạo việc làm, quan tâm giải quyết các đối tượng trên bằng hình thức tổ chức việc làm thích hợp.
Do vậy nhờ vào các giải pháp tạo việc làm như đã nói ở trên mà trong thời gian qua tỉnh Bắc Ninh đã đạt được một số kết quả đáng lưu ý trong công tác giải quyết việc làm của mình như sau:
Bảng 2.16 Tình hình giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2001 - 2005
Nội dung
Đơn vị
tính
2001
2002
2003
2004
2005
A. Giải quyết việc làm
1.Tổng dân số
Người
960.500
970.736
983.722
996.758
1.009.794
- Trong đó
+ Thành thị
“
92.203
105.971
107.394
112.394
117.394
+ Nông thôn
“
868.292
864.765
876.328
884.364
892.400
- LĐtừ đủ 15 tuổi trở lên đang HĐKTTX
“
503.300
514.468
528.468
542.368
555.968
+ Nông, lâm ngư nghiệp
“
305.434
288.153
289.935
292.435
294.953
+ Công nghiệp - Xây dựng
“
87.955
101.195
109.935
117.235
125.235
+ Dịch vụ
“
109.911
125.120
128.598
132.698
135.798
2. Giải quyết việc làm cho người lao động
“
12.324
12.640
15.000
16.000
17.000
- Thu hút vào các doanh nghiệp
“
3.598
3.680
3.500
3.500
4.000
- Thu hút vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề
“
2.870
2.915
3.500
4.000
4.000
- Hoạt động DVVL đưa “lao động đi nước ngoài”
“
794
800
1.912
2.150
2.500
- Thông qua chương trình vay vốn QQGHTVL
“
4.624
4.400
48.00
4
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32414.doc