Chuyên đề Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh tiêu thụ nông sản hàng hoá tại trung tâm Tiếp thị- Triển lãm nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

Mục lục

Mở đầu 1

Chương I: Những lý luận chung về tiêu thụ nông sản hàng hoá. 3

I. Vị trí, vai trò, đặc điểm của tiêu thụ nông sản hàng hoá. 3

1. Thực chất của tiêu thụ nông sản hàng hoá. 3

2. Vị trí, vai trò của tiêu thụ nông sản hàng hoá. 4

2.1. Vị trí và vai trò của tiêu thụ nông sản hàng hoá. 4

2.2 Sự cần thiết của việc tiêu thụ nông sản hàng hoá ở thị trường nông thôn. 5

3. Đặc điểm của tiêu thụ nông sản. 6

3.1 Đặc điểm của tiêu thụ nông sản đối với thị trường trong nước. 6

3.2 Đặc điểm của tiêu thụ nông sản đối với thị trường nước ngoài. 7

3.3 Đặc điểm về nông sản. 8

4. Tình hình tiêu thụ nông sản của nước ta trong thời gian qua. 9

II. Các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu thụ nông sản hàng hoá. 10

1. Nhân tố cung - cầu hàng hoá. 10

1.1. Nhân tố cung hàng hoá. 10

1.2. Nhân tố cầu hàng hoá. 11

2. Chất lượng hàng hoá. 12

3. Marketing. 13

4. Tổ chức kênh tiêu thụ. 13

5. Chính sách vĩ mô của nhà nước. 14

III. Sự cần thiết đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá thông qua hội chợ- triển lãm. 15

1. Thực chất và đặc điểm của hội chợ. 15

2. Vai trò của hội chợ đối với tiêu thụ sản phẩm hàng hoá. 18

2.1 Lợi ích của các đơn vị tham gia Hội chợ triển lãm đối với tiêu thụ nông sản hàng hoá. 18

2.2 Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông sản. 19

2.3 Quảng cáo về sản phẩm nông sản. 20

2.4 Quảng cáo về thương hiệu, nhãn hiệu nông sản. 21

2.5 Định vị sản phẩm 21

2.6 Trao đổi và học tập kinh nghiệm giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước trong quá trình tham gia triển lãm hội chợ nhằm thúc đẩy nhanh quá trình tiêu thụ các mặt hàng nông sản. Thúc đẩy nhanh quá trình ký kết hợp đồng giữa các đơn vị mua-bán. 22

Chương 2: Thực trạng tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua triển l•m hội chợ của trung tâm tiếp thị triển l•m nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam ( VAFEC). 24

I. Những vấn đề chung về trung tâm triển lãm hội chợ. 24

1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của trung tâm VAFEC. 24

2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Trung tâm VAFEC. 26

2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Trung tâm. 26

2.2. Các phòng chức năng: 27

3. Cơ sở vật chất và nhân lực của trung tâm. 30

4. Hoạt động của trung tâm trong thời gian qua. 31

4.1. Lĩnh vực hoạt động của trung tâm. 31

4.2. Kết quả hoạt động của trung tâm trong thời gian qua. 31

II. Thực trạng của việc tiêu thụ nông sản thông qua hội chợ triển lãm của trung tâm VAFEC. 34

1. Tình hình triển lãm hội chợ của Trung tâm. 34

1.1 Hội chợ triển lãm trong nước. 34

1.2 Tình hình hội chợ triển lãm quốc tế của trung tâm. 37

1.3. Tình hình tham gia hội chợ triển lãm phối hợp với đơn vị bạn. 37

1.4. Các hội chợ chính trong việc thúc đẩy tiêu thụ nông sản chính mà trung tâm thường xuyên thực hiện. 39

2. Kênh tiêu thụ sản phẩm hàng hoá qua hội chợ. 39

2.1 Tình hình sản xuất và thu gom sản phẩm. 39

2.2 Tình hình tổ chức kênh tiêu thụ. 41

3. Tình hình tiêu thụ nông sản thông qua các cuộc triển lãm hội chợ tại trung tâm VAFEC. 43

3.1 Tình hình tiêu thụ nông sản thông qua các cuộc triển lãm trong nước. 43

3.2 Tình hình tiêu thụ nông sản thông qua các cuộc triển lãm ngoài nước. 46

3.3 Tình hình tiêu thụ nông sản thông qua việc liên kết với các đơn vị khác. 49

4. Đánh giá thực trạng của việc tiêu thụ nông sản của Trung tâm thông qua việc triển lãm- hội chợ. 50

4.1 Những kết quả đạt được. 50

4.2 Mặt hạn chế và nguyên nhân 52

Chương III: Những biện pháp nhằm tiêu thụ nông sản thông qua triển l•m hội chợ của VAFEC. 54

I. Phương hướng hoạt động của trung tâm trong thời gian tới. 54

II. Biện pháp nhằm thúc đẩy nhanh hơn nữa đối với việc tiêu thụ nông sản thông qua triển lãm hội chợ. 56

1. Tổ chức sản xuất, thu gom sản phẩm hàng hoá. 56

2. Mở rộng thị trường cho hoạt động hội chợ triển lãm. 57

3. Hoàn thiện hệ thống thông tin quảng cáo cho hội chợ triển lãm và tiêu thụ nông sản. 58

4. Nâng cao năng lực cho các cán bộ công nhân viên trong trung tâm. 60

5. Tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật cho trung tâm. 60

5.1 Tìm được sự hỗ trợ tối đa của Nhà nước. 60

5.2 Nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật của gian hàng trong hội chợ. 60

5.3 Tăng cường các trang thiết bị cho các cán bộ công nhân viên trong trung tâm. 61

6. Thường xuyên tổ chức trao đổi tiếp xúc giữa các doanh nghiệp với nhà tổ chức. 61

7. Hoàn thiện công tác tổ chức tiếp thị sản phẩm. 62

8. Thông qua triển lãm tiêu thụ sản phẩm có tác động hướng dẫn nông dân phát triển sản xuất hàng hoá phù hợp nhu cầu thị trường 64

Kết luận 64

Danh mục tài liệu tham khảo 65

 

 

doc69 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1434 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh tiêu thụ nông sản hàng hoá tại trung tâm Tiếp thị- Triển lãm nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thành công ty tiếp thị và đầu tư Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT). Căn cứ vào Quyết định số 2218/QĐ/BNN-TCCB ngày 08/07/2003 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc tổ chức lại công ty Tiếp thị đầu tư nông nghiệp và phát triển nông thôn. Dựa trên cơ sở quyết định đó thì công ty tiếp thị và đầu tư NN&PTNT chia tách thành: chuyển một bộ phận vào Tổng công ty vật tư nông nghiệp (chức năng kinh doanh), một bộ phận ở lại chuyên làm công tác hỗ trợ tiêu thụ cho ngành nông nghiệp và PTNT đó là Trung tâm tiếp thị và triển lãm nông nghiệp và phát triển nông thôn (viết tắt là VAFEC) trực thuộc Bộ NN&PTNT. Tủng tâm là đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo chi phí. Ngoài những lý do trên thì sự ra đời của trung tâm còn do nhiều nguyên nhân khác như tình hình trong nước và quốc tế, thực trạng của nghành nông nghiệp nước ta. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế nền kinh tế Việt Nam đã và đang gặp phải nhiều thuận lợi cũng như thách thức to lớn. Sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt của các nước trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt là những nước có mặt hàng nông nghiệp giống ta. Đồng thời với thách thức thì việc hội nhập kinh tế thế giới cũng góp phần mở rộng thị trường cho hàng nông sản của chúng ta. Trong tình hình như hiện nay thì hàng hoá nước ta đâng phải đối phó gay gắt và cạnh tranh về nhiều mặt của hàng nông sản như: số lượng, chất lượng, thương hiệu, mẫu mã...Từ tình hình thực tiễn đó mà chính phủ chỉ đạo cho nghành nông nghiệp và PTNN thành lập một đơn vị chuyên trong lĩnh vực tiếp thị xúc tiến thương mại và triển lãm hội chợ cho nghành nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ đó Trung tâm tiếp thị triển lãm NN&PTNT ra đời. Từ khi thành lập đến nay trung tâm đã thực hiện được các chỉ tiêu mà Bộ NN&PTNT đề ra góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ các cá nhân, đơn vị sản xuất, kinh doanh trong ngành nông nghiệp... Bộ giao cho nhiều nhiệm vụ, cục chức năng quản lý theo dõi, đôn đốc các nhiệm vụ kinh tế chính trị của Trung tâm. Cụ thể là các đơn vị sau: vụ kế hoạch, Vụ tổ chức cán bộ, Vụ pháp chế, Vụ tài chính và Vụ khoa học công nghiệp, Văn phòng Bộ. 2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Trung tâm VAFEC. 2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Trung tâm. Trung tâm hoạt động theo hình thức đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo chi phí, hạch toán độc lập, có tài khoản 129757000- tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Thăng Long, có mã số riêng. Đây là hình thức hoạt động mới, khá linh hoạt giúp cho đơn vị phát huy tính chủ động và sáng tạo của mình. Để quản lý và điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Trung tâm bộ máy quản lý được tổ chức như sau: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý: Phó giám đốc (Nghiệp vụ) Phó giám đốc (Nội chính) Giám đốc Phòng tổ chức Hành chính Phòng tài chính kế toán Phòng triển lãm Hội chợ Phòng xúc tiến Thương mại Phòng Kế hoạch Kinh doanh Tổ nước ngoài Ban quản lý chợ Tổ dịch vụ Tổ trong nước Tổ thiết kế dàn dựng Tổ bảo vệ Giám đốc trung tâm do Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn quyết định bổ nhiệm, khen thưởng và kỷ luật. Giám đốc là đại diện pháp nhân của trung tâm, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn và trước pháp luật về mọi hoạt động của Trung tâm. Ngoài việc uỷ quyền cho phó giám đốc còn chỉ đạo trực tiếp thông qua các trưởng phòng, phó phòng, tổ trưởng. Phó giám đốc chuyên môn: do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quyết định bổ nhiệm, bãi nhiệm, khen thưởng và kỷ luật. Phó Giám đốc có nhiệm vụ giúp việc cho Giám đốc và cùng chỉ đạo các bộ phận được phân công, uỷ quyền , các vấn đề kỹ thuật sản xuất, kinh doanh, tiếp thị, đàm phán kinh doanh ngoại giao. Phó giám đốc chị trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được Giám đốc phân công thực hiện. Phó Giám đốc nội chính: do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quyết định bổ nhiệm, bãi nhiệm, khen thưởng và kỷ luật. Phó giám đốc có nhiệm vụ giúp cho Giám đốc, tham mưu và trực tiếp chỉ đạo các bộ phận được phân công uỷ quyền. Thường trực xử lý các công việc khi Giám đốc đi vắng bên cạnh đó còn giúp Giám đốc điều hành và quản lý nhân sự, phụ trách kiểm kê tài sản, thanh tra, kiểm tra, phụ trách thi đua, khen thưởng và kỷ luật. 2.2. Các phòng chức năng: a) Phòng tổ chức hành chính: - Quản lý nhân sự, theo dõi thực hiện nội quy, quy chế người lao động đảm bảo mọi lợi ích cho người lao động. - Đề nghị điều động, đề nghị bổ nhiệm, tuyên truyền công tác đối với người lao động trong trung tâm. - Tham mưu cho Ban Giám đốc công tác thi đua, khen thưởng hàng tháng, hàng quý, hàng năm. - Tổ chức lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên, tổ chức lực lượng phòng chống thiên tai, phòng chống cháy nổ... - Mua sắm quản lý và phân bổ thiết bị văn phòng, máy tính, máy photo, máy fax- cho các phòng, ban. - Công tác văn thư, tạp vụ: tiếp nhận công văn đến, gửi công văn đi, đưa đón khách, chăm lo cho các phòng làm việc của Giám đốc, phòng họp. - Duy trì, bảo vệ, tu sửa tài sản nhỏ của trung tâm. Tổ bảo vệ: Do đặc thù hoạt động của đơn vị nên lực lượng bảo vệ đòi hỏi có trình độ chuyên môn cao, số lượng lớn (chiếm 20% trong tổng số cán bộ công nhân viên của Trung tâm). Tổ bảo vệ được đào tạo kiến thức anh ninh ( vì trung tâm thường xuyên đón các vị lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước, Chính phủ ), đồng thời cũng được đào tạo cơ bản về phòng cháy chữa cháy. b) Phòng tài chính kế toán: Thực hiện phản ánh và giải quyết một cách chính xác, kịp thời, đầy đủ và trung thực tình hình tài chính của Trung tâm trong hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ hàng tháng quý, hàng năm để cho Ban giám đốc nắm được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong mỗi chu kỳ hạch toán. Báo cáo công tác kế toán hàng tháng, quý gửi về Vụ Tài chính của Bộ. Thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước (nộp thuế ). c) Phòng Triển lãm hội chợ: - Xây dựng kế hoạch Triển lãm hội chợ dài hạn, trung hạn và cho từng cuộc hội chợ trong nước và ngoài nước. - Làm công tác tổ chức cho từng cuộc hội chợ và triển lãm. - Mời khách hàng trong và ngoài nước tham gia hội chợ và triển lãm. Đây là phòng quan trọng, chủ yếu thực hiện nhiệm vụ chính trị của Trung tâm, hàng năm thực hiện khá tốt các đơn đặt hàng của Nhà nước và ngành nông nghiệp trong việc tổ chức các cuộc hội chợ và triển lãm trong nước và quốc tế. Phòng được hình thành từ 3 tổ như sau: Tổ trong nước: chuyên xây dựng và tổ chức các cuộc triển lãm hội chợ, hội thảo trong nước. Tổ nước ngoài: Chuyên xây dựng và tổ chức đưa đón các doanh nghiệp Việt Nam đi tham gia Triển lãm hội chợ, hội thảo và tham quan du lịch ở nước ngoài. Tổ thiết kế dàn dựng: Chuyên thiết kế, thi công trang trí tổng thể, dàn dựng các gian hàng cho các cuộc hội chợ và triển lãm, các hoạt động hội nghị hội thảo trong nước và nước ngoài. d) Phòng kế hoạch. - Tập hợp, tìm kiếm thông tin và căn cứ vào kế hoạch của các phòng ban để xây dựng kế hoạch hàng năm cho Trung tâm trình lãnh đạo Bộ duyệt. - Xây dựng và bảo vệ tính khả thi của các đề án chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia hàng năm ( nguồn ngân sách do chính phủ duyệt thông qua Bộ thương mại ). - Tìm kiếm đối tác và thự hiện các hợp đồng kinh tế, liên doanh, liên kết cung cấp hàng hoá và dịch vụ. e) Phòng xúc tiến thương mại: - Thực hiện quảng cáo, truyên truyền các chính sách của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Cung cấp thông tin thị trường cho các đơn vị trong ngành nông nghiệp, nông thôn. - Hỗ trợ và tìm kiếm giải pháp hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại cho các đơn vị trong ngành nông nghiệp, nông thôn. - Xây dựng và theo dõi, trao đổi hệ thống thông tin trên trang Web. Phòng xúc tiến thương mại hình thành 02 tổ chức sau: Ban quản lý chợ: Được sự chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và tại Trung tâm có tổ chức chợ phiên vào chủ nhật hàng tuần. Đây là địa chỉ tin cậy để mọi người có thể lựa chọn được các loại cây giống, con giống có chất lượng cao, đảm bảo uy tín. Chợ phiên có trên 100 dơn vị doanh nghiệp và hộ nông dân trực tiếp sản xuất, kinh doanh giống cây trồng, vật nuôi, vật tư nông nghiệp, rau sạch đăng ký tham gia. Tổ dịch vụ: Đây thực chất là hoạt động đại lý hàng hoá nông sản của các tỉnh thành, những hoạt động mang tính hỗ trợ các đơn vị doanh nghiệp là chính. Thực hiện chủ trương của Bộ biến Trung tâm thành một trung tâm giao dịch, trao đổi hàng hoá, chuyên ngành của các tỉnh thành. 3. Cơ sở vật chất và nhân lực của trung tâm. Trung tâm có cơ sở vật chất kỹ thuật rất khang trang và rộng rãi đủ để trưng bày triển lãm và tổ chức hội chợ cho ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. Trung tâm có toà triển lãm hội chợ nằm trên đường Hoàng Quốc Việt có khu triển lãm lên đến 3900m2. Đây là toà nhà lớn và hiện đại của Việt Nam, mặt khác trung tâm còn có một tầng hầm rộng. Còn về mặt phía đường Phạm Văn Đồng thì khu triển lãm có diện tích là 7800m2. Về nguồn nhân lực: trước nhu cầu của công việc nguồn nhân lực của trung tâm không ngừng tăng qua các năm. Không những tăng về số lượng, thì chất lượng của các cán bộ công nhân viên của trung tâm tăng lên. Thể hiện ở trình độ của các cán bộ trung tâm có bằng cấp và trình độ ngày một nhiều. Nguồn nhân lực của trung tâm qua một số năm: Bảng 1: Tình hình lao động của Trung tâm qua một số năm. Năm Trình độ Số lượng Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học Cao đẳng, trung cấp 2004 1 2 31 13 46 2005 1 3 32 10 46 2006 2 3 40 10 55 ( Nguồn: phòng tổ chức hành chính). Qua bảng ta thấy rằng tình hình về nhân lực của trung tâm không ngừng thay đổi. Xong trình độ của lao động trong trung tâm chưa đồng đều. Mấy năm gần đây trình độ của các lao động trong trung tâm tăng lên do trung tâm đã tuyển được những lao động có trình độ đại học tăng lên, cùng với đó là trung tâm đã tổ chức cho lao động đi học thêm nhằm tăng cường kiến thức, nâng cao khả năng chuyên môn của mình. 4. Hoạt động của trung tâm trong thời gian qua. 4.1. Lĩnh vực hoạt động của trung tâm. Trung tâm là đơn vị chuyên doanh trong lĩnh vực tiếp thị, xúc tiến thương mại, tổ chức hội chợ và triển lãm cho ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. Từ khi thành lập đến nay Trung tâm hoạt động chủ yếu trên những lĩnh vực mà Bộ NN&PTNT giap cho, ngoài ra còn có một số hoạt động dịch vụ khác nhằm thực hiện chức năng nhiệm vụ của một trung tâm tiếp thị triển lãm NN&PTNT của quốc gia. Hoạt động đó bao gồm: xây dựng cá kế hoạch dài hạn, hàng năm, các dự án đầu tư, đàm phán kinh doanh, trình bộ NN&PTNT xem xét phê duyệt, phục vụ hội nghị, hội thảo của Bộ và của các cơ quan trong và ngoài ngành, tiến hành xúc tiến caá hoạt động thương mại, tiếp thị, triển lãm hội chợ trong và ngoài nước. Tổ chức dịch vụ vui chơi giải trí theo quy định của pháp luật phục vụ cho tiếp thị, triển lãm và dịch vụ triển lãm, hội chợ ( như thiết kế dàn dựng, trưng bày giới thiệu sản phẩm). Trung tâm còn đứng ra làm đại lý giới thiệu, tiêu thụ hàng hoá NN&PTNT và tiến hành các hoạt động dịch vụ kinh doanh. 4.2. Kết quả hoạt động của trung tâm trong thời gian qua. 4.2.1 Các cuộc triển lãm hội chợ của trung tâm. Những năm vừa qua trung tâm đã tổ chức được nhiều cuộc triển lãm trong và ngoài nước, đã đạt được những kết quả nhất định. Điều này thể hiện ở các cuộc triển lãm hội chợ mà trung tâm tự tổ chức, phối hợp với các cuộc triển lãm hội chợ ở nước ngoài mà trung tâm là đơn vị đứng ra tập hợp các đơn vị sản xuất kinh doanh trong nghành nông nghiệp tham gia. Những số liệu sau về các cuộc hội chợ triển lãm được tổ chức ở trung tâm trong thời gian qua thể hiện điều này. Bảng 2: Các cuộc triển lãm hội chợ của trung tâm qua các năm. Tên cuộc triển lãm hội chợ Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Dự kiến năm 2007 Tổ chức ở trong nước 7 6 8 4 Tổ chức ở nước ngoài 2 3 4 2 Phối hợp với đơn vị bạn 4 3 3 7 Tổng 13 12 15 14 (Nguồn:phòng hội chợ triển lãm ). Nhìn vào bảng ta thấy rằng số cuộc triển lãm hội chợ có sự biến động qua các năm. Các cuộc triển lãm trong nước chiếm vai trò chủ yếu, số cuộc triển lãm năm 2005 có giảm 1 cuộc so với năm 2004 tương ứng là 8%, sang đến năm 2006 lại tăng lên 3cuộc tương ứng là 25%. Sang đến năm 2007 dự kiến trung tâm sẽ tổ chức 14 cuộc triển lãm. Số cuộc triển lãm trong nước có nhiều biến đổi ở mấy năm gần đây là do trung tâm đã gộp một số cuộc triển lãm với nhau để có điều kiện tổ chức diễn ra được tốt hơn. Ngoài hoạt động trên trung tâm còn thường xuyên tổ chức các phiên chợ vào chủ nhật hàng tuần cho các doanh nghiệp và bà con nông dân tham gia trưng bày và triển lãm. Đặc biệt trung tâm còn phối hợp với các cơ sở sản xuất hàng nông nghiệp để thường xuyên giới thiệu, trưng bày triển lãm tại trung tâm. Tại đây khách hàng có thể mua được hàng với nhiều chủng loại mẫu mã khác nhau. Trung tâm có diện tích khu trưng bày lớn do đó có hoạt động làm đại lý cho doanh nghiệp, cho thuê mặt bằng... 4.2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của trung tâm. Hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ của trung tâm trong những năm vừa qua từ việc cho thuê mặt bằng và cho các đơn vị thuê gian hàng trong hội chợ triển lãm , cho các đại lý ký gửi để trung tâm giới thiệu sản phẩm... trung tâm có những khoản thu nhất định, khoản thu này bao gồm cả phần ngân sách được nhà nước hỗ trợ. Phần chi gồm các khoản chi phí để tổ chức các cuộc triển lãm hội chợ, giới thiệu khách hàng và hỗ trợ cho các đơn vị tham gia hội chợ từ nguồn hỗ trợ cấp trên, các khoản chi phí phát sinh... Bảng 3: Tình hình thu chi tổng thể của trung tâm qua các năm. ĐVT: 1000đ STT Nội dung Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 % so sánh 2006/2005 1 Tổng thu 3.425.513 4.590.333 7.200.000 +56,9% 2 Chênh lệch thu chi 17.092 94.508 850.000 +838,5% 3 Khấu hao 92.039 284.431 1.200.000 +357% 4 Nộp NSNN 512.497 479.941 500.000 -14,6% 5 Tổng quỹ lương 698.730 842.020 1.250.000 +48,5% 6 Thu nhập bình quân tháng/người 1.250 1.525 1.970 29% Nguồn : Phòng Tài chính - Kế toán Từ bảng trên ta thấy rằng tổng doanh thu của trung tâm tăng qua các năm. Doanh thu của năm 2005 so với năm 2004 là 1.664.820.000 đồng tức là tăng 56,91%. Năm 2006 tăng 2.609.667.000 đồng so với năm 2005, tức là trung tâm có tổng doanh thu tăng 56,85%. Có được kết quả như trên ta thấy rằng quy mô hoạt động , kinh doanh của trung tâm ngày càng được mở rộng. Tình hình thu chi của trung tâm không ngừng tăng qua các năm. Ngày càng có nhiều phần thu từ Bộ hỗ trợ và phần thu từ các đơn vị tham gia hội chợ triển lãm và một số dịch vụ khác do tăng hoạt động hội chợ, triển lãm cùng hoạt động khác như đại lý, ký gửi, cho thuê gian hàng, chợ phiên... Tổng chi tăng với tốc độ nhanh hơn so với tốc độ của tổng thu vì chủ yếu các đơn vị tham gia triển lãm hội chợ và các dịch vụ khác tại trung tâm đều là các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ sản xuất kinh doanh, hộ gia đình... trong lĩnh vực nông nghiệp nên cần sự hỗ trợ tham gia là chủ yếu. Năm 2003 trung tâm mới thành lập nên chủ yếu là tiếp thị hoạt động sản xuất kinh doanh là chính. Trung tâm hoạt động chủ yếu dựa trên các chỉ tiêu của Bộ NN&PTNT giao cho, được Bộ cung cấp kinh phí để hỗ trợ hoạt động tiếp thị sản phẩm cho các doanh nghiệp và đơn vị sản xuất, kinh doanh trong ngành nông nghiệp. Phần chênh lệch thu chi là phân dôi ra do Bộ quy định cho trung tâm thu một số hoạt động kinh doanh dịch vụ nhất định. II. Thực trạng triển lãm và việc tiêu thụ nông sản thông qua hội chợ triển lãm của trung tâm VAFEC. 1. Tình hình triển lãm hội chợ của trung tâm. 1.1 Hội chợ triển lãm trong nước. Các cuộc triển lãm hội chợ trong nước có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tiêu thụ hàng nông sản trong nước. Tại đây có thể thu hút được nhiều thành phần hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Ngay từ khi mới thành lập thì việc tổ chức các cuộc triển lãm hội chợ đã có vai trò rất quan trọng. Hiện nay trung tâm thực hiện các cuộc triển lãm theo những yêu cầu của Bộ đồng thời thường xuyên lên kế hoạch trình Bộ để xin phép tổ chức các cuộc hội chợ- triển lãm trong nước và quốc tế cần thiết trong từng giai đoạn. Trong quá trình tổ chức các cuộc triển lãm hội chợ Trung tâm được Bộ hỗ trợ một phần kinh phí để tổ chức,ngoài ra một số chi phí còn lại Trung tâm được phép thu của khách hàng tham gia để trang trải và phục vụ các hoạt động khác của trung tâm. Tuy vây tình hình thu chi của trung tâm qua các năm từ các cuộc hội chợ và triển lãm không ổn định phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Các chỉ tiêu thu, chi đều tăng qua các năm chỉ có tốc độ tăng không đồng đều dẫn đến chênh lệch thu chi từ các cuộc hội chợ triển lãm trong nước có tốc độ tăng không đồng đều. Tốc độ các khoản thu đều tăng lên qua các năm cụ thể là phần thu trực tiếp từ các cuộc hội chợ và triển lãm và từ nguồn hỗ trợ của Bộ tăng lên. Bảng 4: Tổng kết thu chi qua các hội chợ triển lãm trong nước. Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm Thu Chi Chênh lệch % tăng Trực tiếp Bộ hỗ trợ Tổng thu 2004 1.530 1.010 2.540 2.308 232 2005 1.675 1.025 2.700 2.435 265 14,2 2006 1.739 1.040 2.779 2.487 292 10,2 2007(Dự kiến) 1.942 1.090 3.032 2.700 332 13,7 ( Nguồn: phòng Hội chợ- triển lãm) Qua bảng ta thấy rằng mức thu-chi của trung tâm qua các năm đều không ngừng tăng lên. Năm 2004 tổng nguồn thu của trung tâm đạt 2.540 triệu đồng và chi là 2.308 triệu đồng, số chênh lệch là 232 triệu đồng. Qua các năm thì số chênh lệch tăng liên tục, đến năm 2005 là 265 triệu, còn sang năm 2006 là 85 triệu. Phần thu trực tiếp của năm 2005 so với năm 2004 là 14,2%, năm 2006 so với năm 2005 là 10,2%. Dự kiến năm 2007 thì trung tâm có chênh lệch từ nguồn thu chi tăng 13,7%. Ta thấy rằng năm 2006 tình hình thu chi của trung tâm có tăng lên là do trung tâm đã có nhiều nguồn thu thêm từ nhiều hoạt động khác ngoài hội chợ triển lãm. Các cuộc triển lãm hội chợ ở trong nước với nguồn hỗ trợ của Bộ đóng vai trò quan trọng để tiến hành cuộc hội chợ. Việc đa dạng hoá các đối tượng tham gia hội chợ sẽ giúp cho sự đa dạng hoá các mặt hàng nông sản của trung tâm, điều này thuận lợi cho việc thăm quan của khách hàng đối với các sản phẩm có nguồn gốc từ nông nghiệp. Các cuộc triển lãm hội chợ trong nước, trong những năm vừa qua thì trung tâm đã tổ chức được 7 cuộc năm 2004, 6 cuộc năm 2005 và 8 cuộc năm 2006, dự kiến năm 2007 là 5 cuộc. Đối với trung tâm thì ngoài việc tổ chức nhiều hay ít các cuộc hội trợ có thành công hay không còn phụ thuộc vào số gian hàng mà các nhà doanh nghiệp,các cá nhân tham gia. Số gian hàng tham gia hội chợ tại trung tâm trong những năm vừa qua: Bảng 5 Số gian hàng triển lãm hội chợ trong nước trong thời gian qua của trung tâm. Năm Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 (Dự kiến) Số cuộc hội chợ triển lãm 7 6 8 5 Tổng số gian hàng 1150 1008 1320 860 Trung bình gian/cuộc 165 168 165 172 (Nguồn : phòng hội chợ- triển lãm) Nhìn bảng trên ta thấy rằng bình quân số gian hàng của một cuộc hội chợ đạt từ 165- 172 gian hàng. Điều này chưa phản ánh được chính xác về mỗi cuộc hội chợ, chỉ phản ánh về số lượng của tổng thể trong năm.Tuỳ thuộc vào từng loại triển lãm hội chợ mà số gian hàng ít hay nhiều. Có cuộc triển lãm thu hút tới gần 300 gian hàng, xong cũng có cuộc triển lãm chỉ thu hút được hơn 80 gian hàng. Các cuộc triển lãm trong nước thường được tổ chức có quy mô từ 100-150 gian hàng. Với khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp nông nghiệp, các viện nghiên cứu, các HTX, các doanh nghiệp tư nhân, các sở, các trang trại... Các cuộc hội chợ triển lãm này thu hút được rất đông đảo mọi người đến xem và mua sản phẩm. Số lượng người tham quan cũng tuỳ thuộc vào quy mô và nội dung của các cuộc hội chợ triển lãm. 1.2 Tình hình hội chợ triển lãm quốc tế của trung tâm. Song song với các cuộc hội chợ triển lãm trong nước là các cuộc triển lãm hội chợ quốc tế. Đây là hoạt động diễn ra thường xuyên, có vai trò vô cùng quan trọng trong việc giao lưu thúc đẩy mạnh tiêu thụ hàng nông sản trong nước. Trung tâm tổ chức các cuộc triển lãm quốc tế theo yêu cầu của Bộ, Bộ giao cho và hỗ trọ là chủ yếu, ngoài ra được thu hút thêm khách hàng tham gia để trang trải chi phí phát sinh. Bảng 6: Tổng kết thu chi các cuộc triển lãm hội chợ quốc tế. Đơn vị tính: triệu đồng Chi tiêu Năm Thu Tổng chi Chênh lệch % tăng Trực tiếp Bộ hỗ trợ Tổng thu 2004 850 2.150 3.000 2.683 317 2005 875 2.235 3.110 2.753 357 12,6 2006 927 2.350 3.277 2.872 405 13,4 (Nguồn: phòng Hội chợ triển lãm) Từ bảng trên ta thấy rằng các cuộc triển lãm quốc tế Bộ hỗ trợ kinh phí là chính, với số tiền được hỗ trợ ngày càng tăng. Chênh lệch thu chi của hội chợ triển lãm quốc tế của năm 2005 so với 2004 là tăng 12,6%, của năm 2006 so với năm 2005 là 13,4%. Quy mô của các cuộc triển lãm quốc tê ngày càng lớn với sự tham gia ngày càng nhiều các doanh nghiệp ở trong nước tham gia. Các cuộc triển lãm hội chợ quốc tế thường được tổ chức có quy mô to lớn, có tính chuyên nghiệp cao, hàng ngày thu hút được hàng vạn khách thăm quan. Thuận lợi về số lượng khách thăm quan trong việc tham gia hội chợ ở nước ngoài là điều kiện quan trọng để nông nghiệp Việt Nam quảng bá sản phẩm của mình, nâng cao khả năng xuất khẩu nông sản. 1.3. Tình hình tham gia hội chợ triển lãm phối hợp với đơn vị bạn. Ngoài việc Trung tâm tự đứng ra tổ chức các cuộc triển lãm hội chợ, trung tâm còn có sự hỗ trợ và phối hợp của các đơn vị khác để tham gia về mặt nào đó nhưng số lượng các cuộc phối hợp này không nhỏ. Các cuộc phối hợp tổ chức với đơn vị khác thì vai trò của các đơn vị này rất quan trọng và chức năng cũng như vai trò của trung tâm sẽ nhở hơn so với các cuộc triển lãm hội chợ mà trung tâm tự đứng ra tổ chức. Tình hình thu chi của trung tâm qua các cuộc triển lãm hội chợ phối hợp với đơn vị khác được thể hiện ở vấn đề sau: Bảng 7: Tình thu chi của trung tâm do phối hợp với các đơn vị khác trong thời gian qua. Chỉ tiêu Năm Thu Chi Chênh lệch % tăng 2004 380 230 150 2005 412 244 168 12 2006 435 252 183 8,9 2007 (Dự kiến) 463 258 205 12,1 (Nguồn : phòng hội chợ triển lãm) Qua bảng ta dễ thấy được rằng trong những năm qua phần chênh lêchj thu chi do phối hợp với đơn vị bạn mỗi năm một tăng. Năm 2004 là 150.000.000 triệu đồng, thì lần lượt qua các năm 2005,2006 tỷ số này là 168.000.000 và 183.000.000 đồng, điều này chứng tỏ rằng việc phối hợp với các đơn đơn vị bạn ngày càng có hiệu quả hơn. Năm 2005 phần chênh lệch tăng so với năm 2004 là 18 triệu đồng tương ứng với nó là tăng 12%, năm 2006 so với năm 2005 là 15 triệu đồng tương ứng tăng 8,9%, dự kiến là năm 2007 so với năm 2006 là 22 triệu đồng tương ứng tăng 12,1%. Mặc dù việc phối hợp với đơn vị bạn ngày càng có lãi xong nếu tính so với các cuộc triển lãm mà trung tâm tự đứng ra tổ chức thì con số này chưa bằng, điều này chứng tỏ trung tâm chưa chú ý lắm đến các cuộc triển lãm phối hợp với đơn vị bạn. Trong thời gian tới trung tâm cần tích cực đẩy mạnh hơn nữa việc phối hợp thường xuyên với các đơn vị khác để nhằm đẩy mạnh hơn nữa cho việc tiêu thụ nông sản hàng hoá. 1.4. Các hội chợ chính trong việc thúc đẩy tiêu thụ nông sản chính mà trung tâm thường xuyên thực hiện. Trong năm vừa qua trung tâm đã thực hiện nhiều cuộc hội chợ xong những cuộc hội chợ có quy mô lớn thu hút được nhiều đơn vị tham gia, với lượng khách hàng thăm quan đông phải kể đến là những hội chợ được diễn ra hàng năm. Trong năm 2006 các cuộc hội chợ triển lãm mà có tác dụng thúc đẩy khả năng tiêu thụ hàng nông sản đó là: hội chợ xuân Bính Tuất 2006, hội chợ nông nghiệp quốc tế Agroviệt 2006, hội chợ làng nghề và thi sản phẩm thủ công Việt Nam crafviet 2006, hội chợ triển lãm quốc tế và công nghiệp chế biến , đóng gói và bảo quản nông sản thực phẩm, hội chợ thực phẩm công nghệ chất lượng hợp chuẩn Việt Nam Bestfood, phiên chợ rau an toàn và nông sản thực phẩm chất lượng cao thành phố Hà Nội năm 2006. Các cuộc triển lãm hội chợ trong năm 2006 đã được trung tâm tổ chức thành công 03 cuộc theo kế hoạch của Bộ giao và phối hợp với các đơn vị ngoài nghành tổ chức được 05 cuộc hộ chợ triển lãm được các đơn vị trong và ngoài ngành đánh giá cao. 2. Kênh tiêu thụ sản phẩm hàng hoá qua hội chợ. 2.1 Tình hình sản xuất và thu gom sản phẩm. Trung tâm là cơ quan chuyên hoạt động trong lĩnh vực xúc tiến thương mại cho nghành NN&PTNT chính vì vậy mà trung tâm có nhiệm vụ cung cấp thông tin cần thiết về mặt hàng nông sản cho khách hàng. Việc đưa thông tin này cho trung tâm chỉ mới xuất hiện một phần nhở trên webside của trung tâm. Trung tâm không trực tiếp sản xuất ra các mặt hàng nông sản song trung tâm có trách nhiệm thu gom các mặt hàng nông sản tại các cơ sở sản xuất lại để giới thiệu, trưng bày sản phẩm thông qua các cuộc triển lãm hội chợ. Điều này thể hiện rõ vai trò, nhiệm vụ của trung tâm, và để có sự thu gom được nhiều sản phẩm tức là trung tâm phải tổ chức được nhiều cuộc triển lãm hội chợ và số lượng khách hàng đến tham quan và mua sản phẩm nhiều. Trung tâm mời các cơ sở sản xuất tham gia hội chợ triển lãm, đồng thời giúp đỡ các cơ sở, các doanh nghiệp này sản xuất thông qua các cuộc giảng dạy, hội thảo về sản phẩm nông nghiệp...Ở mỗi cuộc hội chợ triển lãm trung tâm đều làm tốt vấn đề này. Biểu số liệu: Giá trị sản phẩm sản xuất và thu gom hàng năm của

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32086.doc
Tài liệu liên quan