Chuyên đề Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng trong thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn Thành phố Hà Nội

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU

CHƯƠNG I: GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG - KHÂU QUAN TRỌNG HÀNG ĐẦU TRONG THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

1.1. Dự án đầu tư

1.2.Vai trò của công tác giải phóng mặt bằng trong thực hiện các dự án đầu tư

1.2.1. Khái niệm, đặc điểm, tính chất và vai trò của công tác GPMB

1.2.2. Các bước tiến hành công tác giải phóng mặt bằng trong một dự án

1.2.3. Vai trò của các cấp Chính quyền và sự tham gia của cộng đồng trong công tác giải phóng mặt bằng

1.2.3.1. Vai trò của các cấp chính quyền trong công tác giải phóng mặt bằng

1.2.3.2. Sự tham gia của các tổ chức, đoàn thể và cộng đồng trong công tác giải phóng mặt bằng

1.2.4. Sự cần thiết của công tác giải phóng mặt bằng

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đền bù giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư

1.4. Vấn đề giải phóng mặt bằng và đền bù với việc quản lý dự án.

1.5. Làm thế nào đền bù và giải phóng mặt bằng kịp thời cho các dự án xây dựng

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội.

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

2.1.2. Phát triển kinh tế - xã hội của thủ đô Hà Nội trong 10 năm qua.

2.2. Những quy định của Nhà nước và Thành phố Hà Nội về bồi thường thiệt hại giải phóng mặt bằng

2.2.1. Giai đoạn trước năm 1992

2.2.2. Giai đoạn sau năm 1992.

2.3. Giới thiệu một số dự án đầu tư trên địa bàn Thành phố Hà Nội

2.4. Kết quả thực hiện công tác giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2002.

2.4.2. Tiếp tục tập trung bố trí vốn cho giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng các khu tái định cư và xây dựng nhà ở tạo quỹ nhà đất phục vụ di dân.

2.4.3. Tổ chức triển khai thực hiện chính sách giải phóng mặt bằng.

2.4.4. Các cấp các ngành quan tâm đúng mức đến công tác giải quyết đơn thư khiếu nại của công dân, kiên quyết áp dụng các biện pháp hành chính đối với các trường hợp cố tình gây khó khăn cho công tác giải phóng mặt bằng.

2.5. Những hạn chế và tồn tại trong công tác giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư.

2.6. Bài học kinh nghiệm về công tác giải phóng mặt bằng khi thực hiện các dự án đầu tư xây dựng.

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐẨY NHANH CÔNG TÁC GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG

3.1. Quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và định hướng chung về công tác giải phóng mặt bằng ở Hà Nội trong những năm tới.

3.1.1. Các quan điểm về chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng.

3.1.2. Định hướng chung.

3.1.3. Mục tiêu, nhiệm vụ.

3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

3.2.1. Nhóm giải pháp về hoàn thiện khung khổ pháp lý và các chính sách liên quan tới công tác giải phóng mặt bằng.

3.2.2. Nhóm giải pháp về cơ chế tài chính, tạo nguồn vốn hình thành quỹ cho công tác giải phóng mặt bằng.

3.2.3. Nhóm giải pháp về hỗ trợ và tái định cư phục vụ cho công tác giải phóng mặt bằng.

3.2.4. Nhóm giải pháp định hình phương pháp tính giá trị đất đai trong khu vực giải phóng mặt bằng.

3.2.5 Nhóm giải pháp về công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

3.2.6. Nhóm giải pháp tăng cường tổ chức thực hiện.

3.2.7. Nhóm giải pháp tăng cường vai trò của cộng đồng trong việc tham gia công tác giải phóng mặt bằng

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

 

doc90 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2605 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng trong thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn Thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ụng đất để làm nhà ở. Trong trường hợp phương án bồi thường đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, được công bố công khai và có hiệu lực thi hành theo quy định của pháp luật mà người bị thu hồi đất không thực hiện quyết định thu hồi đất thì cơ quan quyết định thu hồi đất có quyền ra quyết định cưỡng chế. Trong trường hợp Chính phủ quyết định thu hồi đất thì UBND tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương ra quyết định cưỡng chế. Trong trường hợp cộng đồng dân cư xây dựng các công trình phục vụ lợi ích công cộng của cộng đồng thei quy hoạch bằng nguồn vốn do nhân dân đóng góp hoặc Nhà nước có hỗ trợ thì việc bồi thường hoặc hỗ trợ cho người có đất được sử dụng để xây dựng công trình do cộng đồng dân cư và người có đất đó thoả thuận. *Các quy định về bồi thường, giải phóng mặt bằng theo Nghị định số 90/CP ngày 17/8/1994( áp dụng từ 17/8/1994 đến 8/5/1998) Để đảm bảo nhu cầu về đất xây dựng các công trình quốc phòng, an ninh các công trình phục vụ mục đích công cộng, lợi ích quốc gia, đồng thời đảm bảo quyền lợi của người sử dụng đất, ngày 17/8/1994, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 90/CP ban hành quy định về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào nục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. Về phạm vi áp dụng, Điều 1 của bản quy định ban hành kèm theo Nghị định số 90/CP quy định như sau: “ Quy định này chỉ áp dụng để đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng…” Về khung giá các loại đất để áp dụng khi đền bù thiệt hại về đất, Giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất. Chính phủ quy định tại Nghị định số 87/ CP ngày 17/8/1994. Điều 4 của Nghị định quy định: “ 1…Trong trường hợp cùng một loại đô thị mà đất có khả năng sinh lợi khác nhau, mức độ hoàn thiện cơ sở hạ tầng khác nhau, thì địa phương được phép vận dụng hệ số K điều chỉnh khung giá từ 0,8-1,2 lần mức giá của cùng loại đô thị, cùng loại đường phố và vị trí đất quy định trong bảng khung giá đất đô thị. 2, Giá các loại đất do địa phương quy định không được thấp hơn giá tối thiểu và không được cao hơn giá tối đa của khung giá và hệ số điều chỉnh…" Nhưng trong thực tế việc áp dụng khung giá đất gặp nhiều khó khăn, bất cập, các tỉnh đẫ vận dụng hệ số điều chỉnh khung giá K nhưng vẫn không sát với thực tế, không phù hợp với thị trường bất động sản. Do đó ngày 13/5/1996, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 302/TTg về việc điều chỉnh hệ số K trong khung giá đất ban hành theo Nghị định số 87/CP ngày 17/8/1994 với khoảng giãn cách rộng lớn: “… từ 0,5- 1,8 lần…”. Sau gần 4 năm thực hiện Nghị định số 90/CP cho thấy việc bồi thường, giải phóng mặt bằng đã bộc lộ những tồn tại nhất định, làm chậm tiến độ giải phóng mặt bằng, chậm tiến độ thực hiện các dự án đầu tư, sau khi Nhà nước thu hồi đất và mặc dù đã được bồi thường nhưng người sử dụng đất vẫn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là những người bị thu hồi hết đất sản xuất, phải chuyển sang ngành nghề khác. Tình trạng thất nghiệp, trẻ em phải bỏ học đối với những gia đình bị thu hồi đất khá phổ biến, gây gánh nặng cho xã hội. Từ những vấn đề tồn tại nêu trên, đòi hỏi Nghị định số 90/CP cần được thay thế để có chính sách, pháp luật phù hợp vừa khắc phục những tồn tại, vừa đảm bảo thời gian thi công các công trình, vừa đảm bảo quyền lợi của các người sử dụng đất, đảm bảo ổn định kinh tế, chính trị, xã hội. Các quy định về bồi thường, giải phóng mặt bằng theo Nghị định số 22/1998/NĐ- CP ngày 24/4/1998( áp dụng từ 8/5/ 1998 đến nay) Hệ thống văn bản pháp luật: +Nghị định số 22/1998/NĐ - CP ngày 24/4/1998 của Chính phủ về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng (Thay thế Nghị định số 90/CP ngày 17/8/1994) + Thông tư số 145/ TT – BTC ngày 4/11/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 22/1998/NĐ- CP. + Công văn số 4448/TC- QLCS ngày 4/9/1999 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý một số vướng mắc trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng. + Ngoài ra còn có Quyết định số 592/1999/QĐ- BGTVT ngày 12/3/1999 của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải về việc ban hành những quy định về kỹ thuật khi tiến hành giải phóng mặt bằng phục vụ các dự án xây dựng công trình giao thông. Nội dung của Nghị định số 22/1998/ NĐ-CP và Thông tư số 145/TT- BTC: + Về đối tượng phạm vi áp dụng:Chính sách đền bù thiệt hại Giải phóng mặt bằng được áp dụng chung cho mọi trường hợp bị Nhà nước thu hồi đất. Với quy định này thì trường hợp các nhà đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án xây dựng, kinh doanh bằng nguồn vốn đầu tư trong nước, vốn đầu tư nước ngoài cũng được áp dụng chung chính sách vơi trường hợp sử dụng đất để xây dựng công trình công cộng do ngân sách Nhà nước đầu tư. Việc áp dụng chung một chính sách đền bù trong thời điểm này là phù hợp cơ chế xác định giá đất của Nhà nước, có tác dụng tạo ra sự thống nhất trong quá trìng thực hiện, thúc đẩy quá trình Giải phóng mặt bằng đối với các dự án xây dựng sử dụng vốn từ ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, hiện nay quy định này đang bộc lộ những điểm không phù hợp. + Nguyên tắc đền bù: Người được Nhà nước giao đất sử dụng vào mục đích nào thì khi thu hồi, Nhà nước đền bù bằng cách giao đất có cùng mục đích sử dụng hoặc đền bù bằng tiền theo giá đất cùng mục đích sử dụng hoặc đền bù bằng nhà ở, khi đền bù bằng đất hoặc bằng nhà ở mà có chênh lệch về giá trị thì người được đền bù được nhận( hoặc phải trả) phần chênh lệch giá trị đó bằng tiền. + Về điều kiện được đền bù: Chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử đã có rất nhiều thay đổi, từ chỗ có nhiều hình thức sở hữu đất đai nay chỉ còn duy nhất một hình thức sở hữu Nhà nước về đất đai, từ chỗ quản lý đất đai chỉ đơn thuần là biện pháp hành chính đến nay đã thêm các biện pháp về kinh tế và dân sự, đối tượng sử dụng đất cũng qua nhiều lần điều chỉnh trong cải cách ruộng đất, cải tạo kinh tế tư bản tư nhân, hợp tác hoá trong nông nghiệp, khoán sản phẩm, giao đất giao rừng… Bên cạnh đó công tác quản lý đất đai, đăng ký quyền sử dụng đất, cập nhật các biến động về diện tích, loại, hạng đất, về chủ sử dụng đất lại không được thực hiện đầy đủ không được theo dõi thường xuyên dã làm cho hiện tượng quản lý, sử dụng đất thực sự đa dạng, phức tạp. Mỗi một trường hợp sử dụng đất đều có nguồn gốc, hoàn cảnh khác biệt nhau vì thế việc cụ thể, chi tiết hoá các trương hợp được đền bù thịêt hại về đất, về tài sản đã bước đầu làm cho phương án đền bù sát với thực tế và có tính khả thi cao hơn. Nghị định số 22/1998/NĐ- CP đã quy định các trường hợp sử dụng đất hợp pháp phải là người có một trong các giấy tờ theo quy định như: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất. + Về giá đất để tính đền bù thiệt hại: Thông tư số 145/TT- BTC ngày 4/11/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn ban hành Nghị định số 22/1998/NĐ - CP quy định giá đất để tính đền bù thiệt hại được xác định trên cơ sở giá đất do UBND cấp tỉnh quy định nhân với hệ số K. Trong đó: - Giá đất do UBND cấp tỉnh quy định là giá đất do UBND cấp tỉnh căn cứ vào khung giá các loại đất ban hành kèm theo Nghị định số 87/CP ngày 17/8/1994 đã bao hàm hệ số K quy định trong Quyết định số 302/TTg ngày 13/5/1996 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị định số 17/1998/NĐ- CP ngày 21/3/1998( Nghị định số 17/1998/NĐ- CP sửa đổi, bổ sung khoản 2, Điều 4 của Nghị định 87/CP ngày 17/8/1994: “ Giá các loại đất do địa phương quy định có thể thấp hơn giá tối thiểu hoặc cao hơn giá tối đa của khung giá các loại đất ban hành kèm theo Nghị định số 87/CP ngày 17/8/1994 vủa Chính phủ và hệ số K đã được điều chỉnh tại Quyết định số 302/TTg ngày 13/5/1996 của Thủ tướng Chính phủ, nhưng giảm hoặc tăng không vượt quá 50%. - Hệ số K được xác định theo quan hệ tỷ lệ giữa giá đất tính theo khả năng sinh lợi (hoặc giá chuyển quyền sử dụng đất thực tế) với giá đất do UBND cấp tỉnh quy định nêu ở trên. Giải thích về cách tính giá đất để tính đền bù thiệt hại: Giả sử giá đất do UBND cấp tỉnh quy định căn cứ vào khung giá các loại đất ban hành theo Nghị định số 87/CP là M. Ký hiệu hệ số K theo Quyết định số 302/TTg là K302( với 0,2 <=k302<=1,8) như vậy giá đất đã được điều chỉnh theo Quyết định số 302/TTg là M*K302. Theo Nghị định số 17/1998/NĐ- CP, giá đất được điều chỉnh tăng hoặc giảm đến 50% sẽ là M*K302+(-)(0%- 50%)(M*K302). Có hệ số K theo Thông tư số 145/TT – BTC khi đó giá đất để tính đền bù thiệt hại sẽ là (M*K302)+(-)(0%-50%)(M*K302)*K. Do bảng giá đất được ban hành trong một thời gian dài không được sửa đổi cập nhật( từ 1994 đến nay), dẫn đến giá đất do UBND cấp tỉnh quy định thấp hơn nhiều so với thực tế. Từ đó, khi tính giá đất để đền bù thiệt hại đã phải tiếp tục đưa thêm một hệ số k nữa. Theo cách này, giá đất được đền bù đã cho phép tiến gần hơn so với thực tế thì trường hợp về giá trị quyền sử dụng đất, bước đầu đảm bảo đền bù thiệt hại đất đai tài sản sát với mức thiệt hại thực tế và được đa số nhân dân chấp thuận. Ngoài ra, Nghị định số 22/1998/NĐ- CP còn quy định nguyên tắc đền bù thiệt hại về tài sản; đền bù thiệt hại cho người thuê nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước ; đền bù thiệt hại về mồ mả, đền bù thiệt hại đối với các công trình văn hoá, di tích lịch sử, đền chùa, đền bù thiệt hại đối với các công trình kỹ thuật hạ tầng, đền bù thiệt hại về hoa màu, đền bù thiệt hại trong trường hợp giao đất tạm thời, chính sách hỗ trợ cho những người có đất bị thu hồi. + Về tổ chức thực hiện: Những tác động tích cực của khâu tổ chức đền bù thiệt hại, giải phóng mặt bằng được thấy rõ nhất trong lĩnh vực giao đất, cho thuê đất để thực hiện các dự án đầu tư- đặc biệt là đầu tư nước ngoài. Trước đây chủ đầu tư phải trực tiếp liên hệ giải quyết mọi vấn đề với người bị thu hồi đất mà kết quả thường là chủ đầu tư bị gây khó khăn làm tăng chi phí đền bù, ảnh hưởng xấu đến tiến độ đầu tư và nay với quy định cụ thể về thành lập Hội đồng đền bù thiệt hại, giải phóng mặt bằng ở cấp huyện hoặc cấp tỉnh, thành phần của Hội đồng với đầy đủ các ban ngành ở địa phương và có sự tham gia của chủ đầu tư dự án với tư cách là một thành viên đã gắn kết trách nhiệm của chính quyền địa phương với những dự án đầu tư trên địa bàn, khắc phục tình trạng nêu trên. Với chi phí tổ chức thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng Nghị định số 22/1998/NĐ- CP quy định: Mức chi phí cho việc tổ chức thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng và các chi phí khác có liên quan do Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng lập dự toán báo cáo Giám đốc sở Tài chính - Vật giá kiểm tra, xem xét để đưa vào phương án đền bù. Bộ Tài chính hướng dẫn nội dung chi, quản lý, sử dụng khoản kinh phí này. Ngoài các văn bản của Trung ương, Hà Nội đã ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn Thành phố trên cơ sở những quy định chung của Nhà nước và những hướng dẫn cụ thể phù hợp đặc thù của Hà Nội. Đó là Quyết định số 2951/QĐ- UB ngày 8/11/1994 về khung giá các loại đất, có tính đến khả năng sinh lợi của đất(Sau này được thay thế bằng Quyết định số 3519/QĐ- UB ngày 12/7/1997); Quyết định số 3455/QĐ-UB ngày 20/9/1995 về đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng(được thay thế bằng Quyết định số 3528/ QĐ- UB ngày 13/7/1997), Quyết định số 20/1998/QĐ- UB ngày 30/6/1998 thực hiện Nghị định 22/1998/NĐ- CP, Quyết định số 72/2001/QĐ- UB quy định về trình tự thủ tục tổ chức thực hiện công tác bồi thường thiệt hại, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Thành phố. 2.3. Giới thiệu một số dự án đầu tư trên địa bàn Thành phố Hà Nội *Dự án cải tạo nút giao thông- Nam cầu Thăng Long Dự án cải tạo nút nam cầu Thăng Long là dự án thành phần thuộc dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đô thị thành phố Hà Nội giai đoạn 1 - Mục tiêu của dự án: Chỉnh trang lại khu vực nút giao thông Nam cầu Thăng Long, tổ chức giao thông đảm bảo an toàn thuận tiện, giảm ách tắc cục bộ, phân luồng giao thông từ cầu Thăng Long về trung tâm Thành phố, cải tạo cảnh quan, môi trường đô thị. - Những cơ sở pháp lý để triển khai: + Ngày 13/08/1999 Thủ tướng Chính phủ có văn bản số 848/CP-CN về việc thông qua báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đô thị thành phố Hà Nội. +Ngày 26/04/2000 Thủ tướng Chính phủ có văn bản số 395/CP-CN thông qua nội dung tổng thể báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đô thị Thành phố Hà Nội giai đoạn I. +Ngày 2/12/1999 UBND Thành phố Hà Nội ra Quyết định số 106/1999/QĐ-UB về việc thành lập Ban quản lí các dự án trọng điểm phát triển đô thị Hà Nội và giao cho Ban là chủ đầu tư Dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đô thị Thành phố Hà Nội giai đoạn I. +Ngày 19/03/2001 UBND Thành phố Hà Nội ra Quyết định số 1489/QĐ-UB về việc phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng- cải tạo nút giao thông Nam cầu Thăng Long với tổng mức vốn đầu tư là 65.940 triệu đồng. - Hiện trạng sử dụng đất: Diện tích khu đất cần thiết để xây dựng cải tạo nút giao thông là 96.585 m2 đất trong đó : +Diện tích đường giao thông và hành lang bảo vệ đường hiện có 66.171 m2 + Diện tích đất mới cần thu hồi là 30.414 m2 trong đó: .14.128m2 đất thuộc địa phận xã Đông Ngạc- huyện Từ Liêm gồm: + Đất canh tác nông nghiệp là:8.025m2 + Đất thổ cư là: 6.103 m2  .16.286 m2 đất thuộc địa phận xã Xuân Đỉnh- huyện Từ Liêm gồm: + Đất canh tác nông nghiệp là:12.426m2. + Đất thổ cư: 3.860 m2. Trong tổng số 96.585 m2 đất thu hồi nêu trên có 1.193 m2 đất hiện do Công ty tư vấn Xây dựng công trình thuỷ I sử dụng và 11.413,5m2 đất đã cấp cho công ty TNHH Phát triển đô thị Nam Thăng Long để góp vốn nào liên doanh với nước ngoài theo Quyết định số 1106/QĐ-TTg ngày 19/12/1997 của Thủ tướng Chính phủ. -Tóm tắt nội dung chủ yếu của dự án: + Chủ đầu tư: Ban quản lý các dự án trọng điểm PTĐT Hà Nội. + Đơn vị tư vấn: Tổng công ty tư vấn TK GTVT. + Phạm vi chiếm đất:9,62 ha. + Nút giao thông được tổ chức giao cắt cùng mức, các luồng giao thông tách bạch không có giao cắt chỉ nhập và tách dòng. +Nút giao thông gồm 5 tuyến có bố trí đảo xuyên: R=37m + Đền bù giải phóng mặt bằng: - Số hộ di chuyển 100 hộ(450 người) - Đền bù đất: đất ở: 8.299 m2 ; Đất ruộng:88.084 m2 - Nhà 1 tầng: 4.000 m2 Tổng mức vốn đầu tư: 73.590 triệu đồng + Xây lắp:40.329 triệu đồng + KTCB khác: 26.329 triệu đồng. + Dự phòng: 6.690 triệu đồng. + Nguồn vốn:Vốn vay của IBIC: 49.600 triệu đồng; Ngân sách Nhà nước : 23.990 triệu đồng. Phương án đền bù giải phóng mặt bằng dự án cải tạo xây dựng nút giao thông nam cầu Thăng Long. - Những căn cứ lập: + Nghị định 22/1998/ NĐ-CP ngày 24/4/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. + Quyết định số3519/QĐ- UB ngày 12/9/1997 của UBND Thành phố Hà Nội về khung giá đất trên địa bàn Thành phố Hà Nội. + Quyết định số 1146/QĐ- UB ngày 19/3/1998 quy định tạm thời về mức chi phí phục vụ công tác tổ chức đền bù giải phóng mặt bằng Biểu số 1: Kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng. TT Danh mục đền bù Khối lượng Đơn giá (đồng) Thành tiền (đồng) A Đền bù đất 8.131.962.000 -Đất ở(m2) 3000 1.540.000 4.620.000.000 -Đất nông nghiệp(m2 69.000 50.898 3.511.962.000 B Đền bù vật kiến trúc 1.336.390.000 Nhà mái ngói(m2) 920 653.000 600.760.000 Nhà mái bằng(m2) 720 794.000 571.680.000 Sân láng XM(m2) 300 23.500 7.050.000 Tường rào gạch xây(m2) 900 91.000 81.900.000 Mộ xây(mộ) 50 900.000 45.000.000 Mộ tổ lớn(mộ) 2 15.000.000 30.000.000 C Đền bù hoa màu Đào cảnh(cây) 18.000 20.000 360.000.000 D Những chính sách hỗ trợ khác 450.000.000 Hỗ trợ di chuyển(hộ) 60 3.000.000 180.000.000 Hỗ trợ theo đầu nhân khẩu di chuyển(người) 270 1.000.000 270.000.000 E Kinh phí phục vụ Hội đồng GPMB 511.247.000 Đất ở(m2) 3000 45.000 135.000.000 Đất nông nghiệp(m2) 69.000 5000 345.000.000 Đất lưu không (m2) 31.247 1000 31.247.000 Tổng kinh phí 10.789.599.000 Nguồn: Sở Địa chính- Nhà đất Hà Nội +Phương án di dân tái đinh cư. Qua kết quả điều tra sơ bộ thì đại bộ phận nhà ở, vật kiến trúc phải tháo gỡ là nhà cấp IV và nhà tạm để bán hàng, phần khuôn viên phía trong là nhà kiên cố để ở, như vậy về cơ bản phần đông các hộ có đủ diện tích đất để tái định cư tại chỗ. Một số trường hợp đặc biệt phải tháo gỡ di chuyển toàn bộ nhà: Nhà gạch: 25 ngôi. Nhà mái ngói: 10 ngôi. Quỹ nhà để di dân do Ban chỉ đạo Giải phóng mặt bằng Thành phố điều tiết theo kế hoạch chung của Thành phố Hà Nội. *Dự án kênh tiêu nhánh Nội Đô và đền bù giải phóng mặt bằng – Trạm bơm tiêu Long Biên. Dự án “kênh tiêu nhánh Nội Đô và đền bù giải phóng mặt bằng, trạm bơm tiêu Long Biên” huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội là “ Dự án hợp phần” của dự án tổng thể “Trạm bơm tiêu Long Biên”. Dự án được thực hiện theo Quyết định của UBND Thành phố Hà Nội số 6663/QĐ- UB ngày7/11/2001 và Quyết định phê duyệt đề cương lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội, số 274/QĐ- SNN- KH ngày 3/7/2002. 1, Tên dự án: Kênh tiêu nhánh Nội đô và đền bù giải phóng mặt bằng Trạm bơm tiêu Long Biên- huyện Gia Lâm. 2, Cơ quan quyết định đầu tư:UBND Thành phố Hà Nội. 3, Chủ đầu tư:Ban quản lý dự án huyện Gia Lâm Trụ sở: Trâu quỳ, huyện Gia Lâm. 4, Đơn vị lập dự án đầu tư: Công ty tư vấn và chuyển giao công nghệ- trường Đại học thuỷ lợi lập. 5, Địa đểm công trình: Thuộc các xã Long Biên, Bồ Đề, Thương Thanh, Gia Thuỵ, Ngọc Thuỵ, Thạch Bàn, các thị trấn Gia Lâm, Đức Giang, Sài Đồng- huyện Gia Lâm. 6, Phạm vi chiếm đất: Diện tích chiếm đất:250.877 m2. 7, Các hạng mục công trình chủ yếu: + Các kênh tiêu nhánh và hố ga. +Xác định mức đền bù và Giải phóng mặt bằng dự án. 8, Thời gian thực hiện: Năm 2003- 2004. 9, Nguồn vốn đầu tư: Vốn ngân sách cấp. Những căn cứ, hồ sơ lập dự án. Quyết định của UBND Thành phố Hà Nội số 6663/ QĐ - UB ngày 7/11/2001về việc cho phép chuẩn bị dự án đầu tư: Kênh tiêu nhánh Nội đô và đền bù Giải phóng mặt bằng trạm bơm tiêu Long Biên, huyện Gia lâm. Quyết định phê duyệt đề cương lập Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án: Kênh tiêu nhánh Nội Đô và đền bù giải phóng mặt bằng trạm bơm tiêu Long Biên, huyện Gia Lâm số 274/QĐ- BNN- KH ngày 31/7/2002. Hợp đồng kinh tế số /HĐKT ngày tháng 9/2002 giữa ban quản lý dự án huyện Gia Lâm và Công ty tư vấn và chuyển giao công nghệ trường đại học thuỷ lợi về việc lập báo cáo nghiên cứu NCKT dự án: Kênh tiêu nhánh Nội Đô và đền bù giải phóng mặt bằng trạm bơm tiêu Long Biên, huyện Gia Lâm. Giới thiệu tóm tắt dự án NCKT trạm bơm tiêu Long Biên, Thành phố Hà Nội công ty tư vấn xây dựng Thuỷ Lợi I – Hà Nội 9/2001. Bản đồ quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2010-2020. Tỷ lệ 1/10.000- Mảng số 05A-3. Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án: Cải tạo thoát nước thị trấn Gia Lâm- Hà Nội. Tài liệu khảo sát địa hình vùng trạm bơm tiêu Long Biên. Công ty tư vấn và chuyển giao công nghệ trường Đại học Thuỷ Lợi Hà Nội 10/2002. Tài liệu khảo sát địa chất Kênh tiêu nhánh Nội đô vùng trạm bơm tiêu Long Biên, huyện Gia Lâm. Công ty tư vấn và chuyển giao công nghệ trường Đại học Thuỷ Lợi Hà Nội 11/2002. Tài liệu điều tra hiện trạng công trình, dân sinh, kinh tế vùng dự án trạm bơm tiêu Long Biên, huyện Gia Lâm. Công ty tư vấn và chuyển giao công nghệ trường Đại học Thuỷ Lợi Hà Nội 10/2002. Tài liệu điều tra, thống kê về đất đai, công trình cho giải phóng mặt bằng trạm bơm tiêu Long Biên, Thành phố Hà Nội. Công ty xây dựng Thuỷ Lợi I, công ty tư vấn và chuyển giao công nghệ trường Đại học Thuỷ Lợi Hà Nội 2001-2002. b. Nhu cầu sử dụng đất – phương án đền bù giải phóng mặt bằng. Dự án “ Kênh tiêu nhánh Nội Đô và đền bù giải phóng mặt bằng trạm bơm tiêu Long Biên, huyện Gia Lâm Thành phố Hà Nội với nhiệm vụ “ Đền bù giải phóng mặt bằng” được xác định: 1. Xác định các đối tượng cần Giải phóng mặt bằng cho dự án tổng thể “ Trạm bơm tiêu Long Biên” bao gồm: + Khu trạm bơm đầu mối trạm bơm tiêu Long Biên. +Khu vực công trình kênh tiêu chính Quốc lộ 5, Càng Cua, Bồ Đề và kên hút, kênh xả trạm bơm. + Khu vực hồ điều hoà của dự án. + Khu vực công trình các kênh nhánh Nội Đô vùng dự án. 2. Cơ chế và chính sách đền bù. 3. Phương án giải phóng mặt bằng và đền bù. Cụ thể: *Đất sử dụng cho xây dựng công trình. - Khu công trình trạm bơm tiêu đầu mối Long Biên Quy mô: Theo sơ đồ thiết kế Đối tượng đền bù giải phóng mặt bằng : Đất canh tác hàng năm. - Kênh hút: Dài 285m, rộng đáy:10m, mái m=2,0m h=2,0 m. Đối tượng đền bù: Đất canh tác hàng năm. - Kênh xả. Quy mô: Dài 930 m, rộng đáy 7,5 m, mái m=2.0 m, h=4.0 m. Đối tượng đền bù Giải phóng mặt bằng : Đất canh tác hạng năm(1 vụ). Kênh tiêu trục chính. Đối tượng đền bù giải phóng mặt bằng: + Đất canh tác hàng năm, đất ao hồ. + Đất vườn, hoa màu. + Công trình kiến trúc. - Hồ điều hoà. Đối tượng đền bù giải phóng mặt bằng: + Đất canh tác hàng năm. + Hồ ao nuôi thuỷ sản. - Kết quả thống kê đất cho xây dựng công trình. Biểu số 2: Số liệu tổng hợp đền bù giải phóng mặt bằng theo hạng mục công trình dự án Trạm bơm tiêu Long Biên- Thành phố Hà Nội – mất đất vĩnh viễn. Hạng mục công trình Đất nông nghiệp GPMB(m2) Đất công trình kiến trúc Đất kênh cũ(m2) Tổng cộng GPMB(m2) Canh tác hàng năm Nuôi thuỷ sản Trồng cây lâu năm 1 Trạm bơm đầu mối Kênh hút Kênh xả Kênh trục QL5 Kênh trục Càng Cua Kênh trục Bồ Đề Hồ Điều Hoà Kênh nhánh Nội Đô Cộng 24.478 8.520 35.000 66.196 24.448 20.900 295.000 - 478.542 - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - 114 55 - - -- 169 - - - 17.832 8.390 6.066 - - 32.279 24.478 8.520 35.000 84.133 32.893 26.966 295.000 - 506.990 Nguồn: Sở Địa chính –Nhà đất Hà Nội Biểu số 3: Số liệu tổng hợp đền bù giải phóng mặt bằng theo hạng mục công trình dự án Trạm bơm tiêu Long Biên, Thành phố Hà nội- Mất đất tạm thời. TT Hạng mục công trình Đất nông nghiệp GPMB(m2) Đất công trình kiến trúc Đất kênh cũ(m2) Tổng cộng(m2) Canh tác hàng năm Nuôi thuỷ sản Trồng cây lâu năm 1 2 3 4 5 6 7 8 Trạm bơm đầu mối Kênh hút Kênh xả Kênh trục QL 5 Kênh trục Càng Cua Kênh trục Bồ Đề Hồ Điều Hoà Kênh nhánh Nội Đô Cộng 25.000 - - 16.813 16.639 11.041 - - 69.493 - - - 158 - - - - 158 - - - 547 - - - - 547 - - - 1.492 141 141 - - 1.773 - - - - - - - - - 25.000 - - 19.009 16.780 11.182 - - 71.971 Nguồn: Sở Địa chính –Nhà đất Hà Nội Chú ý: Mất đất vĩnh viễn- GPMB cho xây dựng công trình. Mất đất tạm thời- GPMB cho hiện trường thi công, cho đường thi công. Biểu số 4: Số liệu thống kê các công trình kiến trúc đền bù Giải phóng mặt bằng. TT Công trình kiến trúc GPMB Trục quốc lộ 5 Trục Càng Cua Trục Bồ Đề Tổng I II III IV Nhà mái bằng tầng tầng tầng tầng Nhà ngói Nhà tạm Nhà tập thể công trình công cộng 6 2 0 0 10 20 10 0 0 0 0 0 0 4 6 4 2 1 7 7 1 12 6 2 1 17 27 15 Cơ chế chính sách đền bù: Trong thời đểm lập báo cáo Nghiên cứu khả thi dự án(10/2002) cơ chế chính sách đền bù giải phóng mặt bằng được lập theo các văn bản đang áp dụng cho một số dự án trong huyện Gia Lâm- Thành phố Hà Nội. - Giá đền bù giải phóng mặt bằng : Theo Quyết định số 33/1998/ ngày 10/9/1998 của UBND Thành phố Hà Nội về sửa đổi giá đất nông nghiệp, lâm nghiệp ở Hà Nội. + Đền bù đất nông nghiệp: Với đất nông nghiệp cho trồng cây hàng năm và cho nuôi thuỷ sản. 1, Đất hạng 1: 19.300 đ/m2 2, Đất hạng 2: 16.100đ/m2 3, Đất hạng 3: 13.000đ/m2 4, Đất hạng 4: 4.700đ/m2 5, Đất hạng 5: 1.300đ/m2 VỚI ĐẤT TRỒNG CÂY LÂU NĂM, ĐẤT LÂM NGHIỆP 1, Đất hạng 1: 14.000đ/m2 2, Đất hạng 2: 11.900đ/m2 3, Đất hạng 3: 8.500đ/m2 4, Đất hạng 4: 4.300đ/m2 5, Đất hạng 5: 1.200đ/m2. + Hỗ trợ đầo tạo chuyển nghề: 13.200đ/m2 + Đền bù cho cây cối, hoa màu, kiến trúc: theo thực tế thời điểm thoả thuận. + Với huyện Gia Lâm giá đất đền bù có hệ số k=2,0. - Phân tích cơ chế đền bù giải phóng mặt bằng của dự án. Qua số liệu thống kê, đo đạc thực tế và phân loại đối tượng đền bù giải phóng mặt bằng cho thấy: + Không có việc phải di chuyển dân cư khi xây dựng các hạng mục công trình của dự án, bởi vậy vấn đề tái định cư không cần đề cập đến trong việc đền bù giải phóng mặt bằng. + Việc đền bù giải phóng mặt bằng cho đối tượng là đất vườn, đất có công trình kiến trúc sẽ theo thực tế thoả thuận thời điểm thực hiện dự án. Bởi vậy trong dự án giai đoạn lập báo cáo nghiên cứu khả thi tính kinh phí đền bù theo mặt bằng giá tháng 11/2002. +Với đối tượng đền bù giải phóng mặt bằng là đất nông nghiệp. - Đất giải phóng mặt bằng tạm thời khi thi công công trình sẽ tính kinh phí đền bù theo thời điểm thực hiện dự án. - Đất giải phóng mặt bằng vĩnh viễn cho công trình được đền bù theo cơ chế chính sách của Quyết định số 33/1998-UB ngày 10/9/1998 của UBND Thành phố Hà Nội. - Dự án tạm tính giá đền bù cho đất nông nghiệp vùng dự án thuộc hạng 1. Với 29,5 ha cho xây dựng hồ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM7897t s7889 gi7843i php ch7911 y7871u nh7857m 2737849y nhanh camp2.doc
Tài liệu liên quan