MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I 3
MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG & NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 3
I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG 3
1. Khái niệm về thị trường 3
2. Phân loại thị trường và thị trường mục tiêu 6
II. NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 7
1. Năng lực cạnh tranh 7
1.1. Khái niệm 7
1.2. Vai trò của cạnh tranh trên thị trường 9
2. Những công cụ cạnh tranh chủ yếu của doanh nghiệp 10
2.1. Cạnh tranh bằng sản phẩm và cơ cấu sản phẩm 10
2.2. Cạnh tranh bằng giá bán sản phẩm 11
2.3. Cạnh tranh bằng phân phối 14
2.4. Cạnh tranh bằng xúc tiến hỗn hợp 15
III. NHỮNG YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP TRÊN THỊ TRƯỜNG 16
1. Xét trên tầm vĩ mô 16
1.1. Môi trường kinh tế 16
1.2. Môi trường chính trị 17
1.3. Môi trường công nghệ 18
2. Xét trong môi trường vi mô 18
2.1. Khách hàng 18
2.2. Đối thủ cạnh tranh 19
2.3. Các trung tâm Marketing 19
CHƯƠNG II 20
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHÂM XE MÁY CỦA CÔNG TY TNHH T&T TRÊN THỊ TRƯỜNG TRONG NHỮNG NĂM QUA 20
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH T&T 20
1. Quá trình hình thành và phát triển. 20
1.1. Quá trình hình thành. 20
1.2. Chức năng, nhiệm vụ 22
2. Các đặc điểm chính của công ty. 23
2.1.Cơ cầu tổ chức và nhiệm vụ các phòng ban. 23
2.2 Đặc điểm lao động của công ty. 26
2.3. Đặc điểm về sản phẩm xe máy của công ty 28
- Waythai 28
2.4. Kết quả hoạt động chung của công ty thời gian qua 29
II. PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH T&T TRONG NHỮNG NĂM QUA 30
1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ xe máy của công ty TNHH T&T 30
1.1. Đầu vào 30
1.2. Kết quả sản xuất 31
Năm 31
1.3. Đầu ra 32
2. Thực trạng về năng lực cạnh tranh của công ty TNHH T&T 33
2.1.Chất lượng sản phẩm 33
2.2.Về giá bán 33
2.3.Tình hình hoạt động của hệ thống phân phối 34
2.4.Các hoạt động xúc tiến hỗn hợp 35
3. Các công cụ cạnh tranh trên thị trường xe máy của doanh nghiệp 38
3.1. Công cụ sản phẩm 38
3.2. Công cụ giá 38
3.3. Cơ chế bán hàng và chính sách đối với trung gian 38
3.4. Công cụ quảng cáo, tuyên truyền Marketing trực tiếp 39
4. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp 40
4.1. Thị phần của công ty 40
4.2. Tỉ xuất lợi nhuận 42
III. ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH T&T 43
1. Thị trường xe máy trong thời gian qua 43
2. Những ảnh hưởng bất lợi đến thị trường xe máy của doanh nghiệp 47
3. Những điểm mạnh của sản phẩm xe máy T&T 48
4. Những kết quả đạt được trong cạnh tranh của công ty trong thời gian qua 50
4.1. Theo tiêu thức doanh thu và lợi nhuận. 50
4.2. Theo tiêu thức sản phẩm 52
CHƯƠNG III 54
NHỮNG KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TRÊN THỊ TRƯỜNG. 54
I. ĐỊNH HƯỚNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY. 54
1. Định hướng phát triển. 54
2. Mục tiêu của công ty T&T. 54
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ 58
1. Đối với doanh nghiệp 58
1.1. Về sản xuất 58
1.1.1. Nguyên liệu đầu vào 58
1.1.2. Xây dựng cơ sở vật chất, cải tiến công nghệ sản xuất, lắp ráp. 58
1.1.3. Trình độ tay nghề công nhân 59
1.2. Về lĩnh vực marketing 62
1.2.1. Giải pháp về sản phẩm 62
1.2.2. Các giải pháp về giá sản phẩm 65
1.2.3. Các biện pháp phân phối 66
1.2.4. Các biện pháp về xúc tiến hỗn hợp 69
1.3. Một số giải pháp hỗ trợ 73
1.3.1. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát. 73
1.3.2. Xây dựng chính sách phát triển sản phẩm hợp lý đa dạng hoá sản phẩm của công ty. 74
2. Đối với các cấp quản lý 76
PHẦN KẾT LUẬN 77
80 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1518 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường xe máy của công ty TNHH T&T, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủa máy móc, trong quá trình chuyển đổi tất yếu sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất sử dụng, đây là điều bình thường, tình hình sản xuất ở trong tình trạng khá tốt tốt.
1.3. Đầu ra
Đầu ra là một khâu cực kỳ quan trọng, nếu doanh nghiệp làm rất tốt khâu sản xuất mà không làm tốt đầu ra của sản phẩm thì việc sản xuất đó cũng không còn ý nghĩa nữa. Đây là hai vấn đề có mối quan hệ biện chứng với nhau, nếu sản xuất không tốt thì không thể bán được hàng, nếu có khả năng bán hàng mà không có hàng hoặc hàng không đáp ứng được nhu cầu thì cũng chẳng có tác dụng gì cả. Dưới đây là một số bẳng thống kê về tình hình tiêu thụ sản phẩm xe máy của công ty qua các năm.
BẢNG 6: TÌNH HÌNH TIÊU THỤ XE MÁY CỦA T&T QUA CÁC NĂM
Đơn vị: Chiếc
Năm
Kế hoặch
Thực tế
Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch
1999
41190
40010
97.14%
2000
59500
56000
94.1%
2001
69150
71700
103.7%
2002
81800
78900
96.5%
2003
105000
107500
102%
2004
115000
110200
95.8%
2005
123000
118600
96.4%
( Nguồn: phòng kinh doanh công ty T&T)
2. Thực trạng về năng lực cạnh tranh của công ty TNHH T&T
2.1.Chất lượng sản phẩm
Sản phẩm xe máy của T&T trong những năm vừa qua đã thể hiện được tính hợp lý của nó. Đối tượng khách hàng mà T&T hướng tới đó là những tầng lớp bình dân có thu nhập thấp. Những đối tượng này chủ yếu sống ở nông thôn là chính do đó cần phải có mạng lưới bán hàng rộng khắp không chỉ ở các thành phổ lớn mà phải lan toả trên toàn bộ lãnh thổ cả nước từ thành thị đến nông thôn.
Gần đây T&T đã phát triển một số sản phẩm có chất lượng cao hơn để phục vụ tầng lớp cao hơn bao gồm một số loại xe tay ga như: Yasuta, Nakasei.
Nhìn chung, sản phẩm xe máy của T&T mà thương hiệu chính đó là xe máy Majesty có chất lượng còn chưa cao, thật khó có thể cạnh tranh được với các hãng lớn về chất lượng mà chỉ có thể cạnh tranh bằng giá, tận dụng những thị trường có thu nhập thấp để sâm nhập và chiếm lĩnh lấy. Tuy nhiên mức sống của người dân ngày càng cao sẽ làm cho người tiêu dùng ngày càng đòi hỏi sản phẩm có chất lượng cao hơn trước. Trong tình hình đó, nếu doanh nghiệp không chủ động cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm thì sẽ rất khó có thể tồn tại lâu dài và vững chắc trên thị trường.
2.2.Về giá bán
Như đã nêu ở trên, thị trường mà T&T hướng tới đó là tầng lớp bình dân có thu nhập thấp do vậy giá thành sản phẩm xe máy của T&T nhìn chung là thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh. Nhận xét:
Mức giá xe máy của T&T là rất thấp so với các đối thủ cạnh tranh đến từ Nhật bản như Honda, Yamaha, Suzuki. Chỉ có những hãng xe của Trung Quốc là có thể cạnh tranh được với T&T về giá. Nhìn chung, giá xe của Trung quốc cũng ngang bằng với giá xe của T&T nhưng lợi thế của Maejesty đó là động có khoẻ, tiết kiệm nhiên liệu, tuổi thọ trung bình cao hơn so với các hãng xe của Trung Quốc.
2.3.Tình hình hoạt động của hệ thống phân phối
Trong năm vừa qua, T&T đã có những chương trình phát triển hệ thống phân phối, thành lập một số đại lý, của hàng phân phối sản phẩm ở một số tình thành như Tuyên quang, Lai châu Sơn la….Trong thời gian hoạt động một số đại lý này tỏ ra hoạt động khả tốt, là cầu nối tiêu thụ khá nhiều sản phẩm tới những khu vực này. Hiện nay công ty T&T có 45 của hàng chính phân phối sản phẩm và đang phấn đấu trong năm 2006 sẽ tăng thêm khoảng mười của hàng, đại lý cung cấp khu vực phía nam. Dưới đây là sơ đồ kênh phân phối của công ty T&T.
Hình 3: SƠ ĐỒ PHÂN PHỐi XE MÁY CỦA T&T
TỔNG CÔNG TY T&T
Đại lý kí gửi
Nhà phân phối
Các đại lý cấp I
Các đại lý cấp II
NGƯỜI TIÊU DÙNG
(Nguồn: phòng Kế hoặch đầu tư ( công ty T&T))
Nhìn vào sơ đồ ta thấy, sản phẩm xe máy của công ty sau khi xuất xưởng xe được vận chuyển đến cho nhà phân phối hoạch các đại lý ký ngửi.
Đối với đại lý ký gửi có thể bán trực tiếp sản phẩm cho khách hàng.
Đối với nhà phân phối thì sẽ phân phối sản phẩm đến cho các đại lý cấp I, từ đại lý cấp một sẽ phân phối sản phẩm tới cho các đại lý cấp hai. Đại lý cấp hai thực chất là các cửa hàng bán lẻ sẽ phân phối sản phẩm tới người tiêu dùng cuối cùng.
Với kênh phân phối rõ ràng đơn giản như thế này sẽ gúp cho công ty có thể kiểm soát được hoạt động phân phối và có những tác động kịp thời khi cần phải có những thay đổi khi thị trường có biến động.
2.4.Các hoạt động xúc tiến hỗn hợp
Ban lãnh đạo T&T rất quan tâm đến hoạt động xúc tiến hỗn hợp. Chi phí hàng năm cho hoạt động xúc tiến hỗn hợp luôn ở mức cao và liên tục tăng qua các năm. Dưới đây là biểu đồ cho thấy chi phí vào hoạt động xúc tiến hỗn hợp của T&T trong lĩnh vực xe máy trong những năm gần đây.
Đơn vị: triệu đồng
HÌNH 4: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN CHI PHÍ CỦA T&T CHO HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN HỖN HỢP QUA CÁC NĂM
( Nguồn: Phòng Kế Hoạch Đầu Tư công ty T&T)
Nhận xét:
Trong những năm đầu khi mới bắt đầu kinh doanh xe máy, T&T chưa thực sự quan tâm đến hoạt động xúc tiến hỗn hợp. Nhìn vào biểu đồ ta thấy, trong những năm gần đây chi phí cho hoạt động xúc tiến hỗn hợp của T&T tăng đột biến. Cụ thể như sau:
* Hoạt động quảng cáo
- Quảng cáo trên báo
Thời gian qua, T&T chưa chú trọng đến hoạt động quảng cáo trên báo, chi phí hàng năm cho hoạt động quảng cáo trên báo chiếm một phần rất nhỏ chỉ khoảng 5% trong tổng chi phí cho hoạt động xúc tiến hỗn hợp tương đương với khoảng 200- 300 triệu đồng.
- Q uảng cáo trên truyền hình
Đây là hoạt động được ban lãnh đạo T&T rất quan tâm đặc biệt là trong những năm gần đây. Từ trước đến nay, lúc nào chi phí cho hoạt động quảng cáo trên truyền hình cũng ở mức cao nhất và chiếm khoảng 34%-43% trong tổng chi phí cho hoạt động xúc tiến hỗn hợp tương đương với 2-3 tỷ đồng.
Từ năm 2004 đến nay, T&T đã tài trợ cho chương trình “Nhịp điệu trẻ” là một sân chơi ca nhạc cho sinh viên các trường trên truyền hình. Trong tháng tư năm 2006 T&T sẽ tài trợ cho giải bóng đá VTV mang tên T&T Cup bao gồm nhiều đội bóng U23 có trình độ chuyên môn cao đến từ châu Á như U23 Australia, U23 Iran, U23 Việt Nam…
- Quảng cáo ngoài trời
Hiện nay số lượng các biển quảng cáo ngoài trời của T&T còn rất ít( kể cả các biển quảng cáo lớn trên quôc lộ và các biển quảng cáo nhỏ tại các của hàng và đại lý. Đây là loại hình quảng cáo ít tốn kém nhưng nếu làm tốt thì tác động của nó lại rất lớn do đó trong thời gian tới T&T cần có những biện pháp thúc đẩy hơn nữa hoạt động này.
* Chính sách đối với nhà phân phối
- Công ty có những chính sách khen thưởng, cho vay nợ, chiết khấu cho các nhà phân phối khi họ thu được doanh số bán hàng vượt các mức chỉ tiêu mà công ty đã định ra. Cụ thể như sau:
- Đối với nhà phân phối và các đại lý cấp I, nếu doanh số bán hàng vượt quá 10% định mức thì sẽ được hưởng chiết khấu 1%.
Nếu vượt quá 13% sẽ được hưởng mức chíêt khấu là 1.5%
Về vay nợ, cho phép các đại lý trả chậm trong vòng 45 ngày tuỳ thuộc vào mức doanh số thu được.
- Đối với các đại lý ký gửi, T&T đã có những chính sách hỗ trợ như:
+ Đối với các đại lý ký gửi, T&T đã có những chính sách hỗ trợ như:
Hỗ trợ biển quảng cáo cho các cửa hàng ký gửi
Cho phép trả chậm trong vòng ba tháng
* Hoạt động quảng bá tuyên truyền
T&T đã xúc tiến rất nhiều hoạt động quảng bá thương hiệu với quy mô lớn đặc biệt là trong những năm vừa qua. Năm 2006 nhân dịp kỷ niệm 13 năm này thành lập công ty đã tổ chức hội nghị khách hàng tại Giảng võ vớ quy mô lớn. Cũng trong năm 2006 công ty đã tổ chức nhiều show room tại nhà máy , văn phòng đại diện tại Hà nội và tham gia nhiều hội trợ triển lãm trong và ngoài nước nhằm trưng bày và giới thiệu sản phẩm của mình tới đông đảo khách hàng..
Nói chung, trong những năm qua, T&T đã quan tâm đúng mức tới hoạt động xúc tiến hỗn hợp và dần xây dựng được tên tuổi của mình trên thị trường trong và ngoài nước. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn còn một số hạn chế trong một số khâu, trong thời gian tới cần phải khắc phục và hoàn thiện và tiếp tục duy trì và phát huy hơn nữa để quảng bá rộng rãi thương hiệu cho mình.
3. Các công cụ cạnh tranh trên thị trường xe máy của doanh nghiệp
3.1. Công cụ sản phẩm
Để có thể tồn tại lâu dài trên thị trường doanh nghiệp cần xây dựng cho mình một uy tín đối với khách hàng. T&T là một doanh nghiệp còn khá mới mẻ, việc xây dựng thương hiệu càng trở nên quan trọng.
3.2. Công cụ giá
Thị trường Việt Nam nói chung, thị trường xe máy Việt Nam nói riêng rất nhạy cảm về giá. Việc định giá phù hợp sẽ tạo được lợi thế cho doanh nghiệp trong ngắn hạn hoặc dài hạn. Khi định giá thành cần căn cứ vào giá thành sản xuất của sản phẩm. Trong mỗi giai đoạn khác nhau, doanh nghiệp cần có những chiến lược định giá khác nhau cho phù hợp.
Đối với sản phẩm xe máy- là một vật sử dụng lâu dài, do đó người tiêu dùng thường có tâm lý mua của tốt để dùng cả đời giá cả cao một chút không thành vấn đề. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp nâng giá quá cao so với giá thành sản phẩm sẽ rất nguy hiểm bởi nó có thể làm cho doanh nghiệp mất thị phầm hoặc mất niềm tin nơi khách hàng.
3.3. Cơ chế bán hàng và chính sách đối với trung gian
Mỗi nhà cung cấp đều phải lựa chọn cho mình một nhà phân phối có đủ trình độ và năng lực để phân phối sản phẩm cho mình. Đối với sản phẩm xe máy là một vật phẩm tương đối cồng kềnh lại càng phải có những nhà phân phối. Doanh nghiệp sản xuất cần phải thường xuyên hỗ trợ gúp đỡ nhà phân phối để họ hoàn thành tốt công việc. Nhà phân phối hoành thành được công việc đồng nghĩa với việc sản phẩm của công ty được tiêu thụ tới tay khách hàng.
Nhiều khi nhà phân phối có những hàng động bất thường làm nguy hại đến uy tín của sản phẩm. Bởi vậy, cần phải có những điều khoản cụ thể và chi tiết có hiệu lực pháp lý giữa nhà sản xuất và nhà phân phối để kiểm tra, giám sát các hoạt động của nhà phân phối.
3.4. Công cụ quảng cáo, tuyên truyền Marketing trực tiếp
Đối với thị trường xe máy, xúc tiến hỗn hợp là một phương tiện hàng đầu để cạnh tranh chiếm lĩnh thị phần. Xúc tiến hỗn hợp bao gồm các hoạt động sau.
- Quảng cáo: Trong giai đoạn vừa qua các hãng sản xuất xe máy đã xúc tiến rất nhiều biện pháp quảng cáo rầm rộ bao gồm quảng cáo trực tiếp trên truyền hình, tổ chức các trương trình tài trợ, các trương trình phúc lợi xã hội. Ví dụ như: Hãng Honda tổ chức và tài trợ chương trình Tôi Yêu Việt Nam trên truyền hình từ năm 2003 đến nay, Hãng Yamaha tổ chức chương trình trình diễn mô tô bay, gần đây có tổ chức và tài trợ chương trình Một Hai Ba…, T&T tổ chức tài trợ cho chương trình T&T cúp sắp được bắt đầu vào ngày 16 tháng tư.
- Maketing trực tiếp: các chương trình Maketing trực tiếp sẽ giúp cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xe máy thiết lập được một hệ thống cơ sở dữ liệu khách hàng. Từ đó tạo ra được mối quan hệ thường xuyên, vững chắc đối với khách hàng. Sử dụng các phương tiện như: gửi catalo, tờ rơi, gửi thư trực tiếp, trao đổi qua điện thoại… sẽ phù hợp với những điều kiện và đặc điểm riêng của doanh nghiệp sản xuất xe máy, từ những phương tiện này, khách hàng sẽ hiểu rõ hơn về sản phẩm, từ kiểu dáng giá cả đến các thông số kỹ thuật của sản phẩm.
Trong giai đoạn tợi, nhu cầu của khách hàng sẽ chuyển từ “đại chúng” sang “đặc biệt hoá” thì phương pháp maketing trực tiếp càng tỏ ra có hiệu quả hơn bao giờ hết, đây thực sự là một chiến lược tốt để nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất xe máy trong tương lai.
Một biện pháp khác nữa để thu hút khách hàng đó là : “bán hàng cá nhân”. Đây là một phương pháp có thể coi là khá thủ công, tuy nhiên trong một số trường hợp nó lại tỏ ra khá hiệu quả trong việc thu hút một số khách hàng đặc thù. Cần phải sử dụng cùng một lúc nhiều phương pháp để tận dụng được những mặt mạnh, mặt yếu của từng phương pháp để đem lại khả năng cạnh tranh cao nhất cho các doanh nghiệp.
4. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
4.1. Thị phần của công ty
Thị phần tuyệt đối: dựa trên số lượng sản phẩm bán ra hoặc doanh thu thu được và được tính theo công thức:
Doanh thu của công ty T&T
Thị phần tuyệt đối của T&T=
Tổng doanh thu của các hãng trên thị trường
+ Thị phần tương đối: là tỷ lệ thị phần của công ty so với đối thủ cạnh tranh
Doanh thu của công ty
Thị phần tương đối của T&T=
Doanh thu của đối thủ cạnh tranh
Dựa vào kết quả tín toán của hai công thức trên, ta có thể biết được vị thế của công ty trên thị trường so với đối thủ cạnh tranh để từ đó có được cái nhìn tổng quát nhất về thị trường xe máy để xây dựng các kế hoạch giữ vững hay mở rộng thị trường và có những biện pháp ứng phó kịp thời đối với từng loại đối thủ khác nhau.
BẢNG 7: THỊ PHẦN CỦA MỘT SỐ HÃNG XE MÁY TRONG NHỮNG NĂM VỪA QUA
Đơn vị:%
CÁC HÃNG
NĂM 2002
NĂM 2003
NĂM 2004
NĂM 2005
HONDA
50.2
48.2
47.1
47.2
YAMAHA
22.4
23.1
23.3
21.8
SUZUKI
10.2
9.1
8.8
8.6
SYM
6.6
7.9
8.1
8.1
T&T
5.1
5.3
5.8
6.5
CÁC HÃNG KHÁC
5.5
6.4
6.9
7.8
( Nguồn: Phòng Kinh Doanh công ty T&T)
Nhận xét:
Từ bảng thống kê cho thấy, thị phần của Honda trong mấy năm qua luôn dẫn đầu tại Việt Nam. Đây là đối thủ cạnh tranh rất mạnh đối với bất kể hãng nào.
Thị phần của T&T trên thị trường Việt Nam tuy còn khá khiêm tốn, trong thời gian qua đã dao động từ 5.5 – 7.8 % cho thấy khả năng chiếm lĩnh T&T là rất tốt. trong khi các hãng còn lại đang trững lại thậm chí cón giảm thị phần thì T&T đang vươn lên đều đặn theo các năm.
4.2. Tỉ xuất lợi nhuận
Mục tiêu cuối cùng của kinh doanh là lợi nhuận. Do vậy, để đánh giá được hiệu quả kinh doan thì cần phải tính được lợi nhuận tuyệt đối cũng như tỷ xuất lợi nhuận nhằm xác định được khả năng sinh lời của đồng tiền. Ta có công thức sau:
Lợi nhuận tuyệt đối= Tổng doanh thu - Tổng chi phí
Lợi nhuận tuyệt đối
Tỷ suất lợi nhuận=
Tổng doanh thu
Dưới đây là bảng số liệu về lợi nhuận của T&T trong lĩnh vực xe máy
Bảng 8: DOANH THU VÀ LỢi NHUẬN CỦA T&T TRONG KINH DOANH XE MÁY QUA CÁC NĂM
Đơn vị: 1000 đồng
NĂM
TỔNG DT
TỔNG CHI PHÍ
LỢI NHUẬN
TSLN
1999
267735
232126
35609
13.3
2000
386750
330671
56079
14.5
2001
449475
380705
68770
15.3
2002
531700
446096
85604
16.1
2003
682500
564428
118073
17.3
2004
747500
623415
124085
16.6
2005
799500
673979
125522
15.7
(Nguồn: phòng Kinh Doanh công ty T&T)
Nhận xét:
Nhìn chung, lợi nhuận tuyệt đối hàng năm mà công ty thu được từ hoạt động kinh doanh sản xuất xe máy là khá ổn định và có xu hướng tăng đều theo các năm.
Tỷ suất lợi nhuận luôn đạt ở mức khá cao từ 13,3% trong năm đầu tiên và 14,5 % trong năm kế tiếp, những năm tiếp theo tỷ suất lợi nhuận luôn đạt mức trên 15%. Trong năm gần đây tỷ suất lợi nhuận tuy không còn tăng nữa và có xu hướng trững lại nhưng tỷ suất lợi nhuận vẫn còn ở mức tương đối cao, hàng năm vẫn tạo ra một khoản lợi nhuận hàng trăm tỷ đồng.
III. ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH T&T
1. Thị trường xe máy trong thời gian qua
Trước kia đối với nhu cầu đi lại, một người dân bình thường có thu nhập tương đối thì xe đạp là phương tiện thông dụng phổ biến nhất. Nó là phương tiện thoả mãn nhu cầu an toàn, nhu cầu xã hội của họ. Theo thời gian, mức sống tăng lên, nhu cầu về xe đạp cũng cần phải đẹp hơn, tốt hơn, bền hơn… Nhưng khi mức sống xã hội được nâng cao lên một bậc thì phương tiện đi lại cũng phải được hiện đại hoá dần, nhanh hơn, bớt tiêu hao sức lực hơn. Nhu cầu giờ là những chiếc xe máy có kiểu dáng đẹp, chất lượng, mẫu mã đa dạng, phong phú, phù hợp với khả năng thanh toán của từng nhóm khách hàng.
Thị trường xe máy Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng cho các nhà sản xuất. Với dân số hơn 80 triệu người, thu nhấp bình quân đầu người trong năm đang tăng mạnh thì xu hướng dùng xe máy làm phương tiện đi lại là đương nhiên. Tăng trưởng kinh tế ở nước ta luôn giữ được một tốc độ cao trong khu vực và trên thế giới, mức sống của ngưòi dân không ngừng được cải thiện.
Bảng 9: Thu nhập bình quân của người Việt Nam qua các năm
Năm
Thu nhập đầu người
2003
480 USD
2004
542 USD
2005
630 USD
* Trong những năm đầu của nền kinh tế thị trường và thời gian trước đó, khi đất nước còn trong thời kỳ bao cấp, lượng xe máy trên thị trường nước ta còn rất hạn chế, chủ yếu là xe từ Đức, Liên Xô, Ý, Nhật. Đây là những chiếc xe do người dân tự mang về hoặc được nhập theo con đường chính ngạch. Từ những năm 90 của thế kỷ XX, khi nước ta mở cửa nền kinh tế, thị trường xe máy Việt Nam bắt đầu hoạt động và có tốc độ tăng chóng mặt. Cuộc cạnh tranh trên thị trường này ngày càng gay gắy, quyết liệt, đồng thời là sự xuất hiện liên tục của những phẩm mới ngày càng đa dạng, phong phú.
Nhu cầu về xe máy của dân cư liên tục tăng, theo thống kê của Bộ Công nghiệp và Cục Cảnh sát giao thông hiện nay ở nước ta có khoảng 14 triệu xe đang lưu hành, tức là trung bình khoảng 6 người có một xe máy. Trong những năm qua, nhu cầu về xe máy là rất cao, trung bình khoảng 1,5 triệu xe/năm. Tỷ lệ tiêu dùng xe máy tăng so với năm trước khoảng 20%. Người dân Việt Nam đã chấp nhận rộng rãi và coi xe máy là phương tiện đi lại bình thường, thiết thực.
Bảng 10: Lượng xe máy tiêu thụ qua các năm
Năm
Lượng xe máy tiêu thụ qua các năm
2003
830000
2004
1265693
2005
1400000
2006 (dự kiến)
> 1500000
* Theo nhận định, thị trường xe máy còn sôi động trong những năm tới, ở các thành phố lớn, xu hướng tiêu dùng xe cao cấp đang chiếm chủ đạo. Xét về số lượng, thị trường xe máy Việt Nam đang chuyển dần về khu vực nông thôn. Nếu như những năm trước đây, giá xe tương đối cao, ít người nông dân có khả năng mua xe thì nay đã khác. Xe Super Dream giảm giá từ 2100 USD năm 1999 xuống còn 1000 USD năm 2004. Giá nhiều loại xe liên doanh khác cũng giảm gần 50% trong cùng thời kỳ. Trong khi đó, thu nhập người nông dân đã tăng lên, thị trường nông thôn đã có thể tiêu thụ xe máy ở quy mô đại trà. Do đó, có cơ sở tin rằng, trong thời gian tới, sẽ diễn ra cuộc cạnh tranh sôi động giữa các nhà sản xuất, lắp ráp xe máy trên thị trường nông thôn.
Thị trường nông thôn có tiềm năng lớn về số lượng, đặc điểm thu nhập còn tương đối thấp, nên các doanh nghiệp phải có chiến lược kinh doanh phù hợp để tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt, có thiết kế phù hợp với địa hình giao thông nông thôn và đặc biệt là có mức giá cạnh tranh.
Đánh giá về thị trường xe máy toàn quốc, có nhiều ý kiến cho rằng sự sôi động sẽ còn kéo dài trong những năm tới. Năm 2006, tốc độ tăng trưởng của thị trường xe máy Việt Nam đạt khoảng 20% so với năm 2005; Việt Nam hiện nay mới có khoảng 14 triệu xe máy nhưng con số bão hoà phải đạt tới 25 triệu xe. Nhận định cho thấy tiềm năng thị trường xe máy Việt Nam là còn khá lớn, từ nay trở đi, sự tăng trưởng của thị trường này sẽ ở mức cao và ổn định từ 20% cho đến 25%/năm.
* Trên thị trường Việt Nam hiện nay có rất nhiều các nhãn hiệu xe máy khác nhau, khoảng 200 nhãn hiệu, thị trường đang rất sôi động với sự sản xuất ồ ạt của các doanh nghiệp lớn nhỏ khác nhau; trong đó có khoảng 10 doanh nghiệp lớn trong nước và đặc biệt là 4 doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài, đó là Honda Việt Nam, Suzuki Việt Nam, Yamaha, SYM đang chiếm phần lớn thị phần và hàng năm tiêu thụ được khoảng trên dưới 1 triệu sản phẩm. Xe máy Trung Quốc một thời làm mưa làm gió trên thị trường nay đang mất dần vị thế của mình, có những năm lượng bán được giảm đến 50%.
* Nhưng có một thực tế đang tồn tại, đó là hiện tượng xe máy được làm nhái theo kiểu dáng nổi tiếng. Các doanh nghiệp có uy tín cho ra những sản phẩm mới, ngay một thời gian sau, kiểu dáng đó đã bị bắt chước bởi các doanh nghiệp khác. Những sản phẩm hao hao giống được đưa ra thị trường với mức giá rẻ hơn rất nhiều, loại sản phẩm này cũng thu hút được sự quan tâm khá nhiều của một nhóm khách hàng bởi giá của nó khá rẻ, phù hợp với thu nhập của đại bộ phận dân cư Việt Nam.
Xu hướng tiêu dùng xe cao cấp.
* Đây là xu hướng tiêu dùng chính ở các thành phố lớn, tầng lớp có thu nhập cao coi xe máy không chỉ là phương tiện đi lại, giờ nó là sản phẩm thể hiện cái "tôi" của họ.
Đối với tầng lớp có thu nhập ở top đầu của xã hội, sản phẩm họ dùng là những chiếc xe nhập ngoại, có kiểu dáng đẹp, được sản xuất bởi các nhà sản xuất có uy tín, chất lượng cao, tính năng vượt trội.
Theo số liệu thống kê cho thấy, lượng xe ngoại nhập về qua các năm liên tục tăng, cụ thể:
Bảng 11: Lượng xe nhập ngoại qua các năm
Năm
Số lượng xe nhập ngoại
2003
12000
2004
17000
2005
30000
2006 (dự kiến)
49000
Xe nhập ngoại cho tầng lớp có thu nhập cực cao có những tính năng hơn hẳn về chất lượng, dễ dàng sử dụng. Một yếu tố khác nữa, nó không bị mất giá khi bán lại trên thị trường như những tài sản khác.
* Tầng lớp thu nhập thấp hơn một chút cũng đang có xu hướng sử dụng xe cao cấp, thường là những loại xe tay ga. Những loại xe này trong nước đã có thể sản xuất được, kiểu dáng khá đa dạng, phong phú nhưng giá rẻ hơn khá nhiều so với các sản phẩm như @, Dyland, Piaggio, SH, X9…
2. Những ảnh hưởng bất lợi đến thị trường xe máy của doanh nghiệp
*Nguyên nhân khách quan
Trong năm hai năm vừa qua, nền kinh tế chính trị thế giới có nhiều biến động bất lợi cho thị trường thế giới nói chung, thị trường xe máy Việt Nam nói riêng. Giá xăng thế giới trong thời gian qua liên tục tăng làm cho nguyên liệu đầu vào để sản xuất cũng tăng làm chi phí sản xuất tăng. Hơn nữa, khi giá xăng tăng làm cho cầu về xe máy giảm xuống làm cho xe máy khó tiêu thụ hơn.
Hiện nay thị trường xe máy Việt Nam có quá nhiều đối thủ cạnh tranh và đều là những đối thủ có tiềm lực kinh tế rất mạnh, hơn nữa, cung về xe máy đang ở mức ngang bằng với cầu thậm chí còn cao hơn cầu làm cho việc cạnh tranh càng trở nên gay gắt.
Do tâm lý của người tiêu dùng từ trước tới nay đã quen dùng những sản phẩm của các hãng đã vào Việt Nam từ lâu đời, việc thay đổi thói quen tiêu dùng của họ là hết sức khó khăn và cần phải có một thời gian lâu dài.
* Nguyên nhân chủ quan
Trong những năm qua, sản phẩm xe máy của T&T chưa có nhiều sự cải tiến và nâng cấp, chất lượng xe máy của T&T chưa thể nào sánh được với các hãng nổi tiếng như Honda, Yamaha….
Động cơ mang thương hiệu Majesty có độ bền chưa cao, sau một thời gian sử dụng thường có dấu hiệu xuống cấp, hệ thống đánh lửa không còn nhạy nữa gây ra hiện tượng chết máy khi ga không đều.
Các biện pháp hỗ trợ đại lý phân phối cấp hai của T&T tuy có nhưng còn rất rườm rà và tỏ ra không có nhiều tác dụng bởi tính phức tạp của nó.
Chi phí cho hoạt động quảng cáo của công ty trong thời gian qua là khá cao tuy nhiên hiệu quả thu được cũng chưa thực sự được như mong muốn. Không có những chương trình quảng cáo cụ thể và quy mô cho riêng sản phẩm xe máy mà các hãng Honda hay Yamaha đã làm. Các chương trình quảng cáo và tài trợ thường mang tên T&T nhưng người tiêu dùng chưa biết về T&T một cách mơ hồ, không biết T&T sản xuất và kinh doanh cái gì.
3. Những điểm mạnh của sản phẩm xe máy T&T
Bất kỳ một công ty nào muốn tồn tại được trong môi trường cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trường đều phải có điểm mạnh của nó. Doanh nghiệp cần phải nhận thức đúng đắn điểm mạnh của mình và không ngừng tạo mọi điều kiện đẻ phát huy những điểm mạnh đó. Đồng thời cũng phải ý thức được những điểm để tìm mọi cách khắc phục và hạn chế tác động xấu của nó.
Dưới đây là sơ đồ ma trận Swot cho thấy những điểm mạnh và điểm yếu của công ty T&T( trong lĩnh vực xe máy ) cũng như những nguy cơ và cơ hội của công ty trong thời gian tới.
MA TRẬN SWOT
OPPOTUNITIES
- Nhu cầu tiêu dùng tăng
- Sự hỗ trợ từ phía nhà nước
- Sự phát triển của khoa học công nghệ
- Năm tới nước ta sắp ra nhập WTO sẽ có cơ hội mở rộng thị trường
THREATS
- Có rất nhiều đối thủ cạnh tranh mạnh
- Tình hình nguyên vật liệu có nhiều biến động
- Việt Nam sắp ra nhập WTO sẽ có rất nhiều đối thủ cạnh tranh
STRENGTHS
- Được nhà nước bảo hộ
- Đội ngũ lao động lành nghề
- Được nhà nước bảo hộ
S/O
- Cần mở rộng sản xuất, đa dạng hoá các sản phẩm
- Giữ được thị trường cũ và mở rộng thị trường mới
- Cần tận dụng lợi thế bảo hộ của Nhà nước để hướng tới xuất khẩu
S/T
- Cần đổi mới công nghệ, hiện đại hoá dây chuyền sản xuất
- Nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành sản phẩm
WEAKNESSES
- Nguồn vốn đâu tư cho công nghệ còn thiếu
- Thị trường tiêu thụ còn chưa rộng, chủ yếu là thị trường cấp thấp
- Nguồn nguyên vật liệu còn kém chất lượng
W/O
- Sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn
- Không ngừng hiện đại hoá công nghệ
- Làm tốt khâu phân phối sản phẩm
T/T
- Nâng chất lượng sản phẩm xe máy so với đối thủ cạnh tranh
- Tìm nguồn nguyên vật liệu tốt và sử dụng hiệu quả
4. Những kết quả đạt được trong cạnh tranh của công ty trong thời gian qua
4.1. Theo tiêu thức doanh thu và lợi nhuận.
* Công ty bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 1993, thời điểm công ty đi vào hoạt động thị trường xe máy Việt Nam còn rất ảm đạm, khi đó những công ty lớn như Honda Việt Nam, Yamaha Việt Nam còn chưa thành lập.
Những năm trở lại đây thị trường xe máy được coi là một trong những thị trường sôi động nhất. Nhu cầu về xe máy ngày càng lớn và tốc độ tăng trưởng rất cao khoảng 20% một năm và còn tiếp tục tăng.
Nắm bắt được thực tế này công ty đã mạnh dạn đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, tăng công suất sản xuất cung cấp ra thị trường lượng xe ngày càng lớn, đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, điều đó được thể hiện qua kết quả hoạt động của công ty một số năm qua:
Bảng 12: Doanh thu và tốc độ tăng qua
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32404.doc