Chuyên đề Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển làng nghề ở Hải Phòng

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ LÀNG NGHỀ VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ LÀNG NGHỀ 3

I. Sự hình thành và phát triển của làng nghề: 3

1. Khái niệm chung về làng nghề : 3

2. Sự hình thành và phát triển của làng nghề : 5

3. Đặc điểm của làng nghề: 8

4. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của làng nghề hiện nay: 10

4.1. Nhóm nhân tố tự nhiên: 10

4.2. Nhóm nhân tố kinh tế 10

4.3. Nhóm nhân tố văn hoá- xã hội 13

II. Vai trò và sự cần thiết phát triển làng nghề tại Hải Phòng: 14

1. Vai trò của làng nghề đối với sự phát triển kinh tế TP Hải Phòng: 14

2. Sự cần thiết phải phát triển làng nghề ở Hải Phòng: 19

2.1. Những quan điểm và chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc phát triển nghề và làng nghề ở nông thôn: 19

2.2. Tình hình chung về làng nghề trong cả nước: 21

2.3. Tình hình tiêu thụ sản phẩm làng nghề trên cả nước hiện nay 22

2.4. Phát triển làng nghề ở Hải Phòng là hướng đi phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội và góp phần phát triển kinh tế nông thôn, kinh tế thành phố Hải Phòng 24

III. Một số kinh nghiệm phát triển ngành nghề nông thôn: 27

PHẦN II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG LÀNG NGHỀ Ở HẢI PHÒNG 30

I. Một số nét khái quát về Hải Phòng: 30

1. Điều kiện tự nhiên và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển của làng nghề ở Hải Phòng: 30

2. Điều kiện kinh tế xã hội của Hải Phòng và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển của làng nghề: 32

II. Thực trạng phát triển làng nghề của Hải Phòng: 36

1.Giới thiệu và phân loại làng nghề ở Hải Phòng: 36

2. Sự phát triển của làng nghề Hải Phòng từ năm 1996 trở về trước: 40

3. Sự phát triển của làng nghề Hải Phòng giai đoạn từ năm 1996 đến nay: 41

3.1.Về mô hình tổ chức sản xuất của các làng nghề của Hải Phòng hiện nay 42

3.2.Tình hình lao động ở các làng nghề Hải Phòng: 43

3.3.Về Vốn đầu tư và cơ sở hạ tầng của các làng nghề hiện nay của Hải Phòng 48

3.4. Về nguồn nguyên liệu cho sản xuất ở các làng nghề 51

3.5. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề ở Hải Phòng hiện nay 52

3.6. Về thu nhập và mức sống của lao động làng nghề hiện nay 54

3.7. Những Chính sách khuyến khích phát triển kinh tế làng nghề của thành phố: 56

III. Đánh giá chung về phát triển làng nghề và kinh tế làng nghề trong thời gian vừa qua ở Hải Phòng: 58

2.Những vấn đề tồn tại và nguyên nhân tồn tại trong phát triển kinh tế làng nghề ở Hải Phòng hiện nay: 59

3. Những vấn đề cần giải quyết nhằm phát triển kinh tế làng nghề tại Hải Phòng hiện nay: 63

PHẦN III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ Ở HẢI PHÒNG 67

I. Một số quan điểm chủ yếu phát triển làng nghề Hải Phòng: 67

1.Cần có sự đổi mới cơ bản trong nhận thức về làng nghề và kinh tế làng nghề 67

2.Phát triển làng nghề phải gắn với phát triển kinh tế nông thôn Hải Phòng: 68

3. Phát triển sản xuất của làng nghề phải gắn với việc đáp ứng nhu cầu của thị trường về sản phẩm làng nghề: 69

4. Cần phát huy tối đa nội lực và tận dụng các yếu tố ngoại lực để phát triển làng nghề: 70

II. Một số giải pháp đề xuất nhằm phát triển kinh tế làng nghề: 72

1.Thực hiện công tác quy hoạch sản xuất làng nghề ở Hải Phòng: 72

2. Một số giải pháp chủ yếu về tiêu thụ: 73

2.1. Tổ chức lại và phát huy vai trò của các kênh phân phối, tiêu thụ sản phẩm làng nghề là biện pháp cần thiết để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm làng nghề ở Hải Phòng: 74

2.2. Thực hiện các biện pháp hỗ trợ tiêu thụ, xúc tiến thương mại nhằm tăng

nhanh chóng doanh số bán và quảng bá thương hiệu sản phẩm .76

3. Thực hiện các giải pháp về kỹ thuật, công nghệ sản xuất là vấn đề quan trọng nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm 80

4. Giải pháp giải quyết những vướng mắc về vốn và quan hệ tín dụng trong sản xuất và kinh doanh ở các làng nghề ở Hải Phòng: 82

5. Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng và môi trường của làng nghề: 84

6. Các biện pháp nhằm đảm bảo nguyên liệu cho sản xuất của các làng nghề ở Hải Phòng: 85

7. Phát triển nguồn nhân lực là vấn đề quan trọng và có ý nghĩa lâu dài trong phát triển làng nghề nói riêng và Kinh tế nông nghiệp nông thôn nói chung 86

8. Một số biện pháp khác: 89

8.2.Phát triển đa dạng các mô hình tổ chức sản xuất của làng nghề: 90

8.3.Hoàn thiện môi trường thể chế, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước: 91

KẾT LUẬN 94

TÀI LIỆU THAM KHẢO 96

 

doc99 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2147 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển làng nghề ở Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i chủng loại phong phú. Hầu hết các sản phẩm này được xuất khẩu sang các nước Đông Âu và Liên Xô(cũ). Năm 1990, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đạt 13,8 triệu USD, chiểm 30% tổng kim ngạch toàn thành phố. Có thể nói, đây là giai đoạn phát triển nhất của các làng nghề Hải Phòng và nó có được điều này do thị trường tiêu thụ rộng cửa là Liên Xô và các nước Đông Âu. Giai đoạn từ năm 1991 đến 1995 Đây là giai đoạn khó khăn của làng nghề Việt Nam nói chung do sự đổ vỡ của thị trường chủ yếu của chúng ta là Đông Âu và Liên Xô (cũ). Cơ chế thị trường mở ra là lúc các làng nghề rơi vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng. Hàng hoá không còn khan hiềm như trước. Làng nghề đứng trước một sức ép mạnh mẽ của hàng hoá Trung quốc nhập lậu có giá rẻ hơn rất nhiều mà hình thức, mẫu mã lại đa dạng hơn, được nhiều người tiêu thụ hơn. Không có nơi tiêu thụ, đầu ra cho các mặt hàng thủ công mỹ nghệ trở nên bế tắc. Do đó, việc sản xuất các mặt hàng này dần dần co hẹp thậm chí ngừng hoạt động đối với một số làng nghề. Các làng nghề vốn không có khả năng mở rộng thị trường nay vấp phải một khó khăn lớn trở nên tàn lụi dần. Các ngành nghề dệt thảm len, thêu, mây tre đan, sành sứ, khảm trai có nguy cơ mai một do không thể tiếp tục sản xuất. Các làng nghề truyền thống chuyển sang sản xuất các mặt hàng rẻ tiền khác phục vụ đời sống sinh hoạt hàng ngày của nhân dân, tiêu thụ chủ yếu trên thị trường nội địa. Sự chuyển đổi đối tượng sản xuất nhằm giải quyết trước mắt việc làm và thu nhập cho chính con em làng nghề trong giai đoạn khó khăn. Tất nhiên, nó không thể mang lại hiệu quả kinh tế cao cũng như không mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người làm nghề. Sự tồn tại và phát triển của làng nghề lúc này phải trông mong vào những cơ hội mới trong tương lai. 3.Sự phát triển của làng nghề Hải Phòng giai đoạn từ năm 1996 đến nay: Chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước là một mốc son với nền kinh tế cả nước nói chung và kinh tế nông nghiệp nông thôn nói riêng trong đó có làng nghề. Nhất là sau khi Chính phủ ban hành quyết định số 132/2000/QĐ-TTg ngày 24/11/2000 của Thủ tướng chính phủ về “ Một số chính sách phát triển ngành nghề nông thôn” cùng với sự hồi phục và phát triển các ngành kinh tế khác, ngành sản xuất tiểu thủ công nghiệp, hàng thủ công mỹ nghệ được phát triển trở lại. Sự phát triển này tuy chưa ổn định nhưng nó cũng đã đem lại nhiều hy vọng mới cho sự phát triển của làng nghề của Hải Phòng. Các làng nghề tăng về số lượng cũng như phát triển thêm một số ngành nghề mới: vận tải, đánh bắt xa bờ, khai thác vật liệu xây dựng. Nhiều làng nghề truyền thống như điêu khắc, sơn mài, mây tre đan, thêu ren được khôi phục bước đầu và đã đạt được những dấu hiệu khả quan. Tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của toàn thành phố trong 5 năm ( 1996-2001) đạt 4,6 triệu USD, chiếm 3% tổng kim ngạch toàn thành phố. Riêng năm 2001 đạt kim ngạch xuất khẩu trên 2 triệu USD ( chiếm 0,5% tổng giá trị kim ngạch của thành phố). Những loại sản phẩm thủ công mỹ nghệ này ở thời kỳ 1996-1998 còn sản xuất cầm chừng, đơn lẻ và phục vụ tiêu dùng trong nội địa là chính. Nhưng từ năm 1998-2000 thành phố đã chỉ đạo phục hồi, phát triển trên 30 làng nghề bao gồm cả làng nghề truyền thống và làng nghề mới; Chỉ đạo thành lập Hội nghệ nhân, thợ giỏi thành phố Hải Phòng, trong đó có hơn 50 hội viên là nghệ nhân thợ giỏi chính thức, 30 nghệ nhân dự bị chủ yếu là thuộc lĩnh vực hàng hoá thủ công mỹ nghệ là chính. 3.1.Về mô hình tổ chức sản xuất của các làng nghề của Hải Phòng hiện nay: Bảng 4: Mô hình tổ chức sản xuất của các làng nghề Số TT Tên ngành nghề Tổng số hộ tham gia sản xuất Hộ NN kiêm ngành nghề Hộ chuyên ngành nghề Tổ hợp sản xuất Doanh nghiệp tư nhân Công ty TNHH HTX 1 Đan tre 2.786 2.124 662 1 - - 2 2 Thêu ren 732 732 - 1 - - 3 3 Gột cá giống 728 720 8 - - - - 4 Dệt chiếu cói 400 400 - - - - 1 5 Sản xuất đồ gỗ 470 347 123 - 5 - 4 6 Chế biến nông sản 880 762 118 - - - - 7 Trồng hoa 1.250 548 702 - - - - 8 Vật liệu xây dựng 1.783 1.198 585 - 1 5 4 9 Đúc rèn kim loại 636 450 186 - 10 1 2 10 Vận tải 306 133 173 - - 13 2 11 Đánh cá xa bờ 718 718 - - 8 - 3 Tổng cộng 10.689 8.132 2.557 2 24 19 21 Trong tổng số hộ điều tra của các huyện thị, số hộ tham gia sản xuất làng nghề là 10.689 hộ, chiếm 21% trong tổng số. Tỷ lệ này cho thấy phong trào sản xuất làng nghề đã phát triển đáng kể. Tuy nhiên, số hộ kiêm sản xuất nông nghiệp và ngành nghề khá cao (8.132 hộ - chiếm 76%). Số hộ chuyên ngành nghề chỉ chiếm 24%. Tỷ lệ này mặc dù chưa cao nhưng cũng là một tỷ lệ đáng khích lệ và nó là biểu hiện của những nỗ lực cố gắng của toàn thành phố trong thời gian qua. Có thể thấy rằng, hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu là sản xuất theo quy mô gia đình, vốn do gia đình bỏ ra và lao động là người nhà. Với các cơ sở lớn hơn có thể thuê thêm lao động nhưng chủ yếu vẫn là những người nhà, trong đó có cả người già và trẻ em. Hiện nay, các hộ nông dân chủ yếu sản xuất độc lập dựa trên những kinh nghiệm vốn có, đồng thời phát huy tính sáng tạo bản thân để đáp ứng nhu cầu thị trường. Điêù này biểu hiện qua số lượng ít ỏi các hình thức sản xuất HTX, Công ty TNHH, tổ hợp sản xuất hay doanh nghiệp tư nhân. Hình thức tổ chức sản xuất hiện tại còn rất manh mún, quy mô sản xuất nhỏ do đó dễ suy ra rằng số lượng cũng như chất lượng sản phẩm chậm được cải thiện. Một hộ sản xuất đơn lẻ chỉ có thể đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của một thị trường nhỏ, có yêu cầu thấp về chất lượng, mẫu mã, và hình thức nói chung. Một hộ sản xuất đơn lẻ cũng khó có thể có điều kiện đầu tư mở rộng sản xuất cũng như lo các yếu tố đầu vào, đầu ra khác với chi phí thấp nhất nhằm hoàn thiện hệ thống sản xuất. Nhất là đối với các ngành nghề nông thôn có sản phẩm đòi hỏi tính thẩm mỹ và mẫu mã phong phú, đa dạng như các nghề thủ công mỹ nghệ. Mô hình tổ chức sản sản xuấtt là một yếu tố hết sức quan trọng và là một trong những yếu tố đầu tiên phải nghĩ tới trước khi tiến hành sản xuất. Nó có ảnh hưởng không nhỏ đến sự thành công của việc sản xuất và tiêu thụ. Các hình thức tổ chức sản xuất HTX,Công ty TNHH, DNTN, ... là những mô hình năng động có số lượng rất hạn chế trong tổng số các loại hình sản xuất của làng nghề cho thấy tâm lý sản xuất nhỏ, sản xuất mang tính tự phát còn mang nặng đối với người làm nghề ở Hải Phòng hiện nay. 3.2.Tình hình lao động ở các làng nghề Hải Phòng: Về số lượng lao động trong các làng nghề Trong tổng số 26 xã được điều tra, tổng số lao động làng nghề chiếm 26% số lao động. Trong đó, huyện Thuỷ Nguyên có số lao động tham gia cao nhất, chiếm 53% tổng số lao động nông nghiệp huyện. Trong các ngành nghề được điều tra nghề đan tre là nghề có nhiều lao động tham gia nhất ( 5.039 người, chiếm 21% tổng số lao động của làng nghề). Có thể lý giải điều này là bởi tính thủ công đơn giản của nghề, dễ học, dễ làm và có thể tham gia vào bất cứ lúc nào.Về loại hình tham gia lao động thì có 13.526 lao động thường xuyên (chiếm 56% ); lao động thời vụ là 10.543 người (chiếm 44%). Điều này cho thấy, làng nghề Hải Phòng đã tạo ra sức hút lao động đáng kể, tạo ra được việc làm cho người nông dân trong lúc nông nhàn, giải quyết tình trạng bán thất nghiệp. Mặt khác nó cũng lại cho thấy tính chất nghề phụ của các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp nông thôn còn nặng nề. Nhưng dù sao thì làng nghề cũng đã thực hiện tốt mục tiêu tạo việc làm cho người dân nông thôn bao gồm cả lao động thường xuyên và lao động thiếu việc làm. Lao động nam có 15.327 người (chiếm 63%) chủ yếu tập trung vào khai thác vật liệu xây dựng (3.441 người); đánh bắt cá xa bờ (2.900 người), đúc rèn kim loại, sản xuất đồ gỗ, vận tải... nói chung là những công việc nặng nhọc, yêu cầu sức khoẻ, phù hợp với nam giới. Lao động nữ có 8.742 người ( chiếm 37%) chủ yếu tập trung vào các nghề đan tre, chế biến cói, thêu ren,... các ngành đòi hỏi sự cẩn thận kiên trì và khéo léo. Với cả hai giới đều có những ngành nghề phù hợp để tham gia lao động, tân dụng nguồn lực lao động ở địa phương. Bảng 5: Số lượng lao động ở các làng nghề (Đơn vị: người) Số TT Tên ngành nghề Lao động (người) Tổng số Theo giới tính Tính chất lao động Tình trạng việc làm Nam Nữ Thường xuyên Thời vụ Đủ việc Thiếu việc 1 Đan tre 5.039 2.470 2.569 1.791 3.248 2.140 2.899 2 Thêu ren 844 06 838 552 292 500 344 3 Gột cá giống 850 820 30 250 600 720 130 4 Dệt chiếu cói 1.500 600 900 600 900 1.200 300 5 Sản xuất đồ gỗ 1.615 1.454 161 817 798 1.156 459 6 Chế biến nông sản 1.661 595 1.066 1.015 646 1.078 538 7 Trồng hoa 2.262 973 1.289 1.606 656 1.855 407 8 Vật liệu xây dựng 4.867 3.441 1.426 3.203 1.664 3.803 1.064 9 Đúc, rèn kim loại 1.626 1.213 413 990 636 1.232 394 10 Vận tải 905 855 50 802 103 830 75 11 Đánh cá xa bờ 2.900 2.900 - 1.900 1.000 1.900 1.000 Tổng cộng 24.069 15.327 8.742 13.526 10.543 16.414 7.655 Theo như các số liệu thu thập được, ta có thể thấy, sự hoạt động của làng nghề đã góp phần giải quyết được cho 13.526 lao động thường xuyên và 10.543 lao động thời vụ. Lượng lao động được giải quyết việc làm nhờ làng nghề là con số không nhỏ. Tuy nhiên, điều đáng quan tâm là lượng việc làm ở các làng nghề hiện không đủ cho lượng người có nhu cầu làm việc. Điều này biểu hiện qua con số 7.655 người thiếu việc làm của các làng nghề được điều tra. Tổng số lao động có việc làm là làng nghề mới chỉ là hơn 24.000 người, chưa phải là con số lớn đối với lượng lao động dồi dào ở nông thôn Hải Phòng, trong đo người thiếu việc làm cũng còn nhiều. Như vậy, nguồn lực lao động của Hải Phòng hiện vẫn chưa được giải phóng hết. Qua đó cũng cần thấy rằng nông thôn Hải Phòng hiện có một nguồn lao động dồi dào sẵn sàng với việc làm. Đây là một nguồn lực đáng kể để khai thác trong thời gian tới. Về chất lượng lao động, đáng chú ý là hiện nay các lao động hầu hết chưa qua đào tạo, chủ yếu làm bằng kinh nghiệm và truyền nghề. Do đó, chất lượng lao động không cao, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng sản phẩm. Bảng 6: Trình độ lao động ở các làng nghề Số TT Tên ngành nghề Tổng số lao động Chưa qua đào tạo Đã qua đào tạo Tổng số Trình độ Sơ cấp Thợ giỏi Trung cấp CĐ ĐH 1 Đan tre 5.039 4.930 109 10 99 - - 2 Thêu ren 844 - 844 741 102 - 1 3 Gột cá giống 850 770 80 - 52 25 3 4 Dệt chiếu cói 1.500 1.380 120 - 120 - - 5 Sản xuất đồ gỗ 1.615 1.376 239 125 94 20 - 6 Chế biến nông sản 1.661 1.661 - - - - - 7 Trồng hoa 2.262 2.262 - - - - - 8 Vật liệu xây dựng 4.876 4.119 748 348 400 - - 9 Đúc, rèn kim loại 1.626 1.404 222 50 130 40 2 10 Vận tải 905 509 396 304 - 56 36 11 Đánh cá xa bờ 2.900 2.378 522 410 - 103 9 Tổng cộng 24.069 20.789 3.280 1.988 997 244 51 Có thể thấy rằng tỷ lệ lao động đã được qua đào tạo là rất ít, chỉ có 3.280 người, chiếm 14% tổng số lao động làng nghề. Trình độ đào tạo của người làm nghề cũng tỷ lệ nghịch với số lượng lao động tương ứng. Chủ yếu thợ làm nghề chỉ có trình độ sơ cấp, chiếm đến hơn 50% tổng số lao động đã qua đào tạo. Đặc biệt, người làm nghề có trình độ cao đẳng hoặc đại học rất hiếm hoi, chỉ có 51 người trong 3.280 người được đào tạo và trong 24.069 người là lao động làng nghề. Lượng lao động có qua đào tạo chủ yếu tập trung ở các nghề thêu ren, vận tải , vật liệu xây dựng. Nhưng thợ có trình độ cao về chuyên môn thì chủ yếu ở các ngành đánh cá xa bờ, đúc rèn kim loại. Một điểm đáng lưu ý là nghề chế biến nông sản, sản xuất các loại thực phẩm, bún bánh,... hoàn toàn không được đào tạo qua một bậc nào cả. Việc sản xuất hoàn toàn dựa trên nghề cha truyền con nối hoặc nghề dạy nghề. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm và sức khoẻ người tiêu dùng. Cũng như vậy, đối với các nghề đòi hỏi trình độ nhất định như vận tải, khai thác vật liệu xây dựng hay đánh cá xa bờ thì mức đào tạo mà người dân được học chủ yếu là trình độ sơ cấp. Dễ thấy rằng mức độ đào tạo đối với các ngành này như vậy là chưa thoả đáng. Hậu quả của nó có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ cũng như của cải vật chất của chính người làm nghề, ảnh hưởng tới sản phẩm và môi trường sinh thái bền vững. Một vấn đề nữa là trình độ quản lý của chủ các cơ sở sản xuất ở Hải Phòng hiện cũng chưa cao. Nguyên nhân do sản xuất nhỏ quy mô gia đình nên chủ hộ đồng thời là chủ cơ sở sản xuất, quyết định mọi vấn đề liên quan đến sản xuất. Đối với những hộ sản xuất lâu năm còn có thể bù lấp bằng kinh nghiệm và mối quan hệ trong sản xuất, tiêu thụ còn đối với hộ mới đi vào sản xuất thì sự thiếu hụt kiến thức chung về sản xuất và quản lý làm ảnh hưởng rất nhiều đến sự tồn tại của cơ sở sản xuất. Nhất là trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh ngày nay, người quản lý cần có một lượng kiến thức nhất định trong sản xuất kinh doanh để có được những quyết định kinh doanh đúng đắn. Trong khi đó, Hải Phòng vốn được đánh giá là một trong những thành phố có trình độ dân trí cao, nguồn lao động có tay nghề và được đào tạo bài bản hơn so với một số tỉnh, địa phương trong khu vực. Vấn đề là ở chỗ thu hút lượng lao động này phục vụ cho hoạt động của các làng nghề, góp phần cải thiện chất lượng sản phẩm, nâng cao trình độ quản lý sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Tóm lại, trình độ lao động nói chung của các lao động làng nghề ở Hải Phòng hiện nay là chưa cao, 86% lao động chưa qua đào tạo, chỉ có 14% lao động được qua đào tạo. Để phát triển sản xuất và duy trì sự tồn tại, phát triển của làng nghề thì trong thời gian tới cần có những biện pháp thúc đẩy công tác dạy và học nghề, nâng cao trình độ của người làm nghề. 3.3.Về Vốn đầu tư và cơ sở hạ tầng của các làng nghề hiện nay của Hải Phòng Vốn là điều kiện cần thiết và không thế thiếu được để thực hiện bất cứ quá trình sản xuất kinh doanh nào. Nhất là đối với lĩnh vực nông nghiệp- nông thôn đang là lĩnh vực có vai trò chủ chốt trong nền kinh tế nước ta hiện nay. Đối với các ngành nghề nông thôn, vốn đầu tư là yếu tố quan trọng để phát huy tiềm năng về các nguồn lực khác của làng nghề. Trong quá trình hoạt động và phát triển hiện nay, các làng nghề cũng từng bước tích luỹ vốn, đầu tư cho sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, mức đầu tư cho mỗi ngành nghề và tỷ lệ đầu tư vốn trong mỗi ngành nghề là khác nhau. Bảng 8: Tình hình đầu tư cho sản xuất ở các làng nghề Số TT Ngành nghề Giá trị tài sản (triệu đồng) Tổng giá trị Tài sản cố định Tài sản lưu động Giá trị máy móc TSCĐ khác 1 Đan tre 2.947 246 1.100 1.601 2 Thêu ren 1.238 390 618 230 3 Gột cá giống 3.550 50 0 3.500 4 Dệt chiếu cói 1.870 270 0 1.600 5 Sx đồ gỗ 10.390 1.180 3.360 5.850 6 CB nông sản 3.560 1.345 715 1.500 7 Trồng hoa 3.400 - - 3.400 8 Vật liệu XD 10.624 6.454 1.245 2.925 9 Đúc rèn kim loại 15.606 1.346 1.568 12.692 10 Vận tảI 121.250 105.920 2.205 13.125 11 Đánh cá xa bờ 89.880 87.880 - 2.000 Tổng cộng 264.315 205.081 10.811 48.423 Tổng vốn đầu tư của 30 làng nghề điều tra là 264.315 triệu đồng, trong đó, tổng tài sản cố định là 215.892 triệu đồng( chiếm 81%), vốn lưu động là 48.423 triệu đồng (chiếm 19%). Xét tương tương quan giữa hai lượng vốn cho thấy rõ ràng sự chênh lệch. Vốn đầu tư cho sản xuất chủ yếu tập trung vào các tài sản cố định, vốn lưu động ít và do đó sản xuất sẽ khó có khả năng phát huy vai trò của mình. Đó là vấn đề chủ động về nguyên liệu, vật tư dự trữ cho sản xuất, các vấn đề về lưu thông sản phẩm... Trong các ngành nghiên cứu, hai ngành có lượng vốn đầu tư lớn là ngành vận tải(121.250 triệu đồng) và đánh cá xa bờ (89.880 triệu đồng) cũng là do đặc điểm hoạt động phải sử dụng các loại máy móc lớn, hiện đại. Với các ngành này, lượng vốn đầu tư vào máy móc, phương tiện vận tải chiếm hầu hết lượng tài sản cố định của ngành. Với một số ngành khác thì lượng vốn đầu tư rất thấp, vào khoảng 1.000.000 đồng/ hộ. Hầu hết các ngành này sử dụng tay nghề làm vốn, tài sản cố định ít và có giá trị thấp, số vốn còn lại là vốn lưu động, sử dụng quay vòng trên thị trường để thu mua nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm.. Các ngành này có quy mô nhỏ, sản xuất manh mún, dụng cụ thô sơ và chất lượng sản phẩm không cao. Về hình thức đầu tư vốn, các ngành này chủ yếu sử dụng vốn tự có. Chính vì quy mô sản xuất gia đình và sử dụng lượng vốn tự có để tiến hành sản xuất nên lượng vốn đầu tư cho sản xuất thấp. Hình thức vốn tín dụng được xác định là hình thức đầu tư vốn quan trọng trong phát triển nông nghiệp nông thôn lại không được tiến hành rộng rãi đối với phát triển sản xuất của các làng nghề Hải Phòng. Vốn vay tín dụng chủ yếu tập trung tại các nghề vận tải đường thuỷ, đánh bắt cá xa bờ, một phần cho khai thác vật liệu xây dựng và nghề đúc rèn kim loại do tỷ lệ hoàn vốn cao hơn các ngành khác. Như vậy, một mặt làng nghề phát triển cũng góp phần giúp nông thôn Hải Phòng đẩy mạnh thu hút vốn trong dân đưa vào sản xuất tạo ra giá trị cho xã hội và cho bản thân chủ cơ sở sản xuất. Lượng vốn ở mỗi cơ sở không nhiều nhưng tính trên toàn khu vực nông thôn thì con số này là hơn 264.000 triệu đồng- một con số không nhỏ. Mặt khác, cũng lại thấy rằng do vốn đầu tư thấp làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và nhiều yếu tố khác nữa như tiêu thụ và xử lý rác thải... Nó cũng thể hiện tính chất sản xuất nhỏ, tính thủ công trong sản xuất. Về lâu dài tiến lên sản xuất hàng hoá lớn buộc phải tăng lượng vốn đầu tư cho các cơ sở sản xuất. Ta cũng thấy rằng vốn tín dụng không phát huy được vai trò tích cực của nó đối với sản xuất của làng nghề. Trong tình trạng thiếu vốn sản xuất, vốn tín dụng nếu được sử dụng hợp lý sẽ có tác dụng hỗ trợ phát triển rất to lớn. Do đó trong thời gian tới cần có những biện pháp đối với vốn tín dụng để vốn tín dụng có thể được sử dụng nhiều hơn ở khu vực kinh tế làng nghề. Về cơ sở hạ tầng cho sản xuất của làng nghề ở Hải Phòng Trong nhiều năm qua, được sự hỗ trợ của Nhà nước và cùng với sự hưởng ứng nhiệt tình của nông dân, đến nay, tại các xã có làng nghề đẫ có 48% đường liên thôn, liên xã được nhựa hoá, bê tông hoá, còn lại cũng được rải đá cấp phối. Đường thôn xóm cũng được củng cố, tạo điều kiên thuận lợi cho lưu thông nguyên vật liệu và sản phẩm dễ dàng hơn trước. Giao thông trước đây vốn là một trở ngại cho việc lưu thông và tiêu thụ hàng hoá thì từ nay, việc vận chuyển đã thuận tiện hơn rất nhiều. Hàng hoá, sản phẩm của làng nghề không chỉ có thể được tiêu thụ nhanh chóng trong khu vực, trong vùng mà còn có cơ hội được đưa ra những thị trường rộng hơn. Vấn đề chỉ phụ thuộc và chất lượng sản phẩm có đáp ứng được yêu cầu của các thị trường lớn hay không mà thôi. Phục vụ cho sản xuất, các yếu tố quan trong khác như điện, nước sạch, các công trình phục vụ văn hoá, giáo dục, y tế của nhân dân cũng được cải thiện khá nhiều. Các huyện có tới 102 trạm biến áp, đáp ứng được hơn 95% nhu cầu người dân về điện, gần 90% các hộ dân thoả mãn nhu cầu dùng nước sạch. Những điều kiện thuận lợi này hỗ trợ rất tích cực cho các làng nghề trong sản xuất và sinh hoạt. 3.4. Về nguồn nguyên liệu cho sản xuất ở các làng nghề Bảng 9: Tình hình cung ứng nguyên liệu cho sản xuất Số TT Ngành nghề Nguồn cung ứng(%) Mức độ ổn định (hộ) Đầu tư sản xuất NVL Sử dụng NVL trong nước Sử dụng NVL nhập từ nước ngoài Nguồn NVL ổn định Nguồn NVL ko ổn định 1 Đan tre 9,00 91,00 - 1.940 846 2 Thêu ren - 100,00 - 250 482 3 Gột cá giống 80,00 20,00 - 728 - 4 Dệt chiếu cói 21,00 79,00 - 320 80 5 Sản xuất đồ gỗ 9,00 83,00 8,00 300 170 6 Chế biến nông sản 46,00 54,00 - 880 - 7 Trồng hoa 80,00 20,00 - 975 275 8 Vật liệu xây dựng 96,4 3,60 - 1.369 414 9 Đúc, rèn kim loại - 100,00 - 320 316 10 Vận tảI - - - - - 11 Đánh cá xa bờ - - - - - Tổng cộng 40,00 59,66 0,34 7.082 2.583 Nguồn nguyên liệu của thành phố hiện nay chỉ đáp ứng được 40% nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất của các làng nghề. Còn lại, hầu hết các làng nghề phải sử dụng nguyên liệu của các tỉnh thành khác trong nước. Nguồn nguyên liệu nhập ngoại chỉ chiếm số lượng rất ít, phục vụ cho ngành sản xuất đồ gỗ. Có những ngành như vận tải hay đánh cá xa bờ không quan trọng nguyên liệu, có ngành như ngành đúc rèn kim loại phải dùng 100% nguyên liệu nhập từ các tỉnh khác, nghề đan tre cũng phải dùng 91% nguyên liệu của các tỉnh khác. Hơn nữa, 27% nguồn nguyên liệu cung ứng cho sản xuất lại không ổn định. Như vậy, hầu hết các ngành nghề ở Hải Phòng phải phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu từ bên ngoài. Đây là một khó khăn cho sản xuất ở các làng nghề Hải Phòng. Phải nhập nguyên liệu từ bên ngoài sẽ làm cho chi phí sản xuất cao hơn do phải gánh thêm phí vận chuyển cùng nhiều phụ phí khác. Trong điều kiện cạnh tranh hiện nay, chi phí tăng lên sẽ trực tiếp đánh vào lợi nhuận của cơ sở sản xuất. Hơn nữa, phải nhập nguyên liệu làm cho tính chủ động trong sản xuất lại bị hạn chế rất nhiều. Nếu do một lý do nào đó, nguyên liệu không đến kịp thời, sản xuất sẽ phải ngưng trệ, hợp đồng sản xuất (nếu có) sẽ bị phá vỡ gây ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín của cơ sở sản xuất và cơ hội cho những hợp đồng tiếp theo. Quan trọng hơn, hiện nay các làng nghề ở Hải Phòng có gần 30% các hộ sản xuất không có nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định. Để sản xuất ổn định thì nhất định phải ổn định đầu vào, do đó, những hộ sản xuất này phải có những biện pháp đáp ứng tốt hơn nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất trong thời gian tới. 3.5. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề ở Hải Phòng hiện nay: Các sản phẩm của làng nghề hiện nay vẫn chủ yếu được tiêu thụ trong thành phố, phục vụ nhu cầu của người dân Hải Phòng. Một số nghề như nghề đúc kim loại đã tạo ra được nhiều sản phẩm gang, nhôm, đồng, phục vụ cho sản xuất công nghiệp, dân dụng, mỹ thuật... được đánh giá cao và đã được xuất khẩu sang thị trường Pháp, Nhật, Đông Âu. Hay nghề thêu ren, vốn là nghề thủ công truyền thống có sản phẩm được người nước ngoài ưa chuộng, sản phẩm làm ra 100% được xuất khẩu. Tuy nhiên, các sản phẩm như vậy không nhiều. Bảng 10: Tình hình tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề Số TT Ngành nghề Tiêu thụ trong thành phố (%) Tiêu thụ ở các tỉnh nước (%) XK qua các đơn vị khác (%) XK trực tiếp (%) 1 Đan tre 68,20 31,20 0,30 0,30 2 Thêu ren - - 100,00 - 3 Gột cá giống 95,00 5,00 - - 4 Dệt chiếu cói 95,00 5,00 - - 5 Sản xuất đồ gỗ 51,00 49,00 - - 6 Chế biến nông sản 95,00 5,00 - - 7 Trồng hoa 55,00 45,00 - - 8 Vật liệu XD 74,00 26,00 - - 9 Đúc rèn kim loại 20,10 45,30 25,70 8,90 10 Vận tải - - - - 11 Đánh cá xa bờ 20,00 80,00 - - Trung bình 59,0 32,31 8,11 0,58 Theo như bảng tổng kết trên, ta có thể thấy, 59% các sản phẩm các làng nghề sản xuất ra được tiêu thụ trong nội thành. Chỉ có 32,31% tổng sản phẩm được tiêu thụ ở các tỉnh khác và tỷ lệ xuất khẩu trung bình là 8,69% tổng sản phẩm. Điều này phản ánh chất lượng sản phẩm của các làng nghề hiện nay. Do đội ngũ thợ có tay nghề cao, thợ giỏi còn thiếu nên chất lượng sản phẩm thấp, trình độ kỹ thuật lẫn mỹ thuật đều không cao nên chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường. Sản phẩm của làng nghề Hải Phòng hiện nay có thể nói là chưa đa dạng về chủng loại, chất lượng cũng như hình thức không cao. Do đó, mức độ đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng và tính cạnh tranh của sản phẩm là rất thấp. Bên cạnh đó lại là sự cạnh tranh gay gắt của những hàng hoá cùng loại của các địa phương khác trong nước, hàng Trung quốc giá rẻ... Tất yếu dẫn đến việc tiêu thụ bị bó hẹp trong khu vực thành phố, chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong khu vực. Việc sản xuất hiện nay còn mang tính tự phát và sản xuất còn manh mún nên những thông tin về thị trường chủ yếu do các chủ cơ sở sản xuất tự tìm hiểu không chính xác, thiếu tính cập nhật, làm giảm khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường và tiêu thụ sản phẩm. Các biện pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của các đơn vị sản xuất hầu như không có. Gần như các cơ sở sản xuất chỉ tiến hành sản xuất đơn thuần, vấn đề tiêu thụ giao cho người mua buôn qua mối quan hệ lỏng lẻo hoặc tự những người trong hộ sản xuất đem tiêu thụ tại các chợ nông thôn, chợ đầu mối của thành phố. Một điều đáng nói nữa là những sản phẩm có khả năng xuất khẩu và đã được xuất khẩu hiện nay phần lớn phải xuất khẩu qua các đơn vị khác chứ các làng nghề chưa chủ động tự tìm nguồn xuất khẩu cho mình. Đây là một điều đáng tiếc chứng tỏ khả năng tiếp cận thị trường của các làng nghề ở Hải Phòng hiện nay còn rất yếu kém. Điều này càng cho thấy rõ hơn việc cần phải có một chiến lược nắm bắt thị trường đối với các làng nghề, tạo điều kiện mở rộng thị trường cho các làng nghề Hải Phòng. 3.6. Về thu nhập và mức sống của lao động làng nghề hiện nay Thu nhập từ làng nghề là giá trị bằng tiền thu được do tham gia sản xuất làng nghề. Mức thu nhập của lao động phần nào cho thấy hiệu quả sản xuất của các làng nghề tại những thời điểm nhất định. So sánh mức thu nhập của người tham gia các ngành nghề nông thôn với thu nhập làm nông nghiệp thuần sẽ cho ta thấy hiệu qu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100873.doc
Tài liệu liên quan