Chuyên đề Một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh doanh các dịch vụ tại công ty chứng khoán SSI

Mục Lục

Danh mục bảng biểu 3

Chương I: Khái Quát chung về công ty chứng khoán SSI 4

1.1.Lịch sử hình thành và phát triển 4

1.2. Chức năng và nhiệm vụ 6

1.2.1. Chức năng 6

1.2.2.Nhiệm vụ 6

1.2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy kinh doanh 8

1.3.Kết quả kinh doanh trong những năm gần đây 9

1.3.1.Đặc điểm kinh doanh 9

1.3.2.Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây 9

Chương II: Thực trạng kinh doanh các dịch vụ tại công ty chứng khoán SSI 12

2.1. Sự cần thiết khách quan phải phát triển kinh doanh các dịch vụ tại công ty chứng khoán SSI 12

2.2 .Phân tích thực trạng kinh doanh các dịch vụ tại công ty chứng khoán SSI 12

2.2.1. Khái quát về các dịch vụ tại công ty chứng khoán SSI 12

2.2.2 Phân tích tình hình kinh doanh các dịch vụ của công ty chứng khoán SSI 19

2.2.3. Phân tích thực trạng phát triển kinh doanh các dịch vụ tại công ty chứng khoán SSI 21

2.3 Kết Luận chung về thực trạng kinh doanh các dịch vụ tại SSI 36

2.3.1. Những kết quả đạt được 36

2.3.2. Những tồn tại, yếu kém và nguyên nhân 40

Chương III: Một số giải phát chủ yếu phát triển kinh doanh các dịch vụ tại công ty chứng khoán SSI 44

3.1 Phương hướng phát triển của công ty những năm tới 44

3.2. Một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy kinh doanh dịch vụ tại Công ty Công ty Cổ phần CK Sài Gòn (SSI) 46

3.2.1 Một số giải pháp nhằm phát triển kinh doanh các dịch vụ tại công ty SSI 48

3.2.2. Các giải pháp cụ thể đối với từng dịch vụ: 57

3.3. Một số kiến nghị với Nhà nước. 66

3.3.1. Hoàn thiện khung pháp lí cho hoạt động dịch vụ của CTCK. 66

3.3.2. Tăng cung cho thị trường chứng khoán cả về số lượng, chất lượng và chủng loại. 67

3.3.3. Cần có quy định cụ thể, rõ ràng về phương thức, tổ chức hoạt động của TTGDCK Hà Nội. 68

3.3.4. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về chứng khoán và TTCK. 69

3.3.5. Tăng cường chế độ công bố thông tin. 69

3.3.6. Phát triển các tổ chức phụ trợ. 71

3.3.7. Bổ sung chính sách ưu đãi thuế cho các CTCK. 72

3.3.8. Tạo điều kiện cho bên nước ngoài tham gia vào thị trường chứng khoán Việt Nam. 72

Kết luận 74

 

 

doc75 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2132 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh doanh các dịch vụ tại công ty chứng khoán SSI, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g ty CPCK Sài Gòn (SSI) tăng trưởng vượt trội với tổng giá trị vốn BLPH thu được 2.900 tỷ đồng phát hành cổ phiếu, 4500 tỷ đồng phát hành TPDN, 500 tỷ TPCP.Tạp chí Euromoney bình chọn công ty CPCK Sài Gòn (SSI) là “Nhà tổ chức thu xếp TP nội địa tốt nhất năm 2007”.Các khách hàng điển hình của công ty CPCK Sài Gòn (SSI) : Vinashin, Vneco, Thủy sản An Giang, Thủy sản Bến tre, Nhựa Tân tiến, Serrano VN, HA-GL…. Năm 2008 ,thực sự là một năm khó khăn cho Dịch vụ tư vấn TCDN và BLPH.Tình hình thị trường không thuận lợi dẫn tới trì hoãn thậm chí hủy bỏ nhiều kế hoạch niêm yết, IPO, tăng vốn, … của các doanh nghiệp.Thị trường sụt giảm cũng dẫn tới hầu như ngừng trệ các hoạt động phát hành tăng/huy động vốn nên dịch vụ bảo lãnh phát hành hầu như không triển khai được.Tuy nhiên công ty CPCK Sài Gòn (SSI) cũng đã nỗ lực thực hiện được các giao dịch tư vấn lớn trên thị trường như HA-GL, PVFC và Vietinbank Năm 2009,SSI đi sâu vào chất lượng sản phẩm và sự phù hợp của sản phẩm với thị trường, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng.Doanh thu cuối năm công ty CPCK Sài Gòn (SSI) đạt 59,3 tỷ đồng, cao hơn con số kế hoạch là 47 tỷ đồng, và tăng hơn 200% so với năm 2008.SSI thực hiện thành công 76 hợp đồng tư vấn bao gồm IPO, phát hành cổ phiếu, trái phiếu, tư vấn niêm yết, tái cấu trúc, mua bán sáp nhập doanh nghiệp.Hiện tại SSI đang tiến hành 44 hợp đồng và sẽ thực hiện 40 hợp đồng trong năm 2010.Dịch vụ BLPH chiếm 77,05% cơ cấu tổng doanh thu của dịch vụ Ngân hàng đầu tư.Môt số hoạt động nổi trội bao gồm tư vấn và BLPH TPCĐ cho tập đoàn HoàngAnh –Gia Lai và Hòa Phát với tổng giátrị 1.450 và 1.145 tỷ đồng, BLPH cho LCG, TMS, DBC...Trong năm2009, SSI cũng đã tư vấn niêm yết thành công cho Ngân hàng Vietinbank và Cty thủy sản Hùng vương với tổng giá trị vốn hóa của 2 công ty là 8.311,6 tỷ đồng.Năm 2009 cũng là năm rất thành công của dịch vụ tư vấn mua bán và sáp nhập (M&A) với các giao dịch lớn như Thép Pomina thâu tóm Thép Việt với tổng giá trị 800 tỷ, Cty CP Bao bì Hải phòng thâu tóm Cty CP Bao bì Nhơn trạch tổng giá trị 17,6 tỷ đồng.Năm 2010 tiếp đà 2009 với các giao dịch lớn như sáp nhập Domesco với Dược Tây Ninh , Dược Bạc liêu; giao dịch chào mua công khai đầu tiên trên thị trường của cty Thủy sản Hùng Vương với Cty Thủy sản An Giang ... Bảng 6: Doanh thu dịch vụ bảo lãnh phát hành (Đơn vị: tỷ đồng) 2.2.3.2.4. dịch vụ quản lý danh mục đầu tư Quy trình quản lý danh mục đầu tư của công ty CPCK Sài Gòn (SSI) Xúc tiến tìm hiểu và nhận quản lý Ký hợp đồng quản lý Thực hiện các hợp đồng quản lý Kết thúc hợp đồng quản lý Đây là dịch vụ quản lý vốn ủy thác của khách hàng để đầu tư vào chứng khoán thông qua danh mục đầu tư nhằm sinh lợi cho khách hàng trên cơ sở tăng lợi nhuận và bảo toàn vốn cho khách hàng. Quản lý danh mục đầu tư là 1 dạng hoạt động tư vấn mang tính chất tổng hợp có kèm theo đầu tư ,khách hàng ủy thác tiền cho CTCK thay mặt mình quyết định đầu tư theo 1 chiến lược hay những nguyên tắc đã được khách hàng chấp thuận theo yêu cầu. Năm 2006, công ty CPCK Sài Gòn (SSI) Tiếp tục phát triển các HD quản lý danh mục cho KH cá nhân.Công ty đã thực hiện thành công HĐ Quản lý DMĐT cho khách hàng tổ chức với giá trị DM 150 tỷ đồng àgóp phần đem lại lợi nhuận đáng kể.Doanh thu từ hoạt động quản lý danh mục đầu tư chiếm 17,6% tổng doanh thu toàn công ty Năm 2007 công ty CPCK Sài Gòn (SSI) vẫn duy trì và phát triển các hợp đồng QLDM.Quy mô tài sản dưới hình thức quản lý DMDT của công ty CPCK Sài Gòn (SSI) tới cuối 2007 là 3.040 tỷ .Quy mô tài sản dưới hình thức quản lý quỹ của công ty CPCK Sài Gòn (SSI) là 1.700 tỷ (quỹ Tầm nhìn).NAV cuối 2007 tăng trưởng xấp xỉ 10% Năm 2008 có thêm 13 công ty QLQ ra đời.Khủng hoảng tài chính gây khó khăn lớn cho việc huy động các quỹ mới.công ty CPCK Sài Gòn (SSI) tập trung duy trì và phát triển các hợp đồng QLDM & quỹ SSIVF (1.700 tỷ đồng) với sự cố gắng và nỗ lực to lớn công ty CPCK Sài Gòn (SSI) đứng trong top 7 công ty QLQ có lượng tài sản quản lý lớn nhất.công ty CPCK Sài Gòn (SSI) tuy không đạt được mức tăng NAV kỳ vọng (15%) nhưng vẫn là Quỹ có kết quả tốt nhất trong thị trường khi giữ được NAV giảm ít nhất (xấp xỉ 6% trong khi các quỹ khác có mức giảm sút NAV trung bình 40%) Năm 2009 hoạt động của công ty CPCK Sài Gòn (SSI) bao gồm quản lý quỹ và quản lý danh mục đạt doanh thu thuần trên 88 tỷ đồng, tăng gần 200% so với 2008, trong đó hoạt động quản lý quỹ mang lại 81.5 tỷ (chiếm 92,6% tổng DT của SSI).Tổng giá trị tài sản do công ty CPCK Sài Gòn (SSI) quản lý là 2.420 tỷ đồng và Giá trị tài sản ròng NAV của SSI đạt 11.800 đồng/ccquỹ, tăng 25% so với 2008 và Quỹ đã thực hiện tạm ứng cổ tức 2009 với tỷ lệ 15%.Trong năm 2009, SSI cũng huy động thành công quỹ DSCAP-SSIAM – quỹ nước ngoài duy nhất huy động được năm 2009 Bảng 7: Doanh thu dịch vụ quản lý danh mục đầu tư Đơn vị: tỷ đồng 2.3 Kết Luận chung về thực trạng kinh doanh các dịch vụ tại SSI 2.3.1. Những kết quả đạt được Thứ nhất,lợi nhuận của công ty qua các năm tuy có những biến động do ảnh hưởng của nền kinh tế nhưng với sự phục hồi của nền kinh tế thế giới năm 2009,lợi nhuận của công ty CPCK Sài Gòn (SSI) đã có những bước nhảy vọt đáng kể Bảng 8:Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty CPCK Sài Gòn (SSI) từ 2006 - 2009 (Đơn vị: triệu đồng) Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 Doanh thu 379.095 1291.685 1017995 1189.385 Chi phí 75.795 342.692 740.176 233.474 Lợi Nhuận 303.300 948.993 277.819 955.911 (nguồn: báo cáo tài chính hằng năm của công ty CPCK Sài Gòn (SSI) ) Thứ nhất,Lợi nhuận của công tăng liên tục trong các năm 2006 và 2007 và 2009,duy chỉ có năm 2008 lợi nhuận giảm sút.từ năm 2006 đến năm 2007 lợi nhuận tăng 300%.từ năm 2007 đên năm 2008 lợi nhuận của công ty CPCK Sài Gòn (SSI) giảm 3 lần.từ năm 2008 đến 2009 lợi nhuận tăng 320%.với vị thế đầu tầu trong lĩnh vực môi giới chứng khoán công ty CPCK Sài Gòn (SSI) không ngừng đổi mới để hoàn thiện hơn dịch vụ cũng như đa dạng hơn nguồn thu của mình Thứ hai,dịch vụ môi giới chứng khoán của công ty cũng đã phát triển mạnh qua các năm.Đây là dịch vụ công ty xây dựng được quy trình hoàn hảo nhất gồm khớp lệnh và quy trình giao dịch thỏa thuận.Dịch vụ này được công ty tiến hành nhiều nhất và trở thành dịch vụ chủ chốt của công ty bởi dây là hoạt động ít rủi ro,yêu cầu vốn pháp định không cao và là hoạt động hiệu quả nhất.điều đó thể hiện 1 phần qua sự tăng lên đáng kể của tổng số tài khoản được mở.giá trị giao dịch,khối lượng giao dịch cũng như phí môi giới mà công ty thu được càng tăng Thứ ba, dịch vụ bảo lãnh phát hành trái phiếu và đại lý phát hành trái phiếu cũng là dịch vụ được công ty rất chú trọng trong thời gian qua. Công ty chủ yếu bảo lãnh phát hành trái phiếu chính phủ cho Quỹ hỗ trợ phát triển và Kho bạc Nhà nước. Hoạt động này được công ty thực hiện bài bản theo đúng quy trình bảo lãnh phát hành trái phiếu chính phủ chuẩn. Với vai trò làm đại lý phát hành cho Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI), công ty cũng đã làm rất tốt và đem lại nhiều khoản thu đáng kể. Hơn nữa để tạo ra lượng khách hàng tiềm năng cho dịch vụ này, công ty cũng tích cực xúc tiến những hoạt động tư vấn cho các doanh nghiệp muốn cổ phần hoá hay niêm yết không vì mục đích lợi nhuận, mà mục đích chủ yếu là hy vọng họ sẽ trở thành khách hàng của công ty trong nghiệp vụ bảo lãnh phát hành sau này. Điều này cho thấy công ty đã có chính sách lâu dài để phát triển dịch vụ này. Thứ tư, công ty thực hiện dịch vụ tư vấn cho hai loại đối tượng chính là tư vấn cho tổ chức phát hành và tư vấn đầu tư cho khách hàng. Trong dịch vụ tư vấn công ty hoạt động chủ yếu về khuyến khích khách hàng trước khi đầu tư. Công ty cố gắng cung cấp cho khách hàng nhiều tiện ích như: Đưa các bản tin chứng khoán hàng ngày và thực hiện tư vấn miễn phí. Tư vấn đầu tư là công việc đòi hỏi phải có năng lực phân tích cao, nhạy bén với tình hình thị trường nên công ty đã chú trọng đào tạo những cán bộ giỏi về thực hiện dịch vụ này. Các hoạt động bổ trợ khác cũng được công ty thực hiện một cách đa dạng nhằm đem lại lợi ích cho khách hàng. Thứ năm, Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI) đã đưa dịch vụ Repo vào thực hiện và đã đạt được thành công đáng kể, đem lại nguồn thu lớn cho công ty, Ngoài các dịch vụ như cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán, cầm cố chứng khoán cũng đã phần nào hỗ trợ dịch vụ môi giới, thu hút thêm khách hàng cho công ty. Thứ sáu, nhìn chung hoạt động của công ty đã có bài bản, có lộ trình, chiến lược, bước đầu xây dựng được quy trình dịch vụ và tích luỹ được một số kinh nghiệm trong kinh doanh chứng khoán. Công ty đã có hướng phát triển tất cả các dịch vụ trong tương lai thể hiện ở chỗ công ty tập trung vào dịch vụ kinh doanh mới như: quản lý danh mục đầu tư, tư vấn bán đấu giá cổ phần, tư vấn niêm yết… chú trọng những dịch vụ có thể hỗ trợ và tạo điều kiện cho các dịch vụ khác phát triển, đồng thời tích cực xây dựng một lựợng khách hàng tiềm năng để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của công ty khi mở rộng phạm vi hoạt động sau này. Về khách hàng, khách hàng môi giới tăng 125%, đã mở thêm quan hệ kinh doanh với các nhà đầu tư có tổ chức lớn trong lĩnh vực ngân hàng, quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm, công ty tài chính, CTCK… Thứ bảy, trong thời gian qua công ty đã chú trọng vịêc xây dựng hệ thống văn bản điều hành bao trùm toàn bộ các dịch vụ đang tiến hành, đảm bảo vận hành thông suốt mọi hoạt động của công ty. Chú trọng công tác đào tạo, trong đó tập trung triển khai chương trình đào tạo lớn và dài hạn tại Thái Lan. Các cán bộ tham gia đào tạo đã bước đầu vận dụng các kiến thức tiếp thu được trong thực hiện dịch vụ kinh doanh tại công ty. Về công nghệ, việc công ty tự lực phần mềm đã giúp cho công ty chủ động chỉnh sửa và tiết kiệm chi phí. 2.3.2. Những tồn tại, yếu kém và nguyên nhân 2.3.2.1. Hạn chế Mặc dù đạt được những kết quả rất đáng khích lệ. Tuy nhiên, cũng không tránh khỏi những hạn chế mà hầu hết các CTCK khác trong bủôi đầu hoạt động đều mắc phải. Xét một cách tổng quát, vẫn phải thừa nhận rằng các dịch vụ của công ty đang tiến hành vẫn còn đơn giản và bộc lộ nhiều hạn chế. Thứ nhất, công ty triển khai hoạt động môi giới chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Nhìn chung, nội dung thực hiện môi giới của công ty chủ yếu là trung gian thực hiện lệnh mua bán chứng khoán cho khách hàng để hưởng hoa hồng. Nếu như ở nước ngoài có sự gắn bó mật thiết giữa môi giới và tư vấn thì ở nước ta hàm lượng tư vấn trong hoạt động môi giới còn hết sức hạn chế. Các dịch vụ của nhà môi giới toàn phần không được triển khai thực hiện. Thứ hai, mặc dù các dịch vụ đi kèm như cầm cố chứng khoán và ứng trước tiền bán chứng khoán đã được triển khai nhưng chưa thực sự phát triển. Vì vậy một mặt chưa tạo điều kiện cho khách hàng có nhiều cơ hội trong đầu tư chứng khoán, mặt khác cũng là một hạn chế trong việc phát triển hoạt động môi giới của công ty. Thứ ba, công ty triển khai các chính sách khách hàng chưa thực sự hiệu quả. Công ty chưa chủ động tìm đến khách hàng để thực hiện các hoạt động tư vấn. Các nhà đầu tư hiện nay rất đa dạng, ở đủ mọi lứa tuổi, thành phần xã hội với mức độ hiêu biết chứng khoán khác nhau nhưng nhìn chung hoạt động đầu tư của họ chưa mang tính chuyên nghiệp. Bởi vậy, họ rất cần đến những lời khuyên bổ ích từ phía các công ty chứng khoán trong các quyết định đầu tư. Với một tiềm năng về khách hàng như vậy mà công ty vẫn đang trong tình trạng chờ đợi nhà đầu tư tìm đến với mình chứ chưa chủ động tìm đến họ để thực hiện các hoạt động tư vấn. Chiến lược khách hàng mới đang trong giai đoạn hình thành, cơ sở khách hàng chưa hướng sang đối tượng khách hàng nhỏ lẻ nhất là trong lĩnh vực môi giới cổ phiếu. Thứ tư, công ty xây dựng danh mục cho hoạt động đầu tư tự doanh cổ phiếu còn nhiều bất cập. Cụ thể, việc phân bố tài sản vào các loại cổ phiếu hoàn toàn dựa trên các phân tích mang nặng tính định tính, chủ quan. Việc lựa chọn các loại cổ phiếu cho danh mục đầu tư hầu như chỉ chú trọngđến yếu tố rủi ro và thu nhập của từng loại cổ phiếu đơn lẻ chứ chưa có sự đánh giá về vai trò và tác động của từng loại cổ phiếu đến mức rủi ro, thu nhập kỳ vọng chung của cả danh mục đầu tư. Thứ năm, các dịch vụ quản lý danh mục đầu tư và bảo lãnh phát hành sẽ ngày càng khó khăn hơn. Bởi vì đây là những dịch vụ đòi hỏi công ty phải có được uy tín đối với các nhà đầu tư, nhưng do thành lập chưa lâu nên khó có thể có được lòng tin của khách hàng ngay từ những buổi đầu. Mặt khác do lãi suất ngân hàng có xu hướng tăng và sự cạnh tranh ngày một khốc liệt giữa các định chế kinh doanh chứng khoán. Một số CTCK đã và đang ráo riết nâng vốn điều lệ, nâng cấp hệ thống giao dịch và bổ sung lực lượng nhằm tranh thủ chiếm chỗ trên thị trường. 2.3.2.2. Nguyên nhân * Nguyên nhân khách quan - Môi trường pháp lý chưa hoàn thiện: TTCK chưa có bộ luật riêng về chứng khoán và kinh doanh chứng khoán, các hoạt động liên quan đến chứng khoán và kinh doanh chứng khoán do nhiều luật khác nhau cùng điều chỉnh, do đó, những mâu thuẫn, chồng chéo là điều không tránh khỏi. - TTCK do mới thànhlập nên nhiều hoạt động còn nhiều hạn chế: TTCK Việt Nam phát triển mà không có sự pt của thị trường OTC (Thị trường chứng khoán phi tập trung) làm tiền đề, các loại hàng hoá trên thị trường chứng khoán còn nghèo nàn, ngoài ra các CTCK còn chịu ảnh hưởng của các quyết định hành chính của UBCKNN. - Nhận thức của các nhà đầu tư là cá nhân và tổ chức đến các dịch vụ của CTCK còn hạn chế: Đây là một yếu tố gây rất nhiều khó khăn cho các CTCK trong việc triển khai các hoạt động dịch vụ của mình. Chẳng hạn, đối với hoạt động bảo lãnh phát hành, các doanh nghiệp là chủ thể tạo nên “cầu” về bảo lãnh phát hành, là đối tượng để các CTCK thực hiện hoạt động này. Song nhìn chung, hiện nay nhiều doanh nghiệp vẫn chưa nhận thức được hết ý nghĩa cũng như lợi ích của việcđể cho các CTCK thực hiện bảo lãnh phát hành khi họ có ý định huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu ra thị trường. Điều này làm cho hoạt động bảo lãnh phát hành của các CTCK gặp nhiều khó khăn. * Nguyên nhân chủ quan: - Công ty chưa chủ động tìm đến khách hàng: Thực trạng hiện nay của công ty chủ yếu các khách hàng tìm đến với công ty vì họ cần dịch vụ chứ không phải là công ty tự tìm đến khách hàng nhằm mở rộng thị trường hoạt động. Trong điều kiện kinh tế thị trường như hiện nay thì đó là một điều khó chấp nhận. - Các hoạt động của công ty còn nhiều hạn chế: mặc dù đủ điều kiện để thực hiện tất cả các hoạt động dịch vụ nhưng công ty mới chỉ triển khai một số dịch vụ cơ bản như: Môi giới, bảo lãnh… Nhưng ngay cả hoạt động môi giới được đánh giá là thực hiện tốt nhưng cũng chưa làm khách hàng hài lòng vì theo họ thì phí môi giới còn quá cao. - Nguồn nhân lực của công ty chưa đáp ứng được yêu cầu: nguồn nhân lực là một yếu tố rất quan trọng quyết định đến thành công hay thất bại của bất kỳ doanh nghiệp nào. Đối với Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI) đây cũng là vấn đề bất cập cả về số lượng và chất lượng. Đội ngũ cán bộ hiện nay không thể nói là không có trình độ. Hầu hết đều được đào tạo bài bản qua các trường đại học trong đó nhiều người đã có bằng thạc sĩ hoặc đang học cao học. Tuy nhiên để đáp ứng cho yêu cầu phát triển của thị trường thì lực lượng nhân sự hiện nay nhìn chung chưa đáp ứng được. - Cơ sở vật chất kỹ thuật còn nhiều hạn chế: Để có một thị trường công bằng, công khai, hiệu quả cần phải có một hệ thống thu nhập, phân tích, xử lý và công bố thông tin đủ hiện đại. Chẳng hạn, đối với hoạt động môi giới để có thể triển khai một cách hiệu quả cần được sự trợ giúp của công nghệ hiện đại trong việc xử lý lệnh nhanh chóng, chính xác, giúp truyền thông trên diện rộng, kết nối được nhiều văn phòng chi nhánh thành mạng thống nhất giúp công tác kiểm soát, kiểm tra phát hiện các vấn đề liên quan đến lợi ích của khách hàng Chương III: Một số giải phát chủ yếu phát triển kinh doanh các dịch vụ tại công ty chứng khoán SSI 3.1 Phương hướng phát triển của công ty những năm tới Công ty CPCK Sài Gòn (SSI) sẽ tiến hành cải tổ mạnh mẽ để đạt được các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn Về ngắn hạn: thực hiện các biện pháp đồng bộ để giữ vững vị trí hàng đầu trên các mảng nghiệp vụ; tìm kiếm sản phẩm , dịch vụ, giải pháp phù hợp với thị trường, đồng thời kết hợp các hoạt đông đầu tư có chiều sâu vào nhân lực và hệ thống Về dài hạn: tiếp tục phát triển các thế mạnh cốt lõi với tư cách là nhà tư vấn, nhà môi giới, nhà tạo lập thị trường, nhà quản lý tài sản và tổ chức đồng đầu tư với cơ cấu doanh thu cân đối giữa các mảng nghiệp vụ SỨ MỆNH MỚI, TẦM NHÌN MỚI Tầm nhìn “Chúng ta cùng thành công” Sứmệnh “Kết nối vốn và cơ hội đầu tư” Kế hoạch hoạt động dịch vụ môi giới Củng cố hệ thống chuẩn mực, nhất quán về thái độ và phong cách phục vụ của nhân viên Tăng cường đào tạo kỹ năng môi giới và tư vấn cho khách hàng của nhân viên Nâng cấp hệ thống giao dịch điện tử, xây dựng thêm hệ thống web trading thay thế cho smart trading hiện tại Đặt mục tiêu giữ vững vị thế công ty môi giới tốt nhất: đảm bảo tuân thủ pháp luật, bảo vệ nhà đầu tư, hỗ trợ nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro trong đầu tư Giữ vững vị trí dẫn đầu về thị phần MG KH nước ngoài Kế hoạch Dịch vụ Ngân hàng đầu tư Ngoài sản phẩm truyền thống, SSI hướng tới cung ứng cho khách hàng các nhóm giải pháp đồng bộ và đa dạng trên cơ sở nghiên cứu, hiểu biết sâu sắc nhu cầu của KH. Trong năm 2010, SSI tập trung cung cấp các sản phẩm M&A, tái cấu trúc, TPCD doanh nghiệp Thúc đẩy tìm kiếm các cơ hội hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước nhằm mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ ngân hàng đầu tư, đa dạng hóa đối tượng KH, đặc biệt là kh doanh nghiệp và tập đoàn tư nhân Kế hoạch hoạt động Công ty Quản lýquỹ Tiếp tục nâng cao kết quả kinh doanh của các quỹ và năng lực quản lý DMĐT Ngoài phát triển KH tổ chức, sẽ mở rộng sang quản lý tài sản KH cá nhân Tiếp tục tìm kiếm cơ hội hợp tác với các đối tác quốc tế để tăng cường khả năng huy động vốn từ NN thành lập các quỹ đầu tư đầu tư vào chứng khoán, bất động sản và cơ sở hạ tầng tại VN. 3.2. Một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy kinh doanh dịch vụ tại Công ty Công ty Cổ phần CK Sài Gòn (SSI) Theo dự kiến, đến năm 2012 Công ty Cổ phần CK Sài Gòn (SSI) sẽ trở thành CTCK hàng đầu Việt Nam với cạnh tranh về vốn, công nghệ, con người và mạng lưới để ngang hàng với các CTCK trong khu vực. Để đẩy nhanh quá trình này, Công ty Cổ phần CK Sài Gòn (SSI) cần có giải pháp để hoàn thiện, nâng cao các dịch vụ của công ty. Với dịch vụ môi giới thì đây là dịch vụ đòi hỏi phải có đội ngũ cả về con người và máy móc lớn, trình độ cao để thực hiện các lệnh của khách hàng một cách đầy đủ và nhanh nhất. Nhà môi giới đòi hỏi phải có những phẩm chất, tư cách đạo đức kỹ năng mẫn cán trong công việc và thái độ công tâm, cung cấp cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất. Nhà môi giới không được xúi giục khách hàng mua, bán chứng khoán để kiếm tiền hoa hồng, mà nên đưa ra lời khuyên hợp lý để hạn chế đến mức thấp nhất về thiệt hại cho khách hàng, phải đặt khách hàng lên trên hết và doanh thu của mình là thứ yếu. Hiểu khách hàng, biết được khả năng tài chính, mức độ chấp nhận rủi ro của khách hàng sẽ giúp nhà môi giới tăng được khối lượng tài sản quản lý, có chiến lược khách hàng phù hợp. Đối với dịch vụ Bảo lãnh phát hành, CTCK muốn tham gia dịch vụ này thì phải có tiềm lực tài chính mạnh, có trình độ và kinh nghiệm trong việc xác định giá trị doanh nghiệp hay thẩm định dự án, cũng như mạng lưới phân phối đủ mạnh. Trong dịch vụ quản lý danh mục đầu tư, CTCK thực hiện đầu tư vốn uỷ thác của khách hàng theo các nội dung đã được cam kết và phải đảm bảo tuân thủ các quy định về vốn, tách biệt tài sản giữa khách hàng và chính Công ty. Dịch vụ tư vấn đầu tư chứng khoán muốn có hiệu quả thì Công ty cần phải tuân thủ các quy tắc sau: - CTCK cần có nghĩa vụ bảo mật các thông tin cho khách hàng. - Không đảm bảo chắc chắn về giá trị chứng khoán. - Luôn nhắc nhở khách hàng rằng những lời tư vấn của mình dựa trên cơ sở phân tích các yếu tố lý thuyết và những diễn biến trong quá khứ. Khách hàng là người quyết định cuối cùng và nhà tư vấn sẽ không chịu trách nhiệm về những thiệt hại kinh tế do lời khuyên đưa ra. - Không được dụ dỗ, mời chào khách hàng mua hay bán một loại chứng khoán nào đó. Việc tư vấn đối với các nhà đầu tư cá nhân đòi hỏi nhiều kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm chuyên môn mà không cần nhiều vốn, tính trung thực của cá nhân và CTCK có ảnh hưởng lớn. Còn đối với các nhà đầu tư có tổ chức thì CTCK phải hiểu rõ quy trình tư vấn, các luật lệ có liên quan, tìm hiểu các khách hàng có hội đủ những điều kiện yêu cầu của quy định pháp luật liên quan hay không, hiểu rõ thực trạng tình hình thị trường cũng như khả năng tiếp nhận thêm cổ phiếu của chúng. Sau đây là một số giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả hoạt động các dịch vụ của Công ty: 3.2.1 Một số giải pháp nhằm phát triển kinh doanh các dịch vụ tại công ty SSI 3.2.1.1. Mở rộng phạm vi hoạt động của Công ty theo hướng chuyên môn hoá hoạt động từng dịch vụ. Việc mở rộng hoạt động kinh doanh theo hướng chuyên môn hoá từng dịch vụ sẽ từng bước tiến tới hình thành đội ngũ nhân viên có chuyên môn sâu từng lĩnh vực, ví dụ như bộ phận chuyên phân tích đầu tư, bộ phận chuyên bảo lãnh phát hành, bộ phận chuyên hoạt động môi giới và cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Mỗi bộ phận sẽ có những hình thức hoạt động riêng và đặc trưng của mình. Ví dụ như đối với bộ phận phân tích đầu tư làm nhiệm vụ chủ yếu là phân tích thị trường để đưa ra các quyết định đầu tư nhằm mang lại lợi ích cao nhất cho khách hàng và cho cả Công ty. Muốn phân tích được thị trường tốt, Công ty phải có các biện pháp để thu thập thông tin một cách xác thực, nhanh chóng kết hợp với các biện pháp đối chiếu, thống kê, lượng hoá để phân tích và tổng hợp số liệu làm cơ sở để đưa ra các kết luận về doanh nghiệp và thị trường. Phân tích thị trường là một công việc rất phức tạp đòi hỏi hàm lượng chuyên môn cao, kinh nghiệm phong phú và khả năng nhận định sắc bén. Chính vì vậy phải có đội ngũ chuyên gia chuyên trách trong công việc này. Hay đối với bộ phận chuyên bảo lãnh phát hành cũng đòi hỏi đội ngũ nhân viên phải có trình độ chuyên môn cao trong việc xây dựng các chiến lược cho dịch vụ bảo lãnh phát hành như: chiến lược về khách hàng, chiến lược về sản phẩm và chiến lược phân phối sản phẩm; lựa chọn phương thức bảo lãnh thích hợp và xây dựng quy trình thực hiện bảo lãnh. Nếu đội ngũ nhân viên không có kiến thức sâu rộng về dịch vụ này thì các chiến lược đưa ra sẽ không có hiệu quả. Còn đối với bộ phận chuyên hoạt động môi giới lại đòi hỏi các nhân viên phải có kĩ năng chuyên nghiệp như: kĩ năng truyền đạt thông tin, kĩ năng tìm kiếm khách hàng, kĩ năng khai thác khách hàng và phải có thái độ công tâm, cung cấp cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất. Có được những kĩ năng này người nhân viên môi giới sẽ có được lòng tin đối với khách hàng và đó là kết quả mà mọi CTCK đều mong muốn. Trong tương lai, Công ty sẽ phát triển tất cả các dịch vụ mà minh được phép, nếu không có sự chuyên môn hoá trong từng dịch vụ thì việc mở rộng các dịch vụ kinh doanh không làm cho Công ty phát triển hơn mà trái lại sẽ càng gây khó khăn hơn cho Công ty. Bởi lẽ, khi đó một nhân viên sẽ có thể kiêm nhiệm thực hiện nhiều dịch vụ hơn nhưng lại không có chuyên môn cao trong tất cả các dịch vụ thì sẽ tất yếu dẫn đến công ty hoạt động không hiệu quả. Chuyên môn hoá từng dịch vụ sẽ làm cho năng lực hoạt động dịch vụ của Công ty được nâng cao, kết hợp với việc mở rộng phạm vi hoạt động là một trong những giải pháp quan trọng thúc đẩy Công ty phát triển. 3.2.1.2. Hoàn thiện các quy trình dịch vụ đồng bộ. Mỗi một dịch vụ của CTCK là một hoạt động cụ thể phức tạp, liên quan đến nhiều khâu xử lý, nhiều bộ phận nên từng dịch vụ cần phải có hệ thống các quy trình cụ thể để liên kết hiệu quả luồng công việc. Để hoạt động kinh doanh được tiến hành một cách hiệu quả đòi hỏi các nhân viên Công ty phải tuân thủ các quy trình đã được đặt ra. Tuy nhiên, những quy trình này vừa phải đáp ứng được những yêu cầu hết sức đa dạng của khách hàng vừa đảm bảo nhanh chóng nhưng cũng phải đầy đủ và đúng các bước theo quy định. Muốn vậy giải pháp tốt nhất là thực hiện vi tính hoá, các quy trình dịch vụ được xây dựng thành những phần mềm để các nhân viên có thể sử dụng nhanh chóng và dễ dàng thay vì phải lặp đi lặp lại những bước tiến hành dịch vụ một cách thủ công. Vi tính hóa các quy trình dịch vụ sẽ giúp công ty tiết kiệm được rất nhiều về nhân lực và thời gian. Vì vậy, cần thiết phải nâng cấp một cách cơ bản hệ thống tin học của công ty, chuyển hướng kĩ thuật từ kinh doanh trực tiếp sang kinh doanh qua mạng. 3.2.1.3. Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ và nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Có thể nói, các dịch vụ hoạt động của công ty chứng khoán có mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung, hỗ trợ và ảnh hưởng đến nhau rất nhiều. Ví dụ như hoạt động tự doanh của công ty không hiệu quả thì công ty rất khó để phát triển mạnh dịch vụ tư vấn đầu tư và quản lý danh mục đầu tư bởi khách ha

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực trạng và những giải pháp phát triển kinh doanh các dịch vụ tại công ty chứng khoán SSI.doc
Tài liệu liên quan