MỤC LỤC
Lời nói đầu 1
Chương I: Những vấn đề cơ bản về vấn đề tiêu thụ sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo. 3
I. Bản chất và vai trò của tiêu thụ sản phẩmbánh kẹo ở các doanh nghiệp bánh kẹo. 3
1. Bản chất hoạt động tiêu thụ sản phẩm bánh kẹo ở các doanh nghiệp bánh kẹo. 3
2. Vai trò hoạt động tiêu thụ sản phẩm bánh kẹo ở các doanh nghiệp bánh kẹo. 4
II. Nội dung hoạt động tiêu thụ hàng hoá ở các doanh nghiệp bánh kẹo. 6
1. Công tác nghiên cứu và dự báo nhu cầu thị trường tiêu thụ bánh kẹo. 6
2. Tạo nguồn hàng 9
3. Các hoạt động dịch vụ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm 11
4. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả tiêu thụ sản phẩm ở các doanh nghiệp bánh kẹo 12
III. Thị trường tiêu thụ bánh kẹo tại Việt nam và các nhân tố ảnh hưởng tới tiêu thụ bánh kẹo của các doanh nghiệp bánh kẹo Việt Nam 14
1. Khái quát về thị trường bánh kẹo tại Việt Nam 14
2. Các nhân tố ảnh hưởng tới tiêu thụ bánh kẹo tại các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo Việt Nam. 16
2.1 Nhân tố khách quan 16
2.2 Nhân tố chủ quan 18
Chương II: Thực trạng tiêu thụ sản phẩm tại nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị 20
I. Khái quát về nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị 20
1. Lịch sử hình thành và phát triển 20
2. Nhiệm vụ của nhà máy 21
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy kinh doanh của nhà máy. 21
4. Kết quả sản xuất kinh doanh của nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị trong ba năm gần đây. 25
II. Thực trạng tiêu thụ sản phẩm tại nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị. 28
1. Đặc điểm tiêu thụ sản phẩm bánh kẹo tại nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị. 28
2. Công tác nghiên cứu và dự báo nhu cầu tiêu thụ bánh kẹo tại nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị. 30
3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ các loại bánh kẹo tại nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị trong ba năm. 35
4. Tình hình tổ chức quản lý các kênh tiêu thụ của nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị. 37
5. Các hoạt động hỗ trợ nhằm thúc đẩy tiêu thụ bánh kẹo tại nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữunghị 40
Tên sản phẩm 41
III. Đánh giá thực trạng tiêu thụ bánh kẹo tại Nhà máy Bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị trong 3 năm. 41
1. Những kết quả đạt được 41
2. Thành tựu đạt được: 44
3. những tồn tại và nguyên nhân 46
3.1. Nguyên nhân chủ quan: 46
3.2. Nguyên nhan khách quan: 47
Chương III: Một số biện pháp nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm tại nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị 48
I. Định hướng và mục tiêu phát triển của nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu nghị 48
1. Định hướng: 48
II. một số giải pháp chủ yếuthúc đẩy tiêu thụ bánh kẹo tai nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu nghị 50
1. Giải pháp về thị trường 50
2. Giải pháp về mặt hàng kinh doanh 52
3. Giải pháp về phân phối tiêu thụ sản phẩm 52
4. Giải pháp về các hoạt động giao tiếp khuyếch trương 53
5. Giải pháp về chíng sách giá cả của nhà máy trong thời gian tới 54
6. Giải pháp về giây chuyền công nghệ 54
7. Giải pháp về vốn 55
8. Giải pháp về nhân lực : 55
9. Dự báo nhu cầu thị trường 57
III. đề xuất và kiến nghị: 57
Kết luận 59
62 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1629 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm tại nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lượng cao, mẫu mã đẹp, giá cả phải chăng. Bên cạnh đó nhà máy đầu tư mua 4 trục lăn cuả Italia có thể tạo hình đồng thời nhiều loại hoa văn khác nhau. Có thể nói các sản phẩm mang thương hiệu Hữu Nghị đã được thị trường chấp nhận và ưa chuộng. Sản phẩm của nhà máy đã có mặt ở hầu hêt các tỉnh trong cả nước và một số thị trường nước ngoài: Hà Lan, Pháp, Nhật...Trong thời gian tới tiếp tục mở rộng thị trường sang các nước láng giềng như Lào, Campuchia, Trung Quốc.
2. Nhiệm vụ của nhà máy
Nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị là đơn vị sản xuất của Công ty thực phẩm miền Bắc nên mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy đều phải theo sự chỉ đạo của ban lãnh đạo công ty. Tuy nhiên trong 3 năm gần đây để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo khác để có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường nhà máy được công ty cho phép hạch toán độc lập, có thể nói nhà máy như một công ty con của tổng Công ty thực phẩm miền bắc. Do đó nhà máy có nhiệm vụ tổ chức tốt các hoạt động sản xuất kinh doanh tiêu thụ các mặt hàng bánh kẹo trong nước nhằm thoả mãn tốt nhất cho nhu cầu của thị trường từ đó giúp nhà máy tìm kiếm được lợi nhuận
Trong điều kiện nền kinh tế hiện nay khi mà cạnh tranh vô cùng khốc liệt buộc các doanh nghiệp nói chung và nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị nói riêng phải xuất phát từ nhiệm vụ chung là sản xuất các sản phẩm bánh kẹo, kem xốp, lương khô, các sản phẩm khác mang thương hiệu Hữu Nghị để cung cấp cho thị trường thoả mãn tốt nhất mọi nhu cầu của thị trường.
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy kinh doanh của nhà máy.
Bất kỳ một tổ chức hay đơn vị nào đều phải có được một cơ cấu tổ chức quản lý cho phù hợp. Khi đó nó sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp để hoạt động một cách có hiệu quả nhất.
Cơ cấu tổ chức bộ máy của nhà máy được bố trí như sau:
*Ban giám đốc: gồm 5 người, trong đó có 1 giám đốc và 4 phó giám đốc phụ trách từng lĩnh vực riêng.
- Giám đốc nhà máy: cũng chính là giám đốc công ty thực phẩm miền bắc, là người chịu trách nhiệm chung về toàn bộ mọi hoạt động của công ty cũng như của nhà máy. Là người tổ chức điều hành, hoạch định các chiến lược kinh doanh của nhà máy, làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy được diễn ra một cách ổn định.
- 4 phó giám đốc
Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: chuyên phụ trách các hoạt động có liên quan đến thị trường đầu vào, đầu ra, tìm nguồn hàng và lên kế hoạch lập kênh tiêu thụ.
Phó giám đốc phụ trách tổ chức lao động: là người phụ trách các vấn đề về tổ chức quản lý nguồn lao động, ra các quyết định và tổ chức ký kết các hợp đồng lao động với người lao động.
Phó giám đốc phụ trách tài chính kế toán: là người phụ trách các hoạt động tài chính kế toán của nhà máy.
Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật: là người giám sát các hoạt động sản xuất, những chương trình thiết kế, chế thử sản phẩm mới. Chịu trách nhiệm trước giám sát về mọi vấn đề liên quan đến sản xuất như: chất lượng, số lượng, chủng loại sản phẩm, kế hoạch sản xuất, định mức tiêu hao nguyên liệu.
* Các phòng ban
- Phòng kế hoạch vật tư: có chức năng nghiên cứu chi tiết các kế hoạch về nguyên vật liệu, bao bì, xây dựng các kế hoạch tiêu thụ, lập kế hoạch nghiên cứu sản xuất sản phẩm mới.
- Phòng tài chính kế toán: chức năng cơ bản là viết và thu thập các hoá đơn, hạch toán kết quả sản xuất kinh doanh lập bảng cân đối kế toán, tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, tính toán trích nộp đúng đủ các khoản NSNN.
- Phòng thị trường: chức năng cơ bản là tìm kiếm thị trường tiêu thụ phân phối sản phẩm theo các kênh đã có, nắm chắc giá cả, lợi thế và hạn chế các sản phẩm, thiết kế các hình thức quảng cáo tiếp thị chiết khấu nhằm hỗ trợ công tác bán hàng.
- Phòng kỹ thuật: kết hợp với phòng thị trường để nắm bắt nhu cầu thị trường về từng loại bánh kẹo để dự tính kế hoạch sản xuất, nhu cầu đầu vào từ đó có kế hoạch mua vật tư. Nhiệm vụ chính của phòng là xác định định mức kinh tế kỹ thuật cho sản phẩm mới, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm.
- Phòng KCS: là phòng được tách ra từ phòng kỹ thuật, có nhiệm vụ chính là kiểm tra chất lượng sản phẩm trước, trong và sau khi sản xuất, kiểm tra trọng lượng sản phẩm bao bì, kiểm tra theo ISO 9001.
- Phòng tổ chức hành chính: nhiệm vụ là tính toán lương thưởng cho các cán bộ công nhân viên, tuyển dụng lao động, giám sát tình hình lao động, phụ trách về an toàn lao động.
* Ngoài ra nhà máy còn có ban cơ điện phụ trách về các vấn đề điện, máy móc, thiết bị văn phòng, đảm bảo cho nhà máy hoạt động liên tục.
Tóm lại nhà máy có bộ máy quản lý tương đối đầy đủ với các phòng ban chuyên môn. Đây là điểm thuận lợi cho việc điều hành từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ.
Tổng Giám Đốc
PGĐ
phụ trách KD
PGĐ
phụ trách TC- LĐ
PGĐ
phụ trách TCKT
PGĐ
phụ trách kỹ thuật
Phòng
KHVT
Phòng
TC KT
Phòng
TT
Phòng
KT
Phòng
KCS
Phòng
TCHC
Phân xưởng
Bánh quy
Phân xưởng
kem xốp
Phân xưởng
Lương khô
Phân xưởng: bánh ngọt,
trung thu, mứt tết
4. Kết quả sản xuất kinh doanh của nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị trong ba năm gần đây.
Với một doanh nghiệp bất kỳ khi nhìn vào bảng kết quả kinh doanh ta sẽ biết được doanh nghiệp đó hoạt động có hiệu quả hay không, nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị là một doanh nghiệp trẻ nhưng kết quả kinh doanh ba năm gần đây tương đối tốt. Điều này thể hiện ở biểu 1.
Biểu 1: Kết quả kinh doanh của nhà máy qua 3 năm
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm
So sánh(%)
2003
2004
2005
04/ 03
05/ 04
BQ
1.Tổng doanh thu
trđ
29928.6
42650
505002
142.4
118.4
129.9
2.Tổng chi phí
trđ
29728.2
42284.73
50024.424
142.24
118.3
129.7
3.Lợi nhuận
trđ
200.4
365.27
475.776
182.2
130.2
154.08
4.Tổng khối lượng sản xuất
tấn
2360.94
3637.92
4221.63
154.1
116
133.7
5.Tổng khối lượng tiêu thụ
tấn
1973.4
3000.2
3660.2
152
122
136.2
6.Thu nhập bình quân/1 người
1000đ
700
850
950
121.4
111.7
116.5
(Phòng tài chính kế toán)
Để hiểu rõ tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy bánh kẹo Hữu Nghị ta đi sâu vào phân tích kết quả mà nhà máy đã đạt được trong những năm gần đây.
Về số lượng.
Sản lượng bán ra được xác định dựa trên khối lượng tiêu thụ kỳ trước và khối lượng sản xuất kỳ này. Tuy nhiên khi đặt ra kế hoạnh tiêu thụ sản phẩm của nhà máy, nhà máy không thể lường trước các khả năng ảnh hưởng tới việc bán hàng của xí nghiệp. Do vậy mà các kế hoạch đề ra khó hoàn thành được như mong muốn.
Biểu 2: Tình hình thực hiện kế hoạch bán hàng của nha máy từ
năm 2003-2005.
Đơn vị: tấn
Tên Sản phẩm
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
KH
TH
%HTKH
KH
TH
% HTKH
KH
TH
%HTKH
1.Bánh gói ODP
1250
1099.5
87.96
2210
1814.2
82.1
2405
2196.5
91.3
2.Bánh hộp giấy
35
24.7
70.57
72
59.73
83
75
70.8
94.4
3.Bánh hộp sắt
10
5.2
52
20
18.95
94.8
23.5
22.32
95
4.Kẹo các loại
38.5
24.57
63.82
70
68.92
98.5
80
75.2
94
5.Lương khô
702
557.58
79.43
840
709.3
84.4
1000
872.4
87.2
6.Kem xốp
17.5
12.85
73.83
32
29.5
92.2
50.5
43.08
85.3
7.Bánh trung thu
132
123.56
93.61
150
135.3
90.2
162
161.7
99.8
8.Mứt tết
139
125.4
90.22
170
163.7
96.3
220
218.2
99.2
Tổng
2324
1973.4
84.91
3564
3000.2
84.2
4016
3660.2
91.1
(Nguồn: Phòng kế toán tài chính)
Qua đây ta thấy giữa kế hoạch và thực hiện chưa đạt mức đề ra, nhưng với sản phẩm bánh kẹo đang cạnh tranh khốc liệt như hiện nay thì việc thực hiện kế hoạch tiêu thụ như vậy là tương đối khả quan, sản lượng tiêu thụ năm 2003 đạt 84,91% so với kế hoạch đề ra, trong đó bánh hộp sắt đạt 52%, kẹo các loại đạt 63,82% so với kế hoạch đề ra. Năm 2004 khối lượng hàng tiêu thụ đạt 84,2% so với kế hoạch, nhưng tỷ lệ hoàn thành kế hoạch của các sản phẩm đều cao hơn năm 2003. Bánh hộp sắt đạt 94,8%, kẹo các loại đạt 98,5%, mứt tết đạt 96,3%. Năm 2005 là năm có tỷ lệ thực hiện kế hoạch đạt cao nhất là 91,1% nhưng một số sản phẩm lại đạt tỷ lệ thực hiện thấp như kem xốp đạt 85,3%, bánh lương khô đạt 87,2% còn các sản phẩm khác vẫn đạt tỷ lệ cao như bánh hộp sắt đạt 95%, bánh trung thu đạt 99,8%, mứt tết đạt 99,2%.
Nhìn chung tình hình thực hiện kế hoạch của nhà máy là khá cao, điều đó cho thấy công tác bán hàng của nhà máy trong mấy năm gần đây rất tiến bộ. Nhà máy đã thực hiện các biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ có hiệu quả như: chiết khấu với các đại lý, thưởng trên số lượng bán ra trong tháng, quý, năm, khuyến mại khách hàng. Tuy nhiên nhìn vào khối lượng sản phẩm và khối lượng tiêu thụ thì số lượng sản phẩm tồn kho vẫn ở mức cao (năm 2003:387,54 tấn, năm 2004: 637,72 tấn, năm 2005: 561,43 tấn) với các sản phẩm có thời hạn sử dụng ngắn như bánh trung thu, mứt tết thì tồn kho lâu sẽ dẫn đến hỏng và không thể tiêu thụ được sẽ làm lợi nhuận của nhà máy giảm. Do đó nhà máy cần có nhiều biện pháp để nâng cao tỷ lệ thực hiện tiêu thụ, giảm khối lượng tồn kho.
b, Về doanh thu
Từ biểu 2 cho ta thấy tổng doanh thu của nhà máy tăng rất mạnh bình quân 3 năm tăng 29,9%, sự tăng mạnh doanh thu của nhà máy vào năm 2004 tăng 12721,4 triệu đồng tương ứng 42,4% vì năm 2004 nhà máy mới tách ra hạch toán như một công ty con, vì vậy nhà máy chủ động về vốn chủ động trong sản xuất, trong khâu tiêu thụ làm sản lượng sản xuất của nhà máy tăng bình quân 33,7% từ 2360,94 tấn năm 2003 lên 4221,63 tấn năm 2005 hơn nữa sản lượng bán tăng mạnh, bình quân 3 năm tăng 36,2% tăng 1686,3 tấn.
c, Về chi phí
Xí nnghiệp đã tích cực đầu tư đổi mới sửa chữa phục hồi nâng cấp tài sản cố định tìm những nguồn nguyên liệu rẻ tốt giảm chi phí sản xuất, chi phí kinh doanh. Mặc dù vậy chi phí hàng năm của nhà máy tăng đều điều này chủ yếu do kế hoạch sản xuất các sản phẩm đều tăng, điều này là hợp lý. Năm 2004 chi phí tăng 12556,53 triệu đồng so với năm 2003. Năm 2005 chí tăng 18,3% tức 7739,694 triệu đồng so với năm 2004.
d, Lợi nhụân
Nhìn vào biểu 2 ta thấy lợi nhuận của xí nghiệp tăng dần qua các năm: năm 2003 là 200,4 triệu đồng, năm 2004 là 365,27 triệu đồng, năm 2005 là 475,776 triệu đồng. Có được như vậy là sự nỗ lực rất lớn của cán bộ công nhân viên nhà máy hơn nữa xí nghiệp được phép hạch toán độc lập cho nên đã tích cực giảm chi phí làm tăng lợi nhuận
e, Thu nhập bình quân
Do lợi nhuận của nhà máy tăng đều qua các năm bình quân tăng 54% nên thu nhập của công nhân nhà máy cũng tăng lên, bình quân 3 năm thu nhập hàng tháng của công nhân viên tăng 16,5%. Năm 2003 thu nhập bình quân hàng tháng của một công nhân viên đạt 700.000 đồng/ tháng, năm 2004 tăng lên đạt 850.000đồng/tháng, năm 2005 đạt 950.000đồng/tháng. Với thu nhập này cũng chưa phải là cao lắm nhưng đã đảm bảo mức sống khá cho mỗi công nhân.
II. Thực trạng tiêu thụ sản phẩm tại nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị.
1. Đặc điểm tiêu thụ sản phẩm bánh kẹo tại nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị.
Bánh kẹo tuy không phải là sản phẩm tiêu dùng thiết yếu nhưng lại được sử dụng bởi nhiều tầng lớp người khác nhau. Từ những người giàu đến người nghèo, từ trẻ nhỏ đến người già, ai cũng ưa thích và tiêu dùng các sản phẩm bánh kẹo khác nhau, nhất là vào dịp lễ tết, trung thu. Người có thu nhập cao thường mua các sản phẩm bánh kẹo cao cấp, có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, còn người nghèo thích tiêu dùng các sản phẩm bánh kẹo có giá rẻ, trẻ em thích kẹo còn người già thích các loại bánh mềm và bánh xốp, tiêu thụ bánh kẹo còn thể hiện theo mùa vụ.
Biểu 3: Khối lượng sản phẩm tiêu thụ qua các tháng.
Tháng
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
So sánh (%)
SL
CC
SL
CC
SL
CC
04/05
05/04
KQ
1
475.77
24.1
696.79
23.23
868.6
23.72
146.4
124.7
135.1
2
126.6
6.42
198.67
6.62
241.78
6.61
156.9
121.7
138.2
3
86.87
4.4
144.32
4.81
178.81
4.89
166.1
129.9
143.8
4
55.94
2.83
86.2
2.87
101.2
2.77
154.1
117.4
134.5
5
45.7
2.32
67.51
2.25
83.5
2.28
147.7
123
135.2
6
21.83
1.11
35.1
1.17
42.17
1.15
160.8
120.1
139
7
11.41
0.58
15.9
0.53
20.43
0.56
139.4
128.5
133.8
8
62.99
3.19
94.24
3.14
103.29
2.82
149.6
109.6
128.1
9
133.76
6.78
210.7
7.02
268.83
7.35
157.5
127.6
141.8
10
148.54
7.53
242.56
8.09
310.1
8.47
163.3
127.8
144.5
11
327.55
16.6
510.4
17.01
629.35
17.19
155.8
123.3
138.6
12
476.4
24.14
697.8
23.25
812.14
22.19
146.5
116.4
130.6
Tổng
1973.4
100
3000.2
100
3660.2
100
152
122
136.2
( Nguồn phòng thị trường )
Tết Nguyên Đán là tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam, trong dịp Tết thì nhu cầu tiêu thụ bánh kẹo, mứt tết của người dân rất cao. Người Việt Nam thường có phong tục biếu quà vào dịp tết, vì vậy trong dịp này các loại bánh cao cấp như: bánh hộp sắt, bánh hộp giấy và mứt tết tiêu thụ rất mạnh, chủ yếu tiêu thụ trong thời gian này. Nhu cầu mua các loại bánh kẹo về thờ cúng và về ăn trong dịp tết này cũng rất lớn. Đây chính là cơ hội để nhà máy có thể tiêu thụ sản phẩm của mình. Chính vì thế mà số lượng hàng hoá tiêu thụ vào các tháng 11, 12, 01 trong ba năm đều trên 16% trong tổng số lượng bánh kẹo bán trong cả năm.
Tết trung thu cũng được coi là tết lớn của dân tộc, trong dịp này người dân cũng thường tổ chức rất to, loại bánh được sử dụng trong dịp này chủ yếu là bánh trung thu. Do vậy đây là thời gian nhà máy tung ra các loại bánh trung thu bán trên thị trường. Số lượng bánh bán trong dịp này chiếm trên 6% trong tổng số lượng bánh tiêu thụ trong năm. Từ tháng 4 đến tháng 8 đây là tháng của mùa hè, nhiệt độ có tháng lên tới 400C, do vậy nhu cầu tiêu thụ bánh kẹo của người dân giảm mạnh, có khi chỉ chiếm trên 0,5% trong số lượng bánh kẹo tiêu thụ cả năm. Nhìn chung bánh kẹo của nhà máy chủ yếu được tiêu thụ vào sáu tháng cuối năm. Vì vậy nhà máy cần khai thác một cách triệt để cơ hội này để đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ của mình.
2. Công tác nghiên cứu và dự báo nhu cầu tiêu thụ bánh kẹo tại nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị.
Hiện nay công tác nghiên cứu thị trường của nhà máy do phòng kinh doanh đảm nhiệm mà trực tiếp là phòng thị trường đứng đầu chính là phó giám đốc phụ trách kinh doanh, các nhân viên trong phòng thị trường nắm vững nghiệp vụ marketing thực hiện các giao dịch bán, giới thiệu và bán các sản phẩm của xí nghiệp, nghiên cứu thị trường, theo dõi quản lý các đại lý, các cửa hàng giới thiệu sản phẩm để xây dựng mạng lưới bán hàng, mở rộng thị trường, đẩy mạnh công tác tiêu thụ, xây dựng kế hoạch phát triển thị trường, tiến độ cung cấp và tiêu thụ hàng hoá ở từng địa bàn, từng khu vực, nắm bắt được các thông tin phản ánh về nhà máy. Các thông tin về thị trường được thực hiện theo hai cách:
Nghiên cứu tại phòng: các nhân viên tiếp thị thu thập thông tin về thị trường qua các tài liệu như: sách báo, tạp chí quảng cáo, niên giám thống kê... Xem lại báo cáo bán hàng hàng tháng, hàng quý, hàng năm, từng nhóm khu vực cụ thể, nghiên cứu nhu cầu khách hàng cụ thể, giá cả thị trường... để đưa ra các biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ.
Nghiên cứu thực tế: các nhân viên tiếp thị trực tiếp đến các thị trường mà mình phụ trách để nắm bắt khả năng tiêu thụ sản phẩm, giá cả thị trường khu vực, thu thập các nguồn thông tin và số liệu ở các thị trường, thông qua tiếp xúc trực tiếp với khách hàng ở đại lý, cửa hàng giới thiệu sản phẩm. Hàng tháng các nhân viên tiếp thị đến thị trường mà mình phụ trách để chào hàng, nghiên cứu tình hình tiêu thụ, phản ánh kịp thời nhu cầu thị trường để giám đốc và các phòng chức năng điều chỉnh kinh doanh cho phù hợp.
Về công tác xử lý thông tin và ra quyết định, thông tin sau khi thu thập sẽ phân loại, tổng hợp, phân tích kiểm tra để loại trừ những tin nhiễu giả tạo, để xác định thị trường mục tiêu của nhà máy, từ đó đề ra các chiến lược hay hoạch định phương hướng cho hoạt động bán hàng rồi trình lên giám đốc để đi đến quyết định kinh doanh cho phù hợp.
Nghiên cứu khách hàng.
Khách hàng là cá nhân, nhóm người, tổ chức doanh nghiệp có nhu cầu về hàng hoá dịch vụ chưa được đáp ứng và mong muốn được thoả mãn có khả năng thanh toán phù hợp.
Nhu cầu của khách hàng là sự cần thiết của họ về sử dụng hàng hoá và các dịch vụ kèm theo.
Trong điều kiện sản xuất và lưu thông hàng hoá thì nhu cầu của khách hàng được thể hiện bằng nhu cầu có khả năng thanh toán và được thực hiện thông qua mạng lưới cửa hàng. Khách hàng có vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, khách hàng quyết định người bán, quyết định thị trường, khách hàng là người quyết định mua gì, mua của ai, mua bao nhiêu, mua lúc nào, mua ở đâu. Khách hàng hàng hoá dịch vụ đó có bán được không và bán được với mức giá nào thể hiện ở chỗ khách hàng có chấp nhận mua hàng hoá dịch vụ đó hay không mà thương nhân muốn tồn tại và phát triển phải bán được hàng hóa, điều này do khách hàng quyết định. Từ đó nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị luôn đặt khách hàng là nhân tố trung tâm tập trung mọi nguồn lực để phục vụ. Nhà máy đã chia nhỏ khách hàng ra để phục vụ.
Chia khách hàng theo độ tuổi: có người già, thanh niên, trẻ em. Nhà máy cũng đưa ra từng loại sản phẩm phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Người già có thể ăn các loại bánh mềm, kem xốp, trẻ em có thể mua kẹo.
Khách hàng có người béo, người gầy, người béo có thể mua các loại bánh có ít chất béo như bánh Simba, các loại bánh mặn ít đường. Người gầy có thể mua các loại bánh có nhiều bơ sữa như bánh tươi, bánh kẹp kem.
Khách hàng có thể chia thành người nghèo và người giàu. Người nghèo có thể mua các loại bánh có giá rẻ như bánh hương cốm, quy bơ sữa. Người giàu mua các loại bánh cao cấp đắt tiền.
Hiện nay trên thế giới tỷ lệ người mắc bệnh tiểu đường là rất cao. Chính vì thấy được điều này nhà máy đã coi những người mắc bệnh tiểu đường là đối tượng khách hàng mà nhà máy cần quan tâm. Vì vậy nhà máy đã tung ra các loại bánh mặn không đường để phục vụ những người mắc bệnh tiểu đường phải ăn kiêng.
Có thể nói nhà máy đã thấy được tầm quan trọng của khách hàng và cũng đã khai thác một cách tương đối cụ thể triệt để từng loại khách hàng. Nhưng trong tương lai đối tượng khách hàng là trẻ em nhà máy cần quan tâm hơn nữa, cần nghiên cứu sâu hơn nữa về đối tượng này, đây là đối tượng tiêu thụ bánh kẹo rất lớn.
Nghiên cứu về sản phẩm.
Bánh kẹo là sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến, là sản phẩm chứa lượng đường lớn và một số phụ gia khác. Thành phần chủ yếu của bánh kẹo là tinh bột, glucoza, bột mỳ, chất thơm, axit thực phẩm, bơ, dầu ăn. Sản phẩm bánh kẹo chữa nhiều chất cơ thể dễ hấp thụ, độ sinh năng lượng cao. Bánh kẹo không phải là sản phẩm thiết yếu song không thể thiếu trong các dịp hội hè lễ tết, đám cưới, sinh nhật... Do đời sống ngày càng cao, nhu cầu về sản phẩm bánh kẹo cũng tăng lên, yêu cầu về chất lượng tốt, mẫu mã bao bì đẹp, ngày càng cao. Nhà máy bánh kẹo Hữu Nghị đã liên tục thay đổi mẫu mã chủng loại, kiểu dáng bao bì, hiện nay nhà máy đã có 36 loại bánh khác nhau. Nhưng trong thời gian tới nhà máy cần đa dạng hoá thêm các loại kẹo để phục vụ tốt hơn nữa nhu cầu của thị trường.
Lựa chọn thị trường tiêu thụ mục tiêu.
Giá bánh kẹo của Hữu Nghị so với giá bánh kẹo của một số công ty khác như Hải Châu, Hải Hà, Kinh Đô là tương đối rẻ, chính vì vậy thị trường tiêu thụ chủ yếu và cũng là mục tiêu của nhà máy là nông thôn. Đây là thị trường tập trung những người có thu nhập thấp. Vì vậy sản phẩm bánh kẹo của nhà máy chủ yếu tiêu thụ ở thị trường này.
Thị trường nông thôn có thể coi là thị trường mục tiêu nhưng trong tương lai khi nhà máy mở rộng sản xuất thì thị trường trong nước nhất là thị trường nông thôn không còn là mục tiêu nữa. Nhà máy cần nghĩ tới một thị trường tiềm năng đó là xuất khẩu bánh kẹo ra nước ngoài. Nhà máy nên hướng việc sản xuất sản phẩm của mình vào mục tiêu xuất khẩu ra bên ngoài, chinh phục thị trường bên ngoài. Đó mới chính là mục tiêu mà nhà máy cần đạt tới trong thời gian tới.
Chính sách sản phẩm và giá cả sản phẩm tiêu thụ tại nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị.
Các quyết định về giá có ảnh hưởng lớn tới toàn bộ quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, từ việc đặt ra kế hoạch kinh doanh đến mua, tiêu thụ, chi phí, lợi nhuận. Mỗi doanh nghiệp có mục tiêu định giá khác nhau tuỳ theo yêu cầu đặc điểm cụ thể về điều kiện hoạt động và loại hàng đưa ra thị trường.
Biểu 4: Giá của một số mặt hàng chính
ĐVT: d/kg
Sản phẩm
Năm
So sánh (%)
2003
2004
2005
04/03
05/04
BQ
1.bánh gói
12010
11832
11240
98.51
95
96.74
2.Bánh hộp giấy
25200
24957
24262
99.04
97.22
98.12
3.Bánh hộp sắt
48290
48178
47058
98.48
97.68
98.08
4. Kẹo các loại
13790
13285
12801
96.34
96.36
96.35
5.Lương khô
10126
9630
8794
95.1
91.32
93.19
6.Bánh kem xốp
17960
17450
17010
97.16
97.48
97.22
7.Bánh trung thu
38200
37490
36340
98.14
96.93
97.54
8.Mứt Tết
25210
24820
24140
98.45
97.26
97.85
( Nguồn phòng thị trường )
Chính sách định giá của nhà máy nhằm mục tiêu doanh số bán. Chính vì thế giá cả sản phẩm của nhà máy tương đối rẻ, loại đắt nhất có trên 40.000 đồng/kg. Hàng năm thì giá cả của bánh kẹo cũng giảm dần như bánh kem xốp năm 2003 có giá 17.960 đồng/kg nhưng đến năm 2005 chỉ còn 17.010 đồng/kg, bình quân giảm 2,68%/năm. Mặt hàng lương khô chỉ chủ yếu tiêu thụ trên thị trường nông thôn, miền núi, những vùng khó khăn. Nơi đây người dân có thu nhập rất thấp nên nhà máy giảm giá mặt hàng này xuống mỗi năm 6,81%/năm. Nhìn chung các loại bánh kẹo đều giảm theo năm để mỗi người dân dù với mức thu nhập thấp hay cao đều có thể mua sản phẩm của nhà máy. Như các loại bánh đắt tiền: bánh hộp sắt cũng giảm tới 1,92%/năm, bánh trung thu, mứt tết giảm 2%/năm. Việc đặt giá với giá rẻ có lợi thế của nó, với mức giá này có thể cạnh tranh về giá với các công ty có sản phẩm tương đương như Kinh Đô, Hải Hà, Hải Châu giúp cho người dân ai cũng có thể tiêu dùng bánh kẹo. Nhưng việc đặt giá rẻ như thế cho sản phẩm có thể nói có chất lượng tương đương với đối thủ cạnh tranh hiện nay đang bắt đầu gặp khó khăn không hợp lý cho hoạt động tiêu thụ. Do mức sống của người dân ngày càng nâng cao, họ đòi hỏi hàng hoá mua phải có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, mà chất lượng tốt theo như quan niệm từ trước tới nay thì nó đồng nghĩa với giá cao. Chính vì thế việc định giá của nhà máy hiện nay vô hình chung đã hạ thấp giá trị sản phẩm của mình. Do đó nhà máy nên có chính sách giá hợp lý hơn để có thể khai thác được cả thị trường khó tính như thành thị.
3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ các loại bánh kẹo tại nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị trong ba năm.
Biểu 5: Kết quả tiêu thụ sản phẩm từ năm 2003-2005
ĐVT: tấn
Sản phẩm
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
SX
TT
%
SX
TT
%
SX
TT
%
Bánh gói
1261.61
1099.5
87.15
2227.3
1814.8
81.48
2500.5
2196.5
87.87
Bánh hộp giấy
37.9
24.7
65.17
73.4
59.72
81.36
78.9
70.8
89.73
Bánhhộp sắt
11.8
5.2
44.06
20.1
18.95
94.28
24.4
22.32
91.47
Kẹo các loại
41.2
24.57
59.63
71.12
68.92
96.9
82.5
75.2
91.15
Lương khô
718
557.58
77.66
884.8
709.3
80.16
1097.4
872.4
79.5
Bánh kem xốp
18.64
12.85
69
35.5
29.5
83.1
52.13
43.08
82.64
Bánh trung thu
132.6
123.56
93.18
152.5
135.3
88.72
164.4
161.7
98.36
Mứt Tết
139.2
125.4
90.1
173.1
163.7
94.57
221.4
218.2
98.55
Tổng
2360.94
1973.4
83.58
3637.9
3000.2
82.47
4221.63
3660.2
86.7
(Nguồn phong thị trường)
Qua biểu 5 ta có thể thấy được tình hình sản xuất bánh kẹo của nhà máy trong ba năm như sau:
Bánh gói là loại bánh được sản xuất nhiều nhất. Năm 2003 sản xuất 1261,61 tấn, năm 2004: 2227,3 tấn, năm 2005: 2500,5 tấn. Bánh hộp sắt là loại bánh sản xuất ít nhất vì loại bánh này là bánh cao cấp, giá cao tiêu thụ khó. Năm 2003 sản xuất có 11,8 tấn, năm 2004: 20,1 tấn, năm 2005: 24,4 tấn. Nhìn chung khối lượng bánh kẹo sản xuất mỗi năm lại tăng lên. Năm 2004 tăng 54,08% so với năm 2003 mức tăng là 1276,88 tấn. Tổng khối lượng sản xuất năm 2005 tăng 16,05% so với năm 2004, mức tăng là 583,81 tấn vì cuối năm 2004 đến 2005 cả thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã xảy ra dịch cúm gia cầm, do vậy cũng ảnh hưởng tới việc sản xuất và tiêu thụ bánh kẹo của nhà máy, cho nên số lượng sản xuất năm 2005 tăng không đáng kể so với năm 2004.
Tình hình tiêu thụ của nhà máy trong ba năm cũng có nhiều biến động. Năm 2003 bánh hộp sắt tiêu thụ rất kém có 5,2 tấn, đạt 44,06% so với lượng sản xuất ra, năm 2003 bánh hộp sắt tồn kho rất lớn 6,6 tấn nhưng đến hai năm tiếp theo tình hình tiêu thụ loại bánh này đã khá hơn đạt 94,2% (năm 2004) so với lượng tiêu thụ tồn kho có 1,15 tấn. Năm 2005 đạt 91,47% so với số lượng sản xuất ra tồn kho có 2,08 tấn nhưng có thể thấy rằng loại bánh này không phải là loại bánh tiêu thụ chủ yếu trong ba năm qua. Mỗi năm nó chỉ tiêu thụ được từ 5 đến trên 20 tấn. Trong ba năm qua loại bánh tiêu thụ tốt nhất là bánh trung thu và mứt tết vì đặc tính của hai loại bánh này là hạn sử dụng của nó thấp, nhanh bị hỏng, không thể đem tái chế được. Do đó nhà máy đã tập trung tất cả các nguồn lực có thể có để tiêu thụ hai loại bánh này. Do vậy lượng tồn kho là 9,04 tấn, mứt tết là 13,8 tấn. Năm 2005 bánh trung thu tồn kho 2,7 tấn, mứt tết là 3,2 tấn.
Nhìn chung qua ba năm khối lượng bánh kẹo sản xuất và tiêu thụ của nhà máy đều tăng nhưng kéo theo đó, lượng tồn kho cũng tăng. năm 2004 lượng tồn kho tăng 64,3% so với năm 2003.năm 2005 lượng tồn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32483.doc