MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: TÍN DỤNG VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA TÍN DỤNG TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 3
I/ Tín dụng và tầm quan trọng của tín dụngngân hàng 3
1/ Tín dụng là gì ? 3
2/ Vai trò của tín dụng ngân hàng 5
2.1-Tín dụng ngân hàng thúc đẩy quá trình tích tụ tập trung vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 5
2.2-Tín dụng ngân hàng góp phần đẩy nhanh quá trình tái sản xuất, mở rộng đẩy mạnh đầu tư phát triển 6
2.3-Tín dụng ngân hàng có vai trò quan trọng trong việc tổ chức điều hòa, lưu thông tiền tệ 7
2.4-Tín dụng ngân hàng là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và các ngành kinh tế mũi nhọn 7
2.5-Tín dụng ngân hàng là đòn bẩy kinh tế quan trọng thúc đẩy quá trình mở rộng giao lưu quốc tế 8
2.6- Tín dụng ngân hàng có vai trò kiểm soát đối với nền kinh tế 8
3. Phân loại tín dụng 9
3.1-Thời hạn tín dụng 9
3.2-Đối tượng tín dụng 10
3.3-Mục đích sử dụng vốn 10
3.4-Mức độ đảm bảo 11
3.5-Phương pháp cho vay 11
II/ Chất lượng của tín dụng ngân hàng 11
1/ Khái niệm chất lượng tín dụng 11
2/ Vai trò của chất lượng tín dụng 12
3/ Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng 13
4/ Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng 15
4.1-Nhân tố khách quan 16
4.2-Nhân tố chủ quan 18
CHƯƠNG II: CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NNO&PTNT HAI BÀ TRƯNG HÀ NỘI. 22
I. Khái quát về chi nhánh NHNo&PTNT Quận Hai Bà Trưng 22
1. Quá trình hình thành và phát triển 22
2. Cơ cấu tổ chức - bộ máy cán bộ 24
3. Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT Quận Hai Bà Trưng 25
3.1. Hoạt động huy động vốn 25
3.2. Hoạt động sử dụng vốn 26
II/ Thực trạng hoạt động tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hai Bà Trưng 28
1/ Tình hình huy động vốn của ngân hàng trong thời gian qua 28
2/ Công tác sử dụng vốn tại ngân hàng NNo & PTNT Hai Bà Trưng. 30
3/ Nhận xét khái quát về hoạt động tín dụng của NHNo & PTNT Hai Bà Trưng 39
3.1 Những kết quả đạt được trong hoạt động tín dụng của NHNo & PTNT Hai Bà Trưng 39
3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 42
CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NHNO & PTNT HAI BÀ TRƯNG HÀ NỘI 49
I/ Định hướng và mục tiêu phát triển của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn hai bà Trưng 49
1/ Đánh giá môi trường kinh doanh năm 2008 49
2/ Định hướng và mục tiêu phát triển của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thông Hai Bà Trưng. 50
2.1- Định hướng chung 50
2.2-Mục tiêu cụ thể 51
2.3-Các chỉ tiêu chủ yếu năm 2008 51
3/ Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại NHNo&PTNT hai bà trưng 51
3.1- Tăng cường công tác huy động vốn 52
3.2- Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng ngân hàng 52
3.3- Phân loại khách hàng 55
3.4- Thực hiện nghiêm túc các thể lệ, chế độ tín dụng hiện hành 55
3.5- Quản lý rủi ro: 56
3.6 -Tăng cường kiểm tra, giám sát các khoản vay 58
3.7- Giải quyết tốt các khoản nợ quá hạn 58
3.8- Thực hiện các hoạt động Marketing ngân hàng 59
3.9-Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng 60
4/ Kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại NHNo&PTNT hai bà trưng 60
4.1-Đối với nhà nước. 60
4.2-Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 62
4.3-Đối với Ngân hàng nông nghiệp thành phố Hà Nội . 62
KẾT LUẬN. 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO 68
68 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1415 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp Hai Bà Trưng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
động vốn và đưa ra mọi biện pháp nhằm khai thác nguồn vốn trên địa bàn như: vận động khách hàng mở tài khoản tại ngân hàng, luôn lắng nghe ý kiến đóng góp từ phía khách hàng…
Nhờ làm tốt công tác huy động vốn nên trong những năm qua ngân hàng luôn đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho hoạt động của mình. Nguồn vốn huy động của ngân hàng không ngừng tăng lên qua các năm. Điều này được thể hiện ở bảng 1
Bảng 1: Kết quả huy động vốn.
Đơn vị: triệu đồng
Năm
Nguồn vốn huy động
Tăng giảm
Số tiền
%
2005
490.112
2006
620.372
130.260
26,58
2007
730.495
110.123
17,75
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2005, 2006, 2007 của chi nhánh NHNo&PTNT Quận Hai Bà Trưng )
Qua bảng số liêu trên ta thấy nguồn vốn hoạt động của chi nhánh NHNo&PTNT Quận Hai Bà Trưng liên tục tăng trưởng qua các năm, năm sau cao hơn năm trước, cụ thể là:
Năm 2006 nguồn huy động đạt 620.372 triệu đồng tăng so với năm 2005 là 130.260 triệu đồng hay tăng 26,58%
Năm 2007 nguồn huy động đạt 730.495 triệu đồng tăng so với năm 2006 là 110.123 triệu đồng hay tăng 17,75%
Ta nhận thấy tốc độ tăng của nguồn vốn huy động có giảm đi . Sự giảm này là do năm 2007 thị trường chứng khoán khoán Việt Nam phát triển mạnh công chúng thay vì gửi tiền vào ngân hàng để hưởng lãi suất họ đã tham gia chơi chứng khoán. Mặt khác do năm 2007 giá vàng tăng cao, tỷ lệ lạm phát tăng cao điều này ảnh hưởng lớn đến nguồn vốn huy động của ngân hàng.
3.2. Hoạt động sử dụng vốn
Bên cạnh việc coi trọng công tác huy động vốn, ở NHNo&PTNT Quận Hai Bà Trưng công tác sử dụng vốn cũng rất được coi trọng vì đây là hoạt động chủ yếu mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Hơn nữa, nếu làm tốt công tác sử dụng vốn có thể tác động trở lại thúc đẩy công tác huy động vốn. Do bám sát định hướng phát triển kinh tế của đia bàn, định hướng kinh doanh của ngành NHNo&PTNT Quận Hai Bà Trưng đã đưa ra được các chính sách hợp lý nhằm tăng trưởng dư nợ, đáp ứng được nhu cầu vốn trên địa bàn.Trong những năm qua dư nợ của ngân hàng tăng trưởng, thể hiện ở bảng 2 dưới đây
Bảng 2: Dư nợ theo thành phần kinh tế
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
1. Cho vay DNNN
240.934
84,5
295.080
73,3
435.244
83,5
2. Cho vay DNNQD
15.112
5,3
19.323
4,8
45.349
8,7
3. Cho vay hộ sản xuất
7.414
2,6
5.636
1,4
13.552
2,6
4. Cho vay khác
21.668
7,6
82.527
20,5
27.105
5,2
Tổng cộng
285.128
100
402.546
100
521.250
100
(Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2005, 2006, 2007 của chi nhánh NHNo&PTNTQuận Hai Bà Trưng )
Nhìn vào bảng trên ta thấy tổng dư nợ của chi nhánh NHNo&PTNT Quận Hai Bà Trưng có mức tăng trưởng ổn định và khá cao trong những năm qua. Nếu như trong năm 2005 doanh số cho vay chỉ đạt 285.128 triệu đồng thì sang năm 2006 con số này đã có bước nhảy vọt, đạt 402.546 triệu đồng, tăng 117.418 triệu đồng hay 41,18% so với năm 2005. Đến năm 2007 là 521.250 tăng 118.704 triệu đồng hay 29,5% so với năm 2006. Sở dĩ chi nhánh NHNo&PTNT Quận Hai Bà Trưng đã có những bước tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm qua là do Chính Phủ đã có chính sách đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế. Chính vì vậy mà nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp đã tăng lên nhanh chóng. Ngân hàng nhà nước cũng tạo điều kiện tối đa cho các ngân hàng thành viên có thế mở rộng tín dụng. Chính vì các nguyên nhân trên mà trong ba năm qua hệ thống ngân hàng nói chung cũng như chi nhánh NHNo&PTNT Quận Hai Bà Trưng có những bước tăng trưởng mạnh mẽ trong hoạt động tín dụng.
II/ Thực trạng hoạt động tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hai Bà Trưng
1/ Tình hình huy động vốn của ngân hàng trong thời gian qua
Đối với ngân hàng thương mại nguồn vốn huy động là nguồn vốn quan trọng và luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn. Việc các ngân hàng thương mại đảm bảo huy động đủ vốn cho công tác sử dụng vốn vừa đảm bảo thu hút được mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước vừa đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng thương mại được ổn định và đạt hiệu quả cao.
Không giống các loại hình doanh nghiệp khác trong nền kinh tế, hoạt động của các ngân hàng thương mại dựa chủ yếu vào nguồn vốn huy động, nguồn vốn tự có chiếm một tỷ trọng rất nhỏ và chủ yếu được đầu tư vào cơ sở vật chất, tạo uy tín đối với khách hàng. Ngoài ra các ngân hàng thương mại còn sử dụng một số nguồn vốn khác như đi vay, vốn tài trợ, uỷ thác đầu tư. Nhưng những nguồn vốn này chiếm một tỷ trọng rất nhỏ.
Nhận thức được điều đó NHNo&PTNT Quận Hai Bà Trưng đã tập trung mọi nỗ lực và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của toàn chi nhánh nên vốn huy động đã tăng cả về số lượng và chất lượng.
Các hình thức huy động chủ yếu được áp dụng tại NHNo&PTNT Quận Hai Bà Trưng trong thời gian qua bao gồm: Nhận tiền gửi tiết kiệm, Nhận tiền gửi của các tổ chức kinh tế và phát hành giấy tờ có giá.
Bảng 3: Cơ cấu nguồn vốn huy động
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Số Tiền
%
Số Tiền
%
Số Tiền
%
1. Tiền gửi tiết kiệm
295.436
60,28
361.500
58,27
375.210
51,36
2. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế,cá nhân
98.801
20,16
147.994
23,86
230.285
31,52
3. Phát hành giấy tờ có giá
95.875
19,56
110.878
17,87
125.000
17,12
Tổng cộng
490.112
100
620.372
100
730.495
100
(Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2005, 2006, 2007 của chi nhánh NHNo&PTNTQuận Hai Bà Trưng )
Qua biểu trên cho thấy cơ cấu nguồn vốn huy động của NHNo&PTNT Quận Hai Bà Trưng bao gồm: Tiền gửi tiết kiệm; tiền gửi của các tổ chức kinh tế, cá nhân; phát hành giấy tờ có giá. Trong đó tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động. Đây là nguồn vốn có tính ổn định cao tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong quá trình sử dụng. Tiền gửi của tổ chức kinh tế cá nhân luôn chiếm một vị trí quan trọng trong tổng nguồn vốn huy động. Vì đây là nguồn vốn huy động có chi phí rất thấp nhất, tạo điều kiện cho ngân hàng tăng sức cạnh tranh trên thị trường, tăng được tỷ trọng nguồn này nghĩa là ngân hàng đã thắng trong kinh doanh không chỉ trong hoạt động tín dụng mà còn trong công tác dịch vụ ngân hàng.
Nguồn vốn từ phát hành giấy tờ có giá của NHNo&PTNT Quận Hai Bà Trưng chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong các nguồn vốn trên. Mặc dù đây là nguồn vốn có chi phí huy động cao hơn các nguồn vốn khác nhưng nó cũng chính là nguồn vốn mà ngân hàng có thể chủ động huy động cả về số lượng, lãi suất và thời điểm huy động. Ngân hàng có thể sử dụng nguồn vốn này cho đầu tư trung dài hạn một lĩnh vực đang mở ra rất nhiều tiềm năng cho ngân hàng.
2/ Công tác sử dụng vốn tại ngân hàng NNo & PTNT Hai Bà Trưng.
Huy động vốn và sử dụng vốn là 2 mặt của quá trình hoạt động tín dụng. Một NH hoạt động có hiệu quả là phải giải quyết tốt được 2 mặt này. Chúng ta đều biết rằng mục đích hoạt động chủ yếu của NH là “đi vay để cho vay”, điều này có nghĩa là NH sẽ huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau và đem kinh doanh số vốn đó nhằm thu lợi nhuận. Chính vì vậy ta có thể nói rằng để sử dụng vốn là khâu mấu chốt quyết định hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.
Trong bối cảnh có sự cạnh tranh quyết liệt trên thị trường tiền tệ như hiện nay, để có thể đứng vững và phát triển được thì các NHTM VN nói chung và NHNo&PTNT HN nói riêng buộc phải xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh hợp lý. Dựa trên cơ sở nguồn vốn huy động được, NHNo&PTNT Hai Bà Trưng sẽ phải tiến hành nghiên cứu đánh giá sao cho công việc sử dụng vốn đạt hiệu quả cao nhất vì đây là khâu tiếp nối của quá trình tạo vốn và là khâu cuối cùng quyết định sự thành bại của NH trên thương trường.
Như đã trình bày ở trên, xuất phát từ những lợi thế mà nhiều NHNo&PTNT khác trong hệ thống không có được đó là đóng trên một địa bàn có mật độ dân số cao với hàng loạt các doanh nghiệp lớn nhỏ kinh doanh trên mọi lĩnh vực nên công tác huy động vốn của NHNo&PTNT Hai Bà Trưng là khá thuận lợi. Còn trong hoạt động sử dụng vốn, ngoài việc ngân hàng thực hiện việc cho vay ra đối với nền kinh tế thì vốn của NH còn tham gia vào hoạt động điều chuyển vốn trong hệ thống NHNo&PTN Hai Bà Trưng với một khối lượng khá lớn. Để có thể hiểu rõ hơn về hoạt động sử dụng vốn ta sẽ lần lượt phân tích diễn biến tình hình dư nợ của NHNo&PTNH Hai Bà Trưng trên nhiều bình diện.
Bảng 4. Dư nợ theo thành phần kinh tế
Đơn vị: Triệu VND
Thời gian
Khoản mục
31/12/2005
31/12/2006
31/12/2007
Số tiền
Tỷ lệ%
`
Tỷ lệ%
Số tiền
Tỷ lệ%
1. Cho vay DNNN
240.934
84,5
295.080
73,3
435.244
83,5
2. Cho vay DNNQD
15.112
5,3
19.323
4,8
45.349
8,7
3. Cho vay hộ sản xuất
7.413
2,6
5.636
1,4
13.552
2,6
4. Cho vay khác
21.668
7,6
82.526
20,5
27.105
5,2
Tổng dư nợ
285.128
100
402.546
100
521.250
100
Biến động tăng giảm
117.418
41.18
118.704
29.5
(Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2005, 2006, 2007 của chi nhánh NHNo&PTNTQuận Hai Bà Trưng )
Nhìn vào bảng trên ta thấy tổng dư nợ của NHNo&PTNT Hai Bà Trưng có mức tăng trưởng ổn định và khá cao trong những năm qua. Nếu như trong năm 2005 doanh số cho vay chỉ đạt 285.128 triệu đồng thì sang năm 2006 con số này đã có bước nhảy vọt, đạt 402.546 triệu đồng, tăng 56,9%. Đến năm 2007 mức tăng trưởng dư nợ tuy có giảm so với năm 2006 chỉ đạt 29,5%, về số tuyệt đối đạt 521.250 triệu đồng song cũng vào hàng cao nhất trong số các NH đóng trên địa bàn. Sở dĩ ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hai Bà Trưng đã có những bước tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm qua là do trong những năm qua chính phủ đang có chính sách đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế. Để đạt được mục đích tăng trưởng kinh tế, chính phủ đã có những chính sách rất ưu đãi để tạo điều kiện thuận lợi để để đầu tư có thể mở rộng sản xuất tăng thu nhập quốc dân. Chính vì vậy mà nhu cầu vay vốn để phục vụ cho quá trình mở rộng sản xuât của các doanh nghiệp đã tăng lên nhanh chóng. Ngân hàng nhà nước cũng tạo điều kiện tối đa cho các ngân hàng thành viên có thế mở rộng tín dụng. Chính vì các nguyên nhân trên mà trong ba năm qua hệ thống ngân hàng nói chung cũng như ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hai Bà Trương có những bước tăng trưởng mạnh mẽ trong hoạt động tín dụng. Trong giai đoạn 2005 – 2007 hệ thống NHTM VN nói chung, NHNo&PTNT Hai Bà Trưng nói riêng đã có những phương pháp mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng khác nhau nhằm tăng số lượng khách hàng. Nhờ các biện pháp hiệu quả và kịp thời mà trong giai đoạn này ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hai Bà Trưng đã thu hút được một lượng lớn khách hàng đến vay vốn, chủ yếu là các doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư mới về nhà xưởng, trang thiết bị công nghệ nhằm mở rộng sản xuất. Ta có thể thấy rõ điều này qua bảng sau:
Bảng 5. Dư nợ theo mục đích
Đơn vị: Triệu VND
Thời gian
Khoản mục
31/12/2005
31/12/2006
31/12/2007
Số tiền
Tỷ lệ %
Số tiền
Tỷ lệ %
Số tiền
Tỷ lệ %
1.Cho vay để sản xuất
274.293
96,2
393.689
97,8
494.145
94,8
Biến động tăng giảm
+119.396
+43.53
+100.456
+25.5
2.Cho vay để tiêu dùng
10.835
3,8
8.856
2,2
27.105
5,2
Biến động tăng giảm
-1.978
-18,3
+18.249
+206.1
Tổng dư nợ
285.128
100
402.546
100
521.250
100
(Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2005, 2006, 2007 của chi nhánh NHNo&PTNTQuận Hai Bà Trưng )
Như vậy dư nợ cho vay để sản xuất năm 2006 tăng 43,53% so với năm 2005 tương đương với 119.396 triệu đồng và đã đưa tổng dư nợ đạt 402.546 triệu đồng tăng 41.18% mặc dù nhu cầu vay tiêu dùng giảm. Sang năm 2007 cùng với TP HCM, TP Hà Nội thực hiện chính sách kích cầu tiêu dùng, kết quả là dư nợ cho vay tiêu dùng tăng 206.1% song vẫn chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ (5,2%). Còn dư nợ cho vay sản xuất tuy có chậm lại song vẫn tăng hơn năm 2006 là 25.5%. Chính vì vậy tổng dư nợ cũng tăng 29,5% về con số tuyệt đối đạt 521.250 triệu đồng.
Xét về cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế ta thấy dư nợ cho vay doanh nghiệp quốc doanh luôn chiếm tỷ trọng lớn (năm 2005 chiếm 94,1%, năm 2006 chiếm 93,8%, năm 2007 chiếm 90,6%) và có sự tăng trưởng ổn định. Điều này cho thấy chủ trương của ngân hàng trong chính sách tín dụng đó là ưu tiên khách hàng là những doanh nghiệp quốc doanh lớn, có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển của nền kinh tế. Đây hầu hết là những doanh nghiệp có sự hỗ trợ của nhà nước nên làm ăn có hiệu quả chính vì vậy việc cho vay sẽ gặp ít rủi ro hơn. Hơn nữa do các doanh nghiệp quốc doanh có nhu cầu về vốn tín dụng cao nên thu hút sự quan tâm của ngân hàng hơn. Đây chính là những khách hàng đem lại nguồn lợi nhuận rất lớn và ổn định cho ngân hàng.
Bảng 6.Dư nợ theo khu vực kinh tế
Đơn vị: Triệu VND
Thời gian
Khoản mục
31/12/2005
31/12/2006
31/12/2007
Số tiền
Tỷ lệ %
Số tiền
Tỷ lệ %
Số tiền
Tỷ lệ %
1.Cho vay khu vực quốc doanh
240.934
94,1
295.080
93,8
435.244
90,6
Biến động tăng giảm
+54.146
+22,5
+140.164
+47,5
2.Cho vay khu vực ngoài quốc doanh
15.112
5,9
19.323
6,2
45.349
9,4
Biến động tăng giảm
+4211
+28
+26.026
+134,7
Tổng dư nợ
256.046
100
314.403
100
480.593
100
(Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2005, 2006, 2007 của chi nhánh NHNo&PTNTQuận Hai Bà Trưng )
Đối với khu vực ngoài quốc doanh, do công việc kinh doanh luôn gặp rủi ro lớn mà không có sự bảo trợ của nhà nước nên NH thực hiện quản lý việc cho vay chặt chẽ hơn. Điều này lý giải tại sao dư nợ cho vay ngoài quốc doanh luôn chiếm một tỷ trọng khiêm tốn trong cơ cấu tổng dư nợ. Tuy nhiên điều này không có ý nghĩa là Ngân hàng không quan tâm đến việc cho các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh vay. Dư nợ cho vay ngoài quốc doanh hàng năm vẫn tăng trưởng cao đặc biệt là năm 2007 tỷ lệ tăng trưởng trong khu vực ngoài quốc doanh đã tăng trưởng gấp đôi (28% năm 2006 và 134,7% năm 2007). Điều này cũng lý giải một phần cho việc doanh số cho vay khu vực quốc doanh năm 2006 và 2007 tăng khá (22,5% năm 2006 và 47,5% năm 2007) nhưng lại giảm về tỷ trọng so với năm 2005. Sở dĩ có hiện tượng như trên là vì trrong những năm gần đây chính phủ và nhà nước đã có chủ trương phát triển các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vừa và nhỏ, các doanh nghiệp này được nhà nước có những chính sách ưu đãi để phát triển nên các doanh nghiệp này có nhu cầu vay vốn tăng mạnh. Đồng thời đối với những thành phần kinh tế này Ngân hàng đã chú trọng đầu tư theo món, cán bộ tín dụng đã tiếp cận kịp thời nắm bắt tình hình tài chính và kinh doanh của các doanh nghiệp đó và mạnh dạn đầu tư, cung ứng vốn góp phần đưa dư nợ ở khu vực này tăng lên qua các năm. Dư nợ cho vay hộ sản xuất và cho vay khác hàng năm cũng có mức tăng trưởng khá. Điều này thể hiện Ngân hàng luôn chú trọng đa dạng hoá nội dung cho vay nhằm khai thác triệt để nguồn vốn huy động được để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Như vậy, để có thể khái quát được tình hình sử dụng vốn của NHNo & PTNT Hai Bà Trưng, ta có bảng sau đây:
Bảng 7. Cơ cấu nguồn vốn tín dụng theo kỳ hạn
Đơn vị : Triệu VNĐ
Thời gian
Khoản mục
31/ 12/ 2005
31/ 12/ 2006
31/ 12/ 2007
Số tiền
Tỷ lệ %
Số tiền
Tỷ lệ %
Số tiền
Tỷ lệ %
Cho vay ngắn hạn
Biến động tăng giảm
242073
84,9
295.066
+52.993
73,3
+21,89
386.246
+91.180
74,1
+30,9
Cho vay trung - dài hạn
Biến động tăng giảm
43.054
15,1
107.480
+64.426
26,7
+149,6
135.004
+27.524
25,9
+25.6
Tổng dư nợ
285.128
100
402.546
100
521.250
100
(Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2005, 2006, 2007 của chi nhánh NHNo&PTNTQuận Hai Bà Trưng )
Như vậy, qua các số liệu ở bảng trên, ta có thể nhìn thấy một cách tổng thể về tổng dư nợ của NHNo & PTNT Hai Bà Trưng trong các năm 2005 - 2006 - 2007. Dư nợ ngắn hạn có sự tăng trưởng khá cao qua các năm. Năm 2006, dư nợ tín dụng ngắn hạn tăng 21,89% so với năm 2005 và năm 2007 tăng 30,9%. Trong những năm này, dư nợ tín dụng ngắn hạn chiếm phần lớn trong tổng dư nợ, song dư nợ tín dụng trung và dài hạn cũng có mức tăng trưởng cao, nhất là trong năm 2006 đã tăng 149,6% và tăng dần tỷ trọng trong cơ cấu dư nợ. Điều này chứng tỏ ngân hàng đã chú trọng đến việc hỗ trợ các doanh nghiệp cần một lượng vốn lớn trong thời gian dài để phục vụ cho những dự án lớn. Đây cũng là một chiến lược nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường tiền tệ tín dụng.
Ngoài ra, NHNo & PTNT Hai Bà Trưng còn tham gia bảo lãnh cho các dự án vay vốn nước ngoài. Không chỉ dừng lại ở việc bảo lãnh cho các dự án vay vốn thuộc các ngành kinh tế trọng điểm như công nghiệp … mà còn mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác như sản xuất, gia công hàng xuất khẩu … tuy nhiên mức độ vẫn còn khá khiêm tốn.
Bảng 8. Hoạt động bảo lãnh
Đơn vị : Triệu VNĐ
Thời gian
Khoản mục
31/ 12/ 2005
31/ 12/ 2006
31/ 12/ 2007
Hoạt động bảo lãnh
7.170
9.070
8.359
Nguồn: NHNo & PTNT Hai Bà Trưng
* Tình hình thu nợ
Hoạt động tín dụng mang lại lợi nhuận cao nhất, song cũng tiềm ẩn những rủi ro cao, đặc biệt là trong hệ thống NHNo & PTNT. Đối với NHNo & PTNT Hai Bà Trưng, do có đặc thù là cho vay vốn đối với mọi thành phần kinh tế nên việc thu nợ chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố cả về chủ quan từ phía người xin vay lẫn khách quan do ngoại cảnh tác động. Bởi vậy, việc đôn đốc thu nợ được ngân hàng thực hiện thường xuyên song vẫn xảy ra tình trạng nợ quá hạn nhất là trong những năm gân đây tình hình nợ xấu đang trở thành một vấn đề gây nhức nhối đối với không chỉ các ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn mà nó đã trở thành vấn đề nan giải với toàn bộ ngành ngân hang. Đây là vấn đề làm đau đầu toàn thể cán bộ công nhân viên của ngân hàng bởi vì khi có nợ quá hạn xảy ra là đồng nghĩa với việc chất lượng tín dụng của ngân hàng giảm sút. Điều này sẽ đe dọa trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của chính bản thân ngân hàng vì vốn của ngân hàng là vốn “đi vay để cho vay”.
Bảng 9. Tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng dư nợ
Đơn vị : Triệu VNĐ
Thời gian
Khoản mục
31/ 12/ 2005
31/ 12/ 2006
31/ 12/ 2007
Tổng dư nợ
Nợ quá hạn
Tỷ trọng (%)
285.128
9.125
3,2
402.546
18.115
4,5
521.250
14.595
2,8
(Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2005, 2006, 2007 của chi nhánh NHNo&PTNTQuận Hai Bà Trưng )
Năm 2005 với con số tuyệt đối nợ quá hạn là 9.125 triệu đồng, chiếm 3,2% trong tổng dư nợ. Xét về tỷ lệ thì mức nợ quá hạn là bình thường. Năm 2006, nợ quá hạn đã trở thành một vấn đề lớn của toàn bộ ngành ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng tăng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hai Bà Trưng cũng tăng lên 18.115 triệu đồng chiếm 4.5% trong tổng dư nợ và sang năm 2007, do ngân hàng đã chú trọng đến công tác hạn chế tỷ lệ nợ quá hạn nên tỷ lệ này đã giam xuống còn 2,2 %. Để có thể hiểu rõ hơn, ta sẽ xem xét tỷ lệ nợ quá hạn trên bình diện sau:
Bảng 10. Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế
Đơn vị : Triệu VNĐ
Chỉ tiêu
Khoản mục
31/ 12/ 2005
31/ 12/ 2006
31/ 12/ 2007
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Tổng dư NQH
KTQD
KTNQD
Hộ SX và cá thể
NQH khác
9.125
3.112
3686
1.652
675
100
34,1
40,4
18,1
7,4
18.115
8.315
5.887
3.170
743
100
45,9
32,5
17,5
4,1
14.595
6.349
4.452
3.448
306
100
43,5
30,5
23,9
2,1
(Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2005, 2006, 2007 của chi nhánh NHNo&PTNTQuận Hai Bà Trưng )
Như vậy, qua bảng trên, ta thấy khu vực kinh tế quốc doanh luôn có tỷ lệ nợ quá hạn là lớn nhất, đặc biệt là trong hai năm gần đây. Nguyên nhân chính là do nhiều doanh nghiệp nhà nước không theo kịp sự đổi mới của nền kinh tế …nên dẫn đến phát sinh nợ quá hạn.
Tuy nhiên, trong bối cảnh chung hiện nay thì rõ ràng rằng tỷ lệ nợ quá hạn của NHNo & PTNT Hai Bà Trưng thuộc vào hàng thấp nhất trong số các ngân hàng đóng trên địa bàn Hà Nội và thấp hơn nhiều so với tỷ lệ do NHNN quy định là 5%. Điều này chứng tỏ rằng công tác thu nợ luôn được đặt lên hàng đầu.
* Tình hình trích lập dự phòng rủi ro
Bảng 11: Trích lập dự phòng rủi ro
Đơn vị : Triệu VNĐ
Chỉ tiêu
31/ 12/ 2005
31/ 12/ 2006
31/ 12/ 2007
Tổng dư nợ
Số tiền trích lập dự phòng
Tỷ lệ trích lập/ dư nợ
285.128
1.426
0,5%
402.546
5.636
1,4%
521.250
9.382
1,8%
(Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2005, 2006, 2007 của chi nhánh NHNo&PTNTQuận Hai Bà Trưng )
Ta thấy tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tăng qua các năm, cụ thể năm 2005 tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro là 0,5%, năm 2006 là 1,4%, năm 2007 là 1,8%. Trong các năm qua do mức dư nợ của ngân hàng tăng đều cho các năm, đồng thời ngân hàng cũng thay đổi cách tính dự phòng rủi ro theo quy định mới (Quy định 493-NHNN) nên tỷ lệ trích dự phòng tăng lên. Qua đó ta thấy chi nhánh đã thực hiện nghiêm túc việc trích lập dự phòng rủi ro theo quy định của NHNN cũng như quy định của NHNo & PTNT Việt Nam.
* Hiệu suất sử dụng vốn của ngân hàng
Bảng 11: Hiệu suất sử dụng vốn của ngân hàng
Đơn vị : Triệu VNĐ
Chỉ tiêu
31/ 12/ 2005
31/ 12/ 2006
31/ 12/ 2007
Dư nợ tín dụng
Tổng vốn huy động
Hiệu suất sử dụng vốn
285.128
490.112
58,18%
402.546
620.372
64,89%
521.250
730.495
7,361%
(Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2005, 2006, 2007 của chi nhánh &PTNTQuận Hai Bà Trưng )
Qua bảng số liệu ta thấy: Hiệu suất sử dụng vốn của ngân hàng NNo & PTNT Hai Bà Trưng hàng năm tăng liên tục qua các năm đồng thời tỷ lệ này tương đối cao. Điều này cho thấy ngân hàng đã sử dụng vốn có hiệu quả hơn.
* Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng
Bảng 11: Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng
Đơn vị : Triệu VNĐ
Chỉ tiêu
31/ 12/ 2005
31/ 12/ 2006
31/ 12/ 2007
Lợi nhuận hoạt động tín dụng
Dư nợ bình quân
Hiệu suất sử dụng vốn
4.277
285.112
1.5%
10.466
402.546
2.6%
17.201
521.250
3.3%
(Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2005, 2006, 2007 của chi nhánh &PTNTQuận Hai Bà Trưng )
Qua bảng số liệu trên ta thấy hiệu quả hoạt động tín dụng cuả chi nhanh liên tục tăng trong các nagm qua. Năm 2005 là 4.277 triệu đồng, năm 2006 là 10.466 triệu đồng đặc biệt trong năm 2007 đã lên tới 17.201 triệu đồng. Sở dĩ ngân hàng đạt được những kết quả lớn như vậy là do trong năm qua ngân hàng đã đẩy mạnh hoạt động tín dụng, đồng thời do nền kinh tế nước ta trong những năm qua đã có những bước tăng trưởng mạnh mẽ. Đây là một sự cố gắng rất lớn của ngân hàng.
3/ Nhận xét khái quát về hoạt động tín dụng của NHNo & PTNT Hai Bà Trưng
3.1 Những kết quả đạt được trong hoạt động tín dụng của NHNo & PTNT Hai Bà Trưng
3.1.1 Những kết quả đạt được
Trong điều kiện nước ta hiện nay đang từng bước hòa nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, Nhà nước đã và đang có những đổi mới trong cơ chế quản lý kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ tín dụng. Tận dụng những thuận lợi đó, NHNo & PTNT Hai Bà Trưng đã có những định hướng chiến lược kinh doanh đúng đắn, phù hợp với chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như hưởng ứng những đòi hỏi tất yếu trong quá trình hội nhập. Trên cơ sở đó, ngân hàng đã tập trung đầu tư vào phát triển kinh tế nhiều thành phần, mở rộng thị trường huy động vốn và cho vay với một đội ngũ cán bộ có năng lực, nhiệt tình trong công tác. Trong những năm qua, NHNo & PTNT Hai Bà Trưng đã đạt được những kết quả sau:
* Công tác huy động vốn
Nguồn vốn huy động qua các năm tăng trưởng cao, cơ cấu nguồn vốn được cải thiện, tạo ra một lượng vốn ổn định cho ngân hàng. Điều này chứng tỏ ngân hàng đang dần từng bước thu hút được khách hàng. Đây là một thành công lớn và ngân hàng cần phải phát huy triệt để. Điều này chính là tiền đề để mở rộng cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng phát triển.
* Công tác cho vay
- Luôn chú trọng kết hợp yếu tố phát triển kinh tế với bảo toàn vốn, tôn trọng pháp luật và có lợi nhuận. Trong thời gian qua, ngân hàng đã đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn ngắn, trung và dài hạn của mọi thành phần kinh tế để mở rộng sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Điều này thể hiện ở mức độ tăng trưởng của tổng dư nợ hàng năm.
- Với chức năng là đòn bẩy kinh tế, hoạt động tín dụng của ngân hàng đã giúp cho các doanh nghiệp khai thác mọi tiềm năng lao động, tạo thêm công ăn việc làm, tăng nhiều sản phẩm có chất lượng cao cho xã hội.
- Ngân hàng đã tổ chức được một mạng lưới rộng khắp, phong cách giao dịch thích ứng với cơ chế thị trường, thu hút lượng lớn khách hàng, tạo lập uy tín của mình trên thị trường.
- Với phương châm vừa cho vay trực tiếp, vừa cho vay thông qua nhóm tín dụng, ngân hàng đã góp phần làm cho các nguồn vốn luân chuyển nhanh, đáp ứng được mọi yêu cầu đặt ra của nền kinh tế trong quá trình hội nhập.
* Công tác thu nợ
Đây là hoạt động quan trọng quyết định sự tồn tại của ngân hàng. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác này, cán bộ tín dụng của NHNo & PTNT Hai Bà Trưng đã rất tích cực trong việc đôn đốc thu hồi nợ. Kết quả cho thấy:
- Năm 2005: Doanh số thu nợ đạt 96,8% so với doanh số cho vay
- Năm 2006: Doanh số thu nợ đạt 95,5% so với doanh số cho vay
- Năm 2007: Doanh số thu nợ đạt 97,2% so với doanh số cho vay
3.1.2 Nguyên nhân của kết quả đạt được
* Nguyên nhân khách quan
Nhà nước và ngành ngân hàng đã ban hành một hệ thống văn bản pháp lý khá đồng bộ và hoàn chỉnh, đặc biệt NHNo & PTNT Việt Nam đã ban hành những quy định rất cụ thể và chi tiết về công tác đào tạo cán bộ, tiền lương và các văn bản về nghiệp vụ tín dụng, công tác hạch toán kế toán … nhằm mục đích tạo thuận lợi để mở rộng các hoạt động kinh doanh và nâng cao trách nhiệm trong đầu tư vốn của các NHTM trong hệ thống, đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 10069.doc